Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

giáo trình luật hành chính so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.08 KB, 77 trang )

TÍN CHỈ 1
Lý thuyết: 10 tiết
Thảo luận: 5 tiết
Tự học: 30 tiết
A. Mục đích
Giúp học viên nắm được những khái niệm cơ bản của luật hành chính so sánh, đối
tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn của luật hành chính các nước trên thế
giới, khoa học luật hành chính, môn học luật hành chính, các nguyên tắc cơ bản trong
quản lý hành chính Nhà nước của các nước trên thế giới
B. Yêu cầu.
Làm rõ các khái niệm cơ bản của luật hành chính các nước trên thế giới, phân biệt luật
hành chính với các ngành luật khác
Người học phải nắm vững và vận dụng những kiến thức của toàn chương vào nghiên cứu
học tập các ngành luật khác và vận dụng vào công tác thực tiễn
C. Nội dung
CHƯƠNG 1. LUẬT HÀNH CHÍNH SO SÁNH VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
NƯỚC NGOÀI
MỤC ĐÍCH
Giúp học viên nắm được khái niệm cơ bản của luật hành chính, các khái niệm về luật
hành chính theo pháp luật các quốc gia trên thế giới
YÊU CẦU
Về nội dung giảng dạy
- Làm rõ khái niệm Luật hành chính
- Làm rõ đặc thù của quan hệ pháp luật hành chính
- Làm rõ đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính trên thế
giới
- Người học nắm vững những kiến thức đã học để tiếp tục ngiên cứu, học tập và vận
dụng vào công tác thực tiễn.
Về sự chuẩn bị của học viên
- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXb Công an nhân dân
- Sách tham khảo Luật hành chính một số nước trên thế giới


A. Nội dung chính:
1. Luật hành chính so sánh
Luật hành chính được hiểu với ba góc độ khác nhau: một ngành luật, một khoa
học, một môn học vì vậy Luật hành chính so sánh (luật hành chính đối chiếu) là một khoa
học so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau, truyền thống pháp luật và văn hóa pháp lý
giữa các quốc gia, khu vực để tìm ra những tương đồng, khác biệt, các quy luật của sự
điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.

1


1.1. Mục đích của luật hành chính so sánh
+ Trong xu hướng hội nhập và mở cửa, luật so sánh nói chung và luật hành
chính so sánh nói riêng giúp chúng ta hiểu được văn hóa pháp lý, các trường phái pháp
luật, pháp luật của các quốc gia khác để so sánh đối chiếu với văn hóa pháp lý, trường
phái khoa học luật học và pháp luật trong nước nhằm để bổ sung cho những nhận thức
khoa học và nhằm hoàn thiện pháp luật trong nước phù hợp với xu hướng phát triển của
pháp luật thế giới.
+ Luật so sánh là cầu nối giữa các nền văn minh pháp luật của các quốc gia
trên thế giới để tạo điều kiện cho pháp luật các quốc gia "xích lại gần nhau" tránh những
xu hướng dị biệt, bảo thủ trong nhận thức luận và trong thực tiễn pháp lý.
+ Sử dụng những quan điểm khoa học, tập quán pháp luật thế giơi.
1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luật hành chính so sánh
+ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luật hành chính so sánh:
- Các khái niệm, quan điểm khoa học, trường phái khoa học của các hệ thống pháp
luật lớn trên thế giới.
- Nghiên cứu pháp luật hành chính thực định của các nước khác nhau.
+ Phương pháp nghiên cứu
Để so sánh giữa các nền văn minh pháp lý, pháp luật thực định của các

quốc gia, luật hành chính so sánh sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa
học xã hội, đặc biệt coi trọng phương pháp so sánh, phân tích để đánh gía các hệ thống
pháp luật trên cơ sở đối chiếu với một hệ thống pháp luật nào đó; so sánh, phân tích đánh
gía các quy định và các chế định pháp luật tương đồng của các quốc gia
2. Khái quát về luật hành chính nước ngoài
2.1. Quan niệm về luật hành chính
Nhìn lại lịch sử xã hội có nhà nước, thì nhà nước được hình thành trên cơ sở mô
phỏng một tổ chức quân sự. Bộ máy hành chính và cách điều hành cũng mang dáng dấp
đó vì vậy sự ra đời và phát triển của luật hành chính gắn liền với sự tồn tại của nhánh
quyền lực hành pháp, với bộ máy hành chính, với sự cai quản của nhà nước đối với các
quá trình xã hội . Ngày nay luật hành chính luôn được coi là một bộ phận pháp luật quan
trọng của mọi quốc gia trên thế giới.
Trong khoa học luật học các nước, có nhiều quan niệm khác nhau xung
quanh khái niệm luật hành chính. Các nước Anh- Mỹ, luật hành chính được khái quát
hóa " là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền và trật tự hoạt động
của các cơ quan hành chính, hoạt động kiểm tra của toà án đối với các cơ quan hành
chính. Với quan niệm này các quy phạm pháp luật Luật hành chính bao gồm hai bộ phận:
Bộ phận thứ nhất gồm các quy phạm tác động ra bên ngoài , có nghĩa điều
chỉnh các quan hệ xã hội giữa cơ quan hành chính với công dân, tổ chức.
Bộ phận thứ hai gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức và quan hệ
nội bộ giữa các bộ phận cấu thành của cơ quan hành chính, của hệ thống hành chính nhà
nước.
Bộ phận thứ ba là hoạt động tài phán hành chính.

2


Các chuyên gia pháp luật Mỹ rất quan tâm đến bộ phận thứ nhất, coi đó là
các quy phạm pháp luật để bảo vệ công dân khỏi sự tuỳ tiện của bộ máy hành chính công
quyền. Do đó luật hành chính được coi là lĩnh vực pháp luật để kiểm tra hoạt động hành

chính mà không phải là luật được thiết lập chỉ để cho nền hành chính.( Đây là quan niệm
khác căn bản với quan niệm về Luật hành chính ở các nước xã hội chủ nghĩa là Luật hành
chính là ngành luật về quản lý nhà nước).
Trong khoa học luật học Mỹ khi đề cập đến tố tụng hành chính các luật gia
đều coi công dân là trung tâm của toàn bộ quá trình tố tụng chứ không phải cơ quan hành
chính. Do đó quyền tham gia tố tụng của cá nhân và quyền của luật sư tham gia bảo vệ
các quyền công dân được chú trong hàng đầu.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng các nhà luật học Mỹ luôn xuất phát từ lợi
ích của người dân để tìm cách "chống lại" quyền lực, để hạn chế lạm quyền của hành
chính.
2.2.Đối tượng điều chỉnh Luật hành chính Pháp
Trong các công trình khoa học về Luật hành chính của Pháp thường không đưa ra
những định nghĩa về luật hành chính. Để sác định đối tượng điều chỉnh của Luật hành
chính thường sử dụng phương pháp loại trừ, trước hết là những quan hệ xã hội gắn liền
với hoạt động kinh doanh của cá nhân, quan hệ liên quan đến định đoạt tài sản và quan
hệ về tài sản giữa cơ quan nhà nước với cá nhân là đối tượng điều chỉnh của luật tư, mà
trước hết là luật dân sự. Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực luật
công, mà chủ thể bắt buộc trong quan hệ đó là cơ quan hành chính.
Xuất phát từ quan niệm hoạt động hành chính bao gồm hai nội dung: hành
chính điều hành và hành chính tài phán nên đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính ở
Pháp bao gồm hai bộ phận:
Thứ nhất : toàn bộ lĩnh vực tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành
chính và những người có chức vụ của các cơ quan hành chính.
Thứ hai : tổ chức và hoạt động của các toà án hành chính- cơ quan xét xử
các vụ việc hành chính mà một bên trong quan hệ tranh chấp là cơ quan hành chính.
2.3.Luật hành chính vương quốc Anh.
Trong một thời gian dài ở nước Anh , luật hành chính không được coi là ngành
luật độc lập. Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, nhà nước can thiệp rất ít vào các lĩnh
vực đời sống xã hội, nhưng vào thế kỷ XX, số lượng các cơ quan hành chính nhà nước và
số lượng công chức nhà nước tăng lên một cách đáng kể và kết quả là một loạt các văn

bản pháp luật quy định về về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính đã hình
thành và phát triển. Từ đó mà hình thành một lĩnh vực pháp luật hành chính.
Đối tượng điều chỉnh luật hành chính Italia.
Italia là nước có nền pháp luật thuộc hệ thống luật La mã- Giéc manh, luật
hành chính được coi là một ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh là: những hoạt
động của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính công ( hành chính nhà nước).
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính liên bang xô viết
Có thể nói Luật hành chính xô viết ( Liên xô) là mô hình khuôn mẫu cho
luật hành chính các nước xã hội chủ nghĩa trước đây có ảnh hưởng mang tính quyết định

3


đến luật hành chính các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Điều này được lý giải bởi đặc
điểm của đời sống chính trị, kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa.
Do chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa nên bên cạnh bộ máy nhà nước còn có
bộ máy của Đảng cộng sản, của công đoàn, đoàn thanh niên…, các tổ chức này trong một
phạm vi nhất định cũng trực tiếp thực hiện các hoạt động mang tính nhà nước vì vậy luật
hành chính xô viết có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội mang tính chấp hành và
điều hành phát sinh trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan chấp hành và điều hành
của cơ quan quyền lực nhà nước; các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều
hành phát sinh trong tổ chức nội bộ và hoạt động của các cơ quan khác của nhà nước; các
quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong tổ chức, hoạt động
của các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành và
điều hành ( quan niệm này tương tự như quan niệm về luật hành chính ở nước ta hiện
nay).
Ngày nay do chế độ chính trị đã thay đổi, Liên bang xô viết xụp đổ, nhưng
các nhà khoa học Nga vẫn đi theo hướng nghiên cứu trước đây.
B. Nội dung tự học
3. Nguồn của luật hành chính

Nguồn của luật hành chính các nước rất đa dạng phức tạp, không thuần
khiết tuỳ thuộc vào truyền thống pháp lý của các quốc gia, tuỳ thuộc vào pháp luật quốc
gia đó theo dòng nào, thuộc hệ thống pháp luật nào.
- Nguồn luật hành chính cộng hoà Pháp
Nguồn cơ bản của luật hành chính cộng hoà Pháp bao gồm: Hiến pháp, các
đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và quyết
định của toà án, trong đó chủ yếu là quyết định của Toà án hành chính. Về mặt pháp lý
thì toà án không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhưng thông thường
khi đưa ra các bản án các quan toà thuộc Hội đồng nhà nước ( cơ quan xét xử cấp cao
nhất của Pháp) thường đưa ra các quy định mới khi cho rằng các văn bản pháp luật còn
thiếu, không đầy đủ, nếu các quy định đó là đúng đắn sẽ có thể được áp dụng đối với các
trường hợp tương tự và được các toà án cấp dưới áp dụng để giải quyết các vụ việc
tương tự. Như vậy, các văn bản này mặc nhiên trở thành văn bản quy phạm pháp luật.
Hiến pháp hiện hành của nền cộng hoà thứ V theo hướng giảm quyền lực
của cơ quan đại diện, tăng quyền lực của Tổng thống và Chính phủ. Tổng thống và Chính
phủ có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tổng thống có thể được Quốc hội
trao quyền ban hành văn bản( sắc luật) để sửa đổi, thậm chí thay thế các luật.
Luật hành chính cộng hoà Pháp cũng như luật hành chỉnh của các quốc gia
khác được tạo bởi vô số các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở các
cấp khác nhau ban hành ( Tổng thống, Chính phủ, các Bộ, các Tổng cục… Tỉnh trưởng,
Chủ tịch Hội đồng vùng, xã trưởng) và không có bộ luật như kiểu Bộ luật hình sự, Bộ
luật dân sự, mà chỉ có các Tổng tập luật lệ, nhưng với tên gọi là bộ luật, nên nhiều người
nhầm tưởng rằng đó là Bộ luật hành chính.
- Nguồn luật hành chính Mỹ

4


Nguồn luật hành chính Mỹ gồm Hiến pháp liên bang, Hiến pháp của Bang, các
đạo luật Liên bang, các đạo luật của Bang, quyết định của Toà án, các văn bản của cơ

quan hành chính.
Hiến pháp Liên bang và Hiến pháp các Bang là luật cơ bản, nhưng không
trực tiếp sác lập các nguyên tắc chung, cũng như các quy phạm luật hành chính.
Nguồn của luật hành chính là do cơ quan lập pháp Liên bang, của từng
Bang, toà án thiết lập, nhiều khi vượt khỏi khuôn khổ của Hiến pháp. Đối với luật hành
chính, các quy định của Hiến pháp chỉ có ý nghĩa như là những quy tắc giới hạn khuôn
khổ hành động, đặt ra những giới hạn mà cơ quan lập pháp khi ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật luật hành chính không thể vi phạm, đặt ra khuôn khổ của nền hành chính
và giới hạn của toà án khi giám sát cơ quan lập pháp và hành chính.
Nước Mỹ rất đề cao nguyên tắc phân quyền nhưng thực tế vẫn không cản
trở được cơ quan lập pháp khi họ muốn trao cho hệ thống hành chính một phần thẩm
quyền lập pháp, tư pháp. Do đó tính tối cao của Hiến pháp trong mối tương quan với các
quy phạm luật hành chính chỉ mang tính ước lệ.
Để trật tự hóa các hoạt động của cơ quan hành chính, năm 1946 Luật về thủ
tục hành chính đã được ban hành. Luật này quy định các tài liệu, văn bản của cơ quan
hành chính phải được công bố và công dân có quyền tiếp cận, quy định về những nguyên
tắc công khai hóa hoạt động hành chính và kiểm tra của cơ quan tư pháp đối với các
quyết định hành chính. Do đó Luật này được gọi là" luật cơ bản của ngành luật hành
chính".
Năm 1996, Quốc hội Mỹ đã tiến hành pháp điển hóa phần thứ năm của Bộ
tổng luật Mỹ với tên gọi" Tổ chức của Chính phủ và công chức". Trong đó bao gồm 3 nội
dung: các cơ quan nói chung; quản lý công vụ dân sự; công chức. Nhưng các quy định về
tổ chức, thẩm quyền của từng cơ quan hành chính nhà nước rất nghèo nàn, được quy định
rải rác trong 49 phần còn lại của Bộ tổng Luật.
Trên cơ sở Luật về thủ tục hành chính của Liên bang, các Bang đều ban
hành Luật thủ tục hành chính riêng.
Toà án có vai trò rất lớn trong việc thiết lập các quy phạm luật hành chính.
Thông qua việc giải thích Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật, tòa án đã
thừa nhận việc chuyển giao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quyền
tư pháp cho cơ quan hành chính. Tòa án còn sáng tạo luật nội dung và luật thủ tục cho

hoạt động hành chính.
Hoạt động sáng tạo pháp luật của các toà án Mỹ rất phát triển vào những
năm 60, đã bác bỏ lý thuyết đặc quyền của các cơ quan hành chính các Bang, mà theo lý
thuyết đó cơ quan hành chính không phải chụi trách nhiệm vật chất về những thiệt hại do
các nhân viên hành chính gây nên. Chính tòa án là cơ quan đã mở rộng phạm vi các chủ
thể có quyền khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan hành chính.
Một loại nguồn phổ biến và quan trọng của luật hành chính Mỹ là các văn
bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính, chiếm tỷ trọng lớn so với các văn
bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp và tư pháp ban hành. Tổng thống có thể ban
hành các sắc lệnh, các Chương trình cải tổ, mặc dù các văn bản của Tổng thống được ban
hành trên cơ sở của luật, nhưng các Chương trình của Tổng thống có thể làm thay đổi

5


phạm vi, hiệu lực của pháp luật hiện hành. Ví dụ năm 1918 bộ máy hành chính được tổ
chức lại bằng một văn bản của Tổng thống; năm 1953 Bộ Y tế, giáo dục và phúc lợi xẫ
hội được thành lập bằng một văn bản của Tổng thống.
- Nguồn của Luật hành chính vương quốc Anh.
Do đặc trưng của nước Anh là nước không có Hiến pháp thành văn nên
nguồn của Luật hành chính vương quốc Anh bao gồm các luật mang tính chất hiến pháp
và các luật thường; tập quán pháp; quýêt định của toà án về các vụ việc cụ thể và các văn
bản quy phạm pháp luật hành chính. Các Luật mang tính Hiến pháp có liên quan trực tiếp
đến hoạt động hành chính phải kể đến Luật về Habeas Corpus năm 1679, Luật về các
quyền năm 1689. Các văn bản này quy định nghĩa vụ của các cơ quan hành chính phải
tuân thủ và tôn trọng các quyền sống, tự do và sở hữu của công dân.
Luật về uỷ quyền lập pháp năm 1946 quy định trình tự thông qua và công
bố các văn bản quy phạm pháp luật hành chính được ban hành theo uỷ quyền của Nghị
viện.
Luật về toà án và hoạt động điều tra năm 19958 được thay thế sau đó bằng

luật cùng tên năm 1971 là luật tổng quát đầu tiên quy định về tổ chức và hoạt động của hệ
thống tài phán hành chỉnh của Anh quốc bao gồm các Toà án hành chính và hoạt động
điều tra của các Bộ; Luật kiện lên Nữ hoàng năm 1947.
Các tập quán pháp có vai trò quan trọng trong hệ thống nguồn của luật hành
chính vương quốc Anh.
Các quyết định của Toà án về giải quyết các khiếu kiện của công dân đối
với các hành vi, hoạt động của cơ quan hành chính trở thành khuôn mẫu
( án lệ ) cho việc giải quyết các vụ việc tương tự.
Nguồn cơ bản của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật hành
chính: Lệnh của Nữ hoàng, các quyết định, thông tư, chỉ thị của Bộ trưởng và các cơ
quan hành chính khác, các văn bản của cơ quan tự quản địa phương và các quyết định
hành chính cụ thể về các vụ việc cụ thể sau đó trở thành án lệ hành chính.
C. Câu hỏi ôn tập
1. Hãy phân tích mục đích của luật hành chính so sánh
2. Hãy phân tích đối tượng điều chỉnh và phương pháp nghiên cứu của luật hành
chính so sánh
3. phân tích đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Pháp

CHƯƠNG 2. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH VÀ CHÍNH QUYỀN TỰ QUẢN
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
MỤC ĐÍCH
Giúp học viên nắm được khái niệm cơ bản về bộ máy hành chính trên thế giới. Nắm được
hệ thống các chính quyền tự quản một số nước trên thế giới
YÊU CẦU
Về nội dung giảng dạy
- Làm rõ các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và quản lý lãnh thổ

6



- Làm rõ bộ máy hành chính trung ương của một số nước trên thế giới
- Người học nắm vững những kiến thức đã học để tiếp tục nghiên cứu, học tập và vận
dụng vào công tác thực tiễn.
Về sự chuẩn bị của học viên
- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXb Công an nhân dân 2014
- Sách tham khảo Luật hành chính một số trên thế giới
A. Nội dung chính:
1. Những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và quản lý lãnh thổ
Tổ chức chính quyền trung ương và địa phương các nước châu Âu và AnhMỹ được dựa trên cơ sở tư tưởng lý thuyết: tập quyền, tản quyền, phân quyền.
Nội dung nguyên tắc tập quyền thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
+ Chính quyền trung ương là cơ quan duy nhất nắm giữa, quyết định điều
hành các công việc quốc gia. Cơ quan hành chính trung ương điều khiển, kiểm soát mọi
hoạt động của cơ quan cấp dưới, khi áp dụng triệt để nguyên tắc này chỉ có chính quyền
trung ương mới có tư cách là những pháp nhân công quyền. Để cai quản ở địa phương
chính quyền trung ương đặt các quan chức cai trị ở địa phương, do đó ở địa phương tồn
tại một chính quyền kép bao gồm chính quyền trung ương đóng tại địa phương và chính
quyền tự quản địa phương. Toàn bộ hoạt động hành chính được điều hành theo hệ thống
dọc.
Việc áp dụng nguyên tắc này cũng có những ưu điểm, hạn chế nhất định.
Ưu điểm: bảo đảm sự thống nhất trong quản lý đất nước, chống được khả
năng cát cứ địa phương, ngành, có khả năng giải quyết được những mâu thuẫn giữa địa
phương và trung ương, có khả năng tập trung phối hợp để giải quyết các vấn đề chiến
lược, dung hoà được lợi ích trái ngược giữa các địa phương, tập trung được các phương
tiện tài chính, kỹ thuật và nhân lực khi cần thiết đặc biệt là trong những điều kiện chiến
tranh sẩy ra.
Nhược điểm: chính quyền trung ương xa dân dễ dẫn đến quan liêu trong
việc đưa ra và thực hiện các chính sách; bộ máy trung ương cồng kềnh, nhiều tầng nắc,
quá tải trong công việc, không có khả năng giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh ở địa
phương, mất dân chủ, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của địa phương và sự
thạm gia của nhân dân vào quản lý.

+ Phân quyền
Phân quyền như là nguyên tắc nền tảng trong tổ chức quyền lực của các nhà nước
phương tây, Anh- Mỹ với những biến thể khác nhau.
Có hai hình thức phân quyền
Phân quyền theo chiều ngang ( phân quyền theo chức năng) là sự phân công chức
năng, phân định thẩm quyền giữa các cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước: lập pháp,
hành pháp, tư pháp; phân quyền giữa các cơ quan, công chức giữa các chức vụ quản lý
đối với ngành, lĩnh vực. Từ góc độ phân công lao động quyền lực thì phân quyền là sự
phân công lao động quyền lực giữa các cơ quan nhà nước để chống độc quyền.
Phân quyền theo chiều dọc- phân quyền giữa trung ương và địa phương.
Trung ương chuyển giao nhiệm vụ quyền hạn của mình cho các tổ chức cộng đồng
lãnh thổ thực hiện và công nhận quyền tự quản của chính quyền địa phương ở các cấp

7


hành chính lãnh thổ; các đơn vị chính quyền địa phương là những pháp nhân công quyền
có quyền tự chủ về tài chính, có ngân sách riêng, tự quyết định giải quyết các vấn đề có ý
nghĩa cộng đồng, chính quyền địa phương tự quản; để bảo đảm một trật tự nhất định
chính quyền trung ương kiểm soát chính quyền địa phương thông qua chế độ phê chuẩn,
đình chỉ hay bãi bổ văn bản .
Chế độ phân quyền có ưu điểm: đảm bảo quyền lợi, nhu cầu phát triển của địa
phương, có khả năng tính đến mọi đặc thù của địa phương, bảo đảm chế độ dân chủ, bênh
vực được quyền lợi của địa phương, giảm bớt được sự cồng kềnh của bộ máy hành chính
trung ương tạo điều kiện giải phóng chính quyền trung ương khỏi những công việc cụ thể
để tập trung giải quyết những vấn đề chiến lược.
Bên cạnh đó chế độ phân quyền cũng có những hạn chế nhất định: tính chuyên
môn hóa thấp, dễ dẫn đến cát cứ, không bảo đảm được lợi ích chung của quốc gia.
+ Tản quyền.
Dể khắc phục những nhược điểm của tập quyền người ta áp dụng chế độ tản

quyền: Nguyên tắc tản quyền như là biến thể của tập quyền và phân quyền. Nội dung của
nó thể hiện ở chỗ chính quyền trung ương thừa nhận tự quản của chính quyền địa
phương, chính quyền trung ương chuyển quyền lực của mình cho các địa phương và cử
đại diện của mình về các địa phương để thực hiện các công việc nhà nước và cũng là để
kiểm soát chính quyền địa phương.
Ưu điểm của chế độ này thể hiện ở chỗ làm cho bộ máy nhà nước ở trung ương
giảm được sự quá tải công việc trong các công sở; tạo điều kiện để chính quyền trung
ương gần dân và có khả năng dung hoà lợi ích giữa địa phương và trung ương.
Nhược điểm là chính quyền địa phương vẫn bị lệ thuộc nhiều vào trung ương ( có
nơi các quan chức địa phương do chính quyền trung ương bổ nhiệm) nhưng cũng có xu
hưưướng ngược lại là các quan chức của chính quyền trung ương lại bị chi phối bởi chính
quyền địa phương, dẫn đến tình trạng lạm quyền của chính quyền địa phương, gây sự
cách biệt sâu sắc giữa các địa phương.
Mỗi một chế độ tập quyền, tản quyền và phân quyền đều có những ưu điểm và
nhược điểm nên trong thực tế người ta áp dụng cả ba chế độ này và vận dụng nó vào
những lĩnh vực, thời đại lịch sử khác nhau. Ngày nay các nước phát triển rất đề cao sự tự
quản của chính quyền địa phương.
2. Bộ máy hành chính trung ương
2.1 Bộ máy hành chính trung ương Mỹ.
* Bộ máy hành chính nước Mỹ bao gồm : Tổng thống, các bộ , những nha độc lập
, các hiệp hội chính phủ và những cơ quan khác. Cơ quan hành chính nước Mỹ gồm
những cơ quan không thực hiện những chức năng quân sự, chính trị hoặc đối ngoại và là
những cơ quan có quyền hạn đưa ra những quyết định trong quan hệ đến địa vị pháp lý
của các cá nhân, nghĩa là có thể giải quyết những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của công
dân.
Việc thừa nhận một cơ quan nào đó là cơ quan hành chính có tư cách là cơ quan
hành chính dẫn đến hậu quả pháp luật quan trọng vì nếu được sác định là cơ quan hành
chính thì hoạt động của nó phải được thực hiện trong phạm vi những thủ tục được qui
định bởi pháp luật về thủ tục hành chính , theo đó cơ quan hành chính có quyền tham


8


gia vào tố tụng hành chính với mục đích bảo vệ lợi ích của cơ quan và có quyền kiện ra
toà án khi cần thiết.
Theo Hiến pháp nước Mỹ quyền hành pháp được trao cho Tổng thống. Tổng
thống cùng với Quốc hội thiết lập nên bộ máy hành pháp; thành lập các cơ quan liên
bang, bổ nhiệm những người đứng đầu các bộ , nha; những người lãnh đạo của các nha
độc lập và các tổ chức Chính phủ và người có chức vụ cao nhất khác, lãnh đạo hoạt động
của chúng. Ngoài ra Tổng thống còn được Quốc hội trao quyền lực hành chính- quyền
sáng tạo quy phạm rất rộng rãi, trong số đó có thể làm thay đổi địa vị pháp lý của các cá
nhân.
Trên cơ sở các quyền được uỷ quyền Tổng thống lại có thể uỷ quyền cho những
người đứng đầu của các bộ và các nha độc lập và các người có chức vụ khác để thực
hiện quyền hành pháp.
Hiện nay ở Mỹ có 14 bộ ở cấp liên bang . Bộ ngoại giao và quốc phòng thực hiện
chức năng quân sự, ngoại giao chính trị không xếp vào cơ quan hành chính, 12 bộ còn lại
là cơ quan hành chính .
Các cục, vụ , công sở là những bộ phận cơ cấu của các bộ, cũng có thể là những cơ
quan hành chính nếu như chúng được trao quyền hạn xác định địa vị pháp lý của những
cá nhân bằng việc ban hành những quyết định và những mệnh lệnh quy phạm do Bộ
trưởng uỷ quyền.
Hiện nay ở cấp liên bang có gần 100 nha độc lập, nhưng không phải tất cả đều là
cơ quan hành chính, vì không phải tất cả chúng đều được trao quyền hạn xác định địa vị
pháp lý của các cá nhân
Những nha độc lập quan trọng nhất là những cơ quan hành chính có thể được chia
thành 3 nhóm : chính trị , kinh tế, xã hội.
Quan trọng nhất trong số những nha chính trị là Uỷ ban về các quyền công dân và
Uỷ ban liên bang về bầu cử.
Trong số những nha về kinh tế là : Uỷ ban thương mại liên bang và Uỷ ban về việc

buôn bán có thời hạn ( nhằm bảo vệ cạnh tranh và thực tiễn thương mại có danh dự); hệ
thống dự trữ liên bang ; Uỷ ban tiền tệ và hoạt động mậu dịch; ngân hàng xuất nhập
khẩu ; hành chính quốc gia về các cộng đồng tín dụng ; hành chính quốc gia về tín dụng
trang trại; Uỷ ban điều chỉnh hạt nhân ; Uỷ ban điều chỉnh năng lượng liên bang ; Uỷ ban
buôn bán thơng mại giữa các bang : Uỷ ban hàng hải liên bang: Uỷ ban kênh Panama: Uỷ
ban liên bang về liên lạc, bưu điện.
Trong số những nha xã hội quan trọng nhất gồm: Nha về bảo vệ môi trường ; Hội
đồng quốc gia về các quan hệ lao động; Uỷ ban về việc bảo vệ các khả năng như nhau đối
với việc thực hiện lao động; Hội đồng trọng tài quốc gia: thuộc về quản lý hưu trí, tiền hưu; Hội đồng bảo vệ hệ thống phục vụ ( điều chỉnh giữa các công nhân và những người
sử dụng lao động); Hội đồng quốc gia về an toàn giao thông; Uỷ ban về an toàn và bảo vệ
sức khoẻ trong sản xuất; Uỷ ban về an toàn hàng hoá tiêu dùng.
Những nha độc lập này và các nha khác là các cơ quan hành chính về nguyên tắc ,
độc lập khỏi các bộ về mặt tổ chức và sử dụng sự độc lập tương đỗi thậm chí trong quan
hệ với cả Tổng thống.

9


Tổng thống là người bổ nhiệm các quan chức cấp cao của Bộ, Nha sau khi có sự
phê chuẩn của Thượng nghị viện.
Để hạn chế sự chi phối của Đảng cầm quyền và bảo đảm sự liên tục trong lãnh đạo
của các Nha nên những người lãnh đạo các nha được bổ nhiệm có thời hạn 7 năm và mỗi
lần bổ nhiệm chỉ bổ nhiệm mới một bộ phận các quan chức của nha.
Những nha độc lập trực tiếp báo cáo không phải cho Tổng thống, mà cho Quốc
hội. Nhưng mặt khác, Tổng thống và các cơ quan trực thuộc Tổng thống của quyền hành
pháp nắm một loạt những phương pháp gián tiếp để tác động đối với hoạt động của các
nha độc lập thông qua cơ chế duyệt các dự án về ngân sách; sự kiểm tra của Bộ tư pháp,
các nha phải gửi các kiến nghị lập pháp và các nhận định về các dự thảo luật do các đại
biểu Quốc hội đưa ra vào Cục ngân sách - hành chính trực thuộc Tổng thống; Tổng thống
bổ nhiệm Chủ tịch của ban lãnh đạo tập thể của những nha độc lập quan trọng nhất.

Các nha không có quyền hạn xét xử và sáng tạo quy phạm pháp luật, ban hành
những quyết định về các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, mà chủ yếu là nghiên cứu,
kế hoạch, tư vấn, phối hợp, hành chính - tài chính và các chức năng khác.
Các cơ quan hành chính ở USA là quan trọng nhất trong tất cả các cơ quan hành
pháp, chúng thực hiện chức năng tổ chức thực hiện những quyết định chính trị do cơ
quan lập pháp đưa ra, cũng như áp dụng pháp luật đối với công dân.
B. Nội dung tự học
2.2. Bộ máy hành chính trungư ơng Vương quốc Anh
Vương quốc Anh là nhà nước quân chủ lập hién nên Nữ Hoàng là người đứng đầu
bộ máy nhà nước nói chung và đứng đầu nhánh quyền lực hành pháp, do đó ngoài Nữ
hoàng, cơ quan hành pháp của nước Anh bao gồm Thủ tướng, Nội các, Chính phủ, Hội
đồng cơ mật, các bộ và các nha ( cục) . Bộ máy hành chính trung ương của Vương quốc
Anh tổ chức rất phức tạp với nhiều thiết chế thể hiện mối tương quan của chế độ cộng
hoà vầ chế độ quân chủ, tạo ra một cơ chế kiềm chế, kiểm soạt lẫn nhau giữa có thiết chế
của quyền hành pháp.
Thủ tướng là cố vấn chính của Nữ hoàng, chức vụ này xuất hiện vào năm 1721
nhưng chỉ được ghi nhận chính thức vào luật ban hành vào năm 1917. Thủ tướng có vị trí
đặc biệt trong hệ thống hành pháp vì Thủ tướng là thủ lĩnh đảng đa số ở trong Nghị viện.
Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo hoạt động của Nội các, các bộ và các nha
trung ương, ở khía cạnh này theo nhận xét của các học giả Canada thì không một thủ
tướng nước nào trong thế giới tư bản có được vị trí, quyền lực như Thủ tướng vương
Quốc Anh.
Thủ tướng quyết định cơ cấu của Nội các, số lượng , vị trí các bộ, bổ nhiệm các
bộ trưỏng, các nha trung ương và các nhà lãnh đạo chính khác của các bộ và các nha,
những thẩm phán cao cấp, các chỉ huy cao cấp của lực lượng vũ trang và những chức vụ
khác.
Hiện nay nội các gồm gần 20 thành viên, bao gồm Thủ tưướng, Chủ tịch thượng
nghị viện, Bộ trưởng tài chính, các thư ký Nhà nước ( các bộ trưởng) nội vụ, ngoại vụ,
quốc phòng, thương mại và công nghiệp, những người có chức vụ quan trọng nhất khác
của Nhà nước theo sự lựa chọn của Thủ tướng. Nội các về hình thức có thể hiểu như là


10


cơ quan thường vụ của Chính phủ, gồm những nhân vật Bộ trưởng quan trọng của Chính
phủ.
Nội các có chức năng:
- Trình Nghị viện phương án cuối cùng của chính sách.
- Kiểm tra sự phù hợp của hoạt động của các cơ quan hành pháp với đường lối
chính trị được phê chuẩn bởi nghị viện.
- Phân định lĩnh vực, phạm vi và điều phối hoạt động của các bộ và các nha.
Thủ tướng là người triệu tập Nội các và chủ toạ phiên họp của Nội các. Thông thường Nội các họp không có biên bản hay nghị quyết, nhưng những quyết định, nghị
quyết quan trọng nhất của Nội các thường được hình thành dưới dạng những dự thảo luật
gửi cho Nghị viện hoặc dưới dạng các mệnh lệnh của Nữ hoàng và Hội đồng cơ mật.
Trong những trường hợp còn lại thì quyết định là chỉ thị cho bộ trưởng hoặc người có
chức vụ khác của bộ máy trung ương, nhưng các quyết định hay chỉ thị này không có
hiệu lực pháp lý về mặt hình thức.
Việc thực hiện những quýêt định loại này là trách nhiệm chính trị của bộ trưởng,
chứ không phải là trách nhiệm pháp lý, do đó cũng không được bảo vệ bằng toà án.
Chính phủ Anh có từ 75- 80 thành viên, gồm các bộ trưởng và thứ trưởng; các bộ
trưởng không bộ ; các bí thư Nghị viện của các bộ; những người giữ một số chức vụ
truyền thống.
Chính phủ về bản chất là nhóm những người chịu trách nhiệm chính trị tập thể trước Nghị viện sẽ bị từ chức cùng với người đứng đầu của chính phủ là Thủ tưướng, do
đó chính phủ không bao giờ họp với đầy đủ các thành viên và không đưa ra các nghị
quyết. Chính phủ vương quốc Anh chỉ như nơi tập hợp các Bộ trưởng , thứ trưởng.
Hội đồng cơ mật thuộc Nữ hoàng, có số lượng gần 300 người, là cơ quan thông
qua các quyết định. Hội đồng cơ mật là một cơ quan Chính phủ lớn nhất. Thành phần
của nó bao bao gồm các bộ trưởng, nội các và một số bộ trưởng khác, các thẩm phán của
Toà phá án ( toà giám đốc thẩm), các Tổng giáo chủ ( Tổng giám mục) của nhà thờ Anh,
các thành viên danh dự . Theo tục lệ một số cố vấn - những người ủng hộ Chính phủ

được mời tham dự các cuộc họp của Hội đồng cơ mật.
Các bộ, các nha trung ương là những cơ quan quản lý nghành chức năng. Đặc
điểm của bộ máy hành chính Anh là sự tồn tại của các bộ lãnh thổ về các công việc của
Xcôtlen, xứ Uên và Ailen.
Các Bộ trưởng là người đứng đầu các nha trung ương có quyền ban hành các
quyết định quy phạm pháp luật và cá biệt, kiểm tra hoạt động của các nha trung ương và
cơ quan tự quản địa phương . Trong nhiều trường hợp các cơ quan trung ương có những
bộ phận độc lập trực thuộc đóng tại các địa phương để quản lý.
Bộ ngoại vụ về các vấn đề hợp tác là cơ quan đảm bảo chính trị ngoại giao, những
cơ quan có thế lực là các Bộ quốc phòng và Nội vụ, nước Anh không có Bộ tư pháp,
chức năng của nó trên thực tế do Bộ nội vụ đảm nhiệm. Việc hình thành bộ máy các bộ
do Bộ công vụ dân sự đảm trách.
Việc quản lý trong lĩnh vực kinh tế do các bộ và các liên hiệp công (Nhà nước).
Lĩnh vực kinh tế tư nhân do các bộ : tài chính, thương mại và công nghiệp, năng lượng,
giao thông, nông nghiệp, nghề cá và thực phẩm đảm nhiệm. Lĩnh vực quốc hữu hoá (giao

11


thông đường sắt, thông tin liên lạc, nguyên tử, than, khí, năng lượng điện và các việc
khác và một phần cả giao thông ô tô đường bộ, đường hàng không và đường thuỷ) được
quản lý bởi các liên hiệp nhà nước và đặt dưới sự kiểm tra của các bộ tương ứng: Uỷ ban
giao thông Anh; Hội đồng đường sắt; Cục quản lý năng lượng hạt nhân; Cục thương mại
và các cơ quan khác.
Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên khác của cơ quan lãnh đạo tập thể
của liên hiệp, tổ hợp, chỉ thị chúng về những vấn đề quan trọng nhất, kiểm tra hoạt động
của chúng.
Việc quản lý và kiểm tra các vấn đề xã hội do các bộ : việc làm, giáo dục và khoa
học; bảo đảm xã hội, môi trường đảm nhiệm.
Tồn tại rất nhiều các toà án hành chính có chức năng giải quyết các tranh chấp

giữa các cơ quan hành chính và các cá nhân.
Theo Luật về đảm bảo xã hội năm 1975 Nhà nước đã giúp đỡ cho những người
mẹ,người đàn bà goá, những người thất nghiệp, những người ốm, định c đối với những
người già( trong số đó cả những người phụ nữ khong làm việc) và qua những khoản trợ
cấp khác.
Hệ thống bồi thường thiệt hại về sản xuật được bắt đầu ở trong các đạo luật về bồi
thường cho những người làm việc vào năm 1897.
Hệ thồng pháp luật về sự giúp đỡ cho người nghèo có một lịch sử nhiều thế kỷ. Hệ
thống hiện đại của sự giúp đỡ này được đạo luật về bảo vệ xã hội năm 1986 đề ra. Các trợ
cấp cho người nghèo trớc năm 1988 được gọi là những trợ cấp bổ xung, còn trong thời
gian hiện nay được gọi là sự ủng hộ về mặt của xã hội. Quản lý hệ thống giúp đỡ cho
người nghèo được thực hiện bằng một Nha độc lập- Uỷ ban về các trợ cấp bổ sung.
Luật về giáo dục năm 1944 đã đặt ra Tribunal về những trường độc lập những
Tribunal đó được giải quyết các tranh chấp liên quan tới việc thực hiện sự kiểm tra nhà
nước đối với chất lượng của giáo dục trong các trường tư.
Vào năm 1946 đã đặt ra một Tổng nha quốc gia về sức khỏe. Nha này sau đó đã
nhiều lần được cải tổ.
Hiện nay nước Anh được chia ra 11 vùng trong mỗi vùng có Uỷ ban tham vấn địa
phương bao gồm các loại bác sĩ thực tiễn khác nhau và Uỷ ban đó giúp đỡ Bộ trưởng
trong việc quản lý tiền giúp đỡ những dịch vụ y tế. Các vùng được chia ra thành khu (ở
Anh và các xứ Uên bao gồm 98 khu),trong các khu hình thành các Hội đồng công xã về
sức khoẻ, các Uỷ ban tư vấn hợp nhất cũng như các Uỷ ban của các bác sỹ làm công tác
phục vụ trực tiếp gia đình.
Những Uỷ ban cuối cùng này tạo nên các Uỷ ban phục vụ và những Uỷ ban đó là
cấp đầu tiên xem xét các khiếu nại đối với các bác sỹ cũng như đối với các bệnh nhân.
Quyết định của Uỷ ban về việc loại một bác sỹ ra khỏi danh sách biên chế cần phải được
Tribunal phục vụ quốc gia về sức khỏe phê chuẩn, quyết định của Tribunal đó có thể bị
khiếu nại đến Bộ trưởng.
C. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày những nguyên tắc cơ bản trong quản lý lãnh thổ?

2. Bộ máy hành chính của các quốc gia điển hình?

12


3. Trình bày bộ máy hành chính của Vương quốc Anh?
CHƯƠNG 2. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH VÀ CHÍNH QUYỀN TỰ QUẢN
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (tiếp)
MỤC ĐÍCH
Giúp học viên nắm được khái niệm cơ bản về bộ máy hành chính và chính quyền tự quản
của một số nước trên thế giới, kinh nghiệm ứng dụng cho Việt Nam
B. YÊU CẦU
Về nội dung giảng dạy
- Làm rõ các pháp nhân công quyền ở Pháp
- Làm rõ các cơ quan hành chính Vương Quốc Anh
- Làm rõ hệ thống hành chính công
- Người học nắm vững những kiến thức đã học để tiếp tục ngiên cứu, học tập và vận
dụng vào công tác thực tiễn.
Về sự chuẩn bị của học viên
- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXb Công an nhân dân 2014
- Sách tham khảo Luật hành chính một số trên thế giới
A. Nội dung chính
2.3. Các pháp nhân công quyền ở Pháp
Các chủ thể của Luật hành chính Pháp gồm: các cá nhân, tổ chức tư, công ty,
nghiệp đoàn và những pháp nhân công quyền.Pháp nhân công quyền có là : nhà nước mà
đại diện của nó là các cơ quan nhà nước trung ương, các cộng đồng lãnh thổ, các cơ quan
công quyền.
1. Nhà nước
Nhà nước là chủ thể đặc biệt của Luật hành chính là một pháp nhân công quyền,
có tất cả các dấu hiệu của pháp nhân, có tài sản dưới hình thức sở hữu nhà nước, có bộ

máy công chức; ký kết các thoả thuận; là chủ thể tham gia thủ tục tư pháp với tư cách là
một bên đương sự.
Đại diện cho nhà nước là những người có chức vụ, quyền hạn ở cấp trung ương
cũng như địa phương.
ở trung ương có Tổng thống, Thủ tướng, các Bộ trưởng. Tổng thống và Thủ tướng
lãnh đạo bộ máy hành chính, bổ nhiệm những chức vụ cao cấp của nhà nước như: Bộ
trưởng , Thẩm phán, Tỉnh trưởng, Đại sứ, những người đứng đầu các công ty nhà nước ,
các hiệu trưởng… chỉ đạo hoạt động của các bộ và các tổng cục, giải quyết các tranh
chấp giữa những người này.
Thành phần của Chính phủ ( Hội đồng các bộ trưởng) gồm Thủ tướng và các Bộ
trưởng. Hiến pháp không phân định rõ các quyền hạn của Tổng thống và Thủ tướng.
Trách nhiệm và các quyền hạn của các Bộ trưởng cũng không được quy định trong cả các
Hiến pháp cũng như các đạo luật, mà do Thủ tướng quyết định.

13


Bộ trưởng là người có quyền lực hành chính tối cao trong lĩnh vực do mình phụ
trách. Các quyết định của Bộ trưởng có thể bị bãi bỏ chỉ bởi sự phán quyết của Toà án
hành chính mà không phải bởi Tổng thống hoặc Thủ tướng.
Văn phòng Bộ là bộ máy giúp việc của Bộ trưởng, văn phòng Bộ trưởng gồm
khoảng 10 người. Bộ trưởng tự quyết định cơ cấu nội bộ của Bộ. Đứng đầu các bộ phận
cấu thành lớn nhất của bộ là các Tổng giám đốc, trực thuộc các Tổng giám đốc là các
Giám đốc, Phó giám đốc ,lãnh đạo các Cục, Vụ, Ban, Văn phòng…
Bộ máy trung tâm của Bộ thường không tiến hành các hoạt động điều hành tác
nghiệp, mà giúp Bộ trưởng xây dựng các chính sách của Bộ và kiểm tra việc thực hiện
các chính sách đó.
Đại diện cho nhà nước ở các tỉnh và vùng là Tỉnh trưởng. Tỉnh trưởng có trách
nhiệm báo cáo với Chính phủ về tình hình ở địa phương, lãnh đạo lực lượng cảnh sát, các
cơ quan phát triển lãnh thổ, nông nghiệp, vệ sinh, môi trường. Ngày nay với xu hướng

mở rộng quyền cho các tỉnh trưởng, nên một số cơ quan địa phương không thuộc quyền
quản lý của bộ như cơ quan tài chính, giáo dục, lao động, tư pháp.
Tỉnh trưởng có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt,
kiểm tra việc thực hiện của các cộng đồng địa phương.
2.4. Bộ máy hành chính ở CHLB Đức.
Cộng hoà liên bang Đức cũng giống như nhiều quốc gia khác có chế độ hành pháp
"hai đầu" vừa có Tổng thống và Thủ tướng. Đứng đầu nhánh quyền lực hành pháp là
Tổng thống cộng hoà liên Bang Đức, Tổng thống bổ nhiệm, cách chức các Bộ trưởng liên
bang; trình Bundectrat (Viện đại diện các bang) ứng cử viên Tổng thống, tham gia các
phiên họp của Chính phủ ; tham gia soạn thảo các quyết định quy phạm; bổ nhiệm, thải
hồ các quan chức liên bang và các sỹ quan theo đề nghị của các nha tương ứng.
Chính phủ liên bang thống nhất chỉ đạo các cơ quan chấp hành, có thẩm quyền :
ban hành các quyết định bảo đảm thi hành các đạo luật; đối với một loạt các vấn đề có thể
ban hành các sắc lệnh có hiệu lực như là luật (với sự đồng ý của Budectrat) ; thoả thuận
với Bundectrat, giải quyết các tranh về quyền hạn của các cơ quan cấp dưới.
Chính phủ liên bang có quyền yêu cầu tất cả các cơ quan, cả các cơ quan Chính
phủ các bang, cung cấp cho mình những văn bản cần thiết và thực hiện quyền giám sát
tính hợp pháp trong hoạt động của các quan chức, cac cơ quan. Trong một số trường hợp
cần thiết thì Bundectrat có thể uỷ quyền cho Chính phủ ban hành các quyết định về các
vấn đề thuộc thẩm quyền của Bunđecrat ( uỷ quyền lập pháp).
Chính phủ liên bang tự quy định quy chế của mình và trình Tổng thống liên bang
phê chuẩn.
Số lượng các thành viên của Chính phủ không được quy định cụ thể, pháp luật chỉ
quy định Chính phủ liên bang gồm : Thủ tướng liên bang và các Bộ trưởng liên bang.
Thủ tướng liên bang bổ nhiệm một Bộ trưởng liên bang là cấp phó của mình. Thủ
tưướng liên bang do Bundectrat bầu theo đề nghị của Tổng thống nước cộng hoà với đa
số các thành viên..
Quyền hạn quan trọng nhất của Chính phủ liên bang - thực hiện quyền sáng kiến
pháp luật, dự toán ngân sách.


14


Chính phủ liên bang có thể : ban hành những mệnh lệnh hành chính chung với sự
đồng ý của Bundectrat; theo dõi các bang thực hiện luật liên bang ; có thể cử những
người có thẩm quyền đến những cơ quan cao nhất của các bang và với sự đồng ý của
chúng - đến các cơ quan trực thuộc nó. Trong những trường hợp riêng, có thể ra những
chỉ thị cụ thể về việc thi hành các đạo luật liên bang cho các cơ quan quản lý cao nhất các
bang.
Hiện nay ở Cộng hoà liên bang Đức có 14 bộ : Ngoại vụ; Nội vụ; Tư pháp; Tài
chính; Quốc phòng; Bộ về các vấn đề gia đình và những người già, Bộ về các vấn đề phụ
nữ và thanh niên; bảo vệ sức khoẻ; giao thông; môi trường sinh thái; bưu điện và truyền
hình ; kế hoặch hoá hoạt động kiến trúc- hành chính và xây dựng thành phố; nghiên cứu
và công nghệ; giáo dục và khoa học.
Tất cả các Bộ trưởng liên bang được bổ nhiệm và bị thải hồi bởi Tổng thống liên
bang theo đề nghị của Thủ tưướng liên bang. Quyền hạn của các Bộ trưởng bắt đầu từ
thời điểm tuyên thệ và kết thúc sau khi triệu tập Bundectrat.
Các Bộ trưởng liên bang và Thủ tưướng liên bang không có quyền giữ một chức
vụ được trả lương nào khác, thực hiện hoạt động thương mại hoặc chuyên môn. Bộ
trưởng có quyền ban hành các nghị định. Bộ trưởng không đồng thời là đại biểu của
Bundectrat.
Chính phủ liên bang giải quyết những vấn đề chính trị nội bộ và xã hội đang tồn
tại. Chính phủ có quyền hạn rộng rãi trong lĩnh vực tài chính. Chính phủ tham gia xây
dựng ngân sách, và thay đổi ngân sách khi thực hiện ngân sách.
Các nghị định của Chính phủ liên bang là những quyết định quy phạm được do
các Bộ trưởng của nghành có thẩm quyền ký và được Văn phòng Thủ tưướng liên bang
đăng ký, sau đó mới bắt đầu có hiệu lực.
2.5. Cơ quan hành chính Italia
Hội đồng Bộ trưởng .
Italia là nước có chính thể cộng hoà đại nghị, do đó Chính phủ nước này được

hình thành trên cơ sở kết quả bầu cử vào Viện dân biểu. Theo Hiến pháp quy định Tổng
thống bổ nhiệm Chủ tịch HĐBT và theo đề nghị của Chủ tịch HĐBT, bổ nhiệm các Bộ
trưởng. Thành phần của HĐBT kể cả Chủ tịch HĐBT đều phải được Nghị viện tán thành.
Trên thực tế việc lựa chọn các Bộ trưởng do các đảng giành được thắng lợi trong bầu cử ,
các đảng này cử nhưng người đại diện của mình tham gia thành phần Chính phủ. Danh
sách ứng cử viên trình lên Tổng thống được hình thành theo nguyên tắc đảng phái và
được chuyển cho Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Như vậy Chính phủ nước này được thành lập theo nguyên tắc "chia phần", thể
hiện mối tương quan giữa các đảng chính trị trong Viện dân biểu.
Hội đồng Bộ trưởng xác định chính sách chung của Chính phủ và định hướng hoạt
động của nền hành chính, cùng với Nghị viện quyết định toàn diện về đường lối chính trị,
giải quyết tranh chấp giữa các Bộ trưởng.
Thành phần HĐBT gồm : Chủ tịch HĐBT và các Bộ trưởng song trên thực tế
thành phần của Chính phủ luôn thay đổi hiện nay còn gồm cả các phó Chủ tịch, các Bộ
trưởng không Bộ, các Thứ trưởng, Tổng thứ ký Văn phòng HĐBT. Ngoài ra, từ năm
1983, trong cơ cấu HĐBT còn có Hội đồng Nội các. Trên các phiên họp của Chính phủ

15


cũng có thể tham dự với tư cách dự thính của đại diện của 5 vùng được hưởng quy chế tự
trị rộng rãi là Xađini, Valle D Aosta, Friuli- Venexi Dzuli, Trechino- Alto Azize. Riêng
vùng Xixili có quyền biểu quyết đối với các quyết định tại phiên họp.
Chủ tịch HĐBT lãnh đạo toàn bộ chính sách của Chính phủ , duy trì sự thóng nhất
của đường lối chính trị và hành chính, điều phối hoạt động của các Bộ trưởng. Trên cơ sở
tham khảo ý kiến của các thành viên Chính phủ, Chủ tịch HĐBT giới thiệu ứng cử viên
chức vụ Phó chủ tịch HĐBT, thành lập Hội đồng Nội các gồm các Bộ trưởng theo sự lựa
chọn của mình.
Chủ tịch HĐBT thành lập, xác định chức năng, cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm lãnh đạo
các đơn vị trực thuộc Văn phòng HĐBT. Tổng thư ký và lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn

phòng Hội đồng Bộ trưởng là những nhà chính trị nên sau khi Chính phủ mới tuyên thệ
nhậm chức thì thẩm quyền của các quan chức này cũng chấm dứt.
Thành phần Chính phủ không được quy định trong Hiến pháp nên thường có thay
đổi, có hai loại Bộ trưởng, Bộ trưởng đứng đầu một Bộ và Bộ trưởng không Bộ phụ trách
một số công tác của Chính phủ.
Tất cả các cục, vụ quan hệ chặt chẽ trực tiếp với Chủ tịch HĐBT tạo thành Ban
thư ký chung của Văn phòng HĐBT đứng đầu là Tổng thư ký do người đứng đầu Chính
phủ chỉ định. Chủ tịch HĐBT cũng bằng một sắc lệnh riêng của mình thành lập các ban
của Văn phòng HĐBT , xác định thẩm quyền, cơ cấu tổ chức và những người lãnh đạo
của chúng. Những chức vụ Tổng th ký và những người lãnh đạo ban là những sự chức vụ
chính trị, bởi thế sau khi Chính phủ mới tuyên thệ thì quyền hạn của những người được
bổ nhiệm trớc đây vào các vị trí này cũng bị đình chỉ.
Trong thực tiễn có những trường hợp Chủ tịch HĐBT kiêm nhiệm chức vụ Bộ
trưởng, Bộ trưởng không bộ kiêm nhiệm chức vụ của người đứng đầu bộ, người lãnh đạo
của nha, tổng cục.
Hiến pháp không đặt ra một danh mục các bộ bởi thế thành phần của chúng có thể
được thay đổi phù hợp với những mệnh lệnh của những đạo luật thông thường. Italia có
hai loại Bộ trưởng:
1/ Bộ trưởng là người đứng đầu các bộ.
2/ Bộ trưởng là người phụ trách những mặt hoạt động nhất định nhưng không phải
là những người lãnh đạo các bộ, tổng cục ( Bộ trưởng không bộ).
Bộ trưởng không bộ thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở sự trao quyền
của Chủ tịch HĐBT , cũng có quyền bổ nhiệm những người lãnh đạo của các ban được
thành lập trong phạm vị của Văn phòng HĐBT.
Chủ tịch HĐBT có thể thành lập những Uỷ ban đặc biệt gồm các Bộ trưởng để
xem xét một cách sơ bộ những vấn đề chung quan trọng trước khi đưa ra xem xét ở
Chính phủ .
Thứ trưởng thuộc thành phần Chính phủ được gọi là Thư ký trong quan hệ với
Nghị viện. Thứ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm dưới hình thức sắc lệnh. Nhưng việc đề
cử vào chức vụ Thứ trưởng phải có sự thoả thuận giữa Chủ tịch Chính phủ và Bộ trưởng

tương ứng.

16


Bộ trưởng cùng với các Bộ trưởng khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của
HĐBT và chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ công việc của Bộ do mình phụ trách. Hình
thức trách nhiệm của Bộ trưởng là từ chức.
Theo Luật Hiến pháp số 1 ngày 16 tháng 1 năm 1989 Bộ trưởng nếu tội phạm
trong thi hành các nghĩa vụ của mình thì do toà án thường xét xử, trước đây thuộc thẩm
quyền xét xử của cơ quan bảo hiến.
3. Hệ thống hành chính công
Pháp luật Italia không có một đạo luật chuyên biệt về bộ máy hành chính trung ương hoặc tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính công. Điều 97 Hiến pháp nước
này quy định các nguyên tắc chung về việc thành lập, lựa chọn ứng cử viên, tổ chức các
cơ quan nhà nước, đó là:
* Các cơ quan nhà nước được thành lập trên cơ sở các quy định của pháp luật.
* Tuyển chọn các nhân sự phải được tiến hành qua hình thức thi tuyển.
* Tiêu chí đánh giá hoạt động của bộ máy hành chính là tính đúng đắn của công
vụ và tính không thiên vị, vô tư của nền hành chính.
Các cơ quan hành chính công bao gồm : Văn phòng của HĐBT, các bộ và những
Uỷ ban liên bộ, các Hội đồng quốc gia và Hội đồng cao cấp, các Ban và các tổ chức độc
lập.
- Văn phòng HĐBT
Cơ cấu Ban thư ký chung của Văn phòng bao gồm các cục, vụ, đứng đầu là Tổng
thư ký. Các chức vụ tổng thư ký , những người lãnh đạo các ban, nha là những nhân vật
chính trị. Những công chức còn lại chịu tác động của đa số các quy phạm liên quan đến
các cán bộ của các bộ. Các bộ phận cấu thành của Ban thư ký là Văn phòng trung ương
điều phối các sáng kiến lập pháp và hoạt động sáng tạo quy phạm của Chính phủ. Văn
phòng điều phối hoạt động hành chính, Văn phòng, các cố vấn ngoại giao, Văn phòng các
cố vấn quân sự, Văn phòng của người đứng đầu tổng cục xuất bản của Chủ tịch HĐBT và

Văn phòng khánh tiết. Các cục mới thành lập hoặc trên cơ sở của các đạo luật hoặc sắc
lệnh của Chủ tịch HĐBT .
- ở Italia có những cơ quan địa phương trực tiếp thuộc Hội đồng Bộ trưởng - là
những Uỷ viên Chính phủ trong các vùng, được bổ nhiệm bởi sắc lệnh của Tổng thống
theo đề nghị của người đứng đầu Chính phủ (đề nghị đó được thoả thuận với các Bộ
trưởng về vấn đề các vùng và nội vụ). Uỷ viên Chính phủ có khu nhà ở, làm việc trong
thành phố chính của vùng, lãnh đạo hoạt động của các cơ quan địa phương của nền hành
chính công, thực hiện sự kiểm tra đối với các quyết định của vùng, trình Chính phủ thông
tin về sự cần thiết can thiệp khi cần.
- Bộ máy hành chính trung ương và địa phương ở Italia được xây dựng trên nền
tảng của các bộ và hệ thống đó không ngừng được cải cách và về cơ bản được tập trung
trên các chức năng điều phối.
Cơ cấu các bộ được xây dựng theo một mô hình duy nhất. Đứng đầu là Bộ trưởng
- thành viên của Chính phủ. Trong quá trình hoạt động của mình nó ban hành sắc lệnh,
quyết định , chỉ thị và thông tri.
Theo luật để giúp Bộ trưởng có thể có một Thứ trưởng, nhưng trên thực tế thì số
lượng thứ trưởng tăng lên từ 2 đến 4 người. Việc bổ nhiệm vào chức vụ thứ trưởng cũng

17


mang tính chất chính trị và khối lượng các quyền hạn thì hoàn toàn phụ thuộc vào Bộ
trưởng .
Những bộ phận cấu thành then chốt của bộ là các ban giám đốc trung ương, quyền
hạn của chúng được ghi nhận ở luật. Tồn tại là một mẫu tổ chứcn duy nhất đối với tất cả
các bộ. Các Ban giám đốc đứng đầu là các Tổng giám đốc.
Sự quản lý bộ máy nhân sự bộ được thực hiện bởi Hội đồng hành chính mà đứng
đầu là Bộ trưởng, thành phần của nó bao gồm các đại diện của các công đoàn và các tổng
giám đốc. Cơ quan này thông qua nghị quyết về việc tuyên bố các kỳ thi để bổ xung các
chức vụ thiếu vắng và việc thăng tiến theo công vụ. Mỗi bộ còn có một ban kỷ luật.

Các bộ phận cấu thành ở địa phương được thành lập về nguyên tắc trên cấp độ
tỉnh còn ở vùngvà công xã thì ít hơn. Sau khi thực hiện cải cách vùng,một bộ phận của
các nha lãnh thổ đã trao cho cấp địa phương và khu bởi thế vấn đề về điều phối các quyền
hạn càng trở nên cấp bách.
Một bước đặc biệt của sự tiến hoá của bộ máy hành chính trung ơng ý là việc
thành lập các Uỷ ban liên bộ để điều phối hoạt động. Đầu tiên thì cơ quan nh thế đã được
thành lập năm 1936.
Trong các bộ ở ý đã thành lập những Hội đồng cao cấp- những cơ quan t vấn tập
thể, thành phần của chúng bao gồm những giám định viên và những chuyên gia. Đợc biết
đến nhất là các hội đồng cao cấp các công tác xã hội, tài chính, nông nghiệp ,sức khoẻ.
Sau khi thực hiện cải cách vùng, đã thành lập các hội đồng quốc gia - là các cơ quan có
tính chất điều phối trong các lĩnh vực chương trình hoá.
Vào thời gian cuối cùng đã phổ biến ngày càng rộng rãi cái gọi là : " những cơ
quan hành chính độc lập" . Chúng không nằm trong thành phần các bộ và là các cơ cấu
trung lập về chính trị. Sự lựa chọn cán bộ vào thành phần của chúng được thực hiện với
sự cân nhắc việc chuyên môn hoá nghề nghiệp vào một thời hạn nhất định. Những người
này không trực thuộc Chính phủ . Một số những nha độc lập là Ban quốc gia về các tổ
chức xã hội và những mậu dịch, Viện về kiểm tra bảo hiểm t nhâ, Ban về đảm bảo cho
việc làm quyen với các văn bản hành chính ….
Trên cơ sở của các đạo luật 1992-1993 ở ý đã thành lập một nhóm đầy đủ những
hãng đặc biệt chuyên nghiệp - hãng quốc gia về môi trờng xung quanh. Hãng về đại diện
trên các cuộc hội đàm về các hợp đồng tập thể của các cơ quan hành chính công. Những
Bộ trưởng cụ thể có thể thực hiện chức năng định hưướng và điều phối hoạt động của các
cơ cấu này. Song khác với những bộ phận cấu thành truyền thống của các bộ, các hãng có
tính độc lập đầy đủ về tổ chức và quản lý cũng nh các quyền của pháp nhân.
Năm năm cuối cùng trở lại đây thì số các nha độc lập hoạt động trong đất nước
này đã giảm đáng kể. Một khuynh hưướng nhất quán là cải tạo chúng thành những công
sở kinh tế của pháp nhân công và những công ty cổ phần. Những công sở tự trị được chia
thành các xí nghiệp, cơ quan hành chính về phục vụ những viện nghiên cứu.
ở ý không có một quyết định quy phạm duy nhất động chạm đến quy chế của

những công sở này, song ở dới dạng chung nhất thì có thể nói chúng có những đặc điểm
sau đây: Chủ tịch của công sở tự trị là Bộ trưởng, trực thuộc trực tiếp nó là Tổng giám
đốc của nha. Trong hội đồng về quản lý công sở, nha được đại diện một cách đầy đủ,
rộng rãi các cán bộ của bộ. Bộ máy nhân sự của nha bao gồm những công chức Nhà nước

18


và tài sản được trao bởi Nhà nước để sử dụng trong thời gian dài. Thuộc số những nha tự
trị nói riêng là những hãng độc quyền Nhà nước, viện cao cấp phòng ngừa và an toàn lao
động, công sở tự trị về việc ủng họ cho các chuyến bay ở đường hàng không.
Cũng như ở trong đa số các nước phương Tây, song song với các cơ quan nhà
nước của những lãnh thổ, ở ý các chức năng riêng rẽ của bộ máy hành chính công có thê
được trao cho các chủ thể của pháp luật công . Những chủ thể này cũng sử dụng những
quyền của pháp nhân.
B. Nội dung tự học:
4. Bộ máy hành chính các nước phương đông
4.1.Bộ máy hành chính trung ương Nhật Bản.
1. Nhật hoàng
Hiến pháp năm 1947 có hiệu lực thì nước Nhật đã từ một chế độ quân chủ nhị
nguyên trở thành quân chủ lập hiến.
Điều 1 ghi: " Nhật Hoàng là biểu tượng của nhà nước và sự thống nhất của nhân
dân nắm giữ chủ quyền."
Những cơ quan quan trọng của bộ máy nhà nước cũ đã bị giải thể, nhưng: Viện cơ
mật và Bộ hoàng gia - những cơ quan trực tiếp thuộc Hoàng đế và có vị trí cao hơn cả
Nghị viện và Chính phủ vẫn còn.
Hiện nay, Nhật Hoàng có chức năng : bổ nhiệm Thủ tướng theo quyết định của
Nghị viện; công bố các sắc lệnh của Chính phủ và các hiệp ước; phê chuẩn việc bổ nhiệm
và bãi chức các Bộ trưởng và những người có chức vụ khác. Tất cả hành vi của Nhật
Hoàng đều phụ thuộc vào hệ thống các văn bản pháp luật đã được ban hành.

Hoàng đế, về mặt hình thức không có quyền tham dự " chính trị" ( không có
quyền can thiệp vào hoạt động của Nghị viện và Nội các)
Về mặt thực tế : do tính truyền thống của người Nhật được coi trọng nên Nhật
Hoàng có những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống chính trị và tư tưởng của đất
nước. Thêm vào đó, Hiến pháp hiện hành không tước bỏ khả năng ảnh hưởng tích cực
của người đứng đầu nhà nước đến quá trình chính trị, không loại trừ khả năng Hoàng đế
bãi bỏ các quyết định của Chính phủ, trong trờng hợp khẩn cấp Nhật hoàng có thể hành
động chống lại đường lối của Chính phủ
2. Chính phủ
Quyền hành pháp ở Nhật được thực hiện bởi Nội các các Bộ trưởng Chính phủ .
Địa vị của Chính phủ, ngoài Hiến pháp còn được quy định trong Luật về Nội các (1947)
và Luật về quản lý nhà nước (1948).
Thành phần của Nội các gồm có Thủ tưướng, các Bộ trưởng (về nguyên tắc, lãnh
đạo công tác của các bộ tương ứng, một số Bộ trưởng có thể đồng thời đứng đầu các cục
và các Uỷ ban trực thuộc Văn phòng Thủ tướng hoặc thuộc Nội các các Bộ trưởng ) và
các Bộ trưởng không bộ( lãnh đạo các bộ phận cấu thành của Văn phòng Thủ tướng.
Tổng thư ký Nội các ( từ năm 1966 được gọi là Bộ trưởng ) và Thủ tưởng Văn
phòng lập pháp của Nội các cũng là thành viên của Nội các.
III. Bộ máy hành chính địa phương ở một số nước trên thế giới.
Những thành viên được bầu bởi dân cư của cơ quan đại diện công xã thực hiện
hoạt động của mình trên cơ sở xã hội. Burgômitr là người đứng đầu Hội đồng tự quản

19


công xã . Trong các công xã với cư dân hơn 50 nghìn người thì Burgômitr được gọi là
ôber- Burgômitr. Những vấn đề quan trọng nhất của công xã thì chỉ Hội đồng tự quản
mới có quyền thông qua.
Burgômitr người đứng đầu Hội đồng tự quản, được bầu 8 năm, là người lãnh đạo
bộ máy hành chính tự quản và đại diện cho công xã . Nếu số c dân của công xã nhiều hơn

2.000 người thì nó là một quan chức biên chế, còn nếu ít hơn 2.000 - là một quan chức
làm việc theo cơ sở xã hội được bổ nhiệm vào một thời hạn nhất định.
Trong các công xã với số lượng dân c hơn 100 nghìn thì có thể hình thành các
huyện ( vùng ) riêng và thành lập ở những Hội đồng huyện. Hội đồng huyện có quyền
biểu thị ý kiến của mình ở trong Hội đồng tự quản về tất cả những vấn đề quan trọng
động chạm tới huyện mình.
Địa vị dẫn đầu ở trong hệ thống phục vụ công cộng của CHLB Đức là các huyện là những tổ hợp lãnh thổ phức tạp. Điểm 1 điều 21 Hiến pháp CHLB Đức quy định thành
lập các cơ quan đại diện ở các bang, huyện và công xã .
Đa số dân Đức sống ở thành phố. Tại các công xã nông thôn chỉ chiếm ít hơn
10%. Hơn 1/3 dân cư của đất nước hiện nay sống ở trong các thành phố nhỏ.
ở CHLB Đức khác với ở USA và Vương quốc Anh, các đạo luật không liệt kê
trực tiếp các cơ quan công cộng. Lĩnh vực hoạt động của những cơ quan đó về cơ bản là
những vấn đề có liên quan tới sự phục vụ dân cư.
Tất cả các nhiệm vụ của quản lý thỉnh thoảng có thể được chia ra 3 nhóm : tự
nguyện, bắt buộc và uỷ quyền.
1) Tự nguyện là tất cả các công việc mà các cộng đồng tự quản giải quyết theo sự
phán xét của mình. Ví dụ, theo sự phán xét của mình chúng có quyền thành lập những đối
tợng có ý nghĩa về văn hoá- xã hội nh th viện, bảo tàng, những bãi chơi thể thao, nhà dỡng lão và giải quyết các vấn đề hành chính của chúng. đây là loại việc lớn nhất.
2) Loại việc bắt buộc là những nhiệm vụ được quy định bởi pháp luật bang. đó là :
thanh tra vệ sinh, dịch tễ, xây dựng đờng sá, phòng cháy. Các cơ quan công cộng trớc hết
là các công xã và các thành phố trung bình, được coi là các cơ quan quản lý có thể đề ra
cho các công xã các uỷ thác bắt buộc mà các công xã phải thi hành.
3) Những uỷ quyền thờng có liên quan tới chức năng cảnh sát, phục vụ vận
chuyển giao thông đờng phố, giám sát về xây dựng và hành nghề, giám sát đối với những
người không nhà cửa , thống kê dân số địa phương và..v.v.
Sự điều chỉnh hành chính các quan hệ được thực hiện dới hình thức ban hành các
quyết định quy phạm và cá biệt.
Các công xã cũng nh những pháp nhân bất kỳ khác của luật công có nghĩa là nh
một tổ hợp tự quản bất kỳ phải chịu sự kiểm tra của Nhà nước . Các cơ quan Nhà nước có
những quyền hạn luật định về việc kiểm tra các cơ quan tự quản. ngòi ta phân biệt hình

thức kiểm tra pháp luật và kiểm tra nghiệp vụ.
Trong trường hợp nếu các cơ quan tự quản địa phương không có các hành vi bất
hợp pháp được thực hiện theo sự phán xét tự do riêng của chúng thì Nhà nước không có
quyền can thiệp vào hoạt động của các cơ quan tự quản.
Theo pháp luật CHLB Đức cơ quan giám sát pháp luật cao nhất đối với hoạt động
của các cơ quan tự quản là Bộ nội vụ CHLB Đức. Các cơ quan giám sát pháp luật cấp

20


trung gian đối với tất cả các công xã là cục thuộc khu. Bộ máy hành chính huyện lanđratxamt nh cấp quản lý thấp nhất và được coi là cơ quan giám sát pháp luật hạng đầu
tiên.
Các cơ quan giám sát pháp luật có quyền kháng nghị các nghị quyết và các nghị
định của công xã vi phạm pháp luật , đòi hỏi bãi bỏ chúng trong thời hạn nhất định.
Chúng cũng có thể yêu cầu đình chỉ những hành vi được thực hiện trên cơ sở các quyết
định và các nghị định tương tự. Các kháng nghị có hiệu lực đình chỉ.
Quyết định của công xã theo luật cần phải được trình cho cơ quan giám sát pháp
luật , và có thể được thực hiện chỉ khi các cơ quan giám sát pháp luật khẳng định tính
pháp chế của nó hoặc không kháng nghị nó trong thời hạn một tháng.
Đôi khi ở trong sách báo CHLB Đức, trong hệ thống tự quản địa phương người ta
tính cả các khu. Vị trí dẫn đầu trong quản lý khu là Chủ tịch Chính phủ được bổ nhiệm
bởi quyền hành pháp của bang.
v. các cơ quan tự quản địa phương italia.
Sau khi thông quan Hiến pháp 1947 ở Italia đã thực hiện hế thống 3 cấp tổ chức
lãnh thổ : ở mức tự quản - cấp công xã và tỉnh, ở mức độ vùng- cấp khu. Đất nước này là
đại diện tiêu biểu của mô hình tự quản địa phương Pháp. đồng thời ở Italia đã khởi thảo
một mô hình nguyên bản của thiết chế tổ chức hành chính - lãnh thổ, cơ sở của mô hình
đó là hai nguyên tắc - phi tập trung hoá về chính trị và tự trị của các tập thể lãnh thổ trong
những giới hạn của một Nhà nước thống nhất .
ở ý không có các văn bản tổng thể về tổ chức hành chính - lãnh thổ, về tự quản

vùng và địa phương .
Công xã là một đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ nhất. Chúng có khoản 8100
người. để thành lập công xã thì dân c của nó không thể ít hơn 10.000 người. Các công xã
có những quyền hạn hành chính trong lĩnh vực phục vụ xã hội, xây dựng tiện nghi thành
phố và sử dụng lãnh thổ , phát triển kinh tế lãnh thổ .
Vào năm 1992 ỏ Italia đã có 95 tỉnh còn 8 thì nằm ở trong giai đoạn hình thành.
Những tỉnh mới không có thể có ít hơn 200.000 nghìn dân, còn nếu để thực hiện hiệu quả
chức năng quản lý thì trong các tỉnh không có thể được thành lập các khu hành chính .
Đơn vị hành chính lãnh thổ lớn nhất - các vùng có thể được thành lập nếu có
không ít hơn 1.000.000 dân. chúng có tính độc lập về lập pháp, hành pháp và tài chính.
Theo Hiến pháp 1947 thì chúng được trao các quyền hạn mà trớc đây thuộc thẩm quyền
Nhà nước . Quan trọng nhất trong số đó - đó là những quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp,
song chỉ có 4 vùng mới có các quyền hạn lập pháp đặc biệt các vùng còn lại có thể ban
hành các đạo luật chỉ trong những giới hạn của những nguyên tắc được thong qua bởi
nghị viện quốc gia . Đến lợt mình thì vùng có thể trao những quyền hạn riêng trong lĩnh
vực quản lý cho các tỉnh và các công xã .
Tất cả các đơn vị lãnh thổ có những quy chế của mình và hệ thống các cơ quan
bao gồm các Hội đồng, Drunta (cơ quan chấp hành của quyền lực địa phương ở Italia),
Chủ tịch (trong các công xã là xindich - thị trởng , giám đốc).
Thành phần của Drunta thì có Chủ tịch , phó Chủ tịch và các atsetxocri (cục, vụ,
nha quản lý một lĩnh vực nào đó). Chủ tịch Druta đại diện cho vùng trong quan hệ với
bên ngoài , điều phối hoạt động, đảm bảo sự thống nhất của nó, triệu tập cơ quan chấp

21


hành để họp, quy định chơng trình nghị sự, hình thành các kiến nghị về việc quy định các
quyền hạn giữa các assassor, chủ toạ trên các phiên họp của Drunta, xuất bản để công bố
những đạo luật và các nghị định của vùng.
Theo đạo luật 1993 trong các tỉnh và các công xã vị trí của Chủ tịch tỉnh và của

xindic đã được tăng cờng. Hiện nay, họ được bầu trực tiếp bởi dân c. Chủ tịch tỉnh và
xindic độc lập hình thành cơ cầu của Drunta và chỉ thông báo cho Hội đồng về thành
phần của nó, khi trình nó phê chuẩn các đờng lối hoạt động chung của Drunta. Trong các
tỉnh và các công xã với số lượng dân c hơn 15 nghìn thì thành viên ở trong Drunta không
được kiêm nhiệm với chức vụ cố vấn vùng. Trong các công xã với dân số ít hơn 15 ngàn
thì xindic đồng thời là Chủ tịch của Hội đồng .
Trong phạm vi của những mô hình tổ chức của các vùng thì người ta tách ta bộ
máy trung ơng và địa phương , vụ và cục trực thuộc vùng, và các hiệp hội của mình, các
cơ quan lãnh thổ có thẩm quyền độc lập , trong đó có việc chơng trình hoá vùng.
Trong những phạm vi của cuộc cải cách vùng vào năm 1977 thì những quyền hạn
hành chính riêng rẽ đã được chuyển giao bởi Nhà nước trực tiếp cho các công xã song
vùng vẫn giữ cho mình quyền thực hiện chơng trình hoá trong lĩnh vực này.
Trong tất cả những đơn vị lãnh thổ của Italia đều có đại diện chính quyền trung ơng . Trong vùng thì các chức năng này được thực hiện bởi uỷ viên Chính phủ . ở các tỉnh
thì nó đặt lên vai Prêfekt là người thuộc hệ thống của Bộ nội vụ. phù hợp với Luật 121
ngày 1/4/1989 về cải cách an ninh xã hội thì Prêfekt có nhiệm vụ thực hiện các chỉ thị
của chính quyền trung ơng về các vấn đề trật tự xã hội và an ninh. Nó khởi thảo kế hoạch
phòng vệ dân sự , lãnh đạo các công sở, các nha trợ giúp cho dân c trong trờng hợp có
những thiên tai, thảm hoạ…Trong các công xã thì quan chức Nhà nước nh thể là xindich
là người thông tin cho Prêfekt về tình trạng trật tự, an ninh xã hội, ban hành các quyết
định về việc thực hiện những biện pháp khẩn cấp trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ và vệ
sinh, xây dựng và cảnh sát địa phương. Xindich tiến hành đăng ký hộ khẩu và thống kê
dân số, đăng ký cử tri và những người thực hiện nghĩa vụ quân sự.
vi. các cơ quan tự quản địa phương nhật bản.
Cơ chế Nhà nước - chính trị của Nhật tồn tại trớc sự đâù hàng năm 1945, được
nhận xét là một hệ thống quan liêu - tập trung hoá quản lý địa phương . Với việc Hiến
pháp 1947 bắt đầu có hiệu lực và đạo luật về tự quản địa phương năm 1947 đã đách dấu
xu hưởng phi tập trung hoá quản lý địa phương . Hiến pháp đã củng cố nguyên tắc "
drichi" (tự quản địa phương ) cùng với các nguyên tắc chủ quyền nhân dân tính tối cao
của nghị viện là cơ sở cho chế độ Nhà nước sau chiến tranh của Nhật Bản.
Đạo luật về tự quản địa phương bao gồm trên 300 điều. Song song với đạo luật

này còn có hiệu lực vài chục các quyết định quy phạm khác - các đạo luật , các sắc lệnh
Chính phủ , các quyết định của các bộ khác nhau và các nha.
Sự tự trị của những c dân có đặc điểm lần đầu tiên được ghi nhận ở trong đạo luật
về tự quản địa phương một thủ tục tiến hành trng cầu dân ý ở phạm vi địa phương có
liên quan tới việc đa bởi một bộ phận nhất định của c dân của đơn vị hành chính lãnh thổ
những đơn thỉnh cầu về việc thông qua, bãi bỏ hoặc sửa đổi những nghị định địa phương,
về việc thực hiện thanh tra hoạt động của các hội nghị cộng đồng địa phương, về việc
triệu hồi các đại biểu của chúng, về việc miễn nhiệm những người đứng đầu các cơ quan

22


địa phương và các người có chức vụ khác. Ngoài điều đó Hiến pháp qui định rằng : "
một đạo luật đặc biệt được thông qua trong quan hệ chỉ có đối với một cơ quan địa
phương của quyền lực công cộng có thể được ban hành bởi nghị viện không bằng một
cách nào khác nh là với sự thoả thuận của đa số cử tri sống ở trên lãnh thổ của cơ quan
địa phương tơng ứng của quyền lực công".
Mức độ thực tế của sự tự quản của các công xã địa phương được xác định bởi cơ
chế phức tạp của sự tác động qua lại của chúng với trung ơng . Sự phối hợp hoạt động
của các cơ quan trung ơng và địa phương và cũng nh của các cơ quan địa phương với
nhau được đặt lên vai của Bộ về các vấn đề tự quản( Đrisiô) được thành lập vào năm
1960.
ở Nhật Bản đã hình thành một hệ thống hai cấp của tự quản địa phương (cơ quan
tỉnh và thị chính). Cơ quan tỉnh và thị chính là cơ quan thông thờng của tự quản địa
phương song song với chúng thì có thể được thành lập các cơ quan đặc biệt của tự quản
địa phương - những quận đặc biệt ở thủ đô, những liên hiệp phát triển quận, các tổ hợp
các cơ quan tự quản địa phương , những vùng tài chính - công nghiệp.
Hệ thống pháp luật Nhật Bản quy định những tiêu chí khúc triết để phân định
những vùng thành phố và nông thôn. theo đạo luật về tự quản địa phương (điều 8) để
nhận được quy chế của thành phố thì điểm c dân cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:

1) Dân số của nó cần phải hơn 50 nghìn người.
2) Hơn 60 % các công trình xây dựng nhà ở cần phải ở trong phần trung tâm của
điểm dân c.
3) Hơn 60 % dân c phải hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thơng mại hoặc
những lĩnh vực khác tiêu biểu đối với thành phố .
4) Điểm dân c cần phải có những công trình xây dựng thành phố và những dịch vụ
, danh mục của chúng được xác định bởi các quyết định của các cơ quan tỉnh.
Khối lượng thẩm quỳên của các cơ quan địa phương được ghi nhận trong Hiến
pháp và Luật về tự quản địa phương . Trong Hiến pháp điều nầy được ghi dới dạng chung
nhất (điều 94): " Các cơ quan quyền lực công địa phương có quyền quản lý những tài sản
của mình, tiến hành quản lý hành chính , chúng có thể ban hành các nghị định của mình
trong phạm vi của luật".
Các chức năng được thực hiện bởi các cơ quan địa phương bao gồm 22 hưởng
hoạt động có thể được hợp nhất thành 3 nhóm cơ bản:
1) Những chức năng mang tính chất địa phương thuần tuý.
2) " Các quyền hạn hành chính " chúng được hiểu là các chức năng mang tính địa
phương , nhng đòi hỏi sự cỡng chế Nhà nước trong việc thực hiện chúng và các chế tài
trong trờng hợp vị phạm chúng từ phía các công dân.
3) Những chức năng được các cơ quan trung ơng uỷ quyền.
Đến năm 1989 thì danh mục các việc thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước
được trao cho tỉnh trởng thực hiện bao gồm 126 điểm, cho thị trởng (mer) những thành
phố lớn - 28, cho người đứng đầu các thành phố thị trấn, điểm dân c và các làng xã - 52.
Việc thực hiện các công việc này cần phải được cung cấp tài chính từ ngân sách Nhà
nước . Nh vậy, các tỉnh trởng, thị trởng và xã trởng…là các cơ quan tự quản địa
phương , đồng thời hoạt động với t cách là cơ quan của Nhà nước . Khi thực hiện các

23


chức năng được uỷ quyền thì những người đứng đầu của cơ quan hành chính địa phương

chịu trách nhiệm trớc các Bộ trởng tơng ứng của Nội các.
Mỗi đơn vị hành chính - lãnh thổ trực tiếp được hình thành bởi các cử tri một hội
nghị hàng tỉnh ( thành phố , thị trấn, làng xã). Những hội nghị địa phương được bầu ra
với thời hạn 4 năm. trong đạo luật tự quản địa phương đề ra khả năng đối với cấp thị trấn,
thị xã và làng xã có thể thay đôỉ các hội nghị địa phương bằng một công cụ dân chủ trực
tiếp nh đại hội chung của những người sống chung trong thị trấn hoặc làng xã. Song trên
thực tế ở cấp độ này thờng hơn là được hình thành các hội nghị mang tính chất đại diện.
Thành phần của hội nghị địa phương phụ thuộc vào số lượng dân c. Hội nghị hàng
tỉnh bao gồm từ 40 đến 120 người; hội nghị thành phố 30- 100 thị trấn và làng xã - từ 1230.
Người đứng đầu của cơ quan hành chính địa phương ở tỉnh là tỉnh trởng, ở các
thành phố và thị trấn - mer (thị trưởng) ở các làng xã - các xã trởng. tất cả những người
có chức vụ này được bầu trực tiếp bởi dân c sống ở trong đơn vị lãnh thổ đó với thời hạn
4 năm.
Người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương ngoài các quyền hạn mang tính
chấp hành - điều hành còn có quyền đa vào hội nghị địa phương xem xét các dự án quyết
định mang tính chất chung, có thể phủ quyết đối với các quyết định của hội nghị (sự phủ
quyết này có thể được vợt qua nếu nh hội nghị thông qua lại quyết định bởi đa số 2/3)
giải tán hội nghị trớc thời hạn. Nó được trao quyền đình chỉ hoặc là không thực hiện các
hành động của các nha tổng cục trung ơng trên lãnh thổ của mình… và những quyền hạn
khác.
Chức năng chấp hành trong cơ quan địa phương được hoàn thành bởi các Uỷ ban
hành chính khác nhau - về giáo dục, nhân sự, về an ninh an toàn xã hội, về lao động…
Các ban hành chính này có tính độc lập lơn, điều đó được đảm bảo bởi trình tự hình
thành chúng. Chúng được bổ nhiệm bởi người đứng đầu của cơ quan hành chính địa
phương với sự thoả thuận của hội nghị địa phương hoặc được bầu bởi hội nghị địa
phương .
Luật về tự quản địa phương quy định rằng số các sở đối với các tỉnh thủ đô và đối
với các tỉnh còn lại phụ thuộc vào số lượng c dân. trong đạo luật chứa đựng một sự phân
định mẫu các chức năng giữa các bộ phận cấu thành và những người có chức vụ của bộ
máy chấp hành ở địa phương.

Bảo đảm quan trọng cho sự tự trị của quyền lực địa phương là việc tách hoạt
động công vụ địa phương vơí t cách là một dạng độc lập của hoạt động công vụ.
vii. hệ thống quản lý địa phương và tự quản bungari.
Quay trở về nguyên tắc phân chia quyền lực và từ chối khỏi nguyên tắc xã hội chủ
nghĩa của sự thống nhất quyền lực đã dẫn đến sự cải tổ tổ chức quyền lực ở địa phương .
ở Bungari một quan niệm tự quản địa phương đã nhận được dạng thức của Hiến pháp :"
Nước cộng hoà Bungari là một Nhà nước thống nhất duy nhất với chế độ tự quản địa
phương " (phần 1 Đ2).
Hệ thống quản lý ở địa phương được xây dựng phù hợp với sự phân chia hành
chính - lãnh thổ . Lãnh thổ Bungari được chia ra 252 công xã và 8 vùng. Trên cấp độ

24


vùng được thực hiện quản lý địa phương mà sự quản lý đó mang tính chất thuần tuý hành
chính.
Vùng là một đơn vị hành chính - lãnh thổ để thực hiện chính sách vùng về việc
thực hiện quản lý Nhà nước ở địa phương và đảm bảo sự phù hợp của những lợi ích quốc
gia và địa phương. Sự quản lý ở vuang được thực hiện bởi những người quản lý vùng mà
người đó được bộ máy hành chính vùng giúp đỡ. Người quản lý vùng được bổ nhiệm bởi
Hội đồng Bộ trưởng . Người quản lý vùng đảm bảo việc đa các chính sách Nhà nước ,
chịu trách nhiệm về việc bảo vệ những lợi ích quốc gia , pháp chế và trật tự xã hội và
thực hiện sự kiểm tra hành chính .
Công xã là đơn vị hành chính - lãnh thổ cơ bản trong đó được thực hiện tự quản
địa phương . công xã là một pháp nhân , có quyền góp sở hữu của mình cũng nh có ngân
sách độc lập. Cơ quan tự quản địa phương ở công xã là Hội đồng công xã và Hội đồng
được bầu bởi dân c với thời khạn 4 năm. Hội đồng công xã được trao quyền đánh giá
theo trình tự ktn các quyết định về những hành vi vi phạm các quyền của chúng. Các cơ
quan hành pháp ở công xã là Cmos. Nó được bầu bởi dân c hoặc là bởi Hội đồngcx với
thời hạn 4 năm, hoạt động dựa trên các đạo luật, các quyết định của Hội đồng công xã và

của dân c.
viii. hệ thống quản lý địa phương ở chnd trung hoa.
Các cơ quan quản lý địa phương - các Chính phủ nhân dân - được hình thành bởi
Đại hội đại biểu nhân dân trong tất cả các đơn vị hành chính của Trung Quốc, đó là các
tỉnh, các vùng tự trị, các thành phố , các quận trong thành phố, các làng, các bản dân tộc
và các làng xã. Trong các vùng tự trị dân tộc- các vùng tự trị, các khu tự trị,các huyện tự
trị - chúng được gọi là các cơ quan tự quản.
Ngoài ra, các cơ quan hành chính địa phương tồn tại ở trong các đơn vị lãnh thổ
" trung gian" không được quy định bởi Hiến pháp nhng được ghi nhận ở trong luật điều
chỉnh tổ chức của các cơ quan quyền lực và quản lý địa phương . Các đơn vị này là các
khu hành chính trong các tỉnh và các vùng, khu tự trị ở trong một số huyện và các khu
phố ( tiểu vùng, tiểu quận)
Trong những nơi đó không triệu tập được ĐHĐBND các cơ quan quản lý hành
chính của chúng được bổ nhiệm bởi các Chính phủ nhân dân cấp trên và được gọi là các
cơ quan được uỷ nhiệm ( đại biện). Đó là các cục hành chính của Okrúc, các viện quản lý
quận và Văn phòng khu phố.
Chính phủ nhân dân địa phương là cơ quan quản lý thẩm quyền chung và có hai
chiều trực thuộc. Chúng chịu trách nhiệm trớc ĐHĐBND đã thành lập ra chúng và báo
cáo trớc chúng. Trong khi đó thì chúng thuộc cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên có
nghĩa là các Chính phủ nhân dân hoặc là Hội đồng Nhà nước . Trong thời gian giữa các
kỳ họp của mình trớc Uỷ ban thờng trực của ĐHĐBND của các cấp tơng ứng. Tất cả hệ
thống các Chính phủ nhân dân địa phương các cấp khác nhau thì nằm dới sự lãnh đạo tập
trung của Hội đồng Nhà nước (Chính phủ ) Trung Quốc
Thành phần của các Chính phủ nhân dân các cấp khác nhau được qui định bởi
luật theo một mô hình thống nhất ở cấp tỉnh và cấp huyện. Ngoài người đứng đầu của các
Chính phủ (thống đốc, huyện trởng) ở trong chúng còn có cả những cấp phó, thủ trởng
của ban thư ký (chánh thư ký), những người lãnh đạo của các bộ phận cấu thành ( các

25



×