Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHO HỌC SINH Ý THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ DỊCH BỆNH THÔNG QUA MÔN SINH HỌC 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 32 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHO HỌC SINH Ý THỨC
PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ DỊCH BỆNH THÔNG QUA MÔN
SINH HỌC 7

Quản lý giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ môn : sinh học
Lĩnh vực khác:………………………

Có đính kèm:
Mô hình

Phần mềm

Phim ảnh

x

Năm học: 2015 – 2016

1

Hiện vật khác


Sáng kiến kinh nghiệm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHO HỌC SINH Ý THỨC
PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ DỊCH BỆNH THÔNG QUA MÔN


SINH HỌC 7
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Trong những năm gần đây, tình hình nhiều dịch bệnh mới xuất hiện có mức độ
nguy hiểm cao vì sự lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao và đa phần đều có nguồn
gốc lây truyền từ động vật sang người liên tục xuất hiện như: cúm AH5N1, SARS,
cúm AH7N9, Ebola , than, dại…Đến nay, thế giới ghi nhận hơn 200 bệnh lây
truyền từ động vật sang người với nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau. Các dịch
bệnh là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, gây tổn hại cho nền kinh tế
quốc dân. tàn phá sức khỏe và cướp đi sinh mạng của con người.
- Nhận thức và thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm,
chủ động phòng chống dịch bệnh của người dân chưa được cao. Tập quán chăn
nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, giết mổ, mua bán và sử dụng thực phẩm không đảm
bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người và có
thể bùng phát thành dịch lớn. Nhận thức của một bộ phận người dân về tiêm chủng
phòng bệnh chưa cao, không tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho gia súc, gia cầm,
dẫn đến nguy cơ lan truyền mầm bệnh rất cao.
- Môn Sinh học 7 là một môn khoa học chứa đựng trong đó là những vấn đề nghiên
cứu về giới động vật. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật ; về
những vai trò động vật đối với tự nhiên và đời sống con người.
Là một giáo viên giảng dạy ở bộ môn này, tôi nhận thấy mình cần phải góp phần
tham gia vào việc giáo dục cho các em học sinh có được những thông tin, kiến
thức về bệnh và dịch bệnh để nâng cao hơn nữa ý thức phòng tránh cho mình, cho
gia đình và toàn xã hội. Vì vậy mà tôi đã tìm hiểu và xây dựng nên chuyên đề “
Một số biện pháp nhằm nâng cho học sinh cao ý thức phòng tránh một số bệnh và
dịch bệnh thông qua môn sinh học 7 ”

2


Sáng kiến kinh nghiệm

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1. Tình hình dịch bệnh xảy ra trên thế giới
- Đại dịch Ebola là nỗi khiếp sợ của toàn nhân loại trong năm 2014. Theo tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) cho biết kể từ tháng 3/ 2014 đã có 1.323 ca mắc Ebola và
729 trường hợp tử vong tại ba quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone. Tỷ lệ tử
vong khoảng 55%. Sức tấn công mạnh của đại dịch này lớn đến nỗi 70% dân số
Tây Phi bị nhiễm bệnh.
- Bệnh dịch hạch từng được coi là là cái chết đen của toàn nhân loại. Ước tính nạn
dịch này đã giết chết từ 30 tới 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ
khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người ở thế kỷ 14 . Tháng
11/2014 tổ chức WHO đã thông báo dịch bệnh bùng phát tại Madagascar, có 119
người mắc bệnh dịch hạch và 40 trường hợp người tử vong.
- Theo WHO từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 5 năm 2009 đã có 258 người tử
vong do cúm gia cầm trong số 423 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước.
- Theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới đến năm 2009, bệnh Sốt Rét vẫn
lưu hành ở 108 quốc gia. Ước tính có khoảng 225 triệu người mắc và 781 nghìn
người chết do sốt rét .
1.2. Tình hình dịch ,bệnh xảy ra tại Việt nam
- Tình hình mắc và chết do sốt rét tại Việt Nam : Đến năm 2010, cả nước ghi nhận
53.876 trường hợp mắc sốt rét và 20 người chết.
- Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra theo chu kỳ từ 3 đến 5 năm một lần.. Ở Việt
Nam năm 2000 là 24.434 ca; năm 2009 là 105.370 ca và năm 2011 là 69.680 ca.
Gần như tất cả các ca mắc sốt xuất huyết và tử vong đều ở các tỉnh phía Nam.
Khoảng 90% số ca tử vong do sốt xuất huyết là ở nhóm tuổi dưới 15.
- Theo số liệu của Bộ y tế: Từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 5 năm 2009 ở Việt
Nam có 56 ca tử vong trong 111 người nhiễm do cúm cúm A/H5N1 và tính đến
ngày 30 tháng 9/ 2009 Việt Nam có 9.868 trường hợp mắc cúm H1N1, trong đó có
22 ca tử vong.
( Nguồn thu thập từ báo và trang mạng )


2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
3


Sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Một số khái niệm :
- Bệnh là quá trình hoạt động không bình thường của cơ thể từ nguyên nhân khởi
thuỷ đến hậu quả cuối cùng. Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra bệnh như do bản
thân cơ thể sinh vật có khuyết tật; do hoàn cảnh sống hoặc do bị các sinh vật khác
kí sinh.
- Dịch: Là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số
người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một
khu vực nhất định.
- Bệnh truyền nhiễm: Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc
từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: Là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có
khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
- Trung gian truyền bệnh: Là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các
vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.
- Phòng bệnh là sự chuẩn bị ứng phó trước khi bi nhiễm tác nhân gây bệnh
2.2. Một số động vật trong chương trình sinh học 7 có khả năng gây bệnh cho
người.
2.2.1. Gây bệnh trực tiếp.
a. Trùng kiết lị :
- Con đường xâm nhập: Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả; Thú vật mang
mầm bệnh (chó, mèo); Ruồi là trung gian tuyền bệnh nguy hiểm; Do tay bẩn...
- Tác hại và triệu chứng bệnh: Bệnh kiết lị : tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng
hơn là lỵ tối cấp biểu hiện là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi,
màng ngoài tim.

b. Trùng sốt rét :
- Con đường xâm nhập: Do muỗi Anophen đốt
- Tác hại và triệu chứng bệnh: Bệnh sốt rét : Biểu hiện ban đầu giống cảm
cúm, và có thể tương tự như các trường hợp khác như nhiễm trùng, viêm ruột .
Biểu hiện ở thể khác của bệnh có thể gồm đau đầu, sốt, run, đau khớp,nôn, thiếu
máu tán huyết , vàng da, tiểu ra máu, tổn thương võng mạc, và co giật
c. Sán lá
- Con đường xâm nhập: Qua đường ăn uống ; qua da
- Tác hại và triệu chứng bệnh: Bệnh nhiễm sán lá: mệt mỏi, sốt nhẹ, mẩn ngứa ,
đau bụng hay đau thượng vị , ho khan, khạc đờm lẫn máu , sốt, đau, ho, tiêu chảy,
sưng hạch, đờ đẫn gây ra nhiễm trùng máu …..
4


Sáng kiến kinh nghiệm
d. Sán dây
- Con đường xâm nhập: Qua đường ăn uống ; người ăn phải thịt lợn, thịt bò có ấu
trùng sán (nang sán) chưa được nấu chín
- Tác hại và triệu chứng bệnh:
+ Bệnh sán dây trưởng thành: chủ yếu gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa
+ Bệnh ấu trùng: tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện
khác nhau có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn
trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù nếu có
nang sán ở mắt
e. Giun tròn
- Con đường xâm nhập: qua thức ăn, nước uống, rau quả, tay bẩn
- Tác hại và triệu chứng bệnh: Bệnh do nhiễm giun tròn: Ho khan, sốt nhẹ và đau
ngực. Ngứa ngoài da; đau bụng, ăn không ngon, đầy hơi, buồn nôn . Ngoài ra, giun
đũa có thể chui lên ống dẫn mật gây ra cơn đau bụng khủng khiếp, người bệnh phải
ôm bụng, lăn lộn .

2.2.2. Gây bệnh gián tiếp.
a. Ốc, cua, tôm
- Chứa vật kí sinh: Sán lá
- Con đường lây nhiễm : người ăn phải cua, tôm nướng, chưa được nấu chín
- Tác hại và triệu chứng bệnh : gây ra bệnh nhiễm sán với triệu chứng đã đề cập.
b. Muỗi
- Chứa vật kí sinh: trùng sốt rét, trùng sốt xuất huyết
- Con đường lây nhiễm : người bị muỗi chứa kí sinh trùng đốt.
- Tác hại và triệu chứng bệnh :
+ Sốt rét : đã đế cập
+ Sốt xuất huyết Sốt cao đột ngột từ 39- 40 độ, liên tục uống thuốc hạ sốt thì
giảm nhưng sau sốt lại.Xuất huyết,chấm xuất huyết rải rác dưới da,chảy máu cam
chảy máu chân răng, nướu răng, ói, đi cầu ra máu, đau bụng.
c. Chim, gà
- Chứa vật kí sinh: virus cúm A và các virus biến chủng: H1N1,H5N1,H7N9…..
- Con đường lây nhiễm : lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có
thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo.
- Tác hại và triệu chứng bệnh : triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác :
sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết và;ở những trường hợp nghiêm
trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong.
5


Sáng kiến kinh nghiệm
d. Chuột
- Chứa vật kí sinh: vi khuẩn Dịch hạch, Virus Hanta, Sốt chuột cắn ….
- Con đường lây nhiễm : qua Bọ chét; qua phân, nước tiểu; qia vết cắn
- Tác hại và triệu chứng bệnh :
+ Bệnh dịch hạch : sốt, ớn lạnh và viêm hạch , viêm phổi nặng và có thể lây lan từ
người sang người.

+ Bệnh do Hanta virus : viêm phổi và sốt xuất huyết kèm theo suy thận.
+ Sốt chuột cắn : sốt, đau cơ, đau khớp, nôn ói, hồng ban, cũng có thể có xuất
huyết.
e. Dơi, tinh tinh
- Chứa vật kí sinh: virus Ebola.
- Con đường lây nhiễm : Qua người nhiễm virus có triệu chứng, người mắc bệnh
tử vong, động vật nhiễm virus.
- Tác hại và triệu chứng bệnh : sốt đột ngột, cơ thể suy yếu trầm trọng, đau cơ và
đau cổ họng; bệnh tiến triển sẽ có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy và xuất huyết cả
bên ngoài và bên trong nhưchảy máu cam hoặc tiểu ra máu.
2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh trong việc
phòng, chống bệnh và dịch bệnh.
2.3.1. Thực hiện tích hợp vào giảng dạy :
a. Tác dụng của tích hợp đối với chuyên đề .
Thông qua việc tích hợp HS biết được nhiều kiến thức, được chủ động tìm tòi,
chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện các kĩ năng sống như kĩ năng phòng bệnh cho
bản thân, gia đình và xã hội.
b. Những bài có thể thực hiện tích hợp.
Tên bài

Địa chỉ tích
hợp
Bài 6. Trùng kiết lị và Toàn bài
trùng sốt rét

Nội dung tích hợp

Tác nhân gây bệnh , con đường
xâm nhập, tác hại và phòng tránh
bệnh kiết lị và bệnh sốt rét.

Bài 12. Một số giun dẹp Mục I. Một Con đường xâm nhập , tác hại và
khác và đặc điểm chung số giun dẹp phòng tránh sán lá máu, sán dây ở
của ngành Giun dẹp.
khác
người.
Bài 13. Giun đũa.
Mục I. Cấu
Con đường xâm nhập , tác hại và
tạo ngoài.
phòng tránh giun đũa.
Mục 2 (IV) .
6


Sáng kiến kinh nghiệm

Bài 14. Một số giun tròn
khác và đặc điểm chung
của ngành Giun tròn
Bài 27. Đa dạng và đặc
điểm chung của lớp Sâu
bọ.
Bài 44. Đa dạng và đặc
điểm chung của lớp
Chim
Bài 49. Đa dạng của lớp
Thú – Bộ dơi, bộ cá voi.
Bài 51. Bộ móng guốc
và bộ linh trưởng.
Bài 50. Đa dạng của lớp

Thú – Bộ ăn sâu bọ, bộ
gặm nhấm và bộ ăn thịt

Vòng đời
giun đũa.
Mục I. Một
số giun tròn
khác
Mục2 (II).Vai
trò thực tiễn
của sâu bọ
Mục III.Vai
trò của chim.

Con đường xâm nhập , tác hại và
phòng tránh giun kim, giun chỉ.

Tác nhân gây bệnh , con đường
xâm nhập, tác hại và phòng tránh
bệnh bệnh dịch tả, sốt xuất huyết
Tác nhân gây bệnh, con đường
xâm nhập, tác hại và phòng tránh
bệnh cúm gia cầm.
Mục I. Bộ dơi Tác nhân gây bệnh , con đường
xâm nhập, tác hại và phòng tránh
bệnh Ebola
Mục I. Bộ ăn Tác nhân gây bệnh , con đường
sâu bọ
xâm nhập, tác hại và phòng tránh
Mục II. Bộ ăn bệnh dịch hạch

thịt

c. Ví dụ minh họa:
* Ví dụ 1 : Bài 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đạt chuẩn:
-Trình bày được hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng, và vòng đời phát triển của trùng
sốt rét và trùng kiết lị
- Chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng môn học: kỹ năng thu thập kiến thức qua kênh hình, phân tích tổng hợp
- Kĩ năng sống:
+ Tìm kiếm, xử lí thông tin khi quan sát tranh ảnh
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực
+ Kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh các bệnh do trùng sốt rét & trùng kiết lị
gây nên
3. Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường ;
phòng bệnh cho bản thân; gia đình và xã hội.
7


Sáng kiến kinh nghiệm
II. Phương tiện dạy học:
Phiếu bảng :
Trùng kiết lị

Trùng sốt rét

Cấu tạo
Dinh dưỡng

Phát triển
III. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:
- Dạy học nhóm
- Hỏi chuyên gia
- Trình bày 1 phút
- Vấn đáp, tìm tòi
IV. Tiến trình bài giảng
1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ :
HS1: Cho biết cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình?
HS2: Cho biết cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng giày?
3.Bài mới
HĐ của GV và HS
Nội dung
HĐ 1 :Tìm hiểu Cấu tạo dinh dưỡng và sự phát I. Trùng kiết lị
triển của trùng kiết lị và trùng sốt rét
rét
- GV yêu cầu hs ng/cứu sgk và quan sát hình
6.1, 6.2, 6.3, 6.4 (T23, 24 ) hoàn thành phiếu
học tập
- HS thảo luận và hoàn thành phiếu
(y/c: +Cơ thể tiêu giảm bộ phận di chuyển
+ Dinh dưỡng: dùng chất dinh dưỡng của vật
chủ
+ Trong vòng đời: phát triển nhanh và phá huỷ
Trùng
cơ quan để kí sinh )
kiết lị
Cấu - Có chân
- GV thu phiếu treo lên bảng sửa chữa

tạo
gỉa ngắn
- GV cho hs qs phiếu mẫu kiến thức
- Không
- HS theo dõi phiếu chuẩn  tự sửa chữa
có không
- GV cho hs làm nhanh BT mục (T23) sgk .
8

và trùng sốt

Trùng sốt
rét
- Không có
cơ quan di
chuyển
- Không có


Sáng kiến kinh nghiệm
so sánh trùng kiết lị và trùng biến hình?( giống
nhau: có chân giả, kết bào xác; khác nhau: chỉ
ăn hồng cầu, có chân giả ngắn)
- Lưu ý: trùng sốt rét không kết bào xác mà
sống ở động vật trung gian.
GD phòng tránh bệnh.
GV: Cho HS thảo luận làm bảng so sánh
trùng kiết lị và trùng sốt rét
Kích Con
thước đường

truyền
dịch
bệnh
Trùn
g kiết
lị
Trùn
g sốt
rét

Nơi

sinh


c
hại

Thực
hiện qua
Dinh
màng TB
dưỡ
-Nuốt
ng
hồng cầu

Trong
Tên
môi

bệnh
trường 
kết
bào
xác

Phát
ruột người
triển
 chui ra
khỏi bào
xác

bám vào
thành ruột

? Biểu hiện người bệnh kiết lị?
? Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu
HS:
GV thông báo thêm:
Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh
không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng
tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là
lỵ tối cấp thường là áp xe gan, có thể vỡ vào
màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.
GV? Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể bằng
cách nào?
HS: Bào xác theo thức ăn , nước uống vào
ống tiêu hóa con người.
GV: Người bị bệnh có lây sang người lành

9

bào

các
bào

không

- Thực hiện
qua màng
TB
- Lấy chất
dinh dưỡng
từ hồng cầu
Trong
tuyến nước
bọt
của
muỗi

máu người
 chui vào
hồng cầu và
sinh sản phá
huỷ
hồng
cầu



Sáng kiến kinh nghiệm
được không ? Vì sao.
HS:………..
GV: Hoàn chỉnh thêm: Người bệnh thải phân
trung bình mỗi ngày người bệnh thải ra 300
triệu bào xác. Ở ngoài tự nhiên bào xác có
thể tồn tại được 9 tháng , theo nguồn nước
xâm nhập vào ống tiêu hóa người; có thể bám
vào tay chân của người, chân vật nuôi ( chó,
mèo) hoặc cơ thể ruồi, nhặng để truyền qua
thức ăn …
GV: yêu cầu các nhóm thảo luận đề ra các
biện pháp phòng tránh bệnh cho bản thân và
cho mọi người
HS: các nhóm thảo luận- đại diện báo cáo bổ
sung nhau.
GV: Hoàn chỉnh cho các nhóm:
Phòng tránh:
+ Ăn chin, uống sôi
+ Rau, quả ngâm rửa bằng nước muối
+ Hạn chế tiếp xúc gần với vật nuôi: chó,
mèo.
+ Thức ăn phải đậy kĩ, tránh để ruồi bu.
+ Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi
vệ sinh.
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
GV: ? Biểu hiện người bệnh sốt rét ?
? Tại sao người bị sốt rét da tái xanh
GV: Nói thêm về bệnh sốt rét: Biểu hiện ban
đầu của bệnh là các triệu chứng giống cảm

cúm, và có thể nhiễm trùng, viêm ruột , đau
đầu, sốt, run, đau khớp, nôn, thiếu máu tán
huyết, vàng da, tiểu ra máu, tổn thương võng
mạc, và co giật.
Các triệu chứng điển hình của bệnh sốt rét

10


Sáng kiến kinh nghiệm
run rẩy và đổ mồ hôi, xảy ra cứ mỗi hai ngày
hoặc ba ngày; hành vi bất thường, run giật II. Bệnh sốt rét ở nước ta (sgk )
nhãn cầu, hoặc hôn mê
HĐ 2: Tìm hiểu Bệnh sốt rét ở nước ta
GV: Thông báo tình hình bệnh sốt rét ở nước
ta
GV? Em có biết những chính sách của Nhà
nước trong công tác phòng chống bệnh sốt
rét
+ Tuyên truyền ngủ có màn
+ Dùng thuốc diệt muỗi, nhúng màn miễn
phí
+ Phát thuốc chữa cho người bệnh.
GV? Bản thân em sẽ làm những gì để phòng
chống bệnh sốt rét?
HS: Giữ vệ sinh môi trường, khơi thông cống
rãnh, phát quang bụi rậm, lu bể chứa nước
phải đậy nắp….
4. Củng cố/ luyện tập: Đánh dấu vào câu trả lời đúng:
1.Bệnh kiết lị do loại trùng nào gây nên?

a. Trùng biến hình
b. Tất cả các loại trùng
c. Trùng kiết lị
2. Trùng sốt rét phá huỷ loại TB nào của máu?
a. Bạch cầu
b. Hồng cầu
c. Tiểu cầu
3. Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào?
a. Qua ăn uống
b. Qua hô hấp
c. Qua máu
? Tại sao người ở vùng núi hay bị bệnh sốt rét.
5. Dặn dò/ Vận dụng:
- Học bài
- Qua bài học em hãy tự đề ra các biện pháp để diệt muỗi và phòng tránh bệnh ở
gia đình em
- Xem lại các ĐVNS đã học chúng có đặc điểm chung gì ? Vai trò gì trong đời
sống?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………

11


Sáng kiến kinh nghiệm
* Ví dụ 2 : Tiết 46- Bài 44 : ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA LỚP CHIM
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đạt chuẩn:

+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của các đại diện trong 3 nhóm chim và
đặc điểm đặc trưng nhất phân biệt 3 nhóm đó.
+ Mô tả được tính đa dạng của chim: thể hiện ở số loài, thành phần loài, môi
trường sống.
+ Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim trong đời sống.
- Trên chuẩn : Phân tích được sự thích nghi với đời sống của một số loài chim.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng môn học:phân tích, thảo luận nhóm.
b. Kĩ năng sống:
- Tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng so sánh,phân tích khái quát để rút ra đặc điểm chung.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
- Kĩ năng phòng bệnh.
3. Thái độ: GD yêu thích môn học , bảo vệ động vật, môi trường và biết phòng
tránh bệnh.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV :
- Tranh ảnh, video clip minh hoạ về tính đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của
lớp chim.
- Bảng phụ kẻ phiếu học tập cho các nhóm.
2. Chuẩn bị của HS:
Tìm hiểu sự đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp chim.
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
- Dạy học nhóm
- Biểu đạt, sáng tạo
- Vấn đáp, tìm tòi
IV. Tiến trình bài giảng
1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
12



Sáng kiến kinh nghiệm
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi :
Nêu đặc điểm Các cơ quan dinh dưỡng ở chim bồ câu? Những đặc điểm nào giúp
chim thích nghi với đời sống bay ?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhóm chim và
sự đa dạng của lớp chim.
GV cho HS kể tên một số loài chim.
GV chiếu ảnh giới thiệu thêm một số loài
chim.
GV ?Qua những hình ảnh trên nói lên điều gì
về sự đa dạng ở lớp chim?
GV thông báo số lượng loài chim hiện nay và
sự phân chia lớp chim thành các nhóm sinh
thái lớn.
GV chiếu đoạn phim về chim đà điểu.
GV? Qua đoạn phim trên em hãy cho biết tên,
môi trường sống và tập tính của loài chimtrong phim.( chuẩn )
HS: trả lời
GV? Những đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ đà
điểu thích nghi với tập tính chạy nhanh ?
(trên chuẩn )
HS trả lời, phân tích.
GV? Qua một số đại diện, em hãy cho biết
điểm đặc trưng trong cấu tạo ngoài của nhóm
chim chạy là gì? ( chuẩn )

HS trả lời
GV chiếu đoạn phim về chim cánh cụt.
GV? Qua đoạn phim trên em hãy cho biết tên,
môi trường sống và tập tính của loài chim
trong phim.? ( chuẩn )
HS: chim cánh cụt, bơi lội ở biển.
13

Nội dung
I. Các nhóm chim

Lớp chim chia làm 3 nhóm
sinh thái lớn:

Nhóm chim chạy:
+ Đời sống: không biết bay,
chạy nhanh trên thảo nguyên,
hoang mạc.

+ Đặc điểm cấu tạo: Cánh
ngắn, yếu. Chân cao, to, khỏe,
có 2 hoặc 3 ngón.
Nhóm chim bơi:
+ Đời sống: không biết
bay,thích nghi cao với bơi lội
trong nước.


Sáng kiến kinh nghiệm
GV? Những đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ

chim cánh cụt thích nghi với đời sống bơi lội?
(trên chuẩn )
HS trả lời, phân tích.
GV giới thiệu một số loài khác trong nhóm
chim bơi.
GV? Qua một số đại diện, em hãy cho biết
điểm đặc trưng trong cấu tạo ngoài của nhóm
chim bơi là gì? ( chuẩn )
HS trả lời.
GV yêu cầu HS kể tên một số loài trong nhóm
chim bay.
GV? : Những loài trong nhóm chim bay có đặc
điểm gì đặc trưng để phân biệt với nhóm chim
chạy và nhóm chim bơi? ( chuẩn )
HS: trả lời
GV cho HS quan sát thêm hình ảnh và đặc
điểm cấu tạo của một số bộ trong nhóm chim
bay.
HS nhận xét về sự đa dạng của lớp chim.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của
lớp chim( chuẩn )
GV cho HS thảo luận nêu đặc điểm chung của
chim về: cơ quan di chuyển,hệ hô hấp, tuần
hoàn, sinh sản ( đặc điểm trứng và tập tính ấp
trứng) và thân nhiệt bằng cách thảo luận làm
phiếu.
GV phân chia bài làm cho các nhóm.
HS thảo luận điền vào phiếu.
GV thu phiếu, nhận xét, sửa chữa cho các
nhóm qua kết quả .

HS: Rút ra kết luận về đặc điểm chung của lớp
chim.
Hoạt động 3:Tìm hiểu vai trò của

14

+ Đặc điểm cấu tạo: Bộ xương
cánh dài,khỏe,có lông nhỏ,
ngắn và dày, không thấm nước.
Dáng đứng thẳng. Chân ngắn, 4
ngón, có màng bơi.

- Nhóm chim bay:
+ Đời sống: đa phần thích nghi
với đời sống bay.
+ Đặc điểm cấu tạo: Cánh phát
triển: dài, khỏe, lông cánh dài.
Chân có 4 ngón.

Lớp chim có sự đa dạng về
loài, thành phần loài và môi
trường sống
I. Đặc điểm chung của lớp
chim

- Chi trước biến đổi thành cánh
- Phổi có mạng ống khí, có túi
khí tham gia hô hấp.
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi
cơ thể.

- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp
nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Là động vật hằng nhiệt.
III. Vai trò của chim


Sáng kiến kinh nghiệm
chim(chuẩn )
GV yêu cầu HS nêu những lợi ích của chim
trong tự nhiên, trong nông nghiệp và trong đời
sống con người.Cho ví dụ.
Giáo dục HS: phát triển các loài chim có ích
và bảo vệ các loài chim quý hiếm
HS: Liên hệ bảo vệ rừng MT sống của chim ),
bảo vệ nguồn nước, cấm săn bắn bừa bãi ….
GV? Bên cạnh những mặt lợi ích đó thì lớp
chim có mặt hại nào?Cho ví dụ.
HS nêu tác hại.
Giáo dục HS phòng bệnh:
Gv lưu ý HS bên cạnh những lợi ích thì lớp
chim hiện nay còn co khả năng lan truyền
dịch bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe và
tính mạng con người.Em có biết bệnh dịch
này không?
HS: trả lời
GV cho HS xem đoạn phóng sự ngắn về tình
hình dịch cúm gia cầm.
GV cho HS biết một số thông tin về Con
đường lây nhiễm và tác hại đối với người
Bệnh cúm gia cầm lây truyền qua không khí

và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm
trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo.
Đối với con người, cúm gia cầm gây ra các
triệu chứng tương tự như của các loại cúm
khác . Đó là sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ
bắp, viêm màng kết và;ở những trường hợp
nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và
viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong.
GV? Hiện chưa có vác xin phòng bệnh và
thuốc điều trị đặc hiệu, do đó phòng bệnh là
biện pháp quan trọng. Vậy Em cần phải làm

15

- Có lợi::
* Đối với thiên nhiên và nông
nghiệp:
+ Giúp phát tán cây
rừng.
+ Thụ phấn cho cây.
+ Tiêu diệt sâu bọ và
động vật gặm nhấm.
* Đối với con người:
+ Cung cấp thực phẩm.
+ Cung cấp lông làm đồ
dùng và trang trí.
+ Làm cảnh,phục vụ du
lịch.
+ Huấn luyện để săn
mồi.

- Có hại: ăn hạt, quả, cá và lan
truyền dịch bệnh.


Sáng kiến kinh nghiệm
gì để bảo vệ mình và cộng đồng?
HS: Nêu các biện pháp phòng chống cúm.
Chỉ ăn thịt, trứng và các sản phẩm khác của
gia cầm được nấu chín kỹ.
- Chỉ mua gia cầm và sản phẩm gia cầm rõ
nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị
bệnh.
- Không ăn tiết canh.
- Không làm thịt và ăn các loại gia cầm ốm,
chết.
· Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng
bệnh
- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau
khi tiếp xúc với gia cầm, trước khi ăn.
- Rèn luyện thân thể, giữ ấm cơ thể, để nâng
cao khả năng phòng bệnh.
- Nên thay, giặt quần áo, rửa giầy dép hàng
ngày.
· Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
- Hạn chế tiếp xúc gia cầm kể cả khi chúng
còn khỏe.
- Không cho gà đấu chọi, không xem chọi
gà.
- Chỉ giết mổ gia cầm khỏe; đeo khẩu trang,
găng tay khi giết mổ; rửa dao, thớt bằng

nước sôi sau khi giết mổ; nên có hai thớt để
thái thịt sống và thái thịt chín.
- Không cho trẻ em tiếp xúc với gia cầm hoặc
chơi cạnh chuồng gia cầm.
- Đeo khẩu trang, găng tay, mặc quần áo bảo
hộ khi phải tiếp xúc với gia cầm.
· Hãy đến ngay cơ sở Y tế khi : Sốt cao trên
38 độ C, ho, đau ngực, khó thở kèm theo đau
đầu, đau cơ mệt mỏi...Cần đến ngay các cơ

16


Sáng kiến kinh nghiệm
sở Y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp
thời. Không tự ý mua thuốc điều trị ở nhà.

4. Củng cố/ luyện tập:
* Phần 1: Cho HS làm bài tập: Điền vào chỗ trống:
Đặc điểm cấu tạo của các nhóm chim:
- Nhóm Chim chạy: ..............................................................................
- Nhóm Chim bơi : ...............................................................................
- Nhóm Chim bay: ................................................................................
* Phần 2: Cho HS giải ô chữ:
1. Chim cánh cụt được xếp vào nhóm chim nào?
Đáp án: Nhóm chim bơi
2. Chân đà điểu có đặc điểm gì để thích nghi với việc chạy nhanh?
Đáp án:Chân cao, to, khỏe có 2 - 3 ngón
3. Nhờ có quá trình này trứng mới nở thành con ?
Đáp án: Ấp trứng

4. Đặc điểm chung của lớp chim là cổ dài, da khô có vảy sừng bao bọc, tim 3
ngăn, tâm thất có vách hụt là đúng hay sai?
Đáp án: sai
5. Dặn dò / vận dụng:
- Học bài và trả lời câu hỏi 2,3/SGK-146
- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ, phát triển các loài chim để bảo tồn tính đa
dạng của chim.
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh và tránh lây lan bệnh ở gia cầm.
- Xem trước bài 45 : Thực hành xem băng hình về đời sống và tập tính chim” và
chuẩn bị vở, viết để ghi chép lại nội dung khi xem băng hình.
V. RÚT KINH NGHIỆM:

17


Sáng kiến kinh nghiệm
2.3.2. Sử dụng phương tiện trực quan vào giảng dạy: Phương tiện trực quan có
nhiều loại , trong phạm vi chuyên đề tôi xin đề cập đến nhóm phương tiện đó là
tranh ảnh và video clip.
- Như chúng ta đã biết có khoảng cách giữa kiến thức và hành vi của con người. Vì
vậy để giúp học sinh ý thức được viêc phòng bệnh là vô cùng cần thiết thì giáo
viên không chỉ tập trung truyền đạt kiến thức mà còn phải gây được ấn tượng, ảnh
hưởng tới hành vi hiện tại và sau này của các em.
- Tác dụng của hình ảnh :
+ Thu hút học sinh chú ý đến kiến thức về bệnh và dịch bệnh, kích thích sự tò mò,
muốn biết, muốn tìm hiểu động vật đó là gì ? sống ở đâu ? gây ra bệnh gì ? mình
có thể bị nhiễm bệnh không ?…
Ví dụ :

Hình ảnh giun đũa


Virus H7N9
18

Hình ảnh giun chỉ

Virus H5N1


Sáng kiến kinh nghiệm
+ Hình ảnh có thể giúp học sinh thấy được mức độ nguy hiểm cũng như tác hại
của động vật gây bệnh để từ đó có ý thức phòng tránh.

Hình ảnh người bị nhiễm giun đũa.

19


Sáng kiến kinh nghiệm

20


Sáng kiến kinh nghiệm
Hình ảnh người bị bệnh chân voi do muỗi đốt có chứa ấu trùng giun chỉ.

Hình ảnh người bị bệnh cúm gia cầm

21



Sáng kiến kinh nghiệm
Hình ảnh dịch cúm gia cầm

Hình ảnh người bệnh Ebola
22


Sáng kiến kinh nghiệm

Nạn nhân tử vong vì Ebola bị cách ly, bỏ rơi, thậm chí còn không được chôn cất.

Hoặc một số clip :

Clip giun đũa trong cơ thể người

23

Clip lấy giun ra khỏi bụng.


Sáng kiến kinh nghiệm

Clip tinh hình dịch bệnh
+ Hình ảnh sẽ rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, kỹ năng mô tả giúp các em nắm
vấn đề một cách chắc chắn và bền vững. Cũng như mô tả được vòng đời, trình bày
được phương thức xâm nhập của động vật gây bệnh; đề ra được các biện pháp
phòng tránh hoặc khắc sâu thêm kiến thức phòng bệnh để vận dụng phòng tránh
trong cuộc sống.


24


Sáng kiến kinh nghiệm
Vòng đời giun đũa

Chu trình tái nhiễm giun

Vòng đời giun móc
25


×