Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.41 KB, 51 trang )

MỤC LỤC

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM.......................3
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng....................................................................3
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng......................................................................3
1.1.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong NHTM...............................................5
1.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.....................................................5
1.1.5. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.............................................7
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM..........................................8
1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng..............................................8
1.2.3.3. Đo lường rủi ro:....................................................................................11
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA MỘT SỐ NHTM TRÊN
THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NHCT VIỆT NAM........14
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số NHTM..................14
1.3.2. Bài học cho NHCT Việt Nam..........................................................15
CHƯƠNG 2........................................................................................................16
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP...............16
CÔNG THUƠNG VIỆT NAM.........................................................................16
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG................................................................16
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ................16
2.1.2 Kếtquảhoạtđộngkinhdoanhcủangânhànggiaiđoạn2013-2015:...........17
2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT giai đoạn 2013-2015................20
2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................26
2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHCT...27
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị RRTD
củaNHCT.....................................................................................................29
3.1.2. Định hướng hoạt động quản trị RRTD của NHCT trong thời gian tới:
.....................................................................................................................34
3.2.1 Nhóm giải pháp trực tiếp....................................................................35
3.3.2 Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra .............39
3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ........................................................................40


3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ.............................................................42


3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...........................44


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM.......................3
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng....................................................................3
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng......................................................................3
1.1.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong NHTM...............................................5
1.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.....................................................5
1.1.5. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.............................................7
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM..........................................8
1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng..............................................8
1.2.3.3. Đo lường rủi ro:....................................................................................11
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA MỘT SỐ NHTM TRÊN
THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NHCT VIỆT NAM........14
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số NHTM..................14
1.3.2. Bài học cho NHCT Việt Nam..........................................................15
CHƯƠNG 2........................................................................................................16
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP...............16
CÔNG THUƠNG VIỆT NAM.........................................................................16
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG................................................................16
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ................16
2.1.2 Kếtquảhoạtđộngkinhdoanhcủangânhànggiaiđoạn2013-2015:...........17
2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT giai đoạn 2013-2015................20
2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................26
2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHCT...27

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị RRTD
củaNHCT.....................................................................................................29
3.1.2. Định hướng hoạt động quản trị RRTD của NHCT trong thời gian tới:
.....................................................................................................................34
3.2.1 Nhóm giải pháp trực tiếp....................................................................35
3.3.2 Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra .............39
3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ........................................................................40
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ.............................................................42
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...........................44


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu
Trong các mảng hoạt động của ngân hàng thương mại thì tín dụng là mảng dịch
vụ truyền thống và cốt lõi nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đồng thời nó cũng là mảng
chứa nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó tác
động tới toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại và cả nền kinh tế. Vì vậy quản trị rủi
ro tín dụng là vấn đề khó khăn nhưng rất bức thiết.
Những năm gần đây, với sự có mặt của VAMC tỷ lệ nợ xấu của hệ thống
NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói riêng đã giảm
xuống nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm từ những năm trước khiến hệ
thống NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói riêng
không thể chủ quan trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Vậy làm thế nào để nâng cao
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam? Đây là vấn đề luôn được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam quan tâm.
Trong bối cảnh trên, là một cán bộ tín dụng tương lai và để phục vụ tốt hơn cho
công việc sau này, em chọn chuyên đề “Nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” làm chuyên đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề làm sáng tỏ cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam, từ đó đưa ra những mặt tích cực cũng như hạn chế
của hoạt động quản trị này.
Chuyên đề đưa ra hệ thống giải pháp và kiến nghị phù hợp với điều kiện của
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động quản trị
rủi ro tín dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng.


2
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi thực
trạng hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các nghiệp vụ liên quan của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2013-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp thống kê,
so sánh, phân tích,.. đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ
mục đích đặt ra trong chuyên đề.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương, cụ
thể:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam.

Chương III: Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

CHƯƠNG 1


3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo khoản 01 điều 03 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng thì “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là
khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam
kết”.
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng nhưng chúng ta cần hiểu
rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng, do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra
tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn
nguy cơ xảy ra tổn thất, một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro
tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng,
ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng được chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và
bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu
nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại
khác nhau. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia
thành các loại sau đây:



4
Sơ đồ 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín
dụng

Rủi ro
Giao dịch

Rủi ro
Lựa chọn

Rủi ro
Đảm bảo

Rủi ro
danh mục

Rủi ro
nghiệp vụ

Rủi ro
Nội tại

Rủi ro
Tập trung

Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh

là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách
hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá trình đánh
giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng); rủi
ro bảo đảm (rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho vay, loại tài sản
đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản lý
khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề).
Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn
chế trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại
(xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực
kinh tế) và rủi ro tập trung (là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một
ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một
loại hình cho vay có rủi ro cao).
Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu
các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng vốn
vay…


5
1.1.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong NHTM
Rủi ro tín dụng ngân hàng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân
hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi
khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn, hay nói cách
khác, những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ
yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở sự
đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc
trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Do đó khi phòng ngừa và
xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân, bản

chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín
dụng của NHTM: tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho ngân hàng không thể nắm
bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ
khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thực chất
là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng.
1.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Như chúng ta đã biết, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp
tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ
hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro này có nguyên nhân từ nhiều phía:
a) Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng
- Do chính sách tín dụng của NH: Chính sách tín dụng không minh bạch làm
cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra
khe hở cho người sử dụng vốn có những hành vi vi phạm.
- Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích
và đánh giá khách hàng,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay,
hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh
của khách hàng.
- Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát
hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích.
- Chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất


6
lượng khoản vay
- Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản trị rủi ro, quản trị
hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa
phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ.
- Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủ
tầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng.

b) Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. Đa số các
doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi.
Số lượng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm
đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên
quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
- Năng lực quản trị kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng
quản trị. Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa
phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi
mới cung cách quản trị, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo
đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản trị là nguyên
nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải
thành công trên thực tế.
- Sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ
mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Do đó, khi cán bộ ngân hàng lập các bản
phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp,
thường thiếu tính thực tế và xác thực.
c) Nguyên nhân khách quan
Những nguyên nhân mang tính bất khả kháng( thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,
thay đổi cầu của người tiêu dùng hoặc về kỹ thuật công nghệ của một ngành nào đó)
có thể làm phá sản cả một hãng kinh doanh và đặt người đi vay từng làm ăn có hiệu
quả vào thua lỗ, mất khả năng trả nợ.
Do tác động của chu kỳ phát triển kinh tế: Bất kỳ nền kinh tế nào cũng có chu
kỳ phát triển theo một ngưỡng nhất định. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định,
các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại,


7
khi kinh tế suy thoái dẫn đến sản xuất đình trệ, ứ đọng vốn dẫn đến khả năng tài chính
của khách hàng gặp khó khăn, tất yếu ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý: Cơ chế chính sách
của Nhà nước không thuận lợi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hoạt động của
các doanh nghiệp và môi trường đầu tư vốn của các ngân hàng.
Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước.
Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập. Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng
ngân hàng (CIC) của Ngân hàng nhà nước đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt
được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin tín dụng.
Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng được đầy đủ
yêu cầu tra cứu thông tin.
1.1.5. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
• Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ NQH=
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một
phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn”. Nếu tỷ lệ NQH cao chứng tỏ chất
lượng tín dụng thấp, ngược lại, tỷ lệ NQH thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao.
• Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu cho biết cứ 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu.
Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng đang ở mức rủi
ro cao, nguy cơ mất vốn cao.
• Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng RRTD là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có
thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thể thực hiện nghĩa vụ theo cam
kết. Do đó, quỹ dự phòng rủi ro được thành lập nhằm mục đích bù đắp chi phí của
ngân hàng khi xảy ra rủi ro để không làm ảnh hưởng đột biến đến chi phí của ngân


8
hàng. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD=
Tỷ lệ dự phòng RRTD cho ta biết cơ cấu NQH thì nhóm nợ xấu, đặc biệt là nợ

nhóm 5 có chiếm tỷ trọng cao không. Tỷ lệ này càng cao hay số tiền trích lập DPRR
càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp.
• Tỷ lệ mất vốn:
Tỷ lệ mất vốn=
Dư nợ mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo là các khoản nợ đã được xóa ở nội bảng
nhưng vẫn tiếp tục theo dõi ngoại bảng để thu hồi, tuy nhiên, khả năng thu hồi được
rất thấp nên coi như là nợ mất vốn. Tỷ lệ này phản ánh tỷ trọng nợ đã được xóa ở nội
bảng trong kỳ báo cáo so với dư nợ trung bình kỳ báo cáo.
Dư nợ trung bình kỳ báo cáo=
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức, triển
khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận được.
1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của NHTM.
Trong lịch sử hoạt động ngân hàng, thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro được đề cập
sớm nhất và cũng là nhiều nhất. Hoạt động tín dụng là chức năng chính của NHTM
với việc trao quyền sử dụng vốn cho người khác sử dụng và nhận được lời cam kết sẽ
hoàn trả đủ gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Hoạt động tín dụng là hoạt động
chính của ngân hàng, nó chiếm tới trên 1/2 đến 2/3 bảng cân đối và mang lại thu nhập
chính cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nhưng đi liền bên cạnh là RRTD
cũng mang lại hậu quả thiệt hại thu nhập, thậm chí có thể phá sản một NHTM, và ở
mức cao có thể gây khủng hoảng cả hệ thống tài chính ngân hàng. Quản trị RRTD
chính là chốt hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng.


9
Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng.
Thứ nhất, do quá trình tự do hóa, nới lỏng quy định trong hoạt động ngân hàng

trên phạm vi toàn thế giới. Khi gia tăng cạnh tranh cũng đồng nghĩa với rủi ro và phá
sản gia tăng. Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên
càng giảm xuống. Tác động này làm cho các ngân hàng ngày càng có xu hướng mở
rộng quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc RRTD cũng có nguy cơ gia tăng. Bên cạnh
đó, quy luật đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các khách hàng
của ngân hàng, kéo theo sự thiệt hại về ngân hàng.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng theo xu hướng đa
năng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập cạnh
tranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Nhưng dưới áp lực
của cạnh tranh thì việc mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm cũng như phạm vi của hoạt
động tín dụng trở nên cấp thiết hơn, mang ý nghĩa sống còn với các ngân hàng. Với sự
đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng như RRTD càng đòi hỏi quản trị RRTD
phải được chú trọng nâng cấp tương xứng.
Tính cấp thiết của quản trị RRTD còn do xu hướng kinh doanh của các ngân
hàng ngày nay càng trở nên rủi ro hơn. Có thể nói, quản trị rủi ro tín dụng tốt là một
lợi thế cạnh tranh và là công cụ tạo ra giá trị ngân hàng.
1.2.3. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng


10

1.2.3.1 Xây dựng bối cảnh:
Xây dựng bối cảnh chính là khâu đầu tiên trong quy trình. Bối cảnh ở đây gồm
có bối cảng bên ngoài ngân hàng có thể kể đến như môi trường vi mô, vĩ mô; chu kỳ
kinh tế; đặc điểm ngành....và môi trường bên trong ngân hàng như mục tiêu và chiến
lược kinh doanh, QTRR của ngân hàng trong từng thời kỳ. Để làm được việc này cần
phải:
- Nắm rõ mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

- Hiểu chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng.
- Rà soát môi trường kinh doanh
- Hiểu được khẩu vị rủi ro của ngân hàng.
1.2.3.2 Nhận biết rủi ro
Nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất cứ khoản
vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo
dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất giảm đến mức thấp nhất.
Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý
sớm các vấn đề một cách có hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết RRTD thường tập trung


11
vào các vấn đề: Dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay, ví dụ
như:
-

Yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.
Cơ cấu vốn không hợp lý.
Dòng tiền và doanh thu không tương xứng, tăng phải thu bất thường.
Báo cáo tài chính không rõ ràng minh bạch, thay đổi chính sách kế toán.
Có những thông tin xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh

-

nghiệp.
Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành.
Doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích...vvv

Để nhận diện rủi ro có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
-


Phương pháp dựa vào mục tiêu: bất kỳ những gì cản trở việc thực hiện mục

-

tiêu đều được coi là “rủi ro”.
Phương pháp dựa trên cơ sở kịch bản dự kiến: đặt giả thiết nếu một việc xảy

-

ra thì sẽ như thế nào từ đó nhận diện rủi ro.
Phương pháp dựa vào kinh nghiệm/tiền lệ: nhận diện rủi ro trên cơ sở kinh

-

nghiệm đã trải qua và những thông lệ tốt nhất.
Phương pháp hỗn hợp: kết hợp các phương pháp nêu trên.

1.2.3.3. Đo lường rủi ro:
Đo lường RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ các
rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi xảy ra rủi ro để
xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng
được phát triển theo hai hướng: Đo lường RRTD cá biệt và đo lương rủi ro danh mục
cho vay.
Đối với rủi ro tín dụng cá biệt: Các mô hình đo lường đã và đang được sử dụng
và phát triển bao gồm:
- Các mô hình định tính như mô hình 6C, mô hình 5P
- Các mô hình định lượng (hay mô hình điểm số tín dụng) như xếp hạng của
Moody’s và Standard & Poor, mô hình điểm số Z, mô hình điểm số tín dụng
tiêu dùng, mô hình dự đoán xác suất vỡ nợ,…

Đối với rủi ro danh mục cho vay: Các mô hình đơn giản, thường sử dụng như
mô hình VAR (Value at Risk), mô hình RAROC (Return at risk on capital) hoặc mô
hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II (IRB).
1.2.3.4 :Quản lý và xử lý rủi ro
 Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng:
− Mô

hình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm:


12
+ Các quy định về tổ chức bộ máy cấp tín dụng, bộ máy giám sát rủi ro và bộ
máy xử lý rủi ro, các quy định về trình tự và thẩm quyền của bộ máy cấp tín dụng, bộ
máy giám sát và bộ máy xử lý rủi ro.
+ Quy định điều kiện nhân sự trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ nhân viên thực hiện
các công việc trong bộ máy cấp tín dụng, quản trị rủi ro và xử lý rủi ro.
+ Xây dựng và hoàn thiện các định hướng, chính sách, quy chế, quy trình và hướng
dẫn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng.
+ Hệ thống đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng;
+ Hệ thống thông tin tín dụng, báo cáo quản trị và cảnh báo rủi ro;
− Mô

hình quản trị rủi ro có thể có nhiều hình thức tùy thuộc vào quy mô của ngân

hàng, mức độ hứng chịu các loại rủi ro khác nhau và độ phức tạp trong tổ chức của ngân
hàng. Một mô hình quản trị rủi ro đúng đắn là phải gắn kết được mô hình quản trị rủi ro
đó với mục tiêu và chiến lược tổng thể của ngân hàng.
 Xây dựng và thực hiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng:
− Xây


dựng phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, bao

gồm: cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, chuẩn hóa hợp đồng tín
dụng, hợp đồng bảo đảm, phân loại tài sản bảo đảm theo khả năng thu hồi nợ và quản
lý nợ;
− Quy

định về các điều kiện, quy trình thẩm định và quyết định việc cho vay và

nhận tài sản bảo đảm tiền vay;
− Tăng

cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay

và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản;
− Xây

dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh

doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.
− Xây

dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế quy trình nội bộ về quản

trị rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ
tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín
dụng và xử lý các khoản nợ xấu.
 Tuân thủ nguyên tắc tín dụng thận trọng:
− Thực


hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài

chính, chiết khấu,…và bảo đảm tiền vay.


13
− Thực

hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết

định tài trợ.
− Phân

tán rủi ro trong cho vay bằng cách không dồn vốn cho vay quá nhiều đối

với một khách hàng hoặc một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.
− Quản

lý danh mục tín dụng, đặt ra các hạn mức cho vay đối với khách hàng hay

nhóm khách hàng vay, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cho vay.
− Trích

lập dự phòng nhằm tạo nguồn để bù đắp tổn thất rủi ro tín dụng, Áp dụng

các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây
tổn thất ở mức độ khác nhau. Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản
dự phòng để đối phó với rủi ro.
− Thực


hiện các biện pháp Bảo hiểm tiền vay.

 Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp xử lý nợ:
− Xử

lý nợ quá hạn, nợ xấu là công việc thường xuyên của ngân hàng nhằm thu

hồi các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn, do đó ngân hàng cần có quy định,
quy trình chuẩn hóa công việc; mỗi cán bộ nhân viên thực hiện công việc cấp tín dụng
cũng là một nhân viên xử lý nợ, ngoài ra ngân hàng cần có bộ phận chuyên môn độc
lập để thực hiện việc xử lý các khoản nợ có vấn đề.
− Đối

với các trường hợp trây ỳ trả nợ vay, các TCTD cần áp dụng các biện pháp

kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc khởi kiện.
1.2.3.5 Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược
và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Sau khi xác
định, phân tích và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cần phải được theo dõi
thường xuyên. Mục đích của khâu này là giúp cho bộ máy quản trị rủi ro nắm được
tình trạng rủi ro của ngân hàng theo thời gian. Căn cứ vào mức độ rủi ro, các hệ số an
toàn tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp khác nhau. Kiểm
soát RRTD bao gồm 3 hoạt động:
-

Kiểm soát rủi ro trước khi cho vay
Kiểm soát rủi ro trong khi cho vay
Kiểm soát rủi ro sau khi cho vay



14
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA MỘT SỐ NHTM TRÊN THẾ
GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NHCT VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số NHTM
a) Ngân hàng Citibank của Mỹ:
Thứ nhất, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay theo mô hình 5C
như sau:
-

Character of management: Năng lực quản trị của người vay
Financial capacity of the venture: Năng lực tài chính của người vay
Collateral security: Thế chấp đảm bảo khoản vay
Condition of the industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động
Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng.

Để đưa ra quyết định chấp thuận hay từ chối cho vay thì các cán bộ phải đánh giá thận
trọng, khách quan dựa vào các tiêu chí đề ra. Việc xét duyệt cho vay bao gồm quá
trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn các khoản vay trước đó, kiểm
tra và đánh giá TSTC cùng với mức độ rủi ro của khoản vay.
Thứ hai, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt.
Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho CBTD dựa trên năng lực và tư cách, kỹ
năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên mà
không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng. Quyền phê duyệt, cấp tín
dụng không do một người quyết định mà phải được sự nhất trí của ba CBTD những
người chịu trách nhiệm về cho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay
giao dịch tín dụng riêng lẻ.
b) Ngân hàng KasiKorn của Thái Lan
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997-1998 khiến hệ thống ngân hàng

Thái Lan chao đảo, nhiều NHTM bị phá sản hoặc phải sáp nhập để tiếp tục tồn tại. Để
giải quyết bài toán này, một loạt thay đổi cơ bản trong tín dụng đã được các ngân hàng
Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để. Trong đó phải kể đến kinh nghiệm quản
trị RRTD của KasiKorn Bank. Trước đây, KasiKorn Bank chỉ quan tâm đến TSTC ,
không quan tâm đến dòng tiền mà dự án mang lại của khách hàng vay nên giai đoạn
1997-1998 nợ xấu có lúc lên tới 40%. Hiện nay ngân hàng đã thực hiện triệt để nguyên
tắc tín dụng, đặc biệt là thông tin tín dụng, coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và
vòng thu hồi vốn đầu tư của khách hàng.


15
Cho điểm khách hàng: KasiKorn Bank đã áp dụng xếp loại tín dụng như một công cụ
quyết định tự động đối với các khoản vay tiêu dùng( thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, thế
chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ.
Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng: KasiKorn Bank quy định việc quyết định tín
dụng theo mức tăng dần từ mức phán quyết một người đến một nhóm người và cao
nhất là của Hội đồng quản trị, cụ thể: 10 triệu bath: 1 người chịu trách nhiệm, 100 triệu
bath: 2 người chịu trách nhiệm, 3 tỷ bath: do Hội đồng quản trị quyết định. Những
khoản vay vượt quá hạn mức quy định trên chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để
thẩm định trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.
Giám sát khoản vay: KasiKorn Bank rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản
vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và
đánh giá khách hàng, xử lý kịp thời các tình huống RRTD.
1.3.2. Bài học cho NHCT Việt Nam
Thứ nhất, NHCT phải nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản trị tín
dụng, cụ thể là xây dựng các thực hành tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn cho đến
ra quyết định, đồng thời quản trị khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín
dụng. NHCT cũng nên xây dựng một hệ thống đánh giá tín dụng dựa trên các tiêu chí
tương lai thay vì dựa quá nhiều vào kết quả hoạt động trong quá khứ như trước đây,
đồng thời đưa vào triển khai đồng bộ hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề.

Thứ hai, NHCT cần chú ý hơn đến việc phân quyền phán quyết tín dụng nhằm
tiết kiệm thời gian cũng như tăng tính trách nhiệm đối với CBTD về quyền quyết định
của mình, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong cho vay của họ.
Thứ ba, NHCT thường xuyên tiến hành rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro.
Ngân hàng cần chú trọng đến việc nâng cao quản trị hệ thống và tránh các rủi ro tiềm
ẩn bằng cách rà soát đều đặn các rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản, thị
trường sao cho các rủi ro này không vượt quá mức chấp nhận được. Bên cạnh đó
NHCT tiếp tục hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hàng tháng phân tích
các biến động về khối lượng rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp nhằm đảm
bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, từ đó duy trì nhất quán khẩu vị rủi ro
của ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng đang trở thành một nội
dung quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển của từng Ngân hàng. Để có cơ sở


16
xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, tăng cường quản trị rủi ro tín
dụng, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của Ngân hàng, chương 1
cũng đã trình bày lý luận cơ bản nhất về quản trị rủi ro tín dụng, phân loại và các tiêu
chí phản ánh rủi ro tín dụng, các nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng.
Trong chương 1 ta còn biết đến các kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng lớn, có uy tín tại Mỹ, Thái Lan. Để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm
hữu ích cho NHCT và có cở sở so sánh, phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng của
NHCT trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THUƠNG VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

NHCT Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân
hàng Nhà Nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Đến
ngày 21/09/1996 NHCT Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số
285/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên giao dịch tiếng
anh là Incombank. Tuy nhiên đến ngày 15/04/2008 NHCT đổi tên viết tắt từ
Incombank sang NHCT. Ngày 03/07/2009 Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên
thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam theo giấy phép thành
lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GP-NHNN.
Ngân hàng đã tổ chức sự kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng(IPO)
vào ngày 25/12/2008 tại Sở giao dịch chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh với 121,1 triệu
cổ phiếu phổ thông với mã chứng khoán CTG.
Trong 25 năm qua, NHCT đã có những bước phát triển nhanh và vượt bậc về
mọi mặt. NHCT cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài
nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại
hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng
trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài
chính và nhiều dịch vụ tài chính ngân hàng khác. Hiện nay mạng lưới của NHCT phân
bổ rộng khắp 63/63 tỉnh thành phố trên cả nước bao gồm Hội sở chính, một Sở Giao


17
dịch tại Hà Nội và 160 Chi nhánh, hơn 1000 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, sáu
Công ty hạch toán độc lập và ba đơn vị sự nghiệp.
Chính vì vậy, hiện nay NHCT vẫn giữ vị trí là một trong những ngân hàng
thương mại lớn nhất Việt Nam, có nhiều tiềm năng mở rộng và phát triển. Ngoài
ra, Ngân hàng đã thiết lập và duy trì hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đáp
ứng yêu cầu kinh doanh và quản trị điều hành theo mô hình ngân hàng hiện đại.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2013-2015:
Như nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam khác, tín dụng là dịch vụ căn
bản tạo ra phần lớn tài sản trong tổng tài sản có của NHCT. Tín dụng cũng là cơ

sở để NHCT tiếp tục mở rộng và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh khác như
huy động vốn, tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ. Có thể nói, nguồn vốn tín dụng
của NHCT trong các năm qua đã đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cho nhiều ngành
kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều vùng/địa bàn trên cả nước.
-

Tình hình hoạt động huy động vốn của NHCT 2013-2015
Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn của NHCT 2013-2015

Qua biểu đồ trên có thể thấy tổng vốn huy động năm 2014 là 595.096 tỷ đồng tăng
16,3% so với năm 2013( là 511.670 tỷ đồng) và tới năm 2015 đạt 711.785 tỷ đồng tăng
19,6% so với năm 2014. Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt
mạnh của NHCT khi so sánh với nhiều ngân hàng thương mại khác. Với mạng lưới
các chi nhánh rộng khắp trên cả nước cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng,


18
đã đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng
nguồn vốn huy động hàng năm của NHCT luôn có sự tăng trưởng cao.


19
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh NHCT 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng, %.

Chỉ tiêu

2013

2014


2015

Giá trị

Giá trị

+/- %

Giá trị

+/- %

Tổng tài sản

576.368

661.142

14,71%

779.483

17,90%

Vốn chủ sở hữu

54.075

55.259


2,19%

56.110

1,54%

Dư nợ

376.289

439.869

16,89%

538.079

22,32%

Lợi nhuận trước thuế

7.751

7.302

-5,79%

7.345

0,59%


ROA

1,40%

1,20%

-14,29%

1%

-16,67%

ROE

13,70%

10,50%

-23,36%

10,30%

-1,90%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của NHCT
Theo số liệu nêu ở bảng trên thì trong giai đoạn 2013 – 2015 NHCT đã có sự
thay đổi đáng kể về vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Về tổng tài sản, năm 2014 tổng
tài sản là 661.142 tỷ đồng, tăng 14,71% so với năm 2013(576.368 tỷ đồng); tính đến
hết năm 2015 tổng tài sản là 779.483 tỷ đồng tăng 17,9 % so với năm 2014 (661.142

tỷ đồng) đây là dấu hiệu tăng truởng tốt của ngân hàng. Như vậy sau 3 năm, tổng tài
sản của NHCT đã tăng lên gần 1.3 lần.
Cũng xu huớng đó nguồn vốn chủ sở hữu của NHCT cũng tăng lên. Tính đến
năm 2015 vốn chủ sở hữu là 56.110 tỷ đồng tăng so với năm 2013 là 2,035 tỷ đồng.
Còn năm 2013 là 54.075 tỷ đồng, so với năm 2013 thì năm 2014 vốn chủ sở hữu đã
tăng 2,19%. Sau 3 năm vốn chủ sở hữu đã tăng gần 1,03 lần so với năm 2013. Tuy vậy
thì các chỉ số lợi nhuận truớc thuế có chút giảm nhẹ vào năm 2014 và tăng trở lại vào
năm 2015, năm 2013 lợi nhuận truớc thuế là 7.751 tỷ đồng, năm 2014 giảm nhẹ xuống
còn 7.302 tỷ đồng. Năm 2015 là 7.345 tỷ đồng tăng 0,59% so với năm 2014.


20
Các chỉ số ROA, ROE giảm đi rõ ràng năm 2013, ROA là 1,40% nhưng đến
năm 2014 đã giảm xuống 1,20%, năm 2015 còn 1%. ROE cũng tương tự, năm 2013 là
13,70% còn tính đến năm 2015 là 10,30%.
Như vậy qua các con số cho thấy tình hình kinh doanh của Ngân Hàng đang
gặp khó khăn khá lớn, đó cũng là xu huớng kinh tế ảm đạm trong những năm gần đây
dù với bất kì Ngân Hàng nào. Vì vậy NHCT cần cố gắng rất nhiều để lấy lại tình hình
khả quan như năm 2013 và để đẩy lùi những tai tiếng xấu như vụ Huyền Như năm
2014 đồng thời lấy lại hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng và các nhà đầu tư.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NHCT
2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT giai đoạn 2013-2015
Các chỉ tiêu phản ánh RRTD của NHCT
a. Chỉ tiêu nợ quá hạn
Bảng 2.2: Chỉ tiêu hệ số NQH của NHCT giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2013
2014

2015
NQH có khả năng thu hồi
2.744
3.770
3.211
Nợ xấu
3.770
4.905
4.942
Tổng nợ quá hạn
6.514
8.675
8.153
Tổng dư nợ
376.289
439.869
538.079
Tỷ lệ nợ quá hạn
1,73%
1,97%
1,52%
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
1,00%
1,1%
0,92%
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng nợ quá hạn
57,9%
56,5%
60,6%
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất các năm 2013,2014,2015 NHCT

Nhìn chung nợ quá hạn của NHCT có xu hướng tăng, năm 2014 nợ quá hạn là
8.675 tỷ đồng gần chạm ngưỡng 2 %, tuy đến năm 2015 nợ quá hạn đã giảm nhưng
vẫn còn tương đối cao là 8.153 tỷ đồng ứng với 1,52%. Tỷ lệ nợ quá hạn biến động
qua các năm nhưng luôn duy trì ở mức dưới 3% và chưa đến mức đáng lo ngại.
Tỷ lệ nợ xấu trong những năm 2014 có xu hướng tăng trở lại và đạt mức 1,1%
nhưng đến năm 2015 phần nào đã được kiềm chế ở ngưỡng 1% và qua 3 năm tỷ lệ này
đều xấp xỉ 1%.
Tỷ trọng của nợ xấu/tổng nợ quá hạn có xu hướng tăng lên và đỉnh điểm đạt 60,6%
vào năm 2015 cho thấy xu hướng xấu đi của các khoản nợ quá hạn, do đó NHCT cần tích
cực hơn trong việc giảm nợ xấu để đảm bảo an toàn cho ngân hàng.


21
Trong năm 2015, nợ xấu đã tăng 1,3 lần và nợ quá hạn lên gần 1,5 lần. Đây là
dấu hiệu báo động với tình hình hoạt động tín dụng của NHCT.
b. Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp RRTD:
Bảng 2.3 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NHCT
Đv: Triệu VND
Chỉ tiêu
DP RRTD được trích lập
Tổng dư nợ
Tỷ lệ trích lập DP RRTD

2013
3.300.226
376.288.968
0,9%

2014
4.366.502

439.869.027
0,99%

2015
4.549.711
538.079.829
0,85%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất các năm 2013,2014,2015 của NHCT Việt Nam
NHCT thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02, Thông tư 09, các văn bản sửa
đổi bổ sung và theo chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của
ngân hàng. Nhìn chung tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NHCT ở mức 0,9%
và vẫn nằm trong khoảng dao động bình thường, cho thấy cơ cấu NQH thì nhóm nợ
xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 có chiếm tỷ trọng thấp.
Bảng 2.4: Tỷ lệ xóa nợ của NHCT giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Nợ được xóa
Tổng dư nợ
Tỷ lệ xóa nợ

2013
4.576
376.289
1,22%

2014
2.865
439.869
0,65%


2015
3.058
538.079
0,57%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất các năm 2013,2014,2015 của NHCT Việt Nam
Tỷ lệ xóa nợ các năm chưa vượt quá ngưỡng 2% là mức chấp nhận được khi tương
quan với tỷ lệ nợ xấu của NHCT, cho thấy chất lượng tín dụng của NHCT vẫn cao và ổn
định. Mặc dù vậy NHCT cần làm hiệu quả hơn nữa để kiềm chế sự gia tăng của các khoản
nợ xấu và sự chuyển lên nhóm nợ cao hơn của các khoản nợ.
2.2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT:
2.2.2.1 Nhận biết rủi ro tín dụng tại NHCT
NHCT tiến hành đánh giá rủi ro tín dụng hiện hữu trong các thị trường mục tiêu
và theo các tiêu chí cấp tín dụng định kỳ ít nhất một lần một năm để nhận biết những rủi
ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành,…. Một số tiêu chí đánh giá được sử
dụng như sau:


22
- Ngành hàng: tiêu chí đánh giá phải tính đến hiệu quả hoạt động trong quá khứ và
dự báo triển vọng tương lai của ngành kinh doanh đặc biệt với những ngành lớn như dầu
khí, vận tải biển, viễn thông,…để từ đó đánh giá tác động của những dự báo này tới khả
năng của công ty trong ngành thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
- Phân khúc khách hàng: tiêu chí phân loại khách hàng có thể bao gồm: khách
hàng vay kinh doanh (Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân/ hộ gia
đình kinh doanh,…) và Khách hàng cá nhân vay tiêu dùng (phân chia theo mức thu
nhập: cao, trung bình, thấp). Do đặc thù riêng, các khối khách hàng của NHCT sẽ tự
đưa ra các tiêu chí lựa chọn, phương pháp sàng lọc khách hàng, biện pháp giảm thiểu
rủi ro của khối khách hàng đó.

Đối với từng khách hàng cụ thể, mỗi cán bộ tín dụng của NHCT cũng tiến hành
đánh giá phân tích theo các tiêu chí định lượng (như các chỉ tiêu phân tích tài chính
khách hàng,..) và định tính (các chỉ tiêu về tư cách, thiện chí trả nợ, năng lực, thu nhập
và khả năng thực hiện phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo,…) để có thể nhận biết
các rủi ro có thể phát sinh khi cấp tín dụng cho khách hàng.
2.2.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng tại NHCT
 Đo lường rủi ro tín dụng theo Phương pháp cho điểm tín dụng
Hiện nay NHCT đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB). Hệ
thống XHTDNB là tập hợp các Phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ
thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ
tiềm ẩn của một khách hàng, rồi căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng vào
hạng rủi ro phù hợp.
Hệ thống XHTDNB của NHCT bao gồm các cấu phần: (i) bộ chỉ tiêu chấm
điểm xếp hạng tín dụng khách hàng, (ii) chương trình phần mềm chấm điểm và xếp
hạng tín dụng khách hàng trên hệ thống, (iii) quy trình chấm điểm và xếp hạng tín
dụng khách hàng, (iv) hệ thống thông tin báo cáo.
 Đo lường RRTD theo Phương pháp thống kê
Bên cạnh hệ thống XHTDNB theo quan điểm chuyên gia đang được NHCT sử
dụng và cải tiến, NHCT còn phát triển các mô hình đo lường rủi ro tín dụng theo
Phương pháp thống kê.
Các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ và các Phương pháp xếp hạng khác sau
khi được kiểm tra và xác thực độ tin cậy và khả năng dự báo, sẽ được sử dụng để ước
tính xác suất khách hàng không trả được nợ (Probability of Default, PD), tỷ lệ tổn thất


×