Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

KỸ THUẬT DÒNG ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG đại (TRƯỜNG hợp và KHI TRO bụi của đoàn MINH PHƯỢNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.76 KB, 91 trang )

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC KHOA HC
------------------

T TH BCH NGN

Kỹ THUậT DòNG ý THứC
TRONG TIểU THUYếT VIệT NAM ĐƯƠNG ĐạI
(TRƯờNG HợP Và KHI TRO BụI CủA ĐOàN MINH PHƯợNG)

LUN VN THC S

Thỏi Nguyờn 2016


I HC THI NGUYấN
TRNG I HC KHOA HC
------------------

T TH BCH NGN

Kỹ THUậT DòNG ý THứC
TRONG TIểU THUYếT VIệT NAM ĐƯƠNG ĐạI
(TRƯờNG HợP Và KHI TRO BụI CủA ĐOàN MINH PHƯợNG)
Chuyờn ngnh: Vn hc Vit Nam
Mó s: 60 22 01 21

LUN VN THC S

NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS NGUYN NG IP



Thỏi Nguyờn 2016


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 6 năm
2016
Tác giả luận văn

Tạ Thị Bích Ngân


4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp – người thầy
đã tận tâm hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề cương này.
Vô cùng biết ơn quý thầy (cô), cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt các
thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy khoá VIII chuyên nghành Văn học Việt
Nam, các cán bộ khoa sau đại học trường Đại học Khoa học Thái Nguyên
đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.

Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của những người thân
trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè,... đã sẻ chia, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tạ Thị Bích Ngân

MỤC LỤC
Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.

Được định nghĩa là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh

hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian” [14; 328], tiểu
thuyết từ vị trí ngoại biên đã chuyển mình trở thành thể loại trung tâm, quan
trọng nhất trong nền văn xuôi nghệ thuật hiện đại. Các nhà nghiên cứu đã nói
đến sự tự do, tính chất hiện đại… của thể loại loại này dựa trên xuất phát
điểm của nó là thời gian hiện tại, là cái của bây giờ, của đương đại. Song đặc
điểm nổi bật nhất ở tiểu thuyết là thể loại này đã mang trong mình tinh thần
của thời hiện đại – thời đại mà như M. Kundera đã nói: “Chân lý thần thánh
duy nhất bị tan rã thành hàng trăm chân lý tương đối mà những con người
chia lấy cho nhau”, không có giá trị nào tuyệt đối và con người nhận được sự
bình đẳng trước hiện thực. Dó đó, vượt qua ý nghĩa thể loại, tiểu thuyết còn
được xem là một giai đoạn, một cấp độ mới trong tư duy nghệ thuật của con
người về thế giới: phủ nhận chân lý độc tôn và tính tất định của cuộc đời.
Tiểu thuyết cũng như văn học chấp nhận một cái nhìn hoài nghi, một hiện

thực của sự trải nghiệm ở người viết mà như Antonio Bllach từng nhận định:
“Họ đã hào hứng đi tới sự biểu hiện thế giới có tính phức tạp và phiến đoạn
như họ từng trải nghiệm” [5; 64]. Trên cơ sở đó, nền văn xuôi hiện đại nói
chung và tiểu thuyết nói riêng đã xuất hiện hình tượng những con người đơn
độc với bản thể bất toàn, tồn tại vô số những uẩn khúc chìm đắm trong mê
cung của dòng suy tưởng mà Antonio Bllach đã rất chính xác khi cho rằng:
“Những đam mê, những mơ tưởng của bản năng và những đau khổ nhất của
vô thức đã đan bện lấy nhau tạo ra những văn bản đậm đặc đủ sức chuyển tải
những trạng thái căng thẳng sâu sắc của con người” [5;68]. Và tiểu thuyết
Việt Nam sau năm 1975 cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ những đặc điểm này.


1.2.

Đoàn Minh Phượng là một cây bút tiểu thuyết còn khá mới mẻ

trên văn đàn Việt Nam nhưng những ấn tượng về một lối viết mới lạ mở ra
hướng tiếp nhận hiện đại đối với công chúng độc giả mà chị mang đến là một
điều không thể phủ nhận. Chị vốn là một nhà đạo diễn phim – bộ phim Hạt
mưa rơi bao lâu sau đó chuyển sang viết văn. Cuốn tiểu thuyết đầu tay Và
khi tro bụi của chị xuất bản năm 2006 đã đoạt giải thưởng văn xuôi duy nhất
của Hội nhà văn năm 2007. Sau đó Đoàn Minh Phượng cho ra mắt bạn đọc
cuốn tiểu thuyết thứ hai Mưa ở kiếp sau (2007). Cùng với thế hệ những nhà
văn trẻ như: Phạm Thị Hoài, Thuận, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái,
Nguyễn Việt Hà,… Đoàn Minh Phượng đã và đang từng bước nỗ lực trên
hành trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam đặc biệt là về “kỹ thuật viết”. Đến
với thế giới tiểu thuyết của chị nói chung và thế giới nghệ thuật trong Và khi
tro bụi nói riêng là người đọc đến với một cõi thường biến, đan xen, linh ảo
giữa thì hiện tại với cuộc đời trần tục nhặp nhằng thì quá khứ với một cuộc
sống xa xôi không định hình ám ảnh trong những giấc mơ, dòng suy tưởng.

Song, nhận diện là vậy nhưng để thâm nhập được vào thế giới ấy, sống và
cảm nhận nó thì lại là điều không phải dễ dàng đối với bất kỳ độc giả nào.
Trong rất nhiều “tiếng nói” khác nhau của tiểu thuyết đương đại, lối viết ấy đã
được các nhà nghiên cứu gọi với cái tên dòng ý thức.
1.3. Kỹ thuật dòng ý thức là một kỹ thuật tự sự của văn xuôi hiện đại.
Nó được khơi nguồn từ tâm lý học cuối thế kỷ XIX (tâm lý học cơ năng của
W.James), triết học đầu thế kỷ XX (thuyết trực giác của H. Bergson) với đặc
trưng là nhấn mạnh tính tức thì của dòng ý thức. Với kỹ thuật này tiểu thuyết
thế kỷ XX đã lần đầu tiên đặt ra tham vọng “viết chính tả cho ý nghĩ”, để cho
dòng chảy của suy nghĩ trào ra tự nhiên, biểu hiện tính chất “tại đây” – “bây
giờ” của ý nghĩ. Chính vì vậy kỹ thuật dòng ý thức được xem là phương tiện
đắc dụng trong việc khám phá chiều sâu khôn cùng của thế giới bên trong con


người. Đi vào địa hạt sâu thẳm đó, Đoàn Minh Phượng đã tạo cho mình một
một dấu ấn riêng khi vận dụng lối trần thuật dòng ý thức trong tác phẩm Và
khi tro bụi như một hướng đổi mới thi pháp tiểu thuyết, bắt đầu từ phương
diện kỹ thuật.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trường hợp Và
khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng)”.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ đổi mới
Nghiên cứu về thủ pháp dòng ý thức trong các tiểu thuyết, truyện ngắn từ
lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Trong đó đã có
nhiều công trình nghiên cứu về các tiểu thuyết dòng ý thức nổi tiếng thế giới
như: Đi tìm thời gian đã mất – M. Proust, Người đẹp say ngủ – Y.Kawabata,
Âm thanh và cuồng lộ – W. Fauklner…
Ở Việt Nam trong những thập niên gần đây, thủ pháp dòng ý thức cũng

đã được nói đến nhiều trong sáng tạo, nghiên cứu và phê bình. Trong các
công trình, các bài viết của mình, các nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, Hà Minh
Đức, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thị Bình, Lã Nguyên, Nguyễn Bích Thu…
đã đề cập đến thủ pháp – kỹ thuật này với những cách nói khác nhau. Thực
chất, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam không có ý định lập thuyết về kỹ thuật
dòng ý thức nhưng họ đã dành sự quan tâm thích đáng cho sự lý giải nguyên
nhân hình thành, điều kiện hình thành và phát triển cũng như đặc điểm kỹ
thuật dòng ý thức trong một sổ tác phẩm dịch thuật, khảo luận. Trong đó có
thể kể đến những công trình sau:
Đi sâu Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại (1995), trong
chương 4, khi làm rõ đặc trưng Chủ nghĩa trực giác qua các chân dung tiêu


biểu như Henri 3ergson, Benedetto Croce, nhà nghiên cứu Phương Lựu đã
nhắc đến những sáng tác theo “dòng ý thức”. Ông cho rằng văn học “dòng ý
thức ” khởi nguồn nhiều nhất ở chủ nghĩa trực giác” [25; 151]. Ở đó sẽ nhận
ra “cái tôi bề sâu” với trạng thái “kéo dài liên tục” là trạng thái tâm lý mang
tính chất thuần túy tâm tư, là "'thực tại duy nhất’ [25; 151].
Đề cập đến yếu tố thời gian trong tiểu thuyết dòng ý thức, trong công
trình Dẩn luận thi pháp học (2000), nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận
xét: “Với thủ pháp dòng ý thức, J. Joyce khắc họa thời gian vật chất như
người ta cảm thấy (không phải nếm trải hay suy nghĩ). Ví dụ trong Uylixơ
của James Joyce hay Chuyến đi ra ngọn Hải đăng (1927) của Virginia Woolf
để minh chứng cho thời dan bên trong tâm hồn bà Ramdi” [28; 104]. Từ đó,
ông đi đển kết luận: “Các nhà văn hiện đại có xu hướng rút ngắn khung thời
gian sự kiện bên ngoài mà kéo dài thời gian bên trong tâm hồn” [28; 105].
Có thể nói, đó là những ví dụ quý báu giúp cho việc tìm hiểu thủ pháp dòng ý
thức, đặc biệt là ở tọa độ thời gian. Đồng thời, tác giả chỉ ra rằng, trong các
tác phẩm dòng ý thức, thời gian sự kiện được có lại trong một khung giới hạn,
được rút ngắn trong vài ngày hoặc một vài thời điểm nhưng thời gian bên

trong tâm hồn nhân vật thì tòi dài, với biên độ rộng, chất chứa trong đó rất
nhiều cảm xúc khác nhau.
Tìm hiểu Những vấn đề thi pháp của truyện (2000), Nguyễn Thái Hòa
đã dành sự quan tâm cần thiết khi phân biệt Truyện kể tâm tư và dòng ý thức.
Ông cho ràng: “Thực ra giữa truyện kể tâm tư và độc thoại nội tâm có chung
một nguồn gốc là kể lại ý nghĩ và cảm xúc của nhân vật ở ngôi thứ ba nhưng
khác nhau ở mức độ. Nếu độc thoại nội tâm chỉ xuất hiện trong một số tình
huống đối thoại nhất định thì truyện kể tâm tư (psycho - narration) là dòng
chảy triền miên của ý thức làm nên cốt truyện và vĩ vậy nó là giọng chủ đạo
của lời kể” [18; 81] và bước đầu khẳng định “truyện kể tâm tư với dòng ỷ
thức của nhân vật là kết quả tất yếu của sự đổi mới trong hình thức kể chuyện


hiện đại” [18; 86]. Nhà nghiên cứu đã phân biệt hai khái niệm mấu chốt làm
cơ sở để xác định đặc trưng thi pháp của văn xuôi dòng ý thức.
Hay như nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu từng nhân định: “Tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đi
vào thế giới tâm linh một cách có hiệu quả. Kỹ thuật dòng ý thức sử dụng thời
gian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tưởng, những giấc chiêm bao
nhằm để nhân vật bộc lộ những niềm sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng
kiểm soát ý thức của con người” [34; 27].
Ngoài ra trong những năm gần đây đã có khá nhiều khóa luận, luận văn,
luận án của sinh viên, học viên nghiên cứu về kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu
thuyết Việt Nam. Chẳng hạn trong luận văn “Dòng hồi ức trong Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh”, tác giả Hoàng Bích Hậu đã nhận định “đảo ngược, xen kẽ
không gian, thời gian làm cho thời gian hiện tại thường là ngắn, còn thời gian
quá khứ lại lan rộng, sâu theo dòng hồi ức, tạo một nhịp dẫn cho sự phát triển
câu chuyện” [15; 19]. Hay trong luận văn “Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương”, tác giả Đinh Thị Thu đã chỉ ra đặc điểm kỹ thuật
dòng ý thức của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương khi cho rằng: “Trong tiểu

thuyết Nguyễn Bình Phương, những hồi ức, suy tư, giấc mơ không chỉ ở cuộc
đời thực tại, cõi trần thế với hàng trăm con người thực. Nó còn là con người đã
lùi xa về thời gian, của linh hồn trôi dạt, lang thang trong sự vây bủa của màn
đêm, giấc mơ trong trạng thái hôn mê kéo dài…” [35; 67]. Ngoài ra còn có thể
kể tới các công trình nghiên cứu khác như: luận văn “Thủ pháp dòng ý thức
trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, luận văn “Nguyễn Bình
Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại”, tác giả Hồ Bích Ngọc đã quan
tâm tới sự sáng tạo trong điểm nhìn trần thuật với sự tham gia của kỹ thuật dòng
ý thức. Hay mới đây nhất là luận án của Nguyễn Đức Toàn viết về “ Khuynh
hướng dòng ý thức trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay”, trong đó tác giả


đã đưa ra nhận định “Sự xuất hiện của khuynh hướng dòng ý thức trong văn
xuôi đã làm phong phú thêm diện mạo văn học dân tộc, làm thay đổi tư duy văn
học, cách đọc và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng. Có một khuynh hướng văn
xuôi dòng ý thức nhưng chúng ta vẫn chưa có hẳn những nhà văn "dòng ý thức"
đích thực kiểu như James Joyce, William Faukner hay Marcel Proust... Nguyên
nhân chủ yểu là do các nhà văn đương đại của chúng ta cùng lúc chịu ảnh
hưởng bởi nhiều kĩ thuật biểu hiện. Họ thừa cơ hội được gặp gỡ những kỹ thuật
viết mới nhưng lại thiếu nền tảng triết học, cảm quan mỹ học cần thiết để tạo
nên những tác phẩm lớn…”[37;129]…
2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng
Đoàn Minh Phượng là cây bút tiểu thuyết còn khá mới mẻ trên văn
đàn Việt Nam, công chúng độc giả biết đến chị chủ yếu qua hai tiểu thuyết
Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau. Tuy nhiên đã có nhiều lời bàn luận về hai
tác phẩm này: Đình Khôi với bài viết Và khi tro bụi rơi về hay Nguyễn
Tuấn với bài viết Và khi tro bụi …. Cho tới khi cuốn tiểu thuyết Và khi tro
bụi đoạt giải thưởng văn xuôi năm 2007 do Hội nhà văn Việt Nam trao
tặng, đã có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về cuốn tiểu thuyết này, tiêu
biểu như ý kiến của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, của nhà

thơ Vũ Quần Phương, của tác giả Nguyễn Thị Minh Thái, của tác giả
Trương Hồng Quang… Sau Và khi tro bụi, cuốn tiểu thuyết Mưa ở kiếp
sau cũng được bạn đọc đón nhận nhiệt tình, tiêu biểu như ý kiến của tác
giả Trâm Anh, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thanh Tú…
Bên cạnh các bài viết mang tính chất điểm sách hoặc nhân đề cập đến
một phương diện nào đó của văn xuôi đương đại nước ta mà nhắc tới tác
phẩm của Đoàn Minh Phượng có thể kể tới một số công trình nghiên cứu như:
“Những yếu tố hiện sinh trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh
Phượng – Trần Hoàng Hoàng. Hay trong luận văn “Nghệ thuật tự sự trong


tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng”, tác giả Lê Tuấn Anh đã khảo sát hai tiểu
thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau trên các góc độ không - thời gian;
người kể chuyện, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật và đặt chúng trong tiến
trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại để đánh giá sự đổi mới trong tư duy và
quan niệm nghệ thuật của nhà văn…
Từ việc thống kê, khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình
nào nghiên cứu về đề tài “Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại (Trường hợp Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng)”.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, chỉ ra kỹ thuật tiểu thuyết
của Đoàn Minh Phượng trong tác phẩm Và khi tro bụi nhằm khẳng định kỹ
thuật dòng ý thức là kỹ thuật viết chủ đạo trong tác phẩm này. Từ đó luận văn
cũng góp phần xác định vị trí của tác giả trong nền văn học Việt Nam cũng
như trong hành trình vận động của tiểu thuyết theo xu hướng cách tân, đổi
mới sau 1975, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XX
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Chỉ ra sự đổi mới trong quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt

Nam sau năm 1975.
- Chỉ ra đặc điểm và các phương diện biểu hiện của kỹ thuật dòng ý thức
trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


Đề tài lấy tiểu thuyết Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng dưới sự
soi chiếu của lý thuyết kỹ thuật dòng ý thức làm đối tượng nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu kỹ thuật
tiểu thuyết – kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của nhà
văn Đoàn Minh Phượng. Ngoài ra luận văn cũng so sánh Và khi tro bụi với
một số tác phẩm khác để thấy rõ sự độc đáo của Đoàn Minh Phượng trong
việc sử dụng kỹ thuật dòng ý thức.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thống
Đặt tác phẩm Và khi tro bụi trong khuynh hướng tất yếu dòng ý thức
nói riêng và tất yếu dòng ý thức Việt Nam đương đại nói chung, để thấy rõ
hơn tư duy của nhà văn.
5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm
Chúng tôi đi sâu phân tích Và khi tro bụi để nhận thấy việc tác giả đã
vận dụng sáng tạo kỹ thuật dòng ý thức. Đồng thời chỉ ra hiệu quả nghệ thuật
của nó.
5.3. Phương pháp liên ngành
Luận văn triển khai đề tài liên quan tới dòng ý thức – một vấn đề phức
tạp vốn thuộc lĩnh vực tâm lý học. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng phương
pháp nghiên cứu liên ngành văn học – tâm lý học để phân tích kỹ thuật dòng ý
thức từ bản chất của nó trên cơ sở ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học.



6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tiếp cận từ góc độ văn học sử, tức là nhìn nhận tiểu thuyết
Đoàn Minh Phượng trong tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau
1975, đồng thời dựa trên nền tảng lý luận về thể loại tiểu thuyết cũng như kế
thừa từ các công trình nghiên cứu đi trước, luận văn nhằm đưa ra một giải
pháp tiếp cận tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng từ góc độ kỹ thuật tiểu thuyết.
Luận văn không có tham vọng giải quyết triệt để mọi vấn đề hay đưa ra
một kết luận cuối cùng, mà hy vọng góp thêm một tiếng nói để hiểu hơn về
bản lĩnh, tài năng cũng như đóng góp của Đoàn Minh Phượng cho nền văn
học Việt Nam thời kỳ sau 1975.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Kỹ thuật dòng ý thức và sự xuất hiện của khuynh hướng
dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau năm 1975.
Chương 2. Nghê thuật tổ chức cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết
Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng.
Chương 3. Nghệ thuật tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Và khi tro
bụi của Đoàn Minh Phượng.


CHƯƠNG 1. KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC
VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA KHUYNH HƯỚNG DÒNG Ý THỨC
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975

1.1. Khái lược về kỹ thuật dòng ý thức trong văn học
1.1.1. Nguồn gốc phát sinh của kỹ thuật dòng ý thức
Dòng ý thức (stream of consciousness) có nguồn gốc là một thuật ngữ
tâm lý, xuất hiện lần đầu tiên trong Nguyên lý tâm lí học (1904) của William

James (1842 – 1910) – một nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng, môt nhà
tâm lý học người Mỹ. Trong hai chương VIII, IX của cuốn sách, W. James đã
trình bày cơ sở lí luận của học thuyết tâm lí khi đem khái niệm “tư tưởng” so
sánh với một luồng nước chảy (stream), một dòng sông (river). Từ đó ông cho
rằng, hoạt động ý thức của con người không phải là rời rạc, mà có liên quan
với nhau, dựa theo phương thức dòng tư duy, dòng ý thức hoặc dòng sinh
hoạt chủ quan. Các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng bất chợt luôn xen lẫn, đan
bện vào nhau tạo thành những khối hỗn độn, “phi logic”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: dòng ý thức là một khái niệm chỉ
một xu hướng sáng tạo văn học (chủ yếu văn xuôi nghệ thuật thế kỉ XX),
hướng tới tái hiện đời sống nội tâm, cảm xúc, liên tưởng của con người. Ở đó,
những tư tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợt luôn lấn át nhau và đan bện vào
nhau một cách lạ lùng. dòng ý thức là trường hợp cực đoan của độc thoại nội
tâm, khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trường thực tại khó bề khôi
phục lại” [14; 107]. Như vậy có thể thấy trong văn học, dòng ý thức là một
thủ pháp, một kỹ thuật viết (sáng tác) thường chú ý khai thác chiều sâu trong
tâm trạng, phơi bày các hoạt động bí ẩn trong đời sống nội tâm con người.


Với việc sử dụng kỹ thuật viết này, nhà văn thường không chú ý tới cốt
truyện, thậm chí cố ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện;
không quan tâm nhiều đến bối cảnh, ngoại cảnh mà chú trọng đến cái chủ
quan, cái bí ẩn trong tâm lí con người. Mặt khác, viết theo kỹ thuật dòng ý
thức, các nhà văn thường song hành với những thủ pháp nghệ thuật mới như
đảo ngược thời gian, đồng hiện thời gian; đan xen, hòa trộn giữa thực và hư,
giữa hiện tại, quá khứ và tương lai…
1.1.2. Đặc điểm và chức năng của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học
Thứ nhất, với việc vận dụng kỹ thuật dòng ý thức, văn xuôi hiện đại
đã xác lập nên trung tâm của sự phản ánh là “ý thức”, ra sức khám phá,
phát hiện chiều sâu tâm lí của con người. Nếu như tiểu thuyết truyền thống

thường chú trọng tới hiện thực bên ngoài, miêu tả hành vi nhân vật và sắp
xếp tình tiết câu chuyện hoặc có miêu tả cảm nhận và đời sống nội tâm của
nhân vật thì cũng hết sức sơ lược chỉ để làm nổi bật hiện thực bên ngoài thì
tiểu thuyết hiện đại lại chú trọng tới sự chân thực thực thụ, chân thực cao
nhất trong tâm hồn của con người. Do vậy văn xuôi nói chung và tiểu
thuyết hiện đại nói riêng sáng tác theo kỹ thuật dòng ý thức thường chia
hiện thực thành hai loại: một loại hiện thực giản đơn, bên ngoài, đồng nhất,
khách quan, chẳng hạn như một ngôi nhà, một khu vườn,… tất cả đều
giống nhau trong mắt mỗi người; và một loại hiện thực riêng biệt, phức tạp,
bên trong, chủ quan như ấn tượng của về ngôi nhà, về khu vườn. Khác với
loại hiện thực thứ nhất, hiện thực này là hiện thực riêng biệt, hiện thực
chân thực, duy nhất chỉ có ở từng chủ thể cảm nhận. Vì thế, đối tượng
trung tâm miêu tả của kỹ thuật dòng ý thức là ý thức của con người. Các
nhà văn thường chú trọng đến quá trình hoạt động tâm lí để phát hiện ra


trạng thái tâm lí thông thường, những trạng thái tâm lí khác thường, thậm
chí là trạng thái tâm lý trong tiềm thức, vô thức của nhân vật.
Thứ hai, sáng tác theo kỹ thuật dòng ý thức, các tác phẩm văn xuôi
hiện đại thường có sự phá vỡ về kết cấu trần thuật. Nếu như văn xuôi truyền
thống khi sắp xếp tình tiết, sự kiện thường cố gắng tuân theo thời gian,
không gian tự nhiên, phù hợp logic, đi từ quá khứ đến hiện tại hướng tới
tương lai, vừa có sự phân biệt, lại vừa có sự tiếp nối trong mô hình tuyến
tính thì sáng tác theo kỹ thuật dòng ý thức lại thường xuất hiện hiện tượng
đảo lộn trật tự hoặc đồng hiện không gian, thời gian.... Những điều này đều
làm cho tính hoàn chỉnh của câu chuyện bị chia tách, tính liên quan của tình
tiết, sự kiện trong tác phẩm bị thủ tiêu, tâm lí nhân vật không phù hợp logic,
chỉnh thể trần thuật thể hiện tính tùy ý, nhảy vọt nhiều khi trở nên khó hiểu...
Chẳng hạn như nhân vật Cẩm My của Khải huyền muộn – Nguyễn Việt Hà,
từ chuyện hồi trung học, cô lại nhớ về cuộc thi hoa hậu học đường, lan man

sang nhà báo Nhật Mỹ rồi bất chợt cô lại nhớ đến Vũ, nghĩ đến mối tình đầu,
sau lại quay về hình ảnh bố mẹ, nhân tình của mẹ…. Mọi thời điểm quá khứ
đến trong trí nhớ của cô, Vũ như đã được lưu giữ từ trước và giờ cứ việc
tuôn trào nhòe nhoẹt, bất tuân theo một logic trật tự nào. Nó lộn xộn, hỗn tạp
do những liên tưởng đan xen xuất hiện trong một trạng thái tinh thần mà ý
thức không kiểm soát được. Nhìn một cách tổng thể, Khải huyền muộn là
câu chuyện được kể bởi hồi ức, dường như mọi sự vật tuy ở thì hoàn thành,
nhưng luôn trong tâm thế dở dang…
Thứ ba, biểu hiện nghệ thuật rõ nhất của kỹ thuật dòng ý thức là vận
dụng độc thoại nội tâm, và liên tưởng tự do,… Độc thoại nội tâm là thủ pháp
nghệ thuật có tác dụng biểu hiện thế giới nội tâm, tình cảm phức tạp, tiềm ẩn
bên trong của nhân vật mà nhiều khi ngôn ngữ trở nên bất lực.“Liên tưởng tự


do” theo Sigmund Freud khẳng định là một hiện tượng “tiền định”, không
phải ngẫu nhiên, nhằm khám phá vô thức và giải phóng những điều bị dồn
nén. Song đó là cơ sở lý luận trong tâm lý học phân tâm mà S. Freud đưa ra
còn trong văn học “liên tưởng tự do” được hiểu như một thủ pháp nghệ thuật
từ một tình tiết, sự kiện hay yếu tố nào đó trong câu chuyện, nhà văn để nhân
vật bắt nối dòng ý thức của mình vào để từ đó mở rộng liên tưởng tới các sự
việc đã xảy ra trong quá khứ, tìm về những ký ức thậm chí là những ẩn ức đã
bị chôn vùi. Các tình tiết, sự kiện mới hiện ra trên cở sở tình tiết, sự kiện ban
đầu có thể có logic nào đó nhưng nhiều khi không có logic nào cả. Tất cả hiện
lên như những “cái bất chợt” trong dòng chảy ý thức nhân vật không thể lý
giải bằng logic thông thường. Ví dụ như trong tiểu thuyết Ulysses, James
Joyce đã dành bốn mươi trang của chương cuối cùng để viết về độc thoại nội
tâm miên man không dứt của nhân vật.
Thứ tư, kỹ thuật dòng ý thức cũng có những nét đặc sắc trong việc vận
dụng ngôn ngữ. Thông thường, ngôn ngữ văn xuôi truyền thống đại đa số phù
hợp với quy tắc ngữ pháp và logic lí tính nhưng văn xuôi sáng tác theo kỹ

thuật dòng ý thức lại hướng tới biểu hiện chiều sâu ý thức nhân vật, biểu hiện
tinh thần cảm xúc đôi khi là bấn loạn, hay thậm chí là những ám ảnh trong
tiềm thức, vô thức nên ngôn ngữ biểu hiện thế giới cảm xúc ấy cũng thường là
không phù hợp với quy phạm ngữ pháp, thiếu logic lí tính, thậm chí hỗn loạn,
đảo lộn. Ngôn ngữ trong kỹ thuật dòng ý thức thường là những câu văn không
dấu ngắt, ngôn ngữ phi điểm nhìn – không có điểm nhìn, chữ đầu mỗi câu
không viết hoa, sử dụng từ vựng ngoại lai, ngôn ngữ của nhiều thể loại trong
cùng một tác phẩm… Chẳng hạn như câu văn không dấu ngắt tượng trưng
cho dòng tâm tư bất tận trong trong tiểu thuyết La Route des Flandres của
Simon – nhà văn được trao giải Nobel văn học năm 1985: “...và trong ánh


bình minh màu xám đám cỏ cũng có màu xám đọng sương mà tôi uống cả
đám sương đó cho nó chảy vào trong người tôi giống như những trái cam mà
lúc nhỏ bất chấp sự cấm đoán mà người ta đặt ra cho tôi khi bảo rằng những
trái cam này được trồng bẩn lắm tôi ồn ào thích chọc một lỗ rồi ép quả cam,
tôi vừa ép vừa uống say sưa những viên ngực trần của nàng để cho một giọt
tinh thể màu hồng chảy như nước tuột khỏi những ngón tay tôi rung rinh trên
một cọng cỏ lả lướt dưới làn gió nhẹ thổi qua trước khi mặt trời mọc phản
chiếu thu vào khối trong suốt của nó bầu trời nhuốm ánh rạng đông tôi nhớ
lại những buổi sáng lạ lùng đó trong suốt giai đoạn ấy không bao giờ mùa
xuân không bao giờ bầu trời lại được rửa sạch trong trẻo tinh khiết như vậy,
…”. [39]
1.1.3. Kỹ thuật dòng ý thức trong văn học thế giới
1.1.3.1. Một số thành tựu của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học phương Tây
Thế kỉ XX bắt đầu với hàng loạt cuộc cách mạng làm thay đổi sâu sắc
đời sống tinh thần nhân loại: những phát hiện về tự nhiên mở ra cả thế giới vi
mô sự sống, thế giới của những “sóng”, “hạt” và mô hình cấu trúc mới không
thể nhận biết bằng giác quan, những khám phá tâm lí mà tiêu biểu là phân tâm
học của S. Freud soi rọi vùng vô thức mờ tối của con người, từ đó lý giải tinh

tế những hoạt động và hành vi của cá nhân. Nhưng sự ảnh hưởng sâu sắc nhất
đối với nhân loại có lẽ chính là sự thay đổi ý niệm về hiện thực: thế giới giờ
đây không còn là một chỉnh thể thống nhất mà con người có thể tri nhận. Hệ
quả là sự tan vỡ ảo tưởng về một trật tự, phủ nhận những chân lý tuyệt đối và
phổ quát. Nghệ thuật cũng vì vậy mà tích cực biểu hiện những cảm thức mới.
Tư duy trừu tượng trong hội họa, tính chất phi cung thể trong âm nhạc… góp
phần biến đổi bản đồ mĩ học của nghệ thuật. Khí quyển tinh thần của thời đại
khiến cho tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi nghệ thuật nói chung đã có những


cách tân và thể nghiệm không ngừng. Ngược lại với các nhà văn truyền thống
coi trọng sự phản ánh hiện thực trong sự toàn thể và điển hình, cùng với thói
quen miêu tả con người trong sự gắn bó sâu sắc với cội rễ lịch sử; các nhà văn
hiện đại lại tìm kiếm một hiện thực khác – đó là chiều sâu tâm tư đầy phong
phú và phức tạp của con người, nơi lịch sử ghi dấu ấn thông qua phút giây của
những rung động trong chiều sâu tâm hồn con người.
Ở địa hạt văn xuôi nghệ thuật, cùng với sự thay đổi đề tài là sự cách tân
mạnh mẽ lối viết nhằm tái hiện cái không thể nắm bắt, nỗ lực kể cái không thể
kể. Một trong những đóng góp nghệ thuật tiểu thuyết thế kỷ này đó sự thể
nghiệm kĩ thuật dòng ý thức khởi nguồn từ văn học phương Tây. Vì vậy có
thể nói, kể từ khi Marcel Proust đặt chiếc bánh madeleine nhúng trà lên bàn
văn thế giới để “đi tìm thời gian đã mất”, người ta bắt đầu chứng kiến những
hành trình nối tiếp được làm nên bởi những cuộc dấn thân nhẫn nại và quyết
liệt của James Joyce, Dorothy Richardson, Virginia Woolf… Trong số đó,
thành công nhất phải kể đến James Joyce với tác phẩm “Ulysses”. “Ulysses”
là câu chuyện xảy ra trong một ngày – ngày 16 tháng 6 năm 1904, xoay quanh
ba nhân vật: Leopold Bloom, vợ Leopold Bloom và Stephen Dedalus. Sử
dụng kĩ thuật dòng ý thức, câu chuyện diễn ra với cấu trúc song song của
những sự kiện chính trong hành trình trở về nhà của Odyssey. Bloom đã thực
hiện cuộc hành trình dưới trần thế của mình, đấu tranh trước những thử thách

thường ngày trong một ngày bình thường. Cuốn tiểu thuyết dõi theo những
khoảnh khắc hành động và suy nghĩ, ẩn ức, tưởng tượng của Bloom, vợ anh ta
– Molly và Stephen Dedalus trong một ngày trọn vẹn ở Dublin. Được xem là
trung tâm và đỉnh cao của văn học dòng ý thức, Ulysses đã đi đến cùng những
khả năng nghệ thuật của xu hướng này: sự nghiên cứu đời sống nội tâm con


người kết hợp với sự xói mòn ranh giới tính cách, sự phân tích tâm lý đôi khi
trở thành mục đích tự thân.
Sau thế chiến thứ hai, văn học Âu Mỹ tiếp tục chứng kiến sự nở rộ của
kỹ thuật dòng ý thức trong văn học ở những mức độ khác nhau trong sáng tác
của trường phái “tiểu thuyết mới” (Nouveau roman) ở Pháp: Michel Butor,
Nathalie Sarraute…, trong loại tiểu thuyết "đề tài nhỏ" ở Anh: Anthony
Powell, Paul Johnson…, trong thể nghiệm tiểu thuyết tâm lý học ở Cộng hòa
Liên bang Đức: Uwe Johnson, Alfred Andersch…
Mặc dù hướng khai thác và thể nghiệm ở mỗi tác giả, tác phẩm có sự
khác nhau nhưng nhìn chung các sáng tác sử dụng kỹ thuật dòng ý thức đều
có những điểm gặp gỡ như: nhà văn sử dụng phương pháp nội quan, lấy cảm
xúc cá nhân và trực giác nhạy bén làm cách thức khám phá và phản ánh thực
tại khách quan, cùng với đó là sự vận dụng thủ pháp đồng hiện kiểu điện ảnh,
phá vỡ các lớp thời gian vật lý, làm đứt đoạn dòng chảy ngôn từ và mạch
truyện, tính chất không liền mảnh của nhân vật, lối viết độc thoại nội tâm và
phân tích tâm lý…
1.1.3.2. Một số thành tựu của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học phương Đông
Văn học Châu Á cũng chứng kiến những thể nghiệm thành công của kỹ
thuật dòng ý thức trong tác phẩm của nhiều nhà văn, đặc biệt ở Nhật Bản với
Kawabata Yasunari với tác phẩm tiêu biểu là Người đẹp say ngủ và Haruki
Murakami với tác phẩm Biên niên kí chim vặn dây cót.
Văn học dòng ý thức cũng in dấu trong sáng tác của nhiều nhà văn Trung
Quốc đương thời. Trong số đó, người đầu tiên vận dụng thành công kỹ thuật

dòng ý thức có thể kể đến là nhà văn Vương Mông. Ông được coi là người đi
tiên phong trong việc cách tân thể loại tiểu thuyết của văn học Trung Quốc


thời kỳ mới. Từ năm 1979 đến 1980, sáu “tiểu thuyết mới” của ông đã gây
chấn động văn đàn Trung Quốc, đó là những cuốn tiểu thuyết theo lời của
chính tác giả là “không tuân theo kết cấu của bản thân cuộc sống, mà là tuân
theo hình ảnh phản chiếu của cuộc sống tâm linh mọi người, trải qua sự nhấm
nháp nghiền ngẫm nhiều lần nơi tâm linh con người, trải qua những ký ức,
lắng đọng, hoài niệm, quên lãng rồi lại hồi ức lại” [40; 40]. Nối tiếp sau thành
công của Vương Mông trong việc vận dụng kỹ thuật dòng ý thức là hàng loạt
tên tuổi nhà văn Trung Quốc như Thiết Ngưng với Những người đàn bà tắm,
Vương An Ức với Trường hận ca, Mạc Ngôn với Tửu quốc, Rừng xanh lá đỏ,
… Trong đó, sáng tác được xem là thành công rực rỡ nhất của việc vận dụng
kỹ thuật dòng ý thức trên văn đàn Trung Quốc là kiệt tác Linh Sơn của Cao
Hành Kiện. Linh Sơn của Cao Hành Kiện ra đời đã đánh dấu sự xuất hiện của
một “kì thư” trong nền văn học Trung Quốc cũng như một kiệt tác trong nền
văn học nhân loại. Linh Sơn với sự đột phá về phương diện nghệ thuật đã “mở
ra nhiều nẻo đường mới cho nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc” [41; 647].
Mọi tìm tòi, thể nghiệm về một hình thức tiểu thuyết mới trong Linh Sơn đều
là sự nỗ lực, tâm huyết của một trái tim luôn sục sôi khát vọng tìm hiểu bản
thân và cuộc sống, khát vọng đi tới tận cùng hiện thực thế giới tâm hồn con
người cùng sự tìm tòi một kỹ thuật viết mới nhằm chuyển tải hiện thực này
một cách tự nhiên nhất. Khát vọng đó càng trở nên mãnh liệt đối với các văn
nhân Trung Quốc sau “mười năm động loạn” – mười năm cách mạng văn
hóa. Trong số những thủ pháp độc đáo làm nên sự đột phá của Linh Sơn, có
thể nói dòng ý thức là kỹ thuật viết hiện đại nhất, thể hiện sự ảnh hưởng của
kỹ thuật viết phương Tây nhất nhưng cũng lại là kỹ thuật thể hiện trọn vẹn đời
sống, tư tưởng, linh hồn dân tộc Trung Hoa nhất. Cao Hành Kiện đã khéo léo
vận dụng kỹ thuật dòng ý thức để khai thác triệt để những phức tạp, bí ấn



trong nội tâm con người tương thông với đời sống dân tộc, cộng đồng trong
quá khứ, hiện tại và tương lai…
1.2. Sự xuất hiện của khuynh hướng dòng ý thức trong văn học Việt Nam
sau năm 1975
1.2.1. Cơ sở, tiền đề dẫn tới sự xuất hiện của kỹ thuật dòng ý thức trong
văn học Việt Nam sau năm 1975
1.2.1.1. Những chuyển biến về chính trị - xã hội
Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật bình
thường của nó, ảnh hưởng của công cuộc đổi mới tư duy, những vấn đề bức
thiết cộm lên trong lịch sử dân tộc thời hậu chiến, thời kỳ xây dựng hòa bình
cùng với một độ lùi thời gian tương đối thích hợp đối với những vấn đề nhân
sinh... đã khiến những vấn đề phản ánh của văn học đều chuyển biến theo
hướng tích cực và nhân bản. Bùi Thanh Truyền từng viết: “Thành tựu quan
trọng của văn học thời đổi mới là đã gạt bỏ phần nào các quan niệm cũ, mở
đường cho văn học khắc phục các nhận thức xơ cứng, cũ mòn để trở về với
các sáng tác tự nhiên. Người viết văn thời nay không còn tuân theo nguyên
tắc tả thực, điển hình hóa tỉnh cách và hoàn cảnh theo lối truyền thống, khước
từ vai trò “người thư ký ” trung thành của thời đại và thói quen coi văn học là
tấm gương thuần túy mà nỗ lực soi chiếu, lật trở hiện thực từ nhiều góc nhìn,
phương thức phản ánh khác nhau ”.
Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, hoàn cảnh đất nước có nhiều
thay đổi trên mọi mặt văn hóa, chính trị đã tạo ra bước ngoặt trong văn học,
nhất là đối với văn xuôi - thể loại gắn liền với từng khoảnh khắc đổi thay của
đời sống. Khi tự do, dân chủ trong sáng tạo văn hóa, văn học đã trở thành vấn
đề trung tâm được Đảng ta đặc biệt chú trọng, xem đó như là điều kiện sống


còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn học. Chủ trương “mở cửa”,

“cởi trói ”, “cắt bỏ sợi dây ràng buộc trong văn hóa, văn nghệ” để “nhìn thẳng
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật đã tạo ra một bước ngoặt
thực sự đổi với văn học, mở ra một chân trời thoáng rộng, một bầu không khí
xã hội mới cho quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, khuyến khích và yêu
cầu người cầm bút có những thể hiện mạnh bạo khi khám phả cuộc sống, từ
đó xuất hiện sự đa dạng về phong cách làm phong phú đời sống văn học”.
1.2.1.2. Những đổi mới trong đời sống văn học
a) Đổi mới về tư duy nghệ thuật
Trong lao động nghệ thuật, tìm tòi, sáng tạo là những yếu tố vô cùng
quan trọng làm nên sự thành công của một tác giả, cũng như diện mạo mới
mẻ, đặc sắc của một nền nghệ thuật. Song sự tìm tòi, sáng tạo ấy không phải
nảy sinh một cách bột phát, ngẫu nhiên mà luôn được đặt trên nền tảng tuy
duy nghệ thuật của tác giả. Hay nói cách khác, bất kỳ sự đổi mới nào trong
nghệ thuật cũng luôn được bắt đầu từ sự thay đổi trong tư duy của chủ thể
sáng tạo – tác giả. Và trong sáng tác văn chương cũng vậy, những tìm tòi,
sáng tạo trên các phương diện, ở mọi thể loại nói chung và thể loại tiểu thuyết
nói riêng đều được bắt đầu từ những thay đổi trong tư duy, cách quan niệm
của nhà văn về hiện thực, con người và văn xuôi.


Đổi mới quan niệm về hiện thực
Trong cơ cấu đời sống xã hội, chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra rằng:
“Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, bên
cạnh các hình thái ý thức khác như triết học, khoa học, chính trị… Là một
hình thái ý thức xã hội, văn chương như mọi hình thái ý thức khác, phản ánh
tồn tại xã hội... Quan hệ giữa văn chương và hiện thực là một biểu hiện của


quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa cái phản ánh và cái được phản ánh…”.
Như vậy từ nền tảng triết học Mác – Lênin có thể thấy tính hiện thực dù đậm

hay nhạt thì bao giờ cũng là một thuộc tính cơ bản của văn chương, phản ánh
mối liên hệ giữa tác phẩm với cuộc đời.
Hiện thực là một hạt nhân bất biến trong văn học (tức là luôn có) nhưng
quan niệm về hiện thực trong văn chương thì luôn vận động và có sự thay đổi.
Nếu như trước đây (1975), hiện thực được xem là cái đang hiện hữu, có khi là
cái sẽ đến trong ước mơ – “hiện thực ước mơ” (Chữ dùng của Nguyễn Minh
Châu) được nhìn bằng cảm quan “đại tự sự” thì sau năm 1975 quan niệm về
hiện thực lại được mở rộng. Hiện thực không chỉ là những vấn đề to tát của
thời cuộc mà còn là những cái nhỏ nhặt của đời sống trong đó con người phải
đang đối diện hàng phút, hàng giờ. Hiện thực không chỉ là cái tồn tại hiện hữu
trong một biên độ không gian nhất định, có thể tri nhận bằng giác quan – hiện
thực của các sự kiện, biến cố lịch sử,…mà còn là cái tồn tại trong tâm trạng,
cảm xúc con người – hiện thực trôi dạt, không thể tri nhận bằng giác quan.
Hay hiện thực không chỉ là cái đang có, sẽ có ở thời gian hiện tại, tương lai
mà hiện thực còn là cái tồn tại trong quá khứ, tìm về với ký ức thậm chí là
những ẩn ức đã bị chôn vùi.
Mặt khác, sự thay đổi quan niệm về hiện thực trong văn xuôi Việt Nam
sau năm 1975 còn được thể hiện ở việc hiện thực giờ đây không còn là mục
đích cuối cùng của sự phản ánh mà nó chỉ là phương tiện để nhà văn trình bày
tư tưởng, cách nhìn, sự chiêm nghiệm của riêng mình. Do đó, bên cạnh kiểu
hiện thực “kiểm chứng được” đã xuất hiện hiện thực của ảo giác, của tâm
linh, hiện thực được tạo ra bằng trí tưởng tượng của người viết mà sản phẩm
của nó là cái kì ảo, cái nghịch dị đã xuất hiện khá đậm đặc ở các tác phẩm


như Giọt máu – Nguyễn Huy Thiệp; Thân phận của tình yêu (Nỗi buồn chiến
tranh) – Bảo Ninh, Thiên sứ - Phạm Thị Hoài,…
Nói tóm lại, quan niệm về hiện thực trong văn xuôi Việt Nam sau năm
1975 đã được mở rộng hơn rất nhiều, cùng với cảm quan “đại tự sự” đã có từ
các giai đoạn văn học trước, cảm quan “tiểu tự sự” đã được nhiều nhà văn

hướng tới, khai thác và đào sâu. Hiện thực không chỉ được nhìn nhận giản
đơn, một chiều mà hướng đến cái nhìn đa chiều để khám phá, phát hiện cái
“bề sâu”, “bề sau” và “bề xa” đời sống.


Đổi mới quan niệm về con người

Quá trình đổi mới quan niệm về hiện thực, về cách tiếp cận hiện thực
tất yếu dẫn tới sự thay đổi trong quan niệm về con người. Vì con người là
trung tâm của của hiện thực, nên rất chính xác khi cho rằng văn học là “nhân
học”, là khoa học đặc thù về con người.
Nếu như văn học nói chung và văn xuôi Việt Nam giai đoạn trước
năm 1975 chịu sự tác động của hoàn cảnh thời chiến nên đã xây dựng nên
hình tượng những “con người cộng đồng” với vẻ đẹp lý tưởng hóa, quy phạm
hóa nhằm nhiệm vụ giáo dục, khẳng định xu thế phát triển lạc quan của lịch
sử thì sau năm 1975, con người lại được đặt dưới điểm nhìn thế sự, đời tư.
Con người giờ đây không còn giản đơn chỉ có “chức năng” đại diện cho cộng
đồng hay liên kết, xâu chuỗi làm nổi bật cho các sự kiện lịch sử lớn lao của
dân tộc mà hiện lên là “con người cá nhân” mang những diện mạo khác nhau,
vừa phong phú, đa dạng nhưng cũng vô cùng phức tạp. Mỗi con người được
xem như một “tiểu vũ trụ” với những bí ẩn mà nhiều khi nhà văn nỗ lực khám
phá, chiếm lĩnh nhưng cũng không thể biết hết, biết trước được. Và truyện
ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu là một ví dụ điển hình cho thấy rõ
hơn bao giờ hết cái phức tạp của con người thông qua hình tượng nhân vật


×