Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

LỄ PHẬT đản VÀ lễ GIÁNG SINH TRONG đời SỐNG văn HÓA XÃ hội VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN VIỆT NAM HỌC
--o0o--

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỄ PHẬT ĐẢN VÀ LỄ GIÁNG SINH TRONG ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn

: PGS. TS. Nguyễn Văn Lịch

Sinh viên thực hiện : Trịnh Ngọc Anh
Mã sinh viên

: A23113

Ngành

: Việt Nam học

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự
giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – PGS. TS. Nguyễn Văn
Lịch, thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện khóa luận này.


Bên cạnh đó, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, được gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới các thầy, cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những người
đã trực tiếp truyền đạt cho em kiến thức từ những môn học cơ bản nhất, giúp em có
được nền tảng vững chắc về chuyên ngành học như hiện tại để có thể hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn tới gia đình và những người bạn đã luôn bên cạnh, giúp
đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Sinh viên

Trịnh Ngọc Anh


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Lễ Phật Đản & Lễ Giáng Sinh
trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không
sao chép của bất cứ ai.

Em xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng
mình!
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Sinh viên

Trịnh Ngọc Anh


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

GHPGVN
TWMTTQ
TW
ÂL

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Trung Ương Mặt trận Tổ quốc
Trung Ương
Âm lịch


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Tôn giáo xuất hiện từ rất sớm và có vai trò vô cùng quan trọng trong đời
sống xã hội của loài người, giữ vai trò tích cực trong việc mang lại hạnh phúc
an lạc cho con người trên cả hai phương diện nhân sinh và tâm linh. Tôn giáo
cũng rất đa dạng về hình thức thờ phượng, nghi lễ, giáo lý, giáo luật, và trong
quá trình phát triển của xã hội loài người, tôn giáo là nhịp cầu giao lưu văn
hóa giữa các quốc gia bởi trước hết, tôn giáo là văn hóa và là một bộ phận cấu
thành của văn hóa mỗi quốc gia nên tôn giáo có đóng góp đầu tiên là về văn
hóa.

Ở Việt Nam, mặc dù sự hình thành và phạm vi ảnh hưởng đối với số
lượng tín đồ và tác động chính trị - xã hội không giống nhau, đồng bào các tôn
giáo đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hàng chục vạn thanh
niên có đạo đã tham gia chiến đấu và nhiều người đã anh dũng hy sinh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều
tín đồ và giáo sĩ đã nhận thức đúng chính sách, luật pháp của Nhà nước, làm
tốt cả "việc đạo" và "việc đời". Tình hình kinh tế, an ninh chính trị và trật tự xã
hội ở nhiều vùng tôn giáo khá ổn định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, một bộ phận đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo còn băn khoăn, lo lắng cả
phần đạo và phần đời.
Những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo có phần phát triển, nhà thờ, đình
chùa, miếu mạo, thánh thất được tu sửa và tôn tạo, xây cất lại, in ấn tài liệu,
đào tạo các chức sắc... Số người tham gia các hoạt động tôn giáo gia tăng.
Những hoạt động lễ hội gần gũi với tôn giáo nhiều, mang nhiều màu sắc khác
nhau. Trong đó, nổi bật lên là LễPhật Đản và Lễ Giáng Sinh, vốn gắn với hai tôn
giáo lớn nhất ở nước ta hiện nay.
Là một sinh viên của khoa Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, chuyên ngành
Việt Nam Học với sự say mê nghiên cứu, thích tìm hiểu về các tín ngưỡng tôn
giáo đa dạng nói chung và các hoạt động của người Việt trong hai ngày lễ lớn
là: Phật Đản và Giáng Sinh nói riêng. Bên cạnh sự chỉ bảo, hướng dẫn đầy tâm
huyết và tận tình của thầy PGS. TS. Nguyễn Văn Lịch, cùng với sự giúp đỡ của
7


các thầy cô giáo khác, các bạn trong Bộ Môn, em đã mạnh dạn chọn và nghiên
cứu đề tài: “Lễ Phật Đản& Lễ Giáng Sinh trong đời sống văn hóa xã hội Việt
Nam”.
Qua đề tài này, em mong muốn góp phần tìm hiểu một cách sâu sắc và kĩ

lưỡng hơn về những hoạt động, về mối quan tâm của con người Việt Nam đối
với hai ngày lễ lớn này. Từ đó đưa ra được cái nhìn tổng quát, toàn diện về các
ngày lễ trong tâm thức đồng bào ta.
2.

Lịch sử nghiên cứu
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, đã có nhiều bài viết,
bài báo tìm hiểu về mối quan tâm của người Việt với hai ngày lễ lớn này như:
“Lễ Giáng Sinh và sự dung hòa tôn giáo của người Việt” – Ban Tôn Giáo
Chính Phủ btgcp.gov.vn.
“Theo Đạo Phật – Bạn là ai trong Lễ Giáng Sinh?” – Hòa thượng Thích
Châu Đạt (2014).
“Đại cương triết học Phật Giáo Việt Nam” – Nguyễn Hùng Hậu.
“Phật Giáo Việt Nam” – Nguyễn Đăng Thục.
“Lịch sử nghiên cứu Thiên Chúa Giáo” – Carol Smith & Roddy Smith.

“Phật Giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy” - NXB
Hà Nội, năm 1999.
“Tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
cấpthiết” - Trung tâm thông tin tư liệu, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, năm 1996.
Tiếp nối thành quả của những người đi trước, tôi đã mạnh dạn nghiên
cứu về nhận thức, mối quan tâm và ý thức của người Việt Nam đối với hai
ngày lễ lớn từ đó đưa ra ý kiến toàn diện.
3.

Mục đích nghiên cứu
Vận dụng những kiến thức về văn hóa – xã hội để nghiên cứu tổng hợp
về mối quan tâm của người Việt với Lễ Phật Đản& Lễ Giáng Sinh từ đó đưa ra
kết luận về các hoạt động văn hóa, tôn giáo ở nước ta hiện nay.


8


4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu

Để tìm hiểu hiện trạng hoạt động của người Việt trong hai ngày lễ này,
đề tài sẽ nghiên cứu về Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo, lịch sử hai tôn giáo này
du nhập vào Việt Nam. Từ đó tìm hiểu về hai ngày lễ thuộc hai tôn giáo này và
các hoạt động văn hóa. Sau đó đưa ra nhận xét, kết luận.
-

Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu về mối quan tâm của người Việt về Lễ Giáng Sinh và Lễ Phật
Đản trong thời hiện đại.
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung cơ bản thuộc mục đích nghiên cứu đề tài.

5. Nhiệm vụnghiên cứu
Để đạt được những mục đích đã đề ra, đề tài cần giải quyết những
nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu sơ lược về các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Tìm hiểu một cách chi tiết, cụ thể về Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa, sự du
nhập của hai tôn giáo này vào Việt Nam.
Phân tích các hoạt động văn hóa của người Việt trong Lễ Giáng Sinh và Lễ

Phật Đản để thấy được những nét đặc trưng, tiêu biểu nổi trội bên cạnh
những vấn đề còn bất cập. Từ đó rút ra kết luận, đưa ra một số ý kiến đóng
góp tích cực để các hoạt động tôn giáo ngày một phát triển và tốt đẹp hơn.
6.

Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt đề tài, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau về hai tôn giáo lớn, sau đó
phân tích thành từng bộ phẩn để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng nghiên cứu
“Lễ Phật Đản& Lễ Giáng Sinh trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam”.
Liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích tạo ra một hệ
thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
-

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Sắp xếp các tài liệu, các vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, từ đó tạo
9


thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối
tượng đầy đủ hơn.
-

Phương pháp thu thập, điều tra và xử lí số liệu

Để thực hiện tốt phương pháp này, tôi đã tiến hành thu thập từ nhiều

nguồn khác nhau để có được các số liệu và tài liệu liên quan đến nội dung của
đề tài.
Đề tài đã sử dụng các tư liệu của “Ban Tôn Giáo Chính Phủ Việt Nam”,
“Pew Research Center”,…
7.

Bố cục đề tài
Bố cục khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Sơ lược về tôn giáo ở Việt Nam và sự du nhập của Đạo Phật
và Đạo Thiên Chúa.
Chương 2: Lễ Phật Đản và Lễ Giáng Sinh trong đời sống hiện nay.
Chương 3: Lễ Phật Đản và LễGiáng Sinh từ lễ nghi tôn giáo đến sinh hoạt
văn hóa.
Kết luận: Trình bày nhận xét chung về các hoạt động văn hóa, mối quan
tâm của người Việt Nam trong hai ngày lễ lớn.

10


CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ SỰ DU NHẬP CỦA
ĐẠO PHẬT VÀ ĐẠO THIÊN CHÚA (CÔNG GIÁO)
1.1. Tình hình và thực trạng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
1.1.1. Khái niệm tôn giáo
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực
khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và
xã hội đều trở thành thần bí.
- Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và
lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã
hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội.
- Ở một mức độ nhất định tôn giáo có vai trò tích cực trong văn hoá, đạo đức xã

hội như: đoàn kết, hướng thiện, quan tâm đến con người….Tôn giáo là niềm an
ủi, chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao động.
- Về phương diện thế giới quan, thế giới quan tôn giáo là duy tâm, hoàn toàn đối
lập với hệ tư tưởng và thế giới quan Mác - Lênin khoa học và cách mạng.
- Sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội hiện thực và thiên đường mà các tôn giáo
thường hướng tới là ở chỗ trong quan niệm tôn giáo thiên đường không phải là
hiện thực mà là ở thế giới bên kia. Còn những người cộng sản chủ trương và
hướng con người vào xã hội văn minh, hành phúc ngay ở thế giới hiện thực, do
mọi người xây dựng và vì mọi người.
1.1.2. Tình hình và thực trạng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính phủ năm 2012 (gần nhất mà BTGCP đưa ra) ở
Việt Nam có khoảng hơn 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có
khoảng 24 triệu tín đồ của 13 tôn giáo, chiếm 27% dân số. Cụ thể:
+ Phật giáo: Hơn 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố
trong cả nước.
+ Công giáo: Hơn 6,2 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố.
+ Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam.
+ Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
+ Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến
Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước... và một số tỉnh phía Bắc.
+ Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh
Thuận…

11


Bảng . Tôn giáo theo điều tra chính thức của Chính phủ

Bảng .Tôn giáo tại Việt Nam theo cuộc khảo sát của Pew Research Center


12


Thực trạng cơ sở thờ tự của các tôn giáo: Những cơ sở thờ tự luôn được nhà nước
bảo hộ và cho phép tu bổ, sửa chữa và xây dựng mới ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Sau khi có Nghị quyết 25/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác tôn
giáo, theo thống kê chưa đầy đủ, trong 3 năm (2003 - 2005), số cơ sở thờ tự của tôn giáo
được xây mới là 832, tu bổ sửa chữa là 1.051. Đến năm 2007, cả nước có 14.321 ngôi
chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường; 6.000 nhà thờ Công Giáo và 500 nhà thờ của
đạo Tin Lành; 1.000 thánh thất của đạo Cao Đài; 200 chùa quán HòaHảo, 89 thánh
đường của Hồi Giáo; hàng vạn ngôi đình, đền, miếu, phủ... và những cơ sở thờ tự khác
của tín ngưỡng dân gian trải dài khắp cả nước. Một số chi hội Tin Lành ở Tây Nguyên mới
thành lập được cấp đất xây dựng nhà thờ.
Thực trạng cơ sở đào tạo của các tôn giáo: Nhà nước ta rất quan tâm đến việc đào
tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, nên số lượng chức sắc ngày càng
gia tăng.
- Phật Giáo, trước năm 1975 chỉ có một trường Đại học thì nay số trường, lớp tăng
dần hàng năm. Năm 1993 có 22 trường thì đến năm 2001 có 34 trường. Giáo hội
Phật Giáo Việt Nam hiện có 4 Học viện Phật học với trên 1.000 tăng, ni sinh; 35
lớp Cao đẳng và Trung cấp Phật học với trên 5.000 tăng, ni sinh; 1.076 cơ sở từ
thiện và nhân đạo, trong đó có 950 lớp học tình thương. Phật Giáo Nam tông
Khmer có 2.500 các vị sư theo các lớp Cao cấp và Trung cấp Phật học Pali. Đào
tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo đang mở rộng theo hướng
rút ngắn thời gian chiêu sinh, tăng số lượng, mở rộng loại hình đào tạo. Học viện
Phật Giáo Hà Nội tiếp tục triển khai xây dựng giai đoạn 2. Học viện Phật Giáo
thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Phật Giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ sau
khi được cấp đất xây dựng mới đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để triển khai xây
dựng.
- Đạo Công Giáo cũng mở thêm các Đại chủng viện để đào tạo linh mục. Năm
1987 mới có 1 trường, năm 1988 thêm 3 trường, năm 1991 thêm 1 trường và năm

1994 có thêm 1 trường nữa. Đến năm 2008, ở Việt Nam có 6 Đại chủng viện và 2
Phân viện là Xuân Lộc (Đồng Nai) và cơ sở 2 của Đại chủng viện Liên địa phận
Hà Nội tại Tòa Giám mục Bùi Chu (Nam Định).
- Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã thành lập Viện Thánh kinh Thần
học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, đạo Tin Lành đã đào tạo và
bồi dưỡng cho 267 mục sư, truyền đạo, đã mở được 2 khóa với 150 học viên theo
học, mở 3 lớp bồi dưỡng thần học cho 113 truyền đạo, chấp sự là người dân tộc ở
13


Tây Nguyên, 22 tín hữu người dân tộc được cử đi học tại Viện Thánh kinh Thần
học.
- Các tôn giáo khác, tuỳ theo hình thức đào tạo truyền thống của mình cũng được
Nhà nước chấp thuận mở các lớp đào tạo chức sắc. Ngoài ra, Nhà nước còn cho
phép nhiều người đi tu nghiệp, học tập và thăm viếng ở nước ngoài. Số người đi
tu nghiệp ở nước ngoài ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều người đạt học vị
tiến sĩ, thạc sĩ.
Thực trạng đội ngũ chức sắc các tôn giáo: Từ năm 2003 đến năm 2005, có 3.621
chức sắc được phong chức, bổ nhiệm và thuyên chuyển; xuất cảnh 1.413 vị; có 14.446
chức sắc đang được đào tạo ở các trường lớp tôn giáo, số đã tốt nghiệp là 12.380. Tính
đến cuối năm 2007, cả nước có khoảng 80.000 chức sắc, nhà tu hành; cơ sở thờ tự
khoảng 24.0001.
Thực trạng các ấn phẩm tôn giáo của các tôn giáo: Sau khi Nhà xuất bản Tôn giáo
được thành lập (1999) đã: “cấp giấy phép xuất bản cho hơn 1.000 đầu sách, với hàng
triệu bản in”. Riêng 6 tháng đầu năm 2008, cơ quan chức năng đã làm thủ tục cấp giấy
phép xuất bản cho trên 340 đầu sách, ấn phẩm tôn giáo các loại, trong đó riêng Phật
Giáo sách và ấn phẩm phục vụ cho Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc năm 2008 là 40 ấn
phẩm.
Thực trạng của các tổ chức tôn giáo: Từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo việc
cấp đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo ngày càng thông thoáng và có nhiều thuận

lợi. Trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 22 và Chỉ thị 01/2005/CT-TTg,
ở nước ta có 16 tổ chức, hệ phái của 6 tôn giáo được công nhận. Sau khi có các văn bản
pháp luật trên Nhà nước tiếp tục xem xét, cho đăng ký hoạt động và công nhận tư cách
pháp nhân cho một số tổ chức, hệ phái tôn giáo khác:
- Công nhận điểm, nhóm tôn giáo
+ Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chính quyền các cấp đang triển khai Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành; hướng dẫn cho các điểm, nhóm Tin Lành
đăng ký hoạt động, từng bước giúp đỡ và tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo Tin Lành ổn định sinh
hoạt tôn giáo. Riêng vùng Tây Bắc, đến cuối năm 2007 có 50 điểm nhóm được cấp giấy hoạt động.
+ Tổng Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đến giữa năm 2008 có tới 106 chi hội được công nhận
(đã Đại hội đồng) và gần 1.156 điểm nhóm được cấp giấy đăng ký sinh hoạt tôn giáo.
+ Tổng Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), có 92 điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tôn giáo.

- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo và công nhận pháp nhân tôn
giáo
+ Cho đến hết tháng 10-2008 ở Việt Nam đã công nhận tư cách pháp nhân và cấp giấy đăng ký hoạt
động tôn giáo cho các tôn giáo sau:

14


- Phật Giáo
- Công Giáo
- Đạo Tin Lành (gồm 9 hệ phái)
- Đạo Cao Đài (có 19 hệ phái)
- Phật Giáo Hòa Hảo
- Hồi Giáo
Ở đề tài nghiên cứu này, ta đi sâu tìm hiểu vào hai ngày lễ lớn thuộc hai tôn giáo: Phật
Giáo và Công Giáo (Thiên Chúa Giáo).
1.2. Đạo Phật

1.2.1. Sơ lược về Đạo Phật
Cách đây hơn 25 thế kỷ, giữa lúc xã hội Ấn Độ đang rối ren, nhân dân cơ cực lầm
than, bởi chế độ phân chia đẳng cấp hết sức khắc nghiệt, một Thái tử có lòng rộng lớn,
chiêm nghiệm về nỗi khổ ở đời, đã quyết định hy sinh đời sống vương giả, để tìm giải
thoát đau khổ cho nhân loại. Vị Thái tử đó là Tất Đạt Đa, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng
Hậu Ma Gia, nước Ca-tỳ-la-vệ, xứ Ấn Độ bấy giờ. Sau nhiều năm tu tập Ngài đã thành
Phật hiệu là Thích Ca. Đạo Phật có mặt trên thế gian này từ đó. Nói về lý thuyết của Đạo
Phật, có thể tóm tắt như sau:
- Quan niệm về thế giới và con người:
Bản thể của vũ trụ là chân như, có có không không. Các hiện tượng là vô thường,
luôn luôn chuyển động. Trong sự sống có sự chết, chết là điều kiện có sự sinh thành mới.
Thời gian là vô cùng, không gian vô tận. Trong vũ trụ có đến ba ngàn thế giới, đời thì có
nhiều kiếp, một tiểu kiếp có đếân 16 triệu năm. Và con người ở trong vòng luân hồi sinh
tử.
- Về lý thuyết cứu khổ:
Phật đưa ra các vấn đề rất tinh vi và sâu sắc. Trước hết là bốn điều huyền diệu gọi
là Tứ Diệu Đế là:
+ Khổ đế: con người có bốn cái khổ sinh, lão, bịnh, tử, rồi còn nhiều cái khổ khác nữa như oán thù mà
thường gặp nhau,yêu thương phải xa nhau, cầu như ý mà không được… Tất cả những cái khổ này đều
là nghiệp báo.
+ Tập đế: nguyên nhân của bốn cái khổ trên do đâu mà có. Là do chỗ con người mê muội.
+ Diệt đế: phải biết nguyên nhân mê muội ấy, biết rồi thì phải diệt đi. Diệt được thì lòng mới thanh thản,
để vào cõi Niết Bàn.
+ Đạo đế: để diệt được mê muội phải có có con đường đi cho đúng. Con đường đúng ấy có tám pháp, gọi
là Bát Chánh Đạo.

15


Đấy là những điều cơ bản của Đạo Phật.

Phật Đản là ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Thái Tử Sakya Siddhartha (Thích Ca Tất
Đạt Đa) – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vesak là ngày lễ Tam Hợp, mừng 3 sự kiện đản
sanh, thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật Thích Ca và đã được Liên Hợp Quốc tôn
vinh. Ngày này nhằm vào kỳ trăng tròn đầu tiên của tháng 4 hoặc tháng 5 tùy theo các
loại lịch khác nhau của những quốc gia khác nhau, vì vậy ngày lễ chính thức phụ thuộc
vào loại lịch được nước nào sử dụng. Hiện nay, Lễ Phật Đản – Lễ Vesak không chỉ là một
đại lễ quan trọng đối với tín đồ Phật Giáo mà đã trở thành một nét văn hóa dân tộc ở
nhiều quốc gia…Lễ Phật Đản được công nhận thành Đại lễ VESAK Liên Hợp Quốc (LHQ) là một sư
kiện vô cùng to lớn. Ở các nước có tín đồ Phật Giáo chiếm đa số, đại lễ Vesak được tiến
hành rất hoành tráng. Có thể kể đến một vài quốc gia như:
- Nepal: Cũng như các nước láng giềng Đông Nam Á nhiều tín đồ theo Phật Giáo
Nguyên Thủy (Theravada), tại Nepal, lễ Phật Đản chính là ngày lễ Vesak (Tam
Hợp) và thường được biết đến với tên gọi là ngày “Phật Jayanti” (sinh nhật Đức
Phật) tổ chức khắp nước, nhưng lớn nhất là tại Lumbini (Lâm-tì-ni) – nơi sinh của
Đức Phật và tại ngôi chùa Swayambhu thiêng liêng của Phật Giáo. Cánh cửa
chính của Swayambhu chỉ được mở vào ngày này nên mọi người từ khắp thung
lũng Kathmandu và hàng ngàn khách hành hương trên thế giới đến mừng lễ Phật
Đản tại nơi đản sanh của Ngài. Ở Nepal, Đức Phật Thích Ca được tôn thờ bởi tất
cả các tôn giáo nên Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia. Trong dịp lễ, Phật Tử dâng
hương hoa cầu nguyện; trao tặng thực phẩm, quần áo, thuốc men cho người
nghèo khổ và cúng dường tịnh tài cho các Tu Viện, Tăng Xá, học viện Phật
Giáo…
- Japan: Theo biên niên sử (Nihonji) Nhật Bản, Phật Giáo được truyền vào Nhật
từ Hàn Quốc (Korea) vào ngày 13 tháng 10 năm 552 Tây lịch; hiện nay đã trở
thành tôn giáo lớn nhất tại Nhật với 13 Tông và 165 Giáo Phái. Lễ Phật Đản ở
Nhật cử hành vào ngày 7 hay 8 tháng 4 dương lịch hằng năm (nước Nhật thường
tổ chức các ngày quốc lễ và lễ tôn giáo theo dương lịch). Lễ còn có tên gọi là
Hana-Matsuri – nghĩa là Ngày Lễ Hoa – vì gặp lúc mùa hoa anh đào đang nở rộ
khắp nước. Ngày lễ Phật Đản, một nghi thức quan trọng của Phật Tử Nhật là “tắm
Phật”. Bên trong một ngôi tháp thiết trí tượng Phật Đản sanh bằng đồng đen cao

chừng 15-20cm đặt giữa chiếc chậu gỗ hoặc sứ chứa đầy nước trà ngọt (tiếng
Nhật là ama-cha), bên cạnh gác cái gáo nhỏ cán dài bằng gổ. Nước trà ngọt để
“tắm Phật” được chế tạo bằng lá cây Tử Dương Hoa (Hydrangea hortensis)
16


thường trồng ở các vùng núi. Trong suốt ngày lễ, Phật Tử dùng gáo gổ múc trà
ngọt trong chậu tắm cho tượng Phật.
- Thailand: Tại quốc gia Thái Lan mà Phật Giáo là quốc giáo, hầu hết dân chúng
đều tới các đền chùa trong ngày lễ Phật Đản cúng dường lễ vật, thực phẩm và đốt
hương trầm, đèn nến lễ bái và dâng lời cầu nguyện lên Đức Phật.
- Myanmar: Vào ngày Phật Đản, khắp đất nước Miến Điện từ thôn quê cho đến
thành thị đều tổ chức lễ hội tưới cây Bồ-đề. Phật Tử từ nhiều nơi trong nước tập
trung đến các chùa lớn tại địa phương. Ở Yangon, lễ Phật Đản được tổ chức quy
mô nhất tại chùa Shwedagon với cờ Phật Giáo, đèn, hoa được treo và trang trí
quanh cội bồ đề. Ở các vùng thôn quê, những làng mạc xa xôi, người dân nâng
những chum nước thơm trên bờ vai lần lượt đến các tự viện trong làng nơi có đại
thọ bồ đề để tưới cội cây thiêng.
- Singapore: Vesak là lễ hội quan trọng theo lịch Phật Giáo trong năm và được các
tín đồ Phật Giáo đảo quốc Singapore chờ đợi. Trong ngày lễ này, Phật Tử sẽ tụ
họp ở các ngôi chùa trước khi bình minh để bắt đầu ngày lễ. Tại chùa và quanh
khu vực phụ cận, cờ Phật Giáo sẽ được kéo lên, những bài kinh, nhạc tán thán
Phật, Pháp, Tăng sẽ âm vang. Cũng như nhiều quốc gia khác, Phật Tử sẽ dâng
hương hoa; tín thành lễ bái, cầu nguyện; thực hiện nghi thức “Tắm Phật”; và
phóng sanh. Tín đồ Phật Giáo Singapore rất coi trọng việc bố thí vào ngày lễ
Vesak. Trong dịp này, các tín đồ trẻ sẽ hiến máu nhân đạo, các thành phần khác
thì tích cực làm các việc thiện khác nhiêu ích cho cộng đồng.
- India: Lễ Tam Hợp Vesak ở Ấn Độ được tổ chức ở Sikkim, Ladakh, Arunachal
Pradesh, đặc biệt là Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) và các nơi khác tại Bắc
Bengal như Kalimpong, Darjeeling, Kurseong và Maharashtra (nơi có hơn 70%

của tổng tỷ lệ tín đồ Phật Giáo Ấn Độ). Phật Tử thường mặc trang phục màu
trắng tinh khiết đến Tịnh Xá lễ bái và nghe trọn cả bộ kinh Phật Giáo dài. Tại
Tịnh Xá, trong ngày lễ họ được phục vụ một loại cháo ngọt gọi là Kheer để nhớ
tưởng lại chuyện nàng Sujata đã dâng một bát cháo sữa cho Đức Phật trước khi
Ngài thành đạo. Nhiều nơi tổ chức hình thức vũ điệu truyền thống để cúng dường
ngày lễ.
- Và Việt Nam: Tuần lễ Phật Đản tại Việt Nam thường bắt đầu từ ngày 8.4.ÂL
(khai kinh Phật Đản) cho đến 15.4.ÂL hằng năm (theo quyết định của Đại Hội
Phật Giáo Thế Giới tổ chức tại Colombo, Sri Lanka năm 1950). Năm nay lễ chính
thức Phật Đản Phật lịch 2560 (rằm tháng tư ÂL) sẽ là ngày thứ Bảy, 21/5/2016.
17


Phật Tử Việt Nam nhân dịp Lễ Phật Đản thường thiết trí lễ đài, huyền môn đón
mừng Phật Đản tại các chùa chiền, tự viện và tư gia. Mấy năm trở lại đây đã thấy
phục hồi lại được truyền thống diễn hành xe hoa, trình diễn văn nghệ cúng dường
Phật Đản và treo cờ, đèn, kết hoa ở các trục đường và vài địa điểm công cộng như
giai đoạn năm 1975 trở về trước.
1.2.2. Sự du nhập Phật Giáo vào Việt Nam
Phật Giáo truyền đến Việt Nam vào khoảng những năm đầu công nguyên, lúc bấy
giờ nước ta đang nội thuộc Trung Quốc, Phật Giáo đã dung hòa được với hệ tư tưởng và
tín ngưỡng Dân tộc. Dựa vào các sử liệu, hiện nay hầu hết các Sử gia đều đồng ý với một
điểm mấu chốt như sau:
- Đạo Phật đã đến Việt Nam trước hết là đường biển, theo bước chân của các doanh
nhân và Tăng sĩ Ấn Độ.
- Điểm mấu chốt thứ hai là đạo Phật được truyền đến Việt Nam trước khi đến
Trung Hoa, cũng như trong giai đoạn khai sinh, Phật Giáo Việt Nam cũng đã
hưng thịnh hơn Phật Giáo Trung Hoa cùng thời.
- Điểm thứ ba là đến thế kỷ thứ II đã có một nền Phật Giáo và Phật học hưng thịnh
tại Việt Nam, nghĩa là đạo Phật đã truyền bá trước đó khá lâu, ít nhất cũng phải

hàng trăm năm trước, nghĩa là ít nhất cũng vào khoảng thế kỷ thứ nhất hay sớm
hơn nữa.
Một sử liệu khác chứng minh khá rõ ràng minh bạch việc Đạo Phật đã đến và đã
hưng thịnh ở Việt Nam trước khi du nhập và phát triển tại Trung Quốc được đăng trong
Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục ghi lại chuyện trong một lễ Trai Tăng vào ngày rằm tháng
hai năm 1096, tại Kinh thành Thăng Long, bà Hoàng Thái Hậu Phù Cẩm Linh, tức Vương
Phi Ỷ Lan hỏi Thiền sư Trí Không sau được tôn làm Thông Biện quốc sư "Đạo Phật đến
nước ta hồi nào?” Các vị sư ngồi im lặng, riêng Thiền sư Trí Không đã trả lời như sau :
"Xét chuyện Đàm Thiên pháp sư, ta thấy từ đời Tùy Cao Tổ, Phật pháp được nâng đỡ rất
nhiều. Vua Văn Đế nói: "Ta muốn làm chùa Tháp ở Giao Châu để cho phước được thấm
nhuần đại thiên thế giới. . .” Pháp Sư Đàm Thiên liền tâu: "Giao Châu có đường thông với
Thiên Trúc (Ấn Độ) Khi Phật Giáo mới tới Giang Đông chưa đầy đủ thì ở Thủ Phủ Luy Lâu
của Giao Châu đã có tới hai mươi ngôi chùa, độ được hơn 500 vị Tăng già và dịch được
15 cuốn Kinh rồi. Như vậy, Phật Giáo được truyền đến trước khi đến Giang Đông vậy.
Sau này, sang thế kỷ IV–V, lại có thêm luồng Phật Giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung
Hoa tràn vào. Từ "Buddha” và tiếng Hán được phiên âm thành Phật Đà vào tiếng Việt rút
gọn lại còn Phật. Từ đây, Phật dần dần thay thế cho từ Bụt.
18


Từ Trung Hoa đã có ba Tông phái Phật Giáo được truyền vào Việt Nam: Thiền tông,
Tịnh độ tông và Mật tông.
+ Thiền tông là tông phái Phật Giáo, do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma sáng lập ở Trung Quốc vào đầu thế
kỉ thứ VI. Thiền tông Việt Nam luôn đề cao cái tâm, Phật tại tâm, tâm là Niết Bàn, là Phật. Tu theo
Thiền tông đòi hỏi nhiều công phu và khả năng trí tuệ, do vậy chỉ phổ biến ở giới tri thức thượng lưu.
+ Tịnh độ tông chủ trương dựa chủ yếu vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, để chúng sanh thoát khỏi Ta bà.
Tịnh độ tông hướng họ đến cõi Niết bàn cụ thể là cõi Tịnh độ yên tỉnh. Chỉ cần chuyên tâm niệm Phật
A Di Đà, đây là cách tu đơn giản và trở thành phổ biến khắp nhân gian.
+ Mật tông là phái tu chủ trương sử dụng những pháp tu huyền bí, như dùng linh phù, mật chú, ấn quyết
… Vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như Tông phái riêng mà hoà vào dòng tín ngưỡng

Dân gian với những truyền thống cầu đồng cúng pháp thuật, yễm bùa trị tà ma.

Cả ba Tông phái trên, mặc dù có những điểm khác biệt nhau, nhưng nhìn chung
chúng đều dựa trên những giáo lý cơ bản của nhà Phật … Giữa chúng có sự ảnh hưởng
đến nhau và đều mang tinh thần hoà mình vào đời sống thường nhật.
Việc du nhập diễn ra với nhiều chiều hướng khác nhau, nhiều Tông phái khác nhau
trong hoàn cảnh Việt Nam tạo nên một nét bản sắc Phật Giáo Việt Nam. Rõ ràng, đó là
một trong những cơ sở tạo nên đặc thù của lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
Vậy với những lý do trên có thể nói rằng, đạo Phật là một Tôn giáo ngoại lai, nhưng
đã nhanh chóng truyền vào Việt Nam một cách tự nhiên, mà không bị một cản trở nào.
1.2.3. Phật Giáo trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam:
Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng: Hầu hết các Tôn giáo được truyền bá đi bằng
con đường chính trị, được áp đặt bằng vũ lực, bằng chiến tranh hoặc làm công cụ cho
các thế lực xâm lược. Ngược lại, đã hai mươi sáu thế kỉ qua, trên bước đường truyền bá
khắp thế giới, Phật Giáo chưa bao giờ để lại một vết máu. Điều đó xuất phát từ bản chất
từ bi vô ngã, vị tha của đạo Phật, bởi vì đạo Phật ra đời vì cuộc đời chớ không phải vì bản
ngã của đạo Phật.
Đạo Phật được truyền vào nước ta khoảng từ trước Công nguyên. Và trước khi
Phật Giáo du nhập vào nước ta đã có một hệ thống tín ngưỡng, phong tục vô cùng
phong phú. Họ quan niệm rằng : "Ông Trời ở trên cao có thể nhìn thấy mọi việc dưới đất,
biết trừng phạt kẻ làm ác, giúp đỡ kẻ làm lành… Ông Trời có những thuộc hạ gần xa. Gần
thì có ông Sấm, bà Sét.Xa có Sơn Tinh, Thủy Tinh, thần núi Tản Viên, thần cây đa, ông
Táo, ông Địa v.v. . .Rồi linh hồn con người không hẳn là bất diệt, nhưng có thể tồn tại
một thời gian khá lâu quanh quẩn bên xác người chết và có thể ở chung với người thân
thích còn sống trong một thời gian để che chở, bảo hộ.”(Nguyễn Lang-VN Phật Giáo sử
luận; tập I, trang 50).
19


Khi Phật Giáo vào Việt Nam, tuy giáo lý nhà Phật không chấp nhận có một đấng ở

trên cao, có thể nhìn thấy mọi vật dưới đất, nhưng thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo
Phật phù hợp với quan niệm ông Trời trừng phạt kẻ ác, thuyết luân hồi phù hợp với quan
niệm tồn tại sau khi xác thân tiêu hoại. Cho nên, Phật Giáo ứng hợp ngay với quan điểm
nhân gian.
Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm trong giáo trình Cơ sở Văn hóa Việt Nam đã hệ thống tín
ngưỡng dân gian thành ba yếu tố : tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
và tín ngưỡng sùng bái con người. Những tín ngưỡng trên là sản phẩm của nhân dân,
hình thành trong chiều dài lịch sử trên cơ sở kinh nghiệm, sự sùng bái và trí tưởng tượng
của con người. Vì thế, nó thành hệ thống chặt chẽ, tất nhiên thiếu cơ sở vững chắc.
Cùng thời gian đó, Nho giáo cũng đã bước vào nước ta, người Việt vốn trọng tình
nghĩa, hòa hiếu, cởi mở "song vì đây là thứ văn hóa do kẻ xâm lược áp đặt, cho nên
ngoài một số người Việt được bổ làm quan trong bộ máy cai trị, có thể nói rằng suốt cả
giai đoạn chống Bắc thuộc Nho Giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.” (Trần
Ngọc Thêm - Cơ sở văn hóa Việt Nam; trang 317).
Khác với Nho giáo, "Phật Giáo được truyền vào Việt Nam bằng phương tiện hòa
bình chứ tuyệt nhiên không phải là công cụ cho những thế lực xâm lược Cộng với
phương châm từ, bi,hỷ, xả, trí tuệ, vị tha và nền giáo lý phù hợp với tín ngưỡng truyền
thống, nên đạo Phật thấm vào nền văn minh Giao Châu tự nhiên và dễ dàng như nước
thấm vào lòng đất.” (Nguyễn Lang)
Cho nên, trong đời sống thường ngày, chúng ta không lạ gì với những biểu tượng
của Phật Giáo… Những hình ảnh đó được thể hiện trong đời sống một cách tự nhiên, đó
là hình ảnh ông Bụt, mái Chùa, nhà Sư, tiếng chuông vv. .
1.3. Đạo Thiên Chúa
1.3.1. Sơ lược về Đạo Thiên Chúa
Đạo Thiên Chúa (còn gọi là Công Giáo, Gia tô giáo) thờ chúa Giê Su, một biến thể
(một nhánh) của đạo Kitô (còn được gọi là Cơ đốc giáo).
Đạo Kitô ra đời vào nửa cuối thể kỉ I trong các tỉnh phía Đông của đế chế La Mã, với
tính cách là tôn giáo của những người nô lệ và những người cần lao bị áp bức. Với thời
gian, nó chuyển thành tôn giáo của các giai cấp thống trị và được chấp nhận là quốc giáo.
Vào khoảng năm 974 đến 1054, đạo Kitô phân liệt, ra đời 2 khuynh hướng là: Công Giáo

(Catholique - nghĩa là chung cho toàn thế giới, ra đời ở phía Tây La Mã, lấy Roma làm
trung tâm nên còn được gọi là Công Giáo La Mã hay La Mã giáo) và Chính thống giáo
(Orhtodoxie – Đông chính giáo). Đến năm 1520, từ khối Công Giáo La Mã (đạo Thiên
20


Chúa) đã tách ra một dòng mới là đạo Tin Lành (Protestantisme). Học thuyết cơ bản của
đạo Kitô là học thuyết về Chúa Giê Su là con của đức Chúa Trời – đức Chúa Cha – giáng
thế, chịu đau khổ rồi chết, sau đó hồi sinh để chuộc tội tổ tông cho con người. Cuộc đời
trần thế, theo đạo Kitô, là một chỗ dừng tạm thời đối với con người, là sự chuẩn bị để
bước sang cuộc sống vĩnh viễn sau khi chết (thiên đàng). Giáo lý của đạo Kitô chứa đựng
trong hai cuốn kinh là “Cực ước” và “Tân ước”. Những điểm cơ bản của giáo lý đạo Thiên
Chúa là: Khẳng định Chúa Ba Ngôi (Đức Chúa Cha – Trời – Đức Chúa con chúa Giê Su và
thánh thần); giáo lý về 10 điều răn, 7 phép bí tích; về địa vị tối cao và tuyệt đối của Giáo
hoàng La Mã với tư cách là người thay mặt Chúa Giê Su và về sự không thể sai lầm của
Giáo Hoàng trong công việc tín ngưỡng; Giáo sĩ không được kết hôn, làm lễ phải bằng
giống La tinh, việc thờ Đức Mẹ Maria đặc biệt phát triển v.v...
Cơ quan đầu não đồng thời là trụ sở của người đứng đầu và các cơ quan của Giáo
hội Thiên Chúa là Tòa Thánh Vatican (một thành phố ở thủ đô Roma, Italia). Theo hiệp
ước đã ký giữa Giáo Hoàng Pi XI và chính phủ của Mút xô li ni ngày 11 tháng 2 năm 1929,
lãnh thổ Tòa thánh Vatican được công nhận là một quốc gia riêng có đội vệ quân, có
đồng tiền, ký hiệu bưu điện, đài phát thanh, báo chí và nhà tù riêng. Từ đó, Vatican vừa
là cơ quan Trung ương của Giáo hội đạo Thiên Chúa vừa là một quốc gia độc lập dưới sự
điều hành của Giáo hoàng. Hệ thống tổ chức dưới quyền giáo triều Vatican gồm có Cơ
quan giáo hội ở các quốc gia, giáo phận, giáo xứ. Giáo hoàng do Hồng y đoàn bầu ra và
giữ chức vụ cho đến hết đời. Hỗ trợ cho Giáo hoàng về mọi mặt là Giám mục đoàn. Khi
cần quyết định những vấn đề lớn của giáo hội Thiên Chúa, Giáo hoàng có thể triệu tập
đạo hội gọi là Công đồng, gồm tất cả các giám mục trên thế giới, bề trên, các dòng tu và
một số tu sĩ cao cấp lịch sử của giáo hội đã qua 21 đại hội công đồng. Bên cạnh các tổ
chức mang tính chất hoàn chỉnh trên, trong đạo Thiên Chúa còn có hệ thống các “Dòng

Tu”. Đó là những cộng đồng tín hữu từ bỏ cuộc sống trần thế để cống hiến trọn đời cho
việc đạo để góp phần xây dựng Giáo hội và “cứu rỗi cho nhân loại”. Trên thế giới hiện có
trên 400 dòng tu.
Trong mấy thập kỉ gần đây, đạo Thiên Chúa có xu hướng hiện đạo hóa giáo lý và sự
thờ cúng, cho phép được là lễ bằng trọng địa phương, đào tạo giáo sĩ người địa
phương…nhằm củng cố vị trí của đạo trong quần chúng. Người ta gọi đó là “đường lối
thích nghi thời đại” của đạo Thiên Chúa.
Hiện nay, đạo Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới, có mặt ở hầu hết các nước
của tất cả các Châu lục. Theo thống kê năm 1988, đạo Thiên Chúa có 902 triệu tôn đồ.
Lễ Giáng Sinh được coi là ngày lễ lớn nhất của những tín đồ theo đạo Thiên
Chúađồng thời là thời điểm mà niềm vui, hy vọng, thiện chí và tình thân ái tràn trề ở mỗi
21


con người - được xem là một trong những lễ lớn và thi vị nhất trong dân gian. Người dân
các nước mừng lễ Noel với những sắc thái và phong tục khác nhau:
- Anh: Người ta đón Noel bằng cách trang hoàng cây Giáng Sinh thật lộng lẫy.
Người Anh không ăn lễ nửa đêm vào ngày 24 mà vào chiều 25 tháng 12. Ðêm 24
tháng 12 họ cũng đi dự lễ nửa đêm, khi về là ngủ ngay. Ðối với họ, lễ sáng 25
mới là buổi lễ quan trọng. Người Anh có tục lệ rất hay là sau món gà tây là chiếc
bánh Giáng Sinh được mang ra, ông bố đổ vài thìa cô-nhắc lên trên chiếc bánh,
bật lửa, cùng lúc ấy đèn trong phòng đều tắt hết, chỉ còn lại màu sắc của ngọn lửa
xanh huyền ảo lung linh. Khi lửa tắt, đèn sẽ được bật sáng lên. Lúc này, ông bố
cắt bánh chia cho mọi người. Ðiều may mắn sẽ nằm trong đồng xu khi nướng
bánh bà mẹ đã đặt vào. Ai được đồng xu ấy sẽ được nhiều tài lộc trong năm
mới.Đêm Noel, bọn trẻ thảo lá thư liệt kê một loạt món quà chúng thích để gửi
ông già Noel. Chúng ném thư vào lò sưởi vì tin rằng lá thư sẽ được gửi tới tay
ông già Noel.Anh là quốc gia đầu tiên chưng cây tầm gửi (biểu tượng cho hòa
bình và hạnh phúc) trong dịp Giáng sinh.
- Pháp: Noel trước hết là ngày hội gia đình và thường tất cả gia đình tập trung tại

nhà ông bà mình. Căn nhà được trang trí các tràng hoa và người ta bày ở chính
giữa phòng lớn nhất trong nhà cây thông Noel. Mỗi người đặt một đôi giày gần lò
sưởi (nếu có) hoặc dưới cây thông. Ông già Noel sẽ trao quà cho mọi người vào
đúng chỗ. Trong một số gia đình để trẻ em có niềm tin vào ông già Noel, người ta
để một ly rượu cho ông già Noel và một viên đường cho mỗi con tuần lộc kéo xe
của ông. Các gia đình theo đạo Kitô đi chơi vào đêm để tham dự vào lễ tại nhà
thờ. Trẻ em cũng nhận được các món quà do ...ông già Noel mang tới tặng. Tuy
nhiên, ngày nay đa số các gia đình không còn đến nhà thờ nữa, và một người lớn
trong gia đình được giao một nhiệm vụ nặng nề là phải vào căn phòng có trưng
bày cây thông mà không ai nhìn thấy và đặt những món quà ở đó. Trẻ em bước
vào phòng có bày cây thông, bé trước, lớn sau, chúng phát hiện ra các món quà,
thật là tuyệt vời!Cũng có những gia đình, trẻ nhỏ để giày của chúng bên lò sưởi
trong đêm Giáng sinh để nhận quà từ ông già Noel. Những đứa lớn hơn thì đi
cùng cha mẹ đến nhà thờ và sau đó trở về nhà cùng dùng bữa tiệc Réveillon (bữa
ăn sau lễ Giáng sinh). Ở Pháp, tại Paris và Lyon, các chương trình múa rối mừng
lễ Noel rất phổ biến. Tại Paris ban đêm được làm đẹp bằng muôn màu từ ánh điện
biến hóa, lung linh, trong cái lạnh của mùa Giáng sinh.

22


- Ấn Độ: Ở Ấn Độ, chỉ có ít người theo đạo Kitô giáo tổ chức lễ Noel. Nhưng gần
đây, buổi lễ đêm 24 tháng 12 trở nên rất phổ thông đối với trẻ em. Ðêm đó, các
bậc phụ huynh cho phép con cái mình đi chơi lâu hơn bình thường để vui chơi
thoải mái. Noel Ấn Độ chính là thêm cơ hội để tổ chức ngày lễ hội giữa bạn
bè.Ấn độ mới biết đến việc vui đón Giáng sinh ít năm trở lại đây. Đi sau nhưng
không hề thua kém, người dân Ấn Độ dành tình cảm rất nồng nàn cho dịp lễ tuyệt
vời này."Giáng sinh trong vòng năm năm gần đây hết sức nhộn nhịp và khác hẳn
những gì diễn ra trước đó. Người ta đổ xô đi mua quà, thiệp, nến, cây thông và
trang phục ông già Noel", anh Sanjeev Arora, Giám đốc Công ty bán lẻ Archies ở

Ấn Độ cho biết, "Trong đó, thanh niên là những người tham gia nhiệt tình
nhất".Người Công giáo tại đây không trang hoàng cây thông mà thay vào đó là...
cây xoài hoặc chuối để chào đón lễ Noel. Lá xoài thỉnh thoảng cũng được dùng
để trang trí nhà cửa trong dịp này. Ở một số nơi tại Ấn Độ, loại đèn dầu bằng đất
sét được dùng phổ biến trong mùa Giáng sinh. Chúng được treo ở mái hiên và
được treo rải rác trên tường nhà. Nhà thờ được trang trí bằng cây trạng nguyên
dưới ánh sáng lung linh của những ngọn nến suốt mùa lễ.
- Nhật Bản: Người theo đạo Thiên chúa sẽ trưng bày tại nhà mình một cây Noel
nhỏ có trang trí đồ chơi, búp bê, quạt giấy vàng, lồng đèn và chuông nhỏ. Ánh
nến lung linh trên các cành thông làm tỏa sáng cây Noel vào đêm Giáng sinh. Ở
xứ sở hoa Anh Đào, một trong những đồ trang trí phổ biến nhất trong lễ Giáng
sinh là các con thiên nga được xếp bằng giấy. Trong ngày Noel, Hoteiosho - một
trong những vị thần huyền thoại của Nhật - mang quà đến cho trẻ em. Bọn trẻ tin
rằng vị thần Hoteiosho có cặp mắt ở đằng sau gáy nên dễ dàng quan sát và đánh
giá hành vi của chúng. Những trẻ không ngoan sẽ không được tặng quà. Thói
quen mua bánh Giáng sinh làm sẵn cũng góp phần thúc đẩy nghề làm bánh ở
Nhật phát triển mạnh. Ngoài ra, bản nhạc Daiku, hay còn gọi là Số 9 vĩ đại vang
lên ở nhiều nơi trong suốt dịp Giáng sinh và năm mới. Đây cũng là thời điểm mà
người Nhật thỏa sức mua sắm. Họ xem đêm Noel là thời điểm thích hợp nhất
trong năm để mua kim cương và các món quà trang sức khác tặng người
yêu.Ngày lễ này ở xứ hoa Anh Đào có ý nghĩa với các cặp tình nhân nhiều
hơn.Tokyo Tower, điểm hò hẹn nổi tiếng ở thủ đô Nhật Bản, đã lên đèn từ nhiều
ngày nay và sẽ sáng cho đến hết Noel. Một số người tin rằng các đôi tình nhân
đứng dưới chân tháp mỗi khi đèn sáng lên sẽ nói những lời yêu bất tử.Khách sạn
Tokyo Prince Hotel Park Tower quảng cáo hai phòng suites được trang trí đặc biệt
dành cho đêm Noel với giá 2 triệu yên (tương đương 16,600 đô la) một đêm, bao
23


gồm cả ăn tối. Cả hai phòng đều được khách đặt cho đêm 24-12 từ trước đây một

tháng.
- Bruxelle: Nếu có dịp đến Bỉ vào tháng này, bạn có thể tới coi khu chợ Noel tại
Thuin, một khu chợ độc đáo, có nét giống chợ nổi của ta. Hàng chục các cửa hàng
rực rỡ ánh màu lung linh dội xuống bến cảng khiến không khí thật tưng bừng.
Những chiếc thuyền này chỉ hoạt động cho mùa chợ Noel. Mỗi năm lại có thêm
vài ba chiếc thuyền mới nhưng phong cách vẫn là ông già tuyết xuất hiện vui chơi
cùng con trẻ và chủ yếu bán các vật trang trí cho Noel. Còn đến với khu chợ Noel
Val-David thì bạn sẽ không thể nào làm ngơ trước những hương vị khác nhau.
Mùi kẹo, chocolale, thịt nướng, nước sốt, gia vị, mứt, trái cây khô, hàng thủ công
mỹ nghệ... hòa quyện lẫn nhau như muốn mang đến cho gia đình bạn một đêm
Noel tràn đầy ý nghĩa. Trẻ em đến đây có thể nhận từ tay ông già Noel nhiều thứ
quà vặt bắt mắt, thơm ngon...
- Italia: Ở Ý, những nhạc công sẽ chơi những bài hát truyền thống bằng nhạc cụ
Zampogna, một loại nhạc cụ giống như chiếc kèn túi, để chào mừng lễ Giáng
sinh. Bữa ăn tối vào đêm Noel sẽ không có thịt và có thể có lươn, mỳ spaghetti
với cá hay món Cardoni ( được chế biến từ hoa hướng dương với trứng ). Món
bánh kẹo Giáng sinh được ưa thích là kẹo Nuga hay còn gọi là kẹo Torrone và
bánh Pandoro có hình ngôi sao, bánh hoa quả Panettone đặc biệt. Bọn trẻ sẽ được
nhận quà trong lễ Hiển linh vào ngày 6 tháng giêng khi La Befana một bà phù
thuỷ tốt bụng vào nhà qua đường ống khói và nhét đầy những món quà thú vị vào
những chiếc tất hoặc là những viên than đá nếu chúng là những đứa trẻ chưa
ngoan. Merry Christmas bằng tiếng Ý: Buon natale. Đêm hôm sau lễ Noel, không
phải ông già Noel mà là bà lão mang tên Strega Buffana đến thăm và tặng quà
cho trẻ. Bọn trẻ tin rằng bà bay trên chiếc cán chổi và chỉ tặng quà cho trẻ ngoan,
còn trẻ không ngoan sẽ bị bà phạt nặng. Người Ý thường gửi tặng đậu khô cho
một số người bạn thân thiết của mình để họ nấu món súp đậu lăng. Đây là món
súp bình dân nhằm nhắc nhở mọi người nhớ về thuở hàn vi. Ăn món súp trên sẽ
giúp đem lại những điều tốt lành và thịnh vượng cho một năm mới.
- Và Việt Nam: Lễ Giáng sinh không còn dành riêng cho người Công giáo, nhưng
cho mọi người chung vui trong tình con Chúa.Ngay từ đầu tháng 12, các cửa

hàng ở thành phố lớn đã nhộn nhịp trang trí, tiếng nhạc mừng Giáng sinh vang
lên rộn rã. Thiệp giáng sinh bay đi khắp nơi, ông già Noel xuất hiện trên đường
phố....Thời tiết ở miền Nam ấm áp nên Thánh lễ đêm 24 đông người tham dự,
giới trẻ rủ nhau đi lễ và đi chơi. Nhiều người không theo đạo Công giáo cũng
24


được mời đến nhà thờ khắp nơi mừng Chúa Giáng sinh.Ngoài Bắc, nhà thờ chính
tòa Hà nội không còn chỗ chen chân. Trong Nam, nhà thờ chính tòa Sài gòn cũng
không đủ chỗ, thánh lễ phải cử hành tại đầu nhà thờ, trên đường Độc lập cũ, rất
trang nghiêm. Ngày trước năm 75, dù thời gian chiến tranh nhưng trên lý thuyết
hai bên Quốc-Cộng đều ngưng bắn để mừng lễ Giáng sinh.Người Việt Nam mừng
Giáng sinh như người Tây phương, sau khi dự thánh lễ, nhiều gia đình công giáo
Việt Nam vẫn giữ tục lệ ăn "Réveillon" vào lễ nửa đêm.
1.3.2. Quá trình du nhập của đạo Thiên Chúa vào Việt Nam
Đạo Công Giáo là tôn giáo có mặt ở Việt Nam gần 5 thế kỷ (1533 - 2010), có số
lượng tín đồ lớn thứ hai ở Việt Nam (sau Phật Giáo). Bài viết này xin được khái quát một
số nét cơ bản về đạo Công Giáo ở Việt Nam theo 4 giai đoạn sau:
- Đạo Công Giáo thời kỳ từ năm 1533 - 1884
Đạo Công Giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, do giáo sĩ Tây dương tên là In-nêkhu đến làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ, huyện Giao
Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay). Đạo Công Giáo vào Việt Nam trong bối cảnh tình hình
kinh tế, chính trị lâm vào giai đoạn khủng hoảng, nội chiến kéo dài giữa Nhà Trịnh – Nhà
Mạc, Nhà Trịnh – Nhà Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài. Về
kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, quan hệ giữa các vua, chúa Việt Nam và các nước
phương Tây như: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan chủ yếu là trao đổi hương liệu quý và
mua vũ khí phục vụ cuộc chiến tranh trong nước.
Trong giai đoạn này, Giáo hội Công Giáo hoàn vũ đang phát động công cuộc truyền
giáo vào châu Á và không ngừng gửi các thừa sai theo đoàn tàu buôn đến các nước ở
khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Sau giáo sĩ In-nê-khu là các
giáo sĩ thuộc dòng Đa Minh như: linh mục Gaspar Da Santa Cruz vào truyền giáo tại Hà

Tiên năm 1550; linh mục Luis de Fonseca và linh mục Grégeire de la Motte tại Quảng
Nam năm 1588... và thời gian này công cuộc truyền giáo mới ở mức thử nghiệm, thăm
dò.
Việc truyền giáo vào Việt Nam thực sự thu được kết quả từ năm 1615 với các thừa
sai dòng Tên như: Francesco Buzomi đến Cửa Hàn, Quảng Nam; Alexandre de Rhodes
đến Cửa Bạng, Thánh Hoá (1627). Tại những nơi đến, các thừa sai đã lập Hội Thầy giảng
để trợ giúp việc truyền giáo (thành viên của Hội là người Việt), phiên âm tiếng Việt bằng
mẫu tự La tinh để soạn thảo kinh dạy giáo dân. Nhờ những kinh nghiệm thích nghi văn
hóa của các thừa sai truyền giáo tại Trung Hoa, Nhật Bản, khi đến Việt Nam truyền giáo
các thừa sai đã quan tâm đến việc học ngôn ngữ, tìm hiểu phong tục dân tộc Việt.
25


×