Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đề cương đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.8 KB, 30 trang )

câu 1: Vì sao nói sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam trong
nửa đầu thế kỉ 20 của Nguyễn Ái Quốc là một tất yếu lịch sử?
Sự lựa chon con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ
20 của Nguyễn Ái Quốc là một tất yếu lịch sư bởi vì :
1.1,Thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đẩy
cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng về đường lối, phương pháp và giai cấp
lanh đạo Việt Nam. Do vậy muốn giải phóng được dân tộc Việt Nam thì phải có một
đường lối cách mạng đúng đắn và phù hợp phải lấy hệ tư tưỏng của chủ nghĩa Mác Lê nin làm nền tảng, lấy giai cấp công - nông - binh làm lòng cốt của lực lưọng cách
mạng, ó như vậy thì cách mạng Việt Nam mới có thể thành công.

1.2). Nguyễn Ai Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản là một tất yếu lịch sử.
- Sau những thất bại liên tiếp của các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, người thanh niên yêu nước trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành đã rất trăn trở về
con đường cứu nước để giải phóng dân tộc. Ngày 5/6/1911 chàng trai trẻ Nguyên Tất
Thành với tên là Nguyễn Văn Ba, đã quyết chí ra đi tìm con đường cứu nước mới để
giải phóng dân tộc, Người đã không đi sang Phuơng Đông như con đường của các sĩ
phu yêu nước trước đó, mà người quyết định đi sang phương Tây để tìm con đường
cứu nước mới giải phóng dân tộc. Sở dĩ Người quyết định đi sang phương Tây là bởi
vì như sau này người nói lại: "muốn đánh đuổi kẻ thù thì phải hiểu biết được kẻ thù
đó" và người cũng muốn tìm hiểu xem cái khẩu hiệu tự do bình đẳng, bắc ái kia ở
nước Pháp nó được thực hiện như thế nào?
- Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu kĩ các cuộc cách
mạng điển hình trên thế giới, như : các mạng tư sản Mỹ năm 1776, cách mạng Pháp
năm 1789, Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người
của hai cuộc cách mạng này. Nhưng cũng nhận thấy rõ nhứng hạn chế của hai cuộc
cách mạng này là chưa triệt để, vì nhân dân lao động vẫn đói khổ. Từ đó Nguyễn Ái
Quốc khẳnh định con đường cách mạng tư sản không thể mang lại độc lập hạnh phúc
thực sự cho nhân dân các nước nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng.


- Cuối năm 1917 Cách mạng xã hội chủ nghĩa thang 10 - Nga bùng nổ, Nguyễn Ái


Quốc đã đặc biệt quan tâm và tìm hiểu cuộc cách mạng này, Người đã rút ra kết luận:
"Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công, và thành công đến
nới, nghĩa là dân chúng được hưởng cái tự do hạnh phúc, bình đẳng thật".
- Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã được đọc sơ thảo lần thư nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin, bản luận cương này đã đáp ứng đúng
nguyện vọng tha thiết mà Nguyễn Ái Quốc đang ấp ủ: Độc lập cho Tổ quốc, tự do
cho đồng bào. Tháng 12/1920, Nguyễn Quốc đã tham dự Đại hội của Đảng Xã Hội
Pháp họp ở Tua. Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia
sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định
trong sự nghiệp hoạt động Cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, Người đã chuyển từ lập
trường của chủ nghĩa yêu nước sang lập trường của chủ nghĩa cộng sản. Mở đường
giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Bằng trí tuệ và hoạt động cách mạng thiên tài của mình, Nguyễn Ái Quốc đã đáp
ứng kịp thời yêu cầu bức thiết của lịch sử, khắc phục được những hạn chế của các sĩ
phu yêu nước trước đó. Nguyễn Ái Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lê nin và lựa chon con đường cách mạng vô sản...Người nói: "Muốn
cứu nước và giả phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản".
- Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu ( Trung Quôc), tại đấy người
đã hoạt động tích cực để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin về nước, đào tại cán bộ
cho cách mạng Việt Nam, chuẩn bị về mặt tổ chức cho việc thành lập Đảng.
- Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì triệu tập Hội nghị
thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, với sự ra đời của Đảng mà nền tảng tư tưởng là
chủ nghĩa Mác lên nin, từ đây cách mạng Việt Nam đã chấm dứt được sự khủng
hoảng về đường lối, phương pháp giai cấp lãnh đạo cách mạng, làm chó cách mạng
Việt Nam phát triển đúng hưóng.

→ Như vậy con đường cách mạng vô sản, cùng với sự lạnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam mà đứng đầu là lãnh tụ Nguyến Ai Quốc - Hồ Chí Minh, cách mạnh Việt
Nam đã có nhứng bước phát triển vượt bậc, đi tư thắng lợi này đến thắng lợi khác,

mà tiêu biểu là tháng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 - 1945, lập ra nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà ( 2/9/1945). Như vậy sụ lựa chọn cin đường cách mạng vô sản
của Nguyễn Ái Quốc trong những năm đầu của thế kỷ XX để đưa tới thắng lợi cho
cách mạng Việt Nam là một tất yếu lịch sử.
Câu 2: Vì sao nói: Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (3.2.1930) chấm dứt
thời kì khủng hoảng của cách mạng Việt Nam?
Nói sự ra đời của Đảng công sản Việt Nam ( 3/2/1930) đã chấm dứt thời kỳ khủng
hoảng của cách mạng Việt Nam. Bởi vì:


2.1). Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư
sản Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỉ XX.
- Suốt những năm từ cuối thế kỷ XIX cho đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX các
phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản ở Việt Nam
đã diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu là các phong trào như:
+ Phomh trào Cần Vương ( 1885 - 1896), của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
+ Phong trào Khởi nghĩa nông dân Yên Thế - Bắc Giang ( 1884 - 1913) của Hoàng
Hoa Thám.
+ Phong trào Đông Du ( 1906 - 1908) do Phan Bội Châu lãnh đạo.
+ Đông Kinh Nghĩa Thục ( 1907), phong trào Duy Tân ( 1906 - 1908) của Phan Chu
Trinh.
+ Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu năm 1923.
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các tầng lớp tiểu tư
sản thành thị trong những năm ( 1925 -1926).
+ Tiêu biểu nhất là sự ra đời của Việt Nam quốc dân Đảng ( 25/12/1927) và cuộc
khởi nghĩa Yên Bái ( 9/2/1930).
- Tất cả nhứng phong trào yêu nước nói trên diễn ra tư cuối thế kỉ thứ XIX cho
nhứng năm 20 của thế kỷ XX đã đều lần lượt thật bại. Tất cả các phong trào yêu
nước nói trên thất bại là do không đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử,
không có một đường lối chính trị rõ ràng đúng đắn, không có phương pháp đấu tranh

cách mạng phù hợp cho nên đã không đáp ứng được yêu cầu giải phóng dân tộc của
cách mạng Việt Nam. Sự thất bại của các phong trào yêu nước nói trên đã đưa cách
mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách
mạng.
2.2). Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930) đã chấm dứt sự khủng
hoảng của cách mạng Việt Nam.
- Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm được cứu nước và Người đã lựa chọn
được đúng đắn con đường cách mạng giải phóng cho dân tộc Việt Nam, đó là con
đường cách mạng vô sản. Trong suốt những năm 20 của thế kỷ XX Nguyễn Ái Quốc
đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lên nin về nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính
trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng, nhờ đó mà phong trào yêu nước theo khuynh
hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Cuối những năm 20 của thế kỷ XX ở
Việt Nam đã ra đời ba tổ chức công sản, nhưng thực tiễn phong trào cách mạng Việt
Nam yêu cầu lúc này là phải có một Đảng cộng sản lãnh đạo duy nhất mới phù hợp.


- Trước tình hình đó QTCS đã gửi thư cho nhứng người cộng sản ở Đông Dương,
kêu gọi thành lập một Đảng cộng sản duy nhất để đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
Được sự uỷ quyền của QTCS, Nguyễn Ái Quốc đã từ Thái Lan sang Hương Cảng
( Trung Quốc) triệu tập đại biểu của các tổ chức cộng sản để tiến hành hợp nhất
thành một Đảng duy nhất là, đưa tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
( 3/2/1930).

- Ngày 3/2/1930, Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã thảo luận và thống
nhất thông qua: Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tắt và Chương trình tóm tắt của
Đảng, những văn kiện này đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta
( Cương lĩnh Hồ Chí Minh).
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đúng đắn của riêng mình,
đã làm cho cách mạng Việt Nam phát triển theo đúng hướng, trở thành một bộ phận
khăng khít của cách mạng thế giới. Làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát

triển nhanh chóng từ tự phát sang tự giác, từ đây giai cấp công nhân Việt Nam có bó
đuốc soi đường để đi tới, có kim chỉ nam để hành động đúng hướng. Tạo đà quan
trọng cho những bước phát triển vượt bậc của cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau,
mà tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945, lập ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà ( 2/9/1945).
- Sau suốt một thời gian dài kể từ cuối thế kỷ XIX cho đến đầu năm 1930 của thế kỷ
XX, lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam đã lần lựơt trải nghiệm qua nhiều các
cương lĩnh cứu nước khác nhau, cuối cùng chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam với
cương lĩnh chính trị đúng đắn của riêng mình là đủ khả năng giương cao ngọn cờ
cách mạng giải phóng dân tộc lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến lên. Đảng đã
giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, từng bước giành thắng lợi trong cuộc cách mạng chống
đế quốc và chống phong kiến.

- Như vậy, Đảng cộng sản Việt nam ra đời ( 3/2/1930) với cương lĩnh chính tri đầu
tiên của mình lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nền tảng tư tưởng để hoạt động,
Cương lĩnh chính tri đầu tiên của Đảng đã vạch ra đường lối chính trị đúng đắn, con
đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản, có phưong pháp đấu
tranh cách mạng phù hợp và giai cấp công nhân là lòng cốt lãnh đạo cách mạng.
Đảng công sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong phong trào
cách mạng Việt Nam, chấm dứt vĩnh viễn sự khủng hoảng về đường lối, phuơng
pháp và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam keo dài suốt từ cuối thế kỷ XIX cho
đến đầu năm 1930, đồng thời nó cũng cho thấy rằng giai cấp vô sản Việt Nam đã
trưởng thành và lớn mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Câu 3: Trình bày và so sánh nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng và Luận cương tháng Mười năm 1930?


3.2). So sánh nội dung cơ bản của hai bản Luận cương chính trị tháng 2/1930 của
Nguyễn Ái Quốc và Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Trần Phú.

a). Giống nhau.
- Cả hai bản cương lĩnh này đều ra đời trong bối cảnh Đảng vừa được thành lập,
phong trào đấu tranh cách mạng đang diến ra vô cùng mạng mẽ. Tư tưởng bao trùm
của cải hai bản Cương lĩnh này là quán triệt định hướng độc lập dân tốc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
+Xác định tính chất của cm vn la:cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xhcn.
Đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tieeps nhau, không có bức tường nào ngăn cách.
+ Cả hai Bản Luận cương đều đưa ra phương hướng chiến lược của cách mạng Việt
Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến lên chủ nghĩa
xã hội.
+ Đều khẳng định lực lưọng lòng cốt của cách mạng và lãnh đạo cách mạng là vô sản
giai cấp. Đảng là đội tiên phong của cách mạng. lấy chủ nghĩa M-lê làm nền tảng.
+ Về quan hệ cách mạng: Cả hai bản cương lĩnh đều khẳng định cách mạng là một
bộ phận quan trọng của cách mạng thế giới, phải có sự liên lạc mật thiết với giai cấp
vô sản thế giới (đặc biệt là giai cấp vô sản pháp).
b). Khác nhau.
Tiêu chí
kẻ thù

nhiệm vụ

Phương hướng

mục tiêu

Cương lĩnh t2

luận cương t10

Đánh đổ đế quốc + tay sai, Đánh đổ phong kiến, đế

phong kiến tư sản.
quốc.
nhiệm vụ dân tộc là nhiệm
vụ hàng đầu.

nhiệm vụ đân tộc và dân
chủ được tiến hành cùng
lúc.

Tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách
mạng.

Lúc đầu làm cm tư sản dân
quyền có tính chất thổ địa
và phản đế.

Làm cho vnam hoàn toàn
độc lập; ndân tự do dân
chủ bình đẳng, tịch thu
ruộng đất of đế quốc chia

Làm cho đông dương hoàn
toan độc lập, giải quyết 2
mâu thuẫn cơ bản: mthuẫn
dân tộc và mau thuẫn giai


lực lượng cách mạng


cho dân cày nghèo.

cấp.

Là giai cấp công nhân,
nông dân; bên cạnh đó
phải liên minh đoàn kết
với tiểu tư sản, lợi dụng
hoặc trung lập phú nông,
trung tiểu địa chủ.

Là công nhân+nông dân ;
chưa phát huy được khối
đại đoàn kết dan tộc của
tts, ts.

- Nguyên nhân chủ yếu của những mặt khác nhau này là:
+ Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Trần Phú đã chưa tìm ra và nắm vững
những đặc điểm của xã hội thuộc địa - nửa phong kiên ở Việt Nam lúc này.
+ Do nhân thức giáo điều, máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp
trong cách mạng thuộc địa. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng "tả" của
Quốc tế cộng sản và một số Đảng cộng sản trong giai đoạn này.
Câu 4: Hãy chứng minh rằng quá trình chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam
của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 mang tính năng động, sáng
tạo, nhanh chóng và kịp thời?
4.1) Giai đoạn từ 1930 -1935.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam suốt từ cuối thế kỷ XIX cho đến
đầu năm 1930 của thế kỷ XX, đã cho thấy sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp
lãnh đạo mạng mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930)
đã chấn rứt sự khủng hoảng về chủ trương, đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách

mạng nước ta.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ( 3/2/1930), đã làm cho phong trào cách mạng Việt
Nam phát triển mạnh mẽ chưa từng có từ trước đến nay trở thành cao trào. Tháng
4/1930, Trần Phú sau một thời gian học tập tại Liên Xô trở về nước và được bầu vào
Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 10/1930, Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ nhất họp tại Hương Cảng ( Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội
Nghị đã quyết định Đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông
Dương và thông qua Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 do Trang phú soạn
thảo.

- Chủ chương đường lối của Đảng được thể hiện trong hai cương lĩnh chính trị là
Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng ( 3/2/1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
và Luận cương chính trị tại Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thư Nhất
( 10/1930).


→ Như vậy, Chủ trương đường lối của Đảng được đưa ra trong hai bản Luận cương
đầu tiên ( 3/2/1930) và Luận cương chính trị ( 10/1930). Đã thể hiện sự đúng đăn của
Đảng về con đường cách mạng Việt Nam, Đường lối chủ trương tiến hành cách
mạng tư sản dân quyền là rất đúng lúc và kịp thời để giải quyết vấn đề mâu thuẫn
dân tộc ở nước ta. Chủ trương tập hợp lực lượng trong giai đoạn này đã phản ánh
được tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong Bản Luận
cương chính trị (10/1930) của Trần Phú đã cho thấy một số sai lầm về chủ trương
đường lối của Đảng trong giai đoạn này đó là Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã
đưa nhiệm vụ cách mạng ruộng đất lên hàng đầu đồng thời đánh giá không đúng vai
trò và khả năng cách mạng của bộ phân giai cấp tư sản dân tộc nên chưa thể hiện
được tư tưởng đại đoàn kết dân tộc như Cương lĩnh tháng 2 của Nguyễn Ái Quốc.
- Chủ trương khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng 1931 - 1935.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, đã làm cho phong trào cách mạng
Việt Nam phát triển vô cùng mạnh mẽ và rộng lớn mà tiêu biểu là sự phát triển của

cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết - Nghệ tĩnh. Trước tình hình
đó thực dân Pháp đã tiến hành một chương trình đàn áp, khung bố vô cùng dã man
hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dương.
Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp khủng bố nhưng Đảng vẫn thể hiện được vai trò
lãnh đạo cách mạng tiên phong của mình. Đảng và quần chúng cách mạng đã vượt
qua thử thách khó khăn, từng bước khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách
mạng.
+ Chủ trương chiến lược lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn này là: Đảng đã lãnh
đạo quần chúng đấu tranh giành những quyền lợi thiết thực hàng ngày, rồi dần dần
đưa quần chúng tiến lên đấu tranh cho những yêu cầu chính trị cao hơn.

Thứ nhất: đòi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại trong nước và ra
nước ngoài.
Thứ hai: bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xư, trả tự do cho các tù chính
trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình.
Thứ ba: bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thư thế vô lý khác.
Thứ tư: bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối.
+ Chương trình hành động của Đảng còn đề những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai
cấp và các tầng lớp nhân dân; vạch rõ và phải ra sức tuyên truyền và mở rộng ảnh
hưởng của Đảng trong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng
nhất là công hội, nông hội; dẫn dắt quần chúng đấu tranh cho những quyền lợi hàng
ngày tiến lên đấu tranh chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền.
→ Như vậy, chủ trương đường lối của Đảng trong thời kỳ này đã thể hiện sự phù
hợp trong bối cảnh bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố thì việc lãnh đạo quần chúng


đấu tranh đòi các quyền lợi hàng ngày là cần thiết để tạo điều kiện khôi phục các tổ
chức Đảng. Tháng 3/1935 Đại hội đại biểu lần thư nhất của Đảng họi tại Ma Cao
( Trung Quốc), Đây chính là đại hội khẳng định sự phục hồi của Đảng và các phong
trào cách mạng.

4.2). Giai đoạn từ 1936 - 1939.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, đã làm cho mâu thuân vốn có trong
hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trở nên vô cùn gay gắt, một số nước tư bản đã
tiến hàng cải cách để vượt qua cuộc khủng hoảng này bằng con đường phát xít hoá
đất nước như: Đức, Italia, Nhật bản, Tây ban nha...Các nước này đã liên kết với nhau
thành một "trục" ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh nhằm phân chia lại
phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. Hiểm hoạ phát xít và nguyên cơ bùng nổ chiến
tranh thế giới thư II đã hiện hữu đe doạ nghiêm trọng nền hoà bình an ninh thế giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã ảnh hưởng sấu sắc đến đời sống
của các tầng lớp nhân dân trong nuớc, thực dân pháp vẫn tiếp tục thi hành chính sách
đàn áp, khủng bố, bóc lột nhân dân ta nhằm bóp nghẹt phong trào cách mạng Đông
Dương. Tháng 3/1935 Đại hội đại biểu lần thư nhất của Đảng họp tại Ma Cao
( Trung Quốc) đã đánh dấu sự phục hồi của Đảng và phong trào cách mạng Việt
Nam.
* Chủ trương đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng trong giai đoạn này đó là:
Tạm gác lại khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng đất mà tập trung vào
đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh.
- Chủ trương đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh:
+ Tháng 7/1936 Ban chấp hành Trung ương Đảng và Ban chỉ huy ở ngoài họp Hội
nghị tại Thượng Hải ( Trung Quốc), dưới sự chủ trì của Lê Hồng Phong và Hà Huy
Tập. Hội nghị xác định nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đề
quốc, chống bọn phản đông thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà
bình.
- Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh.
+ Chủ trương mới của Đảng phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng bức thiết của quần
chúng, làm dấy lên trong cả nước một phong trào đấu tranh mạnh mẽ sôi nổi hướng
vào mục tiêu trước mắt là tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Đảng phát động một
phong trào đấu tranh công khai của quần chúng với các hình thức đấu tranh phong
phú đa dạng mở đầu là các cuộc mít tinh biểu tình tuần hành diến ra sôi nổi ở khắp
mọi nơi như Hà nội, Huế, Sài Gòn...


+ Phong trào báo chí công khai cũng diễn ra rất sôi nổi. Hàng loạt tờ báo mang nội
dung tiến bộ đã được xuất bản phát hành rộng rãi, bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp,
tiêu biểu như: "Nhành lúa", "An Nam trẻ", "Người nhà quê"... Phong trào thơ cac


cũng phát triển mạnh mẽ (đặc biệt là thơ Tố Hữu) đã khơi dậy lòng yêu nước cổ vũ
thanh niên hăng hái tham gia cách mạng. Báo chí của Đảng lên tiếng bênh vực quần
chúng, đòi các quyền dân chủ, dân sinh, thức tỉnh lòng yêu nước cho nhân dân, tuyên
truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin và vận động quần chúng đấu tranh.
+ Đấu tranh nghị trường cũng được sử dụng. Đảng và mặt trân dân chủ đã cử các đại
biểu của mình ra tranh cử vào "Hội đồng quản hạt" ở Nam kỳ, "Viện dân đại biểu" ở
Bắc kỳ. Các đại biểu của Đảng đã trúng cử đã dùng tiếng nói của mình để tố cáo,
phản đối và hạn chế phần nào việc thi hành những chính sách phản động của thực
dân Pháp.
+ Các cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, triết học và tư tưởng
cũng diễn ra rất sôi nổi, đã làm cho một số văn nghệ sĩ, trí thức tỉnh ngộ giúp họ đi
đúng phương hướng.
→ Những chủ trương chỉ đạo chiến lược của Đảng đối với cách mạng Việt Nam giai
đoạn 1936 -1939, đã giải quyết đúng đắn giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể
trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công - nông và mặt trận
đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc, vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách
mạng Đông Dương và phoang trào cách mạng thế giới. Việc đưa ra các hình thức
đấu tranh dân chủ, dân sinh, phù hợp đã hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành
những quyền lợi hàng ngày để chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh chính trị cao hơn
giành độc lập tự do.
Những chủ trương chính sách chỉ đạo của Đảng đã chứng tỏ sự trưỏng thành vững
mạnh của Đảng về tư tưởng, chính trị, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ,
sáng tạo của Đảng. Mở ra một thời kỳ mới chuẩn bị những điều kiện tiến lênh giành
những thắng lợi lớn.

4.3). Giai đoạn từ 1939 - 1945.
* Giai đoạn 1939 - 1941.
Ngày 1/9/1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan, sau đó Đức lân lược tuyên chiếnh với
Anh và Pháp, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Đế quốc Pháp lao vào cuộc chiến,
Chính phủ Pháp đã thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở chính quốc và
phong trào cách mạng ở thuộc địa.
Mùa thu năm 1940 Nhật vào Đông Dương, ngày 22/9/1940 Phát xít Nhật tiến vào
Lạng Sơn, Hải Phòng của nước ta. Ngày 23/9/1940 Pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật.
Từ đây nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai chòng, áp bức, bóc lột của thực dân
Pháp và Phát xít Nhật. Mâu thuẫn dân tộc ở nước ta trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
- Chủ trương đường lối chỉ đạo của Đảng, được thể hiện trong 3 Hội nghị Trung
ương.


+ Hội nghị Trung ương Đảng lẩn VI ( 6/11/1939) họp tại ( Bà Điểm - Hóc Môn - Gia
Định) do Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
+ Hội nghị Trung ương Đảng lần VII ( 6 - 9/ 11/1940) họp tại (Đình Bảng - Từ Sơn Bắc Ninh) do Trường Chinh chủ trì.
+ Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 ( 5/1941) họp tại ( Pắc Pó - Cao Bằng) do
Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
- Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng như sau:
+ Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xác định mục tiêu trước mắt của
cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông
Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Tạm gác lại khẩu hiệu "Đánh đổ
địa chủ, ruộng đất cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của bọn đế
quốc và việt gian", "chia lại ruộng đất cho dân cày nghèo và giảm tô thuế".

+ Đảng quyết định thành lập mặt trân Việt Minh, để đoàn kết toàn dân nhằm tập hợp
mọi lực lượng yêu nước trong dân tộc để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, làm
nhiệm vụ giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu nhà.
+ Quyết định chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành

chính quyền. Cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng ( bao gồm cả lực lượng
chính trị và lực lượng vũ trang, tiến hành xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Pắc Pó Cao Bằng). Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh việc chuẩn bị lực lượng để
tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ này.
→ Chủ trương chiến lược chỉ đạo cách mạng nước ta đã được Hội nghị Trung ương
lần VI vạch ra đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng nước ta thời ký
1939 - 1945, thời kỳ đấu tranh giải phong dân tộc. Nó chứng tỏ sự đúng đắn, nhạy
bén của Đảng trước những biến đổi của tình hình. Chủ trương này của Đảng đã tiếp
tục được hoàn thiện tại Hội nghị trung ương VII ( 11/1940) và Hội nghị Trung ương
8 ( 5/1941).
Với chủ trương đường lối giương cao ngon cờ giải phong dân tộc lên hàng đầu của
thời kỳ này, đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào Mặt trân
Việt Minh, chuẩn bị lực lượng về mọi mặt, xây dựng căn cứ đại cách mạng là ngọn
cờ đầu dẫn đường cho nhân dân ta đánh Pháp, đuôit Nhật, tạo điều kiện để nhân dân
ta nổi dậy giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.
* Giai đoạn 1941 - 1945.
Cuối năm 1944 cuộc chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc, trên thế giới phe Đồng
minh ( Anh - Pháp - Liên Xô) liên tiếp giành thắng lợi đây trục phát xít (Đức - Italia
- Nhât )co cụm về phòng ngự.


Ở Đông Dương mâu thuẫn Nhật - Pháp lên đến đỉnh điểm. Đêm 9/3/1945 Nhật đảo
chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, quân Pháp nhanh chóng đầu hàng quân Nhật
vô điều kiện.
- Chủ trương chỉ đạo chiến lược của Đảng.
+ Ngay trong đêm 9/3/1945 khi mà Nhật đảo chính Pháp. Ban thường vụ Trung ương
Đảng đã họp Hội nghị mở rộng ở (Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh) . Ngày
12/3/1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta".
Chỉ thị chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền
đề cho tổng khởi nghĩa. Chỉ thị xác định sau cuộc đảo chính phát xít Nhật là kẻ thù

chính, kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương, vì vậy phải thay khẩu
hiệu: "đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp" bằng khẩu hiệu "đánh đuổi phát xít Nhật".
Chỉ thị nêu rõ phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiến tranh du kích, Đẩy
mạnh khởi nghĩa giải phóng từng phần, giành chính quyền bộ phận để tiến lên Tổng
khởi nghĩa.
Những chính sách cai trị, vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật đã đẩy đất nước ta rơi vào
nạn đói khủng khiếp 1945. Xuất phát từ lợi ích sống còn trước mắt của quần chúng.
Đảng kịp thời đề ra khẩu hiêu: "Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói.
- Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa của Đảng.
Chiến tranh thế giới thứ II bước vào những ngày cuối cùng Ngày 9/5/1945 phát xít
Đức tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Ở chấu Á phát xít Nhật sắp đi đến
thất bại hoàn toàn.
+ Từ ngày 13 -15/8/1945 Trung ương Đảng quyết định họp hội nghị toàn quốc của
Đảng tại Tân Trào ( Tuyên Quang). Hội nghị nhận định đây là cơ hội tốt cho nhân
dân ta đứng lên giành chính quyền và quyết định phát đông Tổng khởi nghĩa, giành
chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân đồng minh tiến vào nước ta. Uỷ ban
khởi nghĩa Trung ương được thành lập để lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa.

Hội nghị chỉ rõ khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: "phản đối xâm lược", "Hoàn toàn độc
lập", "chính quyền nhân dân". Nguyên tăc để chỉ đạo Tổng khởi nghĩa là tập trung,
thống nhất và kịp thời. Hội nghị cúng quyết định những vấn đề về đối nội và đối
ngoại của Đảng trong tình hình mới.
+ Ngày 16/8/1945 Quốc dân Đại hội chính thức khai mạc. Hội nghị nhiệt liệt tán
thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh, quyết
định thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Thông qua Quốc kỳ, Quốc ca và
Quốc huy của đất nước, thảo luận và bổ sung một số chính sách cần phải thực hiện
ngay sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi. Ngay sau Đại Hội chủ tich Hồ Chí Minh đã


ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta

đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Cuối
cùng Đại hội đã thông qua mệnh lệnh khởi nghĩa và ra quân lệnh số 1: Hạ lệnh Tổng
khởi nghĩa.
Với chủ trương đường lối, phương hướng chỉ đạo của Đảng, Tổng khởi nghĩa tháng
8/1945 đã diễn ra thành công nhanh chóng, giành thắng lợi hoàn toàn triệt để. Chỉ
trong vòng 15 ngày ( từ ngày 14 -28/8/1945), Tổng khởi nghĩa lần lượt thành công
trên hầu khắp các địa phưong trong cả nước.
→ Chủ trương chỉ đạo chiên lược cách mạng của Đảng trong Cao trào kháng Nhật
cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 giành chính quyền trong cả nước là vô
cùng kịp thời, chính xác và nhanh chónh đưa tới thắng lợi toàn diện của tổng khởi
nghĩa tháng 8/1945.
+ Sự kịp thời, chính xác và nhanh chónh của Đảng được thể hiện: Việc nhận định
tình hình, đánh giá tình huống khi mà Nhật đảo chính Phap, để đưa ra phưong hướng
chỉ đạo kịp thời đúng đắn. Sự nhận định chính xác thời cơ của Tổng khởi nghĩa đã
chín mồi, quyết định hạ lệnh Tổng khởi nghĩa đúng lúc và bằng mọi cách Tổng khởi
nghĩa phải giành được chính quyền trước khi mà quân Đồng minh tiến vào Đông
Dương để tuớc vũ khí quân đội Nhật. Đây là một quyết định vô cùng chính xác và
đúng đắn bởi vì nếu Tổng khởi nghĩa mà không giành đuợc chính quyền trước khi
quân Đồng minh tiến vào nước ta thì khi vào nước ta họ sẽ dựng nên một chính
quyền bù nhìn mà họ đã mang theo lúc này thì cuộc khởi nghĩa coi như đã thất bại.
Như vậy, chủ trưong chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong suốt thời kì
từ 1930 - 1945 đã thể hiện sự đúng đắn, năng động, sáng tạo, nhanh chóng và kịp
thời. Đưa đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 lập ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà ( 2/9/1945), chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của Thực dân Pháp, nhân dân
ta tư những con người nô lệ, đói khổ đã được hưởng cuộc sống tự do đọc lập và làm
chủ đất nước của mình.
Câu 5: Trình bày nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp mà Đảng
cộng sản Việt Nam đề ra trong 3 văn kiện: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
(HCM), Chỉ thị toàn quốc kháng chiến (BTVTW Đảng), Tác phẩm Kháng chiến
nhất định thắng lợi (Trường Chinh)?

5.1). Hoàn cảnh.
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngày
(2/9/1945), Chính quyền cách mạng còn non trẻ vừa mới được thành lập. Hoàn cảnh
đất nước lúc này đang phải đối mặt với những khó khăn thử thách vô cùng to lớn. Từ
tháng 8/1945 đến tháng 12/1946, Đảng ta đã đề ra các chủ trương về chính trị, kinh
tế, ngoại giao để tăng cương mối đại đoàn kết dân tộc giữ vững và củng cố chính
quyền cách mạng. Đó là các sách lược hòa hoãn với Tưởng, rồi hòa hoãn với Pháp,
bằng việc kí Hiệp định sơ bô (6/3/1946) và Tạm ước ( 14/9/1946), để giữ vững hòa


bình, độc lập. Nhưng thực dân Pháp đã bội ước, ngày 23/9/1945 Chúng nổ súng xâm
lược Miền Nam và khiêu khích gây chiến ở Miền Bắc.

Hành động của thực dân Pháp đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước một tình thế không
thể nhân nhựng thêm với chúng được nữa, vì tiếp tục nhân nhượng sẽ dẫn tới họa
mất nước, nhân dân ta sẽ trở lại cuộc đồi nô lệ. Thực tế cho thấy khả năng hoàn hoãn
không còn, địch đã công khai tuyên bố chúng sẽ hành động sáng ngày 20/12/1946
nếu Chính phủ ta không chấp nhận Tối hậu thư của chúng.
- Trong hoàn cảnh đó, ngày 19/12/1946 Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội
nghị mở rộng tai làng Vạn Phúc - Hà Đông để hoạch định đường lối chủ trương đối
phó. Hội nghị quyết định hạ quyết tâm phát động toàn quốc kháng chiến và mở cuộc
tổng giao chiến lịch sử trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân
sự ở Hà Nội vào ngày 20/12. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi vào lúc 20h ngày
19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng.
5.2). Nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp mà Đảng cộng sản Việt
Nam để ra được thể hiện tập trung chủ yếu trong 3 văn kiên lớn sau: Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19/12/1946). Chỉ thị toàn dân kháng
chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng ( 12/12/1946), và Tác phẩn Kháng chiến
nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (1947).

- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện
trong ba Văn kiện này là.
+ Mục đích của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là tiếp tục
sự nghiệp của cách mạng tháng 8, nên nó mang tính dân tộc giải phóng, lúc này giải
phóng dân tộc là yêu cầu nóng bỏ và cấp bách nhất. Đánh đuổi bon thực dân phản
động Pháp đang dùng vũ lực cướp nước ta, giành độc lập tụ do và thống nhất thực
sự, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
+ Tính chất của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân
dân ta là cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh chính nghĩa chống lại chiến tranh
phi nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta con mang tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ,
trong quá trình kháng chiến, phải từng bước thực hiện cải cách dân chủ và thực chất
của vấn đề dân chủ lúc này là từng bước thực hiện người cày có ruộng đất.

+ Chính sách kháng chiến: Đại đoàn kết tộc, đoàn kết với các dân tộc Đông Dương,
Miên - Lào, liên hiệp với các dân tộc yêu chuộng tự do hoàn bình trên thế giới ( đặc
biệt là quần chúng tiến bộ Pháp) để chống thực dân phản động Pháp. Thực hiện toàn
dân kháng chiến...Phải tự lục cánh sinh, tự cấp, tự túc về mọi mặt.


+ Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Đại đoàn kết dân tộc, thực hiện quân,
chính, dân nhất trí...Động viên toàn bộ nhân lực, vật lực, tài lực thực hiện toàn dân
kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiên. Giành độc lập, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, củng cố chế độ dân chủ cộng hòa... Tăng gia sản xuất, thực
hiện kinh tế tự túc...
+ Phương châm tiến hành cuộc kháng chiến: Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực
hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đánh
giắc bằng bất cứ thứ vũ khí gì trong tay, đánh giặc ở bất cứ nơi nào chúng tới.

+ Triển vọng của cuộc kháng chiến này là: trường kỳ, gian khổ, hy sinh mất mát,

song kháng chiến nhất định thắng lợi.
5.3). Ý nghĩa.
+ Đảng ta đã xác định đúng và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện,
lâu dài và dựa vào sức mình là chính trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
+ Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với chống phong kiến,
trong đó nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Vừa
kháng chiến vừa kiến quốc để xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương vững
mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
+ Quán triệt tư tưởng kháng chiến lâu dài, gian khổ, chủ động đề ra chiến lược chiến
tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự sáng tạo. Tăng cường công tác xây dựng Đảng,
nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng.
→ Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng với những nội dung cơ bản
trên là đúng đắn và sáng tạo vừa kết hợp được kinh nghiệm đánh giặc của cha ông ta
với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin vừa phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của
đất nước ta lúc bấy giời. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng
( 1946 - 1954) đã có tác dụng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân
đan ta nhanh chóng phát triển đúng hướng. Giúp cho quân và dân ta chiến đấu và
chiếng thăng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỳ mà tiêu
biểu là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954) lừng lẫy năm châu, trấn động địa
cầu.

Câu 6: Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối tiến hành đồng thời hai chiến
lược cách mạng được hoàn chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng ( 9/1960)
6.1). Hoàn cảnh lịch sử.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ( 9/5/1954), đánh dấu thắng lợi của nhân dân ta
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Hiệp Định Giơ_ne_vơ


về Đông Dương được kí kết, tuy nhiên tình hình cách mạng Việt Nam vẫn đang đứng
trước những khó khăn, thách thức vô cùng to lớn. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt

thành hai miền Nam - Bắc.

- Ở miền Bắc: mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưng với tinh thần đấu tranh
kiên quyết của nhân dân ta. Ngày 10/10/1954 tên lính Pháp cuối cùng đã phải rút
khỏi Hà Nội, ngày 15/5.1955 toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền
Bắc. Miền bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng.
+ Ngay sau khi hòa bình lập lại nhân dân miền Bắc đã nhanh chóng khẩn chương bắt
tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành
thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề
đưa miền Bắc từng bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Ở miền Nam: Lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp đế quốc Mỹ đã
nhảy vào hất cẳng thực dân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và
căn cư quân sự của chúng, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống
Đông Nam - Chấu Á. Đồng thời biến miền Nam thành căn cứ để tiến công miền
Bắc.
+ Để thục hiện âm mưu nói trên ngay trước ngày ký kết Hiệp định Gơ ne vơ, Mỹ phế
truất Bửu Lộc đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tưởng chính phủ bù nhìn miền Nam.
Diệm tuyến bố không cộng nhận Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước và
ngày 23/10/1955 chúng tổ chức cái gọi là "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại đưa
Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống. Sau đó Mỹ - Diệm đã liên tục mở các cuộc hành
quân càn quét để bình định miền Nam.
- Trước những biến đổi phức tạp nói trên, lịch sử đặt ra cho Đảng ta một yêu cầu bức
thiết là phải vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến
lên phù hợp với tình hình mới của đất nước và xu thế phát triển chung của thời đại.
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc tình hình thế giới và đặc điểm tình hình đất nước ta
sau tháng 7/1954 trai qua nhiều hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bộ
chính trị. Nhất là sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thư 13 ( 12/157) và Hội nghị
Trung ương Đảng lần thứ 15 ( 1/1959), chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn mới đã được hình thành, đó là: Đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

6.2). Nội dung đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng được hoàn
chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng ( 9/1960).
Chủ trương tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng là đưa miền Bắc quá độ
lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam đã được
hoàn chỉnh tại Đại hội Đảng lần III. Từ ngày 5 - 10/9/1960 Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thư III của Đảng họp tại Hà Nội. Trong diến văn khai mạc Đại hội chủ tịch
Hồ Chí Minh nêu rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà".


- Trên cơ sở phân tích tình hình đặc điểm nước ta, Đại hội vạch rõ hai chiến lược
cách mạng là:
+ Một là: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
+ Hai là: Tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
- Mục tiêu chiến lược: Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở
miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiện vụ giải quyết một yêu cầu cụ
thể của mỗi miền trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt. Hai nhiệm vụ này đều nhằm
giải quyết nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước là đánh đuổi đế quốc Mỹ và tay
sai để thống nhất nước nhà.

- Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền: Hai chiến lược cách mạng của hai miền có
môi quan hệ mật thiết với nhau, tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả
nước. Cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định
trược tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ
và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
- Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước:
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực bảo vệ

căn cứ địa của cả nước để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam.
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp
đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách
mạng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đề ra, Đảng phải kiên trì con đường
hòa bình thống nhất theo tinh thần của Hiệp định Giơ_ne_vơ, sẵn sàng thực hiện hiệp
thương tổng tuyển của thống nhất nước nhà, vì đó là con đường tránh được xương
rơi, máu đổ cho dân tộc ta và nó phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
"Nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình
thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm
lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng hoàn
thành độc lập và thống nhất tổ quốc".
- Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc cách mạng giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước là một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gay go và gian khổ
nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định sẽ thuộc về nhân dân ta. Nam-Bắc nhất định
sum họp một nhà, non sông thu về một mối cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội.


* Ý nghĩa của đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng mà Đại hội
lần thứ III ( 9/1960) của Đảng đề ra.
- Đường lối tiến hành đồng thơi hai chiến lược cách mạng do Đại hội lần thứ III
( 9/1960) của Đảng đề ra có ý nghĩa thực tiễn và lý luận hết sức to lớn. Đường lối đó
đã thể hiện được tư tưởng chiến lược của Đảng: nó vừa phù hợp với cách mạng miền
Bắc, vừa phù hợp với cách mạng miền Nam, vừa phù hợp với cả nước lại vừa phù
hợp với tình hình quốc tế, nên đã huy động được sức mạng của cả hậu phương và
tiền tuyến, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Do đó đã
tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ.
- Đường lối cách mạng chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ
sở để Đảng chỉ đạo quân và dân ta phân đấu đạt được những thành tựu to lớn trong

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh đánh bại các chiến
lược chiến tranh khác nhau của đế quốc Mỹ và tay sai vạch ra ở miền Nam.
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ tháng 7/1954 đến tháng 5/1975 đã chứng minh
đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng mà Đại hội đại biểu Toàn
quốc lần thứ III của Đảng ( 9/1960) là đúng đắn và sáng tạo thể hiện tính nhất quán
của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ( 3/2/1930) đã đề ra. Một Đảng thống nhất lãnh đạo
một nước trong hoàn cảnh tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc tiến hành
đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau đã đưa tới thắng lợi hoàn toàn cho
cách mạng nước ta, mà tiêu biểu nhất là đại thắng mùa xuân ngày 30/4/1975 giải
phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Bắc-Nam sum họp một nhà, Non
sông thu về một mối.

Câu 8: Tại sao nói: đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nước ta trong năm 1986 là
một nhu cầu cấp thiết?
8.1) Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nước ta trong năm 1986 là một nhu cầu cấp thiết.
Bởi vì:
+ Trải qua 10 năm thực hiện hai kế hoạch kinh tế 5 năm xây dụng chủ nghĩa xã hội
( 1976 - 1980 và 1981 - 1985) nhân dân ta cũng đã đạt được một số thành tựu nhất
định trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên
chúng ta đã gặp phải rất nhiều những khó khăn thử thách, yếu kém do những sai lầm
khuyết điểm gây ra, dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng ở những
năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn,
hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, lạm phát tăng cao chưa từng có trong lịch sử
đất nước ta. Hoàn cảnh đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành công cuộc đổi
mới.


+ Do yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển đất nước, cần phải khắc phục những sai lầm,
khuyết điểm của 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đó, nhằm đưa đất nước

thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm cuối thập niên 80, đẩy
mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến lên. Đổi mới còn xuất
phát từ sự thay đổi trong tình hình thế giới, nhất là trước cuộc khủng hoảng của chủ
nghĩa xã hội trên thế giới dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
và Đông Âu. Như vậy đổi mới là vấn đề sống còn của chủ nghĩa xã hội, ở nước ta
đổi mới là vấn đề phù hợp với xu thế tất yêu của thời đại.
+ Dưới sức ép của tình thế khách quan và hoàn cảnh hiện tại lúc bấy giờ của đất
nước, nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có
những bước cải biến nền kinh tế theo hướng thị trường, tuy nhiên còn chưa toàn
diện, chưa triệt để, đó là:
Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban bi thư Trung ương ( khóa IV), thực hiện chính sách
khoán sản phẩm trong nông nghiệp; bù giá vào lương ở Long An.
Nghị quyết Trung ương 8 ( khóa V - 1985) về giá - lương - tiềm.
Nghị định số 25 và Nghị định số 26/CP của Chính phủ.
Đây là những căn cứ thực tế để Đảng và Nhà nước ta đi đến quyết định đổi mới về
cơ bản cơ chế quản lý kinh tế.
+ Đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần VI ( 12/1986) khẳng định: "Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đối với đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp từ
nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yêu kinh tế xã hội chủ
nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản
xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối, lưu
thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội". Chính vì vậy việc đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế nước ta mà Đại hội Đảng lần VI ( 12/1986) đề ra là một nhu cầu
cấp thiết.
Câu 9:Trình bày quá trình thay đổi tư duy về kinh tế thị trường của Đảng từ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (1986) cho tới nay?
9.1). Quá trình thay đổi tư duy về kinh tế thị trường của Đảng từ Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI ( 12/1986) đến nay.
a). Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI ( 12/1986) đến Đại hội VIII

(6/1996).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày 15 - 18/12/1986 tại Hà
Nội. Đại hội Đảng lần VI là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước chuyển biến căn
bản tư duy của Đảng về kinh tế thị trường. Đại hội đã đề ra đường lối đối mới đất


nước đi lên chủ nghĩa xã hội. So với thời kỳ trước đổi mới, nhận thức của Đảng về
kinh tế thị trường trong giai đoạn này đã có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.
- Một là: Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là
thành tựu phát triển chung của nhân loại.
+ Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sản xuất và trao đổi hàng
hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của kinh tế thị trường. Trong quá trình sản
xuất và trao đổi hàng hóa, các yếu tố thị trường như: cung - cầu - giá cả có tác động
quan trọng, điều tiết quá trình sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hóa, phân bổ
các nguồn lực như vốn, vật tư, sức lao động,... phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hóa. Thị trường đóng vai trò là công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tê.
Trong nền kinh tế các nguồn lực được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người
ta gọi đó là kinh tế thị trường.

+ Kinh tế thị trường ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thành trong xã hội
phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường và
kinh tế hàng hóa có cùng bản chất. Tuy nhiên kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
có sự khác nhau về trình độ. Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên ở trình độ
thấp chủ yếu là sản xuất theo quy mô nhỏ bé, kỹ thuật thủ công, ngăng suất thấp.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển cao đạt đến trình độ là thị trường trở
thành yếu tố quyết định sự tồn tại của người sản xuất, kinh tế thị trường lấy khoa học
- công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao.
+ Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài nhưng nó đạt đến sự phát triển cao
trong xã hội tư bản. Điều đó khiến không ít người nhầm tưởng rằng kinh tế thị
trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản.

+ Chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó kinh tế thị trường không
phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của nhân loại, bởi
vì kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao.
- Hai là: kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội.
+ Kinh tế thị trường xét dưới góc độ "một kiểu tổ chức kinh tế" là phương thức tổ
chức, vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm
cơ sở để phân bổ các nguồn lực và điều tiết mối quan hệ giữa con người với con
ngươi. Kinh tế thị trường đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không đối
lập với các chế độ xã hội.
+ Kinh tế thị trường vừa có thể liện hệ với chế độ tư hữu vừa có thể liên hệ với chế
độ công hữu. Vì vây, kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.


Từ ngày 24 - 27/6/1991 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp tại Hà
Nội. Trong khi khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp
tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất, đã đưa ra kết luận quan
trọng rằng sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách
quan và cần thiết cho xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đại hội xác định cơ chế vận hành của nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta là "cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước" bằng
pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Trong cơ chế kinh tế đó, các
đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh
hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện; thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn
các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
Nhà nước quản lý nền kinh tế để định hướng dẫn dắt, tạo điều kiện và môi trường
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát và xử lý các vi

phạm trong hoạt động kinh tế đối với các thành phần kinh tê. Đảm bảo hài hòa giữa
phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
Từ ngày 28/6 - 1/7/1996 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư VIII của Đảng họp tại Hà
Nội, tiếp tục thực hiện đường lối trên, đã để ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi
mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Ba là: Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, vì vậy, có thế và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Ở bất kỳ xã hội nào, khi lấy kinh tế thị trường làm phương tiện có tính
cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì kinh tế thị trường cũng có những đặc
điểm chủ yếu sau:
+ Chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh
doanh, lỗ, lãi tự chịu.
+ Giá cả cơ bản do quy luật cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ
và hoàn hảo.
+ Nền kinh tế có tính mở cao, vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường như:
quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu.
+ Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
b). Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến nay.


Bước sang thế kỷ XXI, cách mạng nước ta đang đứng trước những thời cớ vận hội
lớn, nhưng đông thời cũng phải đối mặt với những thử thách không nhỏ. Với tinh
thần tiến công cách mạng tiếp tục đổi mới, từ ngày 19 - 22/4/2001 Đại hội đai biểu
toàn quốc lần thứ IX đã họp tại Hà Nội. Đại hội xác định nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá
độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Đây là bước chuyển biến quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường chỉ như
một công cụ, một cơ chế quản lý, đến nhận thức kinh tế thị trường như một chỉnh
thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế thừa
những tư duy của Đại hội IX, từ ngày 18 - 25/4/2006 Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng họp, đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nó được thể hiện ở bốn tiêu chí là:
- Về mục đích phát triển: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
nhằm thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ. văn
minh".
+ Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, giải phóng lực
lượng sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân, mọi người đều
được hưởng những thành quả của phát triển kinh tế.
- Về phương hướng phát triển: Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh
tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền...phát huy tôi đa nội lực để phát triển nhanh
nền kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, là công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát
triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển
xã hội - văn hóa - giáo dục và đào tạo. Hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế
thị trường.

+ Trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện chủ yếu qua
chế độ phấn phối làm theo năng lực hưởng theo lao động, ngoài ra còn thực hiện
phân phối theo mức đóng góp và các nguồn lực khác.
- Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý, điều
tiết nền kinh tế của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiêu chí này thể hiện sự
khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực,

đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhân dân.


+ Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước
định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành
phần kinh tế cùng phát triển.
Như vậy, sau suốt một thời gian dài từ 1954 - 1986 Nhà nước ta đã duy trì quá lâu cơ
chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đã dấn tới sự khủng hoảng kinh tế trầm
trọng vào những năm cuối của thập niên 80, vì vậy mà việc Đảng - Nhà nước ta tiến
hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tại Đại hôi Đảng lần VI ( 12/1986) là một nhu
cầu cấp thiết. Với đường lối đổi mới từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị
trường là rất kịp thời, đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Sự đổi
mới tư duy lãnh đạo xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường của Đảng ta từ Đại
hội Đảng lần VI đến nay, càng cho thấy rằng phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp và đúng đắn. Nhờ vậy mà nền kinh tế nước ta đã
vượt qua được cuộc khủng hoảng và hiện nay đang tiến bước trên con đường công
nghiệp hóa - hiện đại hóa và mục tiêu từ nay đến năm 2020 đư nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp là rất khả quan.
Câu 10:Trình bày mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính
trị Việt Nam thời kỳ đổi mới?
Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị
• Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị
• Mục tiêu:
- Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ
XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
- Bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân
• Quan điểm:
- Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm
trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
- Đổi mới hệ thống chính trị nhằm làm cho từng thành tố và cả hệ thống hoạt động

năng động hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ
- Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, với bước đi,
hình thức và cách làm phù hợp.
- Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị với nhau
và với xã hội nhằm đạt được mục tiêu đổi mới toàn diện
• Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
• Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và đổi mới cách thức,
phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống
* XD Đảng trong HTCT
- Nhận thức rõ hơn Đảng là của ai? đại biểu cho lợi ích của ai?
+ Theo quan niệm trước ĐH X đảng CSVN là đội quân tiên phong của g/c CN, đại
biểu trung thành cho lợi ích của g/c CN, nhân dân lao động và cả dân tộc.
+ Quan niệm của ĐH X: “Đảng CSVN là đội quân tiên phong của nhân dan lao động
và của dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích của g/c CN, nhân dân lao động và của
dân tộc”
- Nhận thức rõ hơn và đổi mới có hiệu quả hơn phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với hệ thống chính trị, khắc phục cả 2 khuynh hướng thường xảy ra là Đảng bao biện


làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng
* Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong HTCT
- Nhà nước pháp quyền là 1 tất yếu của lịch sử, là sp của nền văn minh nhân loại mà
VN cần tiếp thu.
- Chế định Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, một chế độ nhà
nước. Trong lịch sử loài người chỉ có 4 kiểu nhà nước
- Nhà nước pháp quyền là cách thức tổ chức phân công quyền lực nhà nước để thực
hiện quyền lực nhà nước
b, Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong hệ thống chính trị
* Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên tại TW2 (Khóa VII) năm 1991
* Nhµ nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử, là sản phẩm của nền văn minh nhân

loại, Việt Nam cần tiếp thu.
• Nội dung của khái niệm Nhà nước¬ pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chế định Nhà n¬ớc pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, một chế độ nhà
nước. Trong lịch sử loài ng¬ời chỉ có 4 kiểu nhà nước.
- Nhµ nước pháp quyền là cách thức tổ chức phân công quyền lực nhà nước để thực
hiện quyền lực nhà nước.
• Nhà nước pháp quyền XHCNVN được xd theo 5 đặc điểm:
- Một là, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân
- Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp.
- Ba là, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo
đảm cho Hiến pháp và pháp luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ
thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Bốn là, nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao
trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng
cường kỷ cương, kỷ luật
- Năm là, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do một Đảng duy nhất lãnh đạo, có
sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên của Mặt trận
c, Xây dựng MTTQ và các tổ chức CT-XH trong HTCT
• Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phải được
xác định rõ hơn và phải được thể chế hóa
• Đổi mới hoạt động của các chủ thể này
Cau12: Kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ doi moi
(1986 – 1996)
Sau 10 năm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở đa dạng háo và
đa phương hóa chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận.
- Phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dụng môi trường quốc tế

thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


+ Ngày 23/10/1991 chúng ta đã tham gia ký Hiệp đinh Pari về một giải pháp toàn
diện cho vấn đề Cam_Pu_Chia, đã mở ra tiền để để Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp
tác với khu vực và cộng đồng quốc tế.
+ Ngày 10/10/1991, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, tháng 11/1992 Chính
phủ Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam, ngày 11/7/1195 Mỹ đã
rỡ bỏ cấm vận đối với nước ta.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nước
thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, năm 1993 Việt Nam khai thông
qua hệ quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tê quốc tế như: quý tiền tệ quốc tế
( IMF), ngân hành thế giới ( WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
+ Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức khu vực ASEAN, tham gia
khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cũng trong năm này chúng ta đã ký hiệp
định khung về hợp tác với EU, tháng 3/1996 tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Á Âu (ASEM), đã bắt đầu thu hút được đầu tư nước ngoài.
Kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại từ 1996 đến nay.
- Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên
quan.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.
+ Năm 2001 quan hệ đối tác chiến lược với Nga, ngày 13/7/2001 ký Hiệp định
thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
+ Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giáo với 169 nước trong tổng số hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường,
tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý.
+ Đến nay chúng ta đã tạo dụng được quan hệ kinh tế thương mại với hơn 180 quốc
gia và vùng lãnh thổ, ký hiệp định thương mại hai chiều với gần 90 nước kim ngạnh
xuất nhập khẩu năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD. Thu hút được một khối lượng lớn vốn
đầu tư nước ngoài, năm 2008 đạt 65 tỷ USĐ. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều
kiện để nước ta tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, học hỏi và

tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất hiện đại.
- Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường
cạnh tranh.
Cau 13: Các giai đoạn hình thành và phát triển của đường lối đối ngoại của
Đảng.
a). Giai đoạn từ 1986 - 1996: đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.


- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ( 12/1986).
+ Đại hội đã đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ
thống xã hội chủ nghĩa, với các nước công nghiệp phát triển, với các tổ chức quốc tế
và tư nhân nước ngoài, trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
+ Thực hiện chủ trương của Đại hội VI, 12/1987 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam. Tháng 5/1988 Bộ chính trị ra Quyết định số 13 về nhiệm vụ, chính sách
ddooid ngoại trong tình hình mới, đã đề ra chủ trương kiên quyết chủ động chuyển
cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đối thoại và hợp tác cùng phát triển, hòa
bình; kiên quyết mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế, đa dạng hóa mối quan hệ đơi
ngoại. Nghị quyết này đã đánh dấu sự đổi mới tư duy quan hệ quốc tê và đặt nền
móng hình thành đường lối đối ngoại độc lập, tụ chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ quốc tê.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ( 6/1991).
+ Chủ trương "hợp tác bình đẳng và cùng cơ lợi với tất cả các nước, không phân biệt
chế độ chính trị, xã hội, trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình".
+ Phương châm: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong công đồng thế
giới, phân đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển.
+ Chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể:
Với Lào và Cam Pu Chia: thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu

quả trên tinh thần bình đẳng.
Với Trung Quốc: bình thường hóa quan hệ, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác Việt
- Trung.
Với các nước trong khu vực Đông Nam Á: mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị.
Với Hoa Kỳ: thúc đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa
Kỳ.
→ Như vậy, đường lối đối ngoại mà Đảng đề ra trong giai đoạn này là đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa, trên cơ sở tư tưởng
chỉ đạo: giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải
năng động, sáng tạo, linh hoạt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thế của Việt
Nam cũng như tình hình thế giới.
b). Giai đoạn từ 1996 - 2008: Bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương
châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tê.


×