Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Văn hóa học đường ở tỉnh Hậu Giang (Trường hợp các trường THPT Tp. Vị Thanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.28 KB, 17 trang )

Header Page 1 of 145.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________

ISO 9001:2008

TRẦN LÊ DIỆU TIÊN

VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
Ở TỈNH HẬU GIANG
(TRƯỜNG HỢP CÁC TRƯỜNG THPT
TP. VỊ THANH)
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học PGS.TS NGÔ MINH OANH

TRÀ VINH, NĂM 2016

Footer Page 1 of 145.


Header Page 2 of 145.

TÓM TẮT
Luận văn Văn hóa học đường ở tỉnh Hậu Giang( trường hợp nghiên cứu các
trường THPT Tp. Vị Thanh được tiến hành từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 9 năm
2015. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định ở đây là Văn hóa


học đường tỉnh Hậu Giang, nghiên cứu khảo sát trên trường hợp điển hình là các
trường THPT Thành phố Vị Thanh.
Quá trình thực hiện được tác giả chia ra thành các giai đoạn cụ thể:
1. Hoàn thành đề cương luận văn theo nội dung đề tài
2. Tiến hành thu thấp những thông tin, điều tra, khảo sát những nội dung có
liên quan đến nội dung đề tài và lập bảng hỏi về những biểu hiện của Văn hóa học
đường. Tiến hành phát phiếu hỏi cho đối tượng giáo viên và học sinh ở các trường
THPT Tp. Vị Thanh.
3. Hoàn thành nội dung của luận văn theo từng công việc của đề cương với kết
quả nghiên cứu có tham khảo ý kiến của người hướng dẫn khoa học.
Nội dung luận văn trên cơ sở những lí luận về văn hóa học đường đã trình bày
những nét khái quát về đặc điểm văn hóa học đường ở tỉnh Hậu Giang cụ thể trong
trường hợp khảo sát với mong muốn nhìn về đúng thực trạng của nền văn hóa học
đường đặt trên cơ sở nền móng về kinh tế- văn hóa- xã hội của tỉnh Hậu Giang.Văn
hóa học đường là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình hoạch định đầu tư cho giáo
dục. Là một yếu tố quyết định chất lượng đầu ra cho giáo dục- đó là giáo dục và đào
tạo những con người vừa có đức vừa có tài. Thế nên, giáo dục phải chú trọng cả hai
mặt dạy chữ và dạy người.
Ý thức được tầm quan trọng của văn hóa học đường ở tỉnh Hậu Giang, tác giả
luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng và phát huy những nét đẹp trong
văn hóa học đường tỉnh Hậu Giang trước sự biến động phức tạp của nền kinh tế thị
trường nước ta hiện nay.

-iii-

Footer Page 2 of 145.


Header Page 3 of 145.


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1- Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2- Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
3- Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................3
3.1- Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................3
3.2- Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................4
4- Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................4
5- Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................7
6- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
6.1- Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................7
6.2- Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................7
7- Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8
8- Bố cục của luận văn .............................................................................................9
NỘI DUNG...............................................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG VÀ KHÁI QUÁT
VỀ TỈNH HẬU GIANG VÀ THÀNH PHỐ VỊ THANH .....................................10
1.1- Cơ sở lí luận chung về vấn đề văn hóa và VHHĐ ..........................................10
1.1.1- Khái niệm văn hóa ....................................................................................10
1.1.2- Những lí luận cơ bản về VHHĐ ...............................................................15
1.1.2.1- Khái niệm Văn hóa học đường .........................................................15

-iv-


Footer Page 3 of 145.


Header Page 4 of 145.

1.1.2.2- Mục tiêu của giáo dục VHHĐ ..........................................................18
1.1.2.3- Bản chất của VHHĐ .........................................................................19
1.1.2.3.4- Vai trò của VHHĐ .........................................................................19
1.1.2- Nội dung của VHHĐ ................................................................................21
1.2- Khái quát về tỉnh Hậu Giang, Thành phố Vị Thanh .......................................23
1.2.1- Tổng quan về tỉnh Hậu Giang ..................................................................23
1.2.2- Những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế- văn hóa- xã hội Tp.
Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ..................................................................................28
1.2.2.1- Vị trí địa lí .........................................................................................29
1.2.2.2- Điều kiện tự nhiên ............................................................................29
1.2.2.3- Điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội ...................................................30
1.2.3- Những nét khái quát về các trường THPT ở Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .32
1.2.4- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT .................................................35
CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG TRONG CÁC
TRƯỜNG THPT TP. VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG.....................................42
2.1- Các nhân tố tác động đến VHHĐ ở tỉnh Hậu Giang .......................................42
2.1.1- Các nhân tố khách quan ............................................................................42
2.1.1.1- Ảnh hưởng của xu thế phát triển chung của đất nước ......................42
2.1.1.2- Ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế, văn hóa- xã hội của địa phương .43
2.1.2- Các nhân tố chủ quan ...............................................................................44
2.1.2.1- Bản thân giáo viên ............................................................................44
2.1.2.2-Bản thân học sinh...............................................................................44
2.2- Nội dung cơ bản của VHHĐ trong các trường THPT Tp. Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang .............................................................................................................45

2.2.1- Văn hóa môi trường học đường ................................................................45
2.2.1.1- Khái niệm văn hóa môi trường học đường .......................................45
2.2.1.2- Biểu hiện của văn hóa môi trường học đường ở các trường THPT Tp.
Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ..............................................................................46
2.2.2- Văn hóa tổ chức trong các trường THPT tỉnh Hậu Giang ........................53

-v-

Footer Page 4 of 145.


Header Page 5 of 145.

2.2.2.1- Khái niệm văn hóa tổ chức học đường .............................................53
2.2.2.2-Biểu hiện văn hóa tổ chức trong học đường trong các trường THPT
Tp.Vị Thanh, Hậu Giang................................................................................55
2.2.3- Văn hóa ứng xử trong các trường THPT tỉnh Hậu Giang ........................73
2.2.3.1- Khái niệm văn hóa ứng xử ................................................................73
2.2.3.2- Biểu hiện văn hóa ứng xử trong các trường THPT Tp. Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang ......................................................................................................77
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG ..................83
3.1- Một số nguyên tắc xây dựng văn hóa học đường ở Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .83
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của quá trình giáo dục .......................83
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả thiết thực............................................83
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo hệ thống giá trị được kế thừa và phát triển ở đối tượng
giáo dục...............................................................................................................83
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xoá bỏ, ngăn
chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến văn hoá học đường.........................................84
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh .84
3.2- Các biện pháp xây dựng văn hoá học đường ở tỉnh Hậu Giang......................84

3.2.1- Nhà trường- gia đình- xã hội cần xác định đúng vai trò, trách nhiệm của
mình trong việc xây dựng văn hóa học đường....................................................84
3.2.2-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, công nhân viên, đội ngũ giáo viên
và toàn thể học sinh về công tác xây dựng văn hoá học đường ..........................90
3.2.3. Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây
dựng văn hoá học đường.....................................................................................91
3.2.4. Tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, giáo viên và học sinh....92
3.2.5. Tăng cường quản lý nề nếp dạy học và chất lượng dạy và học, trước hết là
ở đội ngũ giáo viên .............................................................................................93
3.2.6. Đẩy mạnh vai trò của Đoàn thanh niên, coi đó là lực lượng nòng cốt trong
các hoạt động xây dựng VHHĐ trong học sinh ..................................................94
3.2.7. Xây dựng môi trường cảnh quan văn hoá, khuôn viên xanh - sạch - đẹp kết
hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, lớp học. .....................................95
-vi-

Footer Page 5 of 145.


Header Page 6 of 145.

KẾT LUẬN ..............................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 104

-vii-

Footer Page 6 of 145.


Header Page 7 of 145.


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH:

Ban chấp hành

BGH:

Ban giám hiệu

TNCS:

Thanh niên cộng sản

THPT:

Trung học phổ thông

Tp.:

Thành phố

VHHĐ:

Văn hóa học đường

GD& ĐT:

Giáo dục và đào tạo


-viii-

Footer Page 7 of 145.


Header Page 8 of 145.

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

biểu đồ
Biều đồ 2.1

Nhận xét của Thầy cô giáo về cảnh quan sư phạm nơi mình
công tác

Trang

49

Biều đồ 2.2 Nhận xét về trang phục của học sinh

60

Biều đồ 2.3 Ý thức học tập trên lớp của học sinh

62


Biều đồ 2.4 Sự cần thiết tham gia các hoạt động của học sinh

72

Biều đồ 2.5 Biểu hiện hành vi văn hóa tiêu cực của học sinh

77

Biều đồ 2.6 Nhận xét của thầy cô giáo về đạo đức học sinh

78

Biều đồ 2.7 Thái độ của học sinh khi gặp giáo viên

79

Biều đồ 2.8 Ứng xử của học sinh với giáo viên trong trường hợp cụ thể

80

Biều đồ 2.9 Nhận xét của giáo viên về thầy, cô hiệu trưởng của mình

81

-ix-

Footer Page 8 of 145.


Header Page 9 of 145.


MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
Nhà trường là nơi “ươm mầm” cho sự phát triển toàn diện của con người cả về
tri thức và văn hóa. Đó là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục
thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn trở thành con người sống
có hoài bão hay không, có được lí tưởng sống tốt đẹp hay không có đủ tri thức để trở
thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp là còn phụ thuộc rất nhiều vào
môi trường giáo dục nhà trường. Vì vậy, vấn đề xây dựng VHHĐ song song với vấn
đề giáo dục tri thức phải được coi là vấn đề mang tính sống còn, cần có sự quan tâm,
đầu tư của từng nhà trường, từng gia đình và sự chung tay của toàn xã hội để môi
trường giáo dục có thể hoàn thành tốt sứ mệnh của mình trong việc giáo dục và đào
tạo những “rườm cột” cho nước nhà.
Có một nhà nghiên cứu đã mô tả VHHĐ hiện nay với một hình ảnh hết sức gần gũi
VHHĐ “... như không khí mà chúng ta thở. Không ai nhận ra cho đến khi nó bị ô nhiễm”.
Thật vậy, thời gian gần đây, thông tin các vụ học sinh đánh nhau được quay
video, đăng tải các phương tiện truyền thông đại chúng, các vụ việc học sinh vô lễ
với thầy cô giáo đã ở mức nghiêm trọng hơn, thầy cô giáo có những lời nói khiếm
nhã thiếu tôn trọng học sinh, thậm chí là giáo viên gạ tình sinh viên đã là vấn đề được
bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn, các trang web điện tử khiến chúng ta không thể
làm ngơ, thờ ơ với những điều tưởng chừng như không thể xảy ra ở một môi trường
vốn được xem là lành mạnh và văn hóa. Điều đó khiến chúng ta đặc biệt là các nhà
làm công tác giáo dục “ sực tỉnh”. Môi trường giáo dục đã không còn an toàn nữa.
Một môi trường mà từ xưa đến nay được ví như là “vườn ươm” những nhân tài để
kiến thiết đất nước đã và đang bị đe dọa tấn công bởi những mối nguy hiểm từ bên
trong lẫn bên ngoài .
Chúng ta cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, đất nước ta trên đà hội nhập
kinh tế quốc tế, bên cạnh những thành tựu vẻ vang đáng được khích lệ nhưng vẫn
chịu ảnh hưởng không nhỏ những hệ lụy của mặt trái của nền kinh tế thị trường, đặc


-1-

Footer Page 9 of 145.


Header Page 10 of 145.

biệt những vấn nạn về bạo lực học đường đã và đang len lỏi và có dấu hiệu phát triển
trong hệ thống giáo dục nước ta. Gióng lên hồi chuông báo động về sự xuống cấp
trầm trọng của VHHĐ.
Đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại một cách sâu sắc, cặn kẽ và coi VHHĐ là
một đối tượng nghiên cứu để có cái nhìn đúng đắn nhất về thực trạng nền VHHĐ ở
địa phương nói riêng và của nước ta nói chung.
Trên dãy đất cong cong hình chữ S này, mọi người biết đến tỉnh Hậu Giang là
một tỉnh mới được thành lập cách đây không lâu. Tuy khiêm tốn với tuổi đời còn “
non trẻ”, Hậu Giang đang từng ngày vươn mình bắt nhịp với sự phát triển chung của
đất nước, Đảng và nhân dân tỉnh Hậu Giang chung sức một lòng hăng hái lao động,
thi đua. Cùng với kinh tế, văn hóa- xã hội thì giáo dục nhận được sự đầu tư, quan tâm
của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, người viết vẫn chưa tìm thấy công trình khoa
học nào nghiên cứu về vấn đề VHHĐ ở tỉnh Hậu Giang. Người viết hy vọng tìm ra
được nét đẹp trong VHHĐ nơi đây mang đậm dấu ấn riêng tự hào mang tên mìnhHậu Giang.
Mặt khác, người viết quan tâm đến sự tác động mặt trái kinh tế thị trường tác
động như thế nào vào môi trường học đường này ở các cấp học, các trường học trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Từ những lí do trên đã thôi thúc người viết hình thành một ý tưởng về một công
trình nghiên cứu về mảng VHHĐ trên chính mảnh đất mà người viết đã từng sinh ra và
lớn lên. Và sau khi tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành văn hóa học, người viết
chọn đề tài cho luận văn cao học chuyên ngành văn hóa học của mình là “ Văn hóa
học đường ở tỉnh Hậu Giang (trường hợp các trường THPT Tp. Vị Thanh)”.
Do giới hạn về những điều kiện chủ quan lẫn khách quan, người viết không có

tham vọng nghiên cứu hết các lớp học, các cấp bậc trong tỉnh Hậu Giang, người viết
chỉ thực hiện đề tài ở một mảng nhất định của VHHĐ và giới hạn phạm vi khảo sát
cũng như cấp bậc khảo sát.
Giới hạn phạm vi khảo sát, nghiên cứu thực hiện đề tài là các trường THPT
trên địa bàn Tp. Vị Thanh trước hết vì Tp. Vị Thanh là trung tâm kinh tế- văn hóa -

-2-

Footer Page 10 of 145.


Header Page 11 of 145.

xã hội của tỉnh, ở nơi đây nhịp sống rất năng động, nhộn nhịp vừa có địa hình thành
thị vừa nông thôn, mang đầy đủ những nét tiêu biểu của tỉnh Hậu Giang. Đây chính
là bộ mặt của tỉnh, khi tìm hiểu VHHĐ ở địa bàn này sẽ toát lên được những nét đặc
trưng của tỉnh nên người viết chọn đây là phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Ở lứa tuổi “ ô mai” hoa mộng, đây cũng được xem là một giai đoạn hết sức
quan trọng hoàn thiện nhân cách để các em chuẩn bị hành trang vững bước vào đời.
Sự nghiên cứu về tâm lí lứa tuổi cho thấy rằng, đây là một lứa tuổi đầy năng động và
rất nhạy cảm trước cuộc sống đánh dấu giai đoạn chuẩn bị tự làm chủ cuộc sống của
mình cho nên mọi sự tác động ( cả tích cực và tiêu cực) đều có ảnh hưởng rất lớn đến
việc hình thành, định hướng nhân cách cho các em. Nhận thức rõ điều đó, người viết
chọn lứa tuổi học sinh THPT làm đối tượng khảo sát cho đề tài của mình.
Trong quá trình thể hiện luận văn, dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện công
trình nhưng luận văn không thể tránh khỏi hạn chế, sai sót. Người viết hy vọng nhận
được ý kiến đóng góp chân tình từ quý thầy cô và độc giả quan tâm về vấn đề này để
luận văn được hoàn thiện hơn.
2- Mục tiêu nghiên cứu
- Căn cứ vào đặc điểm, tình hình chung của tỉnh Hậu Giang nói chung và của

Tp. Vị Thanh nói riêng cũng như khảo sát các trường THPT của Tp. Vị Thanh tìm ra
những yếu tố tác động đến VHHĐ của các trường THPT Tp. Vị Thanh của tỉnh Hậu
Giang.
- Thấy được những biểu hiện của VHHĐ đồng thời phải phân tích, đánh giá
và rút ra nhận xét.
-Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp xây dựng nền VHHĐ ngày càng tốt đẹp và
phát triển bền vững hơn.
3- Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1- Ý nghĩa khoa học
Thực hiện đề tài này người viết hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ của mình
về mảng VHHĐ trong chuyên ngành văn hóa học nói chung và hệ thống nghiên cứu
về văn hóa miền Tây Nam Bộ nói riêng. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của người

-3-

Footer Page 11 of 145.


Header Page 12 of 145.

viết có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho những công trình nghiên cứu khoa
học về lĩnh vực học đường, giáo dục tiếp sau có quy mô phát triển và hoàn chỉnh hơn.
3.2- Ý nghĩa thực tiễn
Nhìn nhận lại vấn đề VHHĐ trong các trường THPT tỉnh Hậu Giang hiện nay.
Bao gồm những nét đẹp trong VHHĐ và những thiếu sót, tồn đọng trong nền giáo
dục của tỉnh Hậu Giang thông qua các trường THPT Tp. Vị Thanh. Để từ đó, người
viết đề xuất biện pháp xây dựng và phát huy những điểm mạnh và ngăn chặn khắc
phục những yếu kém và những nguy cơ tiêu cực đã, đang và sẽ xảy ra. Bên cạnh đó
luận văn hy vọng nhận được sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, có
trách nhiệm và toàn xã hội để cùng nhau nhìn nhận và xem xét đánh giá và đưa ra

cách giải quyết tối ưu nhất.
4- Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi tìm hiểu, thu thập các nguồn tư liệu về VHHĐ, chúng tôi nhận thấy những
bài viết về vấn đề này khá đa dạng và phong phú về số lượng và chất lượng.
Đầu tiên là các bài báo, bài tham luận được đăng trên các phương tiện truyền
thông đại chúng như các tờ báo, tạp chí và nguồn báo trên các website điện tử về vấn
đề VHHĐ. Ví dụ như bài viết “ VHHĐ nhìn từ quan hệ thầy trò” của tác giả Đinh
Công Tuấn, “ Thực trạng và giải pháp xây dựng VHHĐ trong trường đại học hiện
nay” của tác giả Nam Lê, “ Giáo dục giá trị của VHHĐ” của Nguyễn Minh Hạc… và
còn rất nhiều bài luận tham gia ý kiến của mình xoay quanh những vấn đề về VHHĐ.
Mỗi tác giả đều đưa ra cách nhìn nhận, phân tích đánh giá của mình về thực trạng của
VHHĐ, và đề xuất phương pháp xây dựng dưới góc độ cá nhân của mình. Nhưng
nhìn chung, những bài tham luận còn chưa mang tính bao quát các vấn đề. Chủ yếu
là sự đánh giá nhìn nhận của mình về nền giáo dục chung, mỗi người đi vào một khía
cạnh của VHHĐ để nhìn nhận, phân tích, đánh giá đa số tập trung vào thực trạng và
đề xuất giải pháp. Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu ở đây chủ yếu là sinh viên các
trường cao đẳng, đại học, ít bài viết đi sâu vào phân tích lứa tuổi THPT.
- Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân đã tập hợp và giới thiệu cho bạn đọc quyển
sách “ Văn hóa giao tiếp trong nhà trường” vào năm 2011. Với dung lượng là 316

-4-

Footer Page 12 of 145.


Header Page 13 of 145.

trang gồm 35 bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu giáo dục các nhà giáo có tâm
huyết với nghề, quyển sách tập trung về mảng văn hóa giao tiếp trong nhà trường –
một bộ phận quan trọng của VHHĐ, bước đầu đề cập thực trạng và đưa ra những

hướng khắc phục.Tuy chưa thể bao quát hết toàn bộ hoạt động giao tiếp và giáo dục
văn hóa giao tiếp trong các nhà trường hiện nay nhưng quyển sách này là cơ sở, đồng
thời là cẩm nang để mỗi nhà hoạch định giáo dục, mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh,
sinh viên nhìn lại hoạt động này đồng thời rút ra những bài học bổ ích cho riêng mình.
Bên cạnh đó, kỷ yếu Hội thảo “Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường”
do Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức
gồm những bài tham luận được gửi tới từ nhiều trường đại học, cao đẳng, trường phổ
thông và các cơ quan quản lý giáo dục trong cả nước. Nhìn chung, các báo cáo đã đề
cập đến nhiều nội dung phù hợp với chủ đề của Hội thảo, có được những nhận định
sâu sắc về thực trạng văn hóa giao tiếp trong nhà trường hiện nay, nêu được những
kinh nghiệm hữu ích và đề xuất những giải pháp khả thi, những kiến nghị cấp thiết
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường.
Chúng tôi cũng tìm thấy được quyển sách “Góp phần xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” do Vũ Bá Hòa làm chủ biên có những nội dung cần cho
việc tiếp cận lý luận của luận văn. Nội dung quyển sách trình bày những giải pháp
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Thông qua các bài viết của các nhà
quản lí giáo dục, nhà khoa học, nhà báo, nhà giáo…và một số em ở nhiều tỉnh, thành
trên cả nước, hình dung được phần nào hiện trạng học đường, những khó khăn, những
giải pháp, những sáng kiến kinh nghiệm, những biện pháp, những kết quả cụ thể của
việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở các
địa phương. Bên cạnh đó, quyển sách còn giới thiệu gương sáng học đường- những
người tốt, việc tốt – rất cần được tuyên truyền, phổ biến, học tập và vận dụng trong
thức tế giáo dục để tiếp tục đẩy mạnh phong trào “ xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”. Đây là những bài nghiên cứu rất chuyên sâu mang đậm tính thực
tiễn, khảo sát bài bản về một phong trào thể hiện nét đẹp văn hóa trong học đường,
một tài liệu nghiên cứu mà người viết cho rằng rất cần thiết cho quá trình thực hiện
luận văn của mình.

-5-


Footer Page 13 of 145.


Header Page 14 of 145.

- Với dung lượng 425 trang, quyển sách “Xây dựng VHHĐ, trường học thân
thiện, học sinh tích cực” do TS. Nguyễn Khắc Hùng và TS. Đào Hoàng Nam làm chủ
biên, xuất bản 2011. Đây là cuốn sách tập hợp và giới thiệu các bài viết bàn về VHHĐ
trong bối cảnh hiện nay của các chuyên gia đầu ngành, các nhà giáo, các nhà nghiên
cứu hoạt động trong lĩnh vực Tâm lí- Giáo dục. Mỗi bài viết đều mang tính lí luận
cao, có tính ứng dụng thiết thực sâu sắc vào thực tiễn trong công tác giảng dạy, quản
lý và nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức, xây dựng hành vi kỹ năng, hành vi giao
tiếp trong nhà trường, đạo đức nghề giáo, phương pháp giáo dục học sinh thông qua
sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Những bài viết của nhiều giáo
sư tiến sĩ, nhiều nhà giáo, chuyên gia đã tích hợp một nội dung cơ bản là xây dựng
nhà trường thân thiện, học sinh tích cực. Đây là tài liệu quý báu, có ý nghĩa thiết thực,
bổ ích không chỉ dành cho người làm công tác giáo dục mà còn cần thiết cho các phụ
huynh các cấp học và những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Song song đó, người viết tìm hiểu các nguồn tư liệu về nền giáo dục về VHHĐ
trên địa bàn Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Người viết tìm thấy những tư liệu như bài
báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học đề tài cấp tỉnh Ths. Trịnh Quang Hưng “Đào
tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Hậu Giang: Thực trạng và giải pháp”. Hay bài “Ba mươi
năm ngành giáo dục huyện Long Mỹ 1945-1975” của 2 tác giả Chi Lăng, Đồng Quang
Minh ghi lại truyền thống giáo dục huyện Long Mỹ; Ký ức nhà giáo: gồm những bài
hồi ký của cán bộ giáo viên; Gương nhà giáo: tiểu sử tóm tắt của một số cán bộ, giáo
viên có nhiều công sức đối với giáo dục huyện Long Mỹ.. Hay bài “Khái quát tình
hình hoạt động ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang 30 năm kháng chiến (1945-1975”
của Sở giáo dục tỉnh Hậu Giang tình hình hoạt động của ngành giáo dục tỉnh Hậu
Giang từ giai đoạn trải qua hai cuộc kháng chiến, đội ngũ cán bộ cũng đã trải qua
cuộc trường chinh vĩ đại ấy, bên cạnh đó tỏ rõ lòng trung thành với nhân dân, nỗ lực

phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình. Nhìn chung, những bài viết chủ
yếu tập trung nhấn mạnh về việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên
môn, nâng cao phương pháp dạy và học, đề cao vai trò của ngành giáo dục và người
thầy. Vấn đề về VHHĐ vẫn chưa tập trung khai thác hiệu quả.

-6-

Footer Page 14 of 145.


Header Page 15 of 145.

Đây là những công trình nghiên cứu mà trong quá trình viết luận văn người
viết đã thu thập được để làm tiền đề cho bài viết của mình. Khẳng định, đây là những
tài liệu vô cùng quý giá và hữu ích về lĩnh vực mà người viết quan tâm. Trên cơ sở
những công trình nghiên cứu trước, tác giả kế thừa những kết quả đạt được và tiếp
tục nghiên cứu VHHĐ trong một trường hợp cụ thể qua trường hợp các trường Trung
học phổ thông Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
5- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của VHHĐ.
- Phân tích các yếu tố tác động đến VHHĐ
- Khảo sát, đánh giá đặc điểm VHHĐ trong các trường THPT trên địa bàn thành
phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- Xây dựng giải pháp cụ thể để xây dựng VHHĐ ở các trường THPT Vị Thanh
Tp. Vị Thanh nói riêng, tỉnh Hậu Giang nói chung.
6- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1- Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố tác động đến VHHĐ
- Những biểu hiện của VHHĐ ở các trường THPT Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang hiện nay.

6.2- Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: Người viết tập trung khảo sát thực hiện đề tài trong các
trường THPT Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Cụ thể: người viết khảo sát 03 trường THPT ở Tp. Vị Thanh trên tổng số 21
trường THPT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Có thể liệt kê như sau:
01/ Trường THPT chuyên Vị Thanh.
Địa chỉ: Số 04, đường Đồ Chiểu, phường 01, Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Đây là một trường đặc thù của tỉnh Hậu Giang. Trường học là nơi đào tạo các học sinh
giỏi cho tỉnh Hậu Giang, được sự đặc biệt chăm lo của ngành giáo dục tỉnh.
02/ Trường THPT Vị Thanh
Địa chỉ: Số 559, đường Trần Hưng Đạo, KV1, phường 3, Tp.Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang.
-7-

Footer Page 15 of 145.


Header Page 16 of 145.

03/ Trường THPT Chiêm Thành Tấn
Địa chỉ: số 03, đường Chu Văn An, khu vực 1, phường 7, Tp. Vị Thanh, Tp.
Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- Phạm vi thời gian:
Người viết tìm hiểu về đặc điểm tỉnh Hậu Giang nói chung và Tp. Vị Thanh
nói riêng từ khi tỉnh thành lập cho đến nay ( hơn10 năm).
Người viết thực hiện nghiên cứu nền VHHĐ trong các trường THPT của Tp.
Vị Thanh 03 năm học gần đây nhất là năm học 2012-2013; 2013-2014;2014-2015 để
thấy rõ được những biểu hiện VHHĐ hiện nên trong các trường THPT ở Tp. Vị Thanh.
Thực hiện khảo sát phát phiếu điều tra và phỏng vấn sâu vào đầu năm học 2015.
7- Phương pháp nghiên cứu

Đề hoàn thành luận văn người viết sử dụng các biện pháp chuyên ngành và liên
ngành sau đây:
-Phương pháp luận: Người viết sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác
Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh
-Phương pháp lịch sử- logic
Người viết vận dụng phương pháp này trong việc tìm về lịch sử hình thành của
trường để biết được nền VHHĐ của các trường THPT ở TP. Vị Thanh được xây dựng
trên cơ sở như thế nào và phát triển ra sao.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã sử dụng phương pháp điều
tra xã hội học để tìm hiểu về những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, chính trị- kinh tếvăn hóa – xã hội của Tp. Vị Thanh cũng như toàn tỉnh Hậu Giang để biết thêm những
thông tin hữu ích về những yếu tố tác động đến VHHĐ, góp phần hoàn thiện luận văn.
- Phương pháp quan sát- thu thập tài liệu- điều tra- phiếu hỏi
-Để thực hiện đề tài này, người viết tìm các nguồn tài liệu từ sách vở, báo chí,
trên các trang mạng điện tử, cổng website của tỉnh Hậu Giang để làm cơ sở lí luận
cho luận văn.
-Bên cạnh đó người viết cũng phát phiếu khảo sát cho cả hai đối tượng, học
sinh và sinh viên ở cả 3 trường THPT trên địa bàn thành phố. Cụ thể:
-8-

Footer Page 16 of 145.


Header Page 17 of 145.

+Phát 300 phiếu khảo sát dành cho đối tượng là học sinh trên 03 điểm trường
THPT trên địa bàn Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.( Mỗi trường là 100 phiếu dành cho
cả 3 khối lớp 10,11, 12). Thu lại được 300 phiếu.
+ Phát 150 phiếu khảo sát dành cho đối tượng giáo viên trên 03 điểm trường
THPT trên địa bàn Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.( Mỗi trường là 50 phiếu). Thu lại

được 150 phiếu khảo sát.
-Tiến hành phỏng vấn sâu giáo viên, học sinh. Quan sát, chụp ảnh, ghi nhận
những thông tin cần thiết cho luận văn của mình.
Phương pháp xử lí số liệu: Biểu đồ, bảng biểu thống kê
Trên cơ sở các dữ liệu, người viết tiến hành phân tích, tổng hợp để đưa đến
những nội dung làm sáng tỏ luận văn.
8- Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có: Mở đầu, ba chương nội dung, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Phần nội dung có ba chương sau đây:
- Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG VÀ KHÁI
QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG, TP. VỊ THANH
- Chương 2: BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG TRONG CÁC
TRƯỜNG THPT TP. VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG
- Chương 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

-9-

Footer Page 17 of 145.



×