Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Sự kiện gạc ma năm 1988 qua sự phản ánh cả báo chí, tạp chí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.29 KB, 71 trang )

MỤC LỤC
Trang

1


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.
Trong thời gian gần đây, vấn đề Biển Đông, đặc biệt là tranh chấp về
chủ quyền đối với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tên tiếng Anh là
Spratly Islands) giữa các quốc gia ven Biển Đông đang ngày càng căng
thẳng, gây nên nhiều lo ngại không chỉ trong khu vực mà còn đối với cộng
đồng quốc tế. Việt Nam với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, mọi hoạt động
hàng hải, kinh tế, quân sự, du lịch biển đều diễn ra trên Biển Đông. Hơn nữa
với vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên phong phú, Biển Đông đóng vai
trò vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc phòng và nền kinh tế của Việt
Nam. Các quốc gia ven Biển Đông

khác như Trung Quốc, Malaysia,

Philippin, Brunei, Indonesia cũng đều hiểu rằng, giành được quyền kiểm
soát trên Biển Đông cũng tức là có được ưu thế rất lớn cả về kinh tế và
chính trị, trong hiện tại và cả tương lai. Đặc biệt là quốc gia với chủ nghĩa
“bá quyền” như Trung Quốc chưa bao giờ nguôi ý định giành quyền kiểm
soát tại Biển Đông, gây tranh chấp tại khu vực Biển Đông bằng nhiều các
hình thức từ đấu tranh ngoại giao đến vũ lực từ rất sớm và cho đến thời điểm
hiện tại vẫn chưa có nhiều hy vọng được giải quyết.
Một trong những những tranh chấp bằng vũ lực tiêu biểu, để lại hậu quả
hết sức to lớn, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Biển đảo của Việt Nam


tại đây chính là “Sự kiện Gạc Ma năm 1988”. Từ khi sự kiện này diễn ra cho
đến nhiều năm trở lại đây vì nhiều lí do: tính lích sử, tính chính trị, tính dân
tộc, tính quốc tế... khác nhau mà vấn đề này chưa được đề cập tới nhiều. Chỉ
đến vài năm trở lại đây với sự kiện “Giàn khoan HD 981” và hàng loạt các
sự kiện sau đó khiến vấn đề Biển Đông trở nên nóng lên, nên sự kiện này
mới quay trở lại được quan tâm nhưng thực tế nguồn tài liệu, các nghiên cứu
của Việt Nam về vấn đề tranh chấp này còn nhiều hạn chế.
Hiện tại Trung Quốc đang tích cực tiến hành xây dựng đảo nhân tạo tại
Gạc Ma cùng với đó có rất nhiều những luồng dư luận từ Trung Quốc và
2


nhiều nhà nghiên cứu lịch sử thế giới thậm chí cả trong nước đang hiểu sai
lệch về sự kiện năm 1988 này. Để nhìn nhận một cách thấu đáo các vấn đề
xung quanh “Sự kiện Gạc Ma năm 1988” cần xem xét dư luận Việt Nam
trong năm 1988 ghi nhận về sự kiện này, để nhìn nhận một cách cập nhật,
khách quan nhất về vấn đề.
Tuy nhiên trong quá trình đi tìm hiểu và tiếp cận tác giả nhận thấy chưa
có một nghiên cứu nào tập hợp, thống kê lại phản ánh của dự luận Việt Nam
đương thời về sự kiện Gạc Ma năm 1988 để thấy được thái độ và quan điểm
của Việt Nam với sự kiện này.
Vì những lý do đó mà tác giả đã lựa chọn đề tài “Sự kiện Gạc Ma năm
1988 qua sự phản ánh cả báo chí, tạp chí Việt Nam” để nghiên cứu, hoàn
thành Khóa luận Tốt nghiệp.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Biển Đông có một tầm quan trọng đáng kể, tranh chấp tại Hoàng Sa,
Trường Sa vẫn chưa ngã ngũ, nên đã được nhiều người quan tâm nghiên
cứu, trong cũng như ngoài nước. Hàng trăm công trình nghiên cứu trên các

lĩnh vực đã công bố. Có thể kể ra một số công trình như:
“ Địa lý tự nhiên Biển Đông” của Nguyễn Văn Âu, 1999, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, trình bày và phân tích vị trí địa lí, tiềm năng từ đó thấy
được tầm quan trọng cũng như lợi ích của Biển Đông.
Cuốn “Hoàng Sa, quần đảo Việt Nam” 90 trang của Văn Trọng là đúc
kết cô đọng và chú trọng về phần tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc
thêm một số hình ảnh, như bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo
Hoàng Sa chụp năm 1938, trên quần đảo Trường Sa chụp năm 1961.
Gần đây có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về Hoàng
Sa, Trường Sa đã và đang được tiến hành. Trong đó có đề tài như “Hợp đồng
nghiên cứu khoa học về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa”, mã số BĐHĐ 01 – 01 do Tiến sĩ Nguyễn Quang
Ngọc (ĐHQG Hà Nội) chủ trì đã báo cáo tổng kết ngày 30/4/1995 và Hội
3


thảo quốc gia “Luận cứ khoa học lịch sử, địa lý và pháp lý chủ quyền Việt
Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” tại Hà Nội ngày 18/1/1996
cùng một số kết quả được tiếp tục công bố trong những năm sau đó.
Như thế, các nhà nghiên cứu Việt Nam thật sự đã quan tâm và càng ngày
càng đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Hoàng Sa và Trường Sa.
Các nhà nghiên cứu Phương Tây cũng ngày càng quan tâm hơn về vấn
đề Hoàng Sa và Trường Sa. Pierre Bernard LaFont viết phần “Les Archipels
Paracels et Spratley” trong cuốn “Confit de frontières en mer de Chine
Méridionale”, xuất bản năm 1989. Đăc biệt cuốn “La souveraineté sur les
Archipels Paracels et Spratley” của bà M.C. Gendreau, Chủ tịch Hội Luật
gia Châu Âu là một công trình khoa học có quan điểm khách quan cho rằng
Việt Nam là nước có đủ danh nghĩa thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
Trên mạng internet đã có hàng ngàn tài liệu nói đến quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa.
Các công trình cũng như bài viết vừa kể trên đây là những đóng góp to
lớn song chỉ mới đề cập rất khái quát về tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa
đặc biệt là sự kiện ở Gạc Ma năm 1988. Chưa có một nhà nghiên cứu nào
tìm hiểu cụ thể về sự kiện Gạc Ma năm 1988 được phản ánh như thế nào
qua báo chí và tạp chí Việt Nam đương thời. Vì vậy, từ thực tế đó đòi hỏi
phải có một công trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết về sự kiện tranh chấp ở
Gạc Ma 1988 thông qua việc tập hợp, nghiên cứu báo chí và tạp chí Việt
Nam năm 1988, để hiểu rõ bản chất của sự kiện từ đó có những hành động
và định hướng đúng đắn trong việc giải quyết xung đột tranh chấp tại Hoàng
Sa và Trường Sa.
3.

Mục đích, nhiệm vụ
* Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Sự kiện Gạc Ma năm 1988 qua sự
phản ánh của báo chí và tạp chí Việt Nam” là sưu tầm, tập hợp các bài
4


báo, tạp chí của Việt Nam năm 1988 đề cập tới sự kiện Gạc Ma năm 1988
nhằm phục dựng lại sự kiện và quan điểm của Việt Nam trước sự kiện đó.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:
-

Sưu tầm và tập hợp báo chí, tạp chí năm 1988 viết về sự kiện Gạc Ma năm

-


1988
Phục dựng lại sự kiện Gạc Ma thông qua báo chí và tạp chí năm 1988
Làm rõ quan điểm của Việt Nam đương thời trước sự kiện Gạc Ma năm
1988

4.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu báo chí, tạp chí của Việt Nam trong năm
1988 viết về Sự kiện tại Gạc Ma năm 1988 giữa Việt Nam và Trung Quốc.
*Phạm vi nghiên cứu:
-Thời gian: Các bài báo, các nghiên cứu trong tạp chí đề cập tới sự kiện
Gạc Ma viết trong năm 1988.
-Không gian: Báo chí, tạp chí nghiên cứu của Việt Nam

5.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
*Nguồn tư liệu nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác
nhau chủ yếu là báo chí của Việt Nam và một số nghiên cứu tạp chí Việt
Nam trong năm 1988 như: báo Quân Đội Nhân Dân, báo Sài Gòn giải
phóng, báo Lao Động, báo Nhân Dân, báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ, thông
tấn xã Việt Nam…
Một số các tạp chí: tạp chí Đông Nam Á, tạp chí Đông Bắc Á, tạp chí
Cộng sản, tạp chí nghiên cứu lịch sử…
*Phương pháp nghiên cứu:


5


Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là sử dụng phương pháp
sưu tầm và phương pháp lịch sử. Đây là hai phương pháp chung có tính
phương pháp luận trong ngành khoa học xã hội. Ngoài phương pháp chung,
công trình còn sử dụng phổ biến các phương pháp chuyên ngành khác như:
phương pháp phân tích, tổng hợp,… để từ đó rút ra những kết luận khoa
học.
6.

Đóng góp của đề tài
Tác giả mong muốn với việc sưu tầm các nguồn tư liệu lịch sử về sự
kiện Gạc Ma năm 1988 mà ở đây là báo chí và tạp chí đương thời sẽ phần
nào phục dựng lại sự kiện tranh chấp tại Trường Sa năm 1988 giữa Việt
Nam và Trung Quốc.

7.

Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của khóa luận được triển khai thành 2 chương:
Chương 1: Sự kiện Gạc Ma năm 1988
Chương 2: Sự phản ánh của báo chí, tạp chí Việt Nam về sự kiện
Gạc Ma 1988.

NỘI DUNG
6



CHƯƠNG 1: SỰ KIỆN GẠC MA NĂM 1988
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.1.1. Tình hình quốc tế
Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, toàn cầu hoá kinh tế trở thành xu
thế nổi bật và tất yếu chi phối thời đại; không ngoại trừ một quốc gia, dân
tộc nào, nếu muốn phát triển bắt buộc phải mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế
toàn cầu. Cùng với toàn cầu hoá kinh tế, cuộc cách mạng khoa học công
nghệ mới lần thứ 3 diễn ra với nhịp độ ngày càng mạnh mẽ, mà cốt lõi là
dựa trên việc ứng dụng các phát minh khoa học công nghệ, phát triển các
ngành công nghệ cao, như công nghệ truyền thông và tin học, công nghệ vật
liệu mới, công nghệ sinh học…
Tình hình này trước hết tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới. Chẳng
những các lực lượng sản xuất và cơ cấu kinh tế thế giới có nhiều thay đổi
theo hướng dựa vào tri thức và khoa học công nghệ. Mặt khác, nó làm thay
đổi các quan hệ kinh tế và quản lý kinh tế thế giới.
Trong các nước tư bản phát triển, sau các cuộc khủng khoảng cơ cấu và
dầu lửa năm 1973, từ đầu những năm 80, các nước đã tiến hành chính sách
điều chỉnh kinh tế giải quyết khủng hoảng trong nước, nền kinh tế của các
nước có những bước phục hồi so với giai đoạn trước. Từ đầu thập niên 80
thế kỷ XX, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa thúc
đẩy chủ nghĩa tư bản hiện đại chuyển sang giai đoạn độc quyền quốc tế (độc
quyền xuyên quốc gia), triệt để tận dụng ưu thế về thực lực mọi mặt nhằm
bành trướng thế lực trên quy mô toàn cầu với mục đích cố hữu là thu lợi
nhuận độc quyền cao. Mục tiêu của các nước lúc này thay đổi chính vì vậy
các nước tư bản không quan tâm và can thiệp sâu vào các vấn đề biên giới
và xung đột giữa các nước như giai đoạn đế quốc tranh giành thuộc địa nữa.
Liên Xô và các nước XHCN cho rằng quan hệ sản xuất XHCN không
chịu ảnh hưởng nên không kịp thời có những biện pháp đối phó. Kết quả là
nền kinh tế Liên Xô và các nước XHCN trong những năm 70 đặc biệt là đầu
7



những năm 80 của thế kỷ XX đã trở nên khủng hoảng trầm trọng. Năm 1985
Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ. Sau đó Liên Xô có những bước phát
triển nhất định nhưng còn chậm chạp và nhiều khó khăn, “nhịp độ phát triển
kinh tế ngày càng suy giảm, nhân dân các nước giảm sút lòng tin, nỗi bất
bình tăng lên với sự sa sút mọi mặt trong cuộc sống.” [Nguyễn Anh Thái
(2013), Lịch sử thế giới hiện đại, nxb Giáo dục Việt Nam; 458]. “Sản xuất
công nghiệp suy giảm, đặc biệt trong các ngành sản xuất điện, luyện kim,
chế tạo cơ khí. Sản xuất nông nghiệp cũng phát triển chậm một phần do thời
tiết không thuận lợi. Trong 3 năm 198601989, khối lượng nông phẩm của
hối SEV chỉ tăng có 1,6%, riêng năm 1989 là 1%” [Nguyễn Anh Thái
(2013), Lịch sử thế giới hiện đại, nxb Giáo dục Việt Nam; 458] . Mặc dù có
nhiều cố gắng để điều chỉnh sự phát triển kinh tế- xã hội, nhưng do “những
sai lầm chồng chất lâu ngày, cộng với khó khăn bế tắc của công cuộc cải tổ
ở Liên Xô” [Nguyễn Anh Thái (2013), Lịch sử thế giới hiện đại, nxb Giáo
dục Việt Nam; 458] khiến Liên Xô cùng các nước Đông Âu XHCN ngày
càng khủng hoảng trầm trọng và triệt để. Liên Xô còn thực hiện chính sách
không can thiệp, không thực hiện cam kết với các đông minh cũ của Liên
Xo (ngừng viện trợ cho Cu Ba, Việt Nam, Mông Cổ). Việt Nam mất đi một
chỗ dựa vô cùng to lớn về cả vật chất và tinh thần.
Trong thời kì “chiến tranh lạnh”, chia rẽ Trung- Xô là một cuộc xung
đột chính trị và ý thức hệ giữa cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên Bang
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, sự chia rẽ bắt đầu từ cuối thập niên
50phát triển dần thành xung đột biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc vào
tháng 4 và tháng 5 – 1962, lên đến đỉnh điểm là đổ máu giữa hai nước Xô Trung mùa xuân 1969. Từ đó hai bên đã coi nhau như thù địch. Sự chia rẽ
này diễn tiến theo nhiều cách khác nhau cho đến cuối thập niên 1980. Việc
này dẫn đến một sự chia rẽ song song trong phong trào cộng sản quốc tế dù
nó có thể có liên quan nhiều hơn đến các lợi ích quốc gia của Trung Quốc và
Liên Xô cũng như các tư tưởng cộng sản tương ứng của hai quốc gia. Nhưng

8


đến khi Goocbachop lên nắm chính quyền lãnh đạo Liên Xô năm 1985, ông
đã cố gắng hàn gắn quan hệ bình thường với Trung Quốc. Các lực lượng
quân sự Xô Viết dọc theo biên giới được giảm thiểu rất nhiều, các quan hệ
kinh tế bình thường đã được nối lại, và vấn đề biên giới dần được lãng quên.
Đây là một điều kiện thuận lợi cho những hành động tiếp theo của Trung
Quốc tại Trường Sa.
Từ nửa sau những năm 80, đặc biệt từ khi Goocbachop lên cầm quyền ở
Liên Xô, quan hệ Xô- Mĩ đã thực sự chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”,
để giải quyết các vấn đề tranh chấp: “Liên Xô và Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc
gặp gỡ cấp cao giữa Rigaan và Goocbachop, giữa Bus và Goocbachop; qua
đó nhiều văn kiện về hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, buôn bán, văn hóa và
khoa học- kĩ thuật được kí kết,… Cũng từ năm 1987, hai nước Mĩ và Liên
Xô đã thỏa thuận cùng giảm một bước quan trọng cuộc chạy đua vũ trang,
từng bước chấm dứt cục diện “chiến tranh lạnh”, cùng hợp tác với nhau
giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột quốc tế” [Nguyễn Anh Thái
(2013), Lịch sử thế giới hiện đại, nxb Giáo dục Việt Nam; 414]
Đặt trong bối cảnh thế giới mới có nhiều diễn tiến mới mẻ và phức tạp
đó khu vực Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều cơ hội cũng
như thách thức đòi hỏi các nước phải tỉnh táo, nhạy bén, sang suốt trong mọi
chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại sao cho phù hợp nhất.
1.1.2. Tình hình khu vực và Việt Nam
Những năm 80 của thế kỷ XX, sau khi các nước trong khu vực Châu Á:
Đông Nam Á và Đông Bắc Á giải phóng, các nước đang phát triển ở Đông
Bắc Á và Đông Nam Á cũng thực hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực
phát triển năng động của thế giới. Các cải cách ở đây bao gồm cải cách cơ
cấu và xác định đúng chiến lược kinh tế để nâng cao sức cạnh tranh và phát
triển, mở cửa hội nhập và liên kết kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và thu

hút vốn đầu tư nước ngoài - coi đây là động lực phát triển kinh tế.
1.1.2.1. Trung Quốc
9


Trung Quốc thực hiện đường lối cải cách kinh tế- xã hội từ năm 1978.
Qua Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XII (9/1982) và đặc biệt là
Đại hội lần thứ XIII (10/1987), đường lối được nâng lên thành đường lối
chung của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Sau 10 năm cải cách, từ 1979
đến 1988, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ. “Mức tăng
trưởng bình quân hàng năm của tổng sản phẩm quốc dân là 9,6%, vượt mức
của thời kì 1953-1978 là 6,1%” [Nguyễn Anh Thái (2013), Lịch sử thế giới
hiện đại, nxb Giáo dục Việt Nam; 326] . Thu nhập thực tế bình quân đầu
người ở nông thôn đã tăng gấp đôi: “Thu nhập bình quân hàng năm của
nông dân tăng 11,8%, của dân thành phố tăng 6,5%” [Nguyễn Anh Thái
(2013), Lịch sử thế giới hiện đại, nxb Giáo dục Việt Nam; 326]. Ngành công
nghiệp đã đạt được thành tựu lớn đặc biệt ở các khu vực duyên hải
gần Hồng Kông và khu vực đối diện với eo biển Đài Loan, những nơi mà
vốn đầu tư nước ngoài đã giúp thúc đẩy sản lượng của cả hàng hóa nội địa
và hàng xuất khẩu. Trung Quốc đã trở thành một nước tự túc được về ngũ
cốc; các ngành công nghiệp ở nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông
nghiệp, giúp thu hút lực lượng lao động ở vùng quê. Lượng hàng tiêu dùng
và công nghiệp nhẹ đã tăng lên. Các cuộc cải cách đã được bắt đầu trong các
hệ thống tài chính công, tài chính, ngân hàng, định giá và lao động. “Năm
1988, tổng giá trị sản phẩm quốc dân đạt 1.401,5 tỉ đồng (nhân dân tệ), thu
nhập quốc dân là 1.177 tỉ đồng (so với năm 1949, tăng 20 lần), đứng hàng
thứ 8 trên thé giới” [Nguyễn Anh Thái (2013), Lịch sử thế giới hiện đại,
nxb Giáo dục Việt Nam; 326].
Sự phát triển, vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc là một nguy cơ hết
sức to lớn đối với các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam, bởi tham

vọng bành trướng của Trung Quốc chưa bao giờ dừng lại. Sự phát triển
mạnh mẽ này là cơ hội cũng là thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm thị trường mới,
khẳng định vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
1.1.2.2. Đông Nam Á
10


Sau khi trở thành những quốc gia độc lập, các nước Đông Nam Á bước
vào thời kì phát triển mới- thời kì xây dựng và phát triển đất nước,với những
bước đi khác nhau nhằm phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Vào những
năm 80 – 90 (thế kỉ XX), các nước Đông Dương đã chuyển từ nền kinh tế
tập trung sang nền kinh tế thị trường và đã đạt được một số thành công. Từ
năm 1986, Lào tiến hành đổi mới ; Campuchia tiến hành khôi phục kinh tế,
sản xuất công nghiệp tăng 7% (1995). Các nước Đông Nam Á khác như
Brunay có toàn bộ nguồn thu dựa vào dầu mỏ và khí tự nhiên và từ những
năm 80, chính phủ tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế. Mianma thi hành
chính sách “đóng cửa” nhưng đến năm 1988, chính phủ tiến hành cải cách
kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có nhiều khởi sắc… [Nguyễn Anh Thái
(2013), Lịch sử thế giới hiện đại, nxb Giáo dục Việt Nam; 346].
Các nước Đông Nam Á cũng bắt nhịp với xu thế liên kết khu vực trên
thế giới, nhằm hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực, 8/8/1967
ASEAN ra đời tại Bangkok (Thái Lan) với 5 thành viên (Indonexia,
Malayxia, Thai Lan, Singgapo, Philippin), đến năm 1984 Brunay tham
gia,trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Tuy nhiên do sự khác biệt về hệ
tư tưởng và quan điểm chính trị lúc này của các nước trong khu vực Đông
Nam Á nên lúc này ASEAN chỉ dừng lại ở ASEAN 6.
Trong khu vực Đông Nam Á cũng chứa đựng nhiều nguy cơ xung đột
bất ổn, trong đó vấn đề Campuchia. Trong giai đoạn này, nhiều nước trong
khu vực Đông Nam Á đã bị cuốn vào xung đột ở Campuchia, giữa lực lượng
Khomer đỏ có sự hậu thuẫn của Trung Quốc với Cộng hòa nhân dân

Camphuchia, đặc biệt là Việt Nam. Những phản ứng từ của các ASEAN,
Trung Quốc và các nước phương Tây khác cho rằng Việt Nam xâm lược
Campuchia, họ tiến hành các hoạt động làm cho tình hình khu vực thêm
căng thẳng. Trong các cuộc hành quân càn quét lực lượng du kích, quân đội
Việt Nam đã tiến sát và thậm chí vượt qua biên giới Thái Lan để tấn công
các căn cứ Khmer Đỏ. Trong bối cảnh địa chính trị những năm 1980, Việt
11


Nam và Thái Lan là hai nước có hệ tư tưởng đối nghịch. Sau khi chế độ
Khmer đỏ rút khỏi Phnôm Pênh, Thái Lan không công nhận chính phủ Cộng
hòa Nhân dân Campuchia được Việt Nam hậu thuẫn và cùng với phần lớn
các nước trên thế giới vẫn công nhận Khmer đỏ là đại diện hợp pháp của
Campuchia. Đây là một trong những “cơn sốt” của khu vực lúc bấy giờ,
khiến mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á trở nên”nóng” hơn bao giờ
hết, một số nước ASEAN cô lập Việt Nam ở các diễn đàn, tổ chức quốc tế...
đây là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc có những hành động sau đó với
Việt Nam như Trung Quốc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam và đưa
quân vào Việt Nam gây nên cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc cùng
nhiều hành động khiêu khích khác.
1.1.2.3. Việt Nam
Sau sự kiện Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới
Việt Nam vào ngày 17/2/1979. Gần 10 năm xung đột biên giới kéo dài, Việt
Nam đã hao tổn không nhỏ nhân lực, vật lực. Hai cuộc chiến tranh biến giới
phía Bắc (1979) và biên giới phía Tây Nam (1978) lấy đi thêm nhiều tài lực,
vật lực của đất nước khiến cho nền kinh tế của Việt Nam đã khó khăn lại
càng thêm khó khăn. Hậu quả của nó là nền kinh tế lâm vào tình trạng
khủng hoảng toàn diện, “lạm phát tăng phi mã (774,7%) năm 1986”
[ ], nền công nghiệp lạc hậu, nông nghiệp đình đốn.
Bên cạnh đó, do những khuyết điểm chủ quan trên các lĩnh vực nhất là

việc chỉ đạo và thực hiện xây dựng kinh tế xã hội. Mô hình kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp bộc lộ nhiềukhuyết điểm yếu kém. Nền kinh tế đất nước
rơi vào tình trạng trì trệ, lạc hậu, khủng hoảng: Công nghiệp yếu kém, manh
mún thiếu rất nhiều ngành công nghiệp tiêu dùng... Nền nông nghiệp không
đủ chi dùng trong nước, phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu
dùng thường xuyên khiến cho cán cân xuất nhập khẩu luôn thâm hụt mất
cân đối, thu không đủ chi, dẫn đến phải đi vay từ nước ngoài. “Tính chung
12


trong năm 5 năm 1981 - 1985, nguồn vay từ nước ngoài chiếm 22,4% thu
ngân sách quốc gia. Số nợ nhiều như vậy nhưng bội chi ngân sách vẫn lớn


tăng

dần:

Năm

1980



1,8%,

năm

1985




36,6%”

[ Do bội chi nhiều như vậy nên Chính phủ buộc phải
phát hành thêm tiền mặt để bù đắp. Cùng với việc không cân đối được từ thu
và chi, do nguồn thu không có vì không có sản phẩm công nghiệp xuất khẩu.
Cộng vào đó là sai lầm về chính sách cải cách giá, lương, tiền đã làm cho
nền kinh tế rơi tự do không kiểm soát được dẫn đến xuất hiện siêu lạm phát
ở mức 774,7% (1986), kéo theo giá cả leo thang vô phương kiểm soát.
Đời sống nhân dân nhất là công nhân viên chức và lực lượng vũ trang
gặp nhiều khó khăn. Tiêu cực xã hội phát triển, công bằng bị vi phạm, pháp
luật kỷ cương xã hội không nghiêm minh, cán bộ tham nhũng lộng quyền,
bọn làm ăn phi pháp không bị trừng trị kịp thời và nghiêm khắc. Quần
chúng giảm lòng tin với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà
nước.
Những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ XX là khoảng thời gian khủng
hoảng trầm trọng đối với Việt Nam vì phải đối diện với nhiều khó khăn thử
thách cả trong và ngoài nước: tiềm lực suy giảm, mất chỗ dựa từ phe Xã Hội
Chủ Nghĩa, bị bao vây cô lập, bị nhòm ngó xâm lược. Đâylà thách thức lớn
đối với Việt Nam, cũng là cơ hội để Trung Quốc chuẩn bị cho những ý đồ
của mình.
Hầu hết các đảo nổi chủ yếu của quần đảo Trường Sa đều đã do các lực
lượng Việt Nam đóng giữ, bảo vệ với tư cách những chủ nhân thật sự, ngoài
ra còn có sự chiếm đóng của Philippinnes, Malaysia trên một số đảo ở phía
Đông và Nam của quần đảo này.
Việt Nam đã tiếp quản các đảo nổi trong chiến dịch Hồ Chí Minh và tiếp
tục thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các đảo nổi, còn các đảo
chìm, bãi cạn, bãi đá phụ thuộc, lúc đó Việt Nam chỉ tiến hành bảo vệ, quản
13



lý bằng biện pháp quan sát, tuần tra định kỳ mà chưa có điều kiện xây dựng
các công trình như hiện nay. Hơn nữa, ngay cả việc tuần tra kiểm soát trong
điều kiện lúc bấy giờ cũng không phải lúc nào cũng thực hiện được…
Trước tình hình đó, trong tình thế hết sức khó khăn về nhiều mặt, Việt
Nam vẫn cố gắng tìm mọi cách xây dựng, củng cố các khu vực, các vị trí
của quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang quản lý, bằng việc đưa tàu vận
tải chở vật liệu xây dựng ra các đảo chìm, bãi đá theo một kế hoạch mang
tên CQ-88, bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm
đóng của quân Trung Quốc ra các đảo lân cận:
Ngày 26/1, xây dựng đá Tiên Nữ
Ngày 5/2 xây dựng Đá Lát
Ngày 6/2, xây dựng Đá Lớn.
Ngày 18/2, xây dựng Đá Đông.
Ngày 27/2, xây dựng Tốc Tan
Ngày 2/3, cắm chốt Núi Le...
14/3/1988 là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng
được tổ chức tại Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhân dân Việt Nam cùng
bạn bè Quốc Tế.
1.2. Tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với Việt Nam và
Trung Quốc
1.2.1. Giới thiệu quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 134 đảo, bãi đá, bãi ngầm có diện
tích từ 160 đến 180 nghìn km 2 . Nằm ở phía Đông Đông Nam bờ biển Nam
Trung Bộ trong giới hạn từ 6 0 30' vĩ Bắc đến 12 0 0' vĩ Bắc và từ 111 0 30'
đến 117 0 30' kinh độ Đông thuộc lãnh thổ nước CHXHCH Việt Nam. [Phụ
Lục 1, 2]
Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam Việt Nam,
phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippin, phía Nam

giáp biển Malaixia, Brunây và Inđônêxia. Từ trung tâm quần đảo Trường Sa
14


đến biển của Malaixia khoảng 250 hải lý, đến biển của Philippin khoảng 201
hải lý, đến biển của Brunây khoảng 320 hải lý, đến đảo Nam Hải khoảng
585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý; cách Cam Ranh khoảng
243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý.
Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3km2, được chia làm 8
cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm,
Bình Nguyên), đảo cao nhất là Song Tử Tây (khoảng 4 - 6m), đảo lớn nhất là
đảo Ba Bình (0,44 km2), sau đó là đảo Nam Yết (0,06 km 2). Khoảng cách giữa
các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ đảo Song Tử Đông đến Song Tử Tây
khoảng 1,5 hải lý, xa nhất Song Tử Tây (phía Bắc) đến An Bang (phía Nam)
khoảng 280 hải lý. [ />Trong hơn 100 đảo, bãi san hô có 23 đảo và bãi san hô nhô lên khỏi mặt
nước. Các đảo, bãi đá, bãi ngầm ở đây có dạng hình vành khăn hay elip. Do
tác động của điều kiện khí tượng thủy văn nên hình dạng của đảo nổi và các
bãi đá ngầm ở đây thường xuyên bị biến dạng.
Trên một số đảo có nước ngầm. Cơ chế hình thành các túi nước ngầm ở
đây giống như các đảo khác ven biển khác, nằm ở độ sâu từ 1,7 đến 2,5m
dưới mặt đảo ứng với tầng trên cùng của lớp san hô. Một số đảo lớn như đảo
Ba Bình, Trường Sa, Song Tử, Thị Tứ, Đảo Dừa có nước lợ tương đối nhiều
thuận tiện cho sinh hoạt.
Khí hậu vùng biển quần đảo Trường Sa khác biệt so với các vùng biển
ven bờ, mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn và có thể chia làm mùa mưa và
mùa khô. Lượng mưa lớn nhất với khoảng 2.575mm, có ngày mưa tới 198
mm, số ngày nắng là 270 ngày.
Một số hiện tượng thời tiết diễn ra cũng khác so với lục địa. Hàng năm ở
quần đảo Trường Sa có tới 131 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên phân phối
không đều giữa các tháng. Hiện tượng dông trên vùng biển Trường Sa rất

phổ biến, quanh năm tháng nào cũng có. Khí hậu khắc nghiệt nên các cây
15


trồng ở đây sinh trưởng rất khó khăn vì đất cằn cỗi, thiếu nước ngọt, gió
mạnh, hơi nước mặn.
1.2.2. Tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với Việt Nam
Cùng với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam có vị trí và giá
trị chiến lược cực kỳ quan trọng ở biển Đông. Hai quần đảo này cùng với
Bạch Long Vĩ, Cù Lao Thu, Côn Đảo, Thổ Chu… tạo thành tuyến án ngữ
vòng ngoài. Các đảo Cô Tô, Bái Tử Long, Hạ Long, Hòn Mê, Hòn Mát, Hòn
Ngư, Cồn Cỏ, Cù Lao Ré, Cù Lao Chàm, Hòn Khoai, Phú Quốc… tạo thành
tuyến án ngữ vòng trong.
Nếu Hoàng Sa là vị trí tiền tiêu chiến lược ở vùng biển Bắc Việt Nam,
án ngữ trực tiếp khu vực Đông Nam vịnh Bắc Bộ và từ đó có thể giám sát
một vùng rộng lớn ở Bắc biển Đông thì Trường Sa có vị trí tiền tiêu án ngữ
toàn bộ vùng biển Nam Việt Nam, kiểm soát một vùng rộng lớn ở phía Đông
và Nam biển Đông.
Xét về địa thế chiến lược, hai quần đảo này nằm ở vị trí liên quan tới lợi
ích của nhiều cường quốc hàng hải ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Nga,
Ấn Độ… Nếu nước nào khống chế được vị trí đó thì cũng có nghĩa họ đã
khống chế được toàn bộ tuyến đường hàng hải qua khu vực này.
Vị trí của Gạc Ma là một vị trí rất quan trọng đối với quốc phòng, quân
sự. Nếu có một căn cứ quân sự được xây dựng trên đảo Gạc Ma nó sẽ khống
chế toàn bộ mọi hoạt động quân sự trong toàn khu vực đảo Trường Sa của
Việt Nam.Việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự hiện đại trên đảo Gạc
Ma ẩn chứa đại họa, đe dọa hòa bình và an ninh không chỉ ở biển Đông mà
trên toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mặt khác, về địa chiến lược, Trường Sa nói chung và Gạc Ma nói riêng
có vị trí hết sức đắc địa. Gạc Ma là nút thắt của cả cụm đảo Sinh Tồn và

cụm đảo phía Bắc (Song Tử); nằm án ngữ trên các tuyến hải trình ra Trường
Sa, và đi qua khu vực biển Đông, rất gần với bờ biển Việt Nam (chỉ khoảng
250 km về phía Đông) Nếu để hải quân Trung Quốc chiếm giữ cụm Gạc Ma,
16


Len Đao, Cô Lin thì họ sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các
căn cứ tại quần đảo Trường Sa. Khống chế được đường tiếp tế sẽ cắt đứt sự
chiếm đóng, trấn giữ, làm chủ của ta trên các đảo và bãi đá thuộc quần đảo
Trường Sa.[Phụ lục 1]
Về giao thông, quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế, nối
liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương… đây là tuyến
đường huyết mạch có lưu lượng tấp nập vào hạng thứ 2 trên thế giới sau Địa
Trung Hải.
Về quân sự, quần đảo Trường Sa là lá chắn quan trọng bảo vệ vùng biển
và giải bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bảo vệ sườn phía Đông Nam của
Tổ quốc. Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo thành một hệ thống
cứ điểm tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm của tàu
thuyền nước ngoài. Vì thế từ lâu, quần đảo Trường Sa được các nhà quân sự,
khoa học, chính trị đánh giá cao. Nhiều nhà quân sự thế giới cho rằng ai làm
chủ Trường Sa sẽ làm chủ Biển Đông
Về kinh tế, trên vùng biển quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản
quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Nếu được khai thác chế biến tốt sẽ mang lại
nguồn lợi lớn cho nhân dân và là hàng hóa xuất khẩu.
Với vị trí ở giữa Biển Đông, quần đảo Trường Sa có thế mạnh về dịch
vụ hàng hải, đánh bắt hải sản, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với
quý khách trong và ngoài nước.
Trong một vài thập kỷ tới với tốc độ phát triển cao của các nước trong khu
vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua biển Đông sẽ tăng gấp 2, 3 lần hiện
nay. Vùng biển Việt Nam nói chung sẽ trở thành cầu nối thương mại quốc tế và

mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.2.3. Tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với Trung Quốc
Bàn về tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với Trung Quốc,
PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới
Quốc gia khẳng định trên Tạp chí Nghiên cứu phát triển (số 3): "Biển Đông:
17


Con đường huyết mạch của hàng hải thương mại quốc tế, nguồn vận chuyển
dầu lửa cung cấp cho nền kinh tế hàng đầu thế giới. Biển Đông nơi nối liền
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Đông Nam Á và Nam Á, các khu vực
kinh tế sôi động trên thế giới. Biển Đông có vai trò quan trọng trong cuộc
tranh chấp cân bằng quyền lực giữa một nước Mỹ đang mất dần vai trò siêu
cường duy nhất và một nước Trung Hoa đang trỗi dậy". [PGS.TS Nguyễn
Hồng Thao (3/2013), , Tạp chí nghiên cứu và phát triển, số 3]
Trung bình mỗi ngày có từ 250 đến 300 tàu thuyền các loại đi qua biển
Đông trong đó có 15 đến 20 % tàu trọng tải lớn trên 30 nghìn tấn. Vậy nếu
như Trung Quốc coi tuyến hàng hải trên Biển Đông như là “đường sinh
mạng” của mình thì eo biển Malacca chính là tử huyệt. Khi eo biền Malacca
bị phong tỏa thì tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương, Trung Đông qua Biển
Đông bị tê liệt. Vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ giữa eo biển Malacca và
quần đảo Trường Sa.
Trước hết, muốn khống chế tuyến hàng hải thì phải bảo đảm 2 điều kiện
là ngăn chặn được đối phương và bảo vệ được mình.
Trung Quốc với các căn cứ quân sự trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa
thì có thể ngăn chặn được tuyến hàng hải qua Biển Đông đến Nhật Bản và
Đông Bắc Á nếu một cuộc đối đầu với liên minh quân sự của Mỹ xảy ra.
Nhưng khi đó đối phương cũng sẽ không ngồi nhìn mà sẽ phong tỏa eo biển
Malacca. Lối vào Biển Đông bị bịt kín không phải bởi Trung Quốc mà bởi
Mỹ-Singapo-Malaysia sẽ khiến Trung Quốc vô cùng khó khăn. Trong khi

đó, hiện tại, Trung Quốc không có khả năng để khống chế eo biển Malacca,
vì vậy, không làm chủ được eo biển Malacca mà Trung Quốc có được quần
đảo Trường Sa và những căn cứ quân sự trên đó thì sẽ có ý nghĩa về chủ
quyền mà vai trò quân sự đáng kể.
Như vậy việc Trung Quốc quyết tâm, bất chấp tất cả, bỏ ra bao nhiêu
tiền của, công sức, uy tín quốc tế bị lên án, để xâm phạm trái phép quần đảo
Trường Sa, bồi lấp những đảo đã chiếm được của Việt Nam thành những căn
18


cứ quân sự…không phải để phục vụ cho mục tiêu nhỏ, ngắn hạn trên Biển
Đông. Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa
nhằm tiến tới loại bỏ eo biển Malacca, không phụ thuộc vào nó.
Như vậy từ tham vọng xâm lược độc chiếm Hoàng Sa và đặc biệt
Trường Sa, Trung Quốc đã đặt những bước chân của mình lên từng hòn đảo,
bãi đá của quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã triển khai chiến dịch “đặt
chân” này ngay từ đầu năm 1988, đồng thời với một loạt các động thái trên
phương diện thông tin tuyên truyền, ngoại giao, pháp lý… diễn ra trước,
trong và sau chiến dịch này nhằm biện minh cho hành động xâm chiếm bằng
vũ lực của họ… Cụ thể là:
Ngày 31/1/1988, họ đã chiếm đá Chữ Thập
Ngày 18/2, chiếm đá Châu Viên
Ngày 26/2/1988, chiếm đá Gaven
Ngày 28/2, chiếm đá Tư Nghia (Huy gơ)
Ngày 23/3 chiếm đá Xu bi…
Tiếp đó, Trung Quốc cho hải quân đánh chiếm Đá Gạc Ma, Cô Lin và
Len Đao nhưng mới chỉ chiếm được Gạc Ma, ta vẫn giữ vững Cô Lin và
Len Đao, góp phần hóa giải và làm chậm âm mưu của kẻ thù.
1.3. Diễn biến và kết quả của sự kiện Gạc Mà năm 1988
1.3.1. Quá trình chuẩn bị

Về phía Trung Quốc
Trong chiến dịch này, Trung Quốc đã huy động một liên đội tàu chiến
gồm 9 đến 12 tàu chiến. Trong đó có 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên
lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM. Ngoài ra, có tàu
đo đạc, tàu kéo... và 1 Pông - Tông lớn.
Về phía Việt Nam
Trong khi đó, Tư lệnh Hải quân Việt Nam chỉ có 3 tàu vận tải, chủ yếu
lực lượng Công binh Hải quân ra làm nhiệm vụ xây dựng đảo, đá với 2 phân
đội công binh gồm 70 người và 4 tổ chiến đấu. Các tàu vận tải của Việt Nam
19


gồm HQ – 604 (ra xây dựng Gạc Ma), HQ – 505 (ra canh giữ Cô Lin), HQ –
605 (ra xây dựng Len Đao), đều là những tàu không trang bị vũ khí, ngoại
trừ những khẩu AK của các chiến sỹ công binh để tự vệ khi cần thiết.
Nhìn chung về tương quan so sánh lực lượng giữa hai bên là chênh lệch
vô cùng lớn.
1.3.2. Diễn biến
Sau nhiều hành động khiêu khích của Trung Quốc, lúc 19 giờ ngày 11
tháng 3, tàu HQ-604 rời cảng ra đá Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong
chiến dịch CQ-88 ("Chủ Quyền 88").
Ngày 12 tháng 3, tàu HQ-605 thuộc Lữ 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh
Sơn chỉ huy được lệnh từ đá Đông đến đóng giữ đá Len Đao trước 6 giờ
ngày 14 tháng 3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ
ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Việt Nam trên đá san hô này.
Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đá Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13
tháng 3, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ-505 của
thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô
Lin. Phối hợp với hai tàu 505 và 604 có hai phân đội công binh (70 người)
thuộc trung đoàn công binh 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn

146 do Trần Đức Thông Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và bốn chiến sĩ đo đạc
của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu). Sau khi hai
tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc
từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m.
17 giờ ngày 13 tháng 3, tàu Trung Quốc áp sát tàu 604 và dùng loa gọi
sang. Bị uy hiếp, hai tàu 604 và 505 kiên trì neo giữ quanh đá. Còn chiến
hạm của Trung Quốc cùng một hộ vệ hạm, hai h ải vận hạm thay nhau cơ
động, chạy quanh đá Gạc Ma.
Trước tình hình căng thẳng do hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h
ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam chỉ thị cho Trần Đức
Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đá Gạc
20


Ma, Cô Lin. Tiếp đó Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho lực lượng công binh
khẩn trương dùng xuồng chuyển vật liệu xây dựng lên đá ngay trong đêm
ngày 13 tháng 3. Thực hiện mệnh lệnh, tàu 604 cùng lực lượng công binh
trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đá Gạc Ma, tiếp đó lực lượng của Lữ đoàn
146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam và triển khai bốn tổ bảo vệ đá.
Lúc này, Trung Quốc điều thêm hai hộ vệ hạm trang bị pháo 100 mm
đến hỗ trợ lực lượng đã đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi đá Gạc
Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định: Trung Quốc có thể dùng vũ lực can
thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo
phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.
Ngày 14 tháng 3, chiến sự diễn ra tại khu vực các đá Gạc Ma, Cô Lin,
và Len Đao.
Đá Gạc Ma
Sáng ngày 14 tháng 3, từ tàu HQ 604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trần
Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, phát hiện thấy bốn chiếc tàu lớn của
Trung Quốc đang tiến lại gần. Tổ 3 người gồm thiếu úy Trần Văn Phương và

hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đá bảo vệ lá cờ
Việt Nam đang cắm trên bãi. Thiếu tá Trần Đức Thông gọi các đơn vị thức
dậy để ăn sáng và chuyển vũ khí dưới hầm tàu lên lau chùi để chuẩn bị chiến
đấu nếu Trung Quốc nổ súng trước.
Phía Trung Quốc cử hai xuồng chở 8 lính có vũ khí lao thẳng về phía đá.
Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về bảo vệ
bãi để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên. Tổ cắm
cờ và giữ cờ Việt Nam gồm 5 người và khoảng 20 chiến sĩ công binh.
6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và 50 quân đổ bộ lên
đá giật cờ Việt Nam. Tổ cắm cờ phía Việt Nam chủ yếu là lính công binh với
nhiệm vụ xây dựng đảo nên chỉ có 2 khẩu AK-47, còn lại trang bị dụng cụ
xây dựng như xà beng, cuốc xẻng nhưng vẫn cố gắng bảo vệ cờ trước lính
Trung Quốc. Hai bên giằng co với nhau bằng tay không một hồi. Sau đó sĩ
21


quan Trung Quốc (cầm súng lục) nổ súng bắn chỉ thiên nhưng không có tác
dụng, phía Trung Quốc bắt đầu hành động mạnh tay hơn.
Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn
Phương bị bắn tử thương, trước khi chết ông đã hô: "Thà hi sinh chứ không
chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân
chủng Hải quân".
Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đá, lúc 7 giờ 30 phút, tốp
lính Trung Quốc rút về tàu rồi dùng hai chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu
604, làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho xuồng đổ bộ xông về
phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy quân trên tàu sử dụng
các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt khiến nhiều lính
Trung Quốc thương vong, buộc đối phương phải bỏ xuồng nhảy xuống biển
bơi trở về tàu.
Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa

thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo,
tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Lữ đoàn
phó Trần Đức Thông, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ cùng một số thủy thủ trên
tàu đã hi sinh cùng tàu 604 ở khu vực đá Gạc Ma.
Khi trời sáng rõ quân Trung Quốc rút khỏi đảo Gạc Ma. Lúc này Trung
sĩ Lê Hữu Thảo và một số người còn lành lặn bơi ngược lại đảo tìm xác
đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ-505
đến nơi đưa các chiến sĩ về tàu. Khi tàu về đến đảo Sinh Tồn, Binh nhất
Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và đã qua khỏi. Đến
trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma nhưng tàu Trung
Quốc đã đi khỏi.
Đá Cô Lin
Tại đá Cô Lin, 6h, tàu HQ-505 của Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đá.
Khi thấy tàu 604 của Việt Nam bị chìm, thuyền trưởng tàu 505 Vũ Huy Lễ
ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 đang lên bãi, 2 tàu của
22


Trung Quốc quay sang tiến công tàu HQ-505. Khi tàu HQ-505 trườn lên
được hai phần ba thân tàu lên đá thì bốc cháy.
8h15, thủy thủ tàu 505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ
đá, và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu 604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma ngay
gần đó (Cô Lin cách Gạc Ma khoảng 3,5 hải lí).
Đá Len Đao
Ở hướng đá Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, Hải quân Trung
Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu 605 bị bốc
cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo
Sinh Tồn.
Thượng úy Nguyễn Văn Chương và trung úy Nguyễn Sĩ Minh tổ chức
đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên đá Cô

Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư, cùng các
thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức một tay bám thành
xuồng một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến đá Cô Lin.
1.3.3. Kết quả
Thiệt hại của Việt Nam bao gồm 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 người hi
sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích.
Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 64
người vẫn mất tích và được xem là đã hi sinh. Nhờ hành động dũng cảm của
thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505, tàu Việt Nam nằm trên đá
Cô Lin và giữ được bãi đá ngầm này.
Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ ngày 16 tháng 3 năm 1988 và vẫn giữ
cho đến nay.
1.4. Nhận xét
1988 được coi là năm đỉnh điểm khó khăn của Việt Nam khi cuộc khủng
hoảng kinh tế trong nước ngày càng trầm trọng. Liên Xô là nước ủng hộ
Việt Nam cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn, cải tổ chậm chạp. Mỹ cùng
các nước Tư Bản Phương Tây bận rộn thực hiện các kế hoạch kinh tế, cải
23


cách khôi phục đất nước sau quá trình khủng hoảng trầm trọng trước đó.
Mối quan hệ chồng chéo phức tạp trong quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam,
Trung quốc, Liên Xô và Mĩ khiến cho Trung Quốc ngày càng ngông cuồng
trong các hành động của mình tại khu vực.
Do vấn đề ở Campuchia gây ra những hiểu lầm không đáng có ở
ASEAN, sự khác biệt về nhận thức hệ khiến ASEAN gặp nhiều bất đồng
trong quan hệ hợp tác, sự cô lập của các một số nước ASEAN đối với Việt
Nam là thách thức và khó khăn vô cùng lớn đối với Việt Nam lúc bấy giờ.
Lợi dụng tình hình đó, Trung Quốc đã thực hiện nhiều hành động khiêu
khích ở biển Đông bằng hàng loạt các hành động vào cuối năm 1987, đầu

năm 1988 tại các bãi đá, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Ngăn không
cho tàu cá Việt Nam khai thác ở vùng biển này. Nghiêm trọng hơn, đầu năm
1988 Trung Quốc ra tay đánh chiếm bãi đá Gạc Ma, bắn chìm tàu vận tải,
giết hại 64 chiến sĩ Việt Nam làm nhiệm vụ xây dựng đảo và tuyên bố
Trường Sa là của Trung Quốc. Đây là những hành động xâm phạm nghiêm
trọng chủ quyền Việt Nam, thể hiện tham vọng bành trướng “bá quyền” của
Trung Quốc, đe dọa đến chủ quyền Việt Nam nói riêng và khu vực nói
chung. Hành động này đã gây một tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận Việt
Nam cũng như quốc tế lúc bấy giờ.
Dư luận Việt Nam năm 1988 đã quan tâm, nhận thức và tái hiện “sự kiện
Gạc Ma” như thế nào, vai trò của dư luận Việt Nam trong cuộc chiến tranh
bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng sẽ được làm rõ ở Chương 2.

24


CHƯƠNG 2: SỰ PHẢN ÁNH CỦA BÁO CHÍ, TẠP CHÍ VIỆT NAM
VỀ SỰ KIỆN GẠC MA 1988
Đầu năm 1988 Trung Quốc đã cho tàu chiến cùng với lính của mình tiến
vào khu vực Trường Sa dùng vũ lực tấn công lực lượng quân đội Việt Nam
đang làm nhiệm vụ xây dựng đảo chìm ở Trường Sa, cụ thể là Gạc Ma.
Trung Quốc đơn phương sử dụng vũ lực đối với lực lượng này. Đây là hành
vi sai trái và ngang ngược của Trung Quốc.
Từ thực tế nghiên cứu về chủ quyền biển đảo, Nhà nước Việt Nam luôn
theo sát, phản ứng tức thời với bất kỳ hành động xâm phạm chủ quyền của
Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngay từ khi sự kiện này
vừa diễn ra trên các mặt báo đã xuất hiện các bài viết, các tin tức cập nhận
hàng ngày về diễn biến ở Trường Sa và hành động giữa Việt Nam, Trung
Quốc và thái độ của Quốc tế. Không những thế, cập nhật nhanh vấn đề thời
sự của Việt Nam và khu vực, các nhà nghiên cứu lịch sử đã có những hành

động của mình trên các tạp chí lịch sử, các bài viết về biển Đông, Hoàng Sa,
Trường Sa cô đọng, súc tích, chất lượng đã xuất hiện.
2.1. Báo Việt Nam năm 1988
Sự kiện tranh chấp tại Gạc Ma đã gây một làn sóng lạnh mẽ trong dư
luận Việt Nam mà trong giai đoạn đó thể hiện tiêu biểu trên hai tờ báo chính
thống của Việt Nam lúc bấy giờ: Báo Nhân Dân- Cơ quan Trung Ương của
Đảng Cộng Sản Việt Nam được coi là “tiếng nói của Đảng, nhà nước và
nhân dân Việt Nam”, là một trong hai cơ quan ngôn luận chủ chốt của đảng
Cộng sản Việt Nam, Báo Lao Động- Cơ quan Trung Ương của Tổng Công
Đoàn Việt Nam, hay là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, ngoài ra còn có các tờ báo khác như: báo Quân Đội Nhân Dân là
cơ quan của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam, là
tiếng nói của lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam., báo Sài Gòn Giải
Phóng là nhật báo lớn của Việt Nam, trực thuộc Đảng bộ Đảng Cộng sản
Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh,…. Đây là những tờ báo lâu đời nhất và
25


×