Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thành phố phủ lý, tỉnh hà nam;giai đoạn 2020 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.57 KB, 105 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Phan Thị Hảo
MSSV: DC00202757
Hiện đang là sinh viên lớp ĐH2CM3 – Khoa Môi trường – Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Với đề tài: “Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thành phố Phủ
Lý, tỉnh Hà Nam;giai đoạn 2020-2030”, tôi xin cam đoan: Đây là công trình
nghiên cứu của bản thân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Đoàn Thị
Oanh và ThS. Vũ Kim Hạnh. Các số liệu, tài liệu trong đồ án được thu thập một
cách trung thực và có cơ sở.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Hảo


LỜI CẢM ƠN
Đề tài : “Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thành phố Phủ Lý
tỉnh Hà Nam; giai đoạn 2020-2030” được hoàn thành tại Trường Đại học Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu, ngoài sự nỗ lực, phấn
đấu của bản thân, em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo,
cô giáo và bạn bè.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Đoàn Thị Oanh – Khoa Môi Trường,
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và ThS. Vũ Kim Hạnh đã tận
tình hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo khoa, các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, dạy bảo em trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến bạn bè đã có những ý kiến đóng góp cho em
hoàn chỉnh đề tài.


Cuối cùng, em xin cảm ơn tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình,
bố mẹ luôn động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Hảo


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG................................................................................................1
21.............................................................................................................................. 1
Bảng 3.1: Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn đối với từng loại đô thị 21................1
Bảng 3.2 Thành phần chất thải rắn thu gom tại thành phố Phủ Lý 21...............1
Bảng 1 : Phương án không phân loại tại nguồn 30...............................................1
Bảng 3.3.1: Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt xử lý theo phương án 1
38............................................................................................................................... 1
Bảng 3.3.2 : Thông số máy thổi khí 45...................................................................1
Bảng 3.3.3:Lượng khí phát sinh ra ở bãi chôn lấp 58...........................................1
Bảng 3.3.4: Thành phần và tính chất nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp mới và các
bãi chôn lấp trên 10 năm 64....................................................................................1
Bảng 3.3.5 Tiêu chuẩn nước sau xử lý phải đạt 64................................................1
Bảng 3.3.6 : Dự báo khối lượng chất thải sinh hoạt theo phương án 2 67...........1
Bảng 3.4 : Tổng thể tích khí sinh trong các năm của toàn lượng chất thải đem
chôn năm thứ 10 77.................................................................................................1
Bảng 5.1: Định giá chi phí vận chuyển CTR bằng thùng đựng 81.......................1
Bảng 5.2: Định giá chi phí vận chuyển CTR bằng xe đẩy tay 82.........................1
Bảng 5.4: Cơ cấu nhân sự của nhà máy sản xuất phân compost 84....................1
Bảng 5.5: Chi phí đầu tư xây dựng và thiết bị cho BCL phương án 1 84...........1

Bảng 5.6: Công nhân vận hành khu chôn lấp phương án 1 85............................1
Bảng 5.8: Chi phí đầu tư xây dựng và thiết bị cho BCL phương án 2 88...........1
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................2
Hình 2.1. Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Phủ Lý phương
án 1 – không phân loại tại nguồn. 14......................................................................2
Hình 2.2. Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Phủ Lý phương
án 2 – Chất thải rắn được phân loại tại nguồn 15.................................................2
Hình 2b: Cân điện tử cân xe tải TS04 40...............................................................2
Hình 3.1: Tiết diện đứng gồm 2 hình thang của ô chôn lấp 54.............................2


Hình 3.2 :Mô hình tam giác tính toán lượng khí sinh ra đối với CHC PHSH
nhanh. 56.................................................................................................................. 2
Hình 3.3 :Mô hình tam giác tính toán lượng khí sinh ra đối với CHC PHSH
chậm 57....................................................................................................................2
Hình 3.4:Mô hình tam giác tính toán lượng khí sinh ra đối với CHC PHSH
chậm 76....................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.Đặt vấn đề.................................................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...............................................................................................2
3.Tóm tắt các nội dung nghiên cứu............................................................................................2

Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu lý thuyết hoạt động, thu thập số liệu,
các công thức và mô hình dựa trên các tài liệu có sẵn và từ thực tế....................3
Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng,
thủy văn, kinh tế xã hội của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.............................3
Phương pháp tính toán: Dựa vào các tài liệu và thông tin thu thập được để tính
toán tốc độ phát sinh chất thải rắn của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến
năm 2030..................................................................................................................3
Phương pháp kế thừa: kế thừa các thiết kế sáng tạo có hiệu quả cao trong vận

hàng và quản lý........................................................................................................3
Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Tham vấn lấy ý kiến chuyên gia về
các thiết kế mới, thiết kế đặc thù với địa phương.................................................3
Phương pháp đồ họa : Sử dụng công nghệ thông tin để mô phỏng các ý tưởng
thiết kế (AutoCAD)..................................................................................................3


DANH MỤC BẢNG
................................................................................................................................. 21
Bảng 3.1: Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn đối với từng loại đô thị...................21
Bảng 3.2 Thành phần chất thải rắn thu gom tại thành phố Phủ Lý..................21
Bảng 1 : Phương án không phân loại tại nguồn..................................................30
Bảng 3.3.1: Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt xử lý theo phương án 1
................................................................................................................................. 38
Bảng 3.3.2 : Thông số máy thổi khí......................................................................45
Bảng 3.3.3:Lượng khí phát sinh ra ở bãi chôn lấp..............................................58
Bảng 3.3.4: Thành phần và tính chất nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp mới và các
bãi chôn lấp trên 10 năm.......................................................................................64
Bảng 3.3.5 Tiêu chuẩn nước sau xử lý phải đạt...................................................64
Bảng 3.3.6 : Dự báo khối lượng chất thải sinh hoạt theo phương án 2..............67
Bảng 3.4 : Tổng thể tích khí sinh trong các năm của toàn lượng chất thải đem
chôn năm thứ 10....................................................................................................77
Bảng 5.1: Định giá chi phí vận chuyển CTR bằng thùng đựng..........................81
Bảng 5.2: Định giá chi phí vận chuyển CTR bằng xe đẩy tay............................82
Bảng 5.4: Cơ cấu nhân sự của nhà máy sản xuất phân compost.......................84
Bảng 5.5: Chi phí đầu tư xây dựng và thiết bị cho BCL phương án 1..............84
Bảng 5.6: Công nhân vận hành khu chôn lấp phương án 1...............................85
Bảng 5.8: Chi phí đầu tư xây dựng và thiết bị cho BCL phương án 2..............88



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Phủ Lý phương
án 1 – không phân loại tại nguồn..........................................................................14
Hình 2.2. Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Phủ Lý phương
án 2 – Chất thải rắn được phân loại tại nguồn....................................................15
Hình 2b: Cân điện tử cân xe tải TS04..................................................................40
Hình 3.1: Tiết diện đứng gồm 2 hình thang của ô chôn lấp................................54
Hình 3.2 :Mô hình tam giác tính toán lượng khí sinh ra đối với CHC PHSH
nhanh...................................................................................................................... 56
Hình 3.3 :Mô hình tam giác tính toán lượng khí sinh ra đối với CHC PHSH
chậm....................................................................................................................... 57
Hình 3.4:Mô hình tam giác tính toán lượng khí sinh ra đối với CHC PHSH
chậm....................................................................................................................... 76


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCL
BTNMT
BXD
CN
CTNH
CTR
CTRSH
PCCC
PHSH

THPT
TNHH
UBND
VSV


Bãi chôn lấp
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Bộ Xây Dựng
Công nghiệp
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Phòng cháy chữa cháy
Phân hủy sinh học
Quyết định
Trung học phổ thông
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy Ban Nhân Dân
Vi sinh vật


LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa trên phạm vi
cả nước đang gia tăng mạnh mẽ. Nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, các vấn đề môi trường ngày một
gia tăng, do đó chúng ta ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các thách thức môi
trường. Chất thải rắn đang là vấn đề gây bức xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến
môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng và mỹ quan đô thị.
Thành phố Phủ Lý nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội về
phía Bắc 58 km là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá, xã hội của tỉnh Hà Nam,
có vị trí trí giao thông quan trọng về phía Nam vùng thủ đô Hà Nội. Đặc biệt Phủ
Lý có nhiều tiềm năng điều kiện thuận lợi cho với cảnh quan sông núi độc đáo có
thể phát triển một đô thị sinh thái, và loại hình dịch vụ du lịch độc đáo. Đồng thời

cũng có nhiều điều kiện hình thành các khu cụm công nghiệp đặc biệt là các lĩnh
vực sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến, lắp ráp, cơ khí nông nghiệp,....
Bên cạnh của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa tại thành phố Phủ Lý
diễn ra rất mạnh mẽ, dân số thành thị gia tăng đồng nghĩa với việc lượng rác thải ra
môi trường ngày càng lớn.
Việc quản lý thu gom chất thải rắn hiện nay do công ty môi trường đô thị đảm
nhiệm, tuy nhiên do lực lượng và phương tiện còn thiếu nên lượng chất thải rắn còn
tồn đọng nhiều. Hơn nữa hiện tại Thành phố chưa có một bãi xử lý chất thải rắn hợp
vệ sinh do đó gây ra ô nhiễm tại các khu vực đổ chất thải rắn tạm thời.
Chất thải rắn chưa được phân loại tại khâu thu gom. Chất thải rắn công nghiệp độc
hại, chất thải y tế chưa được xử lý riêng.
Việc xử lý triệt để rác thải sinh hoạt ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam hiện
còn nhiều bất cập do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của nhiều người dân còn yếu
không theo quy định, gây khó khăn cho việc vệ sinh đô thị hằng ngày. Điều đáng lo
ngại là nhiều cơ quan, doanh nghiệp, hộ dân vẫn còn tùy tiện đổ rác hoặc xả nước
thải chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định ra các hồ trên địa bàn, gây ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị.
1


Nhận thức được mức độ cấp thiết của vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị nói
chung và thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam nói riêng. Đồng thời nhận thấy những hạn chế,
bất cập trong hệ thống quản lý CTR của thành phố, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: ”Quy
hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; giai đoạn
2020 - 2030”, nhằm giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu, kết hợp với tài liệu sẵn có trong các
nghiên cứu gần đây, đồ án tập trung giải quyết mục tiêu chính:
- Xây dựng được hệ thống xử lý CTR (Khu chôn lấp hợp vệ sinh, khu ủ phân
compost, khu xử lý nước rỉ rác, khu lò đốt,…) và hoạch toán kinh tế cho thành phố

Phủ Lý - tỉnh Hà Nam phù hợp với giai đoạn phát triển 2020-2030.
- Nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đã được
Nhà nước phê duyệt phục vụ cho công tác đầu tư dự án và làm căn cứ quản lý xây
dựng đô thị. Đồ án quy hoạch cơ sở hạ tầng chung thành phố Phủ Lý sẽ xác định
phương hướng nhiệm vụ xây dựng thị xã, phát triển không gian đô thị, tạo lập môi
trường sống thích hợp trước mắt và lâu dài, bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên,
đảm bảo an ninh quốc phòng với phát triển kinh tế
3. Tóm tắt các nội dung nghiên cứu
- Thu thập những số liệu có sẵn về hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam: dân số, tốc độ phát sinh chất thải rắn, nguồn phát
sinh chất thải rắn, hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn, công nghệ xử lý
chất thải rắn.
- Tính toán dự báo tốc độ phát sinh dân số và tải lượng chất thải rắn của thành
phố đến năm 2030, đưa ra các giải pháp quản lý để lựa chọn phương án tối ưu cho
hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố hướng
đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Đề xuất công nghệ thích hợp để thu gom, khu liên hợp xử lý trên địa bàn của
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Tính toán thiết kế, hoạch toán quy hoạch các công trình xử lý CTR

2


4. Đề xuất phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật phân tích đo đạc, phương pháp
xử lý số liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu lý thuyết hoạt động, thu thập số liệu,
các công thức và mô hình dựa trên các tài liệu có sẵn và từ thực tế.
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng,
thủy văn, kinh tế xã hội của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Phương pháp tính toán: Dựa vào các tài liệu và thông tin thu thập được để tính

toán tốc độ phát sinh chất thải rắn của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030.
- Phương pháp kế thừa: kế thừa các thiết kế sáng tạo có hiệu quả cao trong vận
hàng và quản lý.
- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Tham vấn lấy ý kiến chuyên gia
về các thiết kế mới, thiết kế đặc thù với địa phương.
- Phương pháp đồ họa : Sử dụng công nghệ thông tin để mô phỏng các ý
tưởng thiết kế (AutoCAD).

3


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030
1.1 Tổng quan về quy hoạch phát triển thành phố đến năm 2030
1.1.1Điệu kiện tự nhiên [8]
a. Vị trí
Thị xã Phủ Lý nằm ở ngã 3 sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu và có đường QL I,
đường QL 21, đường sắt Bắc Nam chạy qua cách Thủ đô Hà nội 55Km về phía Nam.
b. Địa hình
Thành phố Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng ven sông, địa hình bị chia cắt bởi
các sông và khu vực thấp trũng - Hướng dốc chung của địa hình thị xã từ Tây sang
Đông - Có các đặc trưng địa hình khu vực như sau:
-

Khu vực thị xã cũ ở phía Đông sông Đáy và khu đô thị mới ở phía Tây sông

-

Đáy nền địa hình đã được tôn đắp có cao độ 3,0m÷6,8m.
Khu vực dân cư ở khu vực Phù Vân Bắc sông Đáy và Bắc sông Châu nền


-

cũng đã được tôn đắp cao độ 3,0 ÷4,5m
Các khu vực ruộng lúa, ruộng màu có cao độ 1,8÷2,2m
Khu vực các ao trũng, đầm lầy có cao độ từ 0,8m đến + 0,4m, bao gồm các
khu trũng Bắc sông Châu, Đông sông Đáy, hệ thống ao hồ ruộng trũng nối
liền nhau, thường xuyên bị ngập nước

c. Thủy văn:
Thành phố nằm ở ngã 3 sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu được bao bọc bởi
hệ thống đê bảo vệ.
d. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ - Mang
đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội [8]
a. Dân số
Theo niên giám thống kê năm 2013 của Phủ Lý, tính đến năm 2013: Dân số
toàn thành phố là 137.449 người, trong đó dân số nội thị là 70.9448 người (chiếm
51,6% dân số toàn Thị xã). Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn thành phố là 2,67%,
trong đó tăng tự nhiên là 1,08%, tăng cơ học là 1,59%. Tỷ lệ tăng dân số nội thị
năm 2013 là 2,6%, trong đó: tăng tự nhiên là 1,08%, tăng cơ học 1,5%.
b. Lao động
4


-

Dân số trong tuổi lao động khu vực Nội thị năm 2013 khoảng : 88.6546


-

người chiếm 64,5% dân số toàn Thị xã.
Tổng lao động cần bố trí việc làm là 66.49095 người, chiếm 75% số lao
động trong độ tuổi.

c.

Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố là 87.9 ha. Hiện trạng đất xây dựng
đô thị có một số đặc điểm sau:

-

Đất các đơn vị ở: Tổng diện tích đất các đơn vị ở là 102,1 ha, chủ yếu tập
trung ở phường Minh Khai, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, Trần Hưng

-

Đạo, Quang Trung, Lê Hồng Phong.
Đất cây xanh, TDTT đô thị quá thiếu: tổng diện tích 9,64 ha, bình quân 2,6

-

m2/người (theo quy chuẩn là 10 -15 m2/người);
Tỷ lệ đất giao thông đô thị thấp, chỉ chiếm 14,4% đất xây dựng đô thị,
Diện tích đất nghĩa địa còn tồn tại trong đô thị 7 ha
Đất an ninh quốc phòng trong đô thị có diện tích 15,1 ha,
Quỹ đất còn có thể tận dụng khai thác xây dựng đô thị trong Nội thị khoảng
300 ha (trong đó: đất bằng chưa sử dụng khoảng 8 ha và đất nông nghiệp

khoảng 290 ha).

1.1.3 Cơ sở kinh tế kỹ thuật
Phủ Lý là đầu mối giao thông quan trọng (QL 1A, QL21, đường sắt quốc gia,
đường sông) phía nam vùng Hà nội. Đây là yếu tố thuận lợi trong việc quan hệ giao
lưu với các khu vực trong vùng đồng bằng sông hồng, đặc biệt với thủ đô Hà nội là
trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của cả nước.
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội Phủ Lý đến 2013, nền kinh tế của
Thị xã trong giai đoạn 1996 – 2000 đạt mức tăng trưởng bình quân 11,2%, trong đó
công nghiệp tăng khoảng 16%/năm, dịch vụ tăng 20%/năm và nông nghiệp tăng
khoảng 4%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt 4 triệu đồng tăng gấp 1,5
lần so với năm 1996.
a. Thương mại dịch vụ
Khu vực kinh tế dịch vụ (bao gồm thương mại, du lịch và dịch vụ sản xuất và
phi sản xuất) giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Thị xã Phủ Lý.
5


Khối ngành dịch vụ gần đây phất triển mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong
cơ cấu GDP của Thị xã: 52,5% năm 2013, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
20%/năm
b.

Công nghiệp, TTCN
Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp, TTCN và xây dựng trong GDP của Thị

xã tăng dần và đạt 33,4% năm 2013.
Những năm gần đây, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần
của Nhà nước và chủ trương của Thị xã về phát triển kinh tế trên địa bàn, sản xuất
công nghiệp và TTCN ở Phủ Lý phát triển nhanh và đa dạng.

Tổng diện tích đất công nghiệp, TTCN, của Thị xã hiện nay là 12ha nằm rải
rác trong Nội thị. Số lượng lao động được thu hút vào ngành công nghiệp - xây
dựng của Thị xã hiện nay là 4.910 người.
c. Các ngành thuỷ sản - nông - lâm
Tỷ trọng của các ngành thuỷ sản - nông -lâm trong tổng GDP của Thị xã giảm
dần xuống và năm 2013 còn 14,4%.
Sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành có nhiều kinh nghiệm trong đổi mới
giống cây trồng vật nuôi và áp dụng nhiều kỹ thuật tiến tiến trong canh tác. Cơ cấu
sản xuất nông nghiệp chuyển đổi theo hướng tăng cây thực phẩm, cây ăn quả và
tăng tỷ trọng chăn nuôi là những ngành tạo hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp
phần thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.
1.1.4 Hạ tầng xã hội
a. Nhà ở
Trong những năm gần đây, điều kiện về nhà ở của người dân Thị xã đã được
cải thiện rất nhiều, có khả năng đạt mức trung bình khoảng 8 – 10 m2/người.

6


b. Công trình công cộng
1. Công trình y tế
Thành phố Phủ Lý có một hệ thống y tế khá hoàn chỉnh, gồm 1 bệnh viện tỉnh,
1 trung tâm y tế Thị xã, 5 trung tâm y tế chuyên khoa và 6 trạm y tế phường phục
vụ cho khám và chữa bệnh do tỉnh và thành phố quản lý. Ngoài ra còn có hơn 10
trạm y tế của các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn thành phố và một số cơ sở y
tế tư nhân hoạt động.
2. Công trình thể dục thể thao
Hệ thống các sân tập, nhà văn hoá thể thao ở thành phố Phủ Lý hiện nay không
nhiều, chủ yếu tập trung ở khu vực Nội thị, còn vùng ven và nông thôn chưa có.
3. Công trình văn hoá - thông tin

Thành phố Phủ Lý có 1 nhà thư viện thành phố, thư viện của các ngành và
trường học, 1 Bảo tang thành phố và một số câu lạc bộ.
4. Công trình dịch vụ thương mại
- Mạng lưới nhà hàng, khách sạn: Hệ thống nhà hàng, khách sạn tại thành
phố còn ít và cơ sở vật chất chưa được nâng cao.
- Về mạng lưới chợ trên địa bàn: Thành phố Phủ Lý hiện có 3 chợ chính và
các chợ nhỏ nằm rải rác trong các khu dân cư.
- Cơ sở vật chất của ngành thương mại dịch vụ còn thiếu thốn, chưa được
quan tâm đầu tư đúng mức. Hiện nay chưa có cơ sở thương mại dịch vụ nào mang
tính chất quy mô lớn, hiện đại như các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ
triển lãm, các siêu thị .....
- Mạng lưới tổ chức các chợ trên địa bàn còn phân tán, quy mô chưa đáp ứng
để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu cho người mua.

7


5. Công trình giáo dục
Theo niên giám thống kê năm 2013 của tỉnh Hà Nam thành phố Phủ Lý có:
Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

Số trường

20


11

10

4

Số lớp

313

225

124

83

Số học sinh

8403

7290

4464

3396

Nhìn chung cơ sở vật chất của ngành giáo dục thị xã Phủ Lý tương đối tốt,
các phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố , nhóm nhà trẻ mẫu giáo
có tổng giá trị đồ dùng, đồ chơi khoảng 500 triệu đồng. Tổng giá trị thiết bị, đồ

dùng dậy học và các loại sách dùng cho giáo viên khối tiểu học và THCS
khoảng 525 triệu đồng.
Thành phố Phủ Lý có 1 trường đại học Công nghiệp (cơ sở 2), 1 cao đẳng
Sư phạm, 1 trường Chính trị và 4 trường trung học chuyên nghiệp, ngoài ra còn
có một số cơ sở dạy nghề tư nhân, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm
dạy nghề của các tổ chức xã hội.
Hiện trạng các cơ sở đào tạo dạy nghề quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất trang
thiết bị giảng dạy còn thiếu thốn.
1.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Phủ Lý [8]
1.2.1 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt
a. Khối lượng thành phần CTR
- Dân số : 137.449 người (Theo niên giám thống kê năm 2013)
- Thành phần :

8


STT

Thành phần

% Khối lượng

I

Rác hữu cơ

60.62%

1


Rác thực phẩm rau quả

12.23

2

Cỏ, cây , lá

42.28

3

Gỗ

0.38

4

Giấy, bìa cát tong

2.1

5

Vải sợi

3.2

II


Rác vô cơ

39,38%

1

Kim loại
Các thành phần khác: Thủy tính,

0.06

2
3

gốm, sứ, gạch vỡ
Nhựa

18.23
21.09

(Nguồn: Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Hà Nam)
b. Tình hình thu gom vận chuyển CTR
- Tỉ lệ thu gom đạt 80%, chủ yếu là thu gom ở nội thị và một số xã lân cận.
- Số chuyến thu gom trong một ngày : 15 – 20 chuyến xe cuốn ép có dung tích
8 m3. Tức là hiện nay thành phố có khoảng 5 xe 8 m 3 ( 1 xe phục vụ 2
chuyến trong 1 ca)
- Giờ thu gom :
+ Sáng : 6h30 – 8h30.
+ Chiều : 15h30 – 20h00.

( Nguồn: Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Hà Nam)
- Việc thu gom CTR được hợp đồng với công ty Công trình đô thị thành phố
Phủ lý.
- Biện pháp xử lý : Chôn lấp hợp vệ sinh.
- Các công trình thu gom, vận chuyển CTR:
- Cơ quan quản lý CTR : Công ty Công trình đô thị thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam.

9


- Công trình xử lý CTR:

Bãi chôn lấp CTR Thung Hấm

Địa điểm : xã Thanh Sơn - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam.

Diện tích : 10 ha.

Đã đóng cửa vào tháng 7/2008

Bãi chôn lấp Thung Đám Gai

Cách trung tâm thành phố Phủ Lý khoảng 10km.

Địa điểm : xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam

Diện tích : 18 ha, diện tích khu xử lý 12.3 ha, công suất 160 tấn/ngày.
Nhận xét: Chất thải rắn của Thành phố Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam chủ yếu là chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư (chiếm 35%), và chất thải rắn tái chế
(15%). Vì vậy tiềm năng khai thác chất thải rắn chủ yếu là:

• Sản xuất phân Compost.
• Công nghiệp tái chế.
Tuy nhiên, chất thải rắn vật liệu xây dựng chiếm (32 %) vẫn chưa được thu
gom triệt để.
1.2.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn công nghiệp , làng nghề
a. Khối lượng và thành phần chất thải rắn
Toàn thành phố hiện có 40 làng nghề, trong đó có 16 làng nghề truyền thống
và 24 làng nghề mới. Huyện nào cũng có làng nghề, trong đó ít nhất là huyện Kim
Bảng có 3 làng nghề, nhiều nhất là huyện Thanh Liêm có tới 15 làng nghề. Các làng
nghề truyền thống có số hộ chuyên nghề lớn đang duy trì tốt việc sản xuất và ngày
càng phát triển. Hầu hết các làng nghề đều phát triển tự phát, cơ sở vật chất nghèo
nàn, mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất trong làng nghề chật chội, máy móc
thiết bị lạc hậu; các loại chất thải phát sinh kể cả CTR, nước thải, khí thải đều
không được xử lý gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại các làng nghề
Trên địa bàn thành phố Phủ Lý có 1120 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp nằm rải rác trong khu dân cư. Hiện thành phố Phủ Lý đang có
2 khu công nghiệp tập trung: Khu công nghiệp Châu Sơn và Cụm công nghiệp
Thanh Châu.
-

Thành phần của CTRCN :
Thành phần

Phần trăm

Khối lượng

Chất thải rắn sinh hoạt

5,8%


1,36 tấn/ngày.đêm

Chất thải rắn tái chế

30%

7,05 tấn/ngày.đêm

10


Chất thải rắn công

64,2%

15,1 tấn/ngày.đêm

nghiệp nguy hại
(Nguồn: Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Hà Nam)
b. Tình hình thu gom vận chuyển CTRCN:
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt trong các cơ sở công nghiệp:
Đều hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom và xử lý (Tỉ lệ đạt 100%).
Biện pháp xử lý chôn lấp.
- Đối với chất thải rắn công nghiệp:
Có một số cơ sở tự thu gom hoặc hợp đồng với công ty môi trường đô thị.
Biện pháp : Tái sử dụng hoặc chôn lấp tại bãi chôn lấp của thành phố.
- Việc thu gom CTR công nghiệp trong nội bộ nhà máy, xí nghiệp đều do tổ
vệ sinh của nhà máy xí nghiệp đảm nhiệm.
- Thiết bị thu gom vận chuyển còn thiếu và thô sơ, hầu như là không có hệ

thống chứa rác đạt yêu cầu.
- Lực lượng thu gom còn yếu, rác chưa được phân loại tại nguồn.
- Hiện tại CTR công nghiệp sau khi được thu gom, vận chuyển tới bãi chôn
lấp và đổ chung với CTR sinh hoạt phát sinh trong khu dân cư.
1.2.3

Hiện trạng quản lý CTR y tế

a. Khối lượng và thành phần chất thải rắn
Tổng lượng CTR y tế : 0,44 tấn/ngày.
( Nguồn : Sở y tế Hà Nam )
 Chất thải lâm sàng, bông gạc : 45%.
 Mô bệnh phẩm : 20%.
 Sinh bệnh phẩm : 10%.
 Xi lanh, kim tiêm : 20%.
 Dược phẩm : 5%.
 Chất thải hoá học : lọ đựng nước tiểu, hoá chất nuôi cấy tế bào...
 Chất thải phóng xạ.
 Các bình chứa áp suất.
 CTR sinh hoạt
- Số giường bệnh : 1100 giường.
- Chỉ tiêu phát sinh 0,88 kg/giường/ngày.đêm.
- CTR y tế nguy hại : 0,14 kg/giường/ngày.đêm tương đương khoảng 70
kg/ngày.đêm.
( Nguồn :Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Hà Nam;
/>b. Tình hình thu gom vận chuyển và xử lý
11


-


Bệnh viện đã tiến hành phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh;
Bệnh viện đã trang bị tương đối đầu đủ các phương tiện, dụng cụ lưu chứa

-

chất thải rắn y tế;
Bệnh viện đã quy định nơi lưu giữ rác thải chung của bệnh viện, một số

-

viện đã xây dựng nhà chứa rác có mái che theo đúng quy định
Chất thải rắn lâm sàng tại các khoa, phòng hàng ngày được vận chuyển về

-

nơi tập trung theo quy định của bệnh viện để tiêu hủy.
Chất thải rắn sinh hoạt của bệnh viện được Công ty công trình đô thị thu
gom, vận chuyển và xử lý

* Chất thải rắn của bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam
Hiện nay, toàn bộ chất thải rắn và nước thải của bệnh viện đa khoa Phủ Lý
(BVĐK) tỉnh Hà Nam đều được xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường.
Bệnh viện vừa đưa vào vận hành lò xử lý chất thải rắn có công suất 20 kg/giờ,
đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường. Toàn bộ chất thải rắn của bệnh viện
500 giường này bao gồm: Bông băng, gạc, găng cao su, xi lanh, bệnh phẩm... được
thu gom và đưa vào lò đốt có nhiệt độ trên 1.000 độ C. Khói của lò được khử bằng
xút 0,1% nên khi thoát ra ngoài không gây bụi và độc hại.

12



1.2.4 Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn
a. Chất thải rắn sinh hoạt
-

CTR sinh hoạt được công ty Môi trường đô thị Hà Nam thu gom và đem
đi chôn lấp tại bãi rác lộ thiên Thung Hấm và bãi rác Thung Đám Gai

-

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của thị xã là tương đối tốt, tuy vậy CTR sinh
hoạt chưa được phân loại, đều được mang đi chôn lấp tại bãi rác lộ thiên
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

b. Chất thải rắn Công nghiệp
-

CTR công nghiệp đều do các cơ sở sản xuẩt tự thu gom, vận chuyển và
hầu hết đều xử lý một cách tùy tiện, không đảm bảo yêu cầu xử lý đối với
CT công nghiệp. Một số cơ sở công nghiệp có ký hợp đồng với Công ty
Công trình đô thị để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Việc xử lý
CTRNH phải đưa đi xử lý ngoài tỉnh Hà Nam, còn nhiều vấn đề bất cập
cần giải quyết

c. CTR Y tế
CTR Y tế của thị xã được thu gom, xử lý tương đối tốt:
-

100% các bệnh viện đã tiến hành phân loại chất thải ngay tại nơi phát


-

sinh;
Các bệnh viện đã trang bị tương đối đầu đủ các phương tiện, dụng cụ lưu

-

chứa chất thải rắn y tế;
Các bệnh viện đã quy định nơi lưu giữ rác thải chung của bệnh viện, một

-

số viện đã xây dựng nhà chứa rác có mái che theo đúng quy định
Chất thải rắn lâm sàng tại các khoa, phòng hàng ngày được vận chuyển về
nơi tập trung theo quy định của bệnh viện để tiêu hủy.

13


CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THU GOM VÀ LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN THU GOM CHẤT THẢI RẮN CHO THÀNH PHỐ PHỦ LÝ
TỈNH HÀ NAM
2.1 Đề xuất phương án thu gom và lưu chứa
2.1.1 Phương án 1 : Rác thải sinh hoạt không được phân loại tại nguồn

Chất thải rắn sinh

Chất thải rắn tại


Chất thải rắn

hoạt

các cơ quan

công cộng

trường học

Thùng chứa
Xe đẩy tay
Hình 2.1. Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Phủ Lý phương
Xe cơ giới
ántập
1 –kết
không phân loại tại nguồn.
Điểm
Khu xử lý
chuyên dụng
Mỗi đội vệ sinh được chia thành các tổ nhỏ. Mỗi tổ nhỏ thực hiện nhiệm vụ thu
gom trên các tuyến nhất định. Công việc của các tổ nhỏ là quét sạch đường phố, tập
hợp các chất thải rắn sinh hoạt đã tập trung ở các điểm ven đường về các điểm tập
kết đã quy định ( điểm thu gom sơ cấp ). Sử dụng xe đẩy tay dung tích thùng chứa
dung tích 1000l và chỉ hoạt động trong phạm vi 1 km. Biện pháp thực hiện hoàn
toàn mang tính chất thủ công: dùng chổ tre quét rác, hót rác lên xe đẩy tay bằng
xẻng rồi đẩy xe đến vị trí tập kết.
Chất thải rắn được thu gom 2 lần/ngày, thao ca mỗi ca làm việc 8h. Ca 1 thu từ 6h –
14h , ca 2 từ 14h – 22h . Các cơ quan trường học văn phòng , xí nghiệp ....phải tập
hợp rác tại khu vực trong đơn vị mình , sau đó hợp động với công ty môi trường đô

thị Phủ Lý để thu gom theo định kỳ.
Rác từ các điểm tập kết được đội vận chuyển lên các xe ép rác. Khoảng cách
giữa các điểm tập kết giữa các xe là 1200m- 1500m . Khi thùng ê đầy chặt sẽ được
trở đến khu xử lý rác. Theo lịch bố trí từ trước, xe vận chuyển sẽ tới điểm tập kết
sau khi đội đã tập hợp rác trên các tuyến đã quy định cho mỗi xe.
14


2.1.2 Phương án 2 : Rác thải sinh hoạt được phân loại tại nguồn
Chất thải rắn sinh

Chất thải rắn cơ

Chất thải rắn

hoạt

quan, trường học

công cộng

CTR

CTR

CTR

CTR

CTR


CTR

vô cơ

Hữu cơ

vô cơ

Hữu cơ

vô cơ

Hữu cơ

Chất thải rắn vô cơ

Chất thải rắn hữu cơ

Xe đẩy tay
( Thu gom theo ca)

Điểm tập kết

Xe cơ giới chuyên
dụng

Khu xử lý

Hình 2.2. Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Phủ Lý phương

án 2 – Chất thải rắn được phân loại tại nguồn
Mỗi đội thu gom chia thành các tổ nhỏ. Mỗi tổ thực hiện nhiệm vụ thu gom
trên các tuyến nhất định. Công việc của các tổ nhỏ là quét rác đường phố, tập rung
rác thải sinh hoạt đã tập trung các điểm ven đường về các điểm tập kết đã quy định (
điểm thu gom sơ cấp) . Xe đẩy tay chỉ hoạt động trong phạm vi 1km . Biện pháp thủ
công : dùng chổi quét rác , hót rác lên xe đẩy tay bằng xẻng rồi đến điểm tập kết.
Người dân tại khu vực thành phố tiến hành phân loại rác tại nguồn chia làm 2 loại:
chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ. Chất thải rắn vô cơ bao gồm các loại giấy, tã
lót, cao su....Chất thải rắn hữu cơ bao gồm : rác thực phẩm, rác vườn, gõ....Các loại chất
thải rắn được phân loại riêng biệt , các công nhân sẽ tiến hành thu gom riêng biệt từng loại
15


chất thải rắn theo ca, mỗi ca làm việc 8h. Ca 1 thu gom chất thải rắn vô cơ từ 8h – 14h , ca
2 thu gom chất thải rắn hữu cơ từ 14h – 22h hằng ngày. Các cơ quan trường học văn
phòng , xí nghiệp ....phải tập hợp rác tại khu vực trong đơn vị mình , sau đó hợp động với
công ty môi trường đô thị Phủ Lý để thu gom theo định kỳ.
Rác từ các điểm tập kết được đội vận chuyển lên các xe ép rác. Khoảng cách
giữa các điểm tập kết giữa các xe là 1200m- 1500m . Khi thùng ê đầy chặt sẽ được
trở đến khu xử lý rác. Theo lịch bố trí từ trước, xe vận chuyển sẽ tới điểm tập kết
sau khi đội đã tập hợp rác trên các tuyến đã quy định cho mỗi xe.
2.2 Đề xuất phương án xử lý chất thải rắn
2.2.1 Phương án 1 : Xây dựng bãi chôn lấp kết hợp khu ủ phân compost
- Sơ đồ công nghệ :
Nguồn
Nhàphát
tập kết
sinh

Dung dịch EM


Băng tải phân loại

Rác vô cơ

Rác hữu cơ

Khu ủ sinh học
Rác không tái chế

Rác tái chế

Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Sơ đồ công nghệ này áp dụng cho các loại rác thải sinh hoạt chưa được phân
Phân
loại tại nguồn.
Rác hữu cơ
compose
khógom
phân
hủyvận chuyển đến khu xử lý CTR. Các xe chuyên trở sẽ
Rác sau khi thu
được
Khu tái chế
Khu chôn lấp
đi qua các cầu cân trước khi vào nhà máy để xác định lượng rác sau khi trừ đi trọng
lượng của xe. Rác sẽ tạm thời lưu giữ tại nơi tiếp nhận chất thải rắn của nhà máy, ngay
lập tức được phun phủ chế phẩm vi sinh EM để khử mùi hôi , chống ruồi nhặng.
Sau đó rác thải từ khu tiếp nhận được đưa về hệ thống bang tải để phân loại
rác, ở mỗi bên của băng phân loại có đặt trạm nhặt rác để công nhân phân loại rác

16


Những loại rác như: Giấy, kim loại , nhựa sẽ được chứa tại nhà kho, sau 1
tháng sẽ mang tới cơ sở tái chế.
Những loại rác như : Tã lót, tro, xỉ, sành sứ, vỏ xò, ốc, xương khó phân hủy
sẽ được mang đi chôn lấp
Ủ phân compost: Rác thải sau khi được tách chất vô cơ , chất hữu cơ khó
phân hủy , các chất tái chế được thì được đem ủ trong vòng 30-40 ngày , khi đó rá
thải chuyển sang màu đất không có mùi hôi thối và không thu hút côn trùng lúc đó
quá trình ủ phân kết thúc.
Ưu điểm:
-

Vừa tái chế vừa làm phân compost nên tận dụng được nguồn tài nguyên trong

-

rác thải.
Nguồn phát sinh
Giải quyết việc làm cho 1 số người dân của địa phương
Nhược điểm :

-

Nhà
tập kết
Tốn chi phí cho dây
truyền
đóng bao và dây chuyền

lý nước
Dungxửdịch
EM rỉ rác
Đầu ra của phân compost còn ít do nhu cầu sử dụng và hiệu quả sử dụng phải
cần có thời gian lâu dài không đáp ứng được thị hiếu người sử dụng.
Băng tải phân loại

2.2.2 Phương án 2 : Xây dựng bãi chôn lấp kết hợp lò đốt
Rác còn lại
Rác có thể tái chế

Khu tái chế
Rác không đốt được

Khu chôn lấp

Rác đốt được

Lò đốt

17
Khu xử lý

Nước rác

Tro


Thuyết minh công nghệ
Sơ đồ công nghệ này áp dụng cho các loại rác thải sinh hoạt chưa được phân

loại tại nguồn .
Rác sau khi thu gom được vận chuyển đến khu xử lý CTR . Các xe chuyên
chở sẽ đi qua cầu cân trước khi cho vào nhà máy để xác định khối lượng rác sau khi
trừ đi trọng lượng của xe. Rác sẽ tạm thời lưu trữ tại khu tiếp nhận chất thải rắn của
nhà máy, ngay lập tức phủ EM để khử mùi hôi và chống ruồi nhặng.
Sau đó, rác thải từ khu tiếp nhận được đưa qua hệ thống băng tải để phân loại rác ,
ở mỗi bên của băng phân loại có đặt các trạm nhặt rác để công nhân phân loại rác.

18


×