Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phân tích quá trình lựa chọn quy trình sản xuất gạch tại Công ty Cổ phần Thương Mại Xây dựng Xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.98 KB, 25 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật việc
ứng dụng những thành tựu công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất diễn ra mạnh mẽ và
có những bước đột phá. Có thể nói, sự đổi mới liên tục về công nghệ đã trở thành yếu
tố then chốt để duy trì sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay
thị trường cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cũng là một ngành cạnh tranh mạnh.
Gạch là một vật liệu không thể thiếu trong quá trình để tạo nên một công trình, là một
mặt hàng có tính cạnh tranh cao trong thị trường vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp
hiện nay luôn tìm cách đổi mới công nghệ nhằm gia tăng lợi nhuận cho mình đồng
thời cũng đáp ứng các nhu cầu ngày càng khắt khe từ phía khách hàng. Nắm bắt được
các yếu tố và nhu cầu của thị trường Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Vật
liệu Xây dựng Xanh đã cho ra sản phẩm gạch không nung thân thiện với môi trường,
đa dạng về mẫu mã, kích thước cùng nhiều tính năng vượt trội. Để hiều rõ hơn về quá
trình lựa chọn quy trình, công nghệ sản xuất gạch của công ty, nhóm đã chọn và
nghiên cứu đề tài: “Phân tích quá trình lựa chọn quy trình sản xuất gạch tại Công ty
Cổ phần Thương Mại Xây dựng Xanh”


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1. Khái niệm
Sau khi hoàn thành thiết kế sản phẩm, doanh nghiệp cần chuyển đổi các yêu
cầu của thiết kế vào sản xuất, tức là tiến hành xác lập và lựa chọn quá trình sản xuất
để chế tạo ra sản phẩm mong muốn. Đây là nhiệm vụ có vị trí quan trọng. Lựa chọn
quá trình sản xuất là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp hoạch định công suất, mua
máy móc và thiết bị, bố trí mặt bằng và lập trình sản xuất.
Lựa chọn quá trình sản xuất là lựa chọn cách vận hành nhằm biến đổi các
nguyên vật liệu thành sản phẩm đầu ra.


Lựa chọn quá trình sản xuất mang tính kỹ thuật, gắn liền với việc lựa chọn thiết
bị, công nghệ sản xuất, bố trí quá trình sản xuất, xác lập cách tổ chức vận hành để tạo
ra sản phẩm cuối cùng.
Việc lựa chọn quá trình sản xuất cần dựa trên các yếu tố cơ bản như đặc điểm
và kết cấu sản phẩm; quy mô và khối lượng sản xuất trong từng giai đoạn; công nghệ,
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và công nhân cần có; trình độ chuyên môn hóa và
tiêu chuẩn hóa của doanh nghiệp, các yêu cầu về tổ chức sản xuất và lao động.
Trước khi tiến hành xác lập quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần phải trả lời
câu hỏi “nên tự sản xuất hay đặt hàng gia công bên ngoài”. Để trả lời câu hỏi này
doanh nghiệp cần dựa trên 6 tiêu chí: chí phí (cost), khả năng thực hiện (capacity),
chất lượng (quality), tốc độ sản xuất (speed), độ tin cậy (reliability) và kinh nghiệm
(expertise).
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới bước chân vào thị trường, chưa có
khả năng kỹ thuật và kinh nghiệm, quy mô tiêu thụ còn nhỏ, việc lựa chọn gia công
bên ngoài là khôn ngoan hơn cả. Nhưng cũng còn tùy thuộc vào chiến lược của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, phát triển kinh nghiệm của mình
trong sản xuất, đảm bảo chất lượng... thì nên lựa chọn tiến hành sản xuất.
1.2 Phân loại quá trình sản xuất.
1.2.1. Theo số lượng sản phẩm và tính chất lặp lại
-

Sản xuất đơn chiếc: sản phẩm sản xuất theo đơn hàng, theo từng sản phẩm riêng
biệt. Khối lượng tạo ra nhỏ nhưng chủng loại đa dạng.


-

Sản xuất theo mẻ/ lô: sản xuất các mẫu hay chủng loại sản phẩm được sản xuất lặp
lại với số lượng nhất định nhưng số lượng chưa đủ lớn để hình thành dây chuyền


-

sản xuất.
Sản xuất hàng loạt: sản xuất khối lượng lớn các sản phẩm có đặc điểm giống nhau,

-

sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và cung cấp cho thị trường rộng lớn.
Sản xuất liên tục: sản xuất các công đoạn nối tiếp nhau, liên tục không để dừng do
tính chất đặc thù của nguồn nguyên liệu đầu vào và đòi hỏi các quy trình công

nghệ.
1.2.2. Theo tính liên tục của quá trình.
- Sản xuất gián đoạn: là hình thức sản xuất xử lý, gia công chế biến một số lượng
tương đối nhỏ sản phẩm mỗi loại, song số loại sản phẩm thì nhiều, đa dạng. Bố trí
các bộ phận theo nhiệm vụ. Dòng di chuyển của sản phẩm phụ thuộc vào thứ tự
-

các công việc cần thực hiện.
Sản xuất liên lục: là hình thức sản xuất và xử lý một khối lượng lớn một loại sản
phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó. Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền,
theo thứ tự các công đoạn sản xuất còn gọi dòng di chuyển của sản phẩm. Sản xuất
liên tục thường đi cùng với tự động hóa quá trình vận chuyển nội bộ bằng hệ thống

vận chuyển hàng hóa tự động.
1.2.3. Theo đặc điểm quá trình chế tạo sản phẩm.
- Quá trình hội tụ: sản phẩm được ghép nối từ nhiều cụm và nhiều bộ phận chi tiết;
tính đa dạng của sản phẩm cuối cùng nhỏ nhưng các cụm, các bộ phận chi tiết thì
rất nhiều. Quá trình sản xuất được bắt đầu từ nhiều loại nguyên liệu chi tiết phụ
tùng và các bộ phận khác nhau trong quá trình sản xuất chúng hội tụ dần để rồi

-

cuối cùng hợp thành một vài loại sản phẩm.
Quá trình phân kỳ: sản xuất bắt đâu từ một hoặc một vài nguyên liệu nhưng lại cho
ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Quá trình sản xuất này gắn bó chặt chẽ với

-

các ngành chế biến.
Quá trình hỗn hợp: sự kết hợp đồng bộ giữa hai loại quá trình lắp ráp và chế biến
vào cùng một quá trình sản xuất. Đặc điểm là sản xuất nhiều loại chi tiết, bộ phận
khác nhau và sử dụng các chi tiết, bộ phận đã tiêu chuẩn hóa để hình thành các loại

sản phẩm khác nhau.
1.3. Lựa chọn thiết bị và công nghệ cho quá trình sản xuất.
1.3.1. Khái niệm về thiết bị và công nghệ sản xuất.
Thiết bị là các loại dụng cụ và máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất. Bản
chất của thiết bị là kỹ thuật, dựa vào một hay nhiều loại công nghệ.


Công nghệ là tất cả những phương thức, những quy trình được sử dụng để
chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ. Công nghệ gồm 4 thành phần:
- Phương tiện hữu hình: máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ…
- Con người: người vận hành, quản lý, kiểm soát các phương tiện sản xuất.
- Phương thức tổ chức: cách tổ chức, kết hợp nguồn lực con người và thiết bị.
- Thông tin: thông tin về tính năng kỹ thuật của các phương tiện sản xuất, các
bước công nghệ, quy trình vận hành…
Bốn thành phần của công nghệ có quan hệ tương hỗ lẫn nhau và phải cùng tồn
tại.
1.3.2. Các yêu cầu khi mua thiết bị và công nghệ.

Mua thiết bị, công nghệ bao gồm việc lựa chọn thiết bị, công nghệ; lựa chọn
nhà cung cấp, đàm phán kí kết hợp đồng, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt và vận hành thử.
Doanh nghiệp cần xác định các tiêu chí cụ thể để làm căn cứ cho lựa chọn của mình.
Các yêu cầu khi mua thiết bị và công nghệ:
- Tính phù hợp: các thiết bị, công nghệ phải phù hợp với các yêu cầu đưa ra của
sản phẩm, các lựa chọn quy trình sản xuất, công suất và chiến lược phát triển
-

của doanh nghiệp.
Chi phí: giá mua, chi phí lắp đặt, phí huấn luyện và vận hành thử. Chi phí phải

-

nằm trong khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Nhân lực sử dụng: mức độ sử dụng nhân lực phù hợp với tình hình và trình độ

-

nhân lực của địa phương.
Yêu cầu về nguyên liệu: nên lựa chọn các thiết bị sử dụng nguyên vật liệu có

-

sẵn ở địa phương.
Tính thích ứng: đảm bảo thiết bị hoạt động tốt trong điều kiện của địa phươngnơi đặt nhà máy như độ ẩm, nhiệt độ, điện thế sử dụng…cần kiểm tra kỹ các

-

điều kiện này trước khi đặt hàng.
Sự sẵn có của phụ tùng thay thế và các hỗ trợ kỹ thuật: nên chọn các thiết bị có

phụ tùng thay thế được chuẩn hóa, dễ mua hoặc dễ gia công chế tạo ở địa
phương. Doanh nghiệp cũng nên mua thiết bị, công nghệ từ nhà cung cấp có uy

-

tín, có chính sách bảo hành tốt, có đội ngũ nhân viên hỗ trợ kỹ thuật giỏi.
Tác động tới môi trường: lưu ý các tác động tới môi trường khi chọn mua thiết
bị, công nghệ (tiếng ồn, khí thải, nước thải…)

1.4. Sử dụng phương pháp điểm hòa vốn trong lựa chọn quá trình sản xuất.
Trong khi lựa chọn quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể đứng trước sự lựa
chọn giữa hai hoặc nhiều quá trình khác nhau. Để xác định nên lựa chọn quá trình sản


xuất nào, doanh nghiệp cần dựa vào phương pháp điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn là
mức sản lượng mà ở đó doanh nghiệp có tổng chi phí đúng bằng tổng doanh thu.
Khi sử dụng phương pháp này chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:
- Chi phí bất biến là chi phí đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng…và không
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra.
- Chi phí khả biến là khoản chi phí thay đổi theo mức sản lượng sản xuất của
doanh nghiệp.
Các tiêu chí:
- Tổng chi phí: TC
- Tổng doanh thu: TR
- Chi phí bất biến: Cf
- Chi phí khả biến/sản phẩm: Cv
- Số lượng sản phẩm bán được: V
- Giá bán/sản phẩm: P
Tổng chi phí = Chi phí bất biến + Tổng chi phí khả biến
TC = Cf + V*Cv

Tổng doanh thu = Số lượng * Giá bán
TR = V*P
Tại điểm hòa vốn tổng doanh thu = Tổng chi phí
Sản lượng hòa vốn được tính theo công thức:
TR = TC
 VP = Cf + V*Cv
 VP – VCv = Cf
 V*(P – Cv) = Cf
 V=


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT GẠCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VẬT
LIỆU XÂY DỰNG XANH
2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Vật liệu Xây dựng
Xanh.
Thông tin cơ bản
Tên công ty: Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Xanh.
Địa chỉ: Lô 27 Khu công nghiệp Cái Lân, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0333.619.638; Fax: 0333.619.639
Mã số thuế: 5701430472
Website: gachvatlieuxanh.vn
Email:
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất Gạch không nung, gạch Block vỉa hè, gạch terrazzo...
Lịch sử hình thành.
Công ty cổ phần thương mại và sản xuất vật liệu xây dựng Xanh được thành
lập tháng 09 năm 2010. Ngay sau khi thành lập, nắm bắt được chủ trương và định
hướng phát triển vật liệu xây không nung của Chính phủ, Công ty đã tiến hành đầu tư
xây dựng Nhà máy Gạch không nung Cái Lân tại lô 27 KCN Cái Lân, TP Hạ Long,
Tỉnh Quảng Ninh với các sản phẩm chính là Gạch không nung xi măng cốt liệu, gạch

block tự chèn, gạch terrazzo...
Hiện nay, với đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề và dây chuyền thiết bị hiện
đại, Công ty đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, cung
ứng các sản phẩm Gạch không nung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các địa phương
lân cận.
Công ty cam kết sẽ cung cấp cho khách hàng sản phẩm gạch không nung đa
dạng về kích thước và mẫu mã, cùng nhiều tính năng kỹ thuật vượt trội như: cường độ
chịu lực cao, độ chống thấm cao, tiết kiệm chi phí, tiến độ xây dựng nhanh, thuận tiện
trong thi công... Ngoài ra Công ty có thể hợp tác sản xuất theo mẫu đặt hàng cụ thể
của từng khách hàng.
2.2. Thực trạng quá trình sản xuất gạch tại Việt Nam.
2.1.1 Gạch không nung


a. Khái niệm
Gạch không nung hay gạch block là một loại gạch mà sau nguyên công định
hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước...
mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch
nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ
lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
b. Phân loại
- Gạch xi măng cốt liệu
Gạch không nung xi măng cốt liệu (Gạch xi măng cốt liệu) còn được gọi là
gạch blốc (block) được tạo thành từ xi măng và một trong các hoặc nhiều trong các
cốt liệu sau đây: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,...
Loại gạch này được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung.
Trong các công trình thì loại gạch không nung này chiếm tỉ trọng lớn nhất. Loại gạch
này thường có cường độ chịu lực tốt (trên 80 kg/cm²), tỉ trọng lớn (thường trên 1.900
kg/m³), khả năng chống thấm tốt, cách âm cách nhiệt nhưng những loại kết cấu lỗ thì
có khối lượng thể tích nhỏ hơn (dưới 1.400 kg/m³).

Đây là loại gạch được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên phát
triển mạnh nhất. Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường,
phương pháp thi công. Loại gạch này dễ sử dụng, dùng vữa thông thường.
-

Gạch bavanh: Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than,
vôi bột được sử dụng lâu đời ở Việt Nam. Gạch có cường độ thấp từ 30–50

-

kg/cm², chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực.
Gạch không nung tự nhiên: Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan.
Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức

-

sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ,...
Gạch bê tông nhẹ: Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tông nhẹ bọt và

-

gạch bê tông nhẹ khí chưng áp.
Gạch bê tông nhẹ bọt: Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷ
trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch
này. Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt
hoặc khí, vôi,.... Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN: 2004 về
cường độ chịu nén đối với tỷ trọng D800.


-


Gạch bê-tông khí chưng áp: (Tên tiếng Anh: Autoclaved Aerated Concrete, viết
tắt: AAC) Được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi với rất nhiều ưu
điểm như thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng hóa thạch
do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy, cách âm, cách nhiệt,
chống thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung. Nó còn được gọi là gạch bê-tông
siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng ½ hoặc thậm chí là chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nung
thông thường.

2.1.2. Gạch nung
a. Khái niệm
Gạch nung, gạch đỏ hay thường gọi đơn giản là gạch là một loại vật liệu xây
dựng được làm từ đất sét nung. Do đặc tính bền bỉ theo thời gian, gạch đã được sử
dụng cho các công trình xây dựng có tuổi thọ hàng ngàn năm.
-

Gạch đất nung (gạch gốm truyền thống)
Loại gạch này được tạo ra từ loại đất sét, sau quá trình nung ở nhiệt độ cao thì

người thực hiện phải phơi khô viên gạch có mức độ đúng quy định, tạo thành những
viên đỏ cứng và chắc chắn. Đặc điểm của loại gạch đất nung truyền thống đó là giá
thành rẻ, ứng dụng ở khắp mọi nơi. Độ bền của các công trình xây dựng bởi nó là khá
cao, tuy nhiên điểm trừ là dễ vỡ, hao hụt trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, gạch đất nung còn chịu lực thấp, trong quá trình tạo ra nó thì có thể
sinh ra lượng khí độc hại, gây ô nhiễm đến môi trường. Về trọng lượng của viên gạch
thì khoảng chừng 2kg, khả năng hút ẩm từ 14 đến 18%. Sản phẩm gạch sau khi nung
sẽ có kích thước 220 x105 x60 mm đối với gạch 2 lỗ và 80x 80x 180mm đối với gạch
4 lỗ. Bên cạnh đó còn có gạch đặc 100, gạch đặc 150, gạch 3 lỗ, gạch 6 lỗ. Ứng dụng
phổ biến ở công trình nhà ở và công trình công cộng.
-


Gạch nung trong lò nung
Đất sét được đào lên và trộn với nước và nhồi kỳ cho nhuyễn và được đưa vào

khuôn (bằng máy hoặc thủ công) để in ra viên. Viên đất sét được phơi hoặc sấy cho
khô và chất vào lò. Nhiên liệu để đốt lò là củi, than đá trộn bùn làm thành viên hoặc
khí thiên nhiên được đặt bên dưới lò. Lò được đốt trong nhiều tiếng đồng hồ cho đến
khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Lò được tắt và đợi đến khi nguội
thì dỡ gạch ra.


Nguyên liệu để nặn gạch thường là đất sét, đá phiến sét, đá phiến sét mềm,
canxi silicat, bê tông, thậm chí có những loại "gạch" được làm từ cách đẽo gọt đá khai
thác ở mỏ.
b. Phân loại
- Gạch đặc: Có kích thước thông dụng nhất là 220x105x55, đặc, có màu đỏ hồng hoặc
đỏ sẫm. Nó được sử dụng để xây những bức tường có yêu cầu về khả năng chịu lực,
chống thấm, vì vậy đa phần người tiêu dùng chọn nó khi làm móng gạch, tường móng,
đố cửa, tường chịu lực, tường bao, tường vệ sinh. Gạch đặc có 3 loại và chất lượng
của nó cũng được giảm dần theo các loại A1, A2, và B. Ưu điểm của gạch đặc là khả
năng chống thấm tốt, đảm bảo độ chắc chắn, còn nhược điểm là nặng, đắt hơn gạch
rỗng.
- Gạch thông tâm (gạch 2 lỗ): Có kích thước thông dụng nhất là 220x105x55, 2 lỗ và
có màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Sử dụng loại gạch này ở những vị trí không chịu được
lực hoặc không có yêu cầu chống thấm. Đối với tường bao ngoài người ta có thể sử
dụng gạch rỗng kết hợp với gạch đặc. Ưu điểm của loại gạch này là nhẹ hơn gạch đặc
tuy nhiên lại không chịu được lực, chống thấm kém nên nếu sử dụng để làm tường
bao hoặc tường vệ sinh dễ bị lên nấm mốc.
- Gạch rỗng 6 lỗ: Có kích thước thông dụng nhất là 220x105x150, gạch 6 lỗ, màu đỏ
hồng hoặc đỏ sẫm. Cũng giống như gạch thông tâm, loại gạch này thường được sử

dụng để xây tại các vị trí không chịu lực, hoặc không có yêu cầu chống thấm , hoặc
làm lớp chống nóng cho mái. Một tên gọi khác của loại gạch này đó là tuynel và trong
một vài trường hợp nó có thể xây được với tường dày 150. Ưu điểm của nó là nhẹ, rẻ
hơn gạch đặc tuy nhiên lại có nhược điểm là không chịu lực được, treo đồ kém vì
khoan vít hoặc đóng đinh gạch sẽ bị vỡ.
2.3. Thực trạng quá trình lựa chọn quy trình sản xuất gạch tại Công ty Cổ phần
Thương mại và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Xanh.
2.3.1. Phân loại và lựa chọn quá trình sản xuất.
a. Quá trình sản xuất gạch nung Tuynel
Đây là kiểu lò nung liên tục với bồng đốt cố định, gạch mộc được chất trên các
xe goong và lần lượt di chuyển qua một buồng đốt cố định. Lượng than đá sử dụng


dao động từ 70-75kg/viên gạch. Nhiên liệu có thể sử dụng là than đá, khí gas, dầu các
loại.
Sơ đồ quy trình sản xuất gạch nung Tuynel:

Quy trình cụ thể:
-

Đất sét sau khi ngâm ủ theo đúng thời gian quy định từ trại chứa được xúc đổ vào
thùng tiếp liệu để đưa vào công đoạn sơ chế. Công đoạn sơ chế lần lượt gồm: Tiếp

-

liệu  Tách đá  Nghiền thô  Nghiền tinh.
Sau khi sơ chế nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào trộn 2 trục để trộn với
than cám đá nhằm đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy đùn hút chân không đưa

-


nguyên liệu vào khuôn để tạo ra sản phẩm gạch mộc (gạch chưa nung).
Sản phẩm gạch mộc sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển lên trại phơi để
phơi tự nhiên hoặc sấy phòng trong trường hợp cần thiết cho đến khi sản phẩm đạt

-

độ khô thích hợp.
Xếp phôi sản phẩm gạch mộc lên xe goòng (đối với lò nung tuynel) xông, sấy
trong lò nung trong một khoản thời gian nhất định, sau đó chuyển sang lò nung để
nung ở nhiệt độ khoảng 900 độ C, sau đó sản phẩm được làm nguội ngay trong lò

-

cho ra thành phẩm.
Sản phẩm sau khi nung được đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi chứa
thành phẩm.


Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại và các sản phẩm được tiêu thụ mạnh
trên thị trường tập trung sản xuất hàng loạt và liên tục trong 1 năm các loại gạch sau:
STT Tên sp
1
2

Gạch đặc
Gạch
rỗng 2 lỗ

Kích

thước(mm)
220*105*60
220*105*60

Độ
rỗng(%)
>35

Cộng

Hệ
QTC
1.5
1

số Sản lượng sản
xuất
2.000.000
13.000.000
15.000.000

Bảng tính điểm hòa vốn của sử dụng quy trình sản xuất gạch nung Tuynel. (Đv:
1000đ)
STT
1
2
3
4
5
6


Khoản mục
Chi phí biến đổi
Chi phí cố định
Tổng chi phí
Doanh thu hoạt động 100% công suất
Doanh thu hòa vốn
Công suất hòa vốn

b. Quy trình sản xuất gach không nung.

Thành tiền
2.990.539
1.595.979
4.586.518
6.273.250
3.049.910
48.62%


Các khâu của quy trình cụ thể như sau:
(1) Silo: Là kho chuyên dụng chứa xi măng. Để đảm bảo hàng tồn cho sản xuất liên
tục DmC thiết kế thể tích 60 tấn. Ngoài kết cấu thép vững chắc còn có hệ thống lọc
bụi và van an toàn hạn chế rủi ro, lãng phí nguyên liệu.
(2) Máy phối liệu: Gồm hai phễu chứa nguyên liệu, bộ phận đóng mở xi lanh khí
(hoặc băng tải tùy theo lựa chọn của KH). Hoạt động: Sau khi nguyên liệu được cấp
đầy vào các phễu (nhờ máy xúc), một phần nguyên liệu được đưa xuống phễu cân.
Qua khâu này, nguyên liệu được định lượng chính xác trước khi đưa vào máy trộn.
(3) Vít tải: Được gắn vào phần cuối silo có chức năng đưa xi măng vào thiết bị cân.
DmC thiết kế ruột xoắn với độ chính xác cao để đảm bảo định lượng xi măng được

chính xác.
(4) Thiết bị cân xi: Gồm thùng chứa và cân định lượng. Thông số xi măng sẽ hiển thị
về trung tâm điều khiển giúp cho công nhân dễ theo dõi quá trình sản xuất.
(5) Máy trộn: Cùng với các cốt liệu (đá mạt, cát, xỉ nhiệt điện…), nước và xi măng
được đưa vào máy trộn hoàn toàn tự động theo quy trình. Nguyên liệu sau khi được
trộn đều sẽ được tự động đưa vào máy chia liệu ở khu vực máy tạo hình.


(6) Máy chia liệu: Để chứa nguyên liệu hỗn hợp sau khi trộn. DmC thiết kế máy này
nhằm hai mục đích: giảm tải cho xe lắc liệu giúp máy tạo hình hoạt động bền hơn và
loại bỏ những mẻ trộn lỗi do khách quan đem lại.
(7) Máy cấp khay: Có nhiệm vụ đưa khay (pallet) vào bộ phận máy tạo hình để đỡ sản
phẩm và đẩy sản phẩm ra máy chuyển gạch.
(8) Máy tạo hình: Được thiết kế tích hợp ép, ép rung và ép rung cưỡng bức tạo ra lực
rung ép lớn để định hình những viên gạch chất lượng cao và ổn định. Cùng với việc
phối trộn nguyên liệu, máy tạo hình là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm
đạt chất lượng cao.
(9) Máy chuyển gạch: Có nhiệm vụ nhận sản phẩm từ máy cấp khay và làm sạch bề
mặt sản phẩm trước khi đưa ra máy xếp sản phẩm.
(10) Máy xếp gạch: Nhận khay sản phẩm từ máy chuyển gạch và xếp vào pallet gỗ từ
hai đến 4 tầng (tùy từng loại sản phẩm). Công nhân kéo sản phẩm ra sân dưỡng non.
(Sau 12 đến 20 giờ có thể xếp sản phẩm thành kiện (kiêu) và mang ra sân dưỡng, sau
15 đến 20 ngày là có thể xuất bán sản phẩm).
Quy trình sản xuất gồm có 4 bước sau đây:
-

Bước 1: Xử lý nguyên liệu đầu vào. Gồm việc vận hành các máy (1) (2) (3) (4) (5).
Bước 2: Chia nguyên liệu đã được trộn ở bước 1 theo đúng tỉ lệ vào các khay,

-


khuôn sẵn có . Bước này được máy (6) (7) (8) thực hiện.
Bước 3: Tạo hình gạch bằng cách ép khuôn với lực ép lớn đảm bảo chất lượng

-

thành phẩm. Công đoạn này do mình máy (8) đảm nhận.
Bước 4: Xắp xếp và bảo quản gạch thành phẩm sau sản xuất. do máy (9) (10) thực
hiện.

Từ 2 quy trình trên, ta có bảng so sánh sau:
Chỉ tiêu
Quá trình sản xuất
Sản lượng(triệu viên/năm)
Định phí (tỷ đồng)
Biến phí (tỷ đồng)
ST
T
1
2

Chỉ tiêu

Gạch nung
Hàng loạt
43
3.5
1.534
ĐVT


Diện tích mặt bằng sản
ha
xuất
Vùng nguyên liệu
ha

Gạch không nung
Hàng loạt
45
4.4
1.123

Gạch
không nung

Gạch
Tiết
đất nung kiệm

1

3

2

0

5

5



3
4
5

Điện năng tiêu thụ
Dầu máy
Nhân công

6

Vốn đầu tư

7
8

kw/h
lít/h
Người
tỷ
đồng

Thời gian xây dựng, lắp
Ngày
đặt
Giá thành sản phẩm
đ/viên

110

17
20

250
15
120

140
-2
100

40

30

-10

60

120

60

1900

1500

-400

Nhận xét:

-

Sản lượng sản xuất của gạch không nung nhiều hơn gạch nung tuynel
Mặc dù định phí của gạch không nung bỏ ra nhiều hơn của gạch nung tuynel

-

nhưng biến phí của nó lại nhỏ hơn.
Việc sử dụng gạch không nung còn giảm chi phí và khối lượng xây tường.
Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn
đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua
nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền
của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc
rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Sản xuất
gạch không nung đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội vượt trội hơn hẳn so với
gạch đất nung thông thường” - ông Nguyễn Quang Tường, Phó Giám đốc Công ty

-

CP Thương mại và Sản xuất vật liệu xây dựng Xanh khẳng định.
Trung bình mỗi năm, cả nước tiêu thụ khoảng 20 - 22 tỷ viên gạch, và đến năm
2020, lượng gạch cần cho xây dựng ước tính gấp đôi, lên tới 40 tỷ viên.tiêu tốn
khoảng 57 đến 60 triệu m3 đất sét, tương đương với 2.800ha đến 3.000ha đất nông
nghiệp; 5,3 đến 5,6 triệu tấn than, thải ra khoảng 17 triệu tấn khí CO 2 trong không

-

khí.
Từ thực tế trên, những nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu phát triển nông thôn
đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ “đất hoá đá” để sản xuất gạch

không nung từ nguyên liệu đất và phế liệu công nghiệp. Phương pháp này giúp
những người sản xuất tận dụng được nguồn đất ít có giá trị kinh tế, bỏ hoàn toàn
sự nung đốt, không thải khí CO2 ra môi trường. Điều đặc biệt, độ cứng của viên
gạch không nung gần gấp 2 lần viên gạch nung, các chỉ tiêu về kỹ thuật và an toàn
vật liệu đều đạt và vượt TCVN, giá thành mỗi viên gạch không nung bằng chỉ
bằng 2/3 viên gạch nung thủ công.


 Từ những nhận xét trên công ty đưa ra quyết định lựa chọn quy trình sản xuất gạch
là quy trình sản xuất gạch không nung để áp dụng vào sản xuất hàng loạt.
2.3.2. Lựa chọn thiết bị và công nghệ cho quá trình sản xuất.
a. Lựa chọn công nghệ sản xuất.
Sau khi tìm hiểu và cân nhắc, công ty đã đưa ra quyết định sử dụng công nghệ
Sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu tự động theo công nghệ DmCline của
công ty DmC Group
Dây chuyền có đặc điểm chính là sản xuất trên quy mô công nghiệp với công
suất 40.000 đến 120.000 m3/ năm. DmCline áp dụng thủy lực để tạo lực ép rung với
tần số 50Hz, áp lực ép lên tới trên 200kg/cm2. Cùng với đó là hệ thống khuôn mẫu
với thiết kế vững chắc, kích thước chính xác đến từng mm. Với công nghệ này sẽ cho
ra các sản phẩm gạch block bê tông với kích thước đồng đều, chất lượng ổn định.
Nguyên liệu có thể sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền gồm xi măng kết hợp với các
loại cốt liệu phế thải công nghiệp như: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, xỉ lò
cao, phế thải phá dỡ...Ngoài ra, có thể dùng chất phụ gia kết dính khác (theo cấp phối
đặc biệt) để sản xuất gạch block bê tông.
Chủng loại sản phẩm của DmCline phong phú như gạch đặc, gạch lỗ, gạch
trang trí, gạch tự chèn, gạch vách xốp…Hệ thống điều khiển thông minh nhờ PLC,
giao diện cảm ứng với ngôn ngữ tùy chọn. Các chế độ chạy máy: tự động, bán tự
động, bằng tay.
Ưu điểm lớn nhất của DmCline và cũng là của vật liệu không nung là thân
thiện với môi trường, nhà máy sản xuất không khói, không bụi, không chất thải, góp

phần bảo vệ nguồn tài nguyên đất. Với công nghệ sản xuất mới này, nhà đầu tư tận
dụng được tối đa năng suất lao động, làm cho giá thành sản phẩm hợp lý. Có nhiều
modul để khách hàng lựa chọn: DmC4, DmC6, DmC8, DmC10, DmC12.
Công nghệ này tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà có các thiết bị được
lắp đặt theo các mô hình khác nhau như dây chuyền tự động hoàn toàn, dây chuyền
bán tự động, dây chuyền có chứa khâu tạo mặt,…
b. Lựa chọn thiết bị sản xuất cho quy trình sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu
tự động theo công nghệ DmCline


Những năm trước, các doanh nghiệp Việt Nam chế tạo dây chuyền gạch không
nung xi măng cốt liệu còn rất ít, các thiết bị làm ra còn nhỏ lẻ hoặc các máy thủ công
là chủ yếu, các dây chuyền còn lạc hậu so với thế giới. Gần đây, đã có một số nhà
cung cấp thiết bị trong nước đạt được thành công nhất định như: Trung Hậu, Thanh
Phúc, Đại học Bách Khoa, Phương Nam Block…
Bên cạnh đó các thiết bị nhập khẩu từ các nhà cung cấp Trung Quốc, Nhật Bản
cũng rất đa dạng và có được năng xuất sản xuất vượt trội. Thị trường thiết bị đa dạng
phong phú tạo cho công ty rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, có được
nhiều sự lựa chọn nhưng lại phải chọn đứng phù hợn với dây truyền phù hợp với năng
lực sản xuất hiện có tránh việc thiệu hay dư thừa.
Sau đây là danh mục thiết bị đã được Công ty CP Thương Mại và Sản Xuất Vật
Liệu Xây Dựng Xanh chọn lựa để phù hợp với dây truyền sản xuất gạch không nung
xi măng cốt liệu tự động theo công nghệ DmCline: Bao gồm những máy chính sau
đây:

Bảng danh sách thiết bị. (Đơn vị: triệu đồng)
SST
1

Tên thiết

bị
Máy trộn
nguyên

Thông số kỹ thuật
- Dung tích bê tông : 500L
- Dung tích thùng: 800l

liệu ( Xuất - Tốc độ: 35 vòng / phút
xứ Trung

- Động cơ chính: 18,5KW – 380V

Quốc)

- Động cơ cấp liệu: 5,5KW- 380V
- Số lượng cánh trộn: 2x7
- Động cơ bơm nước: 0,55KW

Số

Đơn

lượng
1

giá
160



-Kích thước làm việc: 4461x3050x5.225mm
-Trọng lượng: ~2.000KG

2

Băng tải

- Kích thước: 700x500x5,500mm

đầu vào

- Trọng lượng: 500Kg

( Việt

- Tốc độ: 60 mét/ phút

Nam)

- Động cơ: 380 Vol, 2.2KW, 3 – pha
- Lực ép tối đa: 1.800KN

Máy ép
3

gạch
( Việt
Nam)
Bộ nguồn


4

- Trọng lượng:~8.500kg

55

2.97
5

- Chu kỳ: 20 – 30 giây/ chu kỳ
-Kích thước: 1,600x1,00x2,000mm

(Nhà sản

- Công suất: 380 Vol, 45 KW, 3 pha

1

290

1

650

1

135

1


35

- Áp suất max: 21Mpa
- Lưu lượng: 90 lít/ phút
1 Vật liệu chủ yếu: thép đặc chủng

Khuôn

2

Trọng lượng: Khoảng 1.200kg

gạch (Việt

3

Kích thước viên gạch 2 lỗ: 57x102 x220mm

Nam)

1

- Lực ép: ~ 160 tấn.

- Trọng lượng: ~1,000kg

YUKEN)

5


- Kích thước máy: 1000x2600x4850mm

thủy lực
xuất:

1

- Số viên trong 1 lần ép: 15
- Kích thước khuôn: 900x660x340mm

Tủ điều
6
7

- Trọng lượng: ~ 800Kg
- Kích thước: 800x400x1,100mm

khiển (Việt - Hệ điều khiển: PLC Siemens
Nam)
Máy nén

- Màn hình cảm ứng: Omron
- Động cơ: 380 Vol, 4 HP

khí

- Dung tích bình chứa: 100 lít

(Fusheng


Áp suất: 8 Bar


Việt Nam)
Băng tải -Kích thước: 5,000x500x790mm
8

đầu ra

- Trọng lượng: ~ 360 Kg.

(Việt

- Động cơ: 380 Volts, 1.1 KW

Nam)
Máy cấp

1

60

1

40

- Tốc độ: 6 mét/ phút

khay tự
9


động

- Kích thước: 400x500mm

( Việt
Nam)
TỔNG CỘNG

4400


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ NÊU GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY.
3.1. Lợi ích khi sử dụng quy trình sản xuất gạch không nung.
Khi doanh nghiệp lựa chọn sử dụng quy trình sản xuất gạch không nung vào
sản xuất đã đem lại rất nhiều lợi ích:
Với doanh nghiệp:
-

Tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào bởi vì phương pháp này giúp tận dụng được
nguồn đất ít có giá trị kinh tế như đất đồi cằn cỗi tại các vùng trung du, đất sét pha

-

ven sông hay các nguồn phế thải rắn như bê tông, gạch vỡ, cát, đá sỏi, xỉ lò...
Các chỉ tiêu về kỹ thuật và an toàn vật liệu đều đạt và vượt TCVN.
Giảm giá thành sản phẩm, có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành
khác: Giá thành mỗi viên gạch không nung bằng công nghệ “đất hoá đá” chỉ bằng


-

2/3 viên gạch nung thủ công.
Giảm số lượng lao động: vì quy trình sản xuất cần ít số lượng lao động hơn so với
những nhà máy gạch đất nung thông thường, do đó cũng tiết kiệm được khoản lớn
chi phí phải trả cho người lao động.

Đối với môi trường:
-

Sản xuất gạch không nung có thể sử dụng được tro xỉ, bã vôi thạch cao là phế thải
từ các nhà máy nhiệt điện chạy than, nhà máy hóa chất phân bón với hàng chục
triệu tấn mỗi năm. Từ đó, tiết kiệm được số lượng lớn tài nguyên thiên nhiên như

-

than đá, đất nông nghiệp phù sa, đất sét,...
Không gây ô nhiễm môi trường, loại bỏ hoàn toàn sự nung đốt, không thải khí CO 2
ra môi trường.

Đối với người tiêu dùng:
-

Xây nhanh hơn gạch đất sét nung - rút ngắn thời gian thi công, tíết kiệm vữa xây,

-

giá thành hạ. Chống thấm, chịu được môi trường hay ngập nước.
Độ cứng của viên gạch không nung gần gấp 2 lần viên gạch nung - nâng cao hiệu


-

quả kiến trúc, giảm thiểu được kết cấu cốt thép.
Sản phẩm đa dạng, có nhiều loại có thể để xây tường, lát nền, kề đê và trang trí.
Ngoài ra, bức tường được xây bằng gạch không nung giúp cách âm tốt vì khả năng
truyền dẫn âm thanh thấp.

3.2. Hạn chế và nguyên nhân


Việc tìm đầu ra cho còn gặp rất nhiều khó khăn. Thói quen của người tiêu dùng
chưa hiểu hết được các ưu điểm cũng như lợi ích của gạch không nung. Người dân
được hỏi về gạch không nung đều chưa nghe tới loại vật liệu này do đã quen với việc
sử dụng gạch nung truyền thống từ lâu nay.
Thị trường tiêu thụ của gạch không nung còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
là gạch xi măng cốt liệu đang rơi vào tình trạng khó tiêu thụ. Những loại vật liệu xây
nhẹ tiêu thụ còn kém hơn với mức sản xuất chỉ đạt 20 - 30% công suất.
Gạch nung truyền thống lại có giá rẻ hơn gạch không nung. Hiện nay, 1 viên
gạch tuynel (gạch nung truyền thống) loại 6 lỗ, kích thước 195x135x90 có giá khoảng
1.500 - 1.700 đồng/viên. Trong khi đó, 1 viên gạch block (gạch không nung) có kích
thước tương đương có giá từ 1.900 - 2.000 đồng/viên.
Thị trường tiêu thụ của gạch không nung còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
là gạch xi măng cốt liệu đang rơi vào tình trạng khó tiêu thụ do mẫu mã đơn điệu, to
nặng, giá cả ít có tính cạnh tranh. Những loại vật liệu xây nhẹ tiêu thụ còn kém hơn
với mức sản xuất chỉ đạt 20 - 30% công suất.
3.3. Giải pháp.
- Đẩy mạnh tuyên truyền sản phẩm gạch không nung đến người tiêu dùng thông qua
các phương tiện truyền thông như quảng cáo qua tivi, internet,…
- Phát triển sản phẩm, tạo ra những loại gạch có mẫu mã đẹp hơn, kích thích thị giác
của người tiêu dùng, nhưng cũng phát triển chất lượng sản phẩm.

- Hoàn thiện hơn nữa quy trình sản xuất gạch làm sao để giảm chi phí đến mức tối đa
mà vẫn đảm bảo chất lượng, thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
- Nâng cao tiêu chuẩn về máy móc, thiết bị cũng như nhân công để nâng cao hiệu quả
sản xuất.


KẾT LUẬN
Thực tế, trung bình mỗi năm, cả nước tiêu thụ khoảng 20 - 22 tỷ viên gạch, và
đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng ước tính gấp đôi, lên tới 40 tỷ viên. Vì
vậy đây là cơ hội cũng như thách thức đối với công ty trong môi trường cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay, công ty nên gia tăng sức cạnh tranh của mình đòi hỏi các
doanh nghiệp không những phải quan tâm đến nguyên liệu đầu vào, các chính sách
marketing nguyên liệu đầu vào, quảng cáo,... mà còn phải chú trọng tới việc áp dụng
khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng thỏa mãn
các nhu cầu của khách hàng. Mà ưu điểm của gạch không nung là xây nhanh hơn gạch
đất sét nung, ít tốn vữa, chịu được môi trường hay ngập nước. Ngoài ra, loại gạch này
không cần dùng than, củi, chất đốt từ tự nhiên, không làm ô nhiễm môi trường do khí
thải CO2. Chính vì vậy công ty nên phát huy thế mạnh của quy trình sản xuất của
mình và nguồn lực của công ty để mở rộng thị trường, đem lại thỏa mãn cho người
tiêu dùng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị sản xuất – Trường Đại học Thương Mại (2016)
2. />3. />4. />%E1%BA%A3nxu%E1%BA%A5tg%E1%BA%A1chkh%C3%B4ngnung%20(1).doc
5. />

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 3

ST

T

Họ và tên

Mã sinh viên

1

Nguyễn Kim Liên

14D240376

2

Hoàng Thị Thùy Linh

14D240308

3

Lã Nguyễn Mỹ Linh

14D240378

4

Lê Thị Linh

14D240377


5

Nguyễn Thùy Linh

14D210026

6

Nguyễn Thị Thanh Loan

14D240099

7

Bùi Thị Mai

14D210028

8

Lê Ngọc Mai

14D240381

9

Phạm Thị Chính Nghĩa

14D240104


10

Nguyễn Thị Bích Ngọc

14D240174

11

Nguyễn Thị Phượng

14D240179

Thư kí

Điểm đánh giá

Nhóm trưởng

Ký tên



×