Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

các kỹ thuật ghép cho cây điều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.25 KB, 14 trang )

I.

Đặt vấn đề

Từ xa xưa con người nhân giống cây, ban đầu dùng phương pháp gieo hạt.
Họ giữ lại hạt của quả ngon để nhân giống, và cho rằng quả trồng ra sẽ giống
như quả dưa, có thể giữ lại phẩm chất tốt vốn có. Nhưng con người lại thất
vọng vì kết quả họ thu được ngược lại với mong muốn, cây trồng ra lại khác
cây ban đầu, gần như trồng 10 cây ra 10 kiểu, trồng 100 cây ra 100 kiểu mà
đa số phẩm chất đều kém đi, lúc đó thì họ chưa phát hiện ra nguyên nhân gì,
nhưng sau nhiều bài học tích lũy được họ đã hiểu rằng những cây như thế cần
phải chiết và ghép thì mời đem lại hiệu quả tốt nhất.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thì họ đã giải thích được
nguyên do tại sao việc trồng bằng hạt lại không đem lại hiệu quả cao. Họ
khẳng định rằng nhân giống bằng phương pháp chiết ghép đem lại nhiều ưu
điểm mà vẫn giữ được đặc tính tốt của cây mẹ.
Thật vậy, Cây điều (Acanardium occidentale L.) hay còn gọi là đào lộn hột
để nhân giống nhanh và chất lượng cao thì việc nhân giống bằng chiết ghép
là lựa chọn thích hợp.
Trước kia, để phát triển nhanh diện tích trồng điều người ta thường nhân
giống bằng hạt. Việc nhân giống bằng hạt tương đối dễ thực hiện và cho phép
trong một thời gian ngắn có thể mở rộng diện tích trồng điều. Tuy nhiên, cây
giống bằng hạt rất khó tạo được quần thể cây đồng nhất, khi ngay ở thời kì
1


cây con các cá thể trong vườn đã không đồng nhất có cây cao cây thấp, cây lá
non xanh, có cây lá non đỏ lại có cây phân nhánh sớm cây phân nhánh muộn
vì nhân giống bằng hạt các tính trạng của loài bị phân ly mạnh ở các cá thể
trong một quần thể do bản thân cây điều là thụ phấn chéo nên mỗi hạt điều
được coi là một hạt lai khi đó cây lớn lên sẽ cho năng suất không ổn định và


chất lượng hạt cũng kém.
Hiện nay, để đạt được hiệu quả kinh tế cao và ổn định thì việc lựa chọn
phương pháp nhân giống điều bằng phương pháp ghép đem hiệu quả nhất để
giữ được tương đối đầy đủ các đặc tính tốt của cây mẹ. Vì thế, ta đi nghiên
cứu “kỹ thuật ghép cho cây điều”.
II.

Nội dung
1. Ưu thế của việc dùng cây ghép.
Cây gốc ghép và phần chồi ghép đều có những khả năng sinh tồn khác
nhau, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một tổ hợp cộng sinh hữu cơ, dựa
vào nhau cùng tồn tại, tạo thành một thể thống nhất. Bộ rễ của cây gốc ghép
hút nước và chất khoáng đồng thời tạo thành axit hữu cơ và axit amino cung
cấp cho thân, cành, lá của phần chồi ghép phía trên. Ngược lại, những vật
chất đồng hoá được do phần chồi ghép phía trên nhờ tác dụng quang hợp,
cung cấp trở lại cho bộ rễ.
Ngoài ra, tỷ lệ ra hoa đậu quả, sức đề kháng sậu bệnh... của tổ hợp ghép còn
chịu ảnh hưởng của cả phần chồi ghép và gốc ghép.
Tuy nhiên, ghép cây đòi hỏi các thao tác có kỹ thuật cao, sự chăm bón chu đáo
và tổ hợp ghép thường có tuổi thọ ngắn hơn so với cây trồng bằng hạt.
Những ưu điểm của cây ghép như sau:
+ Khả năng duy trì giống tốt: Những cây ăn quả được trồng bằng hạt thường
không giữ được hết các đặc tính của cây mẹ, vì khi nở hoa, thụ phấn hay bị lai
tạp; các hạt của quả bị lai tạp như vậy, khi đem trồng sẽ mọc thành cây mới
2


với những đặc tính khác xa dần cây mẹ. Ngược lại, cây ghép là kết quả của
nhân giống vô tính, cũng giống như chiết cành, giữ được hầu hết đặc tính của
cây mẹ. Sau khi ghép, mặc dù cây gốc ghép có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng

và phát triển của phần mắt ghép, song do phần ghép có giai đoạn sống tự
nhiên, đặc tính di truyền ổn định nên ảnh hưởng nói trên là không lớn. Do vậy,
cây ghép cũng như các phương pháp lai tạo khác, có thể duy trì được đặc tính
di truyền, tiếp tục giữ được phẩm chất và tính trạng ưu tú của cây mẹ.
+ Cây ghép mau ra quả với sản lượng cao: So với trồng cây bằng hạt hoặc
giâm cành thì cây ghép, hầu hết đều ra quả nhanh hơn, vì cây ghép nhanh
chóng hoàn thành diện tích tán lá cần thiết để ra quả. Hơn nữa tại nơi ghép
có tích luỹ khá nhiều cacbon, tỷ lệ C/N cao, tạo điềukiện thúc đẩy sự ra hoa
quả nhanh hơn.
+ Hệ số nhân giống cao: Từ một cây mẹ, giống tốt có thể lấy được nhiều mắt
ghép để tạo ra nhiều cây ghép. Trong khi chiết, không cho phép ấy nhiều cành
trên 1 cây.

2. Quy trình sản xuất giống điều ghép

3


a) Chọn địa điểm lập vườn ươm.
Vườn ươm gốc ghép phải đặt nơi cao ráo, thoát nước tốt, không có cây che
bóng, gần nguồn nước tưới và thuận tiện giao thông.
b) Tiêu chuẩn gốc ghép.
 Bầu đất.

Bầu ươm bằng túi nhựa P.E màu đen, kích thước túi bầu 15 x 33 cm (hay 15
x 25 cm). Đất vào bầu được pha trộn theo tỷ lệ như sau: đất mặt 70 – 90% +
phân chuồng hoai 10 – 30% + supe lân 0,5%. Bầu đất được xếp thành luống,
mỗi luống cách nhau từ 0,6 – 0,8 m, mỗi luống xếp từ 4 – 6 hàng bầu.
 Xử lý và gieo hạt giống.
Hạt giống làm gốc ghép được thu gom trên các cây mẹ có năng suất cao và

sinh trưởng khoẻ. Trước khi gieo thử hạt vào trong nước, loại bỏ những hạt
nổi, ngâm hạt trong 3 ngày (2 ngày đầu bằng nước trong, ngày thứ 3 ngâm
bằng nước có pha thuốc phòng trừ sâu bệnh loại basudine 0,5% với Benlate
0,5%). Lưu ý: thay nước một lần/ngày.

4


Khi hạt mới nứt nanh, dùng dao cắt bỏ chóp rễ và gieo hạt vào bầu đất. Đặt
eo hạt tiếp xúc với mặt đất và ấn chìm hạt ngay xuống mặt đất. Lưu ý: khi
gieo hạt trời nắng nên phủ cỏ, rơm khô và tưới nước mỗi ngày.
 Chăm sóc cây con trong bầu.
Tưới đủ nước và làm cỏ sạch khi cây còn nhỏ kết hợp với xịt thuốc Sherpa
25 EC để phòng sâu hại lá, sâu đục ngọn và bọ xít muỗi và thuốc Daconil hay
Benlate (theo hướng dẫn ghi trên bao bì) để phòng bệnh lở cổ rễ.

Cây con ươm bằng hạt trong bầu được khoảng 45 – 60 ngày thì tiến hành
đảo bầu (nhấc rễ), loại bỏ các cây còi cọc hoặc dị dạng và xếp lại thành từng ô
với mức độ sinh trưởng khác nhau để tiện chăm sóc. Sau đó để cây con ổn
định trong thời gian 30 ngày thì tiến hành ghép.

5


Tiêu chuẩn cây ghép: đường kính thân từ 7 – 10 mm, cây con làm gốc ghép
có từ 10 – 15 lá trở lên, tuổi cây con làm gốc ghép từ 45 – 60 ngày tuổi.
c) Tiêu chuẩn chồi ghép.
Để có đủ chồi ghép cho hàng năm, ta phải trồng vườn nhân chồi ghép hoặc
có thể chọn chồi ghép từ những vườn sản xuất.
 Chồi ghép được lấy từ vườn nhân chồi ghép của các giống điều tốt đã

được tuyển chọn và khuyến cáo theo các tiêu chuẩn sau:
• Cây có năng suất cao và ổn định từ 3 năm trở lên liên tiếp đạt năng
suất từ 30 kg trở lên. Tỷ lệ nhân lớn hơn 24%. Kích cỡ hạt ít hơn 170
hạt/kg. Số trái/chùm = 5 – 10 trái.Cây từ 8 năm tuổi trở lên.Cây sinh
trưởng khoẻ, phát tán đều và ít sâu bệnh.Cây đứng ở đầu các vườn
điều và có từ vài trăm cây trở lên.



Tiêu chuẩn chồi ghép tốt: chồi vừa mới bật, đường kính chồi từ 7 –
10 mm, chiều dài chồi ghép 7 cm, không có vết sâu bệnh, chồi lấy ở
ngoài sáng.

 Chọn chồi từ vườn sản xuất (vườn đang thu hoạch quả).
Trong trường hợp không có vườn nhân chồi ghép thì có thể lấy chồi ghép ở
các cây đầu dòng đạt những điều kiện sau:

6




Chọn chồi ghép từ những cây có chất lượng cao, năng suất và chất
lượng quả theo đúng yêu cầu của giống. Cũng có thể chọn chồi ở
vườn sản xuất nhưng phải chọn ở những cây có từ 3 vụ quả trở lên
và được theo dõi năng xuất ổn định qua nhiều năm. Tỷ lệ nhân hạt
lớn hơn 28%, kích cỡ hạt < 160 hạt/kg, có 5-10 quả/chùm, tỷ lệ chồi
ra hoa > 75%, cây sinh trưởng khỏe, phát tán đều và ít sau bệnh.




Cần chú ý rằng các cây đầu dòng chưa được đánh giá và tuyển chọn
ở những môi trường khác nhau nên khi sản xuất giống ghép cần hạn
chế về số lượng cây ghép xuất phát từ một cây và không phát tán
giống quá rộng.



Thời gian lấy chồi ghép tốt nhất là ngay khi cây chuẩn bị phát đợt lá
mới. Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ phiến lá, giữ cho chồi tươi bằng cách bọc
chồi trong vải ẩm, đặt vào thùng xốp, đậy kín thùng xốp và đặt nơi
thoáng mát. Tiêu chuẩn chồi ghép phải đạt: Chồi vừa mới bật. Đường
kính chồi > 0,6 cm. Chiều dài chồi từ 7-15 cm. Không bị sâu bệnh. Chồi
ở ngoài sáng.

d) Kĩ thuật ghép.
 Thời vụ ghép.

Nên ghép vào sáng sớm lúc trời mát lúc cây đã hút đủ nước qua đêm, thời
gian ghép tốt nhất là từ 6 đến 10 giờ sáng, có thể cắt chồi ghép chuẩn bị từ
chiều hôm trước. Không ghép cây lúc nắng to, cây dễ bị mất nước mặt cắt
mau khô hay sau khi trời vừa dứt cơn mưa làm lá ướt, cây ghép dể bị nhiễm
trùng.
Tỷ lệ sống cao nhất khi cây được ghép vào thời kỳ mưa ổn định và có thể
thu được chồi ghép đủ tiêu chuẩn. Thời vụ ghép thích hợp nhất là từ tháng 7
đến tháng 10 hàng năm cho các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và tháng 1
đến tháng 9 cho vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên để có cây giống
7



ghép trồng đầu mùa mưa, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cần tiến hành
gieo hạt vào tháng 1-2 và ghép vào đầu tháng 4-5 hàng năm.
 Thao tác ghép cành.

Có nhiều cách ghép cành. Đối với cây điều thường được áp dụng các
phương pháp ghép sau đây:
• Ghép trên cây điều con (ghép nêm).

Cây điều con dùng làm gốc ghép có từ 30-40 ngày tuổi. Cây gốc ghép được
cắt bỏ ngọn và chừa lại 2 cặp lá. Việc tháp ghép được thực hiện trên gỗ mềm
của thân cây gốc ghép, cho nên cách này còn được gọi là “ghép trên gỗ mềm”.
Từ chính giữa mặt cắt của thân, người ta dùng dao xẻ dọc thân một đoạn sâu
3,5-4,5 cm. Phần gốc cành ghép người ta dùng dao vạt từ 2 bên 2 đường cắt
tạo thành dạng một cái nêm. Chiều dài phần nêm bằng chiều sâu lát chẻ trên
thân gốc ghép. Người ta đặt cành ghép vừa khít với lát chẻ trên gốc ghép.
Người ta đặt cành ghép vừa khít với lát chẻ trên gốc ghép. Sau đó dùng băng
bằng nilon dẻo với độ dày 0,05 mm buộc vòng quanh nơi tháp ghép để giữ
chặt cành ghép. Dùng túi nilon có kích thước 15.10 cm chụp lên cành ghép
nhằm giữ độ ẩm cho đỉnh chồi trong những ngày đầu sau khi tháp ghép. Cần
chú ý là không để túi nilon chạm vào, đỉnh chồi sẽ thối.

8


Sau khi tiến hành ghép xong, cây ghép được đặt vào nơi mát trong thời
gian 15 ngày. Trong thời gian này cành ghép sẽ đâm chồi. Sau 15 ngày, người
ta nhẹ nhàng tháo túi nilon chụp ra và đem đặt cây ra ngoài trời trong vườn
ươm. Nếu vườn ươm được che bằng các vật liệu tạm thời thì có thể tháo các
tấm che để ánh nắng có thể chiếu lên cây. Sau 3 tháng thì có thể tháo bỏ băng
buộc cành ghép ra.

• Ghép vát.

Nên lựa chồi ghép và gốc ghép có đường kính tương đồng để khi ghép tỷ lệ
sống sẽ cao hơn. Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì
nên để cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp nhau. Dùng
dây nilon tự hoại quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép.
Dùng cây điều con 6 tháng tuổi, khỏe mạnh không bị sâu bệnh gây hại làm
gốc ghép. Trên cành ghép người ta vát một lá cắt dài 3-4 cm. Ở cuối lát cắt
xắn một vết ngang ngắn làm điểm tựa của cành ghép khi ghép lên gốc. Trên
gốc ghép cũng thực hiện một lát cắt vát tương tự như ở cành ghép và ở cuối
lát cắt cũng xắn một vết ngang, làm sao khi đặt mặt vát của cành ghép lên
vừa khít với mặt vát của gốc ghép và 2 vết xắn tựa lên nhau. Rìa cắt dưới
cùng của gốc ghép cần cách mặt đất khoảng 10-15 cm. Sau khi đặt khít mặt
vát của cành ghép lên mặt vát gốc ghép , người ta dùng băng nilon cột lại.

9


Cần chú ý khi vòng, băng nilon buộc từ dưới lên trên rồi sau đó buộc từ trên
xuống dưới.
Sau từ 3-4 tuần, khi chỗ ghép dính liền vào nhau, dùng kéo cắt phần trên
gốc ghép ở ngay trên chỗ ghép để tránh đọng nước làm thối gốc ghép. Vết cắt
này cần cắt nghiêng.
• Ghép bên.
Cách này được thực hiện ngay tại vườn sản xuất, trên những cây 2-3 năm
tuổi. Thường người ta chọn những cây khỏe mạnh nhưng có năng suất thấp
làm gốc ghép. Trên thân cây gốc ghép dùng dao rạch 3 đường theo 3 cạnh của
một hình chữ nhật đứng dọc theo thân cây. Hình chữ nhật có kích thước
4×1,25cm. Vết dao rạch theo 2 cạnh 2 bên và cạnh phía trên , cạnh phía dưới
không rạch. Cạnh dưới của hình chữ nhật cách mặt đất 15cm. Dùng dao lách

để tách vỏ ra từ 3 phía theo các vết dao rạch, nhưng không được bóc hẳn vỏ
ra.
Cành ghép dài khoảng 8-10 cm. Dùng dao vát phía dưới cành ghép tạo
thành một lát cắt nghiêng có kích thước tương đương với hình chữ nhật trên
gốc ghép. Đem đặt cành ghép vào phía trong lớp vỏ gốc ghép được tách ra,
đặt mặt cắt vát của cành chép ép vào thân cây chỗ được tách vỏ. Chính lớp vỏ
tách ra sẽ giữ chặt cành ghép ép vào thân cây. Dùng băng nilon buộc chặt
cành ghép vào gốc ghép.Thời vụ ghép bên thích hợp nhất là vào mùa mưa.
• Đẵn ngọn.
Đây là biện pháp kỹ thuật tác động lên những cây điều già trên 8 năm tuổi
và hiện đang có năng suất hạt thấp và phẩm chất hạt kém. Mục đích của việc
đẵn ngọn là làm trẻ hóa cây, tạo cho cây tăng thêm giá trị thu được của vườn
cây.
Các cây điều già được đem đẵn ngọn ở độ cao 0,5 m đến 0,75 m kể từ mặt
đất. Việc đốn được thực hiện khoảng 2-3 tháng trước khi mùa mưa đến, sau
10


vụ thu hoạch. Sau khi đẵn phần ngọn, từ phần gốc còn lại sẽ mọc thêm nhiều
chồi. Trong số các chồi mọc lên người ta chọn 8-10 chồi tốt, khỏe mạnh, phân
bố đều quanh gốc để chừa lại, còn những chồi khác cắt bỏ đi. Những chồi
được để lại sau này dùng làm gốc ghép theo phương pháp ghép trên cây con
(ghép trên gỗ mềm).
Sau khi ghép cành lên các chồi đợi sau 60-70 ngày kiểm tra lại và chọn để
lại 5-6 cây ghép tốt nhất, khỏe nhất. Những cây ghép không được chọn thì cắt
bỏ đi.
Mặt cắt thân cây điều già cần được xử lý thuốc trừ nấm bệnh để ngăn ngừa
nấm xâm nhập vào gốc thân gây thối gốc. Sau đó dùng hắc ín bôi lên mặt cắt
để tránh nước ngấm vào làm thối mục cây. Các chồi non bị cắt bỏ, mặt cắt cần
được bôi dung dịch Basudin 10 H, bôi ngay sau khi cắt bỏ, bôi ngay sau khi cắt

để phòng sâu đục thân.
 Chăm sóc cây điều ghép.

Cây điều ghép khi đưa ra vườn ươm cần được chăm sóc chu đáo và theo dõi
thường xuyên cho đến khi đem ra trồng ngoài vườn. Việc chăm sóc cây điều
trong vườn ươm tiến hành như sau:
- Loại bỏ tất cả những chồi nách nhú lên trên thân gốc ghép. Cần tiến hành việc
loại bỏ này một cách thường xuyên liên tục, ởi vì chồi nách thường phát triển
rất nhanh.

11


- Sau khi ghép 45 ngày cần cắt bỏ 2 cặp lá còn chừa lại trên gốc ghép.
- Tưới cho cây ghép 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
- Sau 45 ngày nếu thấy các cây ghép có triển vọng sinh trưởng và phát triển tốt
thì nên thay đổi vị trí chuyển cây ghép đi nơi khác. Khi chuyển đi nhớ cắt bớt
rễ cây ló ra khỏi túi bầu. Việc làm này cần được tiếp tục đều đặn cho đến khi
cây đem trồng ra vườn sản xuất.
- Trong một số trường hợp, phần trên của cành ghép có thể bị khô vì một lý do
nào đo, những phần dưới vẫn còn xanh tươi. Nếu gặp phải những trường hợp
tương tự, đừng vội cho rằng cây ghép đã bị chết mà loại bỏ cả cây ghép. Cần
cắt bỏ phần khô và chăm sóc cho cây. Nếu chỗ ghép được thực hiện tốt, thì
sau 30-40 ngày chồi non sẽ mọc lên.

III.

Kết Luận.

Như vậy, việc trồng điều thuận lợi và đạt hiệu quả năng suất cao thì sử

dụng phương pháp ghép cây là thích hợp hơn cả. Nhân giống vô tính bằng
phương pháp chiết cành hoàn toàn giữ được đặc tính, đặc điểm của cây mẹ.
Nhưng nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là cây điều không cho rễ
cọc, bộ rễ chùm ăn nông, dễ làm cho cây đổ ngã khi gió to, mưa lớn. Nhân
giống vô tính bằng phương pháp ghép với gốc ghép non 1-2 tháng tuổi vẫn
không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cây mẹ. Không những thế nó còn
bảo đảm được sức sống như trồng điều từ hạt có rễ cọc khoẻ, chống đổ cho
cây khi có gió to, bão lớn; lấy nước, dinh dưỡng tốt trong những điều kiện khô

12


hạn. Như thế điều ghép vừa có sức sống khoẻ, vừa giữ được mọi đặc tính, đặc
điểm của cây mẹ mà ta mong muốn.
Từ những ưu điểm của cây ghép mang lại sẽ thúc đẩy hơn những quy mô
ghép điều bán cho bà con nông dân đang có nhu cầu trồng điều tập trung,
hơn nữa nó góp phần thúc đẩy cho ngành sản xuất điều phát triển và ngành
nghiên cứu lai tạo ra những giống điều mới, có năng suất chất lượng góp
phần xóa đói giảm nghèo cho những người nông dân.

Tài liệu tham khảo
1. Đường Hồng Nhật, 2001. Cây điều kỹ thuật trồng và triển vọng phát
triển, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
2. />%C3%B4ngtinKHCN/K%E1%BB%B9thu%E1%BA%ADt%E1%BB
%A9ngd%E1%BB
%A5ng/tabid/215/ctl/Details/mid/702/ItemID/521/Default.aspx

13



3. />Id=374&caytrongkythuat=%C4%91i%E1%BB%81u
%20(%C4%91%C3%A0o%20l%E1%BB%99n%20h%E1%BB%99t)
4. />index=detail&type=a&idtin=214

14



×