Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.76 KB, 27 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------------------------------------

NGUYỄN THỊ HIỀN LƢƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số:

60-31-10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2012


2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới được xác định là một trong những nhiệm vụ chiến
lược của nước ta hiện nay với vai trò quan trọng là cốt lõi của việc thực hiện
Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X.
Tỉnh Thái Nguyên – một tỉnh có vị trí và vai trò quan trọng của vùng Trung
du miền núi phía bắc nước ta. Hơn nữa, Thái Nguyên còn có điều kiện tự nhiên


và tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển kinh tế, đăc biệt là phát triển
ngành nông nghiệp. Toàn tỉnh có 143 xã, còn rất nhiều xã khó khăn nằm trong
vùng 135, đời sống của nông dân chưa cao. Thái Nguyên nhận được nhiều sự
quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã xây dựng và triển khai chương
trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện bước đầu ở 35 xã.
Qua gần 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tuy
nhiên, những thành tựu đạt được chưa xứng với tiềm năng, lợi thế, nông nghiệp
phát triển còn kém bền vững, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản
xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực
còn hạn chế; các hình thức sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, năng suất, chất lượng
thấp, đời sống nông dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ sản xuất và công nghệ
còn thấp kém, năng suất chất lượng hàng nông, lâm, thuỷ sản chưa đủ sức cạnh
tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; cơ sở hạ tầng, phát triển
chậm, sản xuất ra sản phẩm nông sản hàng hoá tuy chưa nhiều nhưng tiêu thụ
đang gặp nhiều khó khăn, người sản xuất dễ bị thua lỗ; cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm và cơ bản vẫn là thuần nông, tỷ trọng
ngành nghề dịch vụ còn rất thấp; tốc độ tăng dân số ở nông thôn còn ở mức cao,
lao động, việc làm, thu nhập đang là vấn đề bức xúc hiện nay ở nông thôn.
Từ thực tế đó đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
nhiều vấn đề cần giải quyết, để xây dựng và phát triển nông thôn mới, tạo sự


3
chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong
quá trình xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông
thôn và thành thị.
Đồng Hỷ là một huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, trong
những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của đất nước, kinh tế nông thôn của
huyện đã có những bước phát triển nhất định, song tốc độ tăng trưởng kinh tế

còn thấp, hàng hoá ít, nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp, chưa khai
thác hết các lợi thế so sánh của vùng.
Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển kinh tế
nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn góp phần phát triển kinh tế nông
thôn huyện Đồng Hỷ trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng
nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, kết hợp lý luận và thực
tiễn nhằm phát hiện những ưu điểm, hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển
kinh tế nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế
nông thôn của huyện góp phần xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế
nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn trong qúa trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2009 - 2011.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế nông thôn trong quá
trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đồng Hỷ trong thời gian tới.


4
3. Đối tƣơng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế nông thôn, người dân
nông thôn, các hộ, cộng đồng dân cư và các vùng nông thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Đây là một đề tài rộng, do đó luận văn chỉ đi sâu
phân tích thực trạng của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới để từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm phát triển các lĩnh vực này trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Đồng Hỷ đến năm 2015.
- Giới hạn tập trung về các tiêu chí kinh tế trong phát triển nông thôn mới.
- Không gian nghiên cứu: huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009 - 2011.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông thôn trong
quá trình xây dựng nông thôn mới
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn trong
quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
- Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây
dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Chương 4: Một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình
xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.


5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
THÔN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ

kinh tế, chính trị, văn hóa… nông thôn không đơn thuần là khu vực xã hội mà
cũng là khu vực kinh tế, kinh tế nông thôn trong địa bàn nông thôn ngoài nông
nghiệp cũng có công nghiệp dịch vụ thường gọi là các hoạt động phi nông
nghiệp. Việc phát triển kinh tế nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới là
nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của nông thôn
Nông thôn trải trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên. Nông thôn là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu, bao gồm tất cả các
ngành như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản... Ngoài ra còn có các hoạt
động phi nông nghiệp khác như công nghiệp, dịch vụ… Các hoạt động sản xuất
và dịch vụ này phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp và cho cộng đồng nông thôn.
Nông thôn có mật độ dân cư thấp, dân cư ở khu vực nông thôn thường hay
phân tán, mật độ phân bố thấp, không đồng đều. Ở vùng đồng bằng tập trung
dân cư đông hơn những vùng miền núi, địa hình đi lại khó khăn…
Nông thôn có cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếp cận thị trường và trình độ sản
xuất hàng hoá thấp. Sự thấp kém của cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường,
trạm, hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc… đã khiến cho vùng nông thôn gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, thị trường để phát triển
kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân nông thôn.


6
Nông thôn là vùng có trình độ văn hoá, khoa học và kỹ thuật thấp. Thu
nhập và đời sống vật chất, tinh thần của nông thôn thấp. Sự thấp kém về trình độ
dân trí đã cản trở sự tiếp cận với khoa học, kỹ thuật hiện đại…
1.1.2. Vai trò của nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế
Nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người
dân. Ăn là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người, do vậy các nhu cầu về
lương thực, thực phẩm rất quan trọng để ổn định an sinh xã hội. Đảm bảo về nhu
cầu lương thực, thực phẩm là cơ sở phát triển của đời sống kinh tế xã hội.

Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp và xuất khẩu: Các ngành
công nghiệp như chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến hoa quả, công nghiệp
dệt, giấy, đường, chè … nguồn nguyên liệu chủ yếu là nông nghiệp. Do đó quy
mô và tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết
định sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp này.
Cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu: Là một nước nông nghiệp, chúng ta đã cung
cấp hàng hóa nông sản cho xuất khẩu như chè, cà phê, lúa gạo. Thông qua quá trình
xuất khẩu nông sản phẩm có thể giải quyết tốt nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.
Cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị: Nước ta chiếm 70% dân
số sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn hiện chiếm 75% tổng lực
lượng lao động cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp. Do đó phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông thôn, tạo cơ
hội cho lao động tiếp cận được thị trường và có việc làm ổn định nhằm góp phần
làm cho nông thôn ngày càng đổi mới và phát triển.
Nông thôn là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp
và dịch vụ: Hiện nay nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển thì nhu cầu về sản
phẩm công nghiệp sẽ tăng cao như: thiết bị nông nghiệp, điện năng, phân bón, ti vi tủ
lạnh xe máy… càng tăng. Nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của
khu vực nông thôn góp phần mở rộng thị trường của công nghiệp và dịch vụ. Đây là
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ.


7
Ngoài ra việc phát triển kinh tế nông thôn còn tạo điều kiện ổn định về mặt
kinh tế chính trị xã hội: Đời sống của mỗi người dân được nâng cao, đặc biệt là
khu vực nông thôn được phát triển, xóa đi khoảng cách giữa khu vực nông thôn
và thành thị, lúc đó xã hội mới được ổn định, văn minh và hiện đại.
1.2. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn
1.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế nông thôn
- Kinh tế nông thôn: là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn

nông thôn, kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế
về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế có những đặc điểm
riêng gắn liền với nông nghiệp và nông thôn. Xét về mặt kinh tế nông thôn có
thể bao gồm nhiều ngành, nông nghiệp, lâm nghiệp, tiêu thụ công nghiệp, dịch
vụ…, nhưng nếu xét về mặt kinh tế xã hội kinh tế nông thôn cũng bao gồm
nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập
thể… xét về không gian lãnh thổ bao gồm các vùng chuyên canh và vùng độc
canh.
- Tăng trưởng kinh tế: Là sự gia tăng GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình
quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự
thay đổi về lượng của nền kinh tế.
- Phát triển kinh tế: Mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế, nó bao
gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế như
phúc lợi xã hội, tuổi thọ… và những thay đổi cơ cấu kinh tế. Phát triển kinh tế là
một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế xã hội, môi trường thể chế
trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với
mức độ hạnh phúc hơn.
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương, “phải xây dựng nông thôn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ gắn phát triển kinh tế nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông
thôn dân chủ ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo


8
vệ, an ninh trật tự được giữ vững đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.".
1.2.2.Nội dung của phát triển kinh tế nông thôn
Phát triển kinh tế nông thôn chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Kinh tế nông
nghiệp nông thôn, kinh tế công nghiệp nông thôn, kinh tế dịch vụ nông thôn…

1.2.2.1. Phát triển kinh tế nông nghiệp
Khái niệm nông nghiệp: Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân,
một trong những bộ phận chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho
nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất ra
sản phẩm không những gắn liền với quá tŕ nh kinh tế , mà cũng gắn liền với quá
tŕnh tự nhiên của tái sản xuất. Muốn kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn
điều quan trọng là hiểu biết và khéo sử dụng các quy luật kinh tế của sự phát
triển động vật và thực vật. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành
trồng trọt và chăn nuôi. Ngành trồng trọt có cây lúa, ngô, cây có củ, rau, cây ăn
quả, cây chè…
Ngành chăn nuôi bao gồm chăn nuôi gia súc, gia cầm…Ngành thuỷ sản
bao gồm thuỷ sản đánh bắt và thuỷ sản nuôi trồng như tôm, cá, thuỷ sản khác…
Trong nông nghiệp ruộng đất là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu
mà trong Nghị Quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ “phải giữ vững diện tích đất
trồng lúa, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa
sang sử dụng vào mục đích khác”. Do vậy nông nghiệp là ngành sản xuất hết
sức quan trọng của kinh tế nông thôn.
Nông thôn có phát triển được hay không là phụ thuộc vào sự phát triển
của nông nghiệp. Nông nghiệp nông thôn góp phần quan trọng vào việc ổn định
chính trị xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân . Gần 3 năm trước đây
nông nghiệp chính là một yếu tố quan trọng giúp nước ta đứng vững trước
những tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế trong khu vực và thế giới.
1.2.2.2. Phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản
ở nông thôn


9
- Công nghiệp nông thôn là các hoạt động sản xuất có tính chất công
nghiệp diễn ra trên địa bàn nông thôn, công nghiệp nông thôn bao gồm công
nghiệp khai khoáng như khai thác đá, cát, sỏi, mỏ khác; công nghiệp chế biến như

sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, trang phục, gỗ, lâm sản, giường, tủ, bàn ghế,
giấy, công nghiệp khác…
- Xây dựng cơ bản ở nông thôn bao gồm thủy lợi, điện, đường, trường trạm,
nhà văn hoá, thông tin liên lạc…
1.2.2.3. Phát triển dịch vụ nông thôn
Thương mại có nội dung hoạt động chủ yếu là trao đổi, lưu thông hàng hoá,
còn dịch vụ lại có nội dung hoạt động mang tích chất phục vụ. Các hoạt động
phục vụ này không chỉ phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá như bán hàng và vận
chuyển hàng theo yêu cầu, dịch vụ khác… Ngoài ra các hoạt động dịch vụ còn
liên quan tới cả các lĩnh vực khác ở nông thôn như du lịch sinh thái, bảo hiểm,
dịch vụ tài chính ngân hàng, các dịch vụ y tế, văn hoá, xã hội… Thương mại là
hoạt động dịch vụ đảm nhận chức năng cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm
đầu ra cho các doanh nghiệp và hộ gia đình ở nông thôn.
Tóm lại, dịch vụ nông thôn là toàn bộ hoạt động thương mại dịch vụ đáp ứng
nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống và các nhu cầu phát triển khác ở nông thôn.
1.3. Phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
1.3.1. Phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam
Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trên 70% dân số
làm nông nghiệp, nền kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc, công nghiệp nhỏ bé
lạc hậu, các ngành dịch vụ chưa phát triển. Nhưng hiện nay nền kinh tế nước ta
đã phát triển vượt bậc, tuy nhiên trong thời gian qua Việt Nam cũng chịu ảnh
hưởng của sự khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát không ngừng tăng đến
những tháng đầu năm 2011, thiên tai, dịch bệnh hoành hành, nhưng tốc độ tăng
trưởng của toàn ngành nông nghiệp vẫn đạt 2,8%. Tốc độ tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2006-2010 đạt 3,36%/năm. Giá trị sản xuất toàn ngành ước tăng
4,69% trong năm 2010, bình quân 5 năm tăng 4,93%/năm (mục tiêu kế hoạch là


10
4,5%/năm).Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức kỷ lục, ước đạt 19,15

tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009. Tổng diện tích gieo cấy lúa năm 2010
ước đạt 7,444 triệu ha lúa, tăng 23 nghìn ha so với 2009, sản lượng tăng hơn 900
nghìn tấn. Đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu 6,7 triệu tấn
gạo. Ngành chăn nuôi đang tiếp tục phát triển nhân rộng hình thức trang trại, sử
dụng giống tốt, thức ăn công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tổng giá trị
sản xuất của ngành chăn nuôi đạt tăng trưởng 7% trong năm 2010. Theo số liệu
của Tổng cục Lâm nghiệp, độ che phủ của rừng đã tăng từ 37,1% vào năm 2005
lên 39,5% vào năm 2011. Trong giai đoạn 2006 - 2010, đã trồng thêm được
1.091 nghìn ha rừng, vượt 9% so với kế hoạch. Trong đó: trồng rừng phòng hộ
và rừng đặc dụng đạt 252.015 ha; trồng rừng sản xuất được 839.416 ha. Trong 5
năm, đã khoán diện tích bảo vệ rừng đạt 2.507.355 ha, vượt 67% so với kế
hoạch; diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh đạt 922.768 ha, tăng 15% so với kế
hoạch. Công tác bảo vệ rừng đã thực sự có bước chuyển biến tích cực, số vụ vi
phạm các quy định về quản lý rừng trong năm 2010 đã giảm 6.665 vụ so với
năm trước, nhiều điểm nóng về phá rừng trái phép đã được khống chế.
Theo Tổng cục Thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ sản cả năm đạt gần 5,2 triệu
tấn, tăng 7,2% so với năm 2009 và vượt 30% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm
2006-2010. Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng cả năm thu hoạch được 2,8 triệu
tấn, tăng 9% so với năm trước. Năm vừa qua, Chính phủ tiếp tục có nhiều chính
sách hỗ trợ cho hoạt động khai thác bằng nhiều giải pháp: Nâng cao chất lượng
công tác dự báo, hướng dẫn ngư trường, khuyến khích ngư dân trang bị tàu có
công suất lớn, hiện đại hoá trang thiết bị bảo quản phục vụ khai thác dài ngày
trên biển. Hoạt động khai thác đang từng bước kết hợp được với công tác bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ước sản lượng khai thác cả năm đạt 2.395
nghìn tấn, tăng 5,2%. Năm 2010, kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng,
thương mại trên thị trường thế giới về hàng hóa nói chung, hàng nông lâm thủy
sản nói riêng phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng và giá cả tăng mạnh. Đồng
thời với việc khai thác cơ hội thuận lợi từ thị trường thế giới, sản xuất trong



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not

read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....




×