Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN Đưa UD CNTT vào giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.79 KB, 8 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIEM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. . Lí do chọn đề tài :
Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là nhu cầu của thời đại.
Vai trò tự học và sáng tạo ngày được đề cao trong giáo dục ngày nay. Do đó, ngành
giáo dục đang tập trung chấn chỉnh và xây dựng phương pháp dạy và học cho phù
hợp với tình hình mới nói chung và của tất cả giáo viên các cấp nói riêng. Cần đổi
mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của máy tính. Giáo dục với sự hỗ trợ của
máy tính đi từ truyền đạt tri thức sang khai thác tiềm năng nhằm đạt sự phát triển
đồng bộ các mặt. Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung
tâm, tăng cường tính tự học đã và đang phát triển mạnh mẽ tại nước ta và trên thế
giới. Bên cạnh đó, còn có nhu cầu nâng cao tính trực quan sinh động đối với các
môn học, đặt biệt là các môn học yêu cầu minh hoạ, trực quan nhiều hình vẽ, màu
sắc để hình thành khái niệm, kiến thức, kỹ năng cho học sinh …Cái gì đáp ứng
được nhu cầu nâng cao tính trực quan sinh động ? Đó chính là ỨNG DỤNG CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .
Thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu như
không có các ứng dụng của Công nghệ thông tin bởi Công nghệ thông tin đã thâm
nhập vào tất cả các lĩnh vực, tất cả các đối tượng với những hiệu quả mà Công nghệ
thông tin đã mang lại, đặc biệt là trong giáo dục. Cụ thể là tất cả các đối tượng có
thể giao tiếp trao đổi với nhau ở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Việc thường xuyên sử
dụng Công nghệ thông tin trang bị cho người sử dụng kỹ năng tiếp cận, xử lý thông
tin, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
Việc truy cập Internet cũng tạo cho CBQL, GV niềm say mê, hứng thú trong
học tập và giảng dạy, thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập.
Giáo viên có thể chủ động, liên kết nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng trong một
bài giảng có sử dụng công nghệ.
Ngoài ra, công nghệ giúp chúng ta có thể thực hiện nhiều công việc cùng
lúc, có khả năng chuyển sự chú ý một cách nhanh chóng, thời gian đáp ứng nhanh,
luôn thực hiện kết nối, thúc đẩy quá trình làm việc nhóm, nghe nhìn và tư duy.


Cấp bậc tiểu học là cấp học đi từ trực quan để hình thành khái niệm, kiến
thức, kỹ năng cho các em , thì việc sử dụng CNTT vào giảng dạy vô cùng cần thiết
, hữu ích và thích hợp .
2. Thực trạng :
a/ Năm học 2008- 2009 là năm Bộ GD&ĐT phát động là năm học ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo
dục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, của nghành giáo dục,
sự ủng hộ của giáo viên, học sinh và nhân dân đã có sự phát triển mạnh mẽ, rộng
lớn nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng, chưa có chiều sâu và chưa mang
lại hiệu quả đúng với vai trò của nó.
- Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn
hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc
khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền,
áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa
người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng
như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình
vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các
phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này
làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó
làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể
phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa
được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc,
nhiều khi lạm dụng nó.
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng,
chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ
chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các
phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương
tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên

chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều
sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công
tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại
ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công
sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả
Thời gian gần đây, phong trào thi đua soạn bài giảng điện tử để đổi mới
cách dạy và học đã được nhiều CBGV hưởng ứng tích cực. Đây được coi là
con đường ngắn nhất để đi đến đích của chất lượng dạy học trong các nhà
trường, tuy nhiên để CBGV đi trên con đường ấy có không ít chuyện đáng
bàn…
- Trong các năm học tới phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa và đó cũng là yêu cầu cấp
thiết của đổi mới trong nghành giáo dục, trong công tác quản lý và dạy
học ở trường phổ thông
b/ Hưởng ứng phong trào ứng dụng CNTT,trường đã vận dụng CNTT
trong công tác quản lý và giảng dạy. Tuy nhiên Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ cho dạy học, các thiết bị phục vụ cho việc dạy tin học và ứng dụng CNTT của
trương thuộc vào diện khó khăn của tỉnh nhà.( Trường đã có 10 máy nhưng đã cũ
và hỏng hóc thường xuyên ) Đa số giáo viên trình độ tin học còn thấp, kỹ năng sử
dụng máy vi tính còn nhiều hạn chế. Do đó có một số hạn chế và gặp khó khăn
trong việc ứng dụng CNTT .Mặc dù vậy đội ngũ GV trường chúng đã nỗ lực hết
mình ,vượt qua nhưng khó khăn trước mắt ,cùng nhau học hỏi và thiết kế những bài
giảng với công nghệ mới giúp cho các em được tiếp cận bài giảng sinh động cùa
CNTT và có những kết quả đáng khích lệ
PHẦN II : GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
a/ Để từng bước đưa chất lượng giáo dục của nhà trường nhất là ở các trường
tiểu học , rút ngắn chênh lệch giữa các trường ở miền núi, đồng bằng, thành phố, có
nhiều việc phải làm trong đó các giải pháp cơ bản là xây dựng đội ngũ, đầu tư trang

thiết bị và đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học.. Cụ thể là :
- Trang bị Các phương tiện, thiết bị (máy vi tính , chiếu ….) phục vụ cho
việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector, … và hướng
dẫn sử dụng nên triển khai rộng khắp và hiệu quả . Hiện nay có rất nhiều trường
tiểu học chưa có máy vi tính ,hoặc đã có nhưng số lượng máy ít và đã cũ thường
xuyên hòng hóc ..Nhất là các trường vùng núi ,vùng sâu vùng xa .. thì việc tiếp cận
với CNTT còn rất hạn chế .,và điều đó đồng nghĩa với việc thừa hưởng nền giáo
dục hiện đại không đồng đều của học sinh giữa các các vùng miền . Vì vậy , việc
quan tâm hỗ trơ về phương tiện ,thiết bị cũng như mở rông mạng internet đến các
trường trên là vấn đề cấp bách của các cấp lãnh đạo ,cũng như các tổ chức xã hội .
- Quan tâm về khả năng trình độ công nghệ thông tin của giáo viên trong nhà
trường là vô cùng quan trọng.Tổ chức và tạo điều kiện tập huấn về kĩ năng sử dụng
vi tính như word, powerpoint , tập huấn về công nghệ thông tin, phần mềm Flash....
cho giáo viên, để hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử của giáo viên có hiệu quả
cao.
-Trong tất cả các trường cần đẩy mạnh và khuyến khích , động viên giáo viên
nhà trường tham gia vào công tác giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy và học ở tất cả các bộ môn trong chương trình .Khi ứng dụng CNTT vào thiết kế
bài giảng, giáo viên cần đảm bảo các nguyên tắc chung, các quy trình thiết kế bài giảng có
ứng dụng CNTT sao cho có hiệu quả.
* Dạy học với CNTT đòi hỏi người giáo viên phải biết định hướng, điều khiển quá
trình học tập, giúp học sinh tự mình lĩnh hội tối đa kiến thức. Vì vậy giáo viên cần phải
tích cực bồi dưỡng kiến thức tin học, sẵn sàng đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng
dụng CNTT vào dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn.
* Các nguyên tắc chung của một bài giảng có ứng dụng CNTT.
- Đảm bảo tính khoa học sư phạm và khoa học tin học
- Đảm bảo tính hiệu quả
- Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng
- Đảm bảo các nguyên tắc SP trong quá trình dạy học
- Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức bài giảng

- Câ
̀
n căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của bài học, xác định trọng tâm bài
và căn cứ trình độ nhận thức của học sinh cùng các điều kiên hiện có để thiết kế bài giảng
- Đa dạng hóa kiến thức (mô hình hóa kiến thức…)
- Ứng dụng CNTT theo quan điểm dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm
b/ Để từng bước đưa chất lượng giáo dục của nhà trường, rút ngắn chênh lệch so với
các trường trong huyện, cũng như các trường ở huyện đồng bằng, thành phố
Nhà trường đã ứng dụng CNTT trong quản lý cán bộ, giáo viên, học sinh,
sắp xếp thời khóa biểu, làm phổ cập , quản lý nhân sự, quản lý tài chính...
Đẩy mạnh công tác thông tin giữa các đơn vị qua email.

×