Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

NGHỆ THUẬT kể CHUYỆN TRONG THẰNG NHÓC của ALPHONSE DAUDET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.82 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

NGUYỄN THỊ THANH LOAN

NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG
THẰNG NHÓC CỦA ALPHONSE DAUDET
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Linh Chi


HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghệ thuật kể chuyện trong “Thằng
Nhóc” của Alphonse Daudet”, tôi đã nhận được rất nhiều nguồn động viên,
giúp đỡ quý báu.
Trước tiên, tôi xin chuyển lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những thầy cô
đã giảng dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình Cao học tại trường Đại
Học Sư Phạm Hà Nội, những người đã truyền thụ và mở mang cho tôi kho
tàng kiến thức quan trọng và quý báu trong suốt hai năm qua.
Lời cảm ơn đặc biệt, tôi xin gửi tới TS Nguyễn Linh Chi, người đã
dành nhiều thời gian tận tình giúp đỡ và chỉ dạy cho tôi trong quá trình thực
hiện và hoàn thiện luận văn của mình
Cuối cùng, tôi rất mong những đóng góp quý báu của quý thầy cô và


các bạn để luận văn hoàn thiện hơn nữa!
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Loan


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Pháp là một nền văn học đồ sộ với những tên tuổi lớn. Chúng
ta biết đến một Victor Hugo - nhà văn lãng mạn tiến bộ ưu tú với những suy
tưởng về lẽ sống, về nỗi khổ, về tình đồng loại, về tình yêu thương những con
người khốn khổ bị đầy đọa … Chúng ta biết đến một Honore de Balzac - nhà
văn hiện thực lớn nhất nước Pháp đầu thế kỉ XIX với hơn 90 tác phẩm lớn
nhỏ mà phần lớn được tập hợp trong Tấn trò đời. Chúng ta biết đến Guy de
Maupassant - nhà văn hiện thực tiêu biểu của giai đoạn văn học hiện thực phê
phán Pháp sau năm 1848…Và chúng ta còn biết đến Alphonse Daudet - nhà
tiểu thuyết, nhà thơ, nhà viết kịch và là nhà tiểu luận phê bình - một cây bút
ưu tú thuộc thế hệ đàn em của nền văn học Pháp nửa sau thế kỉ XIX.
Alphonse Daudet (1840-1897), ông sinh ra tại miền Nam nước Pháp
nơi có những vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ. Cha ông là nhà buôn nhỏ chuyên
nghề buôn tơ lụa. Mẹ ông là người phụ nữ mơ mộng và rất sùng tín. Nhưng
rồi gia đình bị phá sản buộc phải chuyển từ Minơ đến Li-ông với rất nhiều
khó khăn. Ông đã từng làm giám thị cho một trường nhỏ tại thị trấn A-lèt.
Làm việc ở đó trong vòng một năm song cũng giúp ông hiểu thế nào là nghèo
hèn, vất vả, cực nhọc và nhục nhã. Tiếp đó, vào năm 1857 ông đến Paris lập

nghiệp. Ở đây may mắn đã mỉm cười khi ông được nhận làm thư kí giúp việc
cho Công tước Đơ Moóc-ni. Đến năm 1865, khi Công tước qua đời thì công
việc thư kí của ông cũng chấm dứt, Daudet lại rơi vào nghèo túng vì cuộc
sống ông phải viết nhiều hơn. Ông lại làm thêm giám thị cho trường trung học
ở Provence. Cũng trong thời gian đó xã hội Pháp trải qua những biến động
của cuộc nội chiến. Dù uất hận khi Công xã bị đàn áp khủng bố nhưng ông
giữ thái độ yên lặng, lánh xa không khí bạo động, náo loạn. Nhưng qua những

1


biến cố ấy tình yêu mến quê hương lại càng tha thiết hơn trong ông. Chính
tình cảm ấy làm cho ngòi bút của ông nhân hậu hơn và cũng nhiều sáng tạo
hơn. Từ năm 1884 vì mắc bệnh hiểm nghèo nên sức khỏe giảm sút nhưng ông
vẫn nỗ lực sáng tác cho ra đời hàng loạt tác phẩm. Năm 1896, ông gia nhập
Viện Hàn lâm Goncourt nên phần lớn các tác phẩm xuất bản và được độc giả
đón nhận nhiệt thành. Tháng 12/1897 Daudet đã qua đời trong niềm tiếc
thương vô hạn của gia đình, bạn bè và những độc giả yêu mến ông.
Như vậy, cuộc đời văn nghiệp không dài nhưng Daudet đã để lại một
di sản quý giá. Chúng ta có thể kể đến những những sáng tác quan trọng
đưa tên tuổi của ông trở thành bất hủ trong nền văn học Pháp và văn học
thế giới. Đó là tập truyện ngắn Những bức thư viết từ cối xay gió của tôi
(1869),tiểu thuyết tự truyện Thằng Nhóc, tiểu thuyết Những cuộc phiêu
liêu kì thú của Tác-ta-ranh xứ Ta-ra-xcông (1872), Những truyện kể
ngày thứ hai (1873)...
Với những tác phẩm của mình, Daudet đã cho độc giả mọi thời đại cảm
nhận được những bức tranh xinh xắn chân thực về quê hương, về nước Pháp
nửa sau thế kỉ XIX. Tác phẩm của ông đã đưa chúng ta được đến với vùng đất
thanh bình Provence nên thơ nằm ở miền Nam nước Pháp, bên bờ Địa Trung
Hải. Ở đó có những cánh đồng hoa oải hương tím ngắt, tít tắp tận chân trời

cùng với câu chuyện tình yêu cảm động. Ở đó có ánh nắng mặt trời như rót
mật, óng ả, không hề gay gắt nhưng cũng không hề nhợt nhạt làm mê hoặc
lòng người. Đến với Alphonse Daudet là chúng ta được cảm nhận tình yêu
nồng nàn ông dành cho quê hương yêu dấu. Ông yêu xứ sở Provence với
thiên nhiên thơ mộng, với những con người thật thà đôn hậu…
Đến với Daudet chúng ta còn thấy được tác phẩm thấm đẫm tinh thần
nhân đạo và thực tế, giàu chất thơ, nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất
tốt đẹp của con người. Tác phẩm của Alphonse Daudet đã làm rung lên một tấm

2


lòng nhân đạo sâu sa, rộng rãi, một sức sống dào dạt thể hiện bằng một phong
cách nghệ thuật riêng biệt, kết hợp sự quan sát tinh vi với tính nhạy cảm sắc bén,
tinh thần châm biếm ý nhị với những cảm xúc vô cùng dồi dào.
Chúng ta còn nhận thấy thế giới nhân vật của ông đa dạng và phong
phú. Đặc biệt ở mảng văn xuôi, chúng ta được cảm nhận một tài năng đặc
biệt, một nhà kể chuyện có duyên và có tài của nước Pháp.
Tuy nhiên, từ trước đến nay dường như các công trình nghiên cứu tập
trung nhiều hơn ở mảng truyện ngắn của Daudet còn những sáng tác tiểu
thuyết đang bỏ ngỏ. Vậy trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi mạnh dạn
tìm hiểu về tiểu thuyết đầu tay Thằng Nhóc của ông ở phương diện nghệ
thuật kể chuyện. Bởi lẽ, tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Thằng
Nhóc sẽ giúp chúng ta cảm nhận được những nét đặc sắc trong cá tính sáng
tạo của nhà văn đồng thời góp phần lý giải vì sao tác phẩm của ông có sức
hấp dẫn đối với độc giả.
Bản thân tôi là một giáo viên THCS, đang trực tiếp giảng dạy tác phẩm
của Daudet trong chương trình. Chính vì vậy tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện
trong tác phẩm của ông là điều vô cùng bổ ích, thiết thực đối với bản thân và
cũng góp phần làm phong phú thêm tư liệu cho các bạn đồng nghiệp.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về Alphonse Daudet
Theo như chúng tôi tìm hiểu thì đã có nhiều các công trình nghiên cứu
về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Alphonse Daudet. Những gì đã có đều
khẳng định được giá trị các tác phẩm, vẻ đẹp tâm hồn và vị trí trang trọng của
ông trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ.
Trong bộ giáo trình Lịch sử văn học Phương Tây, khi viết về dòng văn
học hiện thực Pháp cuối thế kỉ XIX, tác giả Đỗ Đức Hiểu đã đánh giá cao về

Daudet: “là một nhà văn hiện thực lớn, ông là nhà văn của người dân miền Nam
nước Pháp – những người thông minh, yêu đời, yêu người. Tác phẩm hiện thực

3


của ông chứa chan tình cảm và không thiếu những nét hài hước châm biếm. Tác
phẩm của Daudet bảo vệ tập tục phong hóa của nước Pháp cũ, ông ca ngợi hạnh
phúc gia đình, ca ngợi đời sống thơ mộng nơi thôn dã” [32; 167]. Những lời
nhận xét ấy cũng là gợi hướng quý báu cho chúng tôi khi khai thác về đề tài,
giọng điệu ở nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm của ông.
Nghiên cứu trong Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ
XIX [33], tác giả Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm cũng có những cảm nhận ở
Daudet là nụ cười hài hước, chất trữ tình thoáng chút đa cảm, niềm mong
muốn giữ gìn phong hóa xưa thuần phác rất gần gũi với nhà văn người Anh,
Dickens. Lời nhận xét trên khiến chúng ta nhớ đến cuốn tiểu thuyết David
Coperfield của Dickens và có sự liên tưởng so sánh về nghệ thuật kể chuyện
của hai nhà văn.
Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong cuốn Tác gia tác phẩm văn học nước
ngoài trong nhà trường, đã cảm nhận và khẳng định: “Cuộc đời văn nghiệp
của Đô-đê tuy không dài, ông chỉ sống vỏn vẹn 57 tuổi song ông đã cố gắng,

trải nghiệm và thử sức trên nhiều lĩnh vực của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ.
Ông viết thơ, ông sáng tác kịch, ông viết các kiểu truyện ngắn và cả tiểu
thuyết nữa. Mỗi lĩnh vực như vậy ông đều có cái duyên... Những mảng văn
xuôi, mảng truyện ngắn thì lại thể hiện một tài năng đặc biệt khiến cho tên
tuổi của ông tồn tại mãi với thời gian” [7; 25]. Tác giả cũng chỉ ra sức hấp
dẫn và giá trị trong tác phẩm là ở cách thức kể chuyện cũng khá đa dạng. Sự
đa dạng đó được thể hiện: “Khi thì ông đóng vai người kể chuyện, khi thì
đóng vai người nghe, người tham gia câu chuyện, câu chuyện thì được kể ở
ngôi thứ nhất, khi thì ngôi thứ ba. Câu chuyện được định hình rất nhanh sau
vài nét phác tả ngắn gọn” [7; 37].
Còn các tác giả của cuốn Văn học Phương Tây [34] cũng đã dành vị trí
trang trọng để giới thiệu về văn học Pháp thế kỉ XIX. Trong đó Daudet cũng

4


được khẳng định là một trong những nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện
thực bên cạnh Gustave Flaubert, Guy de Maupassant.
Ở cuốn Thơ và Truyện và Cuộc đời [25], tác giả Đào Duy Hiệp cũng
đã có những nhận xét đầy tâm huyết dành cho Daudet. Ông viết rằng vào nửa
sau thế kỉ XIX, trên bầu trời văn học Pháp đã xuất hiện một ngôi sao phương
Nam xứ Provence lặng lẽ tỏa sáng như một hồn thơ dịu dàng và trong trẻo.
Ánh sáng, màu sắc, hương thơm, nắng vàng rực rỡ với những ngọn gió;
những phong tục địa phương; sự va chạm của thời gian xưa và nay – cái bi
kịch muôn đời; cổ tích, dân gian thấm đẫm trong những lời văn âu yếm, buồn
bã thấp thoáng trào lộng, hóm hỉnh hiện đại.
Chúng ta có thể thấy ở các nhận xét trên đều nhấn mạnh đến sự nghiệp
văn chương của Daudet trên nhiều phương diện. Trước hết, ở Daudet là một
nghệ sĩ đa tài khi ông có thể hoạt động nghệ thuật đạt đến thành công ở nhiều
thể loại khác nhau như làm thơ, viết kịch, viết truyện ngắn và cả tiểu thuyết...

Còn trong phong cách chúng ta đều nhận thấy một giọng điệu và ngôn
ngữ trần thuật rất đa dạng bởi vừa sâu lắng, chứa chan tình cảm vừa có nét hài
hước châm biếm thật ý nhị. Nghệ thuật kể chuyện cũng rất linh hoạt... Tất cả
những đặc sắc ấy tạo nên ấn tượng đậm nét trong lòng bạn đọc.
2.2. Những nghiên cứu về tác phẩm Thằng Nhóc của A.Daudet
Trong cuốn Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà
trường, tác giả Lê Nguyên Cẩn đã đề cập đến cuốn tiểu thuyết đầu tay của
A.Daudet là Chú nhóc con. Có thể coi đây là cuốn tiểu thuyết tự truyện bởi
trong tác phẩm chúng ta gặp những dấu ấn khá sâu đậm của cuộc đời tác
giả. Ông đã có những cảm nhận sâu sắc khi đọc tác phẩm: “Cuốn tiểu
thuyết tự truyện này mang tới cho độc giả nhiều tiếng khóc buồn tủi hơn là
những tiếng cười vui vẻ. Đây là tiếng khóc của một con người thiếu may
mắn khi bước vào đời” [7; 45].

5


Câu chuyện được kể trong tiểu thuyết được kể từ ngôi thứ nhất nên: “đã
tạo ra một sự đồng cảm khiến người đọc bị lôi cuốn theo sự dẫn dắt của tác
giả. Các sự kiện cũng được kể theo trật tự thời gian tuyến tính và được phân
bố theo các tiêu đề riêng. Tuy nhiên các sự kiện đều bám theo trình tự thời
gian song không bị pha loãng mà chỉ là những sự kiện tiêu biểu mang tính đột
biến liên quan đến cuộc đời nhân vật. Từ đó tác phẩm hiện lên như một cuốn
phim với các cảnh quay chậm rãi” [7; 45].
Trong bài viết của mình, Lê Nguyên Cẩn còn nhận xét: “Câu chuyện
nghiêng về mối quan hệ đối xử giữa người với người, giữa tình người với
nhau. Ở đây không xảy ra cuộc đụng độ gay gắt, không có những tổ chức với
mưu mô bí hiểm, không có những mâu thuẫn đầy kịch tính. Trùm lên tất cả là
một nỗi buồn luyến tiếc, luyến tiếc một cái gì đó vốn đã là vàng son trong quá
khứ, nay đã lụi tàn trong cơ chế thị trường mới. Nỗi buồn tiếc nuối ấy là cảm

xúc chủ đạo của chú nhóc con đang tập tễnh bước đi trên con đường đầy
chông gai để mà kiếm sống, để mà mưu sinh” [7; 47].
Ông đánh giá cao giá trị của cuốn tiểu thuyết: “Cuốn sách thực sự gây
ấn tượng mạnh cho độc giả bởi sự chân thành không giả dối, không màu mè
trong cách thể hiện. Bởi lẽ đây là cuốn sách của một tiếng lòng, của một con
tim đa sầu, đa cảm” [7; 48].
Nhà nghiên cứu Paul Guth cho biết ông đã xúc động rất nhiều khi cầm
đến cuốn sách để đọc nó và ông cũng không cầm được nước mắt khi viết lời
tựa cho cuốn truyện này. Daudet thể hiện ở đây tình thương con người nói
chung, và vì thế ông xứng đáng là một nhà nhân đạo chủ nghĩa [7; 48].
Như vậy, chúng ta có thể thấy được những tài liệu đề cập trên đây đã
giới thiệu và nghiên cứu về Daudet ở nhiều phương diện: cuộc đời, sự nghiệp
và phong cách sáng tác.
Những công trình này đã gợi ý và góp phần bổ sung những thông tin cơ
bản cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên chưa có công

6


trình nào nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề nghệ thuật kể chuyện trong mảng
văn xuôi nói chung và tiểu thuyết của ông nói riêng. Trong phạm vi đề tài,
chúng tôi đang nỗ lực, cố gắng thực hiện điều đó. Cụ thể là tìm hiểu về nghệ
thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Thằng Nhóc của A. Daudet.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết Thằng Nhóc của nhà
văn Pháp Alphonse Daudet. Đây là tiểu thuyết đầu tay đã khiến không ít
người ngậm ngùi, rơi lệ.
Vì vốn ngoại ngữ còn hạn chế nên trong quá trình triển khai luận văn
chúng tôi tiến hành khảo sát văn bản trên cơ sở bản dịch của Tôn Gia Ngân,

NXB Kim Đồng, 2000.
3.2. Phạm vi
Luận văn của chúng tôi tập trung làm rõ Nghệ thuật kể chuyện trong
tiểu thuyết Thằng Nhóc trên ba phương diện:
- Người kể chuyện,
- Cốt truyện,
- Giọng điệu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên, chúng tôi đã tiếp cận tác phẩm từ góc độ thi
pháp học, tự sự học. Bên cạnh đó vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác
nhau như so sánh, phân tích, tổng hợp để hỗ trợ triển khai đề tài.
Phương pháp khảo sát, phân tích hệ thống
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở đọc, khảo sát văn bản
nhiều lần. Qua đó rút ra được những nhận xét ban đầu về người kể chuyện, về
giọng điệu, về tính cách nhân vật, về các tình huống... Từ đó sẽ giúp chúng tôi
nhận diện những biểu hiện thành hệ thống, thành quy luật chung, đặc điểm
chung của toàn bộ đối tượng nghiên cứu.

7


Phương pháp tổng hợp, khái quát
Phương pháp này được tiến hành sau khi khảo sát, phân tích hệ thống
ngữ liệu. Nó giúp cho chúng tôi có cái nhìn toàn diện về đối tượng nghiên cứu
đồng thời cũng để đánh giá những kế thừa và cách tân với đối tượng khác.
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng thường xuyên nhằm tìm ra sự khu biệt
giữa đối tượng nghiên cứu của đề tài với các đối tượng văn học khác nhằm
chỉ ra được những nét đặc trưng riêng biệt của tác phẩm và tác gia văn học.
Cụ thể trong đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành so sánh ở mức độ nhất định với

một số tác phẩm khác của của A. Daudet và các nhà văn phương Tây thế kỷ
XIX để từ đó khẳng định phong cách sáng tác của nhà văn.
5. Đóng góp của luận văn
Chúng tôi hy vọng đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về nghệ
thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Thằng Nhóc của Alphonse Daudet. Nếu
được triển khai thành công thì sẽ có một vài đóng góp:
- Tìm hiểu sâu và kĩ hơn về phong cách sáng tác, nghệ thuật viết văn của
Alphonse Daudet, từ đó cảm thụ sâu sắc hơn giá trị nhân văn của tác phẩm.
- Góp phần giảng dạy tác phẩm của Alphonse Daudet trong nhà trường
hiệu quả hơn.
- Định hướng tốt hơn cách khai thác về nghệ thuật kể chuyện trong các
tác phẩm tự sự khác.
6. Cấu trúc luận văn
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn của chúng tôi ngoài
phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
thành 3 chương:
Chương 1: Người kể chuyện
Chương 2: Cốt truyện
Chương 3: Giọng điệu

8


Chương 1: NGƯỜI KỂ CHUYỆN
Như chúng ta đã biết, từ thủa sơ khai, kể chuyện và nghe kể chuyện đã trở
thành nhu cầu của con người trong cuộc sống. Hoạt động ấy giúp con người mở
rộng hiểu biết về cuộc sống xung quanh, hiểu biết thêm chính mình và từ đó cuộc
sống trở nên ý nghĩa hơn.
Trong kể chuyện thì người kể và câu chuyện được kể là hai yếu tố cơ
bản nhất mà ở đó người kể chuyện luôn đóng vai trò chủ đạo. Như vậy, trong

truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện được kể như thế nào bao giờ
cũng quan trọng hơn là ai mới thật sự là người viết nên truyện kể ấy. Điểm
nhìn trở thành cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả. Người kể
chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung
tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện.
Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời.
Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác
phẩm tự sự là điều quan trọng bởi nó thể hiện mối tương quan giữa các nhân
vật với chủ thể trần thuật..
Ngày nay cùng với sự phát triển của trần thuật học, người kể chuyện trở
thành một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại. Và bàn về
khái niệm này cũng có nhiều ý kiến.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đã viết: “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần
thuật trong tác phẩm văn học chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một
nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả (dĩ
nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời); có thể là nhân vật đặc
biệt do tác giả sáng tạo ra; có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một
tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện. Hình tượng người kể chuyện

9


đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề
nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, tái tạo con người và đời sống
trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh” [35;188].
Trần Đình Sử còn khẳng định trong Giáo trình lí luận văn học: “Người
kể chuyện (người trần thuật) là một người do nhà văn tạo ra để thực hiện hành vi
trần thuật... Khác với người kể chuyện trực tiếp như trong diễn xướng dân gian
người kể chuyện trong văn bản viết ẩn mình trong dòng chữ. Người kể chuyện ấy

có thể được kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Người kể chuyện
chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cuộc, đang chứng kiến sự
việc xảy ra bằng tất cả giác quan của mình” [47; 188].
Cùng quan niệm trên, Lê Ngọc Trà viết: “Người kể chuyện là thuật ngữ
chỉ nhân vật đóng vai trò chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong
tác phẩm văn học” [53; 153]. Và ông đặc biệt nhấn mạnh: “Trong tác phẩm tự
sự, vấn đề người kể chuyện có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhờ hình thức
tường thuật, tác giả có thể trực tiếp phát biểu những cảm nghĩ, nhận xét của
mình về nhân vật, về sự kiện được mô tả về cuộc đời chung” [53; 154].
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng chúng ta đều có thể thấy người kể
chuyện là người kể lại câu chuyện, là chủ thể của hành vi kể chuyện, là người chịu
trách nhiệm dẫn dắt câu chuyện. Như vậy, trong văn bản tự sự, người kể chuyện
không chỉ là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện, không chỉ đóng
vai trò là nhân vật đặc biệt mà còn là một nhân tố tích cực trong cấu trúc truyện kể
với chức năng tổ chức, kết cấu tác phẩm, chức năng môi giới, dẫn dắt người đọc
tiếp cận thế giới nghệ thuật đồng thời cũng là người thay mặt nhà văn trình bày
những quan điểm về cuộc sống, nghệ thuật. Điều này có ý nghĩa trên cả hai
phương diện sáng tác và tiếp nhận. Nhà văn khi sáng tác rất có ý thức trong việc
lựa chọn cho mình một người kể chuyện thích hợp và ngược lại người đọc thông
qua việc nắm bắt hình tượng người kể chuyện có thể dễ dàng hơn trong việc khám

10


phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm từ đó thấy được chân dung, tư tưởng, phong
cách của tác giả.
Trên tinh thần đổi mới tư duy nghệ thuật và tư duy tiểu thuyết, các nhà văn
hiện đại đặc biệt đề cao sự sáng tạo của lối viết và trong lối viết thì vấn đề người
kể chuyện có một vị trí quan trọng.
Trong tiểu thuyết Thằng Nhóc của A. Daudet chúng ta cũng sẽ bắt gặp

nhiều điểm nhìn trong kể chuyện và như thế người kể chuyện cũng rất linh
hoạt. Người kể chuyện trong tác phẩm này lúc đứng ở ngôi thứ nhất để kể, lúc
đứng ở ngôi thứ ba nên đã tạo được sự sinh động trong mạch kể và gây được
sự cuốn hút, ấn tượng cho người đọc.
1.1. Người kể chuyện trực tiếp ở ngôi thứ nhất
Chúng ta đều nhận ra, trong các tác phẩm văn học, chọn kiểu nhìn nào,
xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại “chuyện” chính là do
cách tổ chức “truyện” có dụng ý của nhà văn. Có những tác phẩm chỉ có một
kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối, có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu
điểm nhìn hoặc luân phiên trượt điểm nhìn.
Truyện kể ở ngôi thứ nhất là câu chuyện được kể lại do một người kể
chuyện hiện diện (lộ diện) như một nhân vật trong truyện. Với hình thức này,
người kể chuyện trực tiếp tham gia vào câu chuyện và hiện hữu trong thế giới
mà nhân vật hoạt động. Chính ngôi kể chuyện này tạo cảm giác cho người
đọc có độ tin cậy cao về những sự việc và con người được nói đến trong
truyện. Mặt khác, việc nhân vật xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất giúp người kể đi
sâu khám phá thế giới nội tâm, những mối quan hệ, những diễn biến phức tạp
của tâm lý nhân vật.
Đến với cái “tôi” tự thuật trực tiếp, người đọc không chỉ tìm thấy sự
tin cậy vào tính trung thực mà còn thấy được sự đối thoại dân chủ với
người viết, câu chuyện cuộc đời của nhân vật qua cách kể chuyện này cũng

11


tạo nên một cấu trúc trần thuật mang tính trữ tình có khả năng chạm đến
sâu thẳm trái tim bạn đọc.
Văn học phương Tây thế kỉ XVIII nổi bật với ưu thế vượt trội của các
tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất. Với sự xuất hiện của người kể ở ngôi thứ
nhất câu chuyện được kể trở thành câu chuyện về một cái tôi cá nhân cụ thể

nào đó, bởi lẽ cái tôi rất riêng ấy là nhân chứng duy nhất của những sự kiện
được kể. Chính cách kể ấy đã tạo ra hình thức tồn tại của nhân vật, cho phép
nhân vật hồi sinh và gắn với quãng đời đã qua của chính mình. Đây là điều
kiện để thể loại hồi ức phát triển mạnh, dẫn đến sự xuất hiện của thể loại tự
truyện trong tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XVIII.
Trong tiểu thuyết Thằng Nhóc của Daudet, chúng ta sẽ được đồng
hành cùng cái “tôi” tự thuật từ khi sinh ra, qua những chặng phiêu lưu trong
cuộc đời và dừng lại khi có được hạnh phúc đích thực. A. Daudet đã để cho
nhân vật “tôi” - Đa-ni-en Ây-xét tự về kể cuộc đời chính mình. Những lời tự
kể này chiếm ưu thế phần lớn trong tác phẩm. Nhân vật đã đến với người đọc
qua những lời tự kể chân thực đầy xúc cảm ấy.
Ngôi kể thứ nhất trong tác phẩm giúp người đọc cảm nhận sự gần gũi
với nhân vật ngay từ những câu chuyện đầu tiên: “Tôi ra đời ngày 13 tháng 5
năm 18.. trong một thành phố của xứ Lăng-gơ-đốc…Ở ngay cổng vào thành
phố, cha tôi, ông Ây-xét, hồi đó làm nghề buôn bán khăn quàng cổ, có một
xưởng máy lớn, trong đó ông đã cho xây dựng một căn nhà xinh xắn, nằm
dưới bóng những cây tiêu huyền... đó là nơi tôi đã ra đời và trải qua những
năm tháng đầu tiên, những năm tháng đẹp nhất đời tôi” [10; 7]. Những lời kể
lần lượt xuất hiện như thước phim quay chậm đưa ta về với những kí ức thủa
ấu thơ của “tôi”. Đồng thời trong lời kể ấy ta còn thấy được những cảm nhận,
những đánh giá, những cảm xúc liên quan đến câu chuyện được kể: “Kể từ
ngày tôi ra đời, những tai họa không bình thường đã dồn dập đổ lên đầu cha

12


mẹ tôi. Đầu tiên là người khách hàng Mác-xây (ông này đã cuỗm đi của cha
tôi hơn bốn chục ngàn đồng Phơ-răng), rồi đến hai vụ cháy nhà cũng trong
năm ấy, sau đó là cuộc đình công của công nhân..., là cuộc cách mạng 18...,
[10; 8] rồi xưởng máy hoạt động cầm chừng và dừng hẳn, chúng tôi đã bị phá

sản... tôi đã chứng kiến những ngày hấp hối của gia đình Ây-xét trong mọi chi
tiết của nó” [10;10].
Cậu bé Đa-ni-en còn nhớ rất rõ cảm xúc và tâm trạng mỗi thành viên
trong gia đình mình: “Cha trở nên dữ tợn: ông thường nổi nóng, hung bạo,
thích kêu la, làm toáng lên… còn mọi người thường khóc sau khi ông Ây-xét
dời khỏi bàn ăn, mẹ tôi khóc vì thương ông chồng khổ sở; tu viện trưởng và
bà An-nu khóc vì thấy mẹ tôi khóc; còn Giắc, còn bé quá… khóc vì nhu cầu,
như là thích khóc vậy” [10; 11,12]. Lời kể chân thực của nhân vật “tôi” giúp
người đọc hình dung được từng thành viên trong gia đình Ây-xét với những
cách biểu lộ cảm xúc khác nhau trước biến cố lớn lao. Người đọc cảm nhận
được qua những dòng hồi tưởng ấy, bao nhiêu dòng chữ là bấy nhiêu nước
mắt. Đa-ni-en sẽ cùng gia đình tạm biệt mà không hẹn được ngày trở lại ngôi
nhà thân yêu, nơi ghi dấu bao kỉ niệm thủa ấu thơ, nơi gắn bó với mỗi thành
viên. Khi cả gia đình lên chuyến tàu đến Ly-ông thì tất cả những hình ảnh ấy,
kỉ niệm ấy chỉ còn là hoài niệm mà thôi!
Chúng ta bước theo lời kể của “tôi” để đến Ly-ông và cùng chia sẻ với
cảm nhận đầu tiên của nhân vật về ngôi nhà, nơi họ sẽ sống ở đó những ngày
tháng tiếp theo: “Ôi! Cái nhà mới ghê tởm chứ! Tôi sẽ nhớ đến nó suốt cả đời
người: cái thang gác ướt nhớt; cái sân giống như một cái giếng; người gác
cổng là thợ chữa giày… Thật là xấu xí” [10; 26]. Lời kể chân thực mà chứa
đựng nhiều cảm xúc. Đó là sự bất ngờ và vô cùng hụt hẫng về hình ảnh của
nơi ở mới với “cái thang gác ướt nhớt; cái sân giống như một cái giếng” và
“tôi” thấy rằng tất cả thật xấu xí.

13


Ở Ly-ông, “tôi” đã không thể quên được ngày đầu tiên đến lớp. Vì
khoác trên mình chiếc áo bờ-lu nên đã bị các bạn cười nhạo bởi nơi đây con
nhà giàu không mặc loại áo này. Có lẽ “tôi” nhớ nhất là thái độ của thầy giáo

giám thị ngay trong phút đầu gặp gỡ bởi không hiểu tại sao: “ngay lập tức ông
tỏ thái độ thù ghét tôi. Không bao giờ ông gọi tôi bằng tên thật; khi nào ông
cũng bảo: “À! Còn thằng bé đằng kia, thằng nhóc!”… Cuối cùng bạn bè tôi
đặt cho tôi cái biệt hiệu “thằng Nhóc” và cái biệt hiệu ấy được lưu truyền
mãi…” [10; 36]. Cái tên thằng Nhóc đã ra đời từ đấy! Và trong cuốn hồi kí
của mình cái tên mới được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như là một cách gọi,
như để đánh dấu một quãng thời gian với những kỉ niệm không thể quên trong
quá khứ. Như vậy, có thể nói những cảm giác đầu tiên có ý nghĩa thật quan
trọng đối với mỗi học trò khi đến trường. Cả tình yêu thương dìu dắt, hay cả
sự ghét bỏ đều có ảnh hưởng lớn đến tâm hồn trẻ thơ. Việc sử dụng ngôi thứ
nhất xưng “tôi”, người kể chuyện đã giúp chúng ta hiểu được cảm xúc sâu kín
trong tâm hồn nhân vật làm cho họ gần gũi hơn với người đọc. Đồng thời
người đọc cũng đồng cảm và chia sẻ nhiều hơn với nhân vật của mình. Chúng
ta như trải qua những giây phút xót xa, đau đớn tột độ cùng “tôi” khi nhớ lại
sự ra đi của người thân: “việc đó xảy ra đã lâu rồi, anh tôi đã nằm nghỉ dưới
đất, người anh tu viện trưởng thân yêu mà tôi yêu mến biết bao” [10; 47].
Chúng ta như cùng được chung trong niềm vui và sự xúc động khi thằng
Nhóc được nhận làm công việc giám thị tại trường trung học ở Xác-lăng-đơ:
“Đối với tôi, cái chủ yếu là người ta không đuổi mình… Người ta không đuổi
cổ tôi; thật sung sướng, sung sướng đến phát điên. Tôi những muốn rằng ông
hiệu trưởng có hàng ngàn bàn tay để tôi cầm lấy và hôn tất cả” [10; 75].
Chúng ta có thể hiểu vì sao nhân vật của mình lại hạnh phúc đến thế khi được
nhận vào làm việc! Bởi “tôi” rất lo lắng, tự ti về thân hình bé nhỏ của mình.
Bởi cuộc sống gia đình ngày một khó khăn trong nợ nần và nghèo đói. Mỗi

14


thành viên trong gia đình ấy phải tự lo cho bản thân trong những ngày sắp tới.
Có được công việc nghĩa là cuộc sống đang mở ra trước mắt.

Chúng ta không thể quên được giây phút làm việc đầu tiên đầy háo hức,
hân hoan nhưng cũng vô cùng hồi hộp của “tôi” qua những dòng hồi tưởng
đầy xúc động. Hình ảnh thằng Nhóc trước lớp học hiện lên trong không khí
nghiêm trang và rất trịnh trọng: “Hơi bối rối, tôi thong thả trèo các bậc lên
ghế giám thị, tôi cố gắng đưa cặp mắt nghiêm nghị dạo quanh một lượt, rồi
cao giọng, tôi nói to giữa hai tiếng gõ khô khốc xuống bàn: “Nào, các bạn,
chúng ta hãy làm việc! Hãy làm việc!” [10; 89]. Và kể từ ngày hôm đó, công
việc làm giám thị của thằng Nhóc bắt đầu với bao khó khăn, thử thách. Nhưng
cũng chính trong hoàn cảnh ấy chúng ta cũng thấy được những khát khao của
thằng Nhóc là phải thi học xong bằng cử nhân, được phong giáo viên, nhanh
chóng xây dựng lại tổ ấm đẹp đẽ cho gia đình Ây-xét. Lời kể chuyện đã diễn
tả chân thực từng cảm giác, ý nghĩ của thằng Nhóc: “Cái ý nghĩ tôi đang làm
việc cho gia đình khiến tôi phấn chấn và cuộc đời trở nên dịu dàng hơn đối
với tôi. Ngay cả căn buồng sát mái, căn buồng thân yêu, bao thời gian tốt đẹp
tôi đã trải qua giữa bốn bức tường! Tôi đã làm việc ở đó thích thú biết bao! Ở
đó tôi tự cảm thấy dũng cảm làm sao…” [10; 96]. Suy nghĩ ấy sẽ không thể
có được nếu kể chuyện ở ngôi kể khác. Câu văn như toát lên niềm hân hoan,
đầy ý chí và nghị lực của “tôi” khi nghĩ đến một cuộc sống nhiều ý nghĩa,
cuộc sống vì người khác. Như thế câu chuyện tâm tình của “tôi” còn làm bùng
lên ngọn lửa nhiệt thành trong lòng mỗi người khi nghĩ rằng cuộc sống của
mình sẽ có nhiều niềm vui, ý nghĩa nhiều hơn khi biết nghĩ, biết lo, biết sống
vì người khác!
Câu chuyện vào đời của nhân vật thằng Nhóc càng lúc càng lôi cuốn,
hấp dẫn người đọc. Sự hấp dẫn ấy không phải bằng những chi tiết li kì mà
bằng lời kể mộc mạc giản dị trong từng sự việc với những cung bậc cảm xúc

15


khác nhau của người kể xưng “tôi”. Chúng ta như cùng nhân vật trải qua cảm

giác cay đắng khi nghe “tôi” kể chuyện: “Tôi tưởng như tôi đang có mặt ở nơi
đó” với cảm giác “Ôi! Lũ trẻ độc ác, chúng làm tôi đau khổ biết bao!...” [10;
108]. Tâm trạng ấy của “tôi” khi làm giám thị lớp nhỡ ở trường trung học.
Giờ đây khi nhớ lại, thằng Nhóc có thể hình dung trong hiện tại, lũ trẻ ấy (giờ
đã lớn lên) có thể vẫn nói chuyện về “chú bé Ây-xét, viên giám thị Xác-lăngđơ, với mớ tóc dài và bộ mặt xanh xao? Chúng ta đã chơi cho nó bao nhiêu
trò hay ho nhỉ?... Ôi! Viên giám thị khốn khổ! Hắn đã làm cho các vị cười khá
đủ… Các vị đã làm cho hắn khóc quá đủ!...Vâng, khóc!...Các vị đã làm cho
hắn khóc, và điều đó càng làm cho các trò đùa của các vị hay ho hơn” [10;
109,110]. Câu chuyện trong mạch kể tiếp theo của nhân vật mới cho người
đọc cảm nhận hết được thế nào là tột cùng của sự cay đắng và bế tắc. Một sự
kiện quan trọng đã xảy ra, trong lúc nóng giận thằng Nhóc đã đánh học sinh
Bu-quay-răng, con ông quận trưởng, để rồi sau đó thằng Nhóc đã bị “thải
hồi”. Bằng ngôi kể thứ nhất, thằng Nhóc đã cho ta cảm nhận nỗi đau khổ ấy:
“Than ôi! Đối với tôi có lẽ bị đuổi ngay tức khắc còn tốt hơn. Cuộc sống của
tôi trong trường trung học đã trở nên không chịu đựng nổi. Lũ trẻ không nghe
lời tôi; bất kì nói gì, chúng cũng dọa tôi là sẽ làm như Bu-quay-răng, đi mách
bố chúng” [10; 152]. Ôi! Những ngày đó của thằng Nhóc thật nhiều nỗi đau
buồn. Không trải lòng mình qua từng trang giấy, không tái hiện lại qua từng
câu chữ, người đọc sao thấu hiểu hết tâm tư để mà sẻ chia, để thấy được một
điều giản dị mà lớn lao rằng: đến bến bờ hạnh phúc thì không có con đường
nào trải đầy hoa hồng. Để từ đó con người ta biết trân trọng hơn giá trị cuộc
sống, trân trọng hạnh phúc mà mình đang có.
Bằng cách kể chuyện để cho nhân vật hồi ức lại kỉ niệm rồi hình dung
những gì diễn ra trong hiện tại đã làm câu chuyện cụ thể, sinh động hơn và có
sức hấp dẫn với độc giả hơn. Hơn thế, người kể chuyện xưng “tôi” còn kéo

16


cái khoảng cách giữa nhân vật và người đọc gần lại đến mức ta có thể cảm

nhận mọi vui buồn, mọi nỗi đau khổ tột cùng của thằng Nhóc vậy! Khi sự
tuyệt vọng, bế tắc đã bủa vây tâm trí, “tôi” kể rằng đã nghĩ đến cái chết bởi:
“một ý nghĩ khủng khiếp làm tôi bối rối: để ra đi, phải có tiền: tiền vé tàu hỏa,
và một số món tiền nợ những người bán hàng trong thành phố, đành là những
món tiền nhỏ, nhưng lại là lớn trong hoàn cảnh của tôi...” [10; 110]. Nhưng
rồi, khi thằng Nhóc thực hiện việc kết thúc cuộc đời mình thì tu viện trưởng
Ghéc-man xuất hiện và ngăn chặn kịp thời. Thằng Nhóc đã hiểu khi nghe ông
nói, đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tâm của tu viện trưởng. Giây phút xúc
động lúc chia tay ân nhân, thằng Nhóc đã kể cho chúng ta biết: “ông dang hai
tay cho tôi ôm, với một nụ cười tuyệt đẹp; nhưng tôi đã quỳ xuống ôm lấy gối
ông mà khóc nức nở.” Cũng chính bởi lòng biết ơn ấy mà: “Trước khi ra đi,
tôi còn đảo mắt nhìn một lần cuối cùng quanh buồng ông; tôi ngắm nhìn một
lần cuối cùng cái tủ sách lớn, cái bàn nhỏ, bếp lửa gần tắt, cái ghế bành, nơi
tôi đã ngồi khóc, cái giường, nơi tôi đã ngủ ngon biết bao; và nghĩ đến cuộc
sống đầy bí ẩn ấy, trong đó tôi đoán thấy nó chứa đựng bao nhiêu sự can đảm,
bao nhiêu lòng nhân hậu kín đáo, bao nhiêu sự tận tụy và sự nhẫn nhục, tôi
không khỏi xấu hổ về sự hèn nhát của mình, và tôi tự thề với mình là sẽ nhớ
mãi tu viện trưởng Giéc-man” [10; 176,177]. Thằng Nhóc đã viết lại bằng
những dòng chữ đầy mến yêu với người đã đưa mình ra khỏi bế tắc của cuộc
đời. Ông tu viện trưởng ấy, bề ngoài thì thô ráp và lạnh lùng nhưng ẩn bên
trong là trái tim nóng hổi của tình yêu thương, của lòng nhân hậu. Đó là
những con người thật đáng kính trọng, đáng ghi nhớ! Thằng Nhóc đã viết về
ông với cả tấm lòng mình, trái tim mình. Người kể chuyện đã truyền lòng
mến yêu ấy sang cả người đọc khiến ta vô cùng trân trọng, kính yêu! Quả
thực cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất đã giúp cho người kể đi sâu khám phá
thế giới nội tâm, những diễn biến phức tạp trong tâm lý nhân vật. Điều đó làm

17



cho người đọc thấy được sự tin cậy vào tính trung thực của câu chuyện và sự
việc được kể.
Người kể chuyện xưng “tôi” lại tiếp tục những trang truyện của mình.
Cảm xúc của nhân vật cứ nhẹ nhàng gieo vào lòng người đọc. Chúng ta lại
cùng chia sẻ gian nan của nhân vật trên hành trình tiếp theo của cuộc đời đến
với Paris hoa lệ: “Cuộc hành trình kéo dài hai ngày… Vừa không có tiền, vừa
không có thức ăn dự trữ, suốt trên đường, tôi nhịn đói. Hai ngày không ăn kể
cũng lâu! Đúng là tôi còn một đồng bốn mươi xu, nhưng tôi giữ gìn nó cẩn
thận, đề phòng đến Paris không tìm thấy anh Giắc ở ga, và mặc dầu đói, tôi đã
có cái can đảm không đụng đến đồng tiền ấy” [11; 8]. Lời kể cho thấy thằng
Nhóc không chỉ phải đối diện với cái đói, với cái dạ dày trống không trong
hai ngày mà còn là cái rét: “Tôi lạnh quá! Thật là khóc lên được. Ban đêm,
khi mọi người đã ngủ, tôi lấy tay nắm hai bàn chân, và cứ cầm như thế hàng
mấy giờ liền để tìm cách làm cho nó ấm lên” [11; 9]. Quả thực, không có gì
khổ sở bằng khi người ta phải đối diện cùng một lúc với cái đói và cái rét.
Nghe “tôi” kể chuyện mà người đọc tưởng chừng như mình cũng đang trải
qua nỗi khổ ấy vậy! Nhưng rồi Chúng ta cũng cảm nhận được niềm hạnh
phúc dâng trào trong lòng “tôi” khi con tàu dừng lại, Paris đã ngay trước mặt,
khi gặp anh Giắc thân yêu: “Tôi vụt chạy đến anh… Và hai tâm hồn tôi quyện
chặt lại trong đôi tay đang ôm ghì lấy nhau với tất cả sức mạnh của chúng”
[11; 10] và khi đã về đến nhà “Giắc rót rượu cho tôi uống; và mỗi lần ngước
mắt lên, tôi lại thấy cái nhìn êm ái của anh, giống như cái nhìn của một người
mẹ, cái nhìn ấy như đang cười dịu dàng với tôi. Còn tôi, tôi sung sướng đến
nỗi như lên cơn sốt thực sự. Tôi nói, nói mãi…” [11; 14]. Niềm sung sướng
của ngày gặp lại đã khiến Đa-ni-en thốt lên: “Trời ơi! Đêm hôm ấy ấm cúng
biết bao trong căn buồng của Giắc” [11; 13]. Và anh trai đã trở thành mẹ của
thằng Nhóc. Thằng Nhóc đã thốt lên: “Ồ! Mẹ Giắc của em, anh tốt quá! Và

18



thế là tôi khóc trên vai anh, khóc với những giọt nước mắt nóng hổi, mà
không dừng lại được…”. Rồi thằng Nhóc được anh trai tán thưởng về tài làm
thơ, rằng nó có thể kiếm sống bằng cái nghề ấy. Chính sự phấn chấn của
người anh trai đã lây sang Đa-ni-en tự lúc nào: “Lòng tin vào tài năng thơ nảy
nở trong lòng tôi rất nhanh chóng, và tôi đã cảm thấy toàn thân ngứa ngáy
muốn làm thơ theo kiểu La-mác-tin…” [11; 42].
Những câu văn của người kể chuyện xưng “tôi” cứ lần lượt hiện lên
trong không gian tràn ngập tình yêu thương của hai anh em. Còn gì vui hơn,
hạnh phúc và sung sướng hơn khi được sống trong tình cảm ấm áp ấy. Từ cái
ôm hôn ban đầu, đến hành động, cử chỉ đến cái nhìn, đến lời nói, lời động
viên...tất cả đều làm xúc động lòng người. Những biểu hiện ấy, những cảm
xúc ấy là tình cảm anh em ruột thịt, là tình thân gắn bó và hơn thế như là tình
mẫu tử vậy khi “tôi” coi anh trai như người mẹ thứ hai của mình. Dường như
chỉ khi cái “tôi” tự kể chuyện, tự trải lòng ta mới cảm nhận sâu sắc những
cung bậc cảm xúc như thế!
Lời kể ở ngôi thứ nhất giúp ta cảm nhận sâu sắc rung cảm trong tâm
hồn. Đó là sự tự ti, xấu hổ của “tôi” về trang phục của mình khi xuất hiện trên
đường phố Pa-ri và niềm vui sướng cực độ như con trẻ khi được anh trai hứa
mua cho bộ quần áo mới “Ở quán Xanh Bơ-noa, bao giờ tôi cũng chỉ ngồi ở
một cái bàn cách xa tất cả mọi người; ăn nhanh… rồi khi xong, tôi lén lút cầm
mũ và đi về nhà… Tính nhút nhát bệnh hoạn mà tôi thừa hưởng từ bà Ây-xét
lại được tăng thêm do bộ quần áo rách rưới và đôi giày cao su khốn khổ chưa
làm sao thay được…” [11; 54] và: “Tôi quá hài lòng khi nghĩ đến những quần
áo mới tinh… tôi chỉ biết nhảy lên ôm lấy cổ anh” [11; 58].
Chúng ta còn cảm nhận chân thực những suy nghĩ của “tôi” khi biết
Ca-mi Pi-e-rốt là đã yêu mến mình hơn anh trai và khi biết Giắc có tình cảm
với Ca-mi mà không được đáp lại. Trong lòng “tôi” có biết bao cảm xúc đan

19



xen: “Tất cả những điều anh nói vừa làm tôi đau khổ vừa làm tôi thích thú.
Đau khổ vì tôi cảm thấy anh đau khổ; thích thú bởi vì… bởi vì tôi là một
thằng bé ích kỉ tồi tệ. Anh Giắc tốt bụng thật tội nghiệp!” [11; 88]. Và tâm
trạng của “tôi” được giải tỏa khi “tôi đến sát bên anh, rất bối rối, rất xấu hổ
nhưng vẫn giữ đóa hồng màu đỏ trong tay: “Anh Giắc, bây giờ thì anh sẽ
không yêu em nữa chăng?” anh mỉm cười, và ghì chặt tôi vào ngực, anh nói:
“Có lẽ anh sẽ yêu em hơn” [11; 88]. Đây là những giây phút khó nói nhất
trong tâm tư của hai anh em. Nhưng rồi tất cả đều đã được “tôi” thổ lộ, được
giãi bày với anh trai và như với chính lòng mình. Nhân vật “tôi” đã thuật lại
điều ấy thật chân thực, tỉ mỉ...để rồi ta nhận ra những tấm lòng thật đáng trân
trọng. Một người anh sống hết mình vì em, có thể làm tất cả vì em, thậm chí
chịu phần thua thiệt về mình. Đó còn là một cậu em trai biết nghĩ cho anh,
biết trân trọng những gì mình đang được hưởng. Câu chuyện của “tôi” không
còn là câu chuyện riêng nữa, nó đã là câu chuyện về tình anh em, câu chuyện
về tình người ấm áp. Tình cảm ấy mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc!
Câu chuyện của người kể xưng “tôi” còn dẫn dắt chúng ta đến tình
huống xảy ra trong cuộc sống của nhân vật. Câu chuyện về cuộc chia tay
của “tôi” với anh trai một thời gian khi Giắc đi cùng ngài hầu tước đến Nixơ thăm bà chị của ông ta đang ốm và có lẽ sẽ ở đó lâu lâu. Sự xa cách ấy
làm cho “tôi” thấy đau thắt lòng. “Tôi” đã cảm thấy: “mình bé bỏng hơn,
yếu ớt hơn, trẻ con hơn; ra đi người anh tôi đã mang theo tủy trong xương
tôi, sức mạnh của tôi, sự táo bạo của tôi và cả một nửa người tôi. Đám
đông xung quanh làm tôi sợ hãi. Tôi lại là thằng Nhóc…” [11; 110,111].
Quả thực “tôi” đã cảm thấy cô đơn biết nhường nào! Cách kể chuyện ngôi
thứ nhất mới giúp người đọc nhận thấy những tâm sự sâu kín tận đáy lòng
của nhân vật. Ấy là nỗi cô đơn, trống trải khi bên cạnh không có người thân
đặc biệt với con người yếu đuối như thằng Nhóc. Chính vì thiếu đi một

20



điểm tựa vững chắc trong khi bản thân không có sự tự tin, cuộc đời của
thằng Nhóc như “sang trang”. Thằng Nhóc kể: “Bây giờ đến những trang
ảm đạm nhất trong câu chuyện của tôi, những ngày cực khổ và xấu hổ mà
Đa-ni-en Ây-xét đã trải qua… Tôi trở thành diễn viên hài kịch trong vùng
ngoại ô Paris. Vâng, diễn viên hài kịch!...Và điều tồi tệ nhất là diễn viên
không có thiên hướng, không có tài năng… Thời gian này của tôi trắc trở,
ồn ào, đầy những vật lộn xộn, để lại trong tôi nhiều hối tiếc hơn là kỉ niệm.
Tất cả khoảng hồi ức ấy rối loạn, tôi không thấy gì hết, không hiểu gì hết…
Ôi! Khổ nhục biết bao, đê hèn biết bao, cái cuộc đời vừa lố bịch vừa bi
thảm!” [11;115,116]. Người đọc đã nhận ra biết bao nhiêu xót xa trong
những lời tự thuật ấy. Đó là cái “tôi” tự vấn lương tâm, tự trách chính bản
thân mình đã không làm được những việc lớn lao, đã vô dụng biết mấy.
“Tôi” đã rất hối tiếc về quãng thời gian vô nghĩa đã qua. Nhưng rồi sau
những ngày tháng nặng nề và tối tăm ấy, lại vẫn là Giắc đã đem đến ánh
sáng của sự sống cho “tôi”. Nhân vật đã kể rằng anh Giắc đã trở về đúng
lúc, đã đưa “tôi” ra khỏi gánh xiếc rong và về căn buồng ấm áp của khách
sạn Pi-loa. Giây phút ấy cũng dâng trào trong lòng thằng Nhóc những cảm
xúc vui buồn đan xen. “Tôi” còn là cảm nhận về về tâm trạng của anh trai
đáng kính: “đáng lẽ cái nhận xét của Giắc làm cho tôi vui lên, thì nó lại làm
cho hai mắt tôi trào lên một suối nước mắt. Tôi chắc chắn rằng trong đáy
lòng anh cũng rất muốn khóc; nhưng anh đã can đảm kìm mình lại, và anh
nói với tôi với một giọng thoải mái: “Nào Đa-ni-en, khóc thế là đủ. Từ một
tiếng đồng hồ nay, em chỉ có khóc” [11;139]. Người kể chuyện đã trải lòng
mình trong từng câu chữ với bao dằn vặt về lỗi lầm: “Đêm hôm ấy tôi hiểu
ra điều đó. Điều đau khổ của tôi là khi nghĩ đến tất cả những điều tốt đẹp
mà mẹ Giắc đã làm cho tôi và tất cả những nỗi khổ mà tôi đã đáp lại anh,
khi đem so sánh cuộc đời của tôi với cuộc đời của anh, sự ích kỉ của tôi và


21


×