Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Day hoc tich hop chu de lien mon bai So nguyen amToan6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.81 KB, 16 trang )

PHIẾU THÔNG TIN GIÁO VIÊN DỰ THI
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NGHỆ AN
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH CHƯƠNG
- Trường THCS Thanh Khê
- Địa chỉ: Thôn Nam Lĩnh, xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An.
- Email:
- Họ và tên giáo viên: Nguyễn Đăng Thành
- Ngày sinh: 28/7/1981

Môn: Toán

- Điện thoại: 0919572776

Email:


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
1. Tên hồ sơ dạy học: Dạy học tích hợp các môn học: Số học, Vật lý, Địa lý,
Lịch sử, Mĩ thuật và các vấn đề thực tế. Thông qua chủ đề : Làm quen với
sốnguyên âm - Số học 6
2. Mục tiêu dạy học.
Dạy học tích hợp các môn học: Số học, Vật lý, Địa lý, Lịch sử, Mĩ thuật và
các vấn đề thực tế. Thông qua chủ đề : Làm quen với số nguyên âm.
Thực tế qua quá trình dạy học tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn
vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa và có hiệu quả
rõ rệt đối với học sinh. Đặc biệt đối với học sinh lớp 6 mới bắt đầu làm quen với
số nguyên âm, một số khái niệm, kiến thức của các môn học liên quan các em
chưa nắm chắc hoặc chưa được học.
Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ nắm
kiến thức một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để


trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những
sản phẩm này sẽ làm cho các bài dạy sinh động hơn, tạo không khí nôi và các em
hứng thú hơn trong quá trình học tập, đồng thời giúp người giáo viên không
ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt
hiệu quả cao hơn.
a) Kiến thức.
- Giúp các em nắm được mối liên quan giữa các kiến thức vật lý, địa lý, lịch
sử, mĩ thuật và các vấn đề thực tế với số nguyên âm. Ý nghĩa của số nguyên âm.
- Biết dùng số nguyên âm và số tự nhiên để diễn đạt các đại lượng, các nội
dung kiến thức của các môn học vật lý, địa lý, lịch sử, mĩ thuật và các vấn đề
thực tế liên quan và ngược lại.
- Biết dùng các đại lượng có hai hướng ngược nhau trong thực tế vào toán
học.
* Kiến thức vật lý: Học sinh biết dùng số nguyên âm để diễn đạt nhiệt độ
dưới 00C . Cụ thể:
- Đọc nhiệt độ trên nhiệt kế thực tế và các hình vẽ minh họa nhiệt kế chỉ
nhiệt độ trên, dưới 00C
- Nhiệt độ của nước đang sôi, nước đóng băng, nhiệt độ của một số nơi trên
trái đất.
- Những nơi nào lạnh, nóng nhất thế giới? Nơi nào lạnh nhất Việt Nam?
* Kiến thức địa lý:


- Học sinh hiểu khái niệm về độ cao, thấp của vị trí địa lý so với mực nước
biển: Để chỉ độ cao thấp ở các vùng khác nhau trên trái đất người ta lấy mực
nước biển làm chuẩn.
- Học sinh biết dùng số nguyên âm và số tự nhiên để diễn đạt độ cao thấp ở
các vùng khác nhau trên trái đất và ngược lại. Cụ thể:
+ Độ cao của đỉnh núi Phan - xi- păng là 3 143 mét .
+ Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là âm 30 mét, hay trừ 30 mét (- 30m).

- Thông qua bài học này gợi mở cho học sinh hiểu biết thêm một số kiến thức
về môn Địa lí, giúp các em yêu và thích khám phá thiên nhiên, thế giới qua các
câu hỏi thú vị sau:
+ Những nơi nào lạnh, nóng nhất thế giới? Nơi nào lạnh nhất Việt Nam?
+ Những nới có độ cao, sâu nhất thế giới?
+ Độ sâu của Biển đông Việt Nam? Độ sâu của một số hang động thiên nhiên
ở Việt Nam?
+ Quốc gia nào có vị trí địa lí thấp nhất thế giới?
...
* Kiến thức lịch sử:
- Học sinh biết dùng số nguyên âm để diễn đạt thời gian trước công nguyên.
- Thông qua bài học này gợi mở cho học sinh hiểu biết thêm một số kiến thức
về môn Lịch sử, giúp các em yêu và thích khám phá thiên nhiên, thế giới qua các
câu hỏi thú vị sau:
+ Tìm hiểu và thống kê các nhân vật lịch sử (các nhà Toán học, Lí học..., các
danh nhân, các vị thần...) có năm sinh trước Công nguyên mà em biết?
* Kiến thức mĩ thuật: Tích hợp với môn Mĩ thuật và Địa lí các em có thể tìm
hiểu và kể tên các công trình mĩ thuật thời cổ đại (Hi lạp, La mã...) mà em biết?
* Kiến thức thực tế: Học sinh biết dùng số nguyên âm để diễn đạt số tiền nợ.
b) Kỹ năng:
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy toán học, kiến thức liên môn, thảo luận
nhóm, thu thập thông tin, phân tích các đại lượng, liên quan đến toán học và thực
tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
- Rèn kĩ năng viết, phát biểu bằng lời, kĩ năng phân tich, đánh giá..., kĩ năng
sinh hoạt nhóm...
c) Thái độ:


- Giáo dục ý thức liên hệ giữa kiến thức toán học và thực tế.

- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức
liên môn trong việc giải quyết vấn đề.
3. Đối tượng dạy học của bài học.
+ Đối tượng dạy học là học sinh
- Số lượng học sinh: 102 em
- Số lớp thực hiện: 3 lớp
- Khối lớp: 6
4. Ý nghĩa của bài học.
- Ngoài việc giúp các em nắm chắc kiến thức về số nguyên âm còn gắn kết
các kiến thức, kỹ năng thái độ các môn học với nhau, với thực tế đời sống xã
hội, làm cho HS yêu thích môn học Số học và yêu cuộc sống hơn .
- Gợi cho học sinh trí tưởng tưởng, sáng tạo, tìm tòi và khám phá kiến thức
các môn học trong chương trình SGK, các phương tiện thông tin và khám phá,
tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống trên trái đất... Hình thành và phát triển năng lực
toàn diện cho học sinh.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
Giáo viên:
- Máy chiếu
- Phiếu học tập
- Sưu tầm nội dung các bài toán sử dụng kiến thức liên môn và hiểu biết
xã hội.
- Các hình ảnh minh họa các nội dung kiến thức trên.
Học sinh:
- Kiến thức liên quan đến số học,
- Nhiệt kế có chia độ âm, thước kẻ có chia đơn vị.
- Tìm hiểu độ cao các vị trí địa lí so với mực nước biển, mốc thời gian và
nhân vật lịch sử trước - sau công nguyên...
- Bút dạ viết phiếu học tập.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:


TIẾT 40

Chương II: SỐ NGUYÊN
§1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM


I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và thực tế) phải mở rộng tập N
thành tập số nguyên.
- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tế.
2. Kĩ năng:
- Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
- Rèn kĩ năng liên hện thực tế vào toán học.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Máy chiếu
- Phiếu học tập
- Sưu tầm nội dung các bài toán sử dụng kiến thức liên môn và hiểu biết
xã hội.
- Các hình ảnh minh họa các nội dung trên.
Học sinh:
- Kiến thức liên quan đến số học,
- Nhiệt kế có chia độ âm, hình vẽ biểu diễn độ cao ( âm, dương, 0), thước
kẻ có chia đơn vị.
- Bút dạ viết phiếu học tập.
- Tìm hiếu một số thông tin thực tế: nơi nào lạnh nhất, sâu nhất thế giới,
độ sâu của Biển đông Việt Nam.... Các nhân vật lịch sử, các công trình mĩ thuật
trước Công nguyên...

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định
2. Kiểm tra
GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính:4 + 6; 4 .6; 4 - 6
GV giới thiệu sơ lược về chương “ Số nguyên “ .
3. Tiến hành bài mới
Hoạt động của thầy
Kiến thức
Hoạt động của
trò
GV : Đặt vấn đề
“ -30C nghĩa là gì ?, Vì sao
ta cần đến số có dấu “-“
đằng trước ?
GV : Giới thiệu số có


dấu “-“ và cách đọc .
* Nội dung liên quan môn
1. Các ví dụ :
0
vật lý: C.
- Trả lời theo sự
SGK trang 67
- Để đo nhiệt đo người ta hiểu biết vốn có .
- Các số : -1, -2, -3 …….
dùng dụng cụ nào?
- HS đọc SGK
gọi là số nguyên âm .
GV : Xem ví dụ 1(sgk).

- Đọc phần ví dụ 1 - Ví dụ tương tự sgk .
(quan sat trên màn hình)

(sgk : tr 66)
thực hiện ?1 .



Trả lời ?1

- Quan sát màn
chiếu

- GV chiếu nộị dung lên
màn chiếu (hình ảnh minh - Trả lời nhanh tại
họa nhiệt độ các thành phố chỗ
Hà Nội, Huế, Đà Lạt, TP
Hồ Chí Minh, Bắc Kinh,
Mát-xcơ-va, Pa-ri, Niuyoóc.
- GV củng cố cách đọc “ -Nghe giảng .
số nguyên âm “ qua ?1
- Vậy “ -30C nghĩa là gì ?

- Nhiệt độ 3 độ
dưới 00C .

? Qua VD1 và ?1 , hãy cho
biết số nguyên âm dùng để
làm gì?


Số nguyên âm
dùng để chỉ nhiệt
o
độ dưới 0 C

* Củng cố: Mở rộng tích
hợp kiến thức.
Hãy cho biết:

HS thảo luận
nhóm trả lời:...

- Những nơi nào lạnh nhất
thế giới? Nơi nào lạnh nhất
Việt Nam?
- GV giới thiệu thêm hình
ảnh một số vị trí lạnh nhất HS quan sát và đọc
trên thế giới trên màn nội dung các thông
tin trên màn chiếu.
chiếu.

- Trạm Vostok Station,
Antarctica (Nga) là một
trong những nơi lạnh nhất
trên Trái đất. Trung tâm
nghiên cứu này của nước


Nga có nhiệt độ lạnh kỷ lục
là -89.20C (-128.56 F).

- Oymyakon,
Nga
Mọi người đều biết nước
Nga lạnh. Oymyakon ở Nga
là nơi có người sinh sống
lạnh nhất trên thế giới. Nhiệt
độ thấp nhất được ghi lại là
-71.2 0C (-96.16 F)

* Nội dung liên quan môn
địa lý: vị trí địa lý và độ - Hoạt động tương
....
cao – thấp so với mực tự ví dụ 1 .
nước biển
- Học sinh hiểu
GV : Giới thiệu tiếp ví dụ 2 khái niệm về độ
tương tự sgk .( có thể sử cao, thấp của vị trí
dụng hình vẽ biểu diễn độ địa lý so với mực
cao ( âm, dương, 0)) .
nước biển:
Để chỉ độ cao
thấp ở các vùng
khác nhau trên
trái đất người ta
lấy mực nước biển
làm chuẩn.

GV : Củng cố cách đọc qua ?2- Độ cao của ?2- Độ cao của đỉnh núi
đỉnh núi Phan - xi- Phan - xi- păng là 3 143
?2

păng là 3 143 mét . mét .
- Độ cao của đáy - Độ cao của đáy vịnh Cam
vịnh Cam Ranh là Ranh là âm 30 mét, hay trừ
âm 30 mét, hay trừ 30 mét .
30 mét .
* Củng cố: Mở rộng tích
hợp kiến thức địa lí.
Hãy cho biết:

HS
thảo luận - Độ cao của đáy vực Ma-ri+ Những nới có độ cao, nhóm trả lời:...
an âm 11 524 mét.
sâu nhất thế giới?
- Ðộ sâu bình quân của biển
+ Độ sâu của Biển đông
Ðông là 1.140 m, nơi sâu
Việt Nam? Độ sâu của một
nhất đạt 5.559 m
số hang động thiên nhiên ở
- Hà Lan là quốc gia nằm
Việt Nam?


+ Quốc gia nào có vị trí HS quan sát và đọc thấp nhất so với mực nước
địa lí thấp nhất thế giới?
thông tin trên màn biển trên thế giới. Hà Lan có
khoảng 27% diện tích và
GV trình chiếu hình ảnh chiếu.
60% dân số nằm ở khu vực
các vị trí trên màn chiếu.

có độ cao dưới mực nước
* Nội dung liên quan thực
biển.
tế đời sống:có và nợ tiền
- Trả lời ?3
GV : Khẳng định lại ý
nghĩa của “số nguyên âm “
trong thực tế thường được - Tương tự với ?3.
sử dụng trong trường hợp
nào .
Gọi một học sinh lên bảng
vẽ tia số, cả lớp cùng vẽ
hình vào vở và nhận xét
hình vẽ của bạn.
Củng cố cách vẽ tia số, chú
ý gốc tia số .
GV: Nhấn mạnh cho học
sinh tia số phải có gốc,
chiều, đơn vị.

?3
Ông bảy có âm (trừ) 150 000
đồng.
Bà năm có 200 000 đồng
Cô Ba có âm (trừ) 30 000
đồng.
2. Trục số :
-3 -2 -1

Chiều âm


0 1 2

3 4

Gốc Chiều dương

GV : Xác định tia đối của -Vẽ tia số như H.
32 .
tia số ?
*Trục số: Gốc của trục số là
0
GV : Giới thiệu trục số như
sgk .
GV : Gợi ý HS xác định
các giá trị tương ứng với
mỗi vạch đã chia trên trục
số , suy ra các điểm cần tìm
.

*Chiều dương: Chiều từ trái
– phải

HS : Xác định tia
đối và biểu diễn *Chiều âm: Chiều từ phải →
các số nguyên âm trái
dựa theo “ gốc tia
“ và khoảng cách
GV : Giới thiệu phần chú ý chia trên tia số .
?4? 4

cách vẽ trục số theo cách
khác
GV: Cho học sinh thực
hiện bài tập ?4? 4 SGK.


GV: Trong thực tế ta có thể
vẽ trục số thẳng đứng như
HS : Làm ? 4.
hình 34 SGK.
- Dựa vào H. 33
Củng cố: Bài tập trắc
nghiêm

– Điểm A biểu diễn số - 6.
– Điểm B biểu diễn số - 2.
– Điểm C biểu diễn số 1.
– Điểm D biểu diễn số 5.

- HS hoạt động
(Nội dung ở trên màn chiếu nhóm hoàn thành
và phiếu học tập nhóm)
vào phiếu học tâp
- GV phát phiếu học tâp
- Trưng bày kết
nhóm yêu cầu HS thực hiện quả
- Trưng bày kết quả cho các -Nhận xét
nhóm nhận xét, đánh giá
- GV chốt lại vấn đề, kết
quả.

4. Củng cố
- Những số như thế nào HS trả lời:...
được gọi là số nguyên âm?
- Số nguyên âm dùng để chỉ
cái gì?

Bài tập:

Bài tập

Bài 1

-Cho hs làm Bài 1/68 sgk
GV chiếu nội dung và hình HS quan sát
35.SGK lên màn chiếu:
Gọi hs đọc đề
Gọi hs trả lời
Cho hs làm Bài 2
Gọi hs trả lời
* Nội dung liên quan môn
lịch sử: dùng số nguyên
âm để chỉ thời gian trước
Công nguyên
GV: Cho häc sinh thực

HS trả lời:...

a) các nhiệt kế a,b,c,d,e theo
thứ tự chỉ -3oC, -2oC, 0oC,
2oC, 3oC và đọc âm ba độ C,

âm hai độ C, không độ C, hai
độ C, ba độ C, ...
b) Nhiệt độ chỉ trong nhiệt
kế b cao hơn.

HS trả lời:...

Bài 2
a) Độ cao của đỉnh Núi Ê vơ - rét là 8848.
b) Độ cao của đáy vực Mari-an âm 11 524 mét.


hiện bài tập 3. SGK.
GV chiếu nội dung và hình
ảnh một số nhân vật liên HS đọc nội dung
quan:
bài 3. SGK
- Pi-ta-go sinh năm -570
nghĩa là ông sinh năm 570
trước Công nguyên.
- Thế vận hội đầu tiên diễn
ra năm 776 trước Công
nguyên
- Acsimet (284 - 212 trước HS quan sát và trả
Công nguyên) - là nhà giáo, lời:
nhà bác học vĩ đại của Hy
Lạp cổ đại
Gọi hs trả lời
- Cleopatra VII (69 TCN 30 TCN) là vị nữ Pharaoh
cuối cùng của Ai Cập và

cũng là một trong những nữ
hoàng nổi danh nhất trong
mọi thời đại.
* Nội dung liên quan môn
mĩ thuật: mĩ thuật thế giới
thời kì cổ đại.
GV chiếu nội dung và hình
ảnh một số công trình mĩ HS quan sát và trả
thuật liên quan:
lời:
? Hãy viết số nguyên
âm chỉ các năm sau:
- 3000
- Mĩ thuật cổ đại đã phát
triển từ hơn 3000 năm
trước Công nguyên ở
vùng Lưỡng Hà, Ai Cập
rồi đến Hi Lạp và La
- 2900
Mã.
- Kim tự tháp Kê-ốp (Ai

Bài 3
Năm -776

- Acsimet sinh năm – 284
, mất năm – 212.

- Cleopatra VII sinh năm


– 69 , mất năm – 30


Cập) được xây dựng vào
khoảng 2900 năm trước
Công nguyên.
• Mở rộng: tích hợp
liên môn.
GV trình chiếu nội dung HS quan sát và
và hình ảnh lên màn làm vào phiếu học
tập nhóm
chiếu:
Hãy dùng số nguyên âm
để chỉ các nội dung sau:
1) Cánh cụt Hoàng đế
có thể lặn xuống độ
sâu 564 m.
2) Tháng 4/2005, thợ
lặn người Croatia
Kristijan Curavic lặn
xuống độ sâu 51 m ở
Bắc Cực. Đây là
thành tích lặn sâu
nhất từ trước tới nay
được thực hiện ở một
trong những nơi lạnh
nhất địa cầu.
3) Cá
răng
nanh

"fangtooth" là loài cá
sống ở nơi sâu nhất
thế
giới.

fangtooth
thường
sống ở độ sâu
khoảng 1.980 m,
nhưng cũng được tìm
thấy ở bơi ở độ sâu
5.030 m.
4) Tàu ngầm DeepSee
đang lặn xuống độ
sâu 183 m phía dưới
Thái Bình Dương để
thám hiểm núi lửa
ngầm Las Gemelas.

1) – 564 m
2) – 51 m
3) – 1.980 và
– 5.030 m
4) – 183 m
5) – 3,2 km

• Mở rộng: tích hợp
liên môn.
1) – 564 m
2) – 51 m

3) – 1.980 và – 5.030 m
4) – 183 m
5) – 3,2 km


Ngọn núi lửa này độ
cao 2.290 m tính từ
đáy biển.
5) Hình ảnh về con tàu
Titanic nằm ở độ sâu
3,2 km
GV cho HS hoạt động
nhóm làm vào phiếu học
tâp rồi trương bày lên bảng
cho các nhóm nhận xét.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại kiến thức đã học
- Ôn tập lại cách đọc các số nguyên
- Làm BT 3,4,5 SBT
- Liên hệ thực tế với các môn học liên quan hãy tìm hiểu và liệt kê các
đại lương, nội dung kiến thức có. sử dụng số nguyên âm
- Xem trước và liên hệ áp dụng vào chủ đề: Tập hợp các số nguyên

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
* Nội dung:
1. Về nhận thức: Đánh giá ở 3 cấp độ:
a) Nhận biết
b) Thông hiểu
c) Vận dụng
2. Về kỹ năng: Đánh giá việc HS nhận biết số nguyên âm qua các ví dụ

thực tế và việc liên hệ thực tế, kiến thức liên môn vào bài học.
3. Về thái độ: Đánh giá thái độ của HS về ý thức, tinh thần tham gia học
tập, tình cảm của HS với các môn học có liên quan.
* Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS: Thông qua sản
phẩm của HS, thông qua việc HS đánh giá lẫn nhau, thông qua việc tự đánh giá
của chính HS qua các dạng bài tập: trắc nghiệm, trả lời vấn đáp, bài tập SGK và
phần củng cố mở rộng kiến thức liên môn.
* Cụ thể:
- Hệ thống các ví dụ thực tế liên quan bài học: HS có chuẩn bị
- Giải các bài tập vào nháp, trả lời kết quả: đa số đạt yêu cầu


- Vấn đáp các câu hỏi và phần mở rộng kiến thức liên môn trong quá trình
dạy học: HS tích cực hoạt động giải quyết tốt các vấn đề nêu ra theo gợi mở của
GV.
- Phần củng cố:
Bai 1 (SGK)
a) Nhiệt kế:
Ha) -30C
Hb) -20C
Hc) 00C
Hd) 20C
He) 30C
b) Nhiệt kế (b) có t0 cao hơn nhiệt kế (a)
* Cách thức kiểm tra đánh giá HS:
- HS trả lời nhanh tại chỗ
- Lấy ý kiến của HS trong lớp (đúng hay sai ?)
- GV đánh giá kết quả trả lời, đánh giá tinh thần và thái độ tham gia học tập và nhận
xét kết quả lẫn nhau
Kết quả:

a) 5/5 trả lời đúng (100%).
b) 1 em trả lời sai
Bài 2 (SGK 68)
a) Độ cao của đỉnh Evơrét là 8848m tức là đỉnh Evơrét cao hơn mực nước biển
là: 8848m
b) Độ cao của đáy vực Marian là -11524m tức là đáy vực Marian thấp hơn mực
nước biển là 11524m.
* Cách thức kiểm tra đánh giá HS: GV chỉ định HS bất kì trả lời rồi lấy ý kiến nhận
xét của HS khác.
Kết quả:
a) Một HS trả lời đúng, cả lớp đòng ý (100%).
b) Một HS trả lời sai, HS khác nhận xét, trả lời đúng.
Bài 3.
Năm -776


* Phần mở rộng kiến thức liên môn
- HS có chuẩn bị trước một số kiến thức, thông tin theo hệ thống cấu hỏi mà GV đặt
ra và yêu cầu tìm hiểu trước khi thực hiện dự án dạy học.
- HS tập trung lắng nge , quán sát và tích cực trả lời các câu hỏi và giải quyết các
vấn đề đặt ra trong quá trình dạy học
- Có thái độ, tinh thần hứng thú, tích cực và say mê học tập, không khí học tập vui
vẻ, hiệu quả
- Thái độ, kĩ năng hoạt động nhóm hiệu quả.
* Phiếu học tập nhóm
1) – 564 m
2) – 51 m
3) – 1.980 và – 5.030 m
4) – 183 m
5) – 3,2 km

Kết quả:
Nhóm 1: Câu 3 còn thiếu số - 5.030
Nhóm 4: Câu 4 sai 183 km
Nhóm 2; 3: Hoàn thành tốt.
8. Các sản phẩm của học sinh:
* Các sản phẩm của học sinh:
Qua quá trình dạy học và kết quả chấm bài kiểm tra xác suất tôi thấy
100% học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề,
trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết các em biết tích hợp kiến thức của các môn
học để làm bài.
Kết quả đạt được: Loại giỏi:

6 HS = 60%

Loại Khá:

3 HS = 30%

Loại TB:

1 HS = 10%

Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức
liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa và có
hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Đặc biệt đối với học sinh lớp 6 mới bắt đầu làm
quen với số nguyên âm, một số khái niệm, kiến thức của các môn học liên quan
các em chưa nắm chắc hoặc chưa được học.
Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một
môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một



con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ
giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để
dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
* Minh chứng kết quả học tập:
- Hệ thống các ví dụ thực tế liên quan bài học: HS có chuẩn bị
- Giải các bài tập vào nháp, trả lời kết quả: đa số đạt yêu cầu
- Vấn đáp các câu hỏi và phần mở rộng kiến thức liên môn trong quá trình
dạy học: HS tích cực hoạt động giải quyết tốt các vấn đề nêu ra theo gợi mở của
GV.
- Phần củng cố:
Bai 1 (SGK)
a) Nhiệt kế: -30C; -20C; 00C; 20C; 30C
b) Nhiệt kế (b) có t0 cao hơn nhiệt kế (a)
Kết quả:
c) 5/5 trả lời đúng (100%).
d) 1 em trả lời sai
Bài 2 (SGK 68)
a) Độ cao của đỉnh Evơrét là 8848m tức là đỉnh Evơrét cao hơn mực nước biển
là: 8848m
b) Độ cao của đáy vực Marian là -11524m tức là đáy vực Marian thấp hơn mực
nước biển là 11524m.
Kết quả:
c) Một HS trả lời đúng, cả lớp đòng ý (100%).
d) Một HS trả lời sai, HS khác nhận xét, trả lời đúng.
Bài 3
Năm -776
* Phần mở rộng kiến thức liên môn
* Phiếu học tập nhóm


1) – 564 m


2) – 51 m
3) – 1.980 và – 5.030 m
4) – 183 m
5) – 3,2 km
Kết quả:
Nhóm 1: Câu 4 còn thiếu số - 5.030
Nhóm 4: Câu 4 còn thiếu số - 1.980
Nhóm 2; 3: Hoàn thành tốt.



×