Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HD 01 đề thi THPT 2017 (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.05 KB, 6 trang )

HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER
BIÊN TẬP: KỸ SƯ HƯ HỎNG

Họ và tên thí sinh: .........................................................
Số Báo Danh: ................................................................

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ SỐ 1/80

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức
nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là
nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp.
Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước
tính chỉ có chưa đến một tỉ ki - lô - mét khối. Số nước đó được coi là đủ đến năm 1990 khi nhân loại có ba tỉ
người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu
cho đủ?
Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xin-gapo hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma-lai-xi-a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông
cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong
công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm làm giảm lượng
nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.
Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm… Chúng ta hãy tiết kiệm
nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau.
(Dẫn theo SGK Ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo dục 2014, tr.119)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Tóm tắt văn bản bằng ba câu. (1,0 điểm)
Câu 3. Trong văn bản trên, câu “Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp” để nói về vấn đề gì ?


(0,5 điểm)
Câu 4. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ bày tỏ suy nghĩ về lời kêu gọi bảo vệ nguồn
nước ngọt, chống ô nhiễm của Liên hợp quốc? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ về mối quan hệ giữa sự phát triển công nghiệp và môi trường
sống tự nhiên của con người (khí hậu, nguồn nước, không khí, ánh sáng …).
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, Tập 1)
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 1


Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời …
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm - SGK Ngữ văn 12, Tập 1)

…………………. Hết …………………….

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 2



ĐÁP ÁN NGỮ VĂN ĐỀ 01
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là nghị luận.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng đủ ý trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2. Có thể tóm tắt văn bản bằng ba câu sau: Nước thường là tài sản bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất.
Nguồn nước ngọt có hạn, sử dụng lãng phí, dân số tăng, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, nhân loại sẽ bị
thiếu nước trầm trọng. Hãy sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cho chúng ta và cho mai sau:
- Điểm 1,0: Tóm tắt đúng, đủ nội dung trên bằng ba câu.
- Điểm 0,75: Tóm tắt đúng hai câu.
- Điểm 0,25: Tóm tắt đúng một câu.
- Điểm 0: Không tóm tắt.
Câu 3. Trong văn bản trên, câu “Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp?” để nói về việc nhiều
người cho rằng nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”,“xả láng”, không cần giữ gìn.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng ý trên.
- Điểm 0: Trả lời sai, không trả lời.
Câu 4. Học sinh cần thể hiện những nhận thức đúng về sự cần thiết, cấp bách phải tiết kiệm nước, giữ gìn và
bảo vệ nguồn nước; Đề xuất một số việc làm cần thiết chống lãng phí, giữ gìn nước, nhất là trong thời điểm
hiện nay.
- Điểm 1,0: Trả lời đúng, đầy đủ các ý trên hoặc có những ý khác nhưng phải hợp lí, thuyết phục.
- Điểm 0,5: Trả lời 1/2 số ý trên.
- Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không trả lời.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Về hình thức
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về đoạn văn nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn có kết cấu
chặt chẽ, thể hiện rõ ràng, thuyết phục chính kiến của người viết.
- Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt.

- Dung lượng: khoảng 200 từ.
b) Về nội dung
* Giải thích vấn đề:
- Môi trường sống: Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và
thiên nhiên.
- Môi trường tự nhiên là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước...
* Bàn luận vấn đề
- Vai trò của môi trường sống và công nghiệp trong thời đại ngày nay?
+ Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp
cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các
chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí làm cho con người cuộc sống con người thêm phong phú.
+ Công nghiệp có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đời sống toàn xã hội. Đặc
biệt đối với các nước đang phát triển như nước ta, công nghiệp đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế, phát
triển công nghiệp là yếu tố then chốt xây dựng và phát triển đất nước.
- Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và môi trường sống của con người?
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 3


+ Cả hai đều hướng đến mục đích phục vụ, nâng cao đời sống con người. Đó là mối quan hệ qua lại, gắn
bó như hai mặt của một vấn đề, không thể đánh đổi, loại trừ nhau.
+ Vì vậy phát triển công nghiệp phải song song với bảo vệ môi trường sống an toàn, trong sạch, thân
thiện.
+ Thực tế: Phát triển công nghiệp đang là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tác
động tiêu cực đến khí hậu, nguồn nước, đất đai … Con người đôi khi trả giá quá đắt cho sự phát triển công
nghiệp nóng vội, thiếu tầm nhìn.
* Bài học nhận thức và hành động:
+ Phát triển công nghiệp là cần thiết còn bảo vệ môi trường tự nhiên là vấn đề sống còn. Vì vậy không

thể đánh đổi môi trường sống để phát triển công nghiệp hủy diệt môi trường, nhanh chóng nhưng không bền
vững.
+ Cần có tầm nhìn xa, chiến lược, hướng đến xây dựng một nền công nghiệp sạch, thân thiện và bảo vệ
môi trường.
Câu 2. (5,0 điểm)
1. Yêu cầu chung : Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập
văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng ; văn viết có cảm xúc ; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt
; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết ; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể :
2.1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm)
- Điểm 0,5 điểm : Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí
và nêu được vấn đề ; Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ
vấn đề ; Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25 : Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được
đầy đủ yêu cầu trên ; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0 : Thiếu mở hoặc kết bài, thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn.
2.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)
- Điểm 0,5 : Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Cảm nhận điểm chung và đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật của hai đoạn thơ trong Sóng (Xuân Quỳnh) và Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
- Điểm 0,25 : Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0 : Xác định sai luận đề, lạc đề.
2.3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm
(trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm). Có
thể trình bày theo định hướng sau :
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Xuân Quỳnh là một trong các nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh
là tiếng lòng của người phụ nữ khi yêu, nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa đằm thắm, chân thành.
Sóng là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh. Bài thơ được trích trong tập Hoa dọc chiến
hào.

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ
NKĐ giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng dồn nén, hài hòa chất trữ tình và chính luận, mang tâm tư của
người trí thức tham gia cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Đoạn trích Đất nước trích chương V, chương hay
nhất của trường ca “Mặt đường khát vọng”, viết 1971 ở chiến khu Trị -Thiên giữa những ngày nóng bỏng

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 4


của cuộc k/c chống Mĩ. Thể hiện những suy tư, tình cảm sâu sắc về Đất Nước. Có thể coi đoạn thơ là một
định nghĩa về ĐN. Tư tưởng cốt lõi bao trùm, xuyên suốt đoạn thơ là tư tưởng Đất Nước nhân dân.
b. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh
* Giới thiệu vị trí, trích dẫn đoạn thơ cần so sánh
* Về nội dung:
- Đoạn thơ thể hiện cái tôi đầy khao khát: Được tan ra thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi
và dâng hiến. Muốn hòa nhập tình yêu để ngàn năm còn vỗ là khát vọng bất tử hóa tình yêu.
- Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh, ta thấy được một tư tưởng nhân văn: yêu và phụng hiến;
tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh năm 1968, khi đất nước đang có
chiến tranh thì mới thấy hết tình yêu và những khát vọng của con người trong thời đại ấy.
* Về nghệ thuật:
Thể thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu, mang âm hưởng của sóng, sử dụng phép ẩn dụ, giọng thơ nồng nàn tha
thiết….
c. Cảm nhận về đoạn thơ trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm:
* Giới thiệu vị trí, trích dẫn đoạn thơ cần so sánh
* Về nội dung:
- Sự gắn bó thiêng liêng bền chặt của cá nhân - Đất Nước. Đất Nước trong ta, của ta và ngược lại ta là của
Đất Nước: Đất nước là máu xương của mình
- Mỗi cá nhân phải có bổn phận, trách nhiệm với non sông đất nước: mỗi con người phải biết đoàn kết,
san sẻ và khi cần sẵn sàng hy sinh vì đất nước để đất nước và non sông mãi mãi trường tồn: Gắn bó là đoàn

kết đồng lòng; san sẻ là chia ngọt sẻ bùi, hóa thân là cống hiến...
- Về nghệ thuật: giọng thơ chính luận, điệp ngữ phải biết kết hợp với ngôn ngữ thơ giản dị, là lời nhắc
nhở cũng là thông điệp của trái tim.
d. So sánh:
- Giống nhau: Hai đoạn thơ đều thể hiện tình yêu tha thiết và khát vọng lớn lao và cao thượng - được
hiến dâng cho tình yêu ấy.
- Khác nhau:
+ Sóng là vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa. Đất nước là vẻ đẹp tình cảm cá nhân của con người đối với tổ
quốc.
+ Sóng được diễn đạt bằng thể thơ ngũ ngôn, hình ảnh tươi tắn, giọng thơ nồng nàn, tha thiết. Đất nước
được viết bằng thể thơ tự do, kết hợp hài hòa chất trữ tình – chính luận, giọng điệu vừa tha thiết vừa trang
nghiêm, trầm lắng.
- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên ;
- Điểm 2,0 - 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so
sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,5 -1,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 – 1,25: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
2.4. Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố
biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 5


- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc

nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan
điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
2.5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi.
HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER
LÀ KHÓA CUNG CẤP ĐỀ THI
DÀNH RIÊNG CHO THÀNH VIÊN KỸ SƯ HƯ HỎNG
Đề thi được kiểm duyệt bởi sở GD&ĐT các Tỉnh trên cả nước
Cập nhật mới nhất - đầy đủ đáp án - bám sát nội dung thi 2017
Bao gồm các môn Toán Lí Hóa Sinh Văn Anh Sử Địa GDCD
Đăng kí thành viên tại Facebook.com/kysuhuhong
Ngoài khóa cung cấp đề thi, thành viên khi đăng kí sẽ được nhận tất cả tài liệu từ trước đến nay của KỸ
SƯ HƯ HỎNG mà không tốn thêm bất kì chi phí nào

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×