Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Kế toán tài sản cố đinh, kế toán vật liệu, CCDC và kế toán tiền lương tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.3 KB, 130 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

1

Khoa Kế toán Kiểm

toán

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã hội
nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào vào nền kinh tế thế giới và từng bước khẳng
định vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Cùng với sự phát triển to lớn đó, có
một phần không thể thiếu đó là sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp
Việt Nam. Trong thực tế ngày nay, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nền
kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nhiều, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Trước sự thay đổi mạnh mẽ đó
của nền kinh tế, công tác kế toán trở thành một công cụ sắc bén của quản lý. Với
vai trò thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, ngoài ra dự đoán, lập kế hoạch kinh doanh giúp nhà
quản trị ra quyết định nhanh chóng, chính xác và kịp thời phù hợp với tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để có thể đứng vững trên thị
trường, trong đó hạch toán về chi phí mà đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu luôn
được coi là công tác quan trọng trong các ngành công nghiệp sản xuất.
Trong nền kinh tế đầy biến động này, hoạt động sản xuất kinh doanh trong
các doanh nghiệp đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, gay gắt mà cụ thể
hơn là cạnh tranh về chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp
luôn phải năng động, sáng tạo tổ chức sản xuất kinh doanh một cách khoa học
và hiệu quả. Để đạt được điều này các doanh nghiệp phải tiến hành đồng bộ các
biện pháp quản lý mọi yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm, đặc biệt
là việc tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn lực. Trong đó nguyên vật liệu là
đối tượng lao động, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Trong


doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy một trong những công cụ quan
trọng giúp các nhà quản lý kinh tế mang lại hiệu quả nhất là hạch toán kế toán
nói chung và công tác hạch toán kế toán “ nguyên vật liệu” nói riêng. Việc tổ
chức kế toán đúng, chính xác, hợp lý về chi phí luôn đem lại lợi nhuận cao cho
các doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

2

Khoa Kế toán Kiểm

toán

Cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế cả nước, Công ty Cổ
phần Cầu trục và Thiết bị AVC đã xác định rõ mục tiêu của mình trong sản xuất
kinh doanh. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại cầu trục, cổng trục, các
kết cấu dầm, gia công cơ khí (trong đó nguyên vật liệu chiếm 85%-90% trong
giá thành sản phẩm). Thị trường chính của công ty là trong nước (chiếm 85%),
thị trường xuất khẩu (chiếm 15%). Xuất phát từ nhận thức đó, sau một thời gian
đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
cầu trục và thiết bị AVC em đã nhận thấy tầm quan trọng của nguyên vật liệu, ý
nghĩa của việc thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu ở Công
ty. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo Đinh Ngọc Thuý Hà và cán bộ

phòng kế toán Công ty, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu 03 phần
hành kế toán: Kế toán tài sản cố đinh, kế toán vật liệu, CCDC và kế toán tiền
lương tại Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC”. Với mục đích vận dụng
những kiến thức đã học trong nhà trường kết hợp với thực tế công tác kế toán
của Công ty, em mong mình có thể hoàn thiện hơn, hiểu sâu hơn nữa về công
tác kế của Công ty để từ đó tìm ra những biện pháp, phương thức hữu hiệu hơn
trong công tác quản lý nói chung và kế toán từng phần hành nói riêng.
Báo cáo tôt nghiệp được chia thành 2 phần sau:
Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC.
Phần II: Thực trạng các phần hành kế toán tại Công ty Cổ phần Cầu trục
và Thiết bị AVC

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

3

Khoa Kế toán Kiểm

toán

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU
TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC
1.1. Khái quát về sự hình thành công ty.

Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC
Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: AVC Cranes and equipment joint stock
company
Tên viết tắt: Công ty AVC JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Đường 206, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên
Địa chỉ trụ sở giao dịch: Số 102, Hoàng Như Tiếp, Long Biên, Hà Nội
Fax: 0321.3980411

Điện thoại: 0321.3980410

Ngành nghề kinh doanh:
♦ Sản xuất các cấu kiện kim loại. Mã ngành 2511
♦ Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại mã ngành: 2591
♦ Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại - Mã ngành: 2592
♦ Sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế điện, thiết bị phân phối và điều
khiển điện - Mã ngành: 2710
♦ Sản xuất các thiết bị nâng hạ và bố xếp - Mã ngành: 2816
♦ Sữa chữa máy móc, thiết bị - Mã ngành: 3312
♦ Sữa chữa thiết bị điện – Mã ngành 3314
♦ Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp – Mã ngành: 3320
♦ Đại lý, môi giới, đấu giá ( không bao gồm hoạt động môi giới chứng
khoán, bảo hiểm, bất động sản và môi giới kết hôn, môi giới nhận cha,
mẹ, nuôi con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài) – Mã ngành: 4610
♦ Vận tải hành khách đường bộ khác – Mã ngành: 4932
♦ Vận tải hàng hoá bằng đường bộ - Mã ngành: 4933
♦ Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác - Mã ngành: 7730
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

4

Khoa Kế toán Kiểm

toán

♦ Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được
phép kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật – Mã
ngành: Ngành, nghề chưa khớp mã với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng
Bằng chữ: Tám mươi tỷ đồng
Hiện tại công ty có 125 lao động, trình độ lao động đều có tay nghề và đã qua
đào tạo.
Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC được thành lập theo giấy đăng
ký kinh doanh số 0503000081 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên cấp ngày
14/12/2004, với số vốn điều lệ của Công ty là 10.000.000.000 đồng, là doanh
nghiệp được tổ chức lại trên cơ sở chuyển đổi Công ty liên doanh cầu trục và
thiết bị Việt Nam – Australia, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 011/GPHY ngày 06/09/2002 của UBND tỉnh Hưng Yên, theo quyết định số 103/QĐBQL ngày 26/10/2004 của Ban Quản Lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên.
Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC là pháp nhân thừa kế mọi quyền lợi,
nghĩa vụ, trách nhiệm và các hoạt động của Công ty liên doanh cầu trục và thiết
bị Việt Nam – Australia. Ngoài ra Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC là
nhà cung cấp thiết bị nâng theo tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo và lắp đặt của Châu
Âu dựa trên việc tiếp nhận phần mềm thiết kế, trang thiết bị chế tạo và quy trình
gia công, lắp đặt, duy tu và bảo dưỡng do hãng ABUS Kransysteme GmbH của
Cộng Hoà Liên Bang Đức chuyển giao. AVC là Đại diện độc quyền của hãng
ABUS Kransysteme tại Việt nam từ năm 2003 đến nay.
Cuối năm 2005 đầu năm 2006 được coi là năm đánh dấu một bước ngoặt

mới của Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC, sau một năm chuyển sang
mô hình hoạt động là công ty cổ phần. Ngay sau khi hoàn thành mọi thủ tục để
chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, Công ty đã đề ra những kế hoạch, sản
xuất kinh doanh nhằm phát huy những lợi thế sẵn có về nhân lực, cơ sở vật chất
và cơ chế mới đồng thời theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và quyền lợi của cổ
đông, Công ty quyết định thay đổi vốn điều lệ xuống còn 6.000.000.000 đồng
vào ngày 08/12/2005. Chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần,
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

5

Khoa Kế toán Kiểm

toán

mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với kinh nghiệm thực tiễn cùng với sự nỗ
lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty AVC đã hoàn thành nhiệm vụ
trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đưa sản xuất vào ổn định và phát triển. Sau
khi chuyển sang mô hình mới, Công ty từng bước sắp xếp lại lực lượng lao
động, đẩy mạnh khai thác và mở rộng thị trường, đưa công ty phát triển ngày
càng vững mạnh. Ngày 2/8/2012 công ty quyết định thay đổi vốn điều lệ lên
thành 40.000.000.000 đông. Đến năm 2014 công ty quyết định thay đổi vốn
điều lệ lên thành 80.000.000.000 đồng vào ngày 09 tháng 6 năm 2014.
1.2. Khái quát về sự phát triển của công ty
Tóm tắt các giai đoạn phát triển chính của công ty:

Tháng 06/2002 thành lập Công ty liên doanh cầu trục và thiết bị Việt Nam
– Australia theo giấy phép đầu tư số 011/GP-HY ngày 06/09/2002 của UBND
tỉnh Hưng Yên.
Từ năm 2002 Công ty tiến hành xây dựng cơ bản, bao gồm: nhà xưởng
giai đoạn I, nhà văn phòng, nhà kho, nhà xe, nhà bảo vệ…Và hoàn thành vào
tháng 08/2003. Trong cùng thời gian đó Công ty đầu tư, mua sắm máy móc,
thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Tháng 06/2003 Công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, với
tổng số công nhân viên là 19 người, trong đó có 11 người là khối trực tiếp sản
xuất và 8 người là nhân viên gián tiếp.
Tháng 06/2004 đăng ký mở văn phòng đại diện tại tầng 4, số 309 Nguyễn
Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội. Tháng 12/2004, sau một thời gian hoạt động để
thuận tiện cho việc quản lý, điều hành Công ty, thêm vào đó để thích nghi hơn
với điều kiện thị trường, Ban Giám đốc Công ty quyết định chuyển đổi hình
thức hoạt động từ Công ty liên doanh cầu trục và thiết bị Việt Nam – Australia
sang Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC theo giấy đăng ký kinh doanh
số 0503000081 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên cấp ngày 14/12/2004.
Năm 2005: Từ khi đi vào hoạt động, Công ty luôn đạt những bước phát
triển đáng kể: Hiệu quả kinh doanh cao, doanh thu ngày càng tăng, khách hàng
càng nhiều, uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường đặc
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

6

Khoa Kế toán Kiểm


toán

biệt là thị trường khu vực phía Bắc. Chính điều này đã thúc đẩy Công ty phải đổi
mới phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường vào khu vực phía Nam.
Để thuận tiện cho việc phát triển trong thị trường phía Nam, Ngày 24/08/2005
Hội đồng quản trị công ty đã họp và quyết định thành lập Chi nhánh Công ty Cổ
phần Cầu trục và Thiết bị AVC theo quyết định số 05.65/QĐ ngày 24/08/2005.
Tháng 03/2006 để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường, công
ty tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng giai đoạn 2 và hoàn thành vào tháng
09/2006. Với mục tiêu kế hoạch là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
hơn.
Tháng 6 năm 2007 Công ty tiếp tục mở rộng nhà xưởng giai đoạn 3 và
hoàn thành vào tháng 12 năm 2007, cùng với việc đầu tư, mua sắm máy móc,
thiết bị mới để phục vụ sản xuất, mở rộng thị trường.
Năm 2008 công ty chuyển văn phòng đại diện sang địa chỉ số 102, Hoàng
Như Tiếp, Long Biên, Hà Nội, với không gian rộng hơn để đáp ứng không gian
làm việc cho đội ngũ nhân viên và phù hợp với tốc độ phát triển của công ty.
Cho đến nay tổng số công nhân viên của toàn công ty là 125 người, trong đó
khối trực tiếp có 82 người, còn khối gián tiếp có 43 người.
2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC
Với mục tiêu là mô hình quản lý gọn nhẹ nhưng đạt hiệu cao vì vậy bộ
máy của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Mỗi đơn vị,
phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng, nhưng đều kết hợp hài hoà và chặt chẽ
phục vụ cho mục tiêu chung của Công ty, mô hình tổ chức bộ máy quản lý của
Công ty được mô tả theo sơ đồ sau:

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8


Báo cáo tốt nghiệp


7

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm

toán

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị
AVC
Hội đồng quản trị

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc

Phòng
Tổng
hợp Hành
chínhXNK

Phòng
Tài
chính
- Kế
toán

Phòng

Dự án,
vật tư
và điều
độ sản
xuất

Phòng
Kỹ
thuật
và phát
triển
sản
phẩm

Phòng
kinh
doanh

Marke
ting

Nhà
máy
chế
tạo

Chi
nhánh
AVC
tại TP

Hồ
Chí
Minh

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban:
 Hội đồng quản trị:
Có quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế
hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định giải pháp phát triển thị
trường, tiếp thị và công nghệ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng,
chấm dứt hợp đồng đối với Tổng Giám đốc và người quản lý quan trọng khác,
quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; giám sát chỉ
đạo Tổng Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh
doanh hàng ngày của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ
công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và
việc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
 Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc:
Với chức năng là chủ tịch HĐQT, là người lập ra các chương trình và kế
hoạch hoạt động của HĐQT; có quyền triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT; tổ

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

8

Khoa Kế toán Kiểm


toán

chức việc thông qua quyết định của HĐQT và giám sát quá trình tổ chức thực
hiện các quyết định của HĐQT.
Với chức năng là Tổng Giám đốc, là người điều hành công việc kinh
doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm
trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao; tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; tuyển dụng lao động; quyết
định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty.
 Phòng Tổng hợp - Hành chính – XNK: Phụ trách phòng là Giám đốc
hành chính
Chức năng hành chính: Tiếp tân, trực điện thoại, tiếp nhận văn thư, quản
lý hồ sơ, tài liệu của công ty; quản lý dấu, quản lý thiết bị văn phòng và dự trừ
mua sắm văn phòng phẩm cho toàn công ty.
Chức năng quản lý và phát triển nhân lực: Xây dựng, quản lý hồ sơ, hợp
đồng lao động; Tổ chức tuyển dụng, kỷ luật và sa thải lao động; tổ chức đào tạo
và phát triển nhân lực
Chức năng xuất nhập khẩu: Theo dõi các hợp đồng xuất, nhập khẩu, chịu
trách nhiệm khai Hải quan và xuất, nhập hàng công ty; mua và quản lý các hợp
đồng bảo hiểm hàng hoá.
 Phòng Tài chính - Kế toán: Phụ trách phòng là Giám đốc Tài chính kiêm
kế toán trưởng.
Có chức năng là tham mưu giúp Tổng Giám đốc công ty trong công tác
quản lý tài sản, tiền vốn và sử dụng có hiệu quả đồng vốn trong quá trình hoạt
động kinh doanh. Nhiệm vụ chính của phòng kế toán là: Xây dựng kế hoạch tài
chính hàng năm, chỉ đạo lập chứng từ ban đầu, lập sổ sách hạch toán, thực hiện
báo cáo theo đúng quy định của nhà nước về chế độ kế toán hiện hành; quản lý
giá thành, quả lý chi phí tháng, chi phí Chi nhánh; theo dõi năng suất lao động
và tương quan năng suất lao động với chi phí sản xuất; xử lý dữ liệu chính xác
và kịp thời để có thể chỉ đạo về công nợ, thu hồi nợ nhanh chóng tránh tình trạng

nợ khó đòi; quản lý tài sản và trang thiết bị của công ty; quan hệ với Ngân hàng
và các tổ chức tín dụng để đảm bảo giao dịch thường xuyên, hiệu quả; tổ chức
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

9

Khoa Kế toán Kiểm

toán

công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong công ty; thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước như: Kê khai nộp thuế, trích nộp BHXH,
BHYT, KPCĐ theo quy định.
 Phòng Dự án, vật tư và điều dộ sản xuất: Phụ trách phòng là Giám đốc
sản xuất
Có chức năng, nhiệm vụ là căn cứ vào Hợp đồng kinh tế ký với khách
hàng lập kế hoạch và bàn giao cho các bộ phận có liên quan: Kế hoạch thiết kế,
vật tư, sản xuất và kế hoạch nhập khẩu thiết bị phụ kiện; tổ chức cung ứng vật tư
đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất; tổ chức công tác nghiệm thu và kiểm định
đối với các dự án lớn hoặc dự án phức tạp về kỹ thuật; xây dựng định mức vật
tư, định mức sản xuất và lắp đặt cho từng thời kỳ làm việc của công ty; kiểm tra
các phát sinh và chi phí có liên quan tại các công trình; giám sát các nhà thầu
phụ thuê ngoài phục vụ công tác vận chuyển, lắp đặt thiết bị.
 Phòng Kỹ thuật và phát triển sản phẩm: Phụ trách phòng là Giám đốc
Kỹ thuật

Chức năng tính toán và thiết kế toàn bộ bản vẽ chế tạo sản phẩm cho các
hợp đồng do công ty ký với khách hàng theo đúng kế hoạch do phòng dự án yêu
cầu; tính toán và thiết kế các giải pháp và dự toán cho cầu trục, cổng trục, kết
cấu thép tuỳ theo yêu cầu của phòng Marketing; cung cấp các giải pháp kỹ thuật
cho sản phẩm mới; thiết kế đồ gá cho xưởng sản xuất; cải tiến quy trình làm việc
của nhà máy; xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm, tiêu chuẩn hoá sản phẩm
của công ty.
 Phòng Kinh doanh - Marketing: Phụ trách phòng là Giám đốc Kinh
doanh
Chức năng bán hàng: Tìm kiếm khách hàng, lên phương án kỹ thuật, lập
dự toán, lập bảng chào hàng, chuẩn bị Hợp đồng kinh tế.
Chức năng lựa chọn thiết bị, đặt hàng các nhà cung cấp nước ngoài: Thiết
lập quan hệ với các nhà cung cấp nước ngoài; lập đơn đặt hàng cho các nhà cung
cấp nước ngoài; lựa chọn thiết bị, phụ tùng, đặc tính kỹ thuật và thời gian giao
hàng trong giao dịch với nhà cung cấp nước ngoài.
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

10

Khoa Kế toán Kiểm

toán

Chức năng xây dựng thương hiệu và marketing: Làm các tài liệu quảng
bá, xúc tiến thương mại; tổ chức tham gia các hoạt động triển lãm, quảng cáo;

chủ trì việc xây dựng và phát triển trang web của công ty; giám sát và đánh giá
hoạt động của công ty đối thủ.
 Nhà máy chế tạo: Phụ trách là Giám đốc Nhà máy
Chức năng chế tạo sản xuất: Lập và thực hiện kế hoạch triển khai hợp
đồng sản xuất cho các tổ sản xuất và lắp đặt; điều hành kế hoạch sản xuất, bảo
đảm giao hàng đúng hạn; kiểm tra chất lượng nội bộ, bảo quản trang thiết bị;
đảm bảo năng suất, định mức; quản lý sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; quản lý nhân
sự tại xưởng.
Chức năng vận chuyển, lắp đặt: Lên phương án và kế hoạch lắp đặt sản
phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng; bố trí nhân sự đi lắp
đặt các công trình; tổ chức lắp đặt ray, đường điện và thiết bị; tổ chức công tác
kiểm định tại hiện trường cho các dự án không phức tạp.
 Chi nhánh AVC tại Thành phố Hồ Chí Minh: Phụ trách là Giám đốc
Chi nhánh.
Có chức năng giám sát, thi công các dự án của công ty ở khu vực phí
Nam; Xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc nâng vận chuyển và gia công cơ khí;
bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị trong thời gian bảo hành; thực hiện các hợp đồng
bảo trì sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, thay thế phụ tùng; thực hiện hạch toán kế
toán thống nhất trong toàn bộ công ty. Chi nhánh có nhiệm vụ: Chấp hành chế
độ quản lý tài chính theo quy định; nghiên cứu phân tích hoạt động sản xuất
kinh doanh để đề ra các giải pháp triển khai thực hiện đạt đến kết quả cao; chấp
hành đầy đủ các quy định về báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Tổng
Giám đốc; thực hiện một số nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc công ty giao.

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


11

Khoa Kế toán Kiểm

toán

3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC
1.3.1
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất kết cấu thép các loại
Tôn các loại
Tạo phôi
Gá ép
Tổ hợp
Hàn
Làm sạch

Sơn

Lắp ráp
Công ty chế tạo sản phẩm chính là các kết cấu thép dầm chính, dầm
biên… Căn cứ vào bản vẽ thiết kế cho từng hợp đồng, các loại tôn, các loại vật
tư khác mua về phục vụ cho các hợp đồng đó, ta có quy trình sản xuất diễn ra ở
nhà xưởng như sau:
Bước 1: Giai đoạn pha tôn tạo phôi: Tôn được tạo phôi bằng các cách cơ
bản tuỳ yêu cầu của từng hợp đồng mà sử dụng các cách phù hợp nhất như: pha
phôi các tấm thành tấm đỉnh, tấm đáy thực hiện trên máy cắt hơi nhiều mỏ, mỏ
cắt hơi gá trên máy rùa; pha phôi tấm vách thực hiện trên máy sấn; các phôi

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

12

Khoa Kế toán Kiểm

toán

khác gia công trên máy cắt đá, mỏ cắt hơi cầm tay. Các phôi sau khi cắt được
làm cùn các cạnh sắc bằng hệ thống máy phun bi, sau đó được vát mép bằng
máy vát mép chuyên dùng và được chuyển sang bộ phận gá ép.
Bước 2: Sử dụng dây truyền gá ép chuyên dụng để gá ép, tổ hợp các phôi
thành kết cấu hộp và chuyển sang bộ phận hàn.
Bước 3: Bộ phận hàn chuyển kết cấu hộp lên dây truyền hàn tự động để
hàn hoàn thiện kết cấu.
Bước 4: Hoàn thành quá trình hàn kết cấu sẽ chuyển sang bộ phận làm
sạch để làm sạch các mối hàn và làm sạch toàn bộ bề mặt kết cấu bằng máy
đánh gỉ sắt hoặc máy mài.
Bước 5: Kết thúc việc làm sạch chuyển sang bộ phận sơn, bộ phận này sẽ
sơn lần 1 lớp sơn chống gỉ màu ghi và sơn lần 2 lớp sơn trang trí màu vàng để
kết thúc giai đoạn sơn hoàn thành quá trình chế tạo kết cấu thép dầm chính.
Bước 6: Qua mỗi công đoạn của quá trình sản xuất đều có bộ phận KCS
của công ty kiểm tra chất lượng, vì vậy sau khi bộ phận KCS thực hiện toàn bộ
các quá trình đã nêu ở trên, sản phẩm đạt yêu cầu được tổ KCS và Giám đốc nhà
máy chính thức ký giấy chứng nhận chất lượng và cho phép lắp ráp hoàn thành

sản phẩm.
1.3.3. Đặc điểm kinh doanh.
Công ty sản xuất các sản phẩm chính là các loại cầu trục tiêu chuẩn, cầu
trục đặc biệt cỡ lớn, các sản phẩm kết cấu thép, gia công cơ khí và phụ tùng, gia
công cơ khí máy móc, thiết bị nâng hạ. Thị trường chính của công ty là khu vực
miền Bắc, tiếp đến là khu vực miền Nam và đang tiến hành khai thác, mở rộng
thị trường vào khu vực miền Trung để khai thác tối đa, máy móc thiết bị, năng
lực sản xuất hiện có của công ty.

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

13

Khoa Kế toán Kiểm

toán

4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những
năm gần đây.
Biểu 1.1: Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Đơn vị tính: VNĐ
Năm
2012
2013
2014

A
1
2
3
1.Doanh thu thuần 50.625.720.423 66.230.127.023 103.682.315.232
2.Tổng chi phí
3.Nộp ngân sách

So sánh (%)
07/06 08/07
4=2/1 5=3/2
130,8 156,55

2
49.995.485.180 65.487.776.755 102.859.170.017 130,9 157,06
1.032.128.430 1.421.245.126

8
2.642.322.436 137,7

185,9

0
4.Số lượng lao
động (người)

82

112


125 136,5 111,61
8

5.Thu nhập bình
quân

1.534.248

1.835.146

(tháng/người)
6.Khối lượng sản
xuất (tấn)

2.331.422 119,6 127,04
1

780

1000

1500 128,2

150

0
Nhận xét:
Bảng kết quả kinh doanh trên thể hiện kết quả kinh doanh của công ty qua
các năm 2012, 2013, 2014 như sau:
Tổng doanh thu của công ty có bước tăng trưởng khá cao, năm 2013 tăng

so với năm 2012 là 30,82%, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 56.55%. Mức
tăng của năm 2014 so với năm 2013 tăng gần gấp đôi so với năm 2013 với năm
2012. Đây là một kết quả cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh rất hiệu
quả. Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí cũng tương đương với tốc độ tăng của

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

14

Khoa Kế toán Kiểm

toán

doanh thu (năm 2013 so với năm 2012 là 30,98%, năm 2014 so với 2013 là
57,06%).
Ngoài doanh thu, ta còn có thể thấy số lượng lao động thể hiện rõ rệt hơn
nữa hiệu quả sử dụng lao động của công ty, cụ thể: Năm 2013 số lượng lao động
tăng so với năm 2012 là 36,58%, nhưng năm 2014 số lao động chỉ tăng so với
năm 2013 là 11,61%. So với tốc độ tăng của doanh thu với mức tăng của số
lượng lao động, thì ta thấy công ty đã từng bước sắp xếp lại lực lượng lao động,
tổ chức quản lý lao động tốt hơn, tận dụng được lao động có trình độ chuyên
môn, kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết.
Thêm vào đó giá trị sản xuất của công ty cũng tăng mạnh, thể hiện năm
2013 tăng so với năm 2012 là 28,2% và năm 2014 so với năm 2013 là 50%.
Điều đó cho thấy công ty ngày càng nhận được nhiều hợp đồng, uy tín của công

ty ngày càng được khẳng định, hứa hẹn một tương lai sáng cho công ty và cho
cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, tốc độ phát triển cầu trục của công ty
ngày càng mạnh kết hợp với định hướng đầu tư đúng đắn đã mang lại hiệu quả
sản xuất kinh doanh rất khả quan trong các hoạt động của công ty.
5. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC
1.5.1. Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Cầu trục
và Thiết bị AVC
Căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành, điều kiện sản xuất kinh doanh thực
tế và quy mô hoạt động, trình độ quản lý Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh
nghiệp mới theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và áp dụng
hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Các loại sổ kế toán Công ty sử dụng theo
quy định bao gồm:
* Sổ Nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Số liệu ghi trên Sổ nhật ký
chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

15

Khoa Kế toán Kiểm

toán


* Sổ Cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo tài khoản kế toán. Công ty mở sổ cái cho tất cả các tài khoản kế toán mà
công ty sử dụng như: Sổ cái: TK 111; TK 112; TK 141; TK 152; TK 153; ...
* Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Bao gồm các loại sổ sau:
+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Thẻ kho (Sổ kho) nguyên vật liệu
+ Thẻ tài sản cố định
+ Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
+ Sổ chi tiết tiền vay
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán
+ Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ...
Công ty sử dụng sổ quỹ, không sử dụng các sổ nhật ký đặc biệt. Công tác
kế toán tại công ty đã được đưa vào quản lý trên máy vi tính với chương trình
cài đặt riêng bằng phần mềm kế toán đảm bảo việc ghi chép, phản ánh chứng từ
nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo tuân thủ nguyên
tắc, chế độ quy định của Nhà nước, phần mềm kế toán công ty đang sử dụng là
phần mềm kế toán MISA 7.9.
 Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra ghi các
nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung đồng thời ghi vào sổ quỹ (phiếu thu,
phiếu chi) và ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sau đó căn cứ vào vào số liệu
đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù
hợp. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập Bảng cân đối
phát sinh. Sau khi đối chiếu số liệu trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết khớp,
được dùng để lập báo cáo tài chính.
 Trình tự ghi sổ trên máy vi tính (phần mềm kế toán):
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được
dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định phần hành kế toán có liên quan đến từng loại
chứng từ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8


Báo cáo tốt nghiệp


16

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm

toán

mềm máy vi tính. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các chứng từ khi nhập
vào phần mềm sẽ được tự động nhập vào các sổ Nhật ký chung, sổ Cái, sổ, thẻ
kế toán chi tiết ... liên quan. Cuối kỳ, cuối năm kế toán thực hiện các thao tác kết
chuyển, khoá sổ, lập báo cáo kế toán và đồng thời in ra giấy các báo cáo, các sổ
Nhật ký chung, sổ Cái, sổ chi tiết... đóng thành quyển theo quy định.
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết

Sổ cái


Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối
phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, cuối năm:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


17

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm

toán

1.5.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Cầu trục và
Thiết bị AVC
Bộ máy kế toán là tập hợp những cán bộ có trình độ chuyên môn cao,
được trang bị những phương tiện, kỹ thuật tính toán hiện đại như máy vi tính,
phần mềm kế toán, để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý, trình độ nhân viên và thực tế hoạt động,
Công ty AVC áp dụng loại hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân
tán, công ty có tất cả là 8 cán bộ kế toán, trong đó có: 1 phòng kế toán trung tâm
ở văn phòng bao gồm 1 Giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng, 05 nhân viên
kế toán phần hành và 1 thủ quỹ; 1 kế toán ở nhà nhà máy; 1 kế toán ở Chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Cầu trục
và Thiết bị AVC
GIÁM ĐỐC TÀI
CHÍNH KIÊM KẾ
TOÁN TRƯỞNG

Kế
toán
tổng
hợp

Kế toán
vật tư,
công nợ
phải trả

Kế toán
doanh
thu, công
nợ phải
thu KH

Kế toán chi nhánh
Thành Phố Hồ Chí

Minh

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Kế toán
tiền
lương,
ngân
hàng

Kế toán
thanh
toán,
Tài sản
cố định

Thủ
quỹ

Kế toán nhà máy

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

18

Khoa Kế toán Kiểm


toán

Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
 Giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm chính trước Tổng Giám đốc công ty về tình hình tổ chức
và thực hiện công tác kế toán tại phòng tài chính- kế toán. Chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám đốc về số liệu trong báo cáo kế toán.
Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý và giám sát cách hạch toán
của từng bộ phận trong phòng kế toán. Thông báo những quy định mới của bộ
tài chính về kế toán và chỉ đạo cách hạch toán cho các nhân viên kế toán.
Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp
thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn hình thành tài
sản.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục
vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
 Kế toán tổng hợp:
Giúp việc cho kế toán trưởng, phụ trách công tác kế toán của công ty;
hướng dẫn các phòng ban, phân xưởng, đội sản xuất ghi chép chứng từ ban đầu;
là người thu thập tài liệu, tập hợp chi phí, tính giá thành và kiểm tra số liệu, sổ
sách chứng từ của kế toán viên chuyển đến. Kiểm tra số liệu, lập báo cáo thuế
tháng, quý, lập báo cáo tài chính năm, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
 Kế toán vật tư và công nợ phải trả:
Nhập, xuất và theo dõi chi tiết tình hình biến động vật tư, công cụ dụng
cụ; kiểm kê và lập báo cáo kiểm kê kho định kỳ; theo dõi chi tiết công nợ và tình
hình thanh toán công nợ phải trả nhà cung cấp, lên kế hoạch trả nợ nhà cung cấp
hàng tuần.
 Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng:
Bộ phận kế toán này hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm, tiêu thụ
thành phẩm; xuất hoá đơn bán hàng, theo dõi chính xác doanh thu và chi tiết

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

19

Khoa Kế toán Kiểm

toán

công nợ phải thu của khách hàng, quản lý và theo dõi các hợp đồng bán cho
khách hàng, làm công văn đòi nợ, lập biên bản thanh lý hợp đồng, đôn đốc đòi
nợ khách hàng để đảm bảo mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn của đơn vị.
 Kế toán tiền lương và ngân hàng:
Hàng tháng căn cứ vào đơn giá tiền lương, hệ số lương, đồng thời nhận
bảng tổng hợp giờ công làm việc do kế toán nhà máy gửi lên, kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tổng hợp số liệu, kiểm tra chứng từ và lập bảng
thanh toán lương toàn công ty. Sau đó trên cơ sở bảng thanh toán lương, chứng
từ lương lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
Làm các thủ tục liên quan đến ngân hàng như: Thanh toán với các nhà
cung cấp trong nước (Uỷ nhiệm chi, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước),
ngoài nước (mở L/C, thanh toán TT), các khoản bảo lãnh, các khoản vay, thuê
mua qua ngân hàng...
Nhập và theo dõi chi tiết tình hình tăng, giảm các loại tiền gửi Ngân hàng
của từng ngân hàng khác nhau.
 Kế toán thanh toán và tài sản cố định:
Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, viết phiếu thu chi,

lập sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt và đối chiếu thường xuyên với sổ quỹ của thủ
quỹ, theo dõi và thanh quyết toán các khoản tạm ứng của công nhân viên trong
công ty.
Theo dõi chi tiết và tổng hợp sự biến động tăng, giảm tài sản cố định;
hàng tháng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
 Thủ quỹ:
 Làm nhiệm vụ thu, chi tiền khi có phiếu thu, phiếu chi đã được duyệt;
Phụ trách việc chuyển và lấy hồ sơ, chứng từ thanh toán qua Ngân hàng đến
Ngân hàng; rút tiền và nộp tiền vào ngân hàng; thường xuyên thực hiện việc
đối chiếu lượng tiền nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt phát sinh thực tế với số liệu
ghi trên sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt của kế toán thanh toán để tìm ra
nguyên nhân chênh lệch và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

20

Khoa Kế toán Kiểm

toán

 Kế toán nhà máy:
Căn cứ vào phiếu sản xuất của công nhân vào bảng chấm công và phân bổ
số giờ công cho từng hợp đồng, đến cuối tháng gửi phiếu sản xuất, bảng chấm
công, bảng phân bổ giờ công cho từng hợp đồng lên cho kế toán tiền lương làm
căn cứ tính lương và phân bổ tiền lương.

Lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật tư và hàng tuần gửi lên cho kế
toán vật tư nhập liệu; định kỳ đối chiếu số liệu, kiểm kê kho với thủ kho.
 Kế toán Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:
Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh tất cả các nghiệp vụ phát sinh, các
chứng từ và sổ sách liên quan đến hoạt động của Chi nhánh như: thanh toán thu
chi, chấm công, chấm phép, tập hợp chứng từ gửi ra công ty.

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

21

Khoa Kế toán Kiểm

toán

PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CCDC,
TSCĐ VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU TRỤC VÀ
THIẾT BỊ AVC
1. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CCDC
1.1. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC
1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị
AVC
Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC là đơn vị sản xuất kinh doanh

sản phẩm cơ khí: Các loại cầu trục, cổng trục, kết cấu dầm chính, gia công cơ
khí... nên công ty phải sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu lớn với nhiều
chủng loại khác nhau. Tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất cầu trục
bao gồm các nguyên vật liệu chủ yếu sau: Động cơ dầm chính (palăng) nhập
khẩu, thép các loại, động cơ dầm biên, hệ thống điện nhập khẩu,... cũng có rất
nhiều loại, mỗi loại lại có kích cỡ khác nhau. Ví dụ như thép: Có thép tấm, thép
ống, thép cây, thép hộp vuông, thép góc, thép chữ... trong các loại thép đó được
chia thành kích cỡ khác nhau như trong thép góc có thép góc L30, L50, L63,
L75... Và các loại vật liệu khác cũng rất đa dạng: Các loại dây điện, cáp điện,
công tắc, át, biến áp, sơn, dây hàn, que hàn, vòng bi, bu lông, cầu chì... Tổng
danh điểm vật liệu của Công ty lên đến 1000 loại.
Đối với các nguyên vật liệu chủ yếu trực tiếp tạo nên sản phẩm như: Động
cơ dầm chính, động cơ dầm biên, hệ thống điện... Khi bắt đầu ký kết hợp đồng
bán hàng với khách hàng là lúc Công ty bắt đầu làm hợp đồng nhập khẩu, đơn
đặt mua hàng và các giấy tờ liên quan khác để nhập hàng về kho công ty. Đối
với thép và các loại vật tư khác Công ty sử dụng hàng tồn trong kho, nếu không
đúng chủng loại như yêu cầu hoặc thiếu thì cán bộ phòng dự án vật tư điều độ
sản xuất sẽ làm ngay đơn đặt mua hàng cho các loại thép và các loại vật tư thiếu
đó.
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

22

Khoa Kế toán Kiểm


toán

Nguyên vật liệu của Công ty tham gia vào giá thành sản phẩm theo từng
công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Mặt khác Công ty có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn
vị sản phẩm chiếm 85% - 90%. Nên có thể khẳng định vị trí và tầm quan trọng
của nguyên vật liệu tại Công ty.
Để phục vụ cho quá trình sản xuất, Công ty phải tiến hành phân loại các
nguyên vật liệu, đặc biệt là các nguyên vật liệu chủ yếu.
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị
AVC
Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC có khối lượng nguyên vật liệu
lớn và đa dạng bao gồm nhiều chủng loại với tính chất và công dụng khác nhau.
Nhằm phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tình hình biến động từng
loại nguyên vật liệu tại kho, đồng thời thuận lợi cho việc hạch toán kế toán được
chính xác và khoa học, ngoài ra căn cứ vào chức năng, nội dung kinh tế của
nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất, Công ty tiến hành phân loại nguyên
vật liệu như sau:
- Nguyên vật liệu chính (TK 1521): Thép, động cơ dầm chính, động cơ
dầm biên, hệ thống điện cầu trục,...
- Vật liệu phụ (TK 1522): bu lông, dây hàn, cáp, dây điện, cầu chì, công
tắc, cầu đấu, át, vít, biến áp, sơn...
- Nhiên liệu (TK 1523): Xăng A92, dầu diezen, khí ôxy, CO2, khí hỗn hợp
Argon+CO2, gas...
- Phụ tùng thay thế (TK 1524): Vòng bi, bánh xe, điều khiển từ xa, mũi
khoan...
1.1.3. Tính giá nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết
bị AVC
* Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC có nguyên vật liệu nhập kho

chủ yếu do mua trong nước và nhập khẩu theo hoá đơn GTGT, hoá đơn bán

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

23

Khoa Kế toán Kiểm

toán

hàng và tờ khai, chứng từ nhập khẩu. Công ty không có vật liệu được biếu tặng
hay nhận góp vốn liên doanh, liên kết.
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà giá trị vật liệu nhập kho được
xác định như sau:
- Với nguyên vật liệu mua trong nước (như thép, sơn, dây hàn, que hàn,
vòng bi, bu lông, công tắc, dây, cáp điện...) được tính giá trong các trường hợp
sau:
+ Trường hợp nguyên vật liệu mua có hoá đơn GTGT: Giá thực tế nhập
kho nguyên vật liệu là giá mua ghi trên hoá đơn (không bao gồm thuế GTGT)
cộng với chi phí vận chuyển (nếu có).
+ Trường hợp nguyên vật liệu mua có hoá đơn bán hàng thông thường:
Giá thực tế nhập kho nguyên vật liệu là giá thanh toán trên hoá đơn.
- Với nguyên vật liệu nhập khẩu (Như động cơ dầm chính, động cơ dầm
biên, hệ thống điện, điều khiển từ xa...):
Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập khẩu = Chi phí vận chuyển từ xưởng

bên bán đến cảng + cước vận tải biển + thuế nhập khẩu + chi phí nhận hàng
( bao gồm: chi phí lưu kho, bến bãi, bốc xếp, vận chuyển từ cảng về kho công
ty...)
Ví dụ: Theo hoá đơn giá trị gia tăng số 0012492 ngày 14/04/2015 (biểu số
2.1 trang 30) về mua thép tấm phi 4ly(1,5x6) như sau:
Số lượng nhập: 2.826 kg
Đơn giá thực tế: 10.273 đ/kg
Chi phí vận chuyển = 0
Từ đó ta tính được trị giá thực tế của thép tấm phi 4ly(1,5x6) nhập kho là:
2.826 x 10.273 = 29.031.498 đ
* Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Nguyên vật liệu xuất kho phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh phụ
thuộc vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
Do nguyên vật liệu của Công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, tại
các thời điểm khác nhau, với giá mua khác nhau, do đó Công ty sử dụng phương
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


24

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm

toán

pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
cuối tháng để xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ và giá

nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Cuối mỗi tháng, kế toán xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho
theo từng loại vật liệu như sau:
Trị giá thực tế của NVL

Số lượng NVL

xuất kho

=

xuất kho

Trị giá thực tế NVL
Đơn giá bình
quân

=

Đơn giá bình

+

x

quân

Trị giá thực tế NVL nhập

tồn đầu tháng


trong tháng

Số lượng NVL tồn

Số lượng NVL nhập trong

đầu tháng

+

tháng

Ví dụ: Theo phiếu xuất kho số 000527 ngày 20/04/2015 (biểu số 2.4 trang
35) về xuất 1.413 kg thép tấm phi 4ly(1,5x6) như sau:
Trích dữ liệu về thép tấm phi 4ly(1,5x6) trong tháng 04 năm 2015:
Tồn kho đầu tháng: Số lượng: 565 kg, thành tiền: 6.026.290 đ
Nhập trong tháng: Số lượng: 6.127 kg, thành tiền: 63.155.606 đ
Xuất trong tháng: 2.543 kg
Tồn cuối tháng: 4.149 kg
Đến cuối tháng kế toán vật tư nhấn lệnh tính giá tự động, phần mềm kế
toán sẽ tự động tính ra đơn giá của thép tấm phi 4ly(1,5x6) như sau:

Đơng giá thép tấm phi
4ly(1,5x6) cuối tháng
04/2014

6.026.290 + 63.155.606
=


=

10.338 (đ/kg)

565 + 6.127

Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

25

Khoa Kế toán Kiểm

toán

Ta có trị giá thực tế thép tấm phi 4ly(1,5x6) xuất kho theo phiếu xuất kho
số 000527 ngày 20/04/2015 (biểu số 2.4 trang 35) là:
1.413 x 10.338 = 14.607.594 đ
Trị giá thép tấm phi 4ly(1,5x6) xuất kho trong tháng 4/2015 là:
2.543 x 10.338 = 26.289.534 đ
1.1.4. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC
1.1.4.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Cầu trục và
Thiết bị AVC
Quy trình lập và luân chuyển chứng từ về nguyên vật liệu tại Công ty Cổ
phần Cầu trục và Thiết bị AVC được khái quát qua sơ đồ như sau:

Sơ đồ 2.1. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nguyên vật liệu
Bộ phận
dự án, vật
tư, điều độ
sản xuất

Thủ trưởng,
KTT, giám
đốc nhà
máy

Kế toán
nhà máy

Nghiên cứu
nhu cầu
mua, sử
dụng NVL

Ký ĐĐH,
hợp đồng,
duyệt lệnh
xuất

Lập phiếu
nhập kho,
phiếu xuất
kho

Thủ kho


Kế toán
vật tư
Bảo
quản
lưu
trữ

Nhập vật
tư, xuất
vật tư

Ghi sổ

Nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất của Công ty rất đa dạng
và phong phú, các nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên liên tục. Do đó kế
toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện song song giữa kho và phòng kế
toán. Để quản lý tình hình biến động nguyên vật liệu theo phương pháp hạch
toán chi tiết được Công ty Cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC áp dụng là phương
pháp ghi thẻ song song trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất do kế toán nhà máy
lập. Trong đó:
Nguyễn Thị Loan lớp LTTCĐH KT1K8

Báo cáo tốt nghiệp


×