Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Xây dựng hàm cầu tiền trong điều hành chính sách tiền tệ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.97 KB, 78 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khoá học 2012 – 2016 và đánh giá kết quả sau thời gian học tập ở
trường, nhằm gắn liền lý thuyết với thực tiễn, củng cố và hoàn thiện những kiến
thức đã được học, biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, được sự nhất trí của nhà
trường, khoa Ngân Hàng và cô giáo chủ nhiệm, em tiến hành thực hiện khoá luận
tốt nghiệp: “Xây dựng hàm cầu tiền trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt
Nam” nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngân
Hàng, đặc biệt là cô Nguyễn Thanh Nhàn cùng các cán bộ Ngân Hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi Nhánh Ba Đình, đến nay khoá luận đã được hoàn thành.
Nhân dịp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả tình cảm quý báu
đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do đây là bước đầu làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học, cho nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Em rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của các thầy cô để khoá luận
được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Kim Anh


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do em thực hiện. Các số liệu và
kết luận nghiên cứu trình bày trong bài khóa luận trên đều được trích dẫn rõ ràng.
Không có hành vi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá. Em
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Sinh viên:
Vũ Thị Kim Anh



DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT

Viết tắt
NHNN
CSTT

Nguyên văn
Ngân hàng Nhà Nước
Chính sách tiền tệ

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế ( International Monetary Fund)

VNĐ

Việt Nam đồng

M1

M2

Tổng khối lượng tiền hẹp (tổng lượng tiền mặt ngoài hệ thống
ngân hàng và các khoản tiền gửi không kỳ hạn)
Tổng phương tiện thanh toán (tổng lượng tiền mặt ngoài hệ thống
ngân hàng + tiền gửi bằng VNĐ và bằng ngoại tệ của dân cư, DN
tại các NHTM)

ECM
VECM


Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model)
Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model)

PAM

Mô hình hiệu chỉnh từng phần (Partial Adjustment Model)

VAR

Mô hình véc tơ tự hồi quy (Vector Autoregressive Model)

ARDL
ADF
NHTM

Autoregressive Distributed Lag
Kiểm định Dickey và Fuller mở rộng
Ngân hàng thương mại


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẦU TIỀN 6
Bảng1.1: Kết quả ước lượng cầu tiền dài hạn theo mô hình ECM ở các nước phát
triển 17
Bảng 1.2 Ước lượng hệ số co giãn thu nhập và bán co giãn lãi suất ở một số nước
20
Bảng 1.3: Kết quả ước lượng cầu tiền của Võ Trí Thành và Suiwah Leung 22
Bảng1.4: Kết quả ước lượng cầu tiền của Phạm Quốc Thắng 23

Bảng 1.5: Ước lượng hàm cầu tiền trong ngắn hạn của Nguyễn Phi Lân 23
Bảng 1.6: Kết quả ước lượng cầu tiền của Đặng Chí Trung 24
Bảng 1.7: Kết quả nghiên cứu cầu tiền của Hà Quỳnh Hoa 24
2.1. Khung điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam 27
2.1.1. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ 27
2.1.2. Điều hành cầu tiền trong thực tế và sự cấp thiết xây dựng hàm cầu tiền. 36
2.2. Mô hình xác định hàm cầu tiền tại Việt Nam 37
2.2.1. Lựa chọn biến số 37

Bảng2.2 Mô tả các biến sử dụng trong đề tài và dấu kỳ vọng của mỗi biến. 39
2.2.2 Lựa chọn mô hình 40
2.2.3. Số liệu 40
2.2.4. Kết quả mô hình 41

Bảng2.3 Kết quả kiểm định Unit Root – ADF cho các chuỗi số liệu của 41
hàm cầu tiền M2 41
Bảng 2.5 Kết quả ước lượng mô hình cầu tiền M2 ngắn hạn 46
CHƯƠNG 3 49
ỨNG DỤNG HÀM CẦU TIỀN TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TẠI VIỆT NAM 49
3.1. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam thời gian tới. 49
3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới 49
3.1.2. Mục tiêu điều hành kinh tế của Việt Nam trong những năm tới 50
3.1.3. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong thời gian tới 52


3.2. Ứng dụng trong việc lựa chọn mục tiêu của chính sách tiền tệ. 53
3.3. Ứng dụng trong việc lựa chọn công cụ của chính sách tiền tệ 55

KẾT LUẬN 58



DANH MỤC BẢNG, HÌNH

CHƯƠNG 1..................................................................................................................6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẦU TIỀN...............................................................................6
Bảng1.1: Kết quả ước lượng cầu tiền dài hạn theo mô hình ECM ở các nước phát
triển.............................................................................................................................17
Bảng 1.2 Ước lượng hệ số co giãn thu nhập và bán co giãn lãi suất ở một số nước
.....................................................................................................................................20
Bảng 1.3: Kết quả ước lượng cầu tiền của Võ Trí Thành và Suiwah Leung............22
Bảng1.4: Kết quả ước lượng cầu tiền của Phạm Quốc Thắng...................................23
Bảng 1.5: Ước lượng hàm cầu tiền trong ngắn hạn của Nguyễn Phi Lân.................23
Bảng 1.6: Kết quả ước lượng cầu tiền của Đặng Chí Trung.....................................24
Bảng 1.7: Kết quả nghiên cứu cầu tiền của Hà Quỳnh Hoa......................................24
2.1. Khung điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam...............................................................27
2.1.1. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ..........................................................................27
2.1.2. Điều hành cầu tiền trong thực tế và sự cấp thiết xây dựng hàm cầu tiền. ....................36
2.2. Mô hình xác định hàm cầu tiền tại Việt Nam.......................................................................37
2.2.1. Lựa chọn biến số...........................................................................................................37

Bảng2.2 Mô tả các biến sử dụng trong đề tài và dấu kỳ vọng của mỗi biến.............39
2.2.2 Lựa chọn mô hình...........................................................................................................40
2.2.3. Số liệu............................................................................................................................40
2.2.4. Kết quả mô hình............................................................................................................41

Bảng2.3 Kết quả kiểm định Unit Root – ADF cho các chuỗi số liệu của.................41
hàm cầu tiền M2........................................................................................................41
Bảng 2.5 Kết quả ước lượng mô hình cầu tiền M2 ngắn hạn....................................46
CHƯƠNG 3................................................................................................................49

ỨNG DỤNG HÀM CẦU TIỀN TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TẠI VIỆT NAM.........................................................................................................49
3.1. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam thời gian tới....................................49
3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới............................................49
3.1.2. Mục tiêu điều hành kinh tế của Việt Nam trong những năm tới...................................50


3.1.3. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong thời gian tới...................52
3.2. Ứng dụng trong việc lựa chọn mục tiêu của chính sách tiền tệ............................................53
3.3. Ứng dụng trong việc lựa chọn công cụ của chính sách tiền tệ..............................................55

KẾT LUẬN.................................................................................................................58


1

MỞ ĐẦU
i.Sự cần thiết thực hiện đề tài
Cầu tiền đóng một vai trò quan trọng trong phân tích các chính sách kinh tế vĩ
mô, đặc biệt trong việc lựa chọn hành động của chính sách tiền tệ. Để các nhà hoạch
định chính sách tiền tệ có thể dự báo được nhu cầu tiền của nền kinh tế và đưa ra
những quyết định liên quan đến cung ứng tiền đáp ứng được nhu cầu nhưng không
gây ra những bất ổn cho thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung thì cầu
tiền phải được ước lượng và ổn định. Đó chính điều kiện tiên quyết cho một chính
sách tiền tệ hiệu quả. Chính vì sự quan trọng của cầu tiền trong việc hoạch định và
thực thi chính sách tiền tệ mà trong vài thập kỷ qua, các nghiên cứu về mặt lý thuyết
cũng như thực nghiệm về cầu tiền đã được thực hiện khá nhiều trên thế giới. Tuy
nhiên, phần lớn các nghiên cứu được thực hiện ở các nước phát triển, đặc biệt là ở
Anh, Mỹ và rất ít nghiên cứu được thực hiện ở các nước đang phát triển. Đặt trong
bối cảnh những năm gần đây trước tác động của chế độ tỉ giá thả nổi, xu hướng toàn

cầu hóa thị trường vốn, tự do hóa khu vực tài chính, cải cách các thị trường nội địa ở
các nước đang phát triển ngày càng tăng, thì việc nghiên cứu cầu tiền ngày càng được
các Ngân hàng Trung ương, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu quan
tâm nhiều hơn và thực sự đã trở thành vấn đề thời sự quốc gia.
Xuất phát từ thực tế về hoạt động của thị trường tài chính Việt Nam chủ yếu
dựa vào hệ thống ngân hàng và thực tế điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước thì việc nghiên cứu cầu tiền và dự báo cầu tiền là rất cần thiết ở Việt
Nam. Đó chính là gợi ý cho việc chọn đề tài: “Xây dựng hàm cầu tiền trong điều
hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam”
ii. Tổng quan hàm cầu tiền.
Từ rất lâu, tiền đã được sử dụng làm phương tiện trao đổi trong nền kinh tế
của các quốc gia. Vì thế, việc các nước phải tính toán khối lượng tiền in ấn phát
hành hằng năm sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế trở thành một vấn đề được
quan tâm hàng đầu. Do đó, trên thế giới, cầu tiền đã được nghiên cứu từ khá sớm,
tuy ban đầu chỉ là những lí thuyết sơ khai nhưng nhờ có sự nỗ lực phát triển không
ngừng nghỉ của các nhà kinh tế mà mô hình hàm cầu tiền đã dần hoàn chỉnh và


2

được cụ thể hoá cho từng nền kinh tế với những đặc điểm khác nhau của mỗi quốc
gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Một trong những nghiên cứu được cho là đặt
nền móng cho việc nghiên cứu về hàm cầu tiền đó chính là các nghiên cứu vào cuối
thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 của Irving Fisher và các nhà kinh tế trường phái Cambridge
đã phát triển một cách tiếp cận cổ điển về cầu tiền, với nội dung chủ yếu là một học
thuyết về xác định thu nhập danh nghĩa. Tuy nhiên, vì là vai trò người tiên phong
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót như: việc đề cập đến vấn đề lãi suất như
một biến để xác định hàm cầu tiền là một quan điểm rất hay nhưng không ai trong
số họ giải thích thỏa đáng được tầm quan trọng và lý do của việc cho biến đó vào
hàm cầu tiền mà mình xây dựng. Mặc dù vậy, các nhà kinh tế không thể phủ nhận

được vai trò của vô cùng quan trọng cũng như công lao to lớn của những nhà tiên
phong này. Từ đó, rất nhiều học thuyết về cầu tiền ra đời ngày càng mang tính
thuyết phục hơn, như học thuyết về cầu tiền tệ của trường phái Keynes, cách tiếp
cận của Baumol, Tobil với quan điểm rất đúng đắn rằng dân cư nắm giữ tiền không
chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch mà còn phục vụ nhu cầu đầu cơ và dự phòng, từ đó
xây dựng được các biến phù hợp với từng nhu cầu riêng. Từ những nghiên cứu cơ
bản đó, năm 1956, Milton Friedman đã phát triển học thuyết về cầu tiền tệ qua bài
báo: “Học thuyết số lượng tiền tệ: Một sự xác nhận lại” trong đó, trong cách nghiên
cứu của mình, thay vì phân tích những động cơ đặc biệt thúc đẩy việc giữ tiền như
Keynes đã làm, Friedman đơn giản nêu lên rằng cầu tiền tệ bị ảnh hưởng bởi cùng
những nhân tố ảnh hưởng đến cầu của bất kì loại tài sản nào. Tuy nhiên, tấy cả các
nghiên cứu trên đều đi ra từ lý thuyết, việc xây dựng hàm cầu tiền lựa trên các lý
luận cổ điển nên tính thuyết phục chưa cao nên từ đó đòi hỏi một phương pháp xác
định dựa trên các con số thực tế trong lịch sử đã qua. Điều này đã thúc đẩy các nhà
nghiên cứu phát triển việc xây dựng cầu tiền lên một tầm cao mới. Theo đó, cầu tiền
đã được xây dựng qua phương pháp định lượng vào trước những năm 1970, với
những nghiên cứu tiêu biểu như: nghiên cứu của Fan và Liu (1970) sử dụng số liệu
hàng năm từ 1953 đến 1968 ở 9 nước Châu Á cho thấy thu nhập thực tế tương quan
thuận chiều với cầu tiền thực tế, hay nghiên cứu của Miller (1991) tại Mỹ với một
chuỗi số liệu kéo dài từ quý 1 năm 1959 đến quý 4 năm 1987 với hai biến số để xác
định cầu tiền là thu nhập thực tế và mức giá , bên cạnh đó còn có các nghiên cứu


3

của Drake và Chrystal (1994) với các biến bao gồm thu nhập thực tế, mức giá và bổ
sung thêm hai biến quan trọng là lãi suất bản thân khối lượng tiền và lãi suất của các
tài sản thay thế, nghiên cứu của Artis (1993) sử dụng một cách tiếp cận thông qua
việc chuyển đổi các biến tương ứng với tiền tệ các quốc gia, nghiên cứu của Arize
và Shiff (1993) tại Nhật cũng chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa khối lượng M2 và

GNP với số liệu từ quý 1 năm 1973 đến quý 4 năm 1988. Hầu hết các nghiên cứu
đều được xây dựng trên nền tảng kinh tế của các nước phát triển với thị trường tài
chính nắm vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn cho thị trường, tỷ lệ thất nghiệp
thấp, tăng trưởng GDP khá bền vững đồng thời lãi suất được tự do hóa, do vậy các
tín hiệu từ thị trường sẽ phản ánh và tác động trực tiếp đến hàm cầu tiền. Ở các
nước đang phát triển, nơi thị trường tài chính chưa thật sự vững mạnh, nền kinh tế
phát triển thiếu ổn định thì việc xây dựng hàm cầu tiền cũng khó khăn hơn, tuy
nhiên vẫn có những nghiên cứu được ghi nhận một cách tích cực như nghiên cứu
của Hossain(1988) đã ước lượng mô hình cầu tiền ngắn hạn cho Bangladesh sử
dụng dữ liệu các quý từ quý 1 năm 1974 đến quý 4 năm 1985. Như vậy, các quốc
gia đang ngày một đánh giá cao vai trò của việc xây dựng hàm cầu tiền phù hợp
trong điều hành chính sách tiền tệ, và đó đã dần trở thành một lối đi chung đúng đắn
cho tất cả các nhà hoạch định chính sách.
Tuy vậy, cho đến nay số lượng các nghiên cứu chính thức về cầu tiền ở Việt
Nam lại tương đối ít, hiệu quả ứng dụng trong điều hành chính sách tiền tệ còn rất
hạn chế. Đồng thời, với một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế chưa thực sự ổn
định và sự cung ứng vốn chủ yêu thông qua hệ thống ngân hàng như Việt Nam thì
việc xây dựng hàm cầu tiền mất rất nhiều công sức và thời gian, việc đưa ra các
biến sao cho phù hợp còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Cho đến thời điểm này, số lượng các nghiên cứu định lượng về cầu tiền được thực
hiện là rất ít. Một số nghiên cứu như: Phạm Quốc Thắng (1996) xây dựng hàm cầu
tiền theo mô hình hiệu chỉnh từng phần (PAM) cho thời kỳ 1985-1995, số liệu
nghiên cứu lấy theo năm. Với số lượng chỉ 10 quan sát, kết quả ước lượng do đó ít
có ý nghĩa trong phân tích và dự báo. Nghiên cứu của Đặng Chí Trung (2004) xét
cầu tiền theo tháng (1991:T1- 2002: T12) theo mô hình PAM và đưa thêm biến giải
thích mới đó là ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực tế đến nhu cầu nắm giữ tiền.


4


Nghiên cứu của Hà Quỳnh Hoa (2008) ước lượng cầu tiền theo M1 và M2 theo
phương pháp ECM, phi tuyến trong giai đoạn (1994 – 2006) .Nghiên cứu của
Nguyễn Phi Lân (2010) sử dụng phương pháp ECM để ước lượng cầu tiền của Việt
Nam trong mối quan hệ với GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái. Và một trong những
nghiên cứu gần đây là nghiên cứu của TS Bùi Duy Phú “Xây dựng hàm cầu tiền của
Việt Nam, phân tích và dự báo qua một số mô hình định lượng” .Qua đó có thể thấy
các nghiên cứu cầu tiền ở nước ta là còn ít và ứng dụng các kết quả đó vào việc
hoạch định chính sách tiền tệ là rất hạn chế.
iii. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án bao gồm:
Khái quát các lý thuyết về cầu tiền và thực tiễn nghiên cứu cầu tiền trên thế
giới cũng như trong nước, từ đó rút ra bài học cho nghiên cứu cầu tiền ở Việt Nam.
Phân tích thực trạng thực thi chính sách tiền tệ và thực trạng điều hành cầu
tiền của Ngân hàng Nhà nước để thấy được những hạn chế trong việc điều hành
cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của CSTT và cầu tiền ở Việt Nam.
Ước lượng lại hàm cầu tiền M2 cho Việt Nam với các biến giải thích phù hợp
Đưa ra các khuyến nghị trong việc hoạch định chính sách tiền tệ ở Việt Nam
trên cơ sở nghiên cứu cầu tiền.
iv. Đối tượng, phạm vi
Nghiên cứu hướng tới những đối tượng và xem xét phạm vi nghiên cứu như sau:
* Đối tượng nghiên cứu
- Cách thức hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ
- Các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu nắm giữ tiền.
- Tác động đối với chính sách tiền tệ
* Phạm vi nghiên cứu
Chính sách tiền tệ và ước lượng hàm cầu tiền M2 cho giai đoạn 2004- 2015
nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu nắm giữ tiền của người dân Việt
Nam và dự báo cầu tiền. Qua đó đưa ra khuyến nghị liên quan tới việc hoạch đinh
chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
v. Phương pháp nghiên cứu



5

Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích của nghiên cứu, bài nghiên cứu
sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm:
- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chứng, phương pháp mô
hình hóa nhằm làm rõ hơn những phân tích định tính bằng các hình vẽ cụ thể và làm
cho các vấn đề trở nên dễ hiểu hơn.
- Phương pháp phân tích kinh tế lượng: nghiên cứu sử dụng phương pháp
ước lượng theo mô hình véc tơ tự hồi quy VAR (Vector AutoRegressive model) và
mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction) cho việc nghiên
cứu thực nghiệm cầu tiền M2 ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2015.
vi. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu với đề tài “Xây dựng hàm cầu tiền trong điều hành chính sách
tiền tệ tại Việt Nam” khi đạt được những mục tiêu nghiên cứu đặt ra sẽ có một số ý
nghĩa như sau:
- Bài nghiên cứu hệ thống hóa được các lý thuyết cầu tiền từ trường phái kinh
tế học cổ điển đến nay cùng với thực trạng nghiên cứu cầu tiền ở các nước. Qua đó
rút ra những kinh nghiệm khi nghiên cứu thực nghiệm cầu tiền, tạo cơ sở cho các
nghiên cứu mở rộng hơn sau này về cầu tiền.
- Phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu nắm giữ tiền của
Việt Nam.
- Phân tích thực trạng về việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ ở Việt
Nam từ năm 2004 đến nay.
- Ứng dụng kết quả phân tích cầu tiền cho việc hoạch định chính sách tiền tệ
ở Việt Nam .
vii. Bố cục của bài nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo luận án được
chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xác định hàm cầu tiền
Chương 2: Xác định hàm cầu tiền của Việt Nam
Chương 3: Ứng dụng hàm cầu tiền trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt
Nam


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẦU TIỀN
1.1.

Khái niệm mức cầu tiền

Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp và các
tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước cần nắm giữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
và bảo toàn giá trị trong điều kiện giá cả và biến số vĩ mô cho trước. (Giáo trình
Tiền tệ - Ngân hàng - 2012 - Ngân hàng, HVNH, NXB Dân Trí).
Có thể nói, nếu nhu cầu về hàng hóa xuất phát từ chính giá trị sử dụng của
chúng thì mục đích nắm giữ tiền lại nhằm thỏa mãn nhu cầu trao đổi thanh toán chứ
không xuất phát từ giá trị bản thân của nó. Vì vậy, bắt nguồn từ chính khả năng thỏa
mãn được mọi nhu cầu của tiền mà nhu cầu nắm giữ nó ngày càng gia tăng, khó có
thể đo đếm được, điều này cũng tạo áp lực và khó khăn lớn cho các nhà xây dựng
chính sách vĩ mô. Nếu lượng tiền cung ứng ra ngoài nền kinh tế lớn hơn so với nhu
cầu tiền thực tế, sẽ khiến dư thừa và không hấp thụ được hết lượng vốn cung ứng.
Sự chênh lệch giữa lượng tiền và lượng hàng hóa trong nền kinh tế như vậy dễ dẫn
tới hiện tượng cầu kéo gây ra lạm phát gia tăng. Ngược lại, nếu lượng tiền cung ứng
thấp hơn nhu cầu tiền thực sự của nền kinh tế sẽ đẩy lãi suất huy động tăng cao kéo
theo lãi suất cho vay tăng cao ảnh hưởng tới nền sản xuất trong nước đồng thời gây
ra khả năng không đạt được mục tiêu của CSTT. Vì vậy, muốn xác định đúng nhu

cầu thực tế cần phải xây dựng hàm cầu tiền, từ đó, NHNN có thể điều hành thị
trường tiền tệ một cách chính xác linh hoạt hơn. Tuy lý thuyết về cầu tiền của các
nước không hoàn toàn giống nhau nhưng nhìn chung chúng đều được xây dựng dựa
trên việc xem xét vai trò và chức năng của tiền.
Thông thường khi nói đến các chức năng của tiền người ta thường đề cập tới 3
chức năng: tiền là phương tiện trao đổi, tiền là phương tiện cất trữ giá trị, tiền là
phương tiện hạch toán. Trong ba chức năng đó thì chức năng thứ 3 của tiền cũng
giống như chức năng rất nhiều các phương tiện khác có thể sử dụng để ghi chép, để
tính toán. Do đó, để thực hiện công việc hạch toán thì không nhất thiết phải sử dụng
phương tiện là tiền. Chính vì lý do đó mà các lý thuyết cầu tiền hầu như chỉ xem xét


7

chức năng phương tiện trao đổi và phương tiện cất trữ giá trị. Sau đây, chúng ta sẽ
xem xét các lý thuyết cầu tiền từ trường phái kinh tế học cổ điển cho đến nay để
thấy được quan niệm các trường phái kinh tế học về chức năng của tiền và các yếu
tố ảnh hưởng đến nhu cầu nắm giữ tiền theo quan điểm đó.
1.2.
Các học thuyết về mức cầu tiền tệ
1.2.1. Học thuyết về số lượng tiền tệ của Fisher.
Trong lý thuyết của mình, nhà kinh tế học Mỹ Irving Fisher đưa ra mối
quan hệ giữa tổng lượng tiền tệ (M) với tổng chi tiêu để mua hàng hoá, dịch vụ
được sản xuất ra trong nền kinh tế dựa trên một khái niệm gọi là tốc độ lưu thông
tiền tệ theo phương trình trao đổi tính theo giá trị danh nghĩa của tổng thu nhập
trong nền kinh tế:

Trong đó, P là giá bình quân mỗi giao dịch, V là tốc độ vòng quay của tiền tệ
đo lường số lần trung bình trong một năm một đơn vị tiền tệ được chi dùng để mua
tổng số hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế, Y là tổng sản phẩm.

Qua phương trình trên, Fisher lập luận rằng tốc độ vòng quay của tiền tệ bị
ảnh hưởng trực tiếp bởi cách thức các chủ thể trong nền kinh tế thực hiện giao dịch.
Chẳng hạn nếu cá nhân sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán thay vì dùng tiền mặt sẽ
tiết kiệm thời gian luân chuyển của tiền, từ đó làm cho V lớn hơn. Tuy nhiên, quá
trình thay đổi cách thức giao dịch của các chủ thể trong nền kinh tế diễn ra khá
chậm, do đó về mặt ngắn hạn nên V thường ít thay đổi. Bên cạnh đó, tiền lương và
giá cả hoàn toàn linh hoạt nên coi mức tổng sản phẩm được sản xuất trong nền kinh
tế (Y) thường được giữ ở mức công ăn việc làm đầy đủ, do vậy Y có thể được coi
một cách hợp lý là không thay đổi trong thời gian ngắn.
Khi thị trường tiền tệ cân bằng: số lượng tiền các tổ chức và cá nhân
nắm giữ (M) bằng số lượng tiền được yêu cầu (MD), vì vậy:


8

Trong đó :

là một hằng số.

Như vậy, theo Fisher thì dân cư chỉ giữ tiền để tiến hành với mục đích giao
dịch mà không có mục đích gì khác do đó mà cầu tiền là cầu giao dịch và phụ thuộc
vào thu nhập danh nghĩa do đó mà hàm cầu tiền của Fisher không cho thấy ảnh
hưởng của lãi suất đến cầu tiền.
1.2.2.

Học thuyết về cầu tiền của Cambridge

Trong khi Irving Fisher đang phát triển quan điểm học thuyết số lượng tiền tệ của
mình về cầu tiền thì một nhóm các nhà kinh tế thuộc đại học Cambridge, Anh đại diện
là Alfred Marshall (1923) và A.C. Pigou (1917) cũng nghiên cứu cùng vấn đề đó.

Mặc dù sự phân tích của họ đưa đến một phương trình tương tự như phương
trình cầu tiền của Fisher ( M D = k × PY ), nhưng cách tiếp cận của họ khác với cách
tiếp cận của Fisher. Thay vì nghiên cứu cầu tiền tệ bằng cách chỉ nhìn vào mức giao
dịch và cách thức các chủ thể kinh tế tiến hành giao dịch, coi đó là những yếu tố
quyết định chủ chốt, những nhà kinh tế thuộc đại học Cambridge đặt câu hỏi xem
các cá nhân sẽ muốn giữ bao nhiêu tiền. Theo các nhà kinh tế đại học Cambridge,
các cá nhân có sự linh hoạt trong quyết định nắm giữ tiền và không bị ràng buộc ở
cách thức giao dịch (tức là quyết định nắm giữ bao nhiêu tiền của họ không phụ
thuộc vào việc họ dùng tiền mặt hay tiền tín dụng trong giao dịch). Có hai lý do
khiến người ta muốn nắm giữ tiền:
Thứ nhất, tiền là phương tiện trao đổi cho nên người ta cần tiền để tiến hành
các giao dịch của mình. Các nhà kinh tế đại học Cambridge đồng ý với Fisher rằng
số lượng tiền tệ mà các cá nhân muốn nắm giữ sẽ phụ thuộc vào mức độ giao dịch
và do vậy sẽ phụ thuộc vào thu nhập danh nghĩa (PY). Tuy nhiên chỉ có bộ phận
cầu tiền dành cho giao dịch là tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa mà thôi.
Thứ hai, khác với Fisher, các nhà kinh tế đại học Cambridge cho rằng người ta
còn nắm giữ tiền như là phương tiện cất giữ của cải cho nên mức của cải của con
người cũng ảnh hưởng đến cầu tiền tệ. Bởi vì Alfred Marshall và A.C. Pigou tin
rằng giá trị danh nghĩa của của cải tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa cho nên bộ phận


9

cầu tiền cho mục đích cất trữ của cải cũng tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa. Từ đó các
nhà kinh tế đại học Cambridge kết luận rằng cầu tiền phải tỷ lệ với thu nhập
danh nghĩa và biểu thị hàm số cầu tiền tệ như sau:
(với k là hằng số của tỷ lệ)
Khác với Fisher, ở phương trình này k có thể biến động trong thời hạn
ngắn bởi vì những quyết định dùng bao nhiêu tiền để cất giữ của cải phụ thuộc vào
lợi tức dự tính về các tài sản khác mà cũng hoạt động như phương tiện cất giữ của

cải. Nếu lợi tức dự tính của các tài sản khác thay đổi thì k cũng có thể thay đổi. Hệ
số k vì thế còn được gọi là hệ số "ưa thích tiền" vì nó cho biết các chủ thể kinh tế
muốn nắm giữ bao nhiêu tiền trong tổng thu nhập của mình.
Tóm lại, Irving Fisher và các nhà kinh tế trường phái Cambridge đã phát triển
một cách tiếp cận cổ điển về cầu tiền, theo đó cầu tiền tỷ lệ với thu nhập danh
nghĩa. Tuy nhiên, hai cách tiếp cận của họ khác nhau ở chỗ Fisher nhấn mạnh các
nhân tố kỹ thuật giao dịch và bác bỏ mọi khả năng của lãi suất ảnh hưởng đến cầu
tiền tệ trong ngắn hạn, trong khi trường phái Cambridge nhấn mạnh sự lựa chọn của
cá nhân và không bác bỏ những ảnh hưởng của lãi suất mặc dù họ cũng không khai
thác những ảnh hưởng rõ ràng của lãi suất đối với cầu tiền tệ.
Có thể thấy lý thuyết cầu tiền của Fisher và Cambridge là lý thuyết cầu tiền
giao dịch, theo đó, cầu tiền phụ thuộc chính vào thu nhập danh nghĩa. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu cầu tiền của họ thì lãi suất cũng được nói tới khi giải thích nhu cầu
nắm giữ tiền nhưng không có ai trong số họ giải thích một cách thoả đáng tầm quan
trọng của lãi suất.
1.2.3.

Học thuyết về cầu tiền tệ của trường phái Keynes

Vào năm 1936, cuốn sách với tựa đề “Lý thuyết chung về việc làm,lãi suất và
tiền tệ” của Jond Maynard Keynes đã thể hiện sự không đồng tình của ông đối với
các quan điểm cho rằng vòng quay của tiền tệ là bất biến. Lý thuyết về cầu tiền tệ
của ông cũng nhấn mạnh đến vai trò của lãi suất. Keynes cho rằng có ba động cơ
thúc đẩy dân cư muốn nắm giữ tiền đó là : động cơ về giao dịch, động cơ về dự


10

phòng và động cơ về đầu cơ. Trên cơ sở đó Keynes phân chia cầu tiền thành ba
thành phần tướng ứng là: cầu giao dịch, cầu dự phòng và cầu đầu cơ. Cầu tiền sẽ là

một hàm số của thu nhập (Y) và lãi suất (i):

Từ phương trình trên ta thấy học thuyết về cầu tiền hàm ý rằng tốc độ vòng quay
của tiền (P*Y/M) không phải là không đổi mà nó biến động theo lãi suất. Cụ thể:

Để làm rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu về sự phát triển thêm cách tiếp cận học
thuyết này của các nhà kinh tế Baulmon (1952) và Tobin (1956).
1.2.3.1. Cầu giao dịch
Cầu giao dịch là nhu cầu nắm giữ tiền phục vụ cho mục đích thanh toán hàng
hóa và dịch vụ thường xuyên. Khi đó ta có cầu tiền tương ứng là
MD =
Trong đó, b là chi phí mỗi lần chuyển đổi trái phiếu sang tiền mặt, i là khoản
lợi tức có thể thu được khi nắm giữ trái phiếu. Như vậy ta có thể rút ra kết luận:
+Cầu tiền giao dịch có quan hệ dương với thu nhập và quan hệ âm với lãi suất
+Khi lãi suât tăng làm cho chi phí của việc nắm giữ tiền tăng lên do đó nhu
cầu nắm giữ tiền giảm.
+Chi phí giao dịch có quan hệ đồng biến với cầu tiền giao dịch. Khi chi phí
bằng 0 thì cầu tiền giao dịch cũng bằng 0.
1.2.3.2. Cầu dự phòng
Ngoài những khoản chi tiêu thường xuyên, các doanh nghiệp, gia đình thường
dự trữ một khoản tiền để đáp ứng những chi tiêu bất thường, hoặc để chuẩn bị cho
khi nghỉ hưu, đối phó có xu hướng giảm xuống. Đây là bộ phận cầu tiền cho các
nhu cầu dự phòng thường tiêu không dự tính trước được trong tương lai nên bộ
phận tiền tệ cho nhu cầu dự phòng cũng chịu ảnh hưởng bởi thu nhập thực tế của
chủ thể kinh tế, lợi tức dự tính của việc nắm giữ tài sản khác ngoài tiền.


11

1.2.3.3. Cầu đầu cơ

Tư tưởng của Tobin khi xây dưng hàm cầu tiền về đầu cơ là dân chúng không
chỉ quan tâm đến lợi tức dự tính của những tài sản mà mình nắm giữ mà họ còn
quan tâm đến rủi ro của những tài sản này. Cũng giống như Keynes, Tobin chia tài
sản mà dân chúng nắm giữ với mục đích đầu cơ làm hai dạng: tiền và trái phiếu.
Trong đó tỉ suất lợi tức của tiền bằng không còn tỉ suât lợi tức của trái phiếu có thể
âm có thể dương phụ thuộc vào giá trái phiếu. Trên cơ sở đó, Tobin cho rằng kể cả
khi tỷ suất lợi tức của trái phiếu là dương thì dân chúng có thể vẫn thích tiền hơn
trái phiếu do rủi ro của tiền gần như bằng 0.
Nhìn chung, mặc dù Keynes đã có hướng đi đúng qua việc phân tích cầu tiền
tập trung vào ba động cơ của việc nắm giữ tiền nhưng mô hình của ông không cho
thấy được chính xác sự ảnh hưởng cụ thể của từng động cơ . Tuy nhiên mô hình của
ông đã cho thấy được sự tác động tổng hợp của cả ba yếu tố tới nhu cầu nắm giữ
tiền của công chúng.
1.2.4.

Thuyết số lượng tiền tệ hiện đại – Milton Friedman

Dựa vào nền tảng của các thuyết số lượng tiền tệ đơn giản, năm 1956, Milton
Friedman đã phát triển học thuyết về cầu tiền tệ trong bài báo nổi tiếng của mình: “
Học thuyết số lượng tiền tệ: Một sự xác nhận lại”. Sự phân tích của ông về cầu tiền
tệ luôn sát với sự phân tích của Keynes và cách tiếp cận của Cambridge.
Cũng giống như những người đi trước, Friedman luôn theo đuổi câu hỏi tại
sao người ta lại chọn việc giữ tiền thay vì giữ những tài sản khác và những nhân tố
nào ảnh hưởng tới việc quyết định giữ tiền này. Theo đó, Friedman xây dựng hàm
tiền như sau:

Chú thích:
: cầu về số dư tiền mặt thực tế
YP: tài sản hay mức thu nhập thường xuyên
rm: lợi tức dự tính về tiền mặt



12

rb: lãi suất dự tính của trái phiếu
re: mức sinh lời dự tính của cổ phiếu thường
πe: mức lạm phát kỳ vọng
Thu nhập thường xuyên tăng làm cầu tiền tệ tăng và ngược lại, theo quan điểm
của Friedman, thu nhập thường xuyên là thu nhập dài hạn bình quân dự tính. Do các
biến động của đại lượng này là rất nhỏ nên có thể coi thu nhập dài hạn bình quân dự
tính là đại lượng không đổi. Do đó, cầu tiền tệ sẽ không biến động nhiều cùng với
chuyển động của chu kỳ kinh doanh.
Friedman chia tài sản ngoài tiền thành ba loại, đó là: trái phiếu, cổ phiếu
thường và các loại hàng hóa khác. Động lực thúc đẩy giữ tiền được thể hiện bằng
lợi tức dự tính của tiền so với lợi tức dự tính của các loại tài sản đó. Ta có (r b – rm ),
(re – rm ) và (πe – rm) lần lượt là lợi tức dự tính về trái phiếu. cổ phiếu và hàng hóa so
với tiền tệ. Nếu chúng tăng lên nghĩa là công chúng muốn nắm giữ trái phiếu, cố
phiếu hoặc hàng hóa hơn là tiền tệ dẫn đến cầu tiền tệ giảm.
So sánh với Keynes, Milton Friedman chia các tài sản không phải là tiền tệ
thành các loại khác nhau là: cổ phiếu, trái phiếu và các loại hàng hóa khác. Còn
Keynes thì dồn các loại tài sản ngoài tiền thành một loại lớn, đó là trái phiếu. học
thuyết số lượng tiền tệ của Milton Friedman đã sử dụng nền tảng thuyết số lượng
tiền tệ đơn giản. Ông coi tiền tệ như bất kỳ loại tài sản thông thường để rút ra một
hàm cầu tiền tệ. Khác với học thuyết Keynes, Friedman cho rằng cầu tiền tệ không
nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất và tốc độ vòng quay của tiền thay đổi và có
thể xác định được.
1.3.

Nghiên cứu quốc tế về xác định hàm cầu tiền


Từ trước đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về hàm cầu tiền trên thế giới.
Đặc biệt ở các nước phát triển thì việc nghiên cứu rất được chú trọng vì họ sử dụng
hàm cầu tiền là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các CSTT. Cho tới nay, việc
nghiên cứu phần lớn được thực hiện ở các nước kinh tế phát triển cũng như là
những nền kinh tế có hệ thống thống kê phát triển. Với lợi thế là nước phát triển, có
nền tảng hệ thống thống kê phát triển nên quy mô, phạm vi nghiên cứu cầu tiền tệ
các nước này rộng, chọn biến đầy đủ và phù hợp với tình hình kinh tế của các nước


13

phát triển, số lượng quan sát lớn nên độ chính xác của các nghiên cứu cao. Một số
nghiên cứu quốc tế ở các nước phát triển như là:
*Azali và Matthews (1999) đã chứng minh rằng, giữa các nhân tố khác nhau
thì tiền cũng như những đổi mới tín dụng đóng góp quan trọng vào sự biến động
đầu ra. Vì vậy có một tầm nhìn giải thích tiền tệ không phải là cách duy nhất để
hiểu được bộ máy truyền tải chính sách tiền tệ. Tuy vậy, những người đề xướng tầm
nhìn tín dụng, ví dụ như Iturriga (2000), tầm nhìn tín dụng không bác bỏ tầm nhìn
tiền tệ truyền thống, mà còn bổ sung các cách giải thích dựa trên sự không hoàn hảo
của thị trường vốn. Trong thực tế, Schreft và Smith (2000) đã diễn tả rằng đổi mới
tài chính không mang lại bất cứ mối đe dọa nào tới các phương pháp truyền thống
trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Ông đã cung cấp các bằng chứng cho thấy
kênh tín dụng là một con được để truyền tải các quyết định chính sách tiền tệ.
Bacchetta và Ballabriga (2000) đã nhắc tới rằng, các khoản vay ngân hàng là một
trong các nhân tố khuếch đại tác động của chính sách tiền tệ.
* Một nghiên cứu về hàm cầu tiền ở châu Âu ước tính cho khối tiền M1, M2
của Artis (1993) sử dụng một cách tiếp cận thông qua việc chuyển đổi các biến
tương ứng với các tiền tệ các quốc gia. Họ cũng tìm ra được một phương trình về
hàm cầu tiền ổn định. Monticelli và Strauss-kahn (1993) thực hiện một phân tích
dựa trên khối tiền M3 bao gồm tất cả các thành phần trong ERM (European

Exchange Rate Mechanism) vào giữa năm 1992. Bên cạnh đó, Bruggeman (1997)
và Wesche (1997) cũng nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc sử dụng các loại tiền
khác nhau đến cầu tiền.
* Một nghiên cứu tổng hợp về hàm cầu tiền của ba nước lớn trong khối EU do
Wesche(1994) thực hiện cũng đưa ra kết luận rằng hàm cầu tiền rất cần thiết cho
mục đích dự báo và sai số tổng hợp được cân nhắc một cách tương đối thận trọng
đối với các nước : Đức, Pháp và Ý.
* Trước những vấn đề đặt ra về phương trình hàm cầu tiền tổng hợp, Janssen
cùng Bhundia (1998) và Spencer ( 1997) đã giải quyết vấn đề này trên quan điểm
kinh tế vi mô của việc tối đa hóa lợi ích. Theo đó, việc sử dụng các dữ liệu tổng hợp
đều dựa trên khuôn khổ tối đa hóa lợi ích tuy nhiên họ đã sớm nhận ra được sự sai


14

lầm trong quan điểm của mình do nền kinh tế của các nước trong khối EU là không
giống nhau.
Các nghiên cứu của những nước đang phát triển tuy không nhiều nhưng hiện
nay cũng đang được chú trọng và phát triển. Tuy vậy thì các nghiên cứu ở những
nước vẫn còn hạn chế về phương pháp, khả năng giải thích hành vi nắm giữ tiền
cũng như khả năng ứng dụng cho điều hành CSTT. Hầu hết các nghiên cứu đều xây
dựng được hàm cầu tiền với những biến như: lãi suất, tỉ lệ làm phát, thu nhập, tỷ giá
hối đoái. Đây là những biến số quan trọng phù hợp với việc đánh giá điều kiện kinh
tế vĩ mô của những nước đang phát triển tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế
như hạn chế về phương pháp ước lượng, khối lượng tiền, các biến chi phí cơ hội sử
dụng trong ước lượng,.. Đặc biệt do quy mô nghiên cứu chưa thực sự rộng nên số
quan sát còn ít, do đó không mang tính thuyết phục cao. Đây là một số nghiên cứu
hàm cầu tiền của một số nước đang phát triển trên thế giới:
* Hossain (1988) đã nghiên cứu một mô hình cầu tiền ngắn hạn cho
Bangladesh sử dụng dữ liệu theo giai đoạn từ năm 1974 đến năm 1985. Nhà nghiên

cứu đã tìm thấy mô hình cầu tiền thực ngắn hạn Laidler (1982), một mô hình phù
hợp với nền tảng các tiêu chuẩn của Bangladesh, đề xuất bởi McAleer (1985). Trên
nền tảng kiểm tra không liên kết trong việc chọn mô hình của MacKinnon (1983),
ông đã kết luận rằng giữa mô hình chức năng tuyến tính và phi tuyến tính, không có
cái này nổi trội hơn đối với Bangladesh.
* Bahmani-Oskooee và Rehman (2005) đã phân tích hàm cầu tiền cho Ấn Độ
và 6 nước châu Á trong suốt một quá trình bắt đầu từ quý 1 năm 1972 tới hết quý 4
năm 2000. Sử dụng cách tiếp cận ARDL được mô tả trong Pesaran (2001), các nhà
nghiên cứu đã thực hiện các bài kiểm tra hội nhập về cầu tiền thực, sự sản xuất công
nghiệp, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá (so với USD).
Trên đây là một số những nghiên cứu về hàm cầu tiền đã được thực hiện trên
thế giới. Từ những tổng quát chung về các nghiên cứu trên cho thấy một hàm cầu
tiền luôn chịu ảnh hưởng của hai yếu tố. Đó là: yếu tố ảnh hưởng tích cực và yếu tố
ảnh hưởng tiêu cực.


15

1.3.1.

Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến cầu tiền

+ Thu nhập
Nghiên cứu của Fan và Liu (1970) sử dụng số liệu hằng năm từ 1953 đến 1968
ở 9 nước châu Á. Phát hiện lớn nhất là thu nhập thực tế tương quan thuận chiều với
cầu tiền thực tế. Các tác giả sử dụng thu nhập thực tế (không phải thu nhập thường
xuyên) trong phân tích của mình và lý giải điều này bằng cách lập luận rằng khái
niệm về thu nhập thường xuyên là không có ý nghĩa ở các nền kinh tế đang phát
triển vì ở đó thiếu sự ổn định.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu Hossian và Chowdhury (1996) sử dụng

phương pháp hiệu chỉnh từng phần cũng làm nổi bật nghiên cứu của Aghevli
(1979), nghiên cứu trên 6 nước Châu Á là: Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Sri Lanka và Thái Lan. Kết quả ước lượng cho thấy rằng cầu tiền thực
sự có mối liên hệ tỷ lệ thuận cao với thu nhập thực tế và thu nhập thực tế trễ. Nổi
bật của nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của thu nhập thực tế trễ đối với cầu
tiền.
Một số nghiên cứu ở các nước phát triển mà đại diện như nghiên cứu của
Miller (1991) tại Mỹ nghiên cứu trong giai đoạn từ quý 1 năm 1959 đến quý 4 năm
1987 đã đạt được kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan thuận giữa khối lượng
tiền M2 với thu nhập được tính bằng tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Ở Anh, với
nghiên cứu của Drake và Chrystal năm 1994, cũng cho thấy tồn tại mối quan hệ
giữa các khối lượng tiền ( như M1d, M2d, M3d) với biến thu nhập được tính bằng
tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hay nghiên cứu của Arize và Shwiff (1993) tại
Nhật cũng chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa khối lượng tiền M2 với GNP (Bảng
1.1). Điều này cũng phù hợp với các lý thuyết về hàm cầu tiền.
Hossain (1988) đã ước lượng một mô hình cầu tiền ngắn hạn cho Bangladesh
sử dụng dữ liệu các quý từ quý 1 năm 1974 đến quý 4 năm 1985. Trong nghiên cứu
này, ông đã nhận thấy rằng thu nhập cố định thực tế là một trong những biến giải
thích quan trọng trong hàm cầu tiền và có mối tương quan thuận chiều với cầu tiền.


16

Kết quả của một số nghiên cứu thực nghiệm về cầu tiền ở những nước đang
phát triển, những nước có hệ thống tài chính ở mức độ phát triển thấp như ở
Argentina (1946-1962), Trung Quốc (1983-1993), Cameroon (1976- 1987), Iran
(1959-1990), Malayxia (1973-1995), Thái Lan (1978-1995)... cho thấy rằng hệ số
nhạy cảm của cầu tiền đối với thu nhập đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy khi thị
trường tài chính phát triển ở giai đoạn thấp và quá trình tiền tệ hóa diễn ra thì 1%
thay đổi trong thu nhập làm cho cầu tiền thay đổi lớn hơn.

+ Mức giá
Một số nghiên cứu hàm cầu tiền ở các nước phát triển như nghiên cứu của
Miller (1991) tại Mỹ và nghiên cứu của Drake và Chrystal (1994) ở Anh đã đề cập
đến yếu tố mức giá của tiền có tác động như thế nào tới cầu tiền. Theo kết quả của
các nghiên cứu trên trong Bảng1.1 cho thấy thì yếu tố mức giá của đồng tiền có ảnh
hưởng tỷ lệ thuận với cầu tiền.


17

Bảng1.1: Kết quả ước lượng cầu tiền dài hạn theo mô hình ECM ở các nước phát triển
Tên nước và
nhà nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu

Phương

và tần suất

pháp

Khối
lượng

Thu
nhập

Độ co gián
Mức

Lãi suất
giá

thực tế

Lãi suất

bản thân

của các tài

khối

sản thay

lượng

thế M

Chi phi cơBiến
hội khác
Tỷ lệ
Lạm
lãi suất

phát

tiền
Mỹ
Miller(1991)


1959Q1- 1987Q4

EG

M2

1,204

0,952

0,092(

(1987)

bán co
giãn)

Anh
Drake và
Chrystal (1994)

1976Q2 – 1990Q3 J(1988);

M1d

3,223

1,041


-4,346 (giá

JJ(1990)

thuê
divisia
M1d

3,372

0,815

-0,032

ngầm hay
chỉ số chi
phí người

M2d

2,56

1,208

0,775

-0,707

-3,765


sử dụng)

M3d

2,576

1,19

1,087

-0,769

-4,187

-4,829 (giá


18

thuê
divisia
ngầm hay
chỉ số chi
phí người
sử dụng)
Nhật
Arize
Shiff(1993)

và 1973Q1- 1988Q4


AEG

M2

0.641(t

0.094 (hệ

hu

số bán co

nhập)

giãn của tỷ



giá

0.387(tà

đoái)

i sản)

hối



×