Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.67 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................. 4
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 6
NỘI DUNG ........................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA NAM BỘ ........................ 7
1.1. Một số vấn đề về văn hóa ............................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm văn hóa............................................................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm về văn hóa Nam Bộ........................................................................... 8
1.1.2.1. Nền tảng văn hóa Nam Bộ ............................................................................... 8
1.1.2.2. Một số nét đặc trưng về văn hóa Nam Bộ ..................................................... 10
1.2. Ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh sống ở Nam Bộ đến Hồ Biểu Chánh .............. 14
CHƯƠNG 2: DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ THÔNG QUA CHÂN DUNG CUỘC
SỐNG NAM BỘ ......................................................................................................................................15
2.1. Cảnh quê Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ............................................ 15
2.1.1. Thiên nhiên gần gũi, thơ mộng ......................................................................... 15
2.1.2. Đời sống của người dân Nam Bộ...................................................................... 16
2.2. Tính cách của người dân Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ........................... 17
2.2.1. Nét cần cù, chất phác ........................................................................................ 17
2.2.2. Nét bộc trực, thẳng thắn .................................................................................... 19
2.2.3. Trọng nghĩa khinh tài ........................................................................................ 21

2


2.3 Phong tục tập quán trong đời sống người dân Nam Bộ ................................................ 23
2.3.1 Lối sống của người dân quê ............................................................................... 23
2.3.2 Nếp sống của thị dân đầu thế kỉ XX .................................................................. 25
CHƯƠNG 3: DẤU ẤN VĂN HÓA NB QUA NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT HỒ


BIỂU CHÁNH.................................................................................................................... 27
3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo mô hình truyện kể truyền thống ......................... 27
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật có tính xung đột lẫn nhau ............................................. 28
3.3. "Sắc thái Nam Bộ" đậm đà trong cách sử dụng ngôn ngữ ........................................... 30
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 33

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) là nhà văn lớn của vùng đất Nam Bộ. Ông là tác giả
tiêu biểu, có vị trí quan trọng trong đời sống văn học những năm đầu thế kỷ XX.
Chất Nam Bộ đậm đà trong sáng tác của ông khơi gợi không chỉ người đọc mà các
nhà phê bình, nghiên cứu dưới nhiều góc độ (văn học, văn hóa,…) sự tò mò, thích
thú. Không ít các công trình nghiên cứu, bài tham luận về Hồ Biểu Chánh, tuy nhiên,
để tìm hiểu cái hấp dẫn trong từng câu chữ, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của
dân tộc thỉ ít ai để ý đến. Chính vì lí do đó, tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: Dấu ấn
văn hóa Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Với đề tài này, người viết sẽ cố
gắng làm rõ chất Nam Bộ – một trong những nguyên nhân làm nên sức hấp dẫn của
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
2. Lịch sử vấn đề
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, một số công trình
tiêu biểu và cần đề cập đến là:
 Trong công trình nghiên cứu Nhà văn hiện đại (1942), tuy Vũ Ngọc Phan viết
về Hồ Biểu Chánh còn khá sơ lược nhưng cũng đã khẳng định Hồ Biểu Chánh
là một nhà tiểu thuyết nổi tiếng.
 Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1974) cũng đánh giá cao
nhưng đồng thời cũng chỉ ra một số mặt hạn chế trong vấn đề đấu tranh giải

phóng dân tộc của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
 Trong Chân dung Hồ Biểu Chánh (1974), Nguyễn Khuê cũng cho rằng: Hồ
Biểu Chánh viết tiểu thuyết phong tục "cũng chỉ nhằm đạt chủ đích luân lí"
 Năm 1989, khi viết lời tựa cho cuốn tiểu thuyết Tiền bạc bạc tiền, GS.
Nguyễn Huệ Chi đánh giá cao những giá trị mà tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đạt
được nhất là ở phương diện phản ánh hiện thực đời sống xã hội.
 Nhận xét về tác phẩm tiểu thuyết bằng thơ của Hồ Biểu Chánh là U tình lục,
Bùi Đức Tịnh trong công trình nghiên cứu Những bước đầu của báo chí, tiểu
thuyết và Thơ mới (1865 – 1932) đã khẳng định: “Mục đích chính của tác giả
4


là tiếp nối truyền thống luân lý của các truyện cổ điển: đề cao hiếu nghĩa và
chứng minh định luật làm lành gặp lành, làm dữ gặp dữ
 Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thắng trong công trình nghiên cứu Văn học
Việt Nam nơi miền đất mới (2007) cũng đã cho rằng: “Hồ Biểu Chánh là một
nhà văn sung sức nhất ở Nam Bộ hồi đấu thế kỷ XX với một văn phong đậm
màu sắc “Miệt vườn Lục tỉnh Nam Kỳ”. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng
chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu một số tác phẩm mà chưa đi sâu làm rõ sắc
thái “miệt vườn Lục tỉnh” trong sáng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
 Khi nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh, nhà nhiên cứu Nguyễn Phong Nam đã cho
rằng: “Hồ Biểu Chánh cũng là nhà văn thể hiện rất thành công cái diện mạo
văn hóa Nam bộ xưa trong tác phẩm của mình. Hồ Biểu Chánh đã rất thành
công ở thể loại tiểu thuyết phong tục – điều không nhiều nhà văn đương thời
làm được. Đây cũng là nét độc đáo của văn chương Hồ Biểu Chánh”.
 Ngày 17 và 18 tháng 11 năm 1988, tại Tiền Giang, Hội thảo khoa học về cuộc
đời và văn nghiệp của Hồ Biểu Chánh đã được tổ chức. Trong hội thảo này,
30 bản tham luận của các nhà nghiên cứu đã đề cập nhiều đến cuộc đời và sự
nghiệp văn chương của Hồ Biểu Chánh; đặc biệt là đã chỉ ra nhiều giá trị mới
về nội dung tư tưởng cũng như những đặc sắc nghệ thuật trong các sáng tác

của nhà văn, nhất là trong lĩnh vực tiểu thuyết.
 Năm 2005, website được thành lập bởi nhóm
tác giả Trang Quang Sen, Phan Tấn Tài, Huỳnh Thị Lan Phương. Trang
website này đã đăng tải hầu như toàn bộ những sáng tác của Hồ Biểu Chánh
và hơn 70 bài viết có giá trị liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp văn chương
của nhà văn từ trước tới nay.
Nhìn chung, qua các công trình nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh đã được công bố từ
trước tới nay, có thể thấy, các nhà nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về Hồ Biểu Chánh
theo phương pháp tiếp cận văn học sử nhằm làm sáng rõ vị trí văn học sử của Hồ
Biểu Chánh trong nền văn học dân tộc và khẳng định vai trò mở đường của Hồ Biểu
Chánh đối với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Vấn đề về văn hóa Nam Bộ trong tiểu
5


thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng đã được nghiên cứu nhưng còn rải rác, chưa được hệ
thống. Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi trước, trong luận văn Dấu ấn
văn hóa Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chúng tôi sẽ tập trung đi sâu làm
rõ và khái quát một cách có hệ thống hơn những dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết của
nhà văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tiểu luận là dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh. Cụ thể là chân dung cuộc sống Nam Bộ qua cảnh quê, qua
hình tượng người nông dân, qua những phong tục tập quán trong đời sống của người
dân Nam Bộ. Ngoài ra, tiểu luận còn tập trung làm rõ nghệ thuật tiểu thuyết – một
đóng góp quan trọng về phương diện văn hóa của Hồ Biểu Chánh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu khoanh vùng ở hầu hết trong tất cả các sáng tác của Hồ Biểu
Chánh. Tuy nhiên, đa số tôi tập trung nghiên cứu một số tiểu thuyết mà trong
đó nhà văn đã làm nổi bật những vấn đề về văn hóa Nam Bộ: Cay đắng mùi đời,

Chúa tàu Kim Quy, Ai làm được, Tiền bạc bạc tiền, Tân phong nữ sĩ, Cha con nghĩa
nặng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng kết hợp một số phương pháp:
phương pháp chọn mẫu, phương pháp hệ thống – cấu trúc, phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận văn học dưới góc độ văn hóa
học, dân tộc học.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA NAM BỘ
1.1. Một số vấn đề về văn hóa
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm rộng lớn với nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo số liệu
chưa thống kê đầy đủ, hiện nay có khoảng 500 định nghĩa về thuật ngữ này. Tuy nhiên,
chúng ta vẫn có thể tìm ra những định nghĩa chứa những hạt nhân hợp lý, phù hợp với mục
đích nghiên cứu của mình. Trong số các cách hiểu về khái niệm văn hóa, cách hiểu phổ biến
và gặp nhiều nhất là quan niệm coi văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này
khác dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập
quán, lối sống và lao động. Vào năm 1982, tại Hội nghị thế giới về các chính sách văn hóa
đã thông qua tuyên bố: "Theo nghĩa rộng, ngày nay văn hóa có thể được coi là toàn bộ các
đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một
nhóm xã hội. Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ
bản của nhân loại, các hệ thống giá trị, truyền thống, tín ngưỡng". Như vậy, theo nghĩa
rộng, văn hóa là toàn bộ hoạt động tinh thần – sáng tạo, tác động vào tự nhiên, xã hội và con
người nhằm tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao hơn để vươn tới sự phát
triển theo khát vọng chân, thiện, mỹ và góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển không
ngừng của đời sống xã hội. Đó cũng chính là quan điểm của các nhà văn hóa lớn Việt Nam

như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trần Văn Giàu…
Theo cách hiểu hẹp hơn, được sử dụng thông thường và khá phổ biến, khi tách giáo
dục, khoa học ra thành các lĩnh vực, các ngành có đặc trưng riêng, văn hóa còn được coi
chủ yếu là các loại hình hoạt động cụ thể của ngành văn hóa như bảo tồn, bảo tàng, thư
viện, xuất bản, lễ hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng… "và các loại hình sáng tạo văn học,
nghệ thuật – một lĩnh vực được coi là nhạy cảm nhất, mang tính sáng tạo đậm đặc và là
bước phát triển cao của văn hóa". Khi quan tâm vấn đề văn hóa nằm trong mối quan hệ với
văn học nghệ thuật và những vấn đề về đạo đức, lịch sử, địa lý của dân tộc ta, có hai cách
tiếp cận về văn hóa, vừa có ý nghĩa lý luận vừa có tính thực tiễn lâu dài. Thứ nhất, "văn hóa
là kết tinh những cố gắng nhiều mặt và liên tục của con người trong trường kỳ lịch sử để
7


khẳng định bản chất và năng lực của mình, để nâng cao chất lượng sống và trình độ sống".
Thứ hai, "văn hóa là một lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người trong xã hội bên cạnh các
lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế". Với ý nghĩa này, văn hóa lại chia thành các ngành, các
bộ phận như giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, tư tưởng,.. Trong số đó, văn
học nghệ thuật là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa. Nó có vai trò lưu giữ và chuyển tải
các giá trị văn hóa của dân tộc. Chính các sáng tác văn học đã thể hiện được điều đó và
chính các nhà văn, nhà thơ là người giúp cho người đọc thấy được điều này qua cảm quan
nghệ sĩ của mình.
1.1.2. Đặc điểm về văn hóa Nam Bộ
1.1.2.1. Nền tảng văn hóa Nam Bộ
Nền tảng địa - văn hóa của một vùng là khái niệm liên quan trực tiếp đến những vấn đề
về văn hóa và địa lý. “Theo nghĩa hẹp, địa - văn hóa là sự nhìn nhận văn hóa trong mối
quan hệ biện chứng với các yếu tố địa lý, nghĩa là căn cứ trực tiếp vào ý nghĩa của chính
cụm từ này. Theo nghĩa rộng, đó là cách xem xét văn hóa như là một sản phẩm do ý thức
chủ quan của con người sáng tạo ra nhưng đồng thời, đó cũng vừa là những kết quả của 2
nhân tố khách quan do các quy luật của tự nhiên tương tác vào”.
Nam Bộ vốn bao gồm hai vùng đất có nét riêng rõ rệt. Đông Nam bộ là vùng đồi núi

thấp với những thềm phù sa cổ. Nơi đây được nhìn nhận như diềm phía nam của đai khối
cao Tây Nguyên, từ đó các dòng Đa Nhim, Đa Dung hợp lưu lại thành sông lớn Đồng Nai,
tiếp nước của La Ngà rồi vượt qua Trị An tới gặp Sông Bé, sông Sài Gòn để đổ ra cửa Lòng
Tàu. Và Tây Nam bộ tức đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất tiếp nối địa hình bán sơn
địa ấy với một đồng bằng châu thổ phẳng và thấp. Đây là sản phẩm bồi tụ của sông Mê
Kông, con sông dài nhất, nhiều nước và nhiều phù sa nhất Đông Nam Á trên một khuôn
vịnh nông kéo dài từ bồn địa Tông-lê-sáp của Campuchia tới khu vực đồng bằng Sông Tiền
và sông Hậu. Những cứ liệu về mặt địa lý trên giúp chúng ta xác định vấn đề cụ thể về địa văn hóa Nam Bộ ở đây chính là nói về khu vực Tây Nam bộ (chúng tôi gọi tắt là Nam Bộ).
Khi nghiên cứu về nền tảng địa - văn hóa Nam Bộ, việc đặt trong mối tương quan với
các đặc điểm về sinh thái và xã hội của vùng văn hóa này là điều kiện cần thiết. Lịch sử
Nam tiến nói riêng và lịch sử Nam Bộ nói chung là lịch sử của vùng đất mới với độ dài thời
8


gian hơn ba thế kỷ hình thành và phát triển. Đặc tính “mới” là nét bao trùm lên cả hai
phương diện địa lý và lịch sử của vùng đồng bằng sông Cửu Long. So với cả nước, đây là
khu vực có lịch sử khai phá trẻ nhất. Vì vậy văn hóa vùng miền của khu vực này cũng chính
là văn hóa của vùng đất mới với những nét tiếp thu và bảo tồn truyền thống dân tộc và
những nét đặc sắc riêng biệt phù hợp với những điều kiện tự nhiên và xã hội trên địa bàn.
Quá trình Nam tiến được phản ánh rất rõ trong văn học từ những sáng tác dân gian cho
đến văn chương bác học. Trong kho tàng văn học dân gian đồng bằng Sông Cửu Long, ca
dao, thành ngữ, truyền thuyết, giai thoại về đất và người trong quá trình khai phá mở đất
chiếm số lượng khá lớn và được xem là đặc sắc, hấp dẫn nhất. Đa số truyện kể, truyền
thuyết dân gian Nam Bộ đều thể hiện những đặc tính mới của vùng miền trên nhiều biểu
hiện khác nhau của văn hóa. Văn chương bác học cũng đã có không ít những tác phẩm tập
trung khai thác mảng đề tài này một cách thành công. Qua đây càng chứng tỏ được đặc
trưng của các sáng tác văn học trong việc tái hiện cuộc sống và vai trò của nó trong việc lưu
giữ và truyền tải những giá trị văn hóa dân tộc. Xem xét nguồn gốc của những người đầu
tiên đặt chân đến Nam Bộ đã chứng tỏ cho chúng ta thấy nền văn hóa của khu vực này một
mặt phát sinh từ những điều kiện địa lý nhân văn mới, mặt khác lại liên quan mật thiết đến

các yếu tố gốc gác, cội nguồn xuất thân.
Có thể tìm thấy vô số biến thể ca dao, dân ca từ miền Bắc được cải sửa trong kho tàng
văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay, khu vực này bao gồm mười hai tỉnh
và một thành phố. Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm địa hình là một châu thổ thấp,
bằng phẳng, là sản phẩm bồi tụ của sông Mê Kông, và là nơi có cửa sông giáp biển nên việc
bồi tụ này vẫn diễn ra hàng năm. Đây là nơi sở hữu một hệ thống kinh rạch chằng chịt với
hơn “2500 km sông rạch tự nhiên và 2500 km sông rạch đào”. Vì thế đặc điểm nổi bật của
văn hóa đồng bằng sông Cửu Long là văn hóa sông nước, kênh rạch. Điều này được thể
hiện qua nền nông nghiệp lúa nước, tập quán khai thác đánh bắt thủy sản, việc giao thông đi
lại đến các lễ hội về nước và đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp có liên quan đến sông nước.
Là một vùng văn hóa có tuổi đời trẻ nhất cả nước, văn hóa đồng bằng sông Cửu Long
dù đã được hình thành trong một thời gian dài nhưng vẫn đang ngày được định hình rõ nét

9


hơn. Nó góp phần tô thắm bức tranh văn hóa đa sắc của đất nước ta nhưng vẫn giữ được
những nét đặc sắc cho riêng mình.
1.1.2.2. Một số nét đặc trưng về văn hóa Nam Bộ
Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh chia đất nước ta thành 7 vùng văn hóa, trong
đó văn hóa Nam Bộ là vùng thứ bảy và có những đặc điểm của một vùng đất mới. Việc
phân vùng văn hóa được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa văn hóa lịch sử và địa lý của
một vùng và gọi tắt là vùng văn hóa. “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ, có những tương
đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu có mối quan hệ nguồn gốc và lịch
sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã trải qua các mối
quan hệ giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại mật thiết, nên từ lâu đã hình thành những sắc
thái văn hóa chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, có thể
phân biệt với những vùng văn hóa khác”.
Văn hóa vùng hay văn hóa vùng lãnh thổ được xác định có tính chất liên văn hóa. Nó
cũng chính là văn hóa địa phương, vốn là một thực thể văn hóa, hình thành và tồn tại trong

một không gian lãnh thổ nhất định, thể hiện qua một tập hợp các đặc trưng văn hóa về cách
thức hoạt động sản xuất; về ăn, mặc, ở, đi lại, vận chuyển; về cách tổ chức xã hội cổ truyền
và giao tiếp cộng đồng; về vui chơi giải trí; về các sắc thái tâm lý của cư dân,… từ đó có thể
phân biệt với các đặc trưng văn hóa của vùng khác. Những đặc trưng văn hóa đó hình thành
và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, do cư dân các dân tộc trong vùng thích ứng với
một điều kiện môi trường, có sự tương đồng về trình độ phát triển xã hội, đặc biệt là giữa họ
có mối quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết. Trong mỗi vùng như vậy lại có những tiểu vùng
có những đặc trưng riêng lẻ. “Vùng văn hóa Nam Bộ, xét trên cả phương diện địa lý và lịch
sử, đều là vùng thứ bảy và nó có ba tiểu vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và tiểu vùng Sài
Gòn - Gia Định”.
Những đặc trưng của vùng văn hóa Nam Bộ được xác định trên các phương diện cơ bản:
Nam Bộ là một vùng đất mới; vùng đất giao hòa chủng tộc và văn hóa; là vùng văn hóa với
nhiều sắc thái đặc trưng. Sở dĩ gọi Nam Bộ là vùng đất mới bởi những lý do liên quan trực
tiếp đến những vấn đề về lịch sử của vùng miền. Với tính chất “mới” như vậy, Nam Bộ vừa
là nơi lạ lẫm, xa vời, lại vừa thu hút, vẫy gọi con người đến đây. Tuy vậy, đây không phải là
10


mảnh đất vô chủ vì tính chất “mới’ ở đây có nghĩa đối với những người Khmer, Việt,
Chăm,… hiện cùng đang sinh sống, tiếp tục khai thác vùng đất này. Đất mới với những con
người cũng mới, trên vai họ không còn nặng trĩu những lề thói, cổ tục của hàng ngàn năm
nên con người nơi đây cũng năng động, mạnh bạo và cởi mở hơn. Người Việt, người Chăm,
người Hoa và sau đó là những người tứ xứ khác đặt chân đến vùng đất Nam Bộ sớm nhất
cũng chỉ từ thế kỷ thứ XVI lại đây, còn người Khmer thì có thể sớm hơn, khoảng thế kỷ
XIII .
Những yếu tố văn hóa từ ngoài du nhập vào đồng bằng sông Cửu Long rất rõ nét: văn
hóa Ấn Độ qua người Khmer, văn hóa Trung Quốc qua người Hoa, văn hóa Hồi giáo qua
người Chăm. Sự hỗn hợp dân cư thuộc nhiều nguồn gốc địa phương, nhiều tôn giáo tín
ngưỡng khác biệt, nhiều trình độ phát triển về mặt xã hội cũng là điều hiển nhiên. Song tất
cả sự đa dạng, khác biệt đó đều được liên kết lại trong một nền văn hóa Việt Nam phong

phú và đa dạng trên vùng đất mới. Cùng với sự đa dạng về tộc người và được đánh giá như
hệ quả tất yếu của quá trình giao thoa và hỗn dung về văn hóa, Nam Bộ nói chung và miền
Tây Nam bộ nói riêng là một khu vực hết sức đặc biệt về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục
tập quán. Ở vùng này có đầy đủ 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao
Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo và là khu vực đứng đầu trong cả nước về tín đồ tôn giáo. Ngoài các
tôn giáo kể trên cư dân trong vùng còn theo một số tín ngưỡng khác như Tứ Ân Hiếu Nghĩa,
Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư Sĩ,… Nam Bộ nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long
nói riêng có một diện mạo văn hóa hết sức đa dạng. Và vượt lên trên tất cả, từ rất sớm các
cộng đồng dân cư Nam Bộ đã có truyền thống đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, không phân biệt
người đến trước, người đến sau, không kỳ thị dân tộc. Truyền thống quý báu này được hình
thành và phát triển trong nhiều thế kỷ chung lưng đấu cật cùng nhau khai phá, phát triển
vùng đất Nam Bộ trước đây và trong quá trình đấu tranh chống áp bức của phong kiến và
thực dân sau này.
Nam Bộ là một khu vực bao gồm nhiều dân tộc, cư dân trong vùng theo nhiều tôn giáo,
tín ngưỡng khác nhau, nhưng các cộng đồng ở đây không tồn tại biệt lập theo nhiều không
gian văn hóa tộc người riêng rẽ mà sống xen kẽ nhau trong một đơn vị hành chính. Chính
điều kiện cộng cư này làm cho các dân tộc có điều kiện tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Trong
11


quá trình đó các dân tộc vừa giao lưu vừa tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhau để làm
giàu thêm bản sắc văn hóa vốn có của mình. Nam Bộ là vùng đất với những sắc thái văn
hóa đặc trưng dựa trên những nét cơ bản:
Thứ nhất, người dân Nam Bộ cơ bản vẫn là những người nông dân, những người làm
ruộng vườn, những việc lao động đồng áng. Như vậy, văn hóa truyền thống của vùng đất
này vẫn là văn hóa, văn minh nông nghiệp. Tuy vậy, nông nghiệp và người dân Nam Bộ
vẫn có những sắc thái riêng biệt. Đó là kiểu canh tác giữa ruộng và vườn được kết hợp chặt
chẽ. Ở Nam Bộ, hệ thống kênh rạch chằng chịt vừa tự nhiên vừa nhân tạo không những
đóng vai trò tưới tiêu mà còn là huyết mạch giao thông đi lại. Chính đặc trưng này đã chi
phối toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Nam bộ. Mặc dù vậy, nông

thôn Nam Bộ không gắn chặt trong mối quan hệ kiểu tự cấp tự túc như Bắc bộ trước đây mà
phần nhiều cũng gắn với nền kinh tế thị trường của các khu vực lân cận như Sài Gòn và các
đô thị khác trong vùng.
Thứ hai, mô hình tụ cư của cư dân Nam Bộ vẫn theo phương thức chung của cư dân
nông nghiệp nước ta, tuy nhiên, do môi trường và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
vùng nên cách tổ chức dân cư và xã hội nông thôn ở đây cũng có những sắc thái riêng. Kiểu
tụ cư phân tán theo kênh rạch, theo địa hình canh tác được người dân Nam Bộ ưa thích nhất
vẫn là “tiền viên hậu điền”, nhiều khuôn viên tụ lại thành ấp, xóm với phương tiện đi lại
phổ biến vẫn là những chiếc ghe xuồng quen thuộc. Vốn là nơi đất mới, dân cư tứ xứ đến
khai phá vì vậy không có sự ràng buộc chặt chẽ giữa con người với địa bàn mới, nếu thích
hợp sinh sống họ sẽ ở lại, bằng không họ lại ra đi tìm nơi phù hợp hơn. Chính vì lẽ đó quan
hệ cộng đồng làng xã ở đây cũng không gắn bó quá chặt chẽ.
Thứ ba, những sắc thái riêng trong nếp sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại của người dân Nam
Bộ: Nếp sống và cách ăn uống thường không đi vào cầu kỳ, tỉ mỉ, thưởng thức cái tinh tế
của lối sống, cách ăn mà thiên về sự dư dật, phong phú. Nếu người Hà Nội, người Huế thích
ăn uống trong khung cảnh gia đình, thì ở một chừng mực nào đó, nhất là trong quan hệ bạn
bè, người Nam Bộ lại ưa ăn uống nơi hàng quán. Về nơi ở, cư dân trong vùng thường chọn
nhà kiểu ba gian hai chái, làm bằng tre nứa, lợp bằng lá dừa, phân vách, khá đơn giản nhằm
tiện di chuyển khi cần thiết. Nét đặc sắc trong trang phục của người Nam Bộ rất dễ nhận
12


thấy, đó chính là bộ bà ba đen và tấm khăn rằn, hình ảnh đặc trưng của nông dân Nam Bộ
qua nhiều thăng trầm của thời gian đến nay vẫn còn được duy trì, phát huy và đã có những
cách tân đáng kể. Môi trường sinh thái ở đây là sông nước vì vậy kênh rạch, sông ngòi cũng
chính là đường giao thông, là đầu mối giao lưu và thuyền bè chính là phương tiện đi lại,
chuyên chở chính yếu, bởi thế từ lâu dân gian Nam Bộ đã có câu “sắm xuồng để làm chân”.
Ngoài ra, nói tới sắc thái văn hóa Nam Bộ, chúng ta không thể không nói tới ngôn ngữ tiếng Nam Bộ. Đó chính là phương ngữ Việt, được hình thành trong quá trình người Việt
đến khai thác đồng bằng Nam Bộ. Nó thu hút vào mình ngôn ngữ của những con người từ
muôn nơi lưu lạc đến, nhưng đồng thời cũng sản sinh và phản ánh thế giới tự nhiên và con

người nơi vùng đất mới với bao màu sắc mới mẻ và đa dạng. Người Nam Bộ cũng để lại sắc
thái rất riêng biệt trong cách diễn xướng dân gian theo kiểu nói như nói vè, nói thơ, nói
tuồng,… Họ còn được biết đến là những con người yêu thích âm nhạc và ca hát. Âm nhạc
Nam Bộ thể hiện rõ trong dân ca Nam Bộ với các làn điệu lý, hát ru, hò,…và đặc biệt là sân
khấu cải lương, hát bội, đờn ca tài tử.
Nói tới sắc thái văn hóa Nam Bộ người ta thường không quên nhắc tới một đặc điểm đó
là tính cách Nam Bộ. Tính cách là một khía cạnh văn hóa ứng xử và để lại dấu ấn rõ rệt
trong mọi mặt đời sống văn hóa. Tính cách Nam Bộ đã từng được người xưa lưu ý tới,
Trịnh Hoài Đức cho rằng người Nam Bộ là người “trọng nghĩa khinh tài”, Lê Quý Đôn thì
xem dân Nam Bộ là dân “dám làm ăn lớn”,… Những người đầu tiên đặt chân đến vùng đất
này có gốc gác từ dân tội đồ, lưu tán, dám bỏ quê hương tới khai thác vùng đất mới với bao
thách thức và hiểm nghèo, đã tôi luyện cho họ “tính mạo hiểm”, một cuộc đời phiêu bạt nay
đây mai đó, nhưng mặt khác trong tâm thức họ vẫn có nỗi khát khao hướng về nguồn cội,
giữ gìn đạo đức cổ truyền. Vì vậy, ở những nơi họ đặt chân đến đã mọc lên các đền miếu
thờ vọng về cố hương. Tính cách con người và văn hóa vùng đất Nam Bộ được hình thành
trong sự tác động qua lại giữa thiên nhiên, xã hội, con người trên nền tảng tính cách dân tộc
Việt Nam. Trong nền nông nghiệp cổ truyền Việt Nam, phong cách của nông dân Nam Bộ
làm ăn, kinh doanh khai thác trên các vùng đất mặn, đất phèn, đất giồng, đất phù sa đều có
những điểm khác nhau. Trong ngôn ngữ Việt Nam, phương ngữ Nam Bộ có nét đặc thù. Cư
dân vùng này yêu nước, đoàn kết, kiên cường nhân hậu, giàu lòng nhân ái.
13


1.2.

Ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh sống ở Nam Bộ đến Hồ Biểu Chánh
Dù nói về quá khứ hay hiện tại, viết về con người hay cảnh sắc thiên nhiên, về nông

thôn hay đô thị, Hồ Biểu Chánh cũng chú ý đi sâu vào tâm hồn tính cách con người Việt
Nam, quê hương Việt Nam và điểm chú ý của ông chính là vùng đất và con người Nam Bộ

nơi ông sinh ra và lớn lên. Sự nghiệp của Hồ Biểu Chánh mở ra một hướng đi lớn đầy hứa
hẹn trong sự vận động và phát triển của văn học hiện đại Việt Nam ở khu vực phía Nam.
Ông là một nhà văn tiên phong của miền Nam và là một trong những tiểu thuyết gia đầu
tiên ở Nam Bộ mở màn cho thể loại tiểu thuyết hiện đại. Nội dung tiểu thuyết của ông, dù là
tác phẩm nào, cũng đều xoay quanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đô thị Sài Gòn và đất
Nam Bộ. Sống ở đô thị hơn nửa cuộc đời, lại là người có vốn hiểu biết sâu rộng nhưng chất
nông dân của miền đồng bằng sông nước vẫn in đậm trong tâm trí và cả những sáng tác của
Hồ Biểu Chánh.
Có thể nói ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh sống ở Nam Bộ đến Hồ Biểu Chánh
được thể hiện khá rõ nét qua tìm hiểu sự nghiệp của nhà văn này. Hồ Biểu Chánh xuất thân
trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi
vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, Hồ Biểu
Chánh thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ. Ông làm ký lục, thông ngôn, thăng dần
đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Trong cuộc đời
làm quan của mình quan của mình Hồ Biểu Chánh có điều kiện đi nhiều nơi, có điều kiện
tiếp xúc với nhiều hạng người khác nhau trong xã hội: từ giới quan chức, trí thức, những kẻ
giàu có phong lưu đến những hạng người bình dân khốn khổ. Xuất thân từ một gia đình
nông dân nghèo, bản thân đã trải qua cảnh hàn vi, lại từng bôn ba chốn thị thành nên Hồ
Biểu Chánh có dịp chứng kiến sự tấn công ồ ạt của lối sống tư sản vào xã hội Nam Bộ
những năm đầu thế kỉ XX. Vốn sống phong phú đã giúp ông thành công trong miêu tả hiện
thực xã hội một cách chân thực, sinh động, đa dạng, cụ thể. Đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
chúng ta như đang được trở về với những gì đã hiện hữu ở Nam bộ thời bấy giờ, để chứng
kiến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta, để ngậm ngùi đau xót trước những vết thương lở
loét của xã hội Miền Nam thời thuộc địa.

14


Ngoài ra, vì quê ông là miền đất Tiền Giang nên ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được tiếp
xúc với cảnh sắc, con người nơi đây. Nơi quê cha đất mẹ với những con người chân chất

thật thà đã hun đúc nên một Hồ Biểu Chánh mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Từng trải qua
quãng thời gian làm thầy thông ngôn, thầy kí, hơn ai hết, Hồ Biểu Chánh hiểu rõ cuộc sống,
công việc của lớp viên chức này. Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh khác hẳn những thầy thông
ngôn đương thời. Ông ghét thói hách dịch, kiêu căng, nịnh bợ. Dưới ngòi bút của ông,
chúng ta nhận ra tất cả tính chất nhố nhăng, rởm đời của hạng người này, tuy nhiên, cũng có
những thầy thông ngôn tốt tính.

CHƯƠNG 2: DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ THÔNG QUA CHÂN DUNG CUỘC
SỐNG NAM BỘ
2.1. Cảnh quê Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
2.1.1. Thiên nhiên gần gũi, thơ mộng
Thiên nhiên Nam Bộ hiện ra trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh có địa chỉ định danh
cụ thể. Đó là quang cảnh miền Nam từ thành thị đến nông thôn, từ những giồng trảng ở các
tỉnh miền Đông đến những kinh rạch ở các tỉnh miền Tây... tất cả hiện ra dày đặc trên
những trang sách của ông. Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh chủ yếu đưa người đọc quay về vùng
nông thôn sông nước để người đọc có thể quan sát, ngắm nhìn đồng ruộng, dòng sông, con
đò, lũy tre… nơi thôn dã. Được trời đất ưu ái ban tặng, cảnh sắc trời Nam cũng đẹp không
thua kém gì mọi vùng miền khác. Sự gần gũi, thơ mộng thể hiện rõ nét thông qua những
ngôn từ giản dị, mộc mạc nhưng gợi hình, gợi sắc. Hồ Biểu Chánh phần nhiều tập trung
miêu tả cảnh núi non sông nước, kênh rạch – chắc có lẽ vì đặc trưng văn hóa, đời sống của
người dân Nam Bộ đều dựa vào sông nước mà nên. Cảnh sông nước bình thường đã đẹp,
trong những ngày đặc biệt như ngày rằm, trăng tròn vành vạnh tỏa bóng xuống vùng nước
khiến cảnh sắc càng huyền ảo, lung linh: "Ðêm rằm tháng giêng, bóng trăng tỏ chói trời
Nam vằng vặc, dòng nước xanh tràn sông Trước minh mông. Từ vàm Kỳ Hôn xuồng tới
mỏm Tam Lạch, trời trời nước nước ê hề trăng giọi, gió đùa, mặt nước lao xao mà lại rạng
ngời coi như thể vàng trôi bạc chảy Cách một khoảng xa xa mới có một chiếc thuyền buồm

15



trương, chèo xếp, thả giữa dòng để cho nước xuôi gió thuận đưa đi. Hai bên sông cây cỏ im
lìm, một giây lâu mới nghe tiếng trống trở canh văng vẳng."(Cay đắng mùi đời).
Cảnh sắc cũng phần nào thể hiện nỗi niềm, tâm tình của nhân vật. Khi nhân vật vui,
cảnh sắc cũng tươi vui theo, nhưng khi trong lòng nhân vật chất chứa sầu thảm, cảnh sắc
cũng vì thế mà nhạt nhòa. Anh Sửu (Cha con nghĩa nặng) sau khi lỡ tay đẩy vợ té chết, anh
đã bỏ trốn ra bờ sông. "Gió thổi lao rao, đưa sóng đánh vào mé đất lạch xạch, nhánh bần lúc
lắc, lá xuôi một phía khua tiếng lào xào" hệt như tâm trạng rối bời của anh vậy. Dường như,
nó đã mất đi vẻ bình yên vốn có mà đang có sự biến động, thay đổi theo suy nghĩ của anh.
Không chỉ thế, cảnh quan thiên nhiên còn trở thành một liều thuốc chữa trị cho tâm hồn anh
Sửu. Ngồi thêm một ngày và gần nửa đêm, "trăng chói nước lòa lòa, nước in trăng dợn dợn.
Trần Văn Sửu ngó trăng ngó nước rồi bát ngát trong lòng". Cũng vì thế mà anh Sửu cảm
thấy tỉnh táo hơn, suy tính kĩ lưỡng hơn và như được tiếp thêm dũng cảm, anh lên kế hoạch
cho sự đào thoát của mình đặng "cho thiên hạ quên hết chuyện của mình, rồi lần lần lập thế
về thăm con, đặng cắt nghĩa việc mình làm cho con hiểu, kẻo chúng nó tưởng mình hung dữ,
không



chuyện





giết

chết

mẹ


chúng

nó".

Quang cảnh thiên nhiên trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh tuy xuất hiện không nhiều
nhưng nó phần nào giúp người đọc hình dung, lí giải nét văn hóa truyền thống sông nước
của người dân Nam Bộ. Chỉ bằng vài dòng văn miêu ta không hề bóng bẩy, cầu kỳ, vẻ đẹp
của cảnh quan nơi đây hiện lên mộc mạc, chân chất, hệt như con người của vùng đất Nam
Bộ.
2.1.2. Đời sống của người dân Nam Bộ
Với đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc và thông qua câu chuyện của các nhân vật, đời sống
của người dân Nam Bộ dần hiện lên trước mắt người đọc. Cảnh sống lam lũ, cực nhọc của
người dân nghèo. Từ cách ăn mặc của người nông dân "một cái áo đen nhùn nhục, một cái
quần vắn lại đứt tả tơi, đầu bịt trùm một cái khăn rằn", cho đến căn nhà lá trống hoác, không
có gì "Nhà lá ba căn xịch xạc, phía ngoài mà chính giữa có dọn một bàn thờ, trước bàn thờ
có lót một bộ ván dầu, lại có một cái ghế nghi bên tay mặt thấy có một cái cối xay lúa, còn
dựa vách thì dựng nào là giằng xay nào là chuôi cày, nào là cần câu, nào là cuốc, phảng
16


bên tay trái thấy có một cái chõng tre nhỏ, còn trên vách thì móc nào là thúng rổ, nào là giỏ,
nào là vòng hái", bữa cơm cũng chỉ là "một chén cơm, chan ít muỗng nước cá vô" (Cha con
nghĩa nặng) ta đã phần nào cảm nhận được sự nghèo đói, cơ cực của người dân nghèo. Đặc
biệt là cách thức miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của họ. Anh Sửu sau khi cày cuốc về phải tắm
cho đàn con, thổi lửa nấu cơm, trông con. Chỉ thế thôi đã hết cả một ngày. Sau những mùa
vụ, gặt xong đồng mình, anh còn kiếm thêm bằng cách đi gặt thuê cho người ta nhưng công
xá nhận được cũng chả là bao. Không chỉ tập trung vào lớp dân nghèo, Hồ Biểu Chánh còn
dùng khéo léo dùng ngòi bút của mình để đề cập đến cuộc sống của những tầng lớp thống
trị, những kẻ tham lam, độc ác, luôn tìm mọi cách để ức hiếp, bóc lột dân nghèo. Đó là
những con người tiêu xài xa hoa, trên người lúc nào cũng lụa là gấm vóc, có kẻ hầu người

hạ nhưng lại có mất đạo đức, bán rẻ lương tâm. Không thiếu những cảnh vụng trộm giữa
ông địa chủ với vợ nhà người ta, cha mẹ vì sang giàu mà ép gả con cái, bán con vì đồng tiền
(Tiền bạc bạc tiền, Cha con nghĩa nặng, Ai làm được,..). Dường như, sự suy đồi đạo đức,
bại hoại gia phong ngay trong chính lối sống của những kẻ ấy đã khiến Hồ Biểu Chánh phải
lên tiếng. Hồ Biểu Chánh đã không ngần ngại đưa những con người ấy vào trang viết của
mình.
Tóm lại, đề tài chính trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chính là xã hội, cuộc sống và
con người Nam Bộ từ thành thị đến nông thôn. Ông chủ yếu tập trung vào hai chủ đề lớn là
đạo đức truyền thống và mối quan hệ gia đình. Cảm hứng xuyên suốt trong sáng tác của ông
là thiên về đạo lý và bảo vệ đạo lý. Hồ Biểu Chánh chủ trương duy trì, bồi đắp và phát huy
những mặt tích cực trong nền luân lý đạo đức cổ truyền của dân tộc đồng thời cũng tiếp
nhận những mặt tiến bộ của lối sống tự do, song song đó, ông lên án, phê phán những thói
hư tật xấu, suy đồi về đạo đức, văn hóa trong xã hội đương thời.
2.2. Tính cách của người dân Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
2.2.1. Nét cần cù, chất phác
Cần cù, chất phác là một trong những nét tiêu biểu trong tính cách người Việt Nam nói
chung cũng như con người Nam Bộ nói riêng. Ta dễ dàng nhận thấy, các nhân vật trong tác
phẩm của Hồ Biểu Chánh – dù là ngành nghề nào, họ cũng đều mang trong mình phẩm chất
17


tốt đẹp này. Đầu tiên, chúng ta phải đề cập đến những người nông dân. Nông dân Nam Bộ
vốn dĩ là dân "tứ chiếng". Họ rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn của mình, tìm về nơi đất lành chim
đậu và bắt đầu cày cuốc, khẩn hoang với tư tưởng thường trực "có làm có ăn". Chúng ta có
thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh cặm cụi gặt lúa trong một mùa đồng bội thu hay cảnh
ghe xuống bán buôn tấp nập khi đọc tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Mặc dù phải làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả nhưng nhữnng người nông dân
vẫn chăm chỉ, cần cù nhẫn nại, thậm chí là rất hào hứng, vui vẻ cày xới trên đám đất của
mình để thu về những hạt thóc vàng ruộm: "mới đầu canh tư, tiếng còi túc nghe đều tứ
hướng, ấy là còi của chủ điền kêu công gặt dậy sớm nấu cơm. Lối nửa giờ, theo mấy bờ

mẫu, thấy người ta đi có hàng, ấy là bọn công gặt đi về, đàn bà chen lộn với đàn ông, người
nào cũng vui cười hớn hở." (Cha con nghĩa nặng). Phải đối mặt với cảnh nghèo khó, lo toan,
người nông dân dường như không còn dám mơ ước hay đèo bòng cao sang. Với họ, chỉ cần
đủ cơm ăn áo mặc là được rồi. Anh Trần Văn Sửu mới “đầu canh tư thức dậy lọ mọ nấu
một nồi cơm ăn phân nửa còn phân nửa thì đem theo... Vai mang vòng hái, tay xách gói
cơm, dở cửa nhè nhẹ bước ra sân mà đi.”(Cha con nghĩa nặng). Quanh năm người nông
dân phải tất bật với công việc. Hết việc trên ruộng mình đã thuê, lại tiếp tục đi làm thuê cho
người khác nhằm kiếm chút vốn liếng, trang trải thêm cho con cái, người thân họ bớt khổ.
Cuộc sống chật vật không cho phép họ ngồi không. Họ thường suy nghĩ một cách đơn giản,
chân chất: “Ở nhà thì uổng lắm” (Cha con nghĩa nặng). Không chỉ những người nông dân,
một phần những nhân vật ông bá hộ, bà địa chủ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đều
giàu lên nhờ sự cần kiệm, chịu thương chịu khó của mình tuy cũng có lúc, sự cần mẫn ấy
tuy khôn g được chính đáng. Ông Bá Vạn trong "Tiền bạc bạc tiền"là một trường hợp như
thế. "Bá Vạn tánh cần kiệm, mà chí lại bền bỉ, nên chất lót vài năm trong nhà có dư được
chút đỉnh, rồi cho vay đặt nợ, góp gió thành bão, lần lần hoá ra một số bạc lớn." nhưng sau
vì bố vợ mất, bao nhiêu của cải đổ vào trả nợ cho nhà bố vợ nên ông ta trắng tay, Tuy
nhiên, không vì thế mà Bá Vạn nhụt ý, "vợ chồng mới quyết chí làm ăn nữa, cho vay ăn lời
quá độ, thấy ai làm lợi cho mình được mới chịu làm quen." Nhờ thế mà về sau, ông ta trở
thành người giàu có tiếng trong vùng.

18


Tuy cần cù nhẫn nại, chịu thương chịu khó nhưng cuộc sống của người dân Nam Bộ
vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều khi "chi" vượt cả "chi" nhưng không vì thế mà họ nản
chí. Chí Đại (Ai làm được) tuy đã xin làm ở tòa nhưng dù chờ hoài vẫn không được gọi, anh
ta xoay sở làm cái khác. Anh "đi rảo khắp mấy hãng buôn xin chỗ mà làm", sau "nghe nói
Tòa Tân Ðáo có thiếu một người lon ton đi giấy anh ta muốn xin vào làm đỡ", sau khi bị
đuổi, xin nơi khác không được nữa, anh cũng không vì hai chữ "thầy ký" mà sĩ diện, quyết
làm nghề kéo xe để kiếm chút bạc lẻ nuôi nấng vợ con mình. Vợ anh ta dù xuất thân từ con

nhà đài các, tiểu thư nhưng cũng không vì thế mà để chồng phải một mình bươn chải. Cô
vẫn tìm kiếm công việc phụ giúp chúng, cô "ở nhà lãnh áo quần mà may mướn, mỗi tháng
kiếm được năm bảy đồng". Tuy trong hoàn cảnh khó khăn, đói nghèo nhưng ở họ vẫn toát
lên những phẩm chất cao đẹp, đáng để người đọc khắc ghi trong lòng.
2.2.2. Nét bộc trực, thẳng thắn
Con người Nam Bộ nổi tiếng với tính cách bộc trực, thẳng thắn. Hồ Biểu Chánh ít miêu
tả ngoại hình của con người Nam Bộ mà chủ yếu sử dụng những mẩu hội thoại, hành động,
việc làm để giúp người đọc hiểu hơn về thế giới nội tâm của từng nhân vật trong tác phẩm
của mình. Cùng nhờ có thế, mà sự bộc trực, thẳng thắn của họ càng được bộc lộ rõ nét hơn.
Họ ít khi che giấu suy nghĩ, tình cảm mà để bộc lộ một cách tự nhiên, chân phương nhất.
Họ nghĩ sao nói vậy, “nói thẳng ruột ngựa”, không thích che đậy giấu giếm. Từ lời tường
trình, giải thích của người vợ khi nói với chồng, cho đến tình cảm đôi lứa yêu nhau trai –
gái, dường như, khi cần, họ sẵn sàng nói rõ lòng mình cho nhau nghe. Gặp những điều trái
tai, gai mắt, những con người Nam Bộ sẵn sàng thẳng thắn nói ra chứ không dùng dằng, e
sợ bất cứ điều gì. Xuất phát từ đứa tính hay lam hay làm, tự bản thân họ không chịu cảnh
ngồi không nên khi thấy chồng, vợ, hay con cái cả ngày lêu lổng, những con người ấy lại
kháng khái khuyên răn, không sợ mích lòng: "Mấy năm nay mình đi khỏi, tôi ở nhà làm lắt
lẻo đi cấy đi gặt, nuôi vịt nuôi heo, tuy không phải là giàu có chi, song nhờ trời nuôi nên
khỏi đói khát. Mà thiệt cũng mẹ con tôi hẩm hút, ăn cực ở khổ, nên không tốn hao bao
nhiêu, nay có mình về đó thêm một miệng ăn, mà lại còn tốn tiền rượu trà trầu thuốc nữa;
nếu mình không chịu làm việc chi hết, thì chắc là tôi nuôi không nổi." (Ba Thời nói với
19


chồng - Cay đắng mùi đời). Hay như khi cảm thấy đã đến lúc nói ra lòng mình, họ cũng bộc
bạch mà rằng: "Thưa chị, gia thế em lớn lắm, vì em muốn kết tóc trăm năm với cô hai, nên
em bỏ hết mà đi tìm. Hổm nay em muốn qua nói thiệt với cô mà em sợ cô không thương cô
nhắc chuyện cũ rồi mắng nhiếc xấu hổ, nên em không dám. Vậy em xin chị làm ơn lựa lời
êm ái nói giúp giùm cho cô hai hết giận đặng chịu kết duyên với em, trước em có được
người xứng đáng tề gia nội trợ; sau em có thể chuộc cái quấy xưa, thì ơn của chị dầu ngàn

ngày em cũng không dám phụ." (Trường Khanh nhờ Bạch Tuyết làm mối giúp - Ai làm
được). Sự thẳng thắn ấy không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động – cương quyết nói
là làm. Người vợ cũ của thầy Đàng bỏ thầy vì chê thầy nghèo khó để lấy ông Phó tổng, sau
cô muốn quay lại với thầy nên tìm đủ mọi cách. Từ nịnh bợ hai đứa nhỏ luôn đi theo đồng
hành cùng thầy," cho mỗi đứa một cắc bạc rồi dặn mỗi bữa lên cô cho ăn bánh", "khóc lóc
mà tỏ lòng ăn lăn lỗi ngày trước" với em gái thầy,.. nhưng đổi lại thầy Đàng không những
không chịu, mà còn mắng nhiếc em gái mình: "Nín! Em đừng nói bậy. Em bưng chén nước
em đổ rồi, em hốt lại cho đầy chén được hay không?". Sau đó trước khi rời khỏi nhà em gái,
thầy còn nói với đám con Liên, thằng Được: "Tao không dè sắp đó là đồ tiểu nhơn, Tao nói
thiệt đến chết tao cũng không bước chơn về đó nữa. Mà ngày nào tao có chết bây cũng
đừng cho chúng nó hay làm gì" và từ đó về sau, dù có gặp bất cứ hoạn nạn gì, thầy cũng
không nhờ vợ chồng cô em gái giúp đỡ, thậm chí đến liên lạc thầy cũng không (Cay đắng
mùi đời). Suốt cuộc đời, không vì nghèo khó hay đồng tiền mà thầy Đàng quỵ lụy hay đánh
mất đi sự bộc trực, khảng khái của mình.
Những người dân Nam Bộ bộc trực thẳng thắn trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không
bao giờ khiếp sợ trước uy quyền của giai cấp thống trị. Họ luôn sống trong sự ngay thẳng,
thanh cao, giữ vững bản lĩnh của mình. Vì thế họ gặp không ít khó khăn, nhất là từ phía giai
cấp thống trị. Điều đó tập trung thể hiện qua nhân vật Thị Tố trong tác phẩm “Con nhà
nghèo”. Bất bình trước việc làm thất đức của cậu Hai Nghĩa, Thị Tố khác hẳn với chồng,
âm thầm chịu đựng nhục nhã, chị ta quyết liều một phen đến nhà bà Cai vạch tội cậu Hai
Nghĩa, còn dám thốt ra những lời khẳng khái: “Tao chứ phải ai hay sao. Tao sợ là sợ người
phải kia, chớ người như vậy tao dễ sợ đâu. Giàu thì giàu chứ có phép nào mà giết người ta
được hay sao.” (Con nhà nghèo). Hồ Biểu Chánh đã khéo léo đặt vào cửa miệng nhân vật
20


những lời nói thật tự nhiên, thể hiện đúng tính cách của người phụ nữ nông dân Nam bộ. Sự
áp bức nặng nề của kẻ giàu có, nhiều thế lực không thể làm thay đổi tính cách ấy ở người
phụ nữ nông dân này. Đến lúc đã bị đuổi, không còn chốn nương thân, không có ruộng để
canh tác, chị ta vẫn thẳng thắn bảo chồng: “Không cần gì, ở đây không được thì lên trên

Bình Phú Tây mà ở, họ giỏi họ theo lên đó họ đuổi được nữa, tôi mới sợ.” (Con nhà nghèo).
Hay khi nghe chuyện Tư Lựu bị cậu Hai Nghĩa cưỡng ép rồi bỏ rơi, Ba Cam không thể
kiềm nén được cơn giận, đón đường cậu Hai Nghĩa hỏi tội, rồi rạch mặt cậu Hai Nghĩa. Lập
luận của Ba Cam rất dứt khoát và khẳng khái: “Tôi muốn ghi trên mặt nó vài cái thẹo cho
thiên hạ hễ ngó thấy thì nhớ nó là đứa chuyên đi phá danh giá của con nhà nghèo, đặng
tránh nó mà thôi.” (Con nhà nghèo). Anh ta đã giải thích một cách thật thà nhưng dứt khoát
về việc làm của mình: “Đợi trời đất hại, đợi biết chừng nào mới có. Thà tôi làm phức một
cái cho nó tởn. Toà có đày tôi đi nữa, tôi cũng cam tâm”. Nhân vật Ba Cam đã thể hiện rõ
thái độ không chịu cúi đầu truớc thế lực bạo tàn của người nông dân Nam bộ: "Không phải
liều mạng. Quân
giàu có mà ăn ở mọi rợ quá, làm hiền với nó sao được kia".
Bộc trực là một đức tính tốt tuy nhiên trong một số trường hợp, nó cũng có mặt hạn chế.
Tuy thế, dù gặp phải nhiều tai họa do sự bộc trực thẳng thắn gây ra nhưng đứng trên lập
trường đạo đức của dân tộc, Hồ Biểu Chánh vẫn ca ngợi những con người mang đức tính
này. Bằng chứng chính là những kết cục có hậu, đền bù xứng đáng cho những khó khăn mà
họ phải trải qua.
2.2.3. Trọng nghĩa khinh tài
Trong bất cứ một tác phẩm nào của các tác giả Nam Bộ, không chỉ các tác phẩm của Hồ
Biểu Chánh, chúng ta đều có thẩ nhận thấy khí khái anh hùng, đạo lí “kiến nghĩa bất vi vô
dõng dã” ẩn chứa trong từng nhân vật. Trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh phổ biến kiểu
nhân vật “trọng nghĩa khinh tài”. Họ là những con người “giữa đường thấy chuyện bất bằng
chẳng tha”. Dù nghèo khó, quanh năm đói rách, miếng cơm ăn chẳng đủ no, áo mặc chưa
đủ ấm nhưng họ vẫn sẵn sàng cưu mang giúp đỡ những người khốn khổ hơn mình. Ông Sáu
Thời, Lê Văn Đó trong “Ngọn cỏ gió đùa”; Hương sư Cu trong “Con nhà nghèo”; bà Ba
21


Thời trong "Cay đắng mùi đời"; bà lão nông dân, người giúp Thủ Nghĩa thoát đói và có chỗ
tá túc lúc mới vượt ngục trong “Chúa tàu Kim Quy” ... đều là những con người làm việc
nghĩa một cách tự nguyện, tự giác, không màng lợi lộc, không đòi hỏi sự đền đáp. Việc

nghĩa mà người nông dân trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thường làm là những việc rất
bình thường nhưng có nhiều ý nghĩa, không phải ai cũng có thể làm được. Ba Thời vì
thương một đứa trẻ bị bỏ rơi – thằng Được mà cưu mang nó mặc dù lúc đó, cuộc sống của
chị không mấy dư dả, lại còn phải chịu điều tiếng từ người ngoài, đến người chồng sau
nhiều năm trở về nhà cũng không tin, nghi đó là con mà chị ăn nằm với trai mà sinh ra. Nhờ
có ơn cứu mạng và dưỡng dục của chị mà sau đó, thằng bé côi cút ấy cũng tìm được họ
hàng, người thân ruột thịt, giải tỏa được nỗi oan khuất cho người mẹ đáng thương. Hay như
bà Sáu bán cháo đậu đã cho Bạch Tuyết và Băng Tâm ở cùng nhà trong lúc hai cô bơ vơ
giữa đất khách quê người, không nơi nương tựa (Ai làm được).
Đối với người nông dân Nam bộ, chữ “nghĩa” không được hiểu một cách chung chung,
trừu tượng, khô cứng như chữ “nghĩa” của Nho giáo, nó được giải thích một cách cụ thể,
hàm chứa cái gần gũi, mà cũng được ứng dụng phổ biến. Nó không chỉ thể hiện trong mối
quan hệ giữa người với người, mà còn ở những mối quan hệ khác. Nó có thể toát lên từ tình
cảm gắn bó thuỷ chung với xóm làng, mảnh vườn, thửa ruộng hay công việc lao động sản
xuất vốn đã quen thuộc đối với người nông dân. Nông dân Nam bộ thường lấy “đạo nghĩa”
làm phương châm sống và hành động. “Đạo” ở đây được hiểu là ăn ở cho phải đạo, hợp lẽ
phải ở đời. Còn “nghĩa” là nghĩa khí, là ăn ở thuỷ chung, dám xả thân vì việc lớn, không ức
hiếp người thế cô, không phân biệt sang hèn trong cách ứng xử. Biết đạo nghĩa thì mọi tranh
chấp đều có thể được giải quyết trong quan hệ anh em, bè bạn, không cần sự can thiệp của
luật pháp nhà nước. Như cách hành xử của Bà Hội Đồng trong "Cay đắng mùi đời" quả
khiến người ta nể phục cái tâm, cái đức của bà. Dù chị vợ lẽ hợp sức với em trai chồng,
mưu toan hãm hại con bà nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng bà không hề trừng phạt gì nặng
nề, chỉ nhẹ nhàng khuyên giải: "Bây giờ bà con làng tổng mới biết, chớ vợ chồng tôi biết đã
lâu rồi, nhưng vì tôi muốn làm lành đặng để đức cho con ngày sau, nên tôi không muốn làm
hại ai hết. Vậy tôi khuyên chú nó với dì nó đừng có cãi lẫy với nhau nữa; miễn là từ rày sắp
về sau đừng có ở quấy như vậy nữa thì thôi". Về sau, bà còn "biểu Thị Sảnh với thằng Hà
22


qua ở chung một nhà với bà đặng cho anh em nó trìu mến nhau, rồi chừng khôn lớn biết

nâng đỡ dìu dắt nhau cho trọn niềm huynh đệ".
Tinh thần trọng nghĩa khinh tài còn thể hiện ở chỗ vì nghĩa mà đấu tranh chống lại
những gì mang tính bất nghĩa. Viết về con người Nam bộ, những con người có tính khẳng
khái, không chịu cúi lòn, thì không thể thiếu những hành động quyết liệt, tuy có phần hung
hăng nhưng minh bạch: đánh gãy tay tên nhà giàu dâm dục, háo sắc (Thủ Nghĩa đánh Tấn
Thân – Chúa tàu Kim Qui); rạch mặt kẻ có tiền mà “chuyên đi phá danh giá của con nhà
nghèo”(Ba Cam rạch mặt cậu hai Nghĩa – Con nhà nghèo). Khi cần phải ra tay để trừng trị
gian ác, người vì nghĩa không biết sợ gì cả. Đối với họ, cái nghĩa phải làm là trên hết. Nếu
được làm việc nghĩa mà phải nhận lấy sự thiệt thòi cho mình, họ vẫn vui vẻ chấp nhận.
Hạnh phúc được sống hết mình cho cái nghĩa ở đời đã khiến họ dám làm tất cả. Đôi khi họ
cũng liều nhưng liều mà vẫn tỏ ra vẻ hiên ngang thách thức trước cái xấu, người xấu. Ba
Cam (Con nhà nghèo) từng tuyên bố: “Qua rửa nhục cho em mà qua ở tù, thì qua vui lòng
lắm, không hại chi đâu mà sợ”.
Hồ Biểu Chánh khá dụng công trong việc khắc họa nhân vật ở phương diện trọng nghĩa
khinh tài. Biết bao nhân vật trong tác phẩm của ông, dù ở tầng lớp nào, có tội hay không có
tội, đã từng đi tù hay không thì ở họ đều mang nét phẩm chất đáng quý này. Điều này không
chỉ bởi trọng nghĩa khinh tài là phẩm chất nổi bật của người dân Nam Bộ mà còn là vì ý
hướng chủ yếu trong sáng của Hồ Biểu Chánh chính là đạo lý. Tinh thần trọng nghĩa khinh
tài cùng với ước mơ đạo lí “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” ấy của người bình dân đã
khiến cho tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh giống như những câu chuyện cổ tích xưa, dễ dàng
đi vào lòng người đọc.
2.3 Phong tục tập quán trong đời sống người dân Nam Bộ
2.3.1 Lối sống của người dân quê
Qua những trang viết của Hồ Biểu Chánh, một lần nữa, phong tục, văn hóa của người
dân Nam Bộ lại được tô đậm nhờ vào những hoạt động, cách thức sinh hoạt của họ. Miền
Tây Nam Bộ là vùng sông nước kênh rạch điển hình nhất. Địa hình sông nước và đồng bằng
cộng với khí hậu nắng nóng và gió mùa tạo nên một Nam Bộ là nơi gặp gỡ của những điều
23



kiện tự nhiên thuận tiện. Nơi gặp gỡ của những điều kiện tự nhiên thuận tiện, đồng thời
cũng là nơi gặp gỡ của các tuyến giao thông đường biển quốc tế, trên nền tảng đặc trưng
thiên về âm tính của tính cách dân tộc tạo thành tính sông nước của văn hoá Nam Bộ, từ đó
hình thành nên món ăn vô cùng đặc trưng, đó là mắm. Câu ca dao Nam Bộ nổi tiếng: "Mắm
trước, đước sau, tràm theo sát, Sau hàng dừa nước, mái nhà ai; Chồng chài, vợ lưới, con câu,
Thằng rể đóng đáy, con dâu ngồi nò" đã phần nào thể hiện được đặc trưng trong cách ăn
uống của người dân xứ này. Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, nét văn hoá ẩm thực mang
màu sắc miệt vườn ấy từng hiện diện trong nhiều tác phẩm, tuy không được nhấn mạnh
nhưng đó vẫn là những chấm phá độc đáo ghi dấu văn hóa của một miền sông nước. Từ lúc
ở quê cho đến khi xa nhà, món mắm không chỉ là món ăn thân thuộc mà còn là công cuộc
cứu đói cho những khi khó khăn. Bạch Tuyết trước khi cùng chồng trải qua những ngày
tháng no đủ, cô đã từng phải ăn mắm với cơm để cầm cự cái đói dù đang mang bầu.
Ngoài ra, ở Nam Bộ, đặc biệt là miền Tây, giao thông đường thuỷ rất phát triển. Kênh
rạch được coi là "lộ", là "đường". Nhà nhìn ra kênh rạch coi là "nhà mặt tiền quay ra lộ".
Trịnh Hoài Đức ghi nhận: "Ở Gia Định, chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm
nhà ở, hoặc để đi chợ, hoặc để đi thăm người thân thích, hoặc chở gạo củi đi buôn bán rất
tiện lợi. Ở Tây Nam Bộ có rất nhiều loại ghe xuồng; nghề đóng và sửa ghe thuyền là nghề
rất quan trọng và được chuyên môn hóa cao. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh ghe, xuống
trong bất cứ quyển tiểu thuyết nào của Hồ Biểu Chánh: Ai làm được, Cay đắng mùi đời,
Tiền bạc bạc tiền,… Từ đó, sản sinh ra những "nhà thuyền", "nhà bè" - nhà được làm dọc
theo hai bên sông, chất liệu được lấy từ cây lá có sẵn. Đây là lối kiến trúc miệt vườn rất
“Nam Bộ”. Người dân Nam Bộ gắn bó với đồng ruộng, sông nước không chỉ trong việc ở
mà cả trong việc đi lại. Phương tiện đi lại chính của người dân nơi đây là tàu, xuồng, ghe.
Các nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thường sử dụng xuồng, ghe là phương
tiện di chuyển khi muốn đi đến vùng khác.
Khi viết về trang phục của người dân Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX, Hồ Biểu
Chánh cũng quan sát rất cẩn thận. Ông thường miêu tả tỉ mỉ trang phục của các nhân vật.
Chỉ cần nhìn vào trang phục của họ, ta có thể đoán được phần nào tầng lớp cũng như hoàn
cảnh sống của họ. Trang phục của họ tuy có phần khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn mang
24



những đặc trưng rất Nam Bộ, không thể thiếu. Người giàu thường mặc đồ lụa trắng, đầu đội
khăn màu, chân mang giầy, cổ và tay đeo hột xoàn như bà Đỗ Thị Đào (Tiền bạc bạc tiền)
được miêu tả "quần áo mặc toàn lụa trắng, cổ tai chớp nháng thủy xoàn, da trắng thêm dồi
phấn, tóc đen lại gỡ láng nhuốt"; người nghèo thường mặc đồ màu đen, đầu đội khăn rằn,
chân đi dép hoặc đi chân đất (chị Ba Thời, cô Băng Tâm khi mới từ quê lên hay bất kì chị
nông dân nào trong tác phẩm...). Bằng chính năng lực quan sát và khả năng diễn đạt thông
qua ngôn từ, các nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh dần dần hiện lên không chỉ
thông qua tính cách mà cả ngoại hình của nhân vật cũng được khắc họa rõ nét và sắc bén vô
cùng.
2.3.2 Nếp sống của thị dân đầu thế kỉ XX
Quan sát tỉ mỉ cuộc sống xung quanh, Hồ Biểu Chánh đã có cái nhìn cụ thể, toàn cảnh
khi đưa vào những trang tiểu thuyết của mình nếp sống của thị dân đầu thế kỉ XX. Hồ Biểu
Chánh chủ yếu tập trung làm rõ cảnh sống tối tăm của tất cả các hạng người từ tầng lớp
thượng lưu, trưởng giả, những thông ngôn ký lục đến thợ thuyền, gái điếm, trẻ em mồ côi
lang thang cơ nhỡ... Họ giàu hay nghèo đều có nguyên nhân, dẫu cho đó là chân chính hay
không chân chính. Họ giàu từ đâu, và nghèo do nguyên do gì cũng đều được Hồ Biểu
Chánh quan sát tỉ mỉ. Có người sống nhàn tản, phong lưu bằng tiền cho vay nặng lãi như Bà
Phủ, chị gái của Bá Vạn (Tiền bạc bạc tiền), có người nhờ chăm chút, tích cóp mà làm nên
cơ nghiệp như ông Bạch Khiếu Nhàn (Ai làm được) nhưng bản tánh thiện lương thì khó ai
giữ (ở đây có ông Bạch Khiếu Nhàn). Họ sau khi giàu có, tiền muôn, tiền vạn nhưng họ vẫn
xem

tiền



trên


hết

và

luôn

tìm

cách

bắt

chẹt

dân

nghèo

"Bà Phủ Khánh Long ở trong nhà hễ mở miệng nói với tôi tớ thì lời nào cũng đều đắng cay
hỗn ẩu, bởi vậy từ con Lại ở hầu hạ tới chị Thìn ở nấu ăn, từ thằng sốp-phơ cho tới chú làm
vườn, mỗi ngày chẳng có người nào mà khỏi bị bà chửi một hai lần." . Đối với em dâu,
cháu mình, bà cũng không nể nang gì "hễ nói lời chi, hoặc làm việc chi sai ý bà, thì bà rầy
la om sòm, lấy làm khó chịu lắm" (Tiền bạc bạc tiền). Nhưng cũng chính vì lẽ đó mà bà
khiến cho nhiều người ghi thù, và kết cục, bà bị chính thằng phu lái xe của mình vì căm tức
nên khiến bà phải vong mạng. Trái ngược với cuộc sống của tầng lớp thượng lưu, những
25


người lao động nghèo phải sống trong cảnh chật vật, nghèo khổ, rách rưới, túng thiếu. Tuy
nhiên, bản thân họ vẫn cần cù, chịu khó làm ăn (như đã nói ở trên) và sau đó, chính nhân

cách cao đẹp của họ mà họ "ở hiền gặp lành", được quý nhân phò trợ, điển hình như cha con
nhà anh Sửu (Cha con nghĩa nặng).
Nhìn chung, đời sống sinh hoạt nơi thành thị luôn có sự giằng co giữa nếp sống cũ và
mới, giữa những giá trị cổ truyền của dân tộc với lối sống tư sản của phương Tây. Hàng loạt
các tên gọi, chức danh đậm chất Tây ra đời: thầy ký, sốp – phờ,… ra đời tuy nhiên không
vì thế mà những anh nông dân, địa chủ, ông Phủ,… mất đi. Hồ Biểu Chánh thể hiện một
quan niệm hợp thời, đúng đắn: phải dung hoà giữa cái cũ và cái mới. Ông luôn cổ xúy cho
những mặt tích cực; phê phán những mặt tiêu cực của của văn hóa cổ truyền như chính hôn
nhân "cha mẹ đặt đâu con ngồi nấy". Con gái dù có ý trung nhân nhưng cũng phải thuận
theo sự sắp đặt của cha mẹ (Ai làm được, Tiền bạc bạc tiền..) nhưng cũng thông qua đó đã
ca ngợi tính cách cao đẹp của những người con gái. Họ không cam chịu nên quyết chống lại
sự sắp đặt dù phải mang tiếng xấu là theo trai, một mình lên tỉnh tìm người mình thương
mến như cô Bạch Tuyết (Ai làm được), đồng thời cũng khuyến khích mọi người học tập
những mặt tốt đẹp của văn hóa phương Tây (tư tưởng "nam nữ bình quyền", có khả năng
làm chủ một tỏa soạn báo, đi du lịch khắp nơi cùng bạn bè của cô Hai Tân trong Tân phong
nữ sĩ). Ngoài ra, quang cảnh, phố xá thành thị cũng được Hồ Biểu Chánh quan tâm, miêu tả
khái quát nhất có thể sao cho người đọc có thể mường tượng ra một cách rõ ràng nhất:
"Trên cầu tàu mà Trà Vinh thiên hạ lao xao, kẻ chực rước bà con, người hỏi thăm bậu bạn.
Phía trong, xe kéo đậu sấp hàng ngay bót, bọn xa phu chạy lăng xăng mời khách lên xe.
Chú bếp đứng giữa cầu tay cầm roi mây, miệng hỏi giấy thuế thân, vinh mặt châu mày coi
oai nghi lẫm liệt." (Cảnh bến tàu tấp nập trong "Cay đắng mùi đời")… Có thể nói, sự tinh tế
của Hồ Biểu Chánh đã phần nào giúp cho bạn đọc dễ dàng hơn khi tiếp cận tiểu thuyết của
ông.

26


×