Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI gà ĐÔNG tảo ở xã ĐÔNG tảo, HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.7 KB, 60 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
----------***----------

ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐÔNG TẢO
Ở XÃ ĐÔNG TẢO, HUYỆN KHOÁI CHÂU,
TỈNH HƯNG YÊN

Sinh viên

: NGUYỄN THỊ THU TRANG

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K56 - PTNTC

Khóa

: 2011-2015

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. HÀ THANH MAI


Hà Nội - 2015


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là địa danh nổi tiếng
bởi giống gà Đông Tảo. Hiện nay, xã cũng là địa điểm nuôi gà Đông Tảo lớn
nhất cả nước. Khi nhắc tới các giống gà quý ở Việt Nam thì không ai không
biết về giống gà Đông tảo hay được gọi với cái tên “gà tiến vua”. Từ xa xưa,
đây được coi là giống gà quý, hàng năm đều được dùng làm đồ cúng tiến cho
vua chúa. .
Trải qua thời gian dài thăng trầm của lịch sử, cộng thêm đặc tính khó ấp,
khó nuôi nên số lượng gà Đông Tảo thuần chủng càng ngày càng ít đi. Mãi
cho đến mấy năm gần đây, khi trào lưu biếu tặng gà Đông Tảo nổi lên, người
dân nhận thấy được hiệu quả kinh tế của giống gà này thì việc nuôi gà mới
được chăm chút hơn.Giá gà Đông Tảo luôn ở mức cao, nhất là trong dịp
tết.Loại gà này đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và muốn
mua loại thịt (thực phẩm ) chế biến từ gà rất nhiều những chưa ai có đủ để
cung cấp,ngay cả trong nước cũng vẫn không có đủ để bán.
Hiện nay giống gà này được coi là quý hiếm và đang được nhà nước bảo
tồn nguồn gen nhằm duy trì và phát triển giống gà quý này. Với mục tiêu xây
dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Gà Đông Tảo” cho sản phẩm gà
của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Công ty CP Sở hữu công nghiệp
INVESTIP đã phối hợp với huyện Khoái Châu và một số cơ quan trong tỉnh
Hưng Yên tiến hành các bước để đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu tập thể cho
sản phẩm này
Gà Đông Tảo là một đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao,do đó phải phát
triển chăn nuôi giống gà này.
Vì vậy,em tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển chăn nuôi gà Đông tảo

ở xã Đông Tảo huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi gà Đông Tảo ở xã
Đông Tảo,huyện Khoái Châu,tỉnh Hưng Yên từ đó đề xuất các giải pháp nhằm


phát triến chăn nuôi gà Đông Tảo ở xã Đông Tảo,huyện Khoái Châu,tỉnh
Hưng Yên trong những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triến chăn nuôi gà
Đông Tảo;
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi gà Đông Tảo ở xã Đông Tảo, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên;
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà
Đông Tảo ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên .
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về phát triển chăn nuôi gà Đông
Tảo ở xã Đông Tảo,huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Đối tượng khảo sát là/gồm:
+Các hộ chăn nuôi, buôn bán sản phấm và cung ứng dịch vụ đầu vào
cho chăn nuôi gà Đông Tảo.
+Cán bộ chính quyền địa phương các cấp:Phó chủ tịch UBND xã, cán
bộ phụ trách tình hình kinh tế,cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật chăn nuôi
và thú y.
+Các tổ chức hỗ trợ thực hiện chăn nuôi gà Đông Tảo ở xã Đông
Tảo,huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Phạm vi nội dung

Nội dung của đề tài bao gồm thực trạng và các giải pháp phát triển chăn
nuôi gà Đông Tảo ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
b.Phạm vi không gian: ở xã Đông Tảo,huyện Khoái Châu,tỉnh Hưng Yên.
c. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 14/1/2015 đến ngày 2/6/2015


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ
ĐÔNG TẢO
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 .Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1.Khái niệm phát triển, phát triển sản xuất và phát triển BV
a.Khái niệm phát triển
Tronng thế giới tự nhiên và xã hội,“phát triển” được biểu hiện dưới nhiều
quan niệm và trạng thái khác nhau:
Theo ngân hàng thế giới (WB),1992: “Phát triển trước hết là sự tăng
trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên
quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các
quyền tự do của con người”.
Theo Malcom Gills,Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: phát
triển kinh tế bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền
kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự
đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra
các sự thay đổi trên.
Theo RaamanWeitz: “Phát triển là quá trình thay đổi liên tục làm tăng
mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng
trưởng trong xã hội”
Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tập trung lại các ý kiến
đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh

thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát
triến là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền
tự do công dân của mọi người dân.
Phát triển là quá trình là tăng thêm năng lực của con người hoặc môi
trường đế đáp ứng nhu cầu của con người hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống
con người. Sản phẩm của sự phát triển là con người được khỏe mạnh, được
chăm sóc sức khỏe tốt, có nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, được tham gia vào
hoạt động sản xuất theo chuyên môn đào tạo và được hưởng thụ các thành qủa
của quá trình phát triến. phát trien là một tổ hợp các hoạt động, một số mục
tiêu xã hội, một số mục tiêu kinh tế, dựa trên tài nguyên thiên nhiên, vật chất,
trí tuệ nhằm phát huy hết khả năng của con người, được hưởng một cuộc sống


tốt đẹp hơn.
b.Khái niệm phát triển sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp điều hòa các yếu tố đầu vào để tạo sản
phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra (Mai Ngọc Cường,1997).Có hai phương
thức sản xuất: Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, sản xuất cho thị trường. Sản
xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông
qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống
con người.
Từ khái niệm về phát triển và khái niểm sản xuất, ta có cách hiểu chung
nhất về phát triển sản xuất như sau:
Phát triển là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào các
đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số lượng,
đảm bảo hơn về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng cao của con người.
Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia trên thế giới.Phát triển sản xuất ngày càng có vai trò quan
trọng hơn nữa khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng được

nâng cao, đặc biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh về chất lượng sản phẩm.
c.Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc
gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị,
địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia
đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980
trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn
giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh
tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến
môi trường sinh thái học".
Năm 1987, Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur)
của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban
Brundtland). Báo cáo này ghi rõ :Phát triển bền vững là: "Sự phát triển có thể
đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những


khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Nói cách khác, phát
triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công
bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các
thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay
nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội môi trường.
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc
gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị,
địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia

đó.

.
2.1.1.2.Gà Đông Tảo
Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên là
một huyện đồng bằng thuộc đồng bằng Châu thổ sông Hồng. Giống gà Đông
Tảo được đưa vào chương trình “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi” từ năm 1992 khi
chúng được xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng do năng suất thấp. Tuy
nhiên giống gà này từ lâu đời đã nổi tiếng bởi chất lượng thịt và trứng rất
thơm ngon. Đặc biệt gà có ngoại hình khác biệt với các giống gà nội khác bởi
đôi chân to, thân hình chắc khỏe khối lượng lúc trưởng thành gà trống đạt 3,84,0 kg; gà mái 3,0-3,5 kg (Nguyễn Hữu Lương, Trần Thị Loan, 2009). Vì vậy
giống gà này vẫn giữ được độ thuần chủng ở một số ít cá thể được lưu giữ
trong một số gia đình được truyền từ đời cha ông để lại.
Giống gà này còn tồn tại được nhờ khả năng tự tìm kiếm thức ăn và gà có
sức đề kháng cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Trong điều kiện hiện nay
nhu cầu về các sản phẩm chất lượng cao của người dân ngày càng tăng, thịt gà
Đông Tảo đã trở thành thịt gà đặc sản nên giá bán cao hơn các giống gà khác,
chăn nuôi gà Đông Tảo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy gà Đông Tảo
hiện nay đang được người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng mến mộ.
Gà Đông Tảo ngoài việc nuôi bảo tồn tại Đông Tảo-Khoái Châu-Hưng
Yên thì hiện nay giống gà này đã được phát triển ra một số địa phương khác
như Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng và một số tỉnh phía Nam như Đồng Nai,


Long An...








2.1.1.3.Phát triển chăn nuôi gà đông tảo
Phát triển chăn nuôi gà Đông tảo là phát triển về quy mô, vận dụng các
nguồn lực,đầu vào,kĩ thuật chăn nuôi,áp dụng khoa học kĩ thuật biến đổi hoàn
thiện cơ cấu để tăng sản lượng, năng cao chất lượng và đầu ra cho gà Đông
Tảo, từ đó nâng cao lợi nhuận cho nhười dân chăn nuôi.Phát triển chăn nuôi
bao gồm phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
* Phát triển theo chiều rộng: Bằng cách đầu tư trên cơ sở vật chất hiện có,xây
dựng mới với kỹ thuật công nghệ như cũ:
Tăng quy mô đàn gà,hộ chăn nuôi.
Tăng số hộ chăn nuôi Đông ảo.
Tăng sản lượng, đòi hỏi trước hết cần tuân thủ tốt tất cả các quy trình kĩ thuật
sản xuất sau đó trong quá trình sản xuất luôn tìm tòi,học hỏi những tiến bộ
khoa học kĩ thuật mới.
Tăng vốn đầu tư cho chăn nuôi gà Đông Tảo
Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo chiều rộng có những giới hạn, mang
lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là
phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu
*Phát triển theo chiều sâu: Mở rộng, nâng cấp đồng bộ hiện đại hóa cơ sở vật
chất, đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật,
cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu
quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Kết quả phát triển kinh tế theo chiều
sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao
động, giảm giá thành sản phấm, giảm hàm lượng vật tư và tăng đầu tư trí tuệ,
thay đổi cơ cấu tổ chức nâng cao chất lượng sản phấm, tăng hiệu suất của
đồng vốn, tăng tổng sản phẩm và thu nhập.
2.1.2 . Đặc điểm chăn nuôi gà Đông Tảo
Trong chăn nuôi gà Đông Tảo có những đặc điểm sau:
*Đầu tư về thức ăn lớn:Các loại thức ăn cho gà Đông Tảo cũng giống như

các giống gà khác. Nhưng gà Đông tảo ăn rất khỏe nên cần số lượng thức ăn
lớn hơn và chất lượng của thức ăn phải sạch sẽ, đảm bảo cũng như cần nhiều
thời gian công sức hơn.Vì gà Đông Tảo mau lớn, sức khỏe của gà chỉ sổi bên
ngoài, dễ nhiễm bệnh, khó phát hiện, khi nhiễm bệnh cũng dễ kéo theo các


bệnh khác và khả năng chống chịu với thời tiết kém hơn so với các giống gà
khác.
*Quay vòng vốn dài: Thời gian nuôi gà Đông Tảo cần 8 tháng cho một
lứa gà.Giống gà có giá tương đối lớn: giá gà mới nở loại trung bình 60-80
nghìn đồng/con ,gà mới nở loại bình thường 100-120 nghìn đồng/con,giá gà
mới nở loại tốt 150-180 nghìn đồng/con. Nên khi chăn nuôi gà Đông Tảo phải
chuyên tâm, có kĩ thuật chăm sóc tốt.Và giá gà thịt, gà bố mẹ giống cũng rất
cao nến rất kén tâm lý lựa chọn khách hàng.
*Đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao: Việc chăm sóc gà Đông Tảo cần
phải tỉ mỉ, thời gian theo dõi gà thường xuyên.Để việc nuôi gà đông
tảo có hiệu quả cao thì việc áp dụng phương pháp chăn nuôi đúng kỹ
thuật, đúng quy trình là rất cần thiết và quan trọng. Việc áp dụng các
phương pháp chăn nuôi sẽ giúp người nuôi tiết kiệm được chi phí,
đảm bảo gà phát triển nhanh và khỏe mạnh mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Dưới đây chúng tôi xin trình bày các phương pháp để chăn nuôi
gà đông tảo hiệu quả:
a. Khâu làm chuồng trại
Có 2 phương pháp nuôi gà là nuôi theo hình thức công nghiệp và
nuôi thả vườn. Tuy nhiên, tốt nhất nên nuôi thả vườn vì gà đông tảo là
loại gà rất hoạt bác, chúng sẻ lớn nhất hơn khi thả vườn hơ nữa nuôi
thả vườn thì sẻ cho chất lượng thịt ngon hơn, gà sẻ to hơn.
Đối với chuồng gà khi làm chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm,
không bị ứ nước. Tốt nhất nên xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu
vào để làm nơi cho gà ngủ.

Đối với việc nuôi gà theo hình thức công nghiệp thì bà con nên bố
trí các máng ăn và máng uống đều nhau.Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
để tránh bệnh dịch.
b. Khâu chọn giống gà đông tảo
Trong phương pháp nuôi gà đông tảo thì việc chọn gà con là khâu
quan trọng nhất. Gà con phải được mua ở những nơi cung cấp giống
đáng tin cậy. Gà con phải đồng đều, nhanh nhẹn, da chân bóng mượt,
hồng hào, rốn khô và khép kín.


Chúng ta phải chuẩn bị kỹ chuồng ở cho gà đông tảo con, chuồng
phải có nhiệt kế đo ẩm độ và nhiệt độ trong và ngoài chuồng. Chuồng
nuôi gà con phải kín, đầy đủ ánh sáng, tránh gió lùa, mưa tạt vào
chuồng gà (vì gà con rất dễ nhiễm bệnh khi lạnh do đề kháng rất yếu).
Khi gà con 01 ngày tuổi cho nước có pha glucose, Vitamin C và cho
ăn tấm hoặc bắp nhuyễn lúc 1 – 2 ngay đầu cho sạch ruột sau đó mới
cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn. Để có một lứa gà đông tảo con
giống tốt bà con cần thực hiện đầy đủ các bước trên.
c. Khâu chăm sóc, kỹ thuật nuôi gà đông tảo
 Thời kỳ đầu đối với gà đông tảo con:
Lông ít chịu lạnh rất kém nên nuôi nhốt. Tùy theo độ tuổi của gà
mà bà con có kỹ thuật nuôi hợp lý. Gà ở tuổi này nên ủ điện cả ngày
lẫn đêm, bổ xung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe
mạnh và có sức đề kháng.
Máng ăn, máng uốn phải sạch sẽ. Gà ở tuổi này lông tơ vẫn đang
phát triển nhiều, mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau.
Khi gà đạt rọng lượng khoảng 300gam-350gam, gà ăn rất khỏe,
hoạt bát. Gà ở tuổi này nên ủ điện vào buổi chiều tối đến sáng, ban
ngày thì không cần. Nhưng vào mùa mưa và mùa đông, nên ủ điện cả
vào ban ngày để giữ ấm cho gà.

Đây cũng là thời gian nên chú ý tiêm vacxin cho gà.
 Đối với gà con 2 tháng tuổi:
Khi lông tơ đã rụng hoàn toàn. Trọng lượng khoảng 500gam600gam, ở tuổi này, gà nên được nuôi thả vườn hoặc nuôi ở diện tích
rộng, vì loại gà này rất khó tính, nuôi ở diện tích nhỏ, chúng thường
cắn đá nhau, gây thương tích hoặc chảy máu nhiều.Gà ở tuổi này
không cần phải ủ điện. Nhưng vào mùa đông, nên ủ điện những lúc
trời lạnh để giữ ấm cho gà.
Thức ăn cho gà con dưới 2 tháng tuổi,phải ở dạng viên
 Đối với gà con khi 3 tháng tuổi:
Vào giai đoạn này gà đông tảo con phát triển thể trọng rất nhanh,
gà ăn rất khỏe, thịt và các cơ bắp đỏ âu. Gà đang bắt đầu trổ lông mã
và bặp bẹ tập gáy. Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi
nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng
thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong


môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà
mới có thể cho thịt.Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3–6
kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to
vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi.
Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48-55
gam/quả.
 Thức ăn cho gà:
Gà Đông Tảo ăn lúa, bắp tẻ nguyên hạt, hoặc thức ăn gà trộn rau
muống, rau lang xắt nhỏ là chính, có thể kèm lúa, bắp xay (thức ăn
của gà Đông Tảo gần giống như thức ăn các loại gà thả vườn)
Chú ý: Nuôi gà Đông Tảo cần đặc biệt quan tâm bảo quản gà con.
Khi mới nở, ngoài vài cọng lông cánh nhỏ, gà con mang lông tơ đầy
mình. Sau 3 – 4 tuần tuổi, gà rụng hết lông tơ mới mọc lông vũ một
cách chậm chạp trong 4 – 5 tháng.


2.1.3. Vai trò của phát triển chăn nuôi gà Đông Tảo
Mục tiêu của CN gà Đông Tảo tạo ra được sản lượng nhiều nhất,
với giá trị và chất lượng cao nhất để từ đó thu được lợi nhuận lớn
nhất; đồng thời duy trì và phát triển đặc sản quý hiếm này. PTCN gà
Đông Tảo là cơ hội để tăng được lợi nhuận, từ đó làm cơ sở để nhà
sản xuất tích lũy vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, cải thiện
thu nhập cho người chăn nuôi.
Nâng cao sản lượng,giảm giá thành đáp ứng nhu cầu lớn của
người tiêu dùng, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng đều
được nâng lên.
PTCN gà Đông Tảo góp phần sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu
vào như đất đai, lao động, vốn...tuy có nhiều quan điểm khác nhau
PTCN nhưng đều thống nhất là người chăn nuôi muốn thu được lợi
nhuận, có lãi . Vì vậy nâng cao PTCN gà Đông Tảo đồi có vai trò hết
sức quan trọng.
PTCN gà Đông Tảo sẽ kích thích người chăn nuôi mở rộng sản
xuất, dẫn tới tăng thêm nguồn thực phẩm chất lượng tốt cho thị trường
đồng thời sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, giúp phát triển
công nghiệp chế biến hàng nông sản phát triển.


PTCN gà Đông Tảo giúp tạo việc làm và làm tăng thu nhập cho
nhiều dân cư nông thôn, giúp xoá đói giảm nghèo, như vậy sẽ hạn chế
việc di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị, đảm bảo ổn định chính
trị xã hội.
PTCN gà Đông Tảo tạo điều kiện nâng cao mức sống của người
dân , đây là điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế ở nông
thôn tạo biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn. Góp
phần xây dựng nông thôn mới, thực hiện quá trình công nghiệp hóa

hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, là điều kiện tiền đề để phát triển
kinh tế - xã hội - chính trị, tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển đất
nước trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.4.Nội dung nghiên cứu về phát triển chăn nuôi gà Đông Tảo
2.1.4.1.Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi gà Đông Tảo
a.Sự thay đổi về nguồn lưc:
Nguồn lực cho PTCN gà Đông Tảo bao gồm đất đai, lao động,
chuồng trại, vốn.
*Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh, nó có vị trí đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp
nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Nghiên cứu quỹ đất của hộ
giúp chúng ta đưa ra được giải pháp về quy mô chăn nuôi và quy
hoạch chăn nuôi tập trung.
*Lao động
Lao động là yếu tố không thể thiếu được khi tiến hành sản xuất
cùng với việc sử dụng các nguồn vốn phản ánh năng lực sản xuất kinh
doanh là thì lao động điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất, tận
dụng lao động gia đình giúp hộ giảm chi phí khi tiến hành chăn nuôi
gà, giảm được chi phí quản lý trong phát triển chăn nuôi gà Đông Tảo
để tăng hiệu quả chăn nuôi.Từ đó đem lại lợi nhuận cao cho người
chăn nuôi.
Lao động được đề cập tới không chỉ là số lượng mà còn cả chất
lượng thông qua trình độ khoa học kỹ thuật.Đồng thời khi chăn nuôi
quy mô lớn thì việc sử dụng máy móc lại càng nhiều và điều đó cũng
đòi hỏi người lao động càng phải có tri thức cao hơn.


*Chuồng trại
Tùy quy mô cũng như diện tích đất mà người dân quy hoạch chuồng trại

theo hình thức khác nhau.Chuồng trại ảnh hưởng đến năng suất chăn
nuôi gà nên cần phải thiết kế phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho đàn gà.
Hệ thống chuồng trại ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà. Gà có thể
sống trong điều kiện khác nhau nhưng chúng chỉ thực sự cho năng suất
cao trong điều kiện khí hậu nhất định.Chính vì vậy,chuồng trại phải xây
dựng làm sao để khi thời tiết thay đổi không ảnh hưởng tới sự phát triển
của đàn gà.Những yêu cầu cơ bản về một chuồng trại hiện đại bao gồm
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa, thích hợp với
đặc tính sinh lý.Chuồng trại phải dễ vệ sinh và thuận lợi cho sự chăm sóc
đàn gà
*Vốn
Vốn có thể là tự có hoặc nguồn vốn vay để sử dụng đầu tư con
giống tốt, thức ăn chất lượng cao, quy trình vệ sinh, chuồng trại hợp
lý...
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất kinh
doanh. Đối với các hộ chăn nuôi, với điều kiện nguồn vốn nhất định
sẽ lựa chọn hình thức và quy mô chăn nuôi khác nhau, việc đầu tư
chuồng trại, trang thiết bị, con giống, khoa học kĩ thuật, thức ăn, thú y.
phụ thuộc rất lớn vào lượng vốn của hộ nuôi. Vì vậy, nghiên cứu giải
PTCN gà Đông Tảo cần tìm hiểu vấn đề kinh tế của hộ để đưa ra
hướng đi đúng mang lại những hiệu quả cao hơn do sử dụng con
giống tốt, thức ăn chất lượng cao, quy trình vệ sinh, chuồng trại hợp
lý...
Ngoài ra, muốn phát triển sản xuất, kinh doanh thì nhu cầu về vốn
là rất lớn. Bên cạnh đó, lượng vốn của chủ thể sản xuất lại không thể
đáp ứng được nhu cầu về vốn. PTCN gà Đông Tảo đòi hỏi cần thêm
vốn để đầu tư trang thiết bị, mua thêm giống, thức ăn, dịch vụ thú ý.
cho nên tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư chăn
nuôi.Tìm hiểu các nguồn tín dụng, các hình thức cho vay. để đưa ra
các giải pháp phù hợp đối với từng hình thức tín dụng cho hộ chăn

nuôi.
b.Sự thay đổi về hình thức chăn nuôi, phương thức chăn nuôi
Bao gồm:Sự thay đổi về số lượng nuôi,sự thay đổi trong hình thức


và sự thay đổi phương thức chăn nuôi theo từng năm.
Quy mô sản xuất là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến ứng sử và
những quyết định chăn nuôi gà khi gặp rủi ro.Nếu số lương gà lớn thì
sẽ mang lại thu nhập chính cho gia đình nên sẽ có những biện pháp
chủ động hơn với những rủi ro, đồng bộ đầu tư hệ thống chuồng trại,
có những tìm hiểu kĩ lưỡng liên quan tới gà, dám mạo hiểm để đạt
được hiệu quả cao, có hành vi ứng sử nhanh nhạy hơn theo diễn biến
thị trường.Nếu số lượng nhỏ thì họ dễ dàng chuyển sang ngành khác,
nuôi con khác khi rủi ro xảy ra, không dám mạo hiểm.Với số lượng
trung bình thường thì họchập nhận rủi ro nhưng chưa đầu tư mức tối
đa.
Tùy điều kiện kinh tế xã hội cũng như lợi thế so sánh của địa
phương, của từng hộ mà quyết định tổ chức hình thức chăn nuôi khác
nhau. Đối với quy mô trang trại, cần đầu tư ban đầu lớn, nhưng lại có
thể đa dạng sản phẩm, tập trung sản xuất nên mang lại hiệu quả cao
hơn, tuy nhiên nếu bị ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh thì sẽ thiệt
hại nặng. Đối với quy mô nhỏ lẻ, đầu tư ban đầu ít, khi bị ảnh hưởng
của thời tiết, dịch bệnh sẽ không bị thiệt hại nhiều, tuy nhiên hiểu quả
không cao. Vì vậy khi nghiên cứu PTCN gà Đông Tảo cần nghiên cứu
đặc điểm của các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau để đưa ra các
giải pháp phù hợp với từng loại hình và phương thức chăn nuôi.Để có
hiệu quả cao trong PTCN gà Đông Tảo, người chăn nuôi cũng có hình
thức chăn nuôi phù hợp tùy diện tích, khả năng kinh tế và sự đầu
tư.Có 3 hình thức chăn nuôi: nuôi nhốt, chăn thả và bán chăn thả.
Người chăn nuôi có phương thức chăn nuôi phù hợp với kiến thức của

mình.Phương thức chăn nuôi gồm :chăn nuôi lấy trứng, ấp nở gà
giống, chăn nuôi gà thịt (lấy gà bố mẹ, quà biếu, quà biếu đặc biệt),
thu gom, chăn nuôi kiêm.

c.Sự thay đổi trong sử dụng đầu vào và áp dụng kĩ thuật
*Kĩ thuật chọn giống, nguồn cung cấp giống


Giống là yếu tố đầu vào quan trọng khi tiến hành chăn nuôi nhất
là chăn nuôi, nguồn giống chăn nuôi có thể được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau trong đó hiện nay tồn tại chủ yếu các loại hình cung
cấp giống là hộ chủ động nguồn giống gà nuôi tại hộ, giống mua các
hộ chăn nuôi khác, giống được mua tại các trung tâm, các trại giống
hoặc mua giống của người lái buôn. Trong đó nguồn cung ứng con
giống ổn định đảm bảo chất lượng là yếu tố quan trọng, thúc đẩy sự
phát triển chăn nuôi gà. Việc chủ động được nguồn cung ứng con
giống đảm bảo tránh sự tác động của các giống không đảm bảo chất
lượng, các giống lai tạp, mang mầm mống dịch bệnh.
Cần tìm hiểu tình hình sản xuất và cung cấp giống trên địa bàn để
biết được chất lượng giống.
*Thức ăn và nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi gà
*Thú y và quản lý dịch bệnh.
Bao gồm sử dụng thuốc thú y,phòng bệnh,thuốc khi khử trùng
chuồng trại qua các năm 2010-2014.
d.Tham gia tập huấn khuyến nông
Tập huấn là quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới
khách quan, khoa học kĩ thuật,kĩ sảo trong hoạt đông nhận thức con người và
trong hoạt động nghề nghiệp.
Khuyến nông là ngoài việc hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật mới, còn phải
giúp họ liên kết lại với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết

các chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp người nông dân phát triển khả
năng quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội như thế nào cho ngày
càng tốt hơn.
Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời
giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những
kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị
trường, để họ có khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng
đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần
xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Mức độ tập huấn khuyến nông càng lớn thì cơ hội tiếp xúc với kiến thức càng
lớn, nhận thức càng tăng
Khoa học kỹ thuật là yếu tố quyết định đến thành công của sản
xuất kinh doanh, việc áp dụng khoa học kỹ thuật giúp tiết kiệm thời
gian, sức người, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu việc ứng
dụng trong nghiên cứu giải pháp PTCN gà Đông Tảo chính là việc tìm


hiểu việc chọn lựa giống, hình thức chăn nuôi, quy trình chăn nuôi, số
lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, số mô hình được xây dựng, số
giáo viên, cán bộ khuyến nông tham gia tập huấn chăn nuôi, sự hỗ trợ
của Nhà nước trong việc chuyển giao khoa học kĩ thuật...
Sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi gà Đông tảo
cũng góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà.
e.Sự thay đổi về kết quả và hiệu quả dản xuất
Tìm hiểu sự thay đổi doanh thu, lợi nhuận từ việc chăn nuôi gà.
Doanh thu thể hiện qua giá bán, sản lượng xuất chuồng. Lợi nhuận
chính là sự chênh lệch của doanh thu và chi phí.Chi phí chăn nuôi gà
thể hiện qua chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y, lưới quây rào chắn,
máng ăn, chi phí cơ hội sử dụng vốn, khấu hao.
Tùy vào từng quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi sẽ cho

kết quả và hiệu quả khác nhau.
f.Tình hình tiêu thụ gà Đông Tảo
Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của nhà sản
xuất, có quyết định tới các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh.Tốc
độ tiêu thụ quyết định tốc độ sản xuất và nhịp độ cung ứng nguyên vật
liệu.Nếu tổ chức được mạng lưới tiêu thụ phù hợp với thị trường và các chính
sách tiêu thụ hợp lý khuyến khích người tiêu dùng nhằm mở rộng và chiếm
lĩnh được thị trường.Từ đó,người sản xuất kinh doanh đẩy nhanh tiêu thụ sản
phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vồng quay của vốn, góp phần giữ
vững và đẩy nhanh nhịp độ sản xuất cũng như cung ứng các yếu tố đầu vào
góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.4.2.Nghiên cứu khó khăn và thuận lợi trong chăn nuôi gà Đông Tảo
a.Thuận lợi
*Công tác bảo tồn gen gà Đông Tảo
*Công tác phát triển nhãn hiệu tập thể “Gà Đông Tảo”
*Liên kết trong chăn nuôi gà Đông Tảo
Trong tiến trình hội nhập kinh tế và chuyển nhanh sang nền kinh
tế thị trường, trong điều kiện kinh tế thế giới, khu vực và trong nước


đang gặp nhiều khó khăn do suy giảm, hoạt động liên kết trong quá
trình sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh
*Tình hình Chính sách tín dụng và phát triển của xã: Muốn phát triển
sản xuất, kinh doanh thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Bên cạnh đó, lượng
vốn của chủ thể sản xuất lại không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn.
PTCN gà Đông Tảo đòi hỏi cần thêm vốn để đầu tư trang thiết bị, mua
thêm giống, thức ăn, dịch vụ thú ý. cho nên tín dụng đóng vai trò quan

trọng trong việc đầu tư chăn nuôi. Nghiên cứu tín dụng trong nghiện
cứu giải pháp PTCN gà Đông Tảo là việc tìm hiểu các nguồn tín dụng,
các hình thức cho vay, các chính sách vay vốn hộ chăn nuôi.










b.Khó khăn
a.Yếu tố chủ quan:
Đặc điểm hộ chăn nuôi:bao gồm chủ hộ,vốn của hộ ,hình thức tổ
chức, sự nâng cao kiến thức( tham giao tập huấn, giao lưu với những
người có nhiều kinh nghiệm)
Các yếu tố kĩ thuật
Yếu tố giống:Chất lượng giống là yếu tố quan trọng quyết định hiệu
của chăn nuôi gà.Lựa chọn giống gà tốt, sức chống chịu tốt, khả năng
chống lại dịch bệnh cao thì tỉ lệ chết thấp và cho năng suất tốt.Do đặc
tính khó ấp của gà Đông Tảo,nên tình trạng thiếu nguồn cung cấp gà
giống đảm bảo cho chăn nuôi cản trở rất lớn cho PTCN gà Đông Tảo
Yếu tố thức ăn:Thức ăn chiếm tỷ lẹ rất lớn trong chi phí chăn nuôi
gà(khoảng 70%). Thức ăn là nguồn dinh dưỡng đảm bảo sự tồn tại
,phát triển và nâng cao năng lực sản xuất của đàn gà. Tốc độ xuất đàn
và hiệu quả kinh tế phụ truộc trực tiếp vào mức độ đảm bảo thức ăn ,
xây dựng khẩu phần ăn đáp ứng nhu cầu của gà phù hợp với từng giai
đoạn sinh trưởng mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi là rất cần

thiết.Trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của gà thì nhu cầu
thức ăn cũng phải khác nhau.Việc sủ dụng thức ăn phải đúng với kĩ
thuật nuôi dưỡng, phù hợp với nhu cầu và sinh trưởng của từng giai
đoạn
Kĩ thuật chăn nuôi:Yếu tố chuồng trại:Hệ thống chuồng trại ảnh


hưởng đến sự phát triển của đàn gà. Gà có thể sống trong điều kiện
khác nhau nhưng chúng chỉ thực sự cho năng suất cao trong điều kiện
khí hậu nhất định.Chính vì vậy,chuồng trại phải xây dựng làm sao để
khi thời tiết thay đổi không ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn
gà.Những yêu cầu cơ bản về một chuồng trại hiện đại bao gồm thoáng
mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa, thích hợp với đặc
tính sinh lý.Chuồng trại phải dễ vệ sinh và thuận lợi cho sự chăm sóc
đàn gà.
b.Yếu tố khách quan:
 Thời tiết:Yếu tố thời tiết tác động khá lớn đến năng suất và kết quả
sản xuất của các hộ chăn nuôi.Các đợt rét đậm kéo dài là nguyên nhân
gây chết gà hàng loạt dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn làm cho gà cung cấp ra
thị trường không đáp ứng đủ dẫn đến giá cả tăng cao. Khi đó, người
tiêu dùng thường chuyển sang sản phẩm khác. Điều này gây rất lớn
đến người sản xuất.
 Dịch bệnh:Dịch bệnh là nguyên nhân làm giảm chất lượng vật nuoi và
là nguy cơ rủi ro cao nhất với người chăn nuôi.Dịch bệnh xảy ra gây
thiệt hại lớn cho người chăn nuôi,phát sinh tâm lý né tránh của người
tiêu dùng trên thị trường.
Trong những năm qua,dịch bệnh trên toàn quốc diễn ra rất phức
tạp tác đọng rất lớn đến phát triển ngành chăn nuôi.Hạn chế các rủi ro
trong chăn nuôi gà sẽ giúp các hộ chăn nuôi tăng kết quả và hiệu quả
trong sản xuất,tăng lợi nhuận cho người lao động.Vì vậy,công tác thú

y cần phải được chú trọng,phòng và chữa bệnh kịp thời. Diệt gọn ổ
địch khi mới phát sinh.Công tác tiêm phòng phải được tổ chức định
kỳ, công tác kiểm dịch chặt chẽ, tăng cường tuyên truyền, nâng cao
kiến thức chăn nuôi, thú y cho người chăn nuôi.
 Thị trường tiêu thụ:Thị trường có vai trò hết sức quan trọng đối với

sản xuất kinh doanh và sự phát triển kinh tế xã hội.Đây là khâu tất yếu
của sản xuất hàng hóa. Thị trường là cầu nối giữa người sản xuất và
người tiêu dùng.Nó cho chúng ta biết kết quả của một chu kỳ kinh
doanh, đặc biệt là phát triển nền dản xuất hàng hóa theo cơ chế thị
trường.Vì vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quyết định đến
sự PTCN gà Đông Tảo.Thị trường ba gồm: cung, cầu và giá cả.Xác


định cung bao nhiêu để đáp ứng cầu thị trường là rất quan trọng. Việc
định giá phải đảm bảo lợi nhuận, vừa có sức cạnh tranh với các sản
phảm tương tự khác trên thị trường bên ngoài là khó khăn và rất cần
thiết. Nếu giá thấp thì lợi nhuận không thúc đẩy quá trình sản xuất.Giá
cao thì người tiêu dùng khó tiếp cận.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới
2.2.2 Kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương trong nước
2.2.2.1.Gà Ri
Gà Ri là giống phổ biến rộng rãi nhất so với giống gà nội địa khác và có phân
bố rộng rãi trong cả nước. Ở miền nam còn gọi là gà Ta vàng hay gà Tàu
vàng, cũng có những đặc điểm giống như gà Ri và chúng đều có chung một
nguồn gốc. Nhìn chung gà Ri pha tạp nhiều, vì vậy nhiều Người còn gọi là gà
Ri pha.Đây là giống gà thích hợp với khí hậu và điều kiện chăn nuôi quảng
canh ở nước ta. Gà rất chịu khó kiếm ăn khi nuôi chăn thả trong vườn hay
ngoài đồng. Hàng ngày Người nuôi chỉ phải cho ăn ít, một vài nắm thóc vãi

cho cả đàn khi gọi chúng về chuồng, ngoài ra chúng tự kiếm đủ khi được thả
ngoài vườn.
Gà Ri có tầm vóc nhỏ, thân hình thanh tú, nhỏ xương, thịt thơm ngon. Màu
lông không đồng nhất, gà mái thường có màu vàng và nâu nhạt hoặc thẫm, gà
trống có lông màu đỏ tía, cánh và đuôi có điểm lông màu đen. Đầu gà Ri
thanh, hầu hết có mào đơn, đôi khi có con mào nụ. Da màu vàng. Gà Ri có
tính đòi ấp, chúng ấp trứng và nuôi con khéo. Trứng gà Ri nhỏ, vỏ có màu nâu
nhạt, gà càng già thì khối lượng trứng càng cao hơn. Gà Ri có khối lượng cơ
thể ở tuổi trưởng thành như sau: con trống từ 1.800 – 2.500g, con mái từ
1.300 – 1.800g. Sản lượng trứng của gà mái trong một năm đẻ từ 80 – 120
quả, khối lượng trứng bình quân 38-42g. Gà mái có tuổi đẻ những quả trứng
đầu tiên là 140 – 180 ngày. Tỉ lệ trứng có phôi cao là 95%. Tỉ lệ ấp nở trên
tổng số trứng đưa vào ấp từ 70-75%. Tỉ lệ nuôi sống gà con từ mới nở đến hai
tháng tuổi là 80-90%.
2.2.2.2.Gà Hồ
Gà Hồ còn được gọi Đông Hồ hay gà Tồ. Chúng có nguồn gốc từ làng Hồ,
nay là làng Lạc Thổ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Hiện


nay giống nguyên chủng chỉ còn lại ở làng Hồ.Tuy nhiên gà Hồ đã được bán
nhiều nơi với mục đích khác nhau.
Gà Hồ có tầm vóc tương đối lớn, ngoại hình thô, đi lại chậm chạp. Gà trống
có màu lông tía, con mái có màu nâu xám hoặc màu vàng nhạt pha màu đất
sét hay ngả màu trắng sữa, nhiều con rất giống màu lá chuối khô. Đầu hơi thô,
màu nụ, mỏ và chân vàng nhạt. Da có màu đỏ, gà con ít lông, khi lớn lông
mới phủ kín thân. Nhìn chung, gà Hồ có ngoại hình tương đối giống gà Đông
Tảo, nhất là về màu lông, nhưng cơ thể cân đối, thanh hơn, đặc biệt là chân to
vừa phải.
Ở tuổi trưởng thành: con trống nặng 3,0 – 4,0 kg, con mái nặng 2,0 – 3,0 kg.
Sản lượng trứng 55-60 quả/ mái/năm, khối lượng 52-58g/quả. Tuổi đẻ quả

trứng đầu tiên khoảng 210 ngày, tỉ lệ trứng có phôi bình quân 85%. Tỉ lệ ấp nở
khoảng 60-65% trên tổng số trứng đưa vào ấp. Tỉ lệ nuôi sống gà con đến hai
tháng tuổi từ 80-85%.
Gà Hồ có tính đòi ấp nhưng khả năng ấp kém cũng có những nhược điểm như
gà Đông Tảo. Gà mái nuôi con không khéo, khả năng tự kiếm mồi không cao
và chúng chậm chạp hơn so với giống gà Ri. Gà giống thuần chủng hiện nay
rất hiếm.
2.2.2.3.Gà Mía
Gà Mía có nguồn gốc ở làng Mía, xã Đường Lâm, huyện Tùng Thiện nay là
huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Gà Mía có tầm vóc tương đối lớn, ngoại hình thô,
đi lại chậm chạp.Hiện nay giống gà Mía thuần chủng chỉ được nuôi ở một số
gia đình do kí hợp đồng “Bảo tồn nguồn gen vật nuôi”. Gà thuần chủng cung
cấp cho các địa phương ở các tỉnh:Hà Tây,Hòa Bình, Bác Ninh, TP. Hồ Chí
Minh, Hưng Yên, Hà Nội (Viện Chăn Nuôi).Giống gà Mía lai với giống địa
phương chủ yếu là gà Ri để tạo con lai thương phẩm có sức sống cao, tăng
trọng nhanh, số lượng nhiều.
Lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng, cổ có điểm lông nâu,
cánh và đuôi có điểm lông đen. Đầu to, mắt sâu, mào đơn rất phát triển, chân
thô vừa phải, da bụng đỏ. T iếng gáy ngắn và đục. Gà con ít lông, khi lớn lông
mới phủ kín thân. Ở tuổi trưởng thành, con trống nặng 3,0 – 4,0 kg, con mái
nặng 2.5 – 3,0 kg. Sản lượng trứng 55-60 qủa/mái/năm, khối lượng trứng 5558g. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên vào khoảng 200 ngày. Tỉ lệ trứng có phôi là
85%, tỉ lệ ấp nở khoảng 60-70% trên tổng số trứng ấp. Tỉ lệ nuôi sống đến hai
tháng tuổi khoảng 80-90%.Gà Mía có tính đòi ấp cao, tuy vậy con mái ấp


trứng vụng và nuôi con không khéo, gà con mọc lông muộn, thường đến 15
tuần tuổi gà mới mọc đủ lông.
2.2.2.4.Gà Ác
Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long và miền Tây Nam Bộ (Trà Vinh, Long An, Kiên Giang...).Phạm vi

phân bố của gà này tương đối rộng.Hiện nay chúng không những có mặt ở các
tỉnh Nam Bộ mà cả miền Trung và miền Bắc. Giống gà này được coi là giống
gà thuốc, dùng để bồi dưỡng sau khi ốm hoặc nhu cầu làm tăng sức khỏe.Do
nhu cầu tăng nhiều, gà Ác được bán rộng rãi ở các cửa hảng siêu thị.
Đặc điểm ngoại hình: thân hình nhỏ, nhẹ, thịt xương màu đen, lông trắng
tuyền xù như bông, mỏ, chân cũng màu đen, mào cờ phát triển, màu đỏ tím
khác với các giống gà khác, chân có 5 ngón (nên còn gọi là gà Ngũ chảo) và
có lông chiếm đa số.
Gà trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình 640 -760 g. Tuổi đẻ trứng đầu
tiên là 1 10 - 120 ngày, sản lượng trứng 70 - 80 quả/mái/năm, trứng nặng 30 32 g (Hội chăn nuôi Việt nam - 2002), tỷ lệ trứng có phôi 90%, tỷ lệ ấp nở
/trứng đẻ ra xấp xỉ 64%. Gà mái có thể sử dụng tới 2,5 năm (Bùi Đức Lũng và
Lê Hồng Mận - 2003). Gà Ác có khối lượng nhỏ, tỷ lệ ít nhưng lại là loại gà
thuốc để bồi dưỡng sức khỏe rất tốt (tỷ lệ sắt trong thịt cao hơn gà thường
45%, tỷ lệ axiTamin cao hơn 25%). Gà Ác được nuôi chủ yếu để hầm với
thuốc bắc hoặc ngâm r ượu để bồi bổ sức khoẻ và trị bệnh.
2.2.2.5.Gà H’ Mông
Gà H’Mông là vật nuôi truyền đời của đồng bào H’Mông, Dao, Tày, Nùng..
phân bố rải rác ở các vùng núi cao miền Đông Bắc, Tây Bắc và một phần ở
Nghệ An.Cũng như gà Ác,gà H’ Mông được dùng làm thuốc, thường được
hầm với thuốc bắc để bồi dưỡng sức khỏe.
Đặc điểm nổi bật là bộ lông pha tạp như nâu, hoa mơ, vàng sẫm... nhưng chủ
yếu là màu đen. Chân, da (và nhiều con có cả mào) màu đen. Tầm vó gà vừa
phải, thanh gọn. Khối lượng gà trưởng thành, con trống là 1,8 -2,2 kg; mái là
1,4-1,7 kg. Sản lượng trứng 80-100 quả/năm, khối lượng 40-45 g/quả, màu
trắng. Gà H’Mông có sức kháng bệnh rất tốt, rất thích nghi với điều kiện chăn
thả tại nông hộ nhờ khả năng tự kiếm mồi cao. Chất lượng thịt đặc biệt thơm
ngon và cũng có màu đen rất đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng.
2.2.2.6.Gà Tre



Được nuôi ở các tỉnh Nam Bộ, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon. Sáu tháng tuổi,
con trống nặng 800 - 850 g, con mái nặng 600 - 620g. Đầu nhỏ, mào hạt đậu,
con trống thường có màu vàng ở cổ và đuôi, phần còn lại màu đen, lông con
mái thường màu xám xen lẫn màu trắng. Sản lượng trứng 50 - 60 quả / mái/
năm, nặng 21 - 22 g. Gà Tre được dùng làm cảnh và thi chọi ở nhiều nơi trong
nước.
2.2.2.7.Gà Trọi
Gà chọi có số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ yếu ở
những địa phương có truyền thống chơi chọi gà như Hà Nội, Bắc Ninh, Huế,
Thành Phố Hồ Chí Minh...
Đặc điểm ngoại hình: chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép) màu đỏ
tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh,
đuôi, đầu). Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám (lá chuối khô) hoặc màu
vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ. Gà trống 1 năm
tuổi đạt 2,5 – 3,0 kg, gà mái 1,8 - 1,9 kg (H ội chăn nuôi Việt nam 2002)...Khi trưởng thành gà trống 3-4kg, gà mái 2,0 - 2,5kg (Sử An Ninh và
CTV - 2003). Sản lượng trứng 50 - 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng. Khối
lượng trứng 50 - 55 g/quả. Gà có sức khoẻ tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn
chậm. Được người dân nuôi để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số địa
Phương thường cho lai với gà ta để nuôi lấy thịt.
2.2.2.8.Gà Tàu vàng
Gà Tàu vàng được phân bố nhiều ở Tay và Đông Nam Bộ, mật độ cao nhất
ở Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Dương.
Giống gà có lông phần lớn là màu vàng rơm và vàng sẫm, có đốm đen ở cổ,
cánh và đuôi. Chân gà vàng, da vàng, thịt trắng. Mào gà đa số là mào đơn,
một số ít có mào nụ.Gà trống 1 năm tuổi nặng 2,8-3kg; gà mái đẻ sai, khoảng
100 trứng/năm, trọng lượng trứng 35-45g, gà 5 tháng tuổi nặng khoảng 1,61,8kg, tiêu tốn thức ăn 2,5 kg/kg tăng trọng.

2.2.3 Bài học và kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và
thực tiễn cho quá trình nghiên cứu.
2.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài



2.3.1.Nghiên cứu trong nước
Nước ta có khoảng 275 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài
lưỡng cư, 2470 loài cá, 5500 loài côn trùng....Có 10% loài thú, chim và cá
được tìm thấy ở Việt Nam. Ngày nay do việc tăng dân số cùng với tốc độ đô
thị hoá, công nghiệp hoá làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, dẫn đến
một số loài chim, thú có nguy cơ bị diệt chủng. Các nhà khoa học cho biết,
nước ta có tới 28% loài thú, 10% loài chim, 21% loài bó sát và lưỡng thê đang
đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Trong số 53 loài động vật quý hiếm đưa vào
sách đỏ Việt Nam thì có 10 loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, 18 loài ở
tình trạng nguy cấp, 22 loài thuộc diện hiếm, 3 loài thuộc loại thoát hiểm. Sự
tuyệt chủng này gần đây xảy ra rất nhanh theo tốc độ phát triển của kinh tế thị
trường và đô thị hoá(Theo Lê Viết Ly ,2004)
Trong xu thế trên, sự mai một các loài vật nuôi và các loài hoang dã ở
các địa phương trên toàn quốc đang ở mức trầm trọng. Trước tình hình đó,
nhà nước ta đã có nhiều dự án nghiên cứu bảo tồn, phát triển nhiều loài động
vật bản địa. Đây là các loài mang nhiều đặc điểm quý như khả năng chống
chịu bệnh cao, ít đòi hỏi về chế độ ăn và chế độ chăm sóc cầu kỳ, nhưng lại
cho tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, thịt rất thơm ngon và một số loài còn
có thể nuôi làm vật cảnh. Trong việc khai thác và bảo vệ sự phong phú đa
dạng các giống vật nuôi hiện nay, việc nghiên cứu, bảo tồn các giống gà
hoang dã bản địa đang là vấn đề thiết thực và cấp bách. Tình hình bảo tồn quỹ
gen vật nuôi trong nước hạn chế ở việc phát hiện các giống quý hiếm, việc
bảo tồn và phát triển giống mới chỉ được quan tâm ở các cơ sở giống quốc
gia. Các nghiên cứu bảo tồn giống do địa phương (cấp tỉnh) thực hiện không
nhiều.
Nghiên cứu phát triến tô chức nông dân sản xuất lợn chất lượng cao tại
khu vực Đồng bằng sông Hồng do Vũ Trọng Bình, Bùi Thị Thái - Bộ môn Hệ
thống nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam được thực

hiện năm 2002. Các tác giả đã chứng minh được sự liên kết của nông dân theo
một quy trình kỹ thuật chung nhằm nâng cao chất lượng sản phấm và tạo ra
khối lượng sản phẩm có chất lượng đồng nhất, đủ lớn để tham gia vào thị
trường. Báo cáo khẳng định khả năng các hộ chăn nuôi nhỏ có thể giảm giá
thành sản xuất, tham gia vào thị trường có hiệu quả thông qua liên kết nông


dân thông qua việc thử nghiệm mô hình từ xây dựng nhóm chăn nuôi đến
thành lập hợp tác xã chăn nuôi lợn thành công. Người chăn nuôi đã thực hiện
chung về các dịch vụ mua thức ăn gia súc, hợp đồng tư vấn thú y, quản lý chất
lượng sản phấm và tô chức tiêu thụ sản phấm. Nghiên cứu cũng khắng định
liên kết nông dân thông qua các hành động tập thể có thế phát triển chăn nuôi
lợn chất lượng cao một cách vững chắc.
Nghiên cứu của Lê Văn Viễn, Pham Ngọc Uyển (2005) góp phần khẳng
định chất lượng của các giống gà địa phương cũng như tính ưu việt của các
giống này, như: Thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam, khả năng tự kiếm
ăn tốt thích hợp với phương thức chăn nuôi truyền thống và đặc biệt có sức đề
kháng cao với một số bệnh. Đây là nguồn gen quý cần được đầu tư nghiên
cứu và bảo tồn.
Phạm Thị Hương và Trịnh Thị Mai Dung (2006) đã nghiên cứu và thu
được những kết quả bước đầu trong việc cải tạo các vườn xoài ở Yên Châu,
Sơn La. Một số biện pháp kỹ thuật tác động đến việc tăng năng suất và cải
thiện mã quả 2 giống xoài tại 1 số xã của huyện Yên Châu đã được thử
nghiệm và chuyển giao như bao quả, tỉa cành, tỉa hoa, tỉa quả, bón phân và
phòng trừ sâu bệnh trên giống xoài tròn ở địa phương. Trong bài báo “Một số
kết quả bước đầu về cải tạo vườn xoài ở bản
Cốc Lắc, Yên Châu, tỉnh Sơn La ”, Nguyễn Thị Hương (2008) đã giới thiệu các kết

quả nghiên cứu đốn tỉa cây ngay sau thu hoạch kết hợp áp dụng các biện pháp
kỹ thuật thâm canh để cải tạo vườn xoài một cách toàn diện trong vụ xoài

năm 20062007. Kết quả thu được, số đợt lộc, đợt hoa trên cây nhiều, tỷ lệ đậu
quả cao, chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp, giảm tỷ lệ sâu bệnh đem lại giá trị
lớn cho người trồng.
Nghiên cứu cải tạo, khôi phục và làm trẻ hoá giống mận Bắc Hà của Viện
nghiên cứu cây ăn quả (từ những năm 1990) và của Trạm Khuyến Nông
huyện Bắc Hà (2008) dựa trên phương pháp đốn tỉa, chăm sóc theo quy trình
kỹ thuật đã giúp mở rộng diện tích mận, cho quả to, ngon, năng suất cao hơn
2 lần.
“Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nấm hương rừng đặc sản tại tỉnh Bắc Kan” của Đại


học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên do Lê Sỹ Lợi chủ trì: Mục tiêu của
nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm (2012-2014) nhằm đánh giá nguồn gien
nấm hương đặc sản khu vực Bắc Kan, xây dựng mô hình nuôi cấy nấm hương
đặc sản; xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất nấm hương đặc sản. Đề tài hiện
đang trong giai đoạn triên khai, và dự kiến khi kết thúc sẽ mang lại những
hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn trong việc xây dựng một mô hình thành công
bổ sung thêm thành phần cây trồng trong cơ cấu cây nông nghiệp của tỉnh Bắc
Kan, làm tiền đề góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong địa bàn tỉnh.
Xây dựng mạng lưới liên kết trong các khâu; sản xuất, chế biến, thu gom,
tiêu thụ của các tác nhân trong đó vai trò của người nghèo có cơ hội tham gia
vào chuỗi giá trị bao gồm các chuỗi giá trị sản phẩm bản địa có lợi thế so
sánh, đã giúp nâng cao hiệu quả của các chính sách giảm nghèo ở các vùng
sâu, vùng xa.Dự án "Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo"(M4P2)
do DFID và ADB tài trợ đã cho thấy kết quả không những đem lại nguồn thu
nhập ổn định cho đồng bào dân tộc tỉnh Hà Giang, mở rộng diện tích trồng
chè Shan tuyết, hình thành các liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị chè mà còn
góp phần bảo tồn các giống chè Shan đặc sản. Bên cạnh đó, để nâng cao giá
trị của các chuỗi, việc áp dụng các tiêu chuẩn ngày càng trở nên quan trọng
nhằm tạo dựng thương hiệu cho nông sản đặc sản của Việt Nam trên thị

trường quốc tế.
Đề án cánh đồng mẫu Mường Chanh (Sơn La) đang bước đầu được triển
khai nhằm xây dựng một mô hình chuẩn để nông dân học tập, nhân rộng
thành những vùng thâm canh lúa nếp tan đạt năng suất, chất lượng và tăng
hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua mối liên kết
“bốn nhà”; ứng dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật sản xuất lúa tiên tiến thông
qua sự hợp tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giữa cán bộ khuyến nông với
người sản xuất; xây dựng cánh đồng mẫu từ việc áp dụng cơ giới hóa trong
khâu làm đất, tưới nước tiết kiệm và có chủ động đến việc bón phân cân đối,
nhất là việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh; chăm sóc, quản lý sâu bệnh
hại; thu hoạch và quản lý sau thu hoạch theo đúng quy trình, hướng tới một
nền sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), một nền sản xuất hàng hóa trong


thời kỳ hội nhập.
Trong khuôn khổ dự án “Sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số vào
chuỗi giá trị chè Shan tỉnh Hà Giang” của Quỹ thách thức Việt Nam (VCF Vietnam Challenge Fund) do Bộ phát triển Vương quốc Anh (DFID) và Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Bộ Kế hoạch đầu tư tài trợ, gần 760 hộ
nghèo được đào tạo trồng chè, 300 ha chè được trồng mới... Dự án sáng tạo
này đã thành lập và củng cố các nhóm sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và
số lượng nguyên liệu chè búp tươi và đồng thời xây dựng vườn ươm thương
mại cho hom giống chè để trồng thêm nhằm tăng năng suất cây chè. Việc xây
dựng và phát triển thương hiệu chè hữu cơ hướng tới các thị trường xuất khẩu
cao cấp cũng được tiến hành, đồng thời với việc xây mới và nâng cấp các nhà
máy chế biến chè xanh và chè đen của công ty Hùng Cường. Kết quả quá
trình kinh doanh mang lại lợi ích cho người nghèo Hà Giang và cơ hội đề
phát triển cây chè vùng cao bền vững đã được chia sẻ tại Hội thảo tổng kết
“Sự tham gia của đổng bào dân tộc thiểu số vào chuỗi giá trị chè Shan tỉnh Hà
Giang” được tổ chức tại Hà Nội, tháng 5/2012.
Nhóm nghiên cứu Trần Văn Ơn (2008) đã chỉ ra, để đẩy mạnh thương mại

hoá và phát triển các sản phẩm bản địa và đặc sản góp phần xóa đói; cần phải
xác định được thị trường tiềm năng, chú trọng tới qui hoạch sản xuất, lưu ý
phát triển nhãn hiệu, tăng cường liên kết giữa nông dân và các tác nhân khác
(nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học). Phát triển thị trường cho sản phẩm
bản địa có thể được hỗ trợ thông qua giảm chi phí vận chuyển và tiếp thị nhờ
vào cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng sản xuất. Bên cạnh đó, để
phát triển sản phẩm đặc sản cần có các giải pháp hỗ trợ mang tính “chủ động”
từ khâu sản xuất, chế biến như là đăng ký chỉ dẫn địa lý để gia tăng giá trị sản
phẩm... hơn là phương pháp ‘bị động’ nâng cao nhận thức của người tiêu
dùng về sản phẩm (Trần Thị Thắm, 2005)
Tác giả Hà Công Điệp (2008) trong đề tài “Đánh giá hiện trạng chăn nuôi
gia cầm trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”. Nghiên cứu chỉ ra rằng
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có 77,37% hộ nông dân chăn nuôi gia cầm.
Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, có tới 90,85% số hộ dưới 50 con gia cầm. Nuôi gà


×