Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành công nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.85 KB, 105 trang )

Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỤC LỤC................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
I.Đặt vấn đề..............................................................................................................1
II.Mục tiêu và phạm vi.............................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ NGUỒN THẢI VÀ
ĐẶC ĐIỂM NGÀNH SẢN XUẤT GIẦY..............................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP KKNT...................................................4
1.1.1. Khái niệm về kiểm kê nguồn thải..................................................................4
1.1.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc của KKNT........................................................5
1.1.1.2. Nội dung của chương trình kiểm kê.......................................................5
1.1.1.3. Ứng dụng của KKNT.............................................................................6
1.1.1.4. Hiệu quả của việc thực hiện KKNT.......................................................6
1.1.1.5. Các bước thực hiện chương trình kiểm kê [20, 21, 24].........................7
1.1.2. Phương pháp cân bằng vật liệu....................................................................10
1.1.3. Phương pháp kiểm kê nguồn thải trên Thế giới [23]..................................12
1.1.3.2. KKNT tại Australia..............................................................................12
1.1.3.3. KKNT tại UK.......................................................................................12
1.1.3.4. Phương pháp luận DESIRE, Ấn Độ [17].............................................13
1.1.3.5. Phương pháp KTNT tại Canada [22]...................................................14
Giai đoạn 1: THU THẬP THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT, CÔNG
NGHỆ VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU SỬ DỤNG..........................................16
Giai đoạn 2: PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ NGUỒN THẢI, TÍNH TỐN
CÂN BẰNG VẬT CHẤT LƯỢNG THẢI.................................................16


Giai đoạn 3: PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP CƠNG NGHỆ ĐANG ÁP
DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, GIẢM THIỂU XỬ LÝ, CHẤT
THẢI
16
1.1.4. Một số nét chính về KKNT ở Việt Nam.....................................................16

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

1.1.5. Thực hiện KKNT trong ngành công nghiệp sản xuất giầy.........................17
1.2. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH SẢN XUẤT GIẦY.....................................................17
1.2.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất giầy..........................................................18
1.2.2. Hố chất, ngun nhiên liệu sử dụng trong sản xuất..............................23
1.2.3. Các nguồn thải [4, 10, 15].......................................................................29
1.2.4. Các phương pháp thay thế giảm thiểu chất thải..........................................32
Chương 2 - MỐI QUAN HỆ GIỮA LƯỢNG CTR VỚI NGUYÊN LIỆU SỬ
DỤNG VÀ SẢN PHẨM CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẦY.......................36
2.1.1.2. Công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng:................37
2.1.4. Giải pháp giảm thiểu chất thải [2]...........................................................49
2.2.4. Giải pháp giảm thiểu chất thải [1]...........................................................60
2.3.2. Công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng: [19]................66
2.3.2.2. Nguyên vật liệu và hoá chất sử dụng...............................................68
2.3.3. Xác định các nguồn thải [19]..................................................................70
2.4. Đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu [19]........................................79
2.4.1. Giải pháp giảm thiểu chất thải đang thực hiện........................................79
2.4.2. Các phương pháp giảm thiểu CTR và đề xuất........................................81

3.1. Chuẩn bị cho việc thực hiện kiểm kê nguồn thải (Bước 1)............................84
3.1.2. Chuẩn bị các mục tiêu cụ thể về KKNT.................................................84
3.3.Nguyên liệu, nhiên liệu và hoá chất sử dụng (Bước 3)...................................86
3.5.Cân bằng nguyên vật liệu để tính toán lượng thải (Bước 5)...........................89
3.6. Phương pháp đánh giá các nguồn thải (Bước 6)............................................89
3.8. Đánh giá phương án giảm thiểu chất thải công nghiệp (Bước 8)..................92
3.9. Xây dựng kế hoạch giảm thiểu chất thải công nghiệp (Bước 9)....................93
1. Kết luận..............................................................................................................95
2. Kiến nghị............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................97
PHỤ LỤC

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ

mơi trường
KKNT

: Kiểm kê nguồn thải

KTCT


: Kiểm tốn chất thải

KK

: Kiểm kê

KSONMT : Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường
MT
CTR

: Mơi trường
: Chất thải rắn

CTCN

: Chất thải công nghiệp

CTNH

: Chất thải nguy hại

CBNVL

: Cân bằng nguyên vật liệu

SXSH

: Sản xuất sạch hơn


CNSX

: Công nghệ sản xuất

UNIDO

: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

DN
: Danh nghiệp
TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

GVHD: TS. Trịnh Thành



Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2. Nguyên phụ liệu được dùng trong quá trình sản xuất giầy dép.......................................24
Bảng 1.3. Ước tính lượng chất thải phát sinh của ngành Giầy Việt Nam.........................................32
Bảng 2.1. Nguồn phát sinh chất thải đáng quan tâm của Cơng ty TNHH Hố Dệt Hà Tây................41
Bảng 2.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong các phân xưởng............................................................41
Bảng 2.3. Nồng độ các chất ô nhiễm tại xưởng in...........................................................................43
Bảng 2.4. CBNVL trong công đoạn pha cắt (1000 đôi giầy vải)........................................................44
Bảng 2.5. CBNVL trong công đoạn lắp ráp (1000 đôi giầy vải).........................................................45
Bảng 2.6. CBNVL trong công đoạn tiền chế đế giầy (1000 đôi giầy vải)...........................................46
Bảng 2.7. CBNVL trong công đoạn hồn thiện giầy (1000 đơi giầy vải)............................................47
Bảng 2.9. Kết quả phân tích nước thải của Cơng ty.........................................................................54
Bảng 2.10. Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí khu vực Cơng ty.............................................55
Bảng 2.11. Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí khu vực sản xuất...........................................55
Bảng 2.12. CBNVL trong công đoạn pha cắt 1000 đôi giầy thể thao................................................57
Bảng 2.13. CBNVL trong công đoạn lắp ráp giầy (1000 đôi giầy thể thao).......................................58
Bảng 2.14. CBNVL trong cơng đoạn hồn thiện và KCS đóng gói giầy (1000 đôi giầy thể thao).......59
Bảng 2.16. Nguyên vật liệu và hố chất sử dụng trong sản xuất giầy của Cơng ty giầy Thượng Đình
69
Bảng 2.17. Kết quả quan trắc MT khơng khí của Cơng ty giầy Thượng Đình....................................70
Bảng 2.18. Kết quả đo tiếng ồn và bụi của Công ty giầy Thượng Đình [16].....................................71
Bảng 2.19. Kết quả phân tích nước thải [16]...................................................................................73
Bảng 2.20. Chất thải rắn trong các công đoạn sản xuất giầy............................................................73
Bảng 2.21. Lượng chất thải hàng tháng của tất cả các công đoạn...................................................76
Bảng 2.22. CBNVL đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất giầy....................................................77
Cân bằng vật chất cho CTR và đặc trưng các chất ô nhiễm trong CTR của quá trình sản xuất giầy
được thể hiện ở bảng 2.23 như sau:...............................................................................................77
Bảng 2.23. Cân bằng CTR và đặc trưng các chất ơ nhiễm (tính cho 1 tháng)...................................78

Bảng 2.24. Kết quả thực hiện quản lý chất thải cho 1000 đôi giầy..................................................80
Bảng 3.1. Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất giầy.........................................................................87

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sơ đồ tổng qt q trình sản xuất giầy...........................................................................19
Phân tích các cơng đoạn trong sản xuất giầy: [3, 14].......................................................................20
Hình 1.2. Tỷ lệ ảnh hưởng đến môi trường của từng chi tiết giầy[15].............................................30
Hình 2.1. Quy trình sản xuất giầy của Cơng ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây.........................................37
Hình 2.2. Sơ đồ ngun phụ liệu đầu vào và phát thải trong công đoạn pha cắt..............................44
Hình 2.3. Sơ đồ nguyên phụ liệu đầu vào và phát thải trong cơng đoạn lắp ráp..............................45
Hình 2.4. Sơ đồ nguyên phụ liệu đầu vào và phát thải trong công đoạn tiền chế đế giầy................46
Hình 2.5. Sơ đồ nguyên phụ liệu đầu vào và phát thải trong cơng đoạn hồn thiện giầy.................47
Hình 2.6. Sơ đồ sản xuất giầy thể thao của......................................................................................52
Công ty TNHH Du lịch- Thương mại Tân An................................................................................52
Bảng 2.8. Nguồn phát sinh chất thải đáng quan tâm của.................................................................53
Công ty TNHH Du lịch - Thương mại Tân An...............................................................................53
Hình 2.7. Sơ đồ nguyên phụ liệu đầu vào và phát thải trong cơng đoạn pha cắt..............................56
Hình 2.8. Sơ đồ ngun phụ liệu đầu vào và phát thải ở cơng đoạn lắp ráp....................................57
Hình 2.9. Sơ đồ nguyên phụ liệu đầu vào và phát thải ở cơng đoạn hồn thiện và KCS đóng gói...59
Bảng 2.15. Kế hoạch triển khai các giải pháp Công ty TNHH Du lịch- Thương mại Tân An.........62
Hình 2.10. Sơ đồ CNSX giầy vải của Cơng ty giầy Thượng Đình..................................................67
Hình 2.11. Sơ đồ CNSX giầy thể thao của Công ty giầy Thượng Đình...........................................68


HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

MỞ ĐẦU
I.Đặt vấn đề
Trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp ở Việt Nam đang phải đối
mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm
mơi trường nước và lượng CTR khơng ngừng gia tăng... Việc tìm ra giải pháp nhằm
giảm thiểu các tác hại đến môi trường do quá trình sản xuất gây ra là một trong
những vấn đề mang tính cấp bách đối với nền cơng nghiệp của nước ta.
Kiểm kê nguồn thải được xem như là một công cụ quản lý môi trường quan
trọng nhằm xem xét các q trình sản xuất, tìm ra những cơng đoạn khơng hồn
thiện, những khâu mất mát ngun liệu hay là nguồn gây ô nhiễm môi trường để
đưa ra biện pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động môi trường và tiết kiệm
nguyên vật liệu nhằm hạn chế chi phí để xử lý ô nhiễm, đồng thời nâng cao hiệu
quả của quá trình sản xuất.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nền công nghiệp tương đối lạc hậu,
lượng chất thải phát sinh và tiêu hao nguyên, nhiên liệu là tương đối lớn. Vì vậy,
việc đưa ra quy trình KKNT một cách phù hợp vào từng ngành sản xuất cơng
nghiệp sẽ kiểm sốt được lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất đồng thời
nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngành công nghiệp sản xuất giầy là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn ở nước ta, được xếp thứ 3 về sản xuất, thứ 4 về xuất khẩu so với các nước trên
thế giới, với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng tỉ đô la [8]. Song trong quá trình hoạt
động của ngành sản xuất giầy đã gây ơ nhiễm đối với môi trường. Chất thải sản xuất

giầy chủ yếu là "bavia" xốp dẻo nên rất khó phân huỷ, gây độc hại lâu dài cho mơi
trường. Ngồi ra, lượng CTR trong sản xuất giầy (da vụn, vải vụn, hộp bìa cứng...)
tương đối lớn, nhưng đồng thời cũng là các thành phần có thể tận dụng nhằm gia
tăng hiệu quả. Lượng chất thải phát sinh của ngành giầy phụ thuộc nhiều vào
nguyên liệu sử dụng, kiểu giầy sản xuất, trình độ công nghệ, người lao động và
công đoạn sản xuất.

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

1

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra “Quy trình kiểm kê nguồn thải của một
ngành cơng nghiệp ở Việt Nam” là cần thiết trong sự phát triển của ngành cơng
nghiệp nói chung cũng như ngành sản xuất giầy nói riêng trong cơng tác bảo vệ mơi
trường và đem lại lợi ích kinh tế lớn cho ngành.
Luận văn xây dựng nhằm phân tích các cơ sở khoa học và thực tiễn liên quan
đến công nghệ sản xuất giầy, các vấn đề ô nhiễm môi trường ngành sản xuất giầy,
các giải pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đã và đang được thực hiện. Kết hợp với các
thông tin điều tra, đánh giá và thực hiện KKNT tại một số cơ sở sản xuất giầy để
đưa ra quy trình KKNT cho ngành sản xuất giầy. Tùy thuộc vào kết quả của quá
trình kiểm kê, các giải pháp giảm thiểu chất thải có thể được áp dụng theo cơng
nghệ phù hợp.
II.Mục tiêu và phạm vi
II.1 Mục tiêu
- Đưa ra tổng quan về phương pháp KKNT, các quy trình KKNT trên Thế

giới nhằm xây dựng các bước thực hiện KKNT áp dụng tại Việt Nam
- Đưa ra các đặc điểm ngành sản xuất giầy. Thực hiện theo các bước KKNT
tại một số cơng ty sản xuất giầy nhằm tìm ra mối quan hệ giữa lượng CTR với
nguyên liệu sử dụng và sản phẩm
-

Đề xuất quy trình KKNT trong ngành sản xuất giầy

-

Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng

-

Kiến nghị nhằm nâng cao khả năng áp dụng quy trình KKNT trong

tồn ngành sản xuất giầy.
II.2 Phạm vi của đề tài
Ngành sản xuất giầy. Và tiến hành nghiên cứu sâu đối với một số
Công ty sản xuất giầy.
Luận văn gồm các nội dung sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về phương pháp KKNT và đặc điểm ngành sản xuất
giầy.

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

2

GVHD: TS. Trịnh Thành



Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

Chương 2: Mối quan hệ giữa lượng CTR với nguyên liệu sử dụng và
sản phẩm của quá trình sản xuất giầy.
Chương 3: Đề xuất quy trình KKNT đối với ngành sản xuất giầy.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

3

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ

PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ NGUỒN

THẢI VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH SẢN XUẤT GIẦY
Tốc độ phát triển nền kinh tế hiện tại khá nhanh không chỉ ở Việt Nam nói
riêng mà trên tồn Thế giới, kéo theo đó là suy thối chất lượng mơi trường. Việc
phát triển nền kinh tế - bảo vệ môi trường bền vững cần thiết phải dùng các công cụ
khoa học trong quản lý môi trường.
Đề đánh giá chất lượng môi trường cần xác định các nguồn sinh ra chất thải,
loại chất thải phát sinh, KKNT chính là q trình kiểm tra sự tạo ra chất thải nhằm

giảm nguồn, lượng chất thải. KKNT một công cụ quản lý môi trường đã được thực
hiện tại nhiều nước trên Thế giới nhưng còn khá mới ở Việt Nam. Việc áp dụng
KKNT đối với các DN cần thiết giúp cho các nhà quản lý có thể chủ động kiểm sốt
chất lượng mơi trường, đồng thời nó cũng đem lại hiệu quả lớn cho các nhà quản lý.
Trong q trình phát triển ngành cơng nghiệp nước ta, ngành giầy là ngành
kinh tế mũi nhọn trong xuất khẩu, đóng góp một phần rất lớn trong kim ngạch xuất
khẩu cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, ngành giầy cũng phát sinh rất
nhiều các vấn đề về môi trường gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động
cũng như thải ra một lượng CTR khó xử lý ra mơi trường. Việc kiểm kê, tính tốn
lượng CTR của các Công ty (DN, cơ sở) sản xuất giầy là cần thiết, vì từ đó ta có thể
dự báo lượng CTR trên sự phát triển của ngành, đưa ra các biện pháp tối ưu nhất
trong quản lý nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
1.1.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP KKNT

1.1.1. Khái niệm về kiểm kê nguồn thải
Kiểm kê nguồn thải là liệt kê đầy đủ các nguồn thải và ước tính định lượng
thải theo khơng gian và thời gian nhất định. [24]
KKNT là bản kê lượng chất thải ra môi trường, thường đặc trưng bởi các yếu
tố như tính chất vật lý và hóa học của các chất ô nhiễm, diện tích khu vực thải, thời
gian thải, loại hình hoạt động gây phát thải.

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

4

GVHD: TS. Trịnh Thành



Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

KKNT có vai trị quan trọng trong việc hình thành các chính sách chung.
Việc tạo lập các chính sách kiểm sốt ơ nhiễm thích hợp phải dựa vào dữ liệu tin
cậy về KKNT. KKNT là bước đầu tiên trong q trình sản xuất nhằm tối ưu hố
việc tận dụng triệt để tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Như vậy, để KKNT đạt hiệu quả cao cần hiểu rõ về mục tiêu và nguyên tắc
khi tiến hành KKNT.
1.1.1. 1. Mục tiêu và nguyên tắc của KKNT
a. Mục tiêu:
Theo định nghĩa KKNT đã trình bày ở trên thì mục tiêu chính của KKNT là
ước tính lượng thải theo từng nguồn.
Trước đây, việc quản lý chất thải công nghiệp chỉ tập trung vào quá trình xử
lý chất thải tại cuối đường ống nên có hiệu quả khơng cao. KKNT cho phép thực
hiện giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ơ nhiễm ngay tại nguồn, ngồi ra có thể
quay vòng tái sử dụng chất thải. Để đạt được mục tiêu này cần kiểm tra các quá
trình sản xuất, xác định nguồn thải, tính tốn cân bằng vật chất đầu vào và đầu ra ở
mỗi cơng đoạn để tính tốn lượng thải, các vấn đề vận hành sản xuất có thể được cải
thiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời giảm thiểu chất thải.
b. Nguyên tắc:
Nguyên tắc cơ bản khi thực hiện kiểm kê cần phải có cơ sở dữ liệu với các
lĩnh vực cần thiết để hỗ trợ sử dụng trong kiểm kê và cơ sở thông tin cần thiết để lặp
lại quá trình kiểm kê.
1.1.1.2.

Nội dung của chương trình kiểm kê

Khi thực hiện chương trình kiểm kê cần nắm rõ các yếu tố đặc trưng như
sau: Năm tiến hành kiểm kê của cơ sở, khu vực địa lý cho hoạt động kiểm kê, chất ô
nhiễm, các loại nguồn thải, các thơng số mơ hình hóa, độ phân giải không gian và

độ phân giải thời gian.
Để hoạt động kiểm kê đạt hiệu quả, cần xác định được các thông tin cơ bản
về yêu cầu/ mục tiêu của hoạt động kiểm kê, nắm bắt được bảng tóm tắt phát thải
ước tính theo từng nguồn thải, khu vực địa lý cho hoạt động kiểm kê, khoảng thời

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

5

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

gian phát thải (phát thải hàng năm, theo mùa, theo giờ…), các số liệu về dân số,
việc làm và phát triển kinh tế dùng để ước tính và xác định vị trí phát thải.
Khi hồn thành được các nội dung trên, viết báo cáo thuyết minh hoàn chỉnh
về: từng loại nguồn thải; mô tả cách thu thập dữ liệu, các nguồn thải; các phương
pháp ước tính phát thải; bằng câu hỏi điều tra và kết quả; tài liệu về giả thiết và
tham khảo; bảng liệt kê các nguồn khơng có trong chương trình kiểm kê.
Kiểm kê nguồn thải được thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau: quy mô khu
vực: xem xét các vấn đề của ngành công nghiệp; quy mô nhà máy: xem xét đặc thù
của q trình sản xuất của nhà máy; và quy mơ các phân xưởng sản xuất: xác định
chính xác nguồn thải và đề xuất, áp dụng các biện pháp cụ thể để giảm thiểu chất
thải một cách phù hợp và có hiệu quả.
1.1.1.3.

Ứng dụng của KKNT

KKNT có nhiều ứng dụng quan trọng, điển hình trong các lĩnh vực sau:

Trong nghiên cứu khoa học: là đầu vào cho các mơ hình chất lượng khơng
khí, cho các mơ hình đánh giá rủi ro sức khỏe, giúp định vị các trạm quan trắc và
mạng lưới cảnh báo, chỉ ra phân bố tải trọng theo mùa và địa lý, dự báo xu hướng
chất lượng môi trường trong tương lai…
Trong hoạt động quản lý: nhằm xác định nguồn ô nhiễm, chất ô nhiễm cần
quan tâm, lượng phân bổ và xu hướng, hướng dân giảm phát thải, xác định và theo
dõi các chiến lược kiểm sốt ơ nhiễm, giúp cho việc xây dựng các chiến lược thực
hiện, giúp đỡ quy hoạch vùng và phân vùng, xác định tỉ số chi phí – lợi nhuận đối
với ơ nhiễm…
Ngồi ra, KKNT cịn sử dụng cho mơ hình, sử dụng cho việc dự báo và thiết
lập mục tiêu.
1.1.1.4.

Hiệu quả của việc thực hiện KKNT

Khi thực hiện hoạt động KKNT có hiệu quả sẽ đem lại nhiều lợi ích như:
Nắm bắt được thông tin đầy đủ về hiện trạng môi trường của nhà máy. Căn
cứ vào đó có thể cung cấp thơng tin cơ sở, chỉ ra các thiếu sót, bộ phận quản lý yếu

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

6

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

kém, từ đó đề ra các biện pháp chấn chỉnh có hiệu quả để đảm bảo hiệu suất cơng
nghệ và giảm thiểu chất thải.

Giảm kinh phí đầu tư vào các hệ thống xử lý chất thải, giảm sự tiêu hao
nguyên vật liệu... từ đó tăng mức lợi nhuận. Đồng thời góp phần đảm bảo việc tuân
thủ chi phí - lợi ích khơng chỉ đối với luật pháp, các quy chế và các tiêu chuẩn mà
còn đối với các quy định khác có liên quan.
Hạn chế mức độ ô nhiễm và rủi ro do chất thải gây ra đối với môi trường và
sức khoẻ con người. Ngăn ngừa và tránh các nguy cơ sự cố về môi trường ngắn hạn
cũng như dài hạn.
Nâng cao trình độ quản lý và nhận thức của công nhân về vấn đề môi
trường, đem lại hiệu quả tốt hơn trong quản lý tổng thể môi trường, nâng cao ý thức
về môi trường cũng như trách nhiệm của công nhân trong lĩnh vực này. Đánh giá
được chương trình đào tạo và tạo điều kiện đào tạo cán bộ.
Hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa các nhà máy, các cơ sở sản xuất. Nâng
cao uy tín cho đơn vị, củng cố quan hệ của đơn vị với các cơ quan hữu quan.
Góp phần bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững.
Một số yếu tố chính để xác định hiệu quả của việc KKNT:
Xác định các nguồn, số liệu và loại chất phát sinh và thu thập thơng tin về
các q trình cơ bản, các nguyên liệu thô, các sản phẩm, việc sử dụng nước và các
nhiên liệu, các thông tin về chất thải.
Nêu rõ tính kém hiệu quả của q trình công nghệ sản xuất và các lĩnh vực
quản lý yếu kém nhằm xây dựng các mục tiêu giảm thiểu lượng chất thải, xây dựng
chiến lược quản lý chất thải có hiệu quả về mặt kinh tế.
Cần nâng cao nhận thức trong lực lượng lao động về lợi ích của việc giảm
lượng chất thải, tăng cường kiến thức về quá trình cơng nghệ sản xuất, góp phần
làm tăng hiệu suất của q trình cơng nghệ sản xuất.
1.1.1.5.

Các bước thực hiện chương trình kiểm kê [20, 21, 24]

Bước 1: Kế hoạch chuẩn bị kiểm kê
+ Giới thiệu: xác định mục đích sử dụng dữ liệu KK và chất lượng dữ liệu


HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

7

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

+ Phạm vi KK
+ Mô tả tất cả các bước trong quá trình thực hiện KK
+ Phương pháp luận ước tính lượng phát thải (*)
+ Xử lý số liệu và báo cáo
+ Kế hoạch đảm bảo chất lượng
+ Các tài liệu liên quan
+ Nhân lực và các nguồn lực
Bước 2: Thực hiện KK (là phần chính của một chương trình KK)
+ Thu thập thơng tin
+ Thực hiện tính tốn phát thải: lựa chọn phương pháp tính tốn trên cơ sở số
liệu có thể thu thập được đảm bảo tính chính xác và đại diện.
Bước 3: QA/ QC (Bảo đảm chất lượng/ Kiểm soát chất lượng): quan trọng
nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của kết quả kiểm kê.
Bước 4: Hồ sơ, tài liệu
Bước 5: Báo cáo
Bước 6: Duy trì và cập nhật
(*) Phương pháp luận ước tính phát thải:
▲ Phương pháp ước tính phát thải:
- Quan trắc trực tiếp
- Source testing: đo đạc trực tiếp từ nguồn thải; quan trắc, đo đạc trực tiếp

phát thải từ ống xả thải ra trong một khoảng thời gian nhất định; quan trắc, đo đạc
phát thải thực tế liên tục trong một khoảng thời gian…
- Dùng hệ số phát thải: hệ số phát thải thường được xác định từ số liệu đo
đạc của một hay nhiều nhà máy trong cùng một ngành cơng nghiệp.
Phương trình cơ bản để tính phát thải:
E = R * EF (khơng kiểm sốt) * (100-C)/100. Trong đó,
E: ước tính phát thải của q trình
R: mức độ hoạt động (mức tiêu thụ nguyên vật liệu
C: hiệu quả bắt giữ * hiệu quả kiểm soát (%)

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

8

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

C = 0 nếu khơng có thiết bị kiểm sốt
Trường hợp hệ số phát thải có kiểm sốt:
E = R * EF (có kiểm sốt)
- Điều tra phỏng vấn: để thu được số liệu phát thải đặc thù của cơ sở và
nguồn thải.
- Phương pháp cân bằng vật liệu: cơ sở của phương pháp là định luật bảo
tồn.
Phương trình tính tốn cơ bản:
Ex = (Qin – Qout) * Cx. Trong đó,
Ex: phát thải của chất ơ nhiễm X
Qin: lượng vật liệu đi vào quá trình

Qout: lượng vật liệu đi ra khỏi quá trình dưới dạng chất thải, thu hồi hay sản
phẩm.
Cx: nồng độ của chất X trong vật liệu.
- Phương pháp mơ hình ước tính phát thải: dùng các mơ hình dựa trên cơ sở
các giá trị đo đạc và các giá trị thực nghiệm. Mơ hình phát thải được sử dụng khi
một số lượng lớn các phương trình và tương tác phải được xử lý và hiệu quả của
nhiều tham số khác nhau phải được tính đến để ước tính lượng khí thải.
- Đánh giá kỹ thuật: là phương pháp cuối cùng khi không sử dụng được các
phương pháp khác như source testing, hệ số phát thải, cân bằng vật liệu. Phương
pháp này phải có chuyên gia am hiểu về quá trình, do liên quan đến việc suy đốn
các hệ số phát thải ít được cơng bố hay cân bằng vật chất thô.
▲ Phương pháp tiếp cận ước tính phát thải: có 02 phương pháp
Phương pháp tiếp cận top down (đi từ trên xuống): phát thải vùng, khu vực
được ước tính từ số liệu quốc gia. Từ số liệu quốc gia ước tính số liệu của khu vực
kiểm kê theo tỉ lệ tương ứng bằng cách sử dụng các số liệu hoạt động liên tục liên
quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động xả thải.

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

9

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

Phương pháp tiếp cận bottom up (đi từ dưới lên): ước tính phát thải cho từng
nguồn riêng biệt. Tổng phát thải của tất cả các loại nguồn để thu được ước tính phát
thải ở mức quốc gia.
Đối với ngành giầy, lượng thải chủ yếu là CTR trong sản xuất. Để tính tốn

được lượng CTR này cần sử dụng phương pháp CBNVL. Phần tiếp theo, tác giả sẽ
trình bày cụ thể hơn về phương pháp này.
1.1.2. Phương pháp cân bằng vật liệu
Cân bằng vật liệu thực chất là công cụ kiểm kê định lượng nguyên vật liệu sử
dụng tại mỗi công đoạn sản xuất. Cân bằng nguyên vật liệu tốt đóng vai trị quan
trọng vì nhờ đó có thể định lượng các mất mát hoặc phát tán chưa biết. Nguyên tắc
cơ bản của cân bằng vật liệu là: tổng nguyên vật liệu đi vào dây chuyền sẽ phải
bằng tổng lượng ra khỏi dây chuyền sản xuất ở một thời điểm nào đó, dưới một
dạng nào đó. Cân bằng khối lượng của một q trình được mơ tả theo phương trình:
SAi = SBj (Ai: nguyên liệu được sử dụng trong quá trình; B j: sản phẩm và các vật
liệu thừa trong quá trình). Quá trình sản xuất của ngành giầy chủ yếu sản sinh ra
CTR nên khi tinh toán khối lượng phát sinh sẽ áp dụng phương trình trên.
Nguyên vật liệu có thể được cân bằng dưới một trong hai hình thức sau:
Cân bằng tổng thể: Dùng cho tất cả các dòng nguyên vật liệu vào dây chuyền
sản xuất. Cân bằng được tiến hành qua từng công đoạn với sự biến đổi của tất cả
các thành phần tham gia vào dây chuyền sản xuất.
Cân bằng cấu tử: Chỉ dùng cho một loại nguyên liệu hoặc cấu tử có giá trị.
Theo dõi sự biến đổi của cấu tử này tại mỗi cơng đoạn có cấu tử đó tham gia trên
tồn bộ quy trình sản xuất.
Cân bằng vật chất một quá trình (khơng có năng lượng):
Mỗi một quy trình sản xuất đều phải có chất vào, chất ra. Thơng thường sản
phẩm của quá trình này là nguyên liệu vào của quá trình tiếp sau. Các số liệu đầu
vào của mỗi quá trình sản xuất ở các bộ phận cần được đưa ra một cách chi tiết nhất
trong sơ đồ công nghệ sản xuất:

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

10

GVHD: TS. Trịnh Thành



Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

A1, C1
Đầu vào A2, C2

B1, D1
Quá trình

B2, D2

Đầu ra

Các phương pháp xác định cân bằng vật chất của một quá trình:
Phương pháp đo tất cả các vật liệu dòng vào và dòng ra trong suốt khoảng
thời gian vận hành đại diện của quá trình, đây là phương pháp tốn kém nhất.
Phương pháp thứ 2 cũng dựa trên đo đạc thực nghiệm nhưng không phải là
cân bằng vật chất tồn bộ: chỉ có những vật liệu dễ tiếp cận mới được đo đạc và kết
quả dùng để tính tốn cho những sản phẩm hoặc ngun liệu vào khơng thể đo đạc
trong cân bằng vật chất. Phương pháp này cho phép người ta xác định cân bằng vật
chất của các q trình mà khơng thể khảo sát tồn bộ bằng phương pháp đo đạc
thực nghiệm.
Phương pháp thứ 3 dựa vào việc sử dụng các thơng tin sẵn có về các quá
trình và của các quá trình mới được khảo sát.
Phân tích cân bằng vật chất khơng tốn kém, hiệu quả và đơn giản nhất có thể
đạt được nếu những thơng tin hiện có về một q trình được kết hợp lại để đưa ra
dòng đầy đủ của một hoặc nhiều hơn các chất đi qua quá trình. [18]
Trên thực tế kiểm kê nguồn thải và kiểm toán chất thải cơng nghiệp có một
số điểm tương đơng. KTCTCN là một loại hình của kiểm tốn mơi trường. Q

trình kiểm tốn bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn tiền đánh giá - đây là giai đoạn
chuẩn bị kiểm toán, các vần đề trọng tâm của cơng việc kiểm sốt sẽ được đặt ra
trong giai đoạn này; giai đoạn thu thập số liệu - tính tốn trên cơ sở đầu vào và đầu
ra của dây truyền công nghệ sản xuất để xây dựng cân bằng vật chất; và giai đoạn
tổng kết - đánh giá các dây truyền công nghệ sản xuất từ việc thực hiện cân bằng
vật chất và đề ra các biện pháp giảm thiểu chất thải. Như vậy, cả KKNT và KTCT
đều sử dụng phương pháp cấn bằng vật liệu để tính tốn lượng thải, mục đích hướng
tới là giảm thiểu phát thải. Trên Thế giới đã có một số phương pháp KKNT và
KTCT được thực hiện. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam đãvà đang áp dụng 01
phương pháp KTCT (phương pháp luận DESIRE, tác giả xin trình bày dưới đây)

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

11

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

cho quá trình đánh giá SXSH tại cơ sở. Hiện tại Việt Nam chưa có phương pháp
KKNT nào được đề xuất thực hiện. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu đề xuất quy
trình KKNT. Luận văn xin đưa ra 03 phương pháp KTNT và 02 phương pháp
KTCT trên Thế giới để tham khảo.
1.1.3. Phương pháp kiểm kê nguồn thải trên Thế giới [23]
Trên Thế giới có một số phương pháp kiểm kê nguồn thải đã được thực hiện:
1.1.3.1.

KKNT tại USA


Các yếu tố khi làm kiểm kê chất thải gồm:
Bước 1: Xác định thành phần dòng thải
Bước 2: Xác định lượng chất thải
Bước 3: Thu thập thông tin về các nguồn thải
Bước 4: Xác định hệ thống thu thập
Bước 5: Xác định chi phí hiện tại và chi phí dự kiến
1.1.3.2.

KKNT tại Australia

Kiểm kê chất thải tại Australia gồm 04 bước cơ bản sau:
Bước 1: Lên kế hoạch kiểm kê và xác định khu vực kiểm kê: Cần xác định
mục tiêu của kiểm kê.
Bước 2: Thu thập thông tin về chất thải từ khu vực nghiên cứu.
Bước 3: Phân loại chất thải thành các loại khác nhau.
Bước 4: Phân tích dữ liệu và viết kết quả.
1.1.3.3. KKNT tại UK
Kiểm kê chất thải ở UK được trình bày ở dưới gồm 05 bước chính:
Bước 1: Xác định yêu cầu/ mục tiêu của hoạt động kiểm kê
Bước 2: Xác định thơng tin về chất thải được liệt kê
Bước 3: Tìm các nguồn phát sinh chất thải
Bước 4: Thu thập các dữ liệu thành hệ thống
Bước 5: Nhập thông tin vào hệ thống kiểm kê như một cơ sở dữ liệu và phân
tích

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

12

GVHD: TS. Trịnh Thành



Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

1.1.3.4.

Phương pháp luận DESIRE, Ấn Độ [17]

Phương pháp DESIRE được xây dựng dễ hiểu, dễ thực hiện, khoa học với
các nhiệm vụ rõ ràng, quy trình được chia thành 6 bước và 18 nhiệm vụ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
-

Thành lập Đội SXSH

-

Liệt kê các bước công nghệ

-

Xác định và lựa chọn các bước công nghệ lãng phí sinh nhiều chất thải
(trọng tâm kiểm tốn)

Bước 2: Phân tích các bước cơng nghệ
-

Xây dựng sơ đồ cơng nghệ chi tiết cho trọng tâm đánh giá

-


Tính cân bằng vật chất và năng lượng

-

Tính tốn chi phí các dịng thải

-

Đánh giá toàn bộ dây chuyền sản xuất để xác định các nguyên nhân phát
sinh chất thải.

Bước 3: Đề xuất các cơ hội giảm thiểu chất thải
-

Xây dựng và phát triển các cơ hội giảm thiểu chất thải

-

Lựa chọn các cơ hội có khả năng thực thi nhất

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải
-

Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật

-

Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế


-

Đánh giá các khía cạnh về mơi trường

-

Lựa chọn các giải pháp thực hiện

Bước 5: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải
-

Chuẩn bị thực hiện

-

Thực hiện các giải pháp giảm thiểu

-

Quan trắc và đánh giá kết quả

Bước 6: Duy trì cơng tác giảm thiểu chất thải
-

Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải

-

Xác định và lựa chọn những công đoạn sinh nhiều chất thải.


HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

13

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

Đối tượng phù hợp với phương pháp này là các nhà máy quy mô nhỏ và
công nghệ, thiết bị rất lạc hậu.
1.1.3.5.

Phương pháp KTNT tại Canada [22]

Tại Canada, quy trình được chia thành 6 giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: Nắm rõ quá trình sản xuất
Bước 1: Liệt kê được các quá trình
Bước 2: Xây dựng được sơ đồ mơ tả q trình
Giai đoạn 2: Xác định đầu vào quá trình
Bước 3: Xác định sử dụng tài nguyên
Bước 4: Xác định nguyên liệu và thất thoát trong quá trình vận chuyển
Bước 5: Ghi chép lượng nước sử dụng
Bước 6: Xác định mức tái sử dụng chất thải hiện tại
Giai đoạn 3: Xác định đầu ra
Bước 7: Lượng hóa đầu ra
Bước 8: Tính tốn dịng nước thải
Bước 9: Xác định lượng chất thải cần đổ thải
Giai đoạn 4: Nghiên cứu cân bằng nguyên liệu
Bước 10: Tổng hợp thông tin đầu vào và đầu ra

Bước 11: Xây dựng bảng cân bằng nguyên liệu sơ bộ
Bước 12: Đánh giá tính khơng cân bằng của ngun liệu
Bước 13: Ước tính cân bằng nguyên liệu
Giai đoạn 5: Xác định các giải pháp thay thế giảm thiểu chất thải
Bước 14: Kiểm tra các biện pháp giảm thiểu chất thải
Bước 15: Tập trung xác định vấn đề của dòng chất thải
Bước 16: Xây dựng các giải pháp thay thế giảm thiểu chất thải về lâu dài
Giai đoạn 6: Phân tích chi phí/ lợi ích và thực hiện kế hoạch hành động
Bước 17: Tiến hành phân tích chi phí/ lợi ích để giảm thiểu xử lý chất thải
Bước 18: Thực hiện kế hoạch hành động: giảm thiểu chất thải và tăng tính
hiệu quả sản xuất.

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

14

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

Quy trình kiểm tốn này tương đối đầy đủ và tổng quan có thể áp dụng cho
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
1.1.3.6. So sánh quy trình kiểm kê của các nước
Các quy trình đã tham khảo từ các nước đều có các nội dung thực hiện tương
tự nhau, khác biệt nhất là quy trình mỗi nước được phân chia theo các bước thực
hiện khác nhau. Quy trình ở Australia bao gồm 4 bước nhưng các nội dung cũng
hoàn tồn giống với quy trình của UK. Quy trình kiểm kê ở USA có sự khác biệt
nhất là có thêm bước tính tốn chi phí khi thực hiện KKNT.
Q trình kiểm kê nhiều khi cịn gặp khó khăn do cơng nghệ lạc hậu của các

cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, khi thực hiện KKNT các kết quả thu được sẽ cho thấy
một cách đầy đủ những vấn đề môi trường liên quan đến chất thải công nghiệp,
nguyên nhân và kiến nghị phương án giảm thiểu để vừa nâng cao hiệu quả sản xuất
vừa đảm bảo các vấn đề về bảo vệ môi trường.
Thông qua tổng quan về phương pháp KKNT và nghiên cứu, tham khảo các
quy trình KKNT trên Thế giới, tác giả xin đưa ra các bước thực hiện KKNT gồm 03
giai đoạn và 08 bước (bảng 1.1) như sau:

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

15

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

Bảng 1.1. Các bước thực hiện Kiểm kê nguồn thải
Giai đoạn 1: THU THẬP
THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ SẢN

Bước 1: Thu thập thông tin về cơ sở sản xuất

XUẤT, CƠNG NGHỆ VÀ

Bước 2: Thu thập thơng tin về CNSX

NGUYÊN VẬT LIỆU SỬ

Bước 3: Thông tin về nguyên vật liệu sử dụng


DỤNG
Giai đoạn 2: PHÂN LOẠI,
ĐÁNH GIÁ NGUỒN THẢI,
TÍNH TỐN CÂN BẰNG

Bước 4: Phân loại, đánh giá các nguồn thải
Bước 5: Tính tốn cân bằng vật chất

VẬT CHẤT LƯỢNG THẢI
Giai đoạn 3: PHÂN TÍCH

Bước 6: Thơng tin về cơng nghệ xử lý mơi

CÁC GIẢI PHÁP CƠNG

trường đang áp dụng

NGHỆ ĐANG ÁP DỤNG VÀ

Bước 7: Đề xuất giải pháp quản lý nhằm cải

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN

thiện môi trường

LÝ, GIẢM THIỂU XỬ LÝ,
CHẤT THẢI

Bước 8: Đề xuất giải pháp giảm thiểu, xử lý

chất thải

1.1.4. Một số nét chính về KKNT ở Việt Nam
Ở nước ta kiểm kê môi trường còn khá mới, các bước thực hiện kiểm kê còn
mang tính “tự phát”. Việc kiểm kê mơi trường ở Việt Nam đã thực hiện thơng qua
các Chương trình, Dự án.. quốc tế hỗ trợ. Các cơ sở công nghiệp được kiểm kê
thường là các nhà máy giấy, nhà máy dệt, nhà máy hoá chất... Mặc dù các nghiên
cứu ban đầu đã thu được một số kết quả nhất định nhưng q trình thực hiện KK
khơng tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân là do các cơ sở này đã cũ,
khơng có đủ số liệu quan trắc liên tục làm ảnh hưởng đến q trình phân tích đánh
giá. Mặt khác, do thiếu quy chế về kiểm kê môi trường do vậy các số liệu thu được
cũng chưa đảm bảo độ tin cậy. Kết quả KK cho thấy có thể cải thiện được môi
trường một cách hữu hiệu, nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc quản lý mặt

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

16

GVHD: TS. Trịnh Thành


Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

bằng khu vực sản xuất trên cơ sở nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân trong các
cơ sở sản xuất. Hy vọng trong tương lai gần KKNT sẽ là một công cụ quản lý mới
giúp các quá trình SXSH trở thành hiện thực.
1.1.5. Thực hiện KKNT trong ngành công nghiệp sản xuất giầy
Kiểm kê nguồn thải là công cụ quản lý môi trường quan trọng và đem lại
hiệu quả kinh tế cho các nhà máy, DN, cơ sở sản xuất. Kiểm kê trong ngành công
nghiệp sản xuất giầy đến nay mới được thực hiện bằng các chương trình, dự án…

Trong giai đoạn đến năm 2020, cùng với sự tăng trưởng kinh tế đất nước, mức sống
của người dân được cải thiện thì nhu cầu thiết yếu về giầy các loại cũng được nâng
lên. Với số dân ước sẽ tăng lên trên 96,5 triệu nguời vào năm 2020, thị trường trong
nước có tiềm năng lớn đối với ngành, số lượng giầy hàng năm do các công ty, DN
và các cơ sở sản xuất cung ứng sẽ gia tăng nhanh, kéo theo đó là lượng CTR phát
sinh hàng năm rất lớn [9, 12]. Vì vậy, việc đề xuất ra quy trình KKNT cho ngành
sản xuất là cần thiết, nhằm tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu lượng thải gây tác động
xấu tới môi trường và giảm thiểu chi phí xử lý chất thải.
1.2. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH SẢN XUẤT GIẦY
Ngành sản xuất giầy Việt Nam đã có lịch sử lâu đời, tuy nhiên ngành sản
xuất chỉ trở thành một ngành công nghiệp thực thụ trong vài chục năm trở lại đây
mặc dù hơn một trăm năm trước đây nhà máy sản xuất giầy đã được xây dựng và đi
vào hoạt động và cung cấp các sản phẩm cho các ngành công nghiệp. Trước những
năm 1990, ngành công nghiệp giầy chủ yếu sử dụng công nghệ truyền thống, làm
bằng thủ công, thiết bị thô sở lạc hậu. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ sản lượng thấp, tập
trung thành làng nghề, những cơ sở khác nằm rải rác ở các vùng trong cả nước.
Hoạt động hợp tác quốc tế, quan hệ giao lưu với nước ngồi cịn hạn chế. Từ năm
1990 đến nay, ngành công nghiệp giầy Việt Nam mới thực sự phát triển mạnh và
được xem là một trong những ngành cơng nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam
phát triển. Với chính sách mở cửa và đổi mới các nhà máy và cơ sở sản xuất giầy
trong nước có điều kiện tiếp xúc, quan hệ với nước ngồi, đặc biệt là chun gia
cơng nghệ, các hãng hố chất và thiết bị của các nước trên Thế giới, do đó chất

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

17

GVHD: TS. Trịnh Thành



Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

lượng giầy ngày càng được nâng cao. Vì vậy, ngành Giầy Việt Nam trở thành một
ngành kinh tế kỹ thuật có những đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng chung
của nền kinh tế đất nước. Kinh ngạch xuất khẩu tăng đều hàng năm.
Năm 2006 xuất khẩu giầy đạt 3.56 tỉ USD tăng 16,9% so với năm 2005.
Năm 2007 xuất khẩu đạt 3.9 tỉ USD tăng 9,55% so với năm 2006. Mục tiêu của
ngành đến năm 2010 sản xuất đạt 720 triệu đôi giầy dép…, phấn đấu kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 6 tỉ USD. [12]
1.2.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất giầy
Đối với ngành giầy hiện đang áp dụng những CNSX chính gồm:
Cơng nghệ ép dán: hiện đang rất phổ biến để sản xuất các loại giầy dép da
nam, nữ, trẻ em, giầy thể thao các loại.
Cơng nghệ lưu hố: áp dụng để sản xuất giầy vải, nhưng hiện nay xu hướng
áp dụng công nghệ này để sản xuất giầy vải cao cấp thời trang có mũ kết hợp
nguyên liệu da.
Công nghệ phun đúc: áp dụng chủ yếu để sản xuất các loại giầy có để bằng
vật liệu tổng hợp có thể phun và đùn đúc được như: PU, PVC…
Công nghệ khâu: hiện áp dụng rất hạn chế do năng suất lao động thấp, chủ
yếu áp dụng để sản xuất các loại giầy đặc biệt như: giầy leo núi, giầy bảo hộ cao
cấp… [10]
Sơ đồ công nghệ sản xuất giầy dép chung được mô tả trong sơ đồ dưới đây:

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

18

GVHD: TS. Trịnh Thành



Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

Nguyên phụ liệu
đầu vào

Gia công
nguyên liệu

Pha cắt

Tiền chế
đế giầy

Lắp rắp
mũ giầy

Gị – ráp đế và hồn thiện giầy

KCS – Đóng gói

Xuất xưởng
Hình 1.1. Sơ đồ tổng qt quá trình sản xuất giầy

HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

19

GVHD: TS. Trịnh Thành



Quy trình kiểm kê nguồn thải của một ngành cơng nghiệp ở Việt Nam

Phân tích các cơng đoạn trong sản xuất giầy: [3, 14]
a. Công đoạn gia công nguyên liệu (bồi vải, cán luyện cao su...)
Trong công đoạn này, các DN chủ yếu dùng các trang thiết bị bán cơ khí và
cơ khí, các thiết bị này chưa được đầu tư đồng bộ.
b. Công đoạn pha cắt nguyên liệu (da, vải, giả da, cao su, nguyên liệu nhân tạo
dạng tấm...)
Thiết bị được sử dụng trong công đoạn này tại các DN trong nước là máy
chặt thuỷ lực và dao chặt định hình để pha cắt. Loại thiết bị này đang được sử dụng
rộng rãi trong ngành sản xuất giầy của Thế giới. Việc sử dụng loại máy chặt khổ
rộng để có thể pha cắt nhiều loại nguyên liệu một cách linh hoạt mà chưa quan tâm
nhiều đến việc đầu tư các chủng loại máy cắt phù hợp với từng loại nguyên liệu sẽ
dẫn đến các thiệt hại như: Thao tác không thuận tiện nên ảnh hưởng đến chất lượng
và năng suất lao động; Máy chặt bị lãng phí cơng suất hoặc có khi bị quá tải...
Dao chặt: hiện tại trong nước đã có một số cơ sở sản xuất dao chặt nên thời
gian cung ứng dao chặt đã được rút ngắn. Tuy nhiên chất lượng dao chặt phổ biến
chỉ ở mức đạt yêu cầu. Những dao chặt có độ phức tạp cao phải do các công ty liên
doanh cung cấp hoặc do chính các nhà sản xuất và hãng giầy lớn tự cung ứng.
Các thiết bị dùng để hoàn thiện và trang trí bán thành phẩm pha cắt: chủ
yếu đầu tư các thiết bị in lưới, in cao tần, thêu... để tạo ra các hình thức trang trí và
hồn thiện mới khác với các hình thức truyền thống. Tuy nhiên, do sản phẩm luôn
thay đổi nên đôi khi thiết bị ở tình trạng q tải hoặc khơng sử dụng hết cơng suất
do vậy việc đầu tư gặp khó khăn và đôi khi kém hiệu quả.
c. Công đoạn lắp ráp mũ giầy (may và phụ trợ)
Máy may công nghiệp đang sử dụng phổ biến trong ngành giầy là do Hàn
Quốc, Đài Loan sản xuất có trình độ trung bình và trung bình khá. Một số ít máy
may có tính năng đặc biệt có trình độ khá và hiện đại được nhập từ Nhật bản, Đức.
Tỷ lệ các loại máy may (bàn, trụ 1 kim, trụ 2 kim) và các máy chuyên dùng khác


HV: Nguyễn Thị Thùy Dung

20

GVHD: TS. Trịnh Thành


×