Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

TƯ TƯỞNG TRIẾT học NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.67 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-------–&—-------

ĐỖ THỊ MINH NGỌC

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Chuyên ngành

: Triết học

Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Đăng Sinh

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN !
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
các thầy cô trong khoa Triết học - Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội, đặc
biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo - PGS.TS. Trần Đăng Sinh.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thư viện: thư viện trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện trường Đại học Sư phạm Hải Phòng, thư
viện thành phố Hải Phòng và nhiều cá nhân bạn bè đã giúp đỡ tôi trong việc
tìm kiếm tài liệu để hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin cảm ơn gia đình,


bạn bè những người đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
công trình nghiên cứu này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong
nhận được sự góp ý và bổ sung của quý thầy cô và các bạn!
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả

Đỗ Thị Minh Ngọc


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC..................................................................................................3
MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................7
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC.......7
NGUYỄN BỈNH KHIÊM..........................................................................7
Chương 2:TƯ TƯỞNG VỀ BẢN THỂ, NHÂN SINH.........................47
CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM..............................................................47
KẾT LUẬN...............................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................96


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học là tinh hoa của văn hóa nhân loại. Nghiên cứu tư tưởng triết
học cho ta những cái nhìn sâu sắc về sự hình thành và phát triển của tự nhiên,
xã hội và tư duy. Tuy nhiên, ở mỗi một giai đoạn, mỗi một quốc gia hay cụ
thể hơn là ở mỗi người lại có những cái nhìn khác nhau về triết học và lịch sử

triết học.
Với hàng ngàn năm lịch sử, tư tưởng, truyền thống văn hóa, phong tục
của dân tộc Việt Nam đã để lại cho ta biết bao niềm tự hào. Các tư tưởng về
chính trị, xã hội, về con người, về giới tự nhiên được thể hiện nhiều qua văn
học dân gian, qua thơ văn, qua các tác phẩm văn học, lịch sử mà ông cha ta để
lại khá đồ sộ.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam có nhiều nhà văn hóa, nhà thơ lớn của
dân tộc được cả thế giới công nhận. Song, có một điều đáng lưu ý là chúng ta
hiếm có một tác phẩm nào là tác phẩm triết học, cũng như hiếm có một nhà
triết học chuyên biệt nào như ở Trung Quốc, Ấn Độ, hay ở phương Tây.
Vậy, ở Việt Nam có triết học hay không? Có nhiều ý kiến khác nhau.
Chẳng hạn Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng cho rằng ở Việt Nam không có
triết học, triết học Việt Nam chỉ là sự bắt chước, thậm chí là bắt chước không
đầy đủ. Nhưng cũng có người khẳng định Việt Nam có triết học. Bản thân
giáo sư Vũ Khiêu là người đã dày công nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam
cho rằng: nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam thực chất là nghiên cứu lịch
sử triết học Việt Nam, Việt Nam có triết học mặc dù không có những trường
phái triết học lớn như ở Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc nhưng chúng ta có tư
tưởng triết học được thể hiện xen kẽ qua các vấn đề văn học, đạo đức, lịch sử,
chính trị, xã hội… Vấn đề đặt ra là chúng ta phải biết chắt lọc, tìm tòi để thấy
được tư tưởng triết học thâm thúy ẩn sâu dưới ngữ nghĩa văn chương ấy.

1


Nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam chúng ta phải kể đến những tên
tuổi lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm … Họ không
chỉ là nhà thơ, nhà văn mà còn là nhà giáo dục, nhà quân sự đại tài. Những tư
tưởng thiên tài của họ đã rọi sáng cả bầu trời triết học Việt Nam.
Người Việt Nam phải thông sử Việt Nam. Là một người con của thành

phố Hải Phòng, tôi cũng có tham vọng được hiểu rõ về lịch sử của thành phố
mình với những con người kiệt xuất. Một trong những người con ưu tú của
thành phố Hải Phòng là Nguyễn Bỉnh Khiêm. “Trạng trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm là một nhà thơ, nhà văn, một thầy giáo, một nhà triết học, một nhà dự
báo, một danh nhân văn hóa như cây đại thụ bóng trùm cả thế kỷ XVI” - Lời
Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười
khi về thăm khu di tích Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là niềm
tự hào của thành phố Cảng mà còn là niềm tự hào chung của cả dân tộc. Tấm
lòng yêu nước thương dân tha thiết, nhân cách cao cả cùng với tri thức uyên
bác và tài năng sáng tạo đã tạo nên sự nghiệp uy tín và ảnh hưởng rộng lớn
của ông đến nay chúng ta vẫn rất đỗi tự hào, trân trọng.
Xưa nay, khi nói về ông người ta thường bàn về những giá trị văn hóa
nghệ thuật còn về ý nghĩa triết học được thể hiện qua các tác phẩm ấy song
chưa có một công trình nào thực sự chuyên sâu. Cuộc đời sự nghiệp của
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại rất nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau
cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Các tác phẩm như: Bạch Vân am thi tập, Bạch
Vân quốc ngữ thi tập, hay Trung Tân quán bi ký… không chỉ là các tác phẩm
văn học mà nội dung của nó còn mang ý nghĩa triết học sâu sắc.
Lịch sử trôi qua với biết bao thăng trầm song tư tưởng triết học Nguyễn
Bỉnh Khiêm vẫn còn nguyên những giá trị mang tính thời đại của nó. Nghiên
cứu tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm giúp ta tìm ra được những giá trị
trong tư tưởng, thêm thông hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, qua đó thêm tự hào, thêm yêu thương quê hương đất nước mình.

2


Đó chính là lý do khiến tác giả chọn đề tài “Tư tưởng triết học Nguyễn
Bỉnh Khiêm” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn. Cuộc đời và
sự nghiệp của ông là tấm gương sáng mà chúng ta cần học hỏi, noi theo.
Trong hành trình nghiên cứu, học hỏi tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có
nhiều công trình nghiên cứu nhưng chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực văn học
và lời sấm. Các công trình mang tính triết học có rất ít. Một số công trình
nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể kể đến như sau:
Các công trình viết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm như:
Năm 1991, nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hội đồng lịch sử Hải Phòng và Viện Văn học đã xuất bản cuốn “Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Đây là một tập hợp những bài viết sâu sắc về Nguyễn
Bỉnh Khiêm của các nhà khoa học dưới nhiều góc độ khác nhau trong đó chủ
yếu ghi lại chặng đường và những đóng góp to lớn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
đối với văn học và lịch sử dân tộc.
Cũng trong năm này, Bộ Văn Hóa thông tin và truyền thông cùng Viện
khoa học xã hội công bố cuốn sách “Nguyễn Bỉnh Khiêm - Danh nhân văn
hóa”. Đây là một công trình được đánh giá rất cao và là nguồn tư liệu quý giá
cho các công trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này.
Năm 2003, tác giả Nguyễn Hữu Sơn biên soạn cuốn “Nguyễn Bỉnh
Khiêm nhà thơ triết lý thế sự ” ( Nhà xuất bản Trẻ - Hội nghiên cứu và giảng
dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh). Ở tác phẩm này, ngoài việc nghiên cứu
về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả còn chỉ ra một số triết
lý thể hiện qua thơ của ông. Cuốn sách “Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác
phẩm” của Trần Thị Băng Thanh và Vũ Thanh Huyền (2001) - Nhà xuất bản

3


Giáo dục là một tập hợp các bài viết từ trước tới nay của các nhà khoa học
viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở nhiều góc độ và phương diện khác nhau.
Từ những trang sách này ta có được cái nhìn khái quát về cuộc đời và

sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Về tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một số công
trình sau:
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Bá Cường - Học viện khoa học xã hội và
nhân văn Việt Nam năm 2011 “Vấn đề con người và giáo dục con người
trong tư tưởng của Nguyễn Trãi - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Ngô Thì Nhậm”.
Luận án này đã có sự nghiên cứu sâu sắc và đưa ra được những nhận định
đánh giá về tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trãi - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Ngô
Thì Nhậm.
Cuốn sách “Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà thơ triết lý” của Lê Trọng
Khánh và Lê Anh Trà, xuất bản năm 1957 - Nhà xuất bản Văn hoá.
Năm 1992 Trung tâm Hán Nôm thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn
sách “Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử triết học Việt Nam”.
Trong cuốn sách về Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1 của Nguyễn Tài
Thư xuất bản năm 1993 và Lịch sử tư tưởng Việt Nam của tác giả Trần
Nguyên Việt - xuất bản năm 2004 đã đề cập đến những tư tưởng triết học Việt
Nam trong đó có tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tạp chí Triết học học số 1 - tháng 3/1986 có bài viết: “Nguyễn Bỉnh
Khiêm - nhà tư tưởng tiêu biểu của thế kỷ 16” của Nguyễn Tài Thư đã phác
thảo khái quát nhất những tư tưởng tiêu biểu như thế giới quan triết học, tư
tưởng chính trị, xã hội, đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời
cũng chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ấy trong tư
tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm.

4


Ngoài ra còn có nhiều bài viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm mang tính triết lý
-triết học của Trần Nguyên Việt như: “Tư tưởng về triết học tự nhiên của
Nguyễn Bỉnh Khiêm”, “Vấn đề con người trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm”.

Các công trình nghiên cứu kể trên đã góp phần giúp chúng ta hiểu rõ
thêm về con người - sự nghiệp và quan điểm tư tưởng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, tuy nhiên chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu tư tưởng triết học
Nguyễn Bỉnh Khiêm thật đầy đủ. Vì vậy, ở luận văn này tác giả muốn đi sâu
tìm hiểu, phân tích, làm rõ tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm một
cách hê thống và đầy đủ.
3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn trên cơ sở phân tích và làm sáng tỏ nội dung tư tưởng triết
học Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thơ văn của ông, chỉ ra những giá trị và hạn
chế trong tư tưởng triết học của ông.
b. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua thơ văn của ông.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tư tưởng triết học về bản thể và
nhân sinh, về chính trị - xã hội trong tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
4. Những luận điểm cơ bản và những đóng góp mới của đề tài
a. Những luận điểm cơ bản
Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên luận văn tập trung làm rõ
những luận điểm sau:
Thứ nhất, luận văn tập trung làm rõ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tư
tưởng, nhà triết học… tiêu biểu của Việt Nam thế kỷ XVI, tư tưởng triết học
của ông đã góp phần đưa tư tưởng triết học Việt Nam lên một tầm cao mới.
Thứ hai, luận văn đi vào luận giải và làm rõ tư tưởng triết học trong
thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm bao gồm: Tư tưởng triết học về bản thể, về

5


nhân sinh và về chính trị, xã hội, từ đó rút ra giá trị, hạn chế, ý nghĩa tư

tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với sự phát triển lịch sử tư tưởng
triết học Việt Nam.
b. Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
luận văn góp phần làm rõ hơn nội dung tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh
Khiêm, chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh
Khiêm, rút ra ý nghĩa tư tưởng triết học của ông đối với lịch sử tư tưởng triết
học Việt Nam.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu phục vụ giảng dạy các
môn Lịch sử, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Triết học Việt Nam, Văn hóa học…
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp,
diễn dịch, quy nạp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa … nhằm sắp xếp luận
giải, phân tích một cách đúng đắn, khoa học, các tư tưởng triết học trong thơ
văn Nguyễn Bỉnh Khiêm.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề văn hóa tư tưởng cho sự hình thành
tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tồn tại xã hội quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức xã

hội, tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau. Tồn tại xã hội như thế nào
thì ý thức xã hội như thế ấy. Các Mác và Ăngghen đã chứng minh rằng, đời
sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống
vật chất, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản
thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong
hiện thực vật chất. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ
thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản
xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về
chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa nghệ thuật sớm muộn sẽ
biến đổi theo. Cho nên, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta
thấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do
những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
Điều đó có nghĩa là: ta không thể đi tìm nguồn gốc của ý thức, tư tưởng
trong chính bản thân nó mà phải tìm trong hiện thực vật chất, trong đời sống
xã hội đó. Tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không phải là
một ngoại lệ. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với những thăng trầm
biến đổi của thế kỷ XVI. Vì vậy, tư tưởng thái độ của ông đều mang dấu ấn
sâu đậm của thời cuộc.

7


1.1.1. Điều kiện kinh tế -xã hội
Cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, nhà Lê bắt đầu bước vào thời kỳ suy
thoái, kéo theo sự rối ren của tình hình chính trị, xã hội với sự tranh chấp
quyền lực của các thế lực khác nhau. Chỉ trong vòng 24 năm (1503 - 1527)
nhà Lê thay đổi đến 6 ông vua. Trong nội bộ giai cấp thống trị có sự mâu
thuẫn ngày càng trầm trọng, chúng gây ra chiến tranh để tranh giành quyền
lực và địa vị lẫn nhau. Xã hội Việt Nam đương thời vô cùng rối ren phức tạp

“Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn phân tranh”. Thời kỳ này cũng chính là thời kỳ cai
trị của hai ông vua thối nát nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam đó là Lê
Uy Mục (1505 - 1509) và Lê Tương Dực (1509 - 1516). Sự bất tài vô dụng
của hai vị vua này đã kéo theo hàng loạt những bất ổn của xã hội.
Năm 1505, Lê Uy Mục được Thái Hậu Nguyễn Thị và hoạn quan
Nguyễn Như đưa lên làm vua sau khi Lê Thuần (Túc Tôn) qua đời không
có con nối ngôi. Khi nhìn thấy Uy Mục, tướng Thiên Tích nhà Minh làm
thơ đề rằng:
“An Nam tứ bách vận vưu trưởng
Thiên ý như hà giáng quỷ vương”
Nghĩa là vận nước Nam còn dài tới 4000 năm, ý trời thế nào mà lại giáng
sinh vua quỷ. Lê Mục lên ngôi, triều đình mất hết vai trò, nhà vua tích cực lao
vào ăn chơi hưởng lạc. Người đương thời gọi ông ta là vua quỷ. Uy Mục là
người u tối, lại có tật ham dâm hiếu sát. “Vua từ sau khi lên ngôi, đêm nào cũng
cùng với cung nhân uống rượu vô độ, ai say thì giết” [24; 777]. “Vua còn dung
túng họ hàng, quốc thích, hoạn quan lộng hành”. “Làng Hoa Lăng (quê mẹ nuôi
vua), làng Nhân Mục (quê vợ vua), Làng Phù Chẩn (quê mẹ đẻ vua) đều chuyên
quyền cậy thế, dìm hãm thần liêu, có khi vì tư ý mà giết hại sinh dân, có khi
dùng ngón kín mà yêu sách tiền của; phàm súc vật hoa màu của dân đều cướp
cả, cùng nhà dân ai có đồ lạ vật quý thì đánh dấu chữ vào để lấy” [24; 777].

8


Trước sự thối nát của triều chính và sự ngu dốt độc ác của Lê Uy Mục
cuối năm 1509, Nguyễn Văn Lang cùng bọn quý tộc bị trục xuất khỏi triều
đình đã nổi quân ở Thanh Hóa và rước Lê Oanh lên làm minh chủ. Chúng tiến
ra kinh đô giết Lê Uy Mục, lập Lê Oanh lên làm vua - tức Lê Tương Dực (1509
- 1576). Tuy nhiên, Tương Dực cũng đồi bại không kém làm cho xã hội ngày
càng tiêu điều. Khi mới lên ngôi Lê Tương Dực cũng “ban hành giáo hóa, cẩn

thận hình phạt”, song do bản chất ham chơi, không quyết đoán cho nên sau
này xã hội cũng loạn. Trước tình hình đó, Khởi Phục Tả thị Lang Lại bộ Lương
Đắc Bằng đã dâng vua 14 kế sách trị bình. Tuy nhiên, bất chấp lời khuyên bảo
của quần thần Vua Tương Dực vẫn làm những việc xa xỉ chưa từng có. Lê
Tương Dực bắt Vũ Như Tô đốc thúc dân chúng phải xây một ngôi điện 100
nóc, xây một ngôi đài gọi là Cửu trùng Đài. Việc xây dựng đã làm chết rất
nhiều dân, nhân dân phục dịch mấy năm chưa xong. Lê Tương Dực cũng vô
cùng bạo ngược và hoang dâm. Hắn bắt nhân dân đóng rất nhiều thuyền đẹp để
vua bắt những mỹ nữ chèo thuyền cho hắn rong chơi trên Hồ Tây … Tất cả
những điều này đã khiến triều chính nhiễu nhương nhân dân căm hận, đất nước
suy yếu. Chính sứ giả nhà Minh khi ngắm long nhan vị An Nam quốc vương
đã nhận xét: “Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người thì căng, tính hiếu
dâm như tướng lợn, loạn vong sẽ không bao lâu” [3; 195].
Có lẽ chính lối trị vì thối nát này của những ông “vua quỷ”, “vua lợn”
của triều Lê mà Nguyễn Bỉnh Khiêm dù đã mang một lòng “ưu đời ái quốc”
và “một bồ kinh sách” nhưng ông không ra thi thố và làm quan mà chấp nhận
ở quê nhà dạy học tuy trong lòng vẫn canh cánh một ước mơ “ước một tôi
hiền chúa thánh minh”.
Để chống lại sự áp bức quá nặng nề và phần nào mong thoát khổ, nhiều
cuộc khởi nghĩa nông dân trong đó có sự tham gia của nhiều sĩ phu và quan
lại đã diễn ra. Tiêu biểu nhất ở thời kỳ này là cuộc khởi nghĩa của Trần Cao

9


(1516 - 1521). Bên ngoài triều thì nông dân khởi nghĩa, bên trong triều thì nội
bộ rối ren, chia bè kết đảng nhằm tranh giành quyền lực. Phái Trịnh Duy Sản
đại diện cho họ ngoại chuyên quyền. Phái Nguyễn Hoàng Dụ phòng thủ kinh
thành, lũng đoạn triều đình, tìm cách thâu tóm quyền lực.
Giữa năm 1516, Trịnh Duy Sản liên kết với Lê Quảng Độ lập mưu giết

chết Lê Tương Dực. Cái chết của Tương Dực khiến cục bộ triều đình càng
phân chia gay gắt. Bên đòi đưa Quang Trị lên làm vua, bên muốn lập Lê Ỷ.
Sự tranh chấp đã gây nên cái chết cho Quang Trị sau khi lên ngôi vua được 5
ngày. Sau đó Lê Ỷ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Lê Chiêu Tông (1516 1522). Nhân cơ hội hỗn loạn của triều đình trước, Mạc Đăng Dung - một võ
quan của triều đình đã thừa cơ cướp ngôi nhà Lê, lập lên nhà Mạc vào năm
1527. Nhà Mạc ra đời và tồn tại trong thế chênh vênh, yếu đuối không chỉ do
sự đe dọa của nhà Minh, do không được lòng dân mà còn bởi áp lực nặng nề
của các sĩ phu “trung thần bất sự nhị quân”.
Khởi đầu một triều đại mới trong bối cảnh chính trị, xã hội có nhiều bất
ổn, nhà Mạc đã tập trung tổ chức lại bộ máy quan lại vốn rất rệu rã hòng củng
cố chính quyền và kỷ cương đất nước. Hệ thống pháp luật vốn đã khá hoàn bị
từ thời nhà Lê về cơ bản vẫn được duy trì thực hiện. Đồng thời Mạc Đăng
Dung cũng không thực hiện một cuộc tàn sát hay trả thù nào đối với con cháu
nhà Lê như các triều đại trước. Ông ban lệnh đại xá thiên hạ, phong chức tước
cho các cựu thần nhà Lê theo mình. Ông cũng tiến hành chấn chỉnh lại quân
đội để bảo vệ đất nước. Đối với nhà Minh, nhà Mạc hết sức né tránh việc
đụng độ, gây chiến tranh, thậm chí còn xuống nước và tự nguyện cống nạp
của cải, đất đai.
Sau 3 năm trị vì đất nước, Mạc Đăng Dung nhường lại ngôi vua cho
con trai trưởng là Mạc Đăng Doanh. Như vậy, trong 5 năm đầu nhà Mạc đã
có nhiều cố gắng trong việc ổn định tình hình chính trị, xã hội. Vì vậy sử cũ

10


đã ghi “từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm
không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về. Trong khoảng vài
năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được
mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên” [27; 41].
Những cố gắng của nhà Mạc đã đem lại sự thay đổi tích cực trong đời

sống xã hội. Song nhà Mạc ra đời cũng làm nảy sinh mâu thuẫn quyết liệt
giữa Lê - Trịnh - Mạc mà đứng đầu là Nguyễn Kim. Nguyễn Kim bí mật xây
dựng lực lượng và chiếm cứ từ Thanh Hóa trở vào. Được con rể là Trịnh
Kiểm giúp đỡ lập nên nhà Lê Trung Hưng. Vì nhà Lê ở Thanh Hóa nên sau
này được các sử gia gọi là Nam Triều để đối lập với nhà Mạc đóng ở Thăng
Long gọi là Bắc Triều.
Năm 1545, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, người lên thay là Trịnh Kiểm
tiếp tục cuộc đấu tranh với nhà Mạc. Từ đây nhà Trịnh kế vị nhau nắm quyền
chi phối triều đình. Nhân dân bị lôi vào cuộc chiến giành quyền lực của hai
thế lực phong kiến là Nam Triều và Bắc Triều. Cuộc nội chiến Nam - Bắc
triều kéo dài gần 50 năm với rất nhiều cuộc chiến lớn nhỏ. Cuối cùng nhà
Trịnh thắng, nhà Mạc phải rút lên Cao Bằng. Trước cảnh đất nước suy tàn,
triều đình hỗn loạn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đau xót thốt lên:
“Thái hòa vũ trụ bất Ngu, Chu
Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù
Xuyên huyết sơn hài tùy xứ hữu
Duyên ngư tùng tước vị thùy khu
Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã
Hậu họa khu phòng nhập thất khu
Thế sự đáo đầu hư thuyết trước
Túy ngôn trạch bạn nhiệm nhàn du”
(Ngụ ý) [17; 12]

11


Dịch nghĩa
“Nong sông nào phải buổi bình thời,
Thù đánh nhau chi khéo nực cười.
Cá vực chim rừng ai khiến đuổi

Núi xương, sông máu thảm đầy nơi
Ngựa phi chắc có lần quay cổ
Thú dữ nên phòng lúc cắn người
Ngán ngẩm việc đời chi nói nữa
Bên đầu say hát nhởn nhơ chơi”
Có thể nói, nét nổi bật trong đời sống chính trị của Việt Nam thế kỷ
XVI là sự đứt gãy của chế độ phong kiến dưới sự phân chia chính trị của các
tập đoàn. Gánh nặng lại trút lên đầu nhân dân đồng thời nó cũng làm cộm
thêm những nét suy tư trên vầng trán các sĩ phu yêu nước thế kỷ này.
Trong thời gian chiến tranh nổ ra, giang sơn bị cắt xẻ, mỗi thế lực hùng
cứ một phương: nhà Mạc chiếm cứ vùng Bắc Bộ, vua Lê chúa Trịnh cát cứ từ
Thanh - Nghệ đến Thuận Quảng, anh em Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên chiếm
cứ miền Tây Bắc Tuyên Quang. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
kinh tế, giao thương văn hóa giữa các vùng miền. Hơn nữa triều đình phong
kiến chỉ mải lo tập hợp lực lượng, chú trọng xây dựng quân đội không chăm
lo đến trị thủy, đắp đê nên lũ lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra. Năm 1530 ở Thanh
Hóa đói to, Thăng Long nhiều năm vỡ đê.
Tuy tình hình chính trị, xã hội ở thế kỷ XVI có nhiều rối ren song các
triều đình phong kiến vẫn cố gắng duy trì chế độ khoa cử. Nhà Mạc trong thời
gian trị vì 1527 - 1592 đã tổ chức 22 kỳ thi, lấy 485 tiến sỹ, 13 trạng nguyên
để giúp nước, căn cứ trên tiêu chuẩn của Nho gia. Nhà Lê trị vì gần 100 năm
đã mở được 31 kỳ thi Hội tuyển được 647 tiến sỹ. Nhà Mạc duy trì 3 năm mở
một khoa thi. Năm 1532, mặc dù bị Trịnh Tùng đánh cướp Thăng Long song

12


nhà Mạc vẫn tổ chức khoa thi cuối cùng. Điều này cho thấy sự nỗ lực của nhà
Mạc trong sự thu hút, tìm kiếm nhân tài cũng như sự cố gắng trong sự khôi
phục và xây dựng đất nước.

Cũng chính vì những chính sách tiến bộ của nhà Mạc mà năm 1535, khi
đã 44 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết định đi thi. Ông đỗ đầu kỳ thi và trở
thành trạng nguyên ở tuổi ngoài 40. Sau khi đỗ trạng nguyên ông hăng hái ra
làm quan với nhà Mạc với mong muốn đem hết tài năng trí tuệ của mình để
góp phần xây dựng đất nước đẹp giàu. Ngược lại, các vua Mạc cũng hết sức
kính trọng, trọng đãi Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tình hình chính trị, xã hội rối ren của thế kỷ XVI với đặc điểm nổi bật
nhất là sự phân chia lãnh thổ Đàng trong - Đàng ngoài, sự phân chia quyền
lực Nam - Bắc triều đã làm cho tình hình kinh tế đất nước có sự ảnh hưởng
đậm nét. Suốt cả thế kỷ XVI, nội chiến diễn ra liên miên nhằm tranh giành
phân chia quyền lực giữa các thế lực phong kiến trong nước. Cuộc chiến ấy
đã lôi kéo làm hao tốn biết bao nhiêu sức người, sức của. Chính vì thế mà đời
sống kinh tế của người dân vô cùng khốn khổ, nền sản xuất nông nghiệp bị
giảm sút nhiều. Bọn vua quan không còn chăm lo nhiều đến việc phát triển
nông nghiệp như thời vua Thái Tổ, Thái Tông nữa. Đê điều không được quan
tâm, ruộng đất bị bỏ hoang, hoặc bị chiếm hữu thành ruộng tư. Thêm nữa là
chính sách sưu cao thuế nặng khiến cuộc sống người dân càng thêm khốn
đốn. Cảnh chết đói, bần cùng diễn ra khắp mọi nơi.
Tình hình công thương cũng có sự phát triển nhờ có sự giao lưu buôn bán
với nước ngoài tuy nhiên sự phát triển đó còn rất nhỏ nhoi bởi sự đè nặng của
chế độ phong kiến. Chế độ thuế má thì phiền hà, chế độ công nghệ thì quan
doanh và chế độ công tượng đã làm mất hứng thú của sự sản xuất, chế độ thuế
thổ sản lại càng phá hoại lực lượng sản xuất. “Thuế thổ sản trung thu hà lạm
khiến người ta cùng kiệt không nộp nổi, khốn đốn đến phải bỏ nghề. Có người vì

13


thuế sơn mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế lụa mà phải hủy khung cửi, thu
thuế gỗ mà người ta bỏ rìu búa, thu thuế cá mà người ta bỏ lưới chài, thu thuế

mật thì bỏ mía, thu thuế bông chè thì vườn tược bỏ hoang” [8].
Trong thời kỳ này nhà nước có phát triển nghề khai mỏ để đúc đồng, đúc
tiền, một phần phục vụ cho cuộc sống xa xỉ của vua chúa, mặt khác để lưu
thông buôn bán. Tầng lớp phú thương cũng xuất hiện trong quá trình buôn bán
với thương gia ngoại quốc, tuy nhiên họ chưa trở thành một lực lượng có tính
chất cách mạng. Sự phát triển của quá trình buôn bán đã tạo nên một diện mạo
mới cho xã hội, đồng tiền đã làm đảo lộn trật tự xã hội, làm thay đổi nhận thức
con người, con người chỉ biết chạy theo cái lợi ích tầm thường, chỉ biết nịnh bợ
kẻ lắm tiền nhiều của. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết:
“Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết gạo hết ông tôi”
(Thói đời) [18; 162]
Hay:
“Thớt có tanh tao ruồi đậu đến
Ang không mật mỡ kiến bò chi”
(Thơ Nôm, bài 53) [26; 246]
Đồng tiền là trên hết, đè bẹp tất cả:
“Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười
Có của thì hơn hết mọi lời
Người, của lấy cân ta thử nhắc
Mới hay rằng của nặng hơn người”
(Thơ Nôm, bài 80) [46; 64]
Trước cảnh suy đồi của đất nước, dưới sự trị vì của “vua quỷ”, “vua
lợn”, Mạc Đăng Dung đã cướp lấy chính quyền lập ra nhà Mạc với nhiều tiến
bộ thay đổi lớn. Tuy rằng sự ra đời nhà Mạc là không chính thống nhưng

14


những đóng góp của nhà Mạc đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam

đương thời cũng là điều mà sử sách cần ngợi ca. Dưới sự trị vì đất nước của
Mạc Đăng Dung, vào những năm 30 của thế kỷ XVI nhà Mạc đã tạo ra được
một thời kỳ ổn định và phát triển của xã hội, một xã hội đương thời bình an,
yên ổn, không có trộm cướp, đạo tặc, đời sống người dân no đủ.
Về đối nội, ngay từ khi lên cầm quyền Mạc Đăng Dung đã thực hiện
cải cách rộng đất nhằm ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất
nước. Năm 1528, Mạc Đăng Dung đã giao cho Nguyên Quốc Hiến xem xét,
điều chỉnh lại các chính sách liên quan đến điền chế và lộc chế. Dưới sự cai trị
của cha con Mạc Đăng Dung, chính sách quân đội cũng được chú trọng, an
ninh ổn định. Việc đắp đê trị thủy được coi trọng. Chú trọng phát triển kinh tế
trên lưu vực sông như Sông Hàn và sông Kinh Thầy. Vì thế “bấy giờ được
mùa, nhà nhà no đủ, trong nước gọi thời ấy là bình trị” [8]. “Mấy năm liền
đều được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn”. “Trúng mùa luôn, thóc,
gạo rẻ hơn, thuế nhẹ đi ít, ai nấy đều no đủ, thư thái, lại thêm tư pháp nghiêm
minh, quan lại liêm cần, trộm cắp mất tăm, đêm không nghe thấy tiếng chó
sủa, đi đường không ai nhặt của rơi” [47].
Thủ công nghiệp thời nhà Mạc cũng có nhiều chuyển biến tích cực.
Một số nghề thủ công thời này khá nổi tiếng cả trong và ngoài nước như: đồ
gốm, khắc đá, đúc tiền. Làm gốm là nghề có truyền thống lâu đời. Ở thời này
nhiều làng chuyên làm gốm đã hình thành như Bát Tràng (Gia Lâm), Chu
Đậu (Nam Sách - Hải Dương), Hợp Lê (Bắc Giang) … Đồ gốm rất đa dạng
phong phú: bát đĩa, khay trà, ấm chén, lọ hoa, các đồ thờ cúng … tất cả đều
được làm rất tinh xảo và trang trí hoa văn theo đơn đặt hàng, đáp ứng nhu cầu
cả giới quý tộc và bình dân. Sự phát triển các nghề thủ công cũng thúc đẩy
thương nghiệp phát triển. Nhiều trung tâm kinh tế lớn đã xuất hiện như chợ
Tứ Kỳ - Hải Dương (1542), Cẩm Viên - Vĩnh Phúc (1590), Chợ Thế Lai -

15



Thừa Thiên Huế … Bên cạnh đó, nhờ cơ chế thông thương đối với thương
nhân nên việc giao thương diễn ra dễ dàng và thường xuyên, hàng hóa thủ
công được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào
Nha v.v…
Như vậy, tuy bị coi là “ngụy triều” song với những thành tựu mà Đại
Việt có được trong thời kỳ cai trị của cha con Mạc Đăng Dung chúng ta
không thể không coi trọng vai trò của nhà Mạc trong lịch sử. Đây có thể cũng
là lý do, động lực để Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan dưới triều Mạc, sau khi
nghỉ làm quan vẫn làm cố vấn cho nhà Mạc với mong muốn giúp nhà Mạc
thống nhất non sông.
1.1.2. Tiền đề văn hóa tư tưởng
Tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm, không chỉ là sản phẩm của
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa đương thời mà còn chịu ảnh
hưởng của Nho giáo, đạo Lão - Trang và đạo Phật. Đúng như một nhà nghiên
cứu đã nhận xét “vị tiên sinh họ Nguyễn xuất thân từ cửa Khổng, đi ngang
cửa nhà Lão Tử, dạo chơi bên cửa Phật, ngồi suy ngẫm về giáo lý và đạo lý
trong sân Trình và cuối cùng ông lại trở về với ruộng đồng và lũy tre xanh của
làng quê Việt Nam, hay nói khác đi ông đã trở về với dân tộc” [20].
1.1.2.1. Tư tưởng triết học Nho - Phật - Lão
Nho giáo, Phật giáo, Đạo Lão là những nguồn tư tưởng ngoại lai, du
nhập vào Việt Nam từ khá sớm. Do được bản địa hóa nên chúng nhanh chóng
được người Việt ta đón nhận. Cả ba tôn giáo tồn tại song hành cùng lịch sử
dân tộc, không có hiện tượng mâu thuẫn, đấu tranh bài xích lẫn nhau. Sự cùng
tồn tại đó tạo nên hiện tượng “tam giáo đồng nguyên”. Song trong hoàn cảnh
chính trị, xã hội đầy biến động, phức tạp như thế kỷ XVI, nhà nước phong
kiến sử dụng Nho giáo như một công cụ để trị nước, lấy Nho giáo làm giáo lý
trụ cột để xây dựng vương triều, ổn định xã hội. Nhưng điều đó không có
nghĩa là Phật giáo vào Đạo Lão bị coi nhẹ hoặc cấm không được hoạt động.

16



• Ảnh hưởng của Nho giáo
Nho giáo do Khổng Tử (Năm 551 - 479 TCN) sáng lập. Ông là người
nước Lỗ thời Xuân Thu. Nho giáo có nhiều trường phái. Thế kỷ XVI các nhà
tri thức của nước ta chịu nhiều ảnh hưởng từ Nho giáo thời Tống.
Nội dung cơ bản của Nho giáo: Gồm quan điểm về vũ trụ quan và các tư
tưởng về chính trị, xã hội, đạo đức nhằm mục đích xây dựng xã hội có trật tự tôn
ti, đẳng cấp, quản lý xã hội bằng đạo dức, chú trọng đến đường lối đức trị, lễ trị.
Về vũ trụ quan, Nho giáo cho rằng trời là lực lượng siêu nhiên có tác
dụng chi phối sự tồn tại của con người và vận mệnh của con người. Con
người sinh ra là do “thiên mệnh”. Từ đó hình thành quan niệm “thiên nhân
cảm ứng” nghĩa là giữa con người và trời có thể cảm biết lẫn nhau, liên lạc
với nhau. Quan niệm thiên mệnh, hay quan niệm trời sinh ra vạn vật ta có thể
bắt gặp trong tư tưởng về vũ trụ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh
Khiêm vận dụng các nguyên lý của Kinh dịch để phát biểu thế giới quan của
mình khá nhiều lần trong các bài thơ về các hiện tượng tự nhiên, về thế sự và
thời cuộc diễn ra trong xã hội. Thơ của ông đều mô phỏng các quy luật tự
nhiên trong đời sống xã hội. Chẳng hạn trong bài “Cảm hứng”, ông mô tả quá
trình sinh thành của vũ trụ và sự hình thành của các nguyên tắc của đời sống
xã hội trên cơ sở các quy luật tất yếu của tự nhiên như:
“Thái cực khi mới bắt đầu phân chia
Thì tam tài đã xác định được vị trí của mình.
Nhẹ và trong bay lên tạo thành trời,
Nặng và đục lắng xuống thành đất
Ở giữa kết tụ lại thành người.
Cả ba bộ phận ấy đều xuất phát từ một khí” [18;430]
Tâm điểm của Nho giáo chính là học thuyết về đạo đức, đề cao các
mối quan hệ rường cột trong xã hội đó là “tam cương”. Ba mối quan hệ
rường cột trong xã hội theo quan niệm của Nho giáo đó là quan hệ vua -


17


tôi, cha - con, chồng - vợ. Trong đó chữ trung được đặt lên hàng đầu trong
quan hệ vua - tôi, chữ hiếu cho quan hệ cha - con, chữ nghĩa cho mối quan
hệ vợ - chồng. Nho giáo cũng đề cao phẩm chất của người quân tử, người
có lý tưởng được gói gọn trong “ngũ thường”. Ngũ thường ở đây bao gồm
Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín.
Sự ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh
Khiêm ta cũng thấy rõ ở những câu thơ sau:
“Bậc thánh nhân theo khuôn phép của trời
Muôn đời lập nên kỷ cương của loài người
Noi theo được cái tốt đẹp của ngũ điển.
Trình bày được cái đầy đủ của cửu trù
Vua và tôi phải có nghĩa với nhau,
Cha và con cái tình thân là tột độ
Chồng và vợ kẻ xướng cũng người tùy
Anh và em người cưng thì có người dễ
Chơi với bạn thì giữ vững điều tín”
(Cảm hứng) [17; 316]
Trong tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm chữ Trung, chữ Hiếu và
đạo làm người chính là vấn đề then chốt, chính vì vậy ông đã viết:
“Sang có phận là ơn chúa,
Được làm người bởi đức cha”.
(Thơ Nôm, bài 14) [26; 204]
“Dù muốn cái con thêm cái cháu,
Chưa quên thờ chúa mấy thờ cha”
(Thơ Nôm, bài 55) [26; 248]
“Bui có một lòng trung với hiếu

Mài chẳng khuyết nhuộm chẳng đen”
(Thơ Nôm, bài 128) [18; 227]

18


Trong xã hội phong kiến Việt Nam, việc sử dụng Nho giáo làm công cụ
quản lý đất nước của các triều đại phong kiến là điều tất yếu và cần thiết. Ở
nước ta thế kỷ XVI, Nho giáo được chia làm hai hướng: nghiên cứu học nghĩa
lý và học từ chương. Học từ chương là học kinh nghĩa, văn sách như “tứ thư”,
“ngũ kinh” chủ yếu để đáp ứng con đường khoa cử trong các kỳ thi hương,
hội, đình do triều đình tổ chức. Còn học nghĩa lý tức là đi sâu vào nghiên cứu
lý học, đạo học nhằm tìm ra bản thể luận, nhận thức luận để vận dụng vào
thời luận, giúp nước, giúp đời. Khuynh hướng học này còn khá ít người theo.
Đến thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đi sâu nghiên cứu lý học và
ông được đánh giá là người học rộng các sách, hiểu sâu nghĩa lý Kinh dịch.
• Ảnh hưởng của Phật giáo
Phật giáo do Thích Ca Mâu Ni tự Tất Đạt Đa sáng lập, ra đời vào
khoảng thế kỷ VI (TCN) ở Ấn Độ và được truyền vào nước ta từ thế kỷ I - II
sau công nguyên.
Nội dung giáo lý Phật giáo khuyên dạy con người sống từ bi hỉ xả, biết
chế ngự ham muốn, dục vọng của bản thân để được giải thoát. Quan điểm
nhân sinh quan của Phật giáo nổi bật với thuyết “tứ diệu đế” gồm: “khổ đế”:
nói lên tám nỗi khổ của con người mà ai cũng mắc phải; “tập đế”: chỉ ra 12
nguyên nhân dẫn con người đến sự khổ đau; “diệt đế”: là chân lý về sự diệt
khổ. Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt;
“đạo đế”: là con đường để tiêu diệt nỗi khổ, gồm có tám con đường mà Phật
gọi là bát chính đạo. “Niết Bàn”: là mục đích cuối cùng của đạo Phật. Để đến
được cõi Niết bàn thì con người ta phải vượt qua được những dục vọng của
bản thân. Vượt qua “tham”, “sân”, “si” thì con người sẽ giác ngộ và trở nên

tĩnh tâm, khi đó sẽ được siêu thoát.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người rất am hiểu và có niềm tin vào
đạo Phật. Ông tự nhận hiệu của mình là Bạch Vân cư sĩ, xây dựng am

19


Bạch Vân. Bạch Vân là mây trắng, phải chăng ngụ ý tâm hồn ông, cả đời
ông trong trắng, cao cả không vết bùn nhơ, không có hành động gì sai
trái. Ông cũng tự xưng mình là cư sĩ, tự nhận mình là một Phật tử tại gia,
một người không đi tu, không ở chùa nhưng chấp nhận và sống theo nề
nếp của lý tưởng Phật giáo.
Nghiên cứu tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm thông qua các tác
phẩm văn chương của ông ta thấy rõ tấm lòng hướng thiện, khuyên răn người
đời chớ có tham lam, độc ác, sống đạo đức, thiện lương. Việc Nguyễn Bỉnh
Khiêm từ quan về ở ẩn vì chán cảnh quan trường nhưng một phần cũng là do
ảnh hưởng của đạo Phật, tư tưởng sống thiện, tĩnh tâm:
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thế nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp
Nhìn xem phú quý tự chiêm bao”
[18; 164]
Đó là cảnh sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi am Bạch Vân vắng
vẻ, nơi nhàn thân và cả nhàn tâm. Tâm nhàn là tâm siêu thoát, không vương
vấn thế tục, lợi danh. Đó là cái nhàn mà đạo Phật đề cao, cái nhàn sống giữa
đời mà vẫn vui với đạo, cái nhàn của người đã đoạn tuyệt với tham, sân, si,

cái nhàn của người sống đạo đức, trong sáng.
Phật giáo du nhập vào nước ta và dễ dàng được chấp nhận bởi bản chất
của học thuyết là nói về nỗi khổ cực của con người, đi sâu vào lòng người,
hiểu được nỗi khổ của con người. Từ thế kỷ X - XIV, Phật giáo được xem là

20


quốc giáo của dân tộc ta. Thế kỷ XV, nhà Lê coi trọng Nho giáo, bài xích, hạn
chế sự ảnh hưởng của Phật giáo. Tuy nhiên, sang thế kỷ XVI, khi mà xã hội
biến đổi khôn lường thì nhân dân tìm đến Phật giáo như một sự an ủi, đồng
cảm, một sự đền bù hư ảo những thiếu hụt về mặt tâm lý, một sự lý giải
những biến động của xã hội. Do đó, khoảng thời gian này Phật giáo có ảnh
hưởng lớn tới đời sống tinh thần của nhân dân và của cả Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trong một số tác phẩm của mình ông có sử dụng phạm trù Niết bàn, duyên,
sắc, nhân, quả như để tìm sự lý giải cho thời cuộc, một sự đồng cảm cho
chính ông.
• Ảnh hưởng của Đạo Lão
Người sáng lập ra Đạo Lão là Lão Tử, sống ở thời Xuân Thu - Chiến
Quốc. Tư tưởng của Lão Tử được Trang Tử kế tiếp và phát triển. Nội dung
chủ yếu của Đạo Lão là tập trung vào hai quan điểm bản thể luận và nhận
thức luận.
Về bản thể luận: Đạo Lão thừa nhận đạo là bản nguyên của vũ trụ, có
trước trời đất. Lão Tử là người đầu tiên coi đạo giống như tổ tiên của muôn
loài, đạo sáng tạo ra vạn vật, vạn vật nhờ có đạo mà sinh ra theo quy trình
“đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Vậy đạo là gì,
theo Lão Tử: “có một vật do hỗn độn mà lên, sinh ra trước trời đất, vừa yên
lặng, trống không, đứng một mình mà không thay đổi, lưu hành khắp nơi mà
không mỏi, là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Không biết gọi là gì? Tạm gọi là
Đạo” [42; 42].

Vạn vật vận động biến động và phát triển theo quy luật “quân bình” và
“phản phục”.
Về nhận thức luận, Lão Tử cho rằng xã hội con người muốn phát triển
thì phải bắt chước, tuân theo tự nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, không tác
động gì cả, không làm gì cả, mà cần tuân theo cái tự do tuyệt đối về mặt tinh

21


thần gọi là “vô vi”. Những tư tưởng trên của đạo Lão Trang có phần tiêu cực,
phần nào đó là phản động, nó là phản ứng của một lớp người trước xã hội rối
ren mà bản thân họ không thể góp phần cứu vớt nổi nhưng nó đã góp phần an
ủi tâm sự của các bậc trí sĩ sinh lạc thời, nó giúp họ tìm thấy cái khuây khỏa,
tự do trong thiên nhiên, cây cỏ, tìm được cái thanh tịnh, để yên tâm giữ đạo
trước thời cuộc loạn lạc, hướng con người quay về cuộc sống “nhàn dật”. Tư
tưởng này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến lẽ “hành” (hành động), “tàng” (ẩn dật)
của các phu sĩ thời loạn.
Trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta sẽ bắt gặp nhiều lần tư tưởng
thuận theo tự nhiên do ảnh hưởng bởi tư tưởng của Đạo Lão. Sự ảnh hưởng
này góp phần làm cho tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm trở nên phong phú
và sâu sắc.
Như vậy, cả ba hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão du nhập vào nước ta, được
nhân dân ta đón nhận và có ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động của cả xã hội.
Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, đặt trong điều kiện, hoàn cảnh xã hội của thế kỷ
XVI thì sự dung hợp ba yếu tố trên nhằm mục đích tìm ra con đường giải thoát
khỏi sự bế tắc cho xã hội và đòi lại quyền sống cho nhân dân.
1.1.2.2. Tư tưởng, truyền thống văn hóa dân tộc
Cùng với hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão thì một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng tới tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm đó là yếu tố văn
hóa dân gian. Thế kỷ XVI, tuy có nhiều biến động về chính trị, xã hội nhưng

lại là thời kỳ có tính chất bước ngoặt cho nền văn học nghệ thuật dân tộc với
sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ lớn như Phùng Khắc Khoan, Giáp
Hải, Lương Hữu Khánh…
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lớn lên trong một thời đại mà chế độ phong
kiến bắt đầu suy sụp và lâm vào một cuộc khủng khoảng kéo dài ngày càng
trầm trọng. Trong khi ấy sinh khí của nhân dân trỗi lên mạnh mẽ, văn hóa của

22


×