Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học phần sinh học vi sinh vật, sinh học 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BLOG ĐỂ TỔ CHỨC
DẠY HỌC
PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT, SINH HỌC 10
THPT
Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Sinh học
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hiền


HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S. Nguyễn Văn Hiền,
người Thầy đã quan tâm, động viên và hướng dẫn tác giả tận tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy giáo,
cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học, Phòng
Sau đại học trường ĐHSP Hà Nội.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Thầy giáo Hiệu trưởng, tập thể giáo viên bộ
môn Sinh học và các em học sinh tại trường THPT Lê Xoay- Vĩnh Tường – Vĩnh
phúc đã nhiệt tình giúp đở tôi khi thực nghiệm đề tài này.


Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thân
trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các học viên cùng lớp đã động viên, giúp đỡ
tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Phượng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT:
PPDH:
HS:
GV:
ĐC:
TN:
THPT:
SGK:
NXB:
GD:
ĐHSP:
TNSP:
VSV:

Công nghệ thông tin
Phương pháp dạy học
Học sinh
Giáo viên
Đối chứng

Thực nghiệm
Trung học phổ thông
Sách giáo khoa
Nhà xuất bản
Giáo dục
Đại học sư phạm
Thực nghiệm sư phạm
Vi sinh vật


MỤC LỤC

3.3.2. Chọn GV và lớp tham gia thực nghiệm.........................................60
3.3.3. Bố trí thực nghiệm.........................................................................61
3.4. Phương pháp thực nghiệm...............................................................61
3.5. Kết quả thực nghiệm............................................................................63


DANH MỤC BẢNG

3.3.2. Chọn GV và lớp tham gia thực nghiệm.........................................60
3.3.3. Bố trí thực nghiệm.........................................................................61
3.4. Phương pháp thực nghiệm...............................................................61
3.5. Kết quả thực nghiệm............................................................................63


DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ

3.3.2. Chọn GV và lớp tham gia thực nghiệm.........................................60
3.3.3. Bố trí thực nghiệm.........................................................................61

3.4. Phương pháp thực nghiệm...............................................................61
3.5. Kết quả thực nghiệm............................................................................63
HÌNH

3.3.2. Chọn GV và lớp tham gia thực nghiệm.........................................60
3.3.3. Bố trí thực nghiệm.........................................................................61
3.4. Phương pháp thực nghiệm...............................................................61
3.5. Kết quả thực nghiệm............................................................................63


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI xác định chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ
năm 2011 đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành một nền giáo
dục tiên tiến, khoa học, dân tộc, đại chúng, thích ứng với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội độc lập, có khả năng hội nhập
quốc tế. Nền giáo dục phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư
duy độc lập, phê phán và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải
quyết vấn đề, có năng lực nghề nghiệp, có năng lực học suốt đời, có thể lực tốt, có
bản lĩnh trung thực, dám làm, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân,
gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,…”[20]. Để giải quyết vấn
đề này, giải pháp hiện nay là học tập với sự trợ giúp của CNTT đang được chú ý.
1.2. Sinh học vi sinh vật ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực
của đời sống sản xuất, y tế, sức khỏe. Nội dung kiến thức phần này mang tính khoa
học cao… Đồng thời yêu cầu của việc dạy học sinh học là phải gắn kiến thức với
thực tiễn, trực quan hóa các quá trình sinh học, khơi gợi hứng thú học tập cho học
sinh, giúp học sinh tự tìm lấy được kiến thức cho mình. Để làm được điều đó, bên
cạnh việc cải cách nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy
học, còn phải đa dạng hóa các hình thức dạy học, để làm sao dạy học trên lớp gắn

với thực tiễn nhiều hơn. Chúng tôi thấy rằng dạy dựa trên mạng là một hướng giải
quyết cho vấn đề này. Hiện nay, các giải pháp học trên mạng Internet dưới các hình
thức như website, blog, forum … đang phát triển và đã thu được những kết quả khả
quan. Ví dụ các trang web giáo dục như: hocmai.vn.com, thuviensinhhoc.vn.com,
dayhocsinhhoc.blogspot.com, sinhhoc.blogspot.com, …Tuy nhiên, các mô hình này
mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ người học tự do trong việc ôn luyện, củng cố kiến
thức chứ chưa có hệ thống dạy học dựa vào mạng nào mang tính dạy học thực sự áp
dụng trong nhà trường phổ thông.

1


1.3. Blog là một dạng của website có tính tương tác cao, trực tuyến, có khả
năng cung cấp nhiều tài nguyên, miễn phí , dễ sử dụng và có thể tùy biến thay đổi
theo ý đồ sư phạm. Với nhiều ưu điểm nổi bật, blog được xem như là một giải pháp
hữu hiệu cho nhu cầu “học mọi nơi, học mọi lúc, học mềm dẻo, học một cách mở và
học suốt đời” của mọi người và trở thành một xu hướng tất yếu trong giáo dục và
đào tạo hiện nay.
Xuất phát từ những thực tế trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn Sinh học, nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh,
chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học
phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học
phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT theo hướng rèn luyện kĩ năng tự học
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh học vi
sinh vật, Sinh học 10 THPT
3.2. Khách thể nghiêm cứu:

- Quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT
- Ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu quy trình xây dựng và sử dụng blog đề xuất là phù hợp với nội dung
kiến thức và đối tượng học sinh thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng dạy học
phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT, rèn luyện được kĩ năng tự học của
học sinh, cũng như góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Làm sáng tỏ cơ sở lí luận về ứng dụng CNTT vào dạy học và việc xây
dựng và sử dụng blog trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: về các vấn đề có liên quan đến đề tài.

2


5.3. Đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học phần
sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT.
5.4. Kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng blog trong dạy học phần Sinh học vi
sinh vật, Sinh học 10 THPT bằng thực nghiệm sư phạm
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Tác giả tập chung nghiên cứu các phương pháp dạy học mang tính tích cực
nhằm áp dụng cho việc thiết kế các bài giảng, tổ chức các hoạt động dạy học.
Nghiên cứu các công trình, các đề tài khác có liên quan nhằm rút ra những mặt
mạnh, tích cực và cả những hạn chế để tối ưu hóa công trình của bản thân. Nghiên
cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nhằm đảm bảo tính khoa học, sư
phạm và hiện đại của sản phẩm dùng trong dạy học ở trường phổ thông.
6.2. Phương pháp phân tích - hệ thống
Dùng trong việc phân tích cấu trúc, nội dung của phần sinh học vi sinh vật –
sinh học 10 THPT để xác định kiến thức cơ bản của các bài học. Phân tích các yếu

tố tác động đến quá trình nhận thức chủ động, sáng tạo của học sinh và phương
pháp dạy học tích cực của giáo viên để có hướng xây dựng blog một cách phù hợp
và hiệu quả nhất.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển
khai đề tài.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành dạy song song lớp đối chứng và thực nghiệm ở trường phổ thông
trung học theo phương án đã thiết lập.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Dùng trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để sử lí định lượng các
số liệu, kết quả của việc điều tra và quá trình TNSP để làm minh chứng cho những
nhận xét, đánh giá tính hiệu quả của đề tài.

3


7. Những đóng góp mới
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về việc xây dựng và sử dụng
blog trong dạy học nói chung, dạy học kiến thức vi sinh vật nói riêng.
- Đề xuất được quy trình xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học phần
sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT
- Xây dựng được blog dạy học phần Sinh học vi sinh vật bằng công cụ
blogspot.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị. Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
Chương 2: Xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh học vi
sinh vật, Sinh học 10 THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về dạy học dựa trên mạng
1.1.1. Trên thế giới
Một trong những sản phẩm đặc trưng của thời đại khoa học và công nghệ
được ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục là hệ thống máy vi tính được nối mạng và các
chương trình được cài đặt trên máy tính nhằm phục vụ tốt nhất các hoạt động dạy và
học của GV và HS
Để có cái nhìn tổng quan về blog, về sự vận dụng của blog trong giáo dục và
dạy học, đặc biệt có cơ sở vận dụng blog vào tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh
vật, Sinh học 10 THPT nhằm rèn luyện kĩ năng tự học cho HS, có thể điểm qua các
công trình nghiên cứu tiêu biểu về sử dụng công nghệ web trong Giáo dục như:
Tác giả George M. Piskurich viết cuốn sách : “Để thu nhận được nhiều nhất
từ học trực tuyến”. Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra các thông tin, ý tưởng, và
công nghệ giúp cho người học học tốt hơn khi học qua mạng. Tác phẩm gồm 12
chương được viết bởi những người có kinh nghiệm về giảng dạy trực tuyến
(Online). Họ cung cấp nhiều chỉ dẫn cũng như các kĩ thuật để giúp người học học
trực tuyến tốt hơn.
Tác giả Marc J. Roesnberg cho ra đời tác phẩm “E-Learning, các chiến lược
truyền tải tri thức trong kỉ nguyên số hóa”
Một tác phẩm về E- Learning “E-Learning và khoa học dạy học” của hai tác
giả Ruth Colvin Clark và Richard Mayer. Đây là cuốn sách kết hợp giữa ứng dụng
thực tế và các nghiên cứu cơ bản. Tác phẩm cung cấp các hướng dẫn chọn lựa, thiết
kế và phát triển khóa học E-Learning. Tác phẩm cũng giúp vạch ra định hướng cho
một loạt các chủ đề như làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nhất các tài liệu bẳng
văn bản, âm thanh và hình ảnh. Mỗi chương sách đều có ví dụ cụ thể, sinh động lấy

từ các khóa học trên Internet.
Tóm lại, một số tác phẩm nghiên cứu về dạy học nhờ ứng dụng của mạng
máy tính, chủ yếu là nghiên cứu về E-Learning của các tác giả nước ngoài cho

5


chúng ta hiểu được lợi ích mà công nghệ mang lại cho giáo dục trong xã hội hiện
đại. Từ các tác phẩm đó, chúng ta bước đầu có những định hướng về dạy học
dựa vào mạng như dạy học trên nền tảng là website, forum (diễn đàn), blog, ELearning, …Tuy nhiên để dạy học dựa vào E-Learning làm thế nào để phát huy
được nhiều nhất lợi thế của E-Learning vào GD–ĐT khi mà trình độ tin học của
GV bộ môn còn là một khoảng cách khá xa so với chuyên gia tin học mà các tác
phẩm trên đề cập tới, cần phải làm gì để học tập dựa vào mạng mang lại lợi ích
thiết thực nhất cho mỗi môn học?... thì các tác giả chưa đề cập tới. Đây chính là
hướng nghiên cứu rất có ý nghĩa, giúp chúng ta có thể đi từ nền tảng chung về
công nghệ web để vận dụng vào từng môn học.
1.1.2. Ở Việt Nam
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về việc dạy học dựa vào mạng như:
Đề tài “Mô hình kiến trúc website môn học” (2004) do các tác giả Nguyễn
Văn Hà, Lê Quang Hiếu – Đại học Công nghệ - ĐHQGHN làm chủ nhiệm. Đề tài
xác định một kiến trúc website môn học trợ giúp cho việc dạy học. Đây là đề tài có
giá trị thực tiễn cao nhưng đòi hỏi người thiết kế phải có trình độ tin học cao.
Đã có một số công trình nghiên cứu của một số tác giả đi vào thiết kế trang
web học tập. Có thể kể đến như: Các tác giả Mai Văn Trinh – Phan Thị Kim Dung,
Nguyễn Thị Nhị ở trường ĐH Vinh đã thiết kế website hỗ trợ việc dạy học phần
“Cơ sở tĩnh điện” và “tĩnh điện” của chương trình Vật lí lớp 11 THPT.
Đặc điểm của các công trình xây dựng website là các trang web thiết kế chỉ
sử dụng cho mạng nội bộ trong phạm vi rất hẹp và chỉ hỗ trợ cho giờ dạy trên lớp
của GV nên việc sử dụng vẫn bị bó buộc bởi không gian và thời gian. Đây cũng là
hạn chế của hướng nghiên cứu của các tác giả trên

1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Ứng dụng CNTT trong dạy học
1.2.1.1. Khái niệm về CNTT
Ở Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
49/CP kí ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của chính phủ Việt Nam “CNTT là

6


tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và kĩ thuật hiện đại, chủ yếu
là các kĩ thuật máy tính và viễn thông, nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội.”
1.2.1.2. Vai trò của CNTT
Điểm qua một số vai trò tiêu biểu của CNTT trong dạy và học như sau
* Đối với GV:
Khi sử dụng CNTT như là một công cụ dạy học hiện đại, GV thoát khỏi lao
động chân tay để mô tả các hình ảnh, mô hình bằng biểu diễn thí nghiệm hoặc trình
diễn các hình ảnh trên tranh vẽ hoặc mô hình, việc làm này tốn nhiều thời gian và
công sức của GV mà đôi khi có những nội dung kiến thức quá trình việc minh họa
bằng các công cụ dạy học truyền thống không làm được, hơn nữa khó gây kích
thích hứng thú cho người học và khó triển khai các ý tưởng sư phạm tích cực. Khi
CNTT ra đời, cùng với mạng Internet phát triển phủ sóng từ thành thị đến nông
thôn, tài nguyên các hình ảnh, video, phần mềm dạy học đa dạng, có tính tương tác
cao, GV dễ dàng khai thác nguồn tư liệu số và sử lí chúng bằng các phần mềm dạy
học theo ý tưởng sư phạm, giúp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực
truyền thông đa phương tiện
CNTT giúp GV truyền tải nội dung kiến thức đến được với người học nhanh
chóng dễ dàng hơn. CNTT còn là nguồn tài nguyên nhiều giá trị hỗ trợ GV thiết kế
bài giảng, giúp GV thực hiện các PPDH tích cực được dễ dàng và thuận lợi nhất

* Đối với HS:
HS tích cực học tập hơn, đưa kiến thức tới gần với người học hơn. HS có thể
học ở mọi lúc, mọi nơi mà không lo trở ngại về địa lí và thời gian
1.2.2. Tổng quan về blog
1.2.2.1.Khái niệm blog
Có nhiều cách hiểu khác nhau về blog, sau đây là một số khái niệm về blog
Blog, gọi tắt là weblog, là một dạng của website, bùng nổ từ cuối thập niên
1990. Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên
mạng với mọi chủ đề (nguồn Wikipedia)

7


Blog là một site, nơi các blogger có thể viết lại những gì diễn ra, chia sẻ bài
học, kinh nghiệm, … Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, miễn phí (nguồn
blogger.com)
Theo thông tư hướng dẫn tháng 7/2008- TT-BTTT của Bộ thông tin và
truyền thông ban hành ngày 18/12/2008, blog được hiểu là “Trang thông tin điện
tử cá nhân, được dùng để thể hiện những thông tin mang tính chất cá nhân phục vụ
nhu cầu lưu trữ hoặc trao đổi, chia sẻ với một nhóm người hoặc với cộng đồng sử
dụng dịch vụ Internet”
Từ các cách định nghĩa khác nhau về blog trên, chúng tôi định nghĩa blog
như sau: “ blog là một dạng của website, được cung cấp miễn phí, trực tuyến, dễ sử
dụng và có tính tương tác cao”
1.2.2.2. Các tính năng của blogspot
Với rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước nhưng chúng tôi
chọn blogspot là nhà cung cấp dịch vụ blog. Đó là do blogspot có những tính năng
ưu việt sau:
- Cung cấp miễn phí
- Hỗ trợ tiếng việt

- Giao diện đẹp, thân thiện, có khoảng 60 kiểu giao diện khác nhau được
thiết kế sẵn cho người sử dụng bình chọn, có những giao diện cho phép người dùng
tùy ý đưa ra các hình ảnh cho riêng mình vào thanh chắn đầu mục(header image).
Mỗi giao diện còn cho phép người dùng tùy chọn và sắp xếp một số tiện ích như lấy
nguồn thông tin (feed) từ các trang wed khác, cho hiển thị các bài viết được nhiều
người đọc nhất, các bài viết mới nhất, danh sách các bình luận(comment) của người
đọc và người viết blog, danh sách các địa chỉ trang wed khác,… chỉ bằng thao tác
đơn giản là nhắp(click) chuột.
- Phân hạng mục cho các bài viết (categories), người viết blog có thể phân
các bài viết thành các mục khác nhau (categories). Số lượng các mục là không giới
hạn, đồng thời một mục có thể “con” các mục khác (giống như cấu trúc cây). Điều

8


này khiến cho việc phân loại và tìm kiếm bài viết dễ dàng hơn. Đây là tiện ích được
những người viết blog đánh giá cao.
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản tốt. Blogspot tự động lưu liên tục khi soạn thảo để
lưu giữ bài viết trong trường hợp máy tính bị hỏng hoặc bị mất điện hoặc có bất cứ
vấn đề gì xảy ra. Có tính năng xem trước (preview) các bài viết trước khi tải chúng
lên mạng (upload).
- Cho phép đưa hình ảnh của riêng mình hoặc các hình ảnh của các dịch vụ
khác như youtube, google vào các bài viết.
- Cho phép quản lí các bình luận (comment), blogspot cho phép người viết
blog được quyền tùy chọn hiển thị hay không hiển thị những bình luận (comment)
của người khác vào blog của mình, cho phép xóa hoặc chỉnh sửa lại các bình luận
của chính mình.
- Các bình luận rác (comment spam) là những bình luận của những người
đọc với mục đích quảng cáo hay nói cách khác là những comment quảng cáo làm
nhiễu và rối các bài viết. Việc kiểm duyệt các bình luận rác (comment spam) hoàn

toàn do người viết blog tùy biến.
- Có quyền được tùy chọn cho blog được riêng tư, không được tìm thấy bởi
các công cụ tìm kiếm như google,… mà chỉ những thành viên được người viết blog
cho phép mới vào đọc được hoặc được tìm thấy bởi các cung cụ tìm kiếm để cả thế
giới đều có thể đọc và biết các các bài viết trên blog hoặc để cả thế giới biết blog
của bạn nhưng có những bài viết bạn muốn để riêng tư thì blogspot cho phép chọn
chế độ để mật khẩu (password) để đọc.
- Tự động thống kê dưới dạng biểu đồ hàng số người vào blog trong từng
phút, từng ngày,… số người vào đọc mỗi bài viết để tìm xem những bài viết nào
được nhiều người đọc nhất, thống kê bằng chữ số lượng bài đã viết và tải lên blog,
số lượng bình luận (comment).
- Có khả năng hỗ trợ một số tiện ích (widget) từ các dịch vụ miễn phí khác
- Cho phép tạo ra các trang cố định như trang giới thiệu, trang trao đổi - thảo
luận, trang hướng dẫn, …để tạo điều kiện thuận tiện quản lí blog tùy ý thích.

9


- Cho phép nhiều người cùng viết bài và quản lí blog. Người tạo ra blog (admin)
có thể mời nhiều người khác tham gia viết và tải bài viết lên blog hoặc chỉ đóng góp
bài để người tạo ra blog (admin) kiểm tra và cho phép tải bài viết lên blog.
- Ngoài ra, người dùng có thể nâng cấp blog của mình như thay đổi giao diện
theo ý thích.
1.2.2.3. Vai trò của blog đối với quá trình dạy học
* Đối với HS
- HS chủ động tích cực trong việc thảo luận, trao đổi thông tin với bạn học và
GV thông qua tính năng viết comment trong blog.
- HS được tiếp cận nguồn tài nguyên học tập phong phú tùy theo phong cách
cá nhân
- HS được rèn luyện và phát triển các kỹ năng sử dụng các phương tiện

học tập thành thạo như: Đọc tài liệu GV cung cấp trên blog, tìm kiếm tài liệu
trên blog,…
* Đối với GV
- Là công cụ đắt lực hỗ trợ GV xây dựng bài học một cách trực quan và sinh
động
- Giúp GV điều khiển được hoạt động nhận thức của HS qua việc quan sát
các biểu hiện học tập của HS trên blog
Giúp GV thực hiện các PPDH tích cực được dễ dàng hơn
- Đặc biệt tính năng tương tác cao của blog là một lợi thế hỗ trợ quá trình
dạy - học
1.2.3. Tự học và rèn luyện kĩ năng tự học.
1.2.3.1. Quan niệm về học
Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế của quá trình học,
nhưng chưa có công trình nào tìm được lời giải thỏa đáng. Học vẫn là một quá trình
bí ẩn, chưa khám phá được một cách đầy đủ về cơ chế của quá trình học diễn ra trong
não như thế nào? Học là một quá trình “hộp đen” khó xác định nhưng đầu ra luôn
được biểu hiện bằng các sản phẩm học cụ thể, đó là tri thức, kỹ năng, thái độ của HS

10


Trong giáo trình của mình, Nguyễn Cảnh Toàn cũng viết 6 định nghĩa về học
[29, tr.61]
Định nghĩa 1: Học là chiếm lĩnh thông tin càng nhiều càng tốt, càng học càng
nắm được nhiều thông tin, học là thu nhận, tích lũy, gia tăng số lượng kiến thức.
Định nghĩa 2: Học là ghi nhớ, lặp lại và thuộc lòng, học là quá trình tích lũy
thông tin mà ta có thể tái hiện như là những mẩu kiến thức tách biệt nhau.
Định nghĩa 3: Học là quá trình chiếm lĩnh, ứng dụng hay sử dụng kiến thức,
học là nắm bắt sự kiện, khái niệm hay quá trình có thể lưu trữ và sử dụng khi cần,
học là tích lũy thông tin vào bộ nhớ để sử dụng mỗi khi có tình huống đòi hỏi.

Định nghĩa 4: Học là quá trình trừu tượng hóa, định hướng, định giá trị,
học là liên kết cái đang học với cái đã biết và thực tiễn cuộc sống, học là hiểu
bản chất sự vật, nối liền các sự vật với nhau, lý giải và kiểm nghiệm giá trị của
sự vật trong thực tế.
Định nghĩa 5: Học là sự tạo ra sự biến đổi về nhận thức để hiểu biết thế giới
bằng cách lý giải và thông hiểu thực tiễn, học là xác định mô hình thông tin và liên
kết mô hình đó với thông tin từ các tình huống và hoàn cảnh khác nhau. Hệ quả của
việc xác định các mối quan hệ mới chưa được thừa nhận trước đây là người học
thay đổi nhận thức của chính mình.
Định nghĩa 6: Học là biến đổi con người, học là thông hiểu thế giới bằng
nhiều con đường khác nhau mà kết quả là biến đổi bản thân người học, học là
quá trình tự tạo ra sự biến đổi tổng hợp về tri thức, kĩ năng, thái độ và giá trị của
một con người. Đó là học có chiều sâu, học có bản chất cốt lõi là tự học.
Sáu định nghĩa trên được phân loại và sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp.
Định nghĩa (1), (2), (3) thể hiện cách tiếp cận của người học một cách thụ động, với
ba định nghĩa này, vai trò nhận thức của người học chỉ dừng ở mức độ tiếp thu
thuần túy một cách máy móc những gì được thấy mà chưa có sự gia công, phân tích
vốn kiến thức thu nhận được thành kiến thức cho bản thân để thông hiểu thế giới,
biến đổi bản thân. Hay nói cách khác, ở ba định nghĩa đầu, học theo chúng tôi hiểu

11


đây là một quá trình thu nhận kiến thức một cách thụ động, là ghi nhớ kiến thức
thành những “hộp” kiến thức tách biệt nhau.
Định nghĩa (4), (5), (6) thể hiện cách tiếp cận vào chiều sâu, bản chất đó là
trình độ cao của nhận thức: Phân tích, tổng hợp, phê phán, đánh giá, … theo cách
tiếp cận này, học là tự lực, tích cực, chủ động.
Như vậy, dựa vào mức độ tích cực, tự lực của người học có thể chia thành
học chủ động và học thụ động. Học thụ động là sự ghi chép, bắt chước (làm theo)

một cách nguyên mẫu những gì diễn ra trong môi trường học (mức độ thấp của
học), học chủ động là sự tích cực, tự lực, sáng tạo của người học trong quá trình
chiếm lĩnh tri thức ( mức độ cao của học), ở mức này được xem là tự học.
Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa về học phù hợp với quan
điểm hiện nay như sau: Học là quá trình chiếm lĩnh tri thức, tác động vào thế giới, hình
thành năng lực và thái độ, giá trị cho bản thân

1.2.3.2. Học cốt lõi là tự học.
Theo Nguyễn Cảnh Toàn [29, tr. 62]: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ,
sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của người
học, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức
nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình”.
GS TSKH Thái Duy Tuyên quan niệm: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm
lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo … và kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói
chung và của chính bản thân người học” [16, tr. 303]
Một số tác giả khác quan niệm về tự học là một hình thức tổ chức dạy học
quan trọng và tiêu biểu trong nhà trường PT và đại học như tác giả Phạm Viết
Vượng [19], tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng “Tự học là hình thức tổ chức cho
HS học tập trong hoặc ngoài giờ lên lớp theo phương pháp tự nghiên cứu bằng lỗ
lực của các nhân, không có giáo viên trực tiếp hướng dẫn”
Như vậy, từ định nghĩa trên về tự học, cùng với xu hướng giáo dục hiện nay
mà Đảng, nhà nước ta vạch ra: Dạy học lấy người học làm trong tâm. Chúng tôi
nhận thấy rằng, tự học là chìa khóa thành công của con người. Mỗi cá thể, không ai

12


hết phải tự mình tạo ra sự biến đổi tổng hợp về kỹ năng, thái độ, giá trị của bản
thân, đây chính là yếu tố nội lực.
1.2.3.3. Đặc điểm của tự học

Thứ nhất, tính độc lập cao, trong hoạt động học tập để có hiệu quả thì phải có
tư duy độc lập, sáng tạo. Trong tự học, thì tính độc lập, chủ động càng có vai trò
quan trọng. Nó được coi là công cụ đắc lực không có gì thay thế giúp cá nhân tích
lũy kinh nghiệm, tri thức khoa học, hoàn thiện nhân cách.
Thứ hai, về mặt động cơ, trong tự học động cơ có tính chất nội sinh, tự kích
thích, khi tham gia quá trình học người học phải hứng thú với kiến thức thu lượm.
Nhờ vào hứng thú, người học tham gia tích cực và biết tiếp tục quá trình học bằng
cách tạo cho nó một hình thức phù hợp với tính cách của mình. Khi đã thực sự trở
thành chủ thể, học có nghĩa là người học đã tự xác định được động cơ, mục đích
học tập. Khi đó người học tiến hành việc học dựa trên trách nhiệm cá nhân và sự
điều khiển của ý chí. Tự học lúc này là quá trình học tự giác chủ động, có phong
cách và phương pháp cá nhân, có mục tiêu và giải pháp cá nhân gắn với nhu cầu giá
trị và khả năng cá nhân.
Thứ ba, trong tự học khả năng lựa chọn cao, rộng rãi cả về nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức học tập. Sự lựa chọn này luôn hướng tới sự phù hợp giữa
chủ thể nhận thức với các điều kiện bên ngoài. Đây là hoạt động đặc trưng mà chỉ
trong tự học mới có.
Thứ tư, phương pháp tự học mang tính cá nhân cao. Phương pháp tự học dựa
trên tiềm năng của người học và ý thức trách nhiệm của người học. Và phương pháp
tự học sẽ quyết định hiệu quả tự học mà sau đây chúng tôi gọi là kỹ năng tự học.
1.2.3.4. Kỹ năng tự học và rèn luyện kỹ năng tự học.
Qua tham khảo một số công trình nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn rút ra
quan điểm về kỹ năng tự học như sau : « Kỹ năng tự học là phương thức hành động
trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những tri thức đã có để có thể thực hiện có kết quả
mục tiêu học tập đặt ra phù hợp với những điều kiện cho phép »

13


Chúng tôi tạm chia kỹ năng tự học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10

THPT thành 3 nhóm kỹ năng cơ bản sau :
@ Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học: Nhóm này bao gồm các kỹ năng cụ
thể sau: kỹ năng phân tích để xác định mục tiêu tự học, nội dung tự học, xác định
thứ tự các công việc cần làm, phân phối, sắp xếp thời gian cho từng công việc một
cách hợp lí, phù hợp.
Việc xây dựng kế hoạch tự học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất
lượng học tập. Để xây dựng được kế hoạch tự học đòi hỏi người học phải có sự tự
giác, chủ động, tích cực ở mức cao. Lý do là người học sẽ phải tự học ở nhà nhiều
hơn so với thời gian học trên lớp với địa chỉ blog mà GV cung cấp. Ngoài ra, người
học còn phải có kỹ năng khắc phục các trở ngại phát sinh nằm trong dự đoán trong
quá trình tự học như : mất điện, mất mạng internet, không có máy tính kết nối
mạng, …làm gián đoạn việc tự học. Việc tự học ở nhà của người học ít có sự kiểm
soát của GV do đó đòi hỏi người học cần có đức tính tự giác, chủ động, vượt qua
các điều kiện khách quan phát sinh ở mức độ cao.
@ Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch : Gồm các kỹ năng đọc sách, ghi
chép, thực hiện các thao tác trí tuệ (hệ thống hóa, khái quát hóa, tư duy logic, …)
@ Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá : Gồm các kỹ năng tự xây dựng các độ
chuẩn để tự kiểm tra, tự đánh giá.
1.2.3.5. Đánh giá kỹ năng tự học
Đánh giá kĩ năng tự học trên các tiêu trí sau:
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học
Đánh giá kỹ năng này trên các tiêu trí : HS biết xây dựng kế hoạch tự học,
phân phối thời gian hợp lý, khắc phục về phương tiện, vật chất để tham gia vào quá
trình tự học ở nhà trên blog
- Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch
Đánh giá kỹ năng này ở người học thông qua các biểu hiện như sau :
C Kỹ năng trình bày bài học
C Kỹ năng thể hiện quan điểm một cách lôgic, khoa học

14



C Kỹ năng tham gia các hoạt động học tập trên blog do GV yêu cầu hoặc
bạn học đề xuất
C Kỹ năng biết vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập nhận thức, các
dự án học tập mang tính thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn
C Kỹ năng vận dụng các tri thức để giải thích, đánh giá các quan điểm, các
tình huống bài học
C Kỹ năng khắc phục các trở ngại khách quan phát sinh
- Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá
Đánh giá kỹ năng này dựa trên các tiêu trí
D Tự giác tham gia vào các bài tập tự luận và trắc nghiệm trên blog, các tình
huống học tập trên blog do GV yêu cầu hoặc do đề xuất của người học đã được GV
đồng ý
D Tự đưa ra được trình độ nắm vững tri thức vi sinh vật của bản thân
Tóm lại, để đảm bảo hiệu quả và đo được một cách chính xác các kỹ năng tự
học, chúng tôi phối hợp nhiều hình thức để đo: Đo qua bài kiểm tra và qua quan sát
trực tiếp, đo qua tham gia học tập trên lớp và qua blog, đo qua hình thức làm việc cá
nhân và hình thức làm việc nhóm của mỗi HS
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10, THPT.
- Tâm lí, sinh lí học sinh trong việc lĩnh hội tri thức trên blog dạy học sinh học :
Quá trình học tập chịu sự chi phối của nhiều quy luật tâm, sinh lí lứa tuổi
như: quy luật sinh lí, quy luật tâm lí, quy luật nhận thức,… chính vì vậy mà khi xây
dựng blog dạy học việc quan tâm đến tâm, sinh lí học sinh là một yêu cầu vô cùng
quan trọng mà ta phải chú ý. Đây là cơ sở để xem xét mức độ khó dễ của kiến thức,
màu sắc, hình ảnh, âm thanh, hình thức thể hiện,… tất cả đều xuất phát từ học sinh,
các em là chủ thể sáng tạo, là người thi công công trình mà GV là người thiết kế.
Khác với lứa tuổi THCS, tâm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi THPT đã phát
triển ở mức độ khá tốt. Khả năng thu nhận thông tin qua tri giác bằng hình ảnh

đã ở mức độ khá cao. Khả năng thẩm mỹ cũng phát triển hơn ở lứa tuổi THCS.
Vì vậy, các em không còn thích những hình ảnh rực rỡ, thay vào đó là những

15


hình ảnh cầu kì, chính xác và khoa học. Về màu sắc, những gam màu êm dịu hài
hòa dễ gây hứng thú nhiều hơn và làm tăng khả năng thu nhận thông tin. Về bố
cục của blog cũng cần khoa học và mang tính chuyên nghiệp hơn.
- Trình độ nhận thức của học sinh THPT trong việc lĩnh hội tri thức qua blog
dạy học :
Trình độ nhận thức của HS THPT có những đặc điểm khác so với các cấp,
các lớp học khác. Ở lứa tuổi này HS chủ động hơn trong quá trình nhận thức, tri
giác có mục đích cũng phát triển hơn. Việc quan sát ngày càng có hệ thống, có mục
đích và toàn diện hơn. Việc ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho việc ghi
nhớ có ý nghĩa, dựa trên sự phân loại hệ thống hóa. Việc áp dụng các phương tiện
DH hiện đại sẽ tạo điều kiện cho HS huy động nhiều giác quan để nhận thức, tăng
khả năng ghi nhớ, biết ghi nhớ logic theo sự sắp xếp có hệ thống nội dung học tập.
Khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng được bộc lộ khá rõ. HS có khả
năng tiếp nhận nguồn tri thức một cách sáng tạo, có thể phân tích làm sáng tỏ các
vấn đề một cách nhanh chóng. Do đó các em có thể thực hiện các thao tác tư duy
phức tạp như: Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần, hiểu được mối
quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội, mối quan hệ giữa các cấp độ của thế
giới sống…
Ở bậc học này, các em đã có những kiến thức sinh học nhất định, một số kĩ
năng đã được hình thành như: kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức,…Do
đó, GV cần nâng cao yêu cầu của câu hỏi, bài tập để HS tự chiếm lĩnh kiến thức và
tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của mình.
Việc giúp các em phát triển năng lực nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng
của GV. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào dể nâng cao chất lượng học tập của HS.

Điều này đòi hỏi phải đổi mới PPDH nói chung và thiết kế bài giảng nói riêng để
thực hiện tốt nhiệm vụ đó.
Chính vì lẽ đó, các phương pháp, phương tiện dạy học cần phải được đổi mới
mang tính khám phá khả năng tư duy của HS. Các em không chỉ bó hẹp việc học
tập trên lớp mà tự mình biết tìm kiếm thông tin bổ sung cho bài học từ nhiều nguồn
khác nhau như: sách, báo, tạp chí, mạng Internet…

16


Tuy nhiên, khả năng tư duy của các em lứa tuổi này còn chưa hoàn thiện, có
khi còn vội vàng, thiếu chuẩn xác. Do vậy, cần có sự hướng dẫn của GV để giúp
các em nhanh chóng hoàn thiện khả năng nhận thức của mình.
1.3.2. Đặc điểm chương trình sách giáo khoa Sinh học 10 THPT, phần Sinh học
vi sinh vật
1.3.2.1 Nội dung chương trình Sinh học 10
Nội dung Sinh học 10 gồm ba phần:
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống: Đây là phần nội dung kiến thức
mang tính khái quát cao, bao quát chung cả chương trình Sinh học phổ thông nhằm
giới thiệu đối tượng nghiên cứu của môn học.
Phần II: Sinh học tế bào: Giới thiệu cho HS về đặc điểm cấu trúc, chức năng
của các đặc trưng sống cơ bản ở cấp tế bào làm cơ sở cho việc nghiên cứu các hoạt
động sống ở cấp độ cao hơn.
Phần III: Sinh học vi sinh vât: Đây có thể coi là nội dung lý thú nhất và cũng
khó nhất của Sinh học 10. Giới thiệu về các đặc điểm tổ chức và các hoạt động sống
cơ bản của vi sinh vật
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đề cập nghiên cứu phần III trong Sinh học 10 THPT
ban cơ bản mà hiện này phần lớn các trường PT sử dụng để giảng dạy.
1.3.2.2. Đặc điểm nội dung phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 THPT
* Về cấu trúc nội dung

Phần III: Sinh học vi sinh vật gồm 3 chương
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (gồm 3 bài từ bài
22 đến bài 24)
Giới thiệu các kiểu dinh dưỡng và trao đổi chất ở vi sinh vật và vai trò của vi
sinh vật trong chuyển hóa vật chất. Từ đó giúp HS có những hiểu biết về ứng dụng
của VSV trong đời sống của con người.
Chương II: Sinh trưởng và sinh sản củaVSV (gồm 4 bài từ bài 25 đến bài 28)
Đề cập tới sinh sản của VSV, sinh trưởng của VSV theo cấp số mũ, có sở
công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ sinh học, các yếu tố ảnh hưởng tới
sinh trưởng và phát triển của VSV.

17


Phần III: Virut và bệnh truyền nhiễm (Gồm 5 bài từ bài 29 đến bài 33)
Đề cập tới khái niệm về virut, cấu trúc của virut, các giai đoạn nhân lên
của virut trong tế bào chủ. Ngoài ra HS còn biết thêm các kiến thức về virut
HIV, các con đường lây truyền HIV và cách phòng ngừa. HS còn biết thêm về
các virut kí sinh ở côn trùng, thực vật, động vật và người, biết được con đường
xâm nhiễm, tác hại của chúng, ứng dụng đáng kể của chúng trong thực tiễn. Cuối
cùng là giới thiệu cho HS vốn hiểu biết về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
* Về mục tiêu HS cần đạt được
Chương I: Chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở vi sinh vật

Chương II: Sinh
Chương III: Virut và bệnh
trưởng và sinh sản
truyền nhiễm
của vi sinh vật

- Nêu được khái niệm vi sinh - Trình bày được đặc - Trình bày được khái niệm và
vật và các đặc điểm chung của điểm chung của sự sinh cấu tạo của virut
- Trình bày được chu trình nhân
vi sinh vật
trưởng của VSV và giải
- Trình bày được các kiểu
lên của virut trong tế bào chủ
thích được sự sinh
- Nêu được tác hại của virut, cách
chuyển hóa vật chất và năng
trưởng của chúng trong
phòng tránh.
lượng ở vi sinh vật dựa vào
điều kiện nuôi cấy liên - Tìm hiểu được các ứng dụng của
nguồn năng lượng và nguồn
tục và nuôi cấy không virut trong thực tiễn.
cacbon mà vi sinh vật đó sử
- Trình bày được một số khái
liên tục
dụng
- Phân biệt được các niệm bệnh truyền nhiễm, miễn
- Trình bày được quá trình lên
kiểu sinh sản của VSV dịch, inteferon, các phương thức
men
- Trình bày được các
lây truyền bệnh truyền nhiễm và
- Trình bày được đặc điểm
yếu tố ảnh hưởng tới
cách phòng tránh.
chung của quá trình tổng hợp

sinh trưởng của VSV - Tìm hiểu được một số bệnh do
và phân giải các chất ở vi sinh
và ứng dụng của chúng virut thường gặp ở người, động
vật bằng sơ đồ và ứng dụng - Biết cách nhuộm đơn,
vật, thực vật, côn trùng và cách
của các quá trình này trong sử dụng kính hiển vi và
phòng tránh
thực tiễn
biết quan sát một số vi
- Biết làm một số sản phẩm
sinh vật trên kính hiển
lên men (sữa chua, muối chua
vi
rau quả, …)

1.3.2.3. Sự phù hợp của nội dung kiến thức phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT

18


×