Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

NGHIÊN cứu một số đặc điểm SINH học và bảo tồn GIỐNG CHUỐI NGỰ đại HOÀNG tại HUYỆN lý NHÂN, TỈNH hà NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----˜&™----

TẠ THỊ THU XUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ BẢO TỒN GIỐNG CHUỐI NGỰ ĐẠI HOÀNG
TẠI HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN


HÀ NỘI - 2014

2


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị
Hồng Liên, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, động viên và hướng dẫn tác giả
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Sinh đặc biệt
là Tổ bộ môn thực vật, Phòng sau đại học trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình lựa chọn và hoàn
thiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và các đồng


nghiệp đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng10 năm 2014
Tác giả luận văn

Tạ Thị Thu Xuân

i


MỤC LỤC
5.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp............................................................................5

* Trụ dẫn (trung trụ) là phần giữa của rễ gồm:.............................55
3.2.3.2. Thực trạng tiêu thụ chuối ngự Đại Hoàng.........................89
3.2.4.1. Bảo tồn nguồn gen và nhân giống......................................95
* Bảo tồn nguồn gen.......................................................................95
3.3.1. Định hướng.............................................................................................103
Để có định hướng đúng đắn về vấn đề bảo tồn chuối ngự Đại Hoàng trong thời gian
tới, chúng tôi đã xây dựng mô hình phân tích SWOT:........................................103
Bảng 3.18. Mô hình phân tích SWOT của chuối ngự Đại Hoàng.......................104

Từ những nghiên cứu về các đặc điểm sinh học kết hợp với thu
thập thông tin, lấy ý kiến của các đối tượng về bảo tồn chuối ngự
Đại Hoàng, chúng tôi tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn và dự
kiến số mẫu:................................................................................. 107
Bảng 3.19. Số mẫu và đối tượng điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin..............107

..................................................................................................... 107

Qua việc tổng hợp các phiếu điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến của 60
hộ trồng chuối ngự Đại Hoàng, 5 cơ sở chế biến, 10 cửa hàng tiêu
thụ chuối ngự và 10 cán bộ quản lý các cấp (3 thành viên trong Hội
sản xuất và tiêu thụ chuối ngự , 3 thành viên của hợp tác xã Hòa
Hậu, 2 cán bộ Sở Khoa học và công nghệ Hà Nam, 2 cán bộ Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nam), chúng tôi tổng hợp
kết quả như sau:...........................................................................107
3.3.2.1. Sản xuất............................................................................ 107
a) Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất chuối ngự Đại Hoàng....107
1.KẾT LUẬN..................................................................................................117
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:..............................117
1.1.Chuối ngự Đại Hoàng tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có 3 loại: chuối ngự
trắng, chuối ngự trâu, chuối ngự mít, thuộc loài Musa paradisiaca......................117
1.2.Các bộ phận của cây chuối ngự mang đặc trưng cho loài. Trong cấu trúc của rễ,
thân, lá đều có cấu trúc đặc trưng cho thực vật một lá mầm, thích nghi với đời sống
ii


trên cạn, nhu cầu nước cao. Quả chuối ngự có kích thước nhỏ hơn các loại quả
chuối khác, màu sắc vàng óng, hương thơm dịu, vị ngọt mát..............................117
1.3.Trong những năm gần đây, tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam diện tích trồng
chuối ngự có xu hướng tăng lên, nhưng chất lượng giảm xuống. Nguyên nhân của
tình trạng này đã được người sản xuất thừa nhận: do việc tuỳ tiện trong việc chọn
cây giống, trong việc áp dụng cách trồng và chăm bón chuối của những vườn mới;
đặc biệt là chủ vườn chạy theo nhu cầu tiêu thụ chuối vào các ngày rằm, mồng một
hàng tháng, vào các dịp lễ tết giá tăng cao, nên đã thu hoạch chuối không đúng
tuổi, thu cưỡng cả những buồng chuối còn non, dù được giấm đúng kỹ thuật thì
chuối vẫn là chín ép, chất lượng kém.................................................................117
1.4. Sản phẩm từ chuối ngự chủ yếu là ăn tươi. Huyện Lý Nhân có nhiều cơ sở chế
biến (rấm) chuối ngự sau thu hoạch, nhưng hầu hết các cơ sở chế biến vẫn theo

phương pháp thủ công. Sản phẩm chuối được tiêu thụ qua nhiều kênh khác nhau,
tuy nhiên các kênh tiêu thụ đều không ổn định...................................................117
2.KIẾN NGHỊ..................................................................................................118

PHỤ LỤC........................................................................................ 1
Phụ lục 1. Phiếu câu hỏi xác định tính chất lượng đặc thù chuối ngự
Đại Hoàng gắn với vùng sản xuất....................................................1
Ông (bà) hãy lựa chọn các đặc điểm nổi bật nhất về tính đặc thù của
chuối ngự mà chúng tôi đã liệt kê trong bảng dưới đây.......................1
Phụ lục 2. Điều tra kỹ thuật canh tác, sản xuất chuối truyền thống. 3
Phụ lục 3. Phiếu điều tra các tác nhân ngành hàng (sản xuất,
thương mại).................................................................................... 10
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC BẢNG
5.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp............................................................................5
3.3.1. Định hướng.............................................................................................103
Để có định hướng đúng đắn về vấn đề bảo tồn chuối ngự Đại Hoàng trong thời gian
tới, chúng tôi đã xây dựng mô hình phân tích SWOT:........................................103
Bảng 3.18. Mô hình phân tích SWOT của chuối ngự Đại Hoàng.......................104
Bảng 3.19. Số mẫu và đối tượng điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin..............107
1.KẾT LUẬN..................................................................................................117
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:..............................117
1.1.Chuối ngự Đại Hoàng tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có 3 loại: chuối ngự
trắng, chuối ngự trâu, chuối ngự mít, thuộc loài Musa paradisiaca......................117
1.2.Các bộ phận của cây chuối ngự mang đặc trưng cho loài. Trong cấu trúc của rễ,
thân, lá đều có cấu trúc đặc trưng cho thực vật một lá mầm, thích nghi với đời sống

trên cạn, nhu cầu nước cao. Quả chuối ngự có kích thước nhỏ hơn các loại quả
chuối khác, màu sắc vàng óng, hương thơm dịu, vị ngọt mát..............................117
1.3.Trong những năm gần đây, tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam diện tích trồng
chuối ngự có xu hướng tăng lên, nhưng chất lượng giảm xuống. Nguyên nhân của
tình trạng này đã được người sản xuất thừa nhận: do việc tuỳ tiện trong việc chọn
cây giống, trong việc áp dụng cách trồng và chăm bón chuối của những vườn mới;
đặc biệt là chủ vườn chạy theo nhu cầu tiêu thụ chuối vào các ngày rằm, mồng một
hàng tháng, vào các dịp lễ tết giá tăng cao, nên đã thu hoạch chuối không đúng
tuổi, thu cưỡng cả những buồng chuối còn non, dù được giấm đúng kỹ thuật thì
chuối vẫn là chín ép, chất lượng kém.................................................................117
1.4. Sản phẩm từ chuối ngự chủ yếu là ăn tươi. Huyện Lý Nhân có nhiều cơ sở chế
biến (rấm) chuối ngự sau thu hoạch, nhưng hầu hết các cơ sở chế biến vẫn theo
phương pháp thủ công. Sản phẩm chuối được tiêu thụ qua nhiều kênh khác nhau,
tuy nhiên các kênh tiêu thụ đều không ổn định...................................................117
2.KIẾN NGHỊ..................................................................................................118

iv


DANH MỤC HÌNH
5.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp............................................................................5
3.3.1. Định hướng.............................................................................................103
Để có định hướng đúng đắn về vấn đề bảo tồn chuối ngự Đại Hoàng trong thời gian
tới, chúng tôi đã xây dựng mô hình phân tích SWOT:........................................103
Bảng 3.18. Mô hình phân tích SWOT của chuối ngự Đại Hoàng.......................104
Bảng 3.19. Số mẫu và đối tượng điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin..............107
1.KẾT LUẬN..................................................................................................117
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:..............................117
1.1.Chuối ngự Đại Hoàng tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có 3 loại: chuối ngự
trắng, chuối ngự trâu, chuối ngự mít, thuộc loài Musa paradisiaca......................117

1.2.Các bộ phận của cây chuối ngự mang đặc trưng cho loài. Trong cấu trúc của rễ,
thân, lá đều có cấu trúc đặc trưng cho thực vật một lá mầm, thích nghi với đời sống
trên cạn, nhu cầu nước cao. Quả chuối ngự có kích thước nhỏ hơn các loại quả
chuối khác, màu sắc vàng óng, hương thơm dịu, vị ngọt mát..............................117
1.3.Trong những năm gần đây, tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam diện tích trồng
chuối ngự có xu hướng tăng lên, nhưng chất lượng giảm xuống. Nguyên nhân của
tình trạng này đã được người sản xuất thừa nhận: do việc tuỳ tiện trong việc chọn
cây giống, trong việc áp dụng cách trồng và chăm bón chuối của những vườn mới;
đặc biệt là chủ vườn chạy theo nhu cầu tiêu thụ chuối vào các ngày rằm, mồng một
hàng tháng, vào các dịp lễ tết giá tăng cao, nên đã thu hoạch chuối không đúng
tuổi, thu cưỡng cả những buồng chuối còn non, dù được giấm đúng kỹ thuật thì
chuối vẫn là chín ép, chất lượng kém.................................................................117
1.4. Sản phẩm từ chuối ngự chủ yếu là ăn tươi. Huyện Lý Nhân có nhiều cơ sở chế
biến (rấm) chuối ngự sau thu hoạch, nhưng hầu hết các cơ sở chế biến vẫn theo
phương pháp thủ công. Sản phẩm chuối được tiêu thụ qua nhiều kênh khác nhau,
tuy nhiên các kênh tiêu thụ đều không ổn định...................................................117
2.KIẾN NGHỊ..................................................................................................118

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo truyền thuyết, cây chuối được cho là xuất phát từ vườn của Enden (thiên
đường) do đó tên của nó là Musa paradise có nghĩa là trái của thiên đường. Tên này
được gọi đầu tiên cho đến khi được thay bằng từ “banana” bởi những người thuộc bộ
tộc African Congo. Từ “banana” dùng để chỉ chuối dùng ăn tươi còn từ “plantain”
dùng để chỉ chuối nấu chín để ăn. Tuy nhiên hiện nay việc phân biệt các từ này không
còn khác biệt rõ [60].
Chuối được trồng ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Maylaysia, Việt Nam các nước

Đông Phi, Tây Phi, Mỹ Latinh… Các loài chuối hoang dại được tìm thấy rất nhiều ở Đông
Nam Á, do đó có thể cho rằng Đông Nam Á là quê hương của cây chuối [60].
Loài chuối (Musa paradisiaca) là loài cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và
cho sản lượng khá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20 - 30 tấn/ha, một số quốc gia trên
thế giới có sản lượng chuối lớn như Guatemala đạt năng suất 100 tấn/ha. Việt Nam nằm
trong khu vực nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho cây chuối sinh trưởng,
phát triển. Chuối gần gũi với người nông dân và phổ biến khắp các vùng nông thôn, thành
thị. Chuối được sử dụng như là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở
nước ta hàng năm cao, theo Tổng Cục Thống Kê năm 2012: đạt 1,8 triệu tấn, tăng 3% so
với năm 2011. Ngoài việc ăn tươi trong nhân dân, chúng ta còn thu mua được một số
lượng lớn để xuất khẩu tươi.
Ở nước ta, các giống chuối hiện nay được trồng chủ yếu gồm: chuối tiêu, chuối tây
và chuối ngự. Trong đó chuối ngự có tiếng là thơm ngon, trước đây dùng để tiến vua nên
còn gọi là chuối tiến vua.
Chuối ngự là đặc sản nổi tiếng của vùng quê Hà Nam, cách đây khoảng 10 năm về
trước, giống chuối ngự chưa được đầu tư đúng mức nên diện tích trồng còn ít, manh mún.
Thông qua dự án bảo tồn của GEF/SGP/UNDP diện tích chuối ngự được mở rộng từ năm
2001 đến nay, diện tích đã tăng đáng kể [52].
Hơn nữa, việc quản lý và phát triển thương hiệu “Chuối ngự Đại Hoàng ” có nhiều
hạn chế làm cho thị trường chuối ngự Đại Hoàng, ở huyện Lý Nhân Hà Nam còn nhiều

1


bất ổn, chưa thực sự đem lại hiệu quả cho người sản xuất. Vì vậy, công tác bảo tồn chuối
ngự Đại Hoàng là vấn đề thực sự cần thiết.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh lý, hóa sinh, sinh thái
hay kỹ thuật chăm sóc và bảo quản, chế biến chuối nhằm tăng năng suất và giá trị kinh tế
nhưng chưa có một tài liệu nào đầy đủ nghiên cứu về vấn đề bảo tồn giống chuối quý này.
Việc bảo tồn giống chuối ngự Đại Hoàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ có ý

nghĩa về kinh tế mà còn mang lại giá trị về văn hóa, xã hội và giá trị đa dạng sinh học.
Để bổ sung thêm những kiến thức về cây chuối, đánh giá thực trạng và đưa ra các
biện pháp bảo tồn giống chuối tại địa phương, chúng tôi quyết định chọn đề tài : "Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học và bảo tồn giống chuối ngự Đại Hoàng tại huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam ".
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Góp phần bảo tồn nguyên vị nguồn gen giống chuối ngự Đại Hoàng tại huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam.
Quảng bá thương hiệu giống chuối ngự của tỉnh Hà Nam đồng thời góp phần vận
động cộng đồng cùng tham gia.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Giống chuối ngự Đại Hoàng tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Loài chuối (Musa paradisiaca)
Họ Chuối (Musaceae)
Bộ Gừng (Zingiberales)
Lớp Một lá mầm (Monocotyledone)
2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng trồng và sử dụng nguồn gen giống chuối
ngự tại vùng trồng chuối ngự Đại Hoàng trọng điểm của huyện Lý Nhân bao gồm xã Phú
Phúc, Nhân Thịnh, Nhân Mỹ, Xuân Khê, Tiến Thắng và Hoà Hậu. Các nghiên cứu về
hình thái, giải phẫu của cây chuối ngự được thực hiện ở xã Hòa Hậu, Tiến Thắng vì các lý
do sau:

2


- Vùng trung tâm trồng chuối ngự (vùng 1) thuộc thôn Đại Hoàng xã Hòa Hậu và
một phần mới được mở rộng thêm từ xã Tiến Thắng. Theo người dân đây là vùng cho sản

phẩm chất lượng ngon nhất trong khu vực. Đất ở vùng này chủ yếu là đất cát pha, đất phù
sa do sông Châu Giang bồi đắp.
- Vùng ven sông Hồng (vùng 2) gồm các xã Nhân Thịnh, Phú Phúc, một phần
xã Tiến Thắng và một phần xã Hòa Hậu. Đây là vùng đất thịt đất thịt nặng, chua.
- Vùng xã Xuân Khê, Nhân Mỹ (vùng 3) là vùng đất cát pha ven sông Châu Giang
có cùng điều kiện về đất đai với vùng trung tâm chuối ngự nhưng cách khoảng 10-12 km.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin và khảo sát thực địa của chúng tôi tiến
hành từ tháng 06/2013 đến tháng 08/2014.
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung vào những nội dung sau:
- Nghiên cứu một số đặc điểm về hình thái, giải phẫu của giống chuối ngự được
trồng tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Nghiên cứu thực trạng trồng và sử dụng nguồn gen giống chuối ngự tại huyện Lý
Nhân tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn giống chuối ngự tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài hệ thống hoá kiến thức tổng quan về cây chuối và vấn đề bảo tồn
giống chuối ngự tại Hà Nam, góp phần vào nguồn tài liệu khoa học hữu ích cho
những nghiên cứu về bảo tồn chuối ngự sau này.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của cây chuối, các
yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển giống chuối ngự Đại Hoàng tại Hà
Nam để từ đó có các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của
giống cây trồng này tại địa phương.

3



5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và bảo tồn giống chuối ngự tại
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, chúng tôi sử dụng các phương pháp phổ biến đang được áp
dụng hiện nay. Các bước tiến hành cụ thể như sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những tư liệu liên quan đến đề tài mà
các công trình nghiên cứu đã báo cáo tổng kết công khai, công bố, đăng tải trên các
phương tiện thông tin chính thức.
5.2. Phương pháp điều tra, thống kê, phân tích
Đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội tác động diễn biến đến sự phát triển
cây ăn quả đặc sản của địa phương (đặc biệt là giống chuối ngự) ở nơi nghiên cứu.
5.3. Phương pháp phân tích các đặc điểm hình thái, giải phẫu thực vật
* Thu mẫu
- Thu mẫu cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của giống chuối ngự ở
ngoài tự nhiên.
Rễ, thân giả, lá, hoa, quả.
- Quan sát, mô tả về hình thái cây chuối: thân, rễ, lá, hoa, quả ở ngoài thực địa.
Chụp ảnh mẫu vật.
* Bảo quản mẫu : Cắt và rửa sạch mẫu vật ( thân giả, rễ, lá), ngâm mẫu vật trong
dung dịch cồn 500 đối với rễ, lá, 700 đối với thân, đựng trong bình kín.
* Nghiên cứu giải phẫu: Làm tiêu bản hiển vi theo phương pháp Trần Công
Khánh, R.MKlein và D.T.Klein, Hoàng Thị Sản [11], [25], [29].
Sau khi làm xong tiêu bản, tiến hành quan sát, mô tả và chụp ảnh hiển vi. Sử dụng
trắc vi vật kính và trắc vi thị kính để xác định kích thước tế bào và mẫu vật cần đo. Ghi lại
hình ảnh quan sát được bằng máy ảnh kỹ thuật số nối với kính hiển vi quang học.
5.4. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin là việc làm rất cần thiết bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và
thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực
tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính


4


xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc
hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình.
5.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là các tài liệu đã công bố, là cơ sở để đề tài kế thừa và phát triển
cũng như khai thác các khía cạnh mà các nghiên cứu trước đây chưa có, để thu thập các
văn bản, tài liệu của Nhà nước có liên quan đến các hộ sản xuất - kinh doanh (qua sách
báo, internet, các ban, ngành của tỉnh, huyện). Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh,
luận án tốt nghiệp, các báo cáo, quy hoạch, dự án,... những thông tin này có vai trò
quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
5.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là các thông tin được thu thập trực tiếp thông qua các cuộc điều
tra, phỏng vấn các cán bộ, người dân, khách hàng hay tại các cửa hàng, đại lý, tổ chức kinh
doanh chuối ngự Đại Hoàng. Thu thập thông tin này giúp chúng ta thấy được nguyên
nhân của những tồn tại và thành tựu đạt được, đồng thời giúp phân tích rõ được hiện
tượng, qua đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp kịp thời.
- Điều tra hộ: chọn những hộ điển hình, trồng nhiều và có kinh nghiệm trồng chuối
ngự nhằm tìm hiểu quá trình sản xuất, tiêu thụ chuối và tác dụng của việc bảo tồn chuối
ngự Đại Hoàng đối với người dân địa phương… Qua đó, tìm hiểu ý kiến của người dân về
việc xây dựng những mô hình trồng chuối đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng về
chất lượng cho chuối ngự Đại Hoàng, thấy những thuận lợi và khó khăn cũng như nhu cầu
của người dân trồng chuối ngự.
Điều tra trên toàn xã diện tích trồng giống chuối ngự, cách trồng, nguồn giống,
phương pháp nhân giống bằng các phiếu điều tra soạn sẵn (phụ lục 2, 4).
- Điều tra các cửa hàng, đại lý, các tổ chức kinh doanh mục tiêu để thấy được vai
trò của các đơn vị trong quá trình bảo tồn, đặc biệt là trong việc xây dựng và phát triển
thương hiệu.
- Phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn các cán bộ, nông dân điển hình trong Hội và các

cá nhân khác tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ và bảo tồn chuối ngự, bao gồm:
+ Xây dựng nội dung phỏng vấn về quá trình sản xuất, tiêu thụ và bảo tồn chuối
ngự Đại Hoàng.

5


+ Xây dựng các bảng câu hỏi phỏng vấn để thực hiện các nội dung trên.
- Tiến hành điều tra phỏng vấn thu thập thông tin.
Điều tra thực trạng các hộ sản xuất chuối ngự về vốn, lao động, nhà xưởng, thị
trường tiêu thụ, sản lượng chuối sản xuất, sản lượng chuối tiêu thụ, lợi ích kinh tế...
Phỏng vấn trực tiếp theo phiếu điều tra (phụ lục 2, 3, 4).
Sử dụng một số công cụ PRA và phương pháp điều tra thống kê để thu thập
thông tin.
* Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)
PRA (Participatory Rapid Appraisal Participatory Rural Assessment) là một cách
tiếp cận nhằm tạo điều kiện cho người dân tự mình phân tích điều kiện sống của gia đình,
cộng đồng, qua đó tự đề ra kế hoạch phát triển và tự thực hiện kế hoạch đó. PRA không
chỉ rất hữu ích trong thu thập những thông tin cần thiết mà còn là một phương pháp cùng
nông dân tham gia chia sẻ, thảo luận phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện
nông thôn để từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề. Có nhiều công cụ sử dụng trong phân
tích thông tin của PRA như thảo luận nhóm có trọng tâm, phỏng vấn những người cung
cấp thông tin chủ yếu (KIP), phỏng vấn bán cấu trúc, phác họa thực trạng kinh tế - xã hội,
lịch thời vụ, cây vấn đề, cây mục tiêu, xếp hạng (so sánh cặp, ma trận điểm...) (Nguyễn Bá
Ngãi, 1999) [17].
Đề tài sử dụng phương pháp PRA trong phân tích các kết quả thu thập được với
các công cụ sau:
- Thảo luận nhóm có trọng tâm
Một nhóm ít người thảo luận một vấn đề quan tâm chung được gọi là thảo luận
nhóm có trọng tâm. Buổi thảo luận được định hướng bởi một loạt các câu hỏi chính nhằm

lắng nghe, chia sẻ những ý kiến và đề nghị thảo luận để đưa ra các giải pháp, cải thiện tình
hình hiện tại.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả tiến hành thảo luận nhóm các hộ trồng
chuối ngự, xã viên hợp tác xã trồng chuối ngự với mục đích thăm dò, tổng hợp các nguyện
vọng, nhu cầu của họ; đề nghị họ cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức
của họ về kỹ thuật trồng và chăm sóc, nhu cầu thị trường, các yếu tố ảnh hưởng và những

6


yêu cầu trong việc bảo tồn chuối ngự, cùng với họ đưa ra xu hướng, nhận định mới phù
hợp, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp có căn cứ khoa học.
- Phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ yếu (KIP- Key Imformant Panel)
Phỏng vấn KIP để thu thập những hiểu biết đặc biệt về một vấn đề nào đó. KIP là
những người có kiến thức đặc biệt về một chủ đề riêng biệt nào đó. Những người nắm giữ
thông tin (KIP) có thể trả lời các câu hỏi về kiến thức và hành vi của người khác, và đặc
biệt về hoạt động của các hệ thống (chủ đề, vấn đề) rộng hơn.
Trong đề tài, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp những người cán bộ đứng
đầu, những người nắm giữ nhiều thông tin cơ bản, thu thập có chọn lọc các ý kiến đánh giá
của những người đại diện trong các lĩnh vực chuyên môn như: lãnh đạo Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Hà Nam, Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nam, Hội chuối ngự Đại
Hoàng, Hợp tác xã Hòa Hậu, Hợp tác xã Tiến Thắng, các nhà khoa học để làm cơ sở đưa
ra các giải pháp của bản thân được chính xác và khách quan hơn.
* Dùng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và hiểm họa
về việc phát triển vùng sản xuất, từ đó xây dựng mô hình phát triển, mở rộng và nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Khái niệm ma trận SWOT lần đầu tiên được xây dựng tại Trường kinh doanh
Havard Mỹ vào năm 1965, là từ viết tắt của bốn chữ cái đầu tiên của bốn từ: S là Strength
(Điểm mạnh), W là Weakness (Điểm yếu), O là Opportunity (Cơ hội) và T là Thread
(Hiểm họa). Có thể định nghĩa ma trận SWOT như sau: "Ma trận SWOT là một trong

những công cụ khách quan và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp trong việc quyết định
khả năng bên trong của doanh nghiệp như thế nào khi phải đối đầu với những hiểm hoạ và
tận dụng được những cơ hội ".
Các thành phần của Ma trận SWOT:
Điểm mạnh (Strength: S) "Điểm mạnh là những hoạt động có thể kiểm soát được
trong một tổ chức được thực hiện đặc biệt tốt".

Điểm yếu (Weakness: W): "Điểm yếu là những hoạt động có thể kiểm soát được
trong một tổ chức được thực hiện đặc biệt xấu".
“Điểm mạnh” và “Điểm yếu” của một doanh nghiệp là những yếu tố xuất phát từ
môi trường bên trong mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát và khống chế được.

7


Cơ hội (Opportunity: O) "Cơ hội là những khuynh hướng và sự kiện kinh tế, xã
hội, chính trị, công nghệ và cạnh tranh có thể làm lợi cho một tổ chức trong tương lai".
Hiểm họa (Threat: T) "Hiểm họa là những khuynh hướng và sự kiện kinh tế, xã
hội, chính trị, công nghệ và cạnh tranh có thể làm hại cho một tổ chức trong tương lai".
Các yếu tố “Cơ hội” và “Hiểm họa” xuất hiện từ môi trường kinh doanh bên ngoài
doanh nghiệp. Các yếu tố này doanh nghiệp không kiểm soát được mà phải xây dựng
chiến lược phù hợp để tận dụng cơ hội và hạn chế hiểm họa.
5.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Với các số liệu thu thập được từ điều tra thực địa, từ hệ thống câu hỏi đã
chuẩn bị trước ghi trong phiếu điều tra, chúng tôi tổng hợp và xử lý thông tin bằng
chương trình máy tính qua phần mềm Excel theo phương pháp thống kê toán học
(Đào Hữu Hồ, 2001) [9]:
Trung bình số học:
n


X=

∑ Xi
i =1

n

Độ lệch chuẩn:

∑( X
n

δ=

i =1

i

−X

2

n −1

∑( X
n

δ=

)


i =1

i

−X

n

Trong đó:
Xi : giá trị cụ thể
X : giá trị trung bình
n: số mẫu quan sát
δ: độ lệch chuẩn

8

(n < 30)

)

2

(n ≥ 30)


Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về cây chuối
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Chuối lần đầu tiên được trồng ở New Ghinea (Simonds, 1966) sau đó chuyển đến

Châu Á (từ 4000 năm trước công nguyên) [60].
Những mô tả về cây chuối một cách rõ ràng và sớm nhất là do người Hy Lạp
cổ xưa thực hiện năm 325 trước công nguyên trong cuộc hành trình của Alexander
đến Ấn Độ (Rocynolds 1927, Kervegant, 1935). Theo Rocynolds (1927) đã đưa vào
những hóa thạch, các bức vẽ trên các hang động cho rằng cây chuối cũng đã trồng và
phát triển được 15 thế kỷ ở Châu Phi. Trong đó, Đông Phi chủ yếu trồng 2 loại chuối
có kiểu gen AA và AAA. Vùng gần xích đạo hơn phát triển chủ yếu chuối thuộc
mang kiểu gen AAB. Vansina 1984, 1990 [43], đã giải thích về sự xuất hiện hai loài
chuối có kiểu gen AAB ở Châu Phi và cả ở Ấn Độ là một phần do sự thích nghi về
khí hậu, song chủ yếu là nhu cầu cấp bách về lương thực ở những nước này. Đến thế
kỷ thứ X do ảnh hưởng của nền văn minh Ả Rập, mối quan hệ giữa các nước này
được mở rộng, thời kỳ này chuối là mặt hàng được trao đổi mạnh nhất trên thương
trường cả ở những nước xa như Trung Quốc (Davidson, 1974) [36].
Người ta cho rằng, cây chuối do người Bồ Đào Nha di chuyển đến trồng ở Châu
Mỹ từ thế kỷ 14, sau đó phát triển mạnh vào năm 1607 cho đến nay (Kenvegent, 1935).
Trong thời gian gần đây sự du nhập nguồn gen và phổ biến các giống chuối có chất lượng
ngày một lan rộng, hơn nữa chuối đã được đưa ra thị trường làm mặt hàng xuất khẩu
chính. Điều này đã gây ra sự chú ý đầu tư của các nhà khoa học về năng suất và chất lượng
của các giống chuối ngày nay. Chuối đã được phát triển rộng khắp trên thế giới, không chỉ
nó quan trọng do việc xuất khẩu mà còn ở sự đa dạng sinh học các giống chuối [40].
Như vậy, chuối trồng đã có một quá trình phát triển lịch sử lâu dài, đầu tiên
là những cây hoang dại rải rác ở New Ghinea, sau đó được thuần hóa và lan rộng.
Ở Châu Á, chuối đã xuất hiện từ 4000 năm trước công nguyên. Chính vì vậy, có
thể nói cây chuối có nguồn gốc từ Châu Á, điều này không những thể hiện ở sự

9


phát triển mạnh của các giống chuối do thích hợp khí hậu mà còn ở sự đa dạng các
loài chuối: ví dụ ở Philippin có 80 loài, Malaysia 32 loài, New Ghinea 54 loài, Ấn

Độ 57 loại … [39].
Trong khi đó, ở Việt Nam các tác giả Persley, G.J và De Longhe, E.Acds (1978)
[40] đã đánh giá: "Việt Nam là một trong những trung tâm xuất xứ của các giống
chuối Musa spp. và có nhiều loài, giống nhân bản .... ".
Việt Nam là một nước nằm trong vùng phát sinh của các loài chuối hoang dại và
chuối trồng.
1.1.2. Hệ thống phân loại
Giới :
Ngành :
Lớp :
Phân lớp :
Bộ :
Họ :
Chi :
Loài:

Thực vật (Plantae)
Ngọc lan (Magnoliophyta)
Một lá mầm ( Monocotyledoneae)
Hành ( Liliidae)
Gừng (Zingiberales)
Chuối (Musaceae)
Chuối (Musa)
Musa paradisiaca
(Hoàng Thị Sản, 2003) [27]

Họ Chuối (Musaceae) thuộc lớp thực vật Một lá mầm gồm 2 chi và 70 loài, chủ
yếu gặp ở các nước nhiệt đới. Đó là:
- Chi chuối ăn (Musa) có nguồn gốc ở Đông Nam Á.
- Chi chuối cảnh (Ensete) có nguồn gốc ở Đông Phi.

Chi Chuối ăn (Musa) bao gồm hai nhóm:
+ Nhóm chuối mềm (banana) là những loài chuối khi chín quả mềm, bóc vỏ được
và dùng để ăn tươi.
+ Nhóm chuối cứng (plantains) là những loài chuối có quả khi chín vẫn cứng rắn,
không bóc vỏ được, phải dùng dao để gọt. Chuối cứng trước khi ăn phải nấu hoặc chiên, là
nguồn cung cấp tinh bột quan trọng ở các nước nhiệt đới đang phát triển như Châu Á,
Châu Phi và Nam Mỹ [51], [60].
Ở Việt Nam có cả 2 chi và 10 loài trong số 70 loài phân bố khắp thế giới [27].
+ Chuối nhà (Musa paradisiacal L.): cây được trồng lấy quả ăn, có nhiều thứ khác
nhau (chuối ngự, chuối tây, chuối tiêu, chuối mật,…). Ở miền Trung và miền Nam còn

10


trồng chuối hột ( M. balbislona Clla) để nuôi lợn, lấy sợi, chuối lá lùn (M. nana Lour) ra
hoa quanh năm, quả nhiều nhưng vỏ hơi dày.
+ Chuối rừng (Musa uranoscopos): cuống cụm hoa và lá bắc màu đỏ tươi, quả
nhiều hạt. Gặp nhiều ở các rừng ẩm, ven khe suối.
1.1.3. Giá trị của cây chuối
Chuối là cây ăn quả quý, có nhiều giá trị trong các loại cây ăn quả ở nước ta. Chuối
không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn được sử dụng nhiều làm dược liệu, chế biến
ra nhiều loài sản phẩm khác nhau: mứt chuối, kẹo chuối,….
1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Chuối là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng. Quả chuối chín chứa 70- 80% nước,
20- 30% chất khô, chủ yếu là đường trong đó đường khử chiếm 55%. Hàm lượng protein
thấp (1- 1,8 %) gồm 17 acid amin, chủ yếu là histidin, lipid không đáng kể. Acid hữu cơ
trong chuối chỉ vào khoảng 0,2%, chủ yếu là acid malic và oxalic, vì thế chuối có độ chua
dịu. Chuối chứa ít vitamin (carotene, vitamin B1, C, acid folic) nhưng hàm lượng cân đối.
Ngoài ra còn có muối khoáng, pectin và hợp chất polyphenol [60].
Thành phần hoá học của thịt quả chuối thay đổi theo loại chuối, nơi trồng, độ chín

và tháng thu hoạch.
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loại chuối trong 100g quả chín
Thành phần dinh dưỡng
Nước (g)
Protein (g)
Lipid (g)
Glucid (g)
Tinh bột (g)
Vitamin C (mg)

Chuối tây
83,2
0,9
0,3
12,4
2,6
6

Chuối tiêu
74,4
1,5
0,2
22,2
0,8
6

Chuối ngự
75
1,8
0,12

17,1
1,1
9
Nguồn từ [52], [60]

1.1.3.2 Giá trị dược liệu
Theo các nhà dinh dưỡng học, quả chuối có giá trị dinh dưỡng cao, ăn 100g thịt
quả cho mức năng lượng khoảng 89 kcalo, hấp thụ nhanh (sau 1 giờ 45 phút hấp thụ hết).
Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già.
Quả chuối cũng có vị trí đặc biệt trong khẩu phần ăn giảm mỡ, cholesterol và muối Na +

11


(quả chuối ít chứa Na+ và giàu K+, hàm lượng K+ đạt mức 400mg/100g thịt quả) [52].
Theo các phát hiện mới đây, quả chuối có lợi cho những người bị nhiễm độc than
chì, có tác dụng hạn chế hình thành các vết lở loét gây ra khi người bệnh dùng thuốc
Aspirin và làm lành các vết loét này [54].
Theo Đông Y, quả chuối có vị ngọt, nhuận phế, lợi tràng vị. Củ chu ối vị ngọt, tính
hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo phân tích thành phần hóa học của thịt chuối
chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt chuối có
hàm lượng Potassium rất cao và 10 loại axid amin thiết yếu của cơ thể. Theo Viện Nghiên
Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ
đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Y học dân gian
dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật. Các thành phần của cây chuối có rất nhiều công
dụng khác nhau và dễ áp dụng, nhưng còn ít được quan tâm…
1.1.3.3. Giá trị kinh tế
Toàn bộ cây chuối đều có ích, dùng làm thực phẩm chăn nuôi, trong công nghiệp
nhuộm ... Giá trị trao đổi của chuối trên thị trường quốc tế rất cao [52], [53].
Trong 30 năm qua chuối là một hàng hóa tăng giá mạnh nhất thế giới, được thể

hiện trong hình 1.1.

Hình 1.1. Giá chuối 30 năm qua (Nguồn: IMF - Quỹ tiền tệ Thế giới)
Nhiều nước ở Châu Á dùng bột chuối ăn thay một phần lương thực, góp phần đảm
bảo vấn đề an ninh lương thực. Quả chuối xanh, hoa chuối, thân chuối non dùng làm rau
ăn. Thân cây chuối còn dùng làm thức ăn cho lợn. Lá chuối dùng để bao gói làm các lại
bánh. Bẹ chuối lấy sợi làm giấy, bện thừng, pha trộn với sợi khác dùng để dệt bao tải. Tro
thân chuối có chất kiềm, được dùng làm thuốc giữ màu sắc vải nhuộm.

12


Bên cạnh việc dùng quả để ăn tươi là chủ yếu, ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ
Latinh quả chuối mềm cũng còn được chế biến nhiều thức ăn như:
- Món canh chuối là món canh chay đơn giản phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước
Đông Nam Á.
- Món canh kiểm: phổ biến ở Miền Nam Việt Nam. Món này được nấu bằng chuối
xiêm chín với khoai mì, khoai lang, bí rợ trong nước cốt dừa.
- Chuối nấu: các loài chuối xiêm, chuối sứ, chuối sáp…được để cả vỏ luộc chín
- Chuối phơi khô, chuốt sấy: chuối xiêm, chuối sứ được ép dẹp và phơi khô để ăn
dần. Đây là cách bảo quản có hiệu quả khi chuối chín ăn tươi không hết. Ngoài cách phơi
khô chuối chín còn được sấy khô để làm mứt chuối. Quả chuối cứng dùng làm lương thực.

a. Canh chuối
b. Canh kiểm nước cốt dừa
Hình 1.2. Một số món ăn chế biến từ chuối
Ở Châu Phi và Nam Mỹ, quả chuối cứng hay chuối bột được trồng phổ biến để
dùng làm lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày. Các loài chuối này khi ăn phải gọt vỏ,
luộc, chiên, nấu như khoai tây. Ngoài ra chuốt bột còn được sấy khô xay thành bột đun với
nước sôi để có món hồ bột chuối, dùng làm thức ăn cho trẻ em và người lớn. Ngoài ra, quả

chuối còn được dùng làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm khác như: bột chuối, mứt
chuối, rượu chuối, tương chuối, kẹo chuối…

13


Bột chuối

Kẹo chuối

Chuối sấy

Nước chuối dâu
Mứt chuối
Rượu chuối
Hình 1.3. Một số sản phẩm được chế biến từ chuối
Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miền
trên thế giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong giá trị thương mại rau quả
của toàn cầu. Theo tính toán của các nhà khoa học, để thu hoạch được một tấn quả chuối,
người ta phải bỏ đi 10 tấn rác thải gồm vỏ, lá và thân cây. Tận dụng nguồn vỏ và lá của
cây chuối làm bánh than góp phần vào xu hướng tái sử dụng chất thải, giảm chi phí xử lý
chất thải, giảm sự ô nhiễm môi trường. Giải pháp này có thể ngăn chặn nạn phá rừng và
giúp nhiều người thoát khỏi cảnh nghèo đói. So với các loại rau quả khác, chuối có chu kì
kinh tế khá ngắn, mức đầu tư không cao, kỹ thuật không phức tạp. Thị trường tiêu thụ
trong nước và ngoài nước còn đang mở rộng. Theo tính toán kinh tế thì 1 ha trồng chuối
đem lại giá trị sản phẩm bằng 3.8 ha trồng lúa hoặc 10 ha trồng lạc hoặc 6 ha trồng ớt [24].
Hiện nay, nhu cầu chuối ngự trên thị trường rất lớn, nhất là thị trường Hà Nội,
Nam Định. Một buồng chuối ngự chín có lúc lên đến 300.000 - 500.000 VNĐ và thấp là
200.000VNĐ. Việc mở rộng diện tích trồng chuối nói chung, trồng chuối ngự nói riêng, là
một trong những biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế hữu hiệu hiện nay ở nông thôn Hà


14


Nam, cũng như toàn quốc.
1.1.3.4. Giá trị văn hóa thẩm mĩ
Mỗi dịp tết đến xuân về nhân dân nhiều nơi có tập tục chuẩn bị một vài nải chuối
đẹp để bày biện mâm ngũ quả, có ý nghĩa tâm linh hay cầu may mắn. Đó là nét đẹp văn
hóa truyền thống của dân tộc ta mà còn là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam,
tượng trưng cho quê hương (Gió đưa bụi chuối sau hè…)
Giống chuối ngự Đại Hoàng cùng với giống quýt hương Văn Lý, giống hồng Nhân
Hậu là những cây ăn quả đặc sản của đất Lý Nhân tỉnh Hà Nam, được người dân địa
phương lưu giữ và phát triển hàng trăm năm nay trong vườn hộ. Chuối ngự gắn liền với
truyền thuyết các đời vua Trần, chuối tiến Vua. Dân vùng Đại hoàng hầu như 100% người
mang họ Trần. Theo người dân trong vùng, chuối ngự là sản phẩm quí hiếm dành làm quà
biếu vào những trường hợp quan trọng tỏ lòng tôn kính với người nhận quà. Chuối ngự
được dùng biếu thầy giáo và bà mụ (bà đỡ đẻ thời xưa) những người thân yêu trong dịp lễ
tết. Chính nét văn hóa này mà giống chuối ngự quí hiếm từ bao đời nay vẫn được người
dân gìn giữ bảo tồn.
Với truyền thống văn hoá và tập quán của một vùng quê thuần nông, người dân ở
đây siêng năng, cần mẫn và quí khách; làng quê còn giữ được nhiều nét mang bản sắc dân
tộc sâu sắc (lễ hội, hát chèo, văn nghệ dân gian...). Cùng với việc phát triển các vùng cây
ăn quả đặc biệt là chuối ngự, trong tương lai Lý Nhân có thể xây dựng nội dung Du lịch
văn hoá và sinh thái kết hợp cảnh quan thơ mộng, phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng
của địa phương.
1.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới
a. Các loài và giống chuối trên thế giới
Hầu hết các giống chuối ăn quả hiện đại là giống lai đa bội của các loài chuối
hoang dại của chúng là loài chuối hột hoang Musa acuminata và loài chuối hột

hoang Musa balbisiana. Hầu hết các giống chuối này không có hạt và sinh sản vô tính.
Chúng được phân loại dựa trên hệ thống do Ernest Cheesman, Norman Simmonds và Ken
Shepherd đưa ra [51], [60].
“A” là kiểu gen của Musa acuminata, “B” là kiểu gen của Musa balbisiana. Các

15


giống chuối đa bội là kết hợp giữa hai kiểu gen A và B. Các dạng đa bội của Musa
acuminata thường dùng để ăn tươi trong khi các dạng đa bội của Musa balbisiana và các
giống lai giữa hai kiểu gen thường được dùng để chế biến công nghiệp.
+ Các loài chuối hoang dại:
- Loài chuối hột hoang dã (Musa acuminata Colla) (ký hiệu “A”).
- Loài chuối hột hoang dã (Musa balbisiana Colla) (ký hiệu “B”).
- Loài chuối lai hoang dã (Musa paradisiaca L.)
- Loài chuối hồng hoang dã (M. velutina H.Wendl. & Drude)
- Loài chuối rừng Vân Nam (M. yunnanensis Häkkinen & H.Wang)
- Loài chuối sợi Nhật bản (M. basjoo Siebold & Zucc. ex Iinuma)
- Chuối hoang Đông Phi (Musa acuminata ssp. zebrina)
Ngoài ra, còn có nhiều loài chuối hoang dại khác.
+Các loài chuối ăn tươi (banana) hay còn gọi chuối mềm.
Có hai nhóm: chuối không hạt và chuối có hạt.
- Nhóm chuối không hạt (Parthenocarpic banana) được gọi theo tiếng Anh gọi là
“banana”. Banana là các loài chuối khi chín quả mềm, ngọt, dễ bóc vỏ, được dùng để ăn
tươi khi quả đã chín. Đây là nhóm chuối được trồng phố biến ở tất cả các nước và được
mua bán trên thị trường các nước trồng chuối.
- Nhóm chuối không hạt bao gồm các loài chuối lai (Musa paradisiaca L.) có
kiểu gen đa bội, trong đó kiểu gen “A” là nổi trội như: AA, AAA, AAAA,
AAAB, AAB, AB [51].
b. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới

Chuối được xem là giống cây trồng thứ tư trên thế giới về sản lượng. Theo số liệu
của FAO [50], hàng năm toàn thế giới sản xuất trên 88 triệu tấn chuối. Khoảng 98% sản
lượng chuối của thế giới thuộc các nước đang phát triển. Các nước phát triển là địa chỉ cho
các nước xuất khẩu. Những năm 1970, sản lượng chuối của châu Mỹ chiếm tới 50%, châu
Á gần 34%, châu Phi khoảng 13% tổng sản lượng chuối thế giới. Đến năm 2007 sản lượng
chuối châu Á chiếm 58%, châu Mỹ khoảng gần 31%. Hiện nay khu vực châu Á vượt lên
dẫn đầu, tiếp theo là các nước Nam Mỹ và cuối cùng là châu Phi (hình 1.4).

16


Nguồn: UNCTAD Secretariat from FAO statistics
Hình 1.4. Phân bố sản lượng chuối ở những vùng sản xuất chính
* Tình hình sản xuất chuối trên thế giới
Hiện nay, chuối được trồng ở hầu hết các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, phân bố từ
30o vĩ độ Bắc đến 30o vĩ độ Nam. Chuối chủ yếu được trồng chủ yếu ở những nước đang
phát triển. Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới được trồng ở những nước đang phát
triển và được xuất khẩu tới các nước phát triển. Tuy nhiên, về việc sản xuất cũng như xuất
nhập khẩu chuối thường là tập trung vào một số nước nhất định. Trong đó thì Ấn Độ,
Ecuador, Braxin và Trung Quốc chiếm một nửa của toàn thế giới. Điều này càng ngày
càng tăng lên cho thấy sự tập trung hóa về phân phối chuối trên toàn thế giới. Vào năm
2007, tổng cộng có 130 quốc gia sản xuất chuối [1], [49].
+ Cơ cấu sản xuất chuối trên thế giới
Theo thống kê của FAO, 10 quốc gia sản xuất chuối và chuối bột hàng đầu thế giới
trong năm 2011 gồm có:
1-Ấn Độ, 2-Uganda, 3-Trung Quốc, 4-Philippine, 5-Ecuador, 6-Braxin, 7Inđônêxia, 8-Côlômbia, 9- Cameroon và 10- Tanzania đã sản xuất được 59,9 triệu
tấn chuối, so toàn thế giới là 145,5 triệu tấn, chiếm 66%. Trong đó dẫn đầu là Ấn Độ sản
xuất 29,7 triệu tấn, đạt 23% so thế giới.
Việc trồng chuối xuất khẩu thành công nhất là ở nước Ecuador. Trong năm
2011, Ecuador là nước sản xuất chuối hàng thứ 5 trên thế giới chiếm khoảng 9% tổng

sản lượng chuối thế giới. Nhiều nước nhiệt đới có diện tích trồng chuối lớn như Ấn Độ

17


(chiếm 23% sản lượng chuối thế giới) nhưng không phải là nước xuất khẩu được nhiều
chuối do còn giới hạn về khâu kỹ thuật chọn giống, sơ chế và vận chuyển để đáp ứng
cho xuất khẩu (hình 1.5).

Nguồn: UNCTAD Secretariat from FAO statistics
Hình 1.5. Cơ cấu sản xuất chuối trên thế giới năm 2011
Sản xuất chuối trên thế giới có xu hướng ngày càng phát triển, chất lượng chuối và
độ an toàn thực phẩm ngày được quan tâm. Chuối trồng chủ yếu là chuối Cavendish
(chuối tiêu) theo quy trình sản xuất an toàn. Điển hình là Pêru, nước sản xuất 100% chuối
an toàn để xuất khẩu, với những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu nhập
khẩu chuối của các nước trên thế giới, nhất là các nước trong Liên minh Châu Âu.
+ Cơ cấu xuất khẩu chuối trên thế giới
Trong những năm 90, xuất khẩu chuối từ Mỹ La tinh và khu vực Caribê giảm nhẹ
và xuất khẩu từ khu vực Châu Á tăng lên. Xuất khẩu chuối trên thế giới chủ yếu là tập
trung vào các nước đang phát triển. Riêng Mỹ La tinh và khu vực Caribê đã chiếm 70%
lượng xuẩt khẩu chuối năm 2004. Năm nước xuất khẩu chuối nhiều nhất thế giới vào năm
2011, Ecuador, Costa Rica, Philipine, Colombia đã chiếm tới 64% xuất khẩu chuối trên
toàn thế giới. Chỉ tính riêng Ecuador đã chiếm 29% (hình 1.6).

18


×