Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNBÔH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY
Học viên:

Email:

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN
TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN
SỮA Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN
TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN
SỮA Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
(KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH)
MÃ SỐ: 60.34.30.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Người hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

Hà Thị Việt Châu

GS.TS. Nguyễn Văn Công

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
MỤC LỤC..............................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ ix
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4
5. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 4
6. Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP ................................................................................................. 6
1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................... 6
1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ........................................................ 14
1.3. Xác lập vấn đề nghiên cứu............................................................................ 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ .................................................. 24
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ............................................ 24
2.1. Hiệu quả kinh doanh và ý nghĩa phân tích hiệu quả kinh doanh ............... 24
2.1.1. Hiệu quả kinh doanh .................................................................................... 24
2.1.2. Ý nghĩa phân tích hiệu quả kinh doanh ........................................................ 29
2.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. 30

ii


2.2.1. Vai trò và nguyên tắc thiết lập hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh
doanh..................................................................................................................... 30
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh .......................................... 36
2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của một số nước trên thế
giới và kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................................... 44
2.3.1. Tại Singapore .............................................................................................. 44
Mức tăng trưởng doanh thu ................................................................................ 45

2.3.2. Tại Anh........................................................................................................ 46
2.3.3. Tại Mỹ ......................................................................................................... 47
2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................. 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 51
3.1. Khái quát chung ........................................................................................... 51
3.2. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu .................................................... 52
3.3 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu........................................................... 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 62
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ................................ 63
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ........................................... 63
KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN SỮA
Ở VIỆT NAM ...................................................................................................... 63
4.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam ...... 63
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 63
4.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh....... 67
4.1.3. Tiềm năng và định hướng phát triển các doanh nghiệp sản xuất và chế biến
sữa ở Việt Nam...................................................................................................... 74
4.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh
nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam ...................................................... 76
4.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh theo quy định của pháp luật
hiện hành ............................................................................................................... 76

iii


4.2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh
nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam .......................................................... 77
4.3. Đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam .................................. 100

4.3.1. Về số lượng, nội dung và cách thức đánh giá ............................................. 100
4.3.2. Về vai trò đối với quản trị doanh nghiệp .................................................... 104
4.3.4. Nguyên nhân hạn chế ................................................................................. 106
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................. 110
CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ........................ 111
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ......................................... 111
KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN SỮA
Ở VIỆT NAM .................................................................................................... 111
5.1. Quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam .................................. 111
5.1.1. Quan điểm đầy đủ, toàn diện và chuẩn xác ................................................ 111
5.1.2. Quan điểm gắn với mục tiêu phát triển doanh nghiệp ................................. 113
5.1.3. Quan điểm thể hiện hiệu quả tài chính và phi tài chính .............................. 113
5.1.4. Quan điểm phản ánh rõ nét hiệu quả kinh doanh ........................................ 114
5.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam .................................. 115
5.2.1. Hoàn thiện số lượng, nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu ................... 115
5.2.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận .......... 118
5.2.3. Hoàn thiện quy trình xây dựng các thước đo, chỉ tiêu phân tích ................. 124
5.2.4. Hoàn thiện phương pháp phân tích các chỉ tiêu .......................................... 124
5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu
quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam .. 125
5.3.1. Về phía Nhà nước, bộ chủ quản và Hiệp hội Sữa Việt Nam ....................... 125
5.3.2. Về phía các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ................................... 127
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................. 131

iv


KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................... 132

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ .................................................................................................. 134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 135
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ
BIẾN SỮA Ở VIỆT NAM ĐƯỢC TÁC GIẢ KHẢO SÁT.............................. 140
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT .................................................................... 142
PHỤ LỤC 3a: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT ........................... 154
PHỤ LỤC 3b: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT........................... 156

v


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Qui trình tiếp cận nghiên cứu luận án ..................................................... 51
Hình 3.2: Kết quả thống kê mẫu khảo sát phân theo đối tượng khảo sát................. 57
Hình 3.3: Kết quả thống kê mẫu khảo sát phân theo quy mô doanh nghiệp ............ 57
Hình 3.4: Kết quả thống kê mẫu khảo sát phân theo loại hình doanh nghiệp .......... 58
Hình 3.5: Kết quả thống kê mẫu khảo sát phân theo sở hữu vốn Nhà nước ............ 58
Hình 4.1: Thị phần của các hãng sữa tại Việt Nam năm 2012 ................................ 65
Hình 4.2: Tỷ trọng chi tiêu cho sữa trong ngân sách FMCG của các hộ gia đình ... 67
Hình 4.3: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ................ 73
Hình 4.4: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) 74
Hình 4.5: Lý do không sử dụng các thông tin phân tích HQKD ............................. 85
Hình 4.6: Mức độ đóng góp của thông tin phân tích trong việc hỗ trợ ra quyết định
của lãnh đạo DN và nhà đầu tư .............................................................................. 95
Hình 4.7: Tần suất sử dụng HTCT phân tích HQKD của lãnh đạo DN và nhà đầu tư
khi ra quyết định .................................................................................................... 96
Hình 4.8: Sự cần thiết phải xây dựng HTCT phân tích HQKD giúp đo lường mục
tiêu của DN ......................................................................................................... 100


vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của các công ty đại
chúng trên thị trường chứng khoán Singapore ....................................................... 45
Bảng 2.2: Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty đại chúng. 46
trên thị trường chứng khoán Anh ........................................................................... 46
Bảng 2.3: Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của các công ty đại
chúng trên thị trường chứng khoán Mỹ .................................................................. 47
Bảng 4.1: Tình hình thực hiện báo cáo theo quy định đối với các công ty sản xuất và
chế biến sữa niêm yết ............................................................................................ 78
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng các chỉ tiêu tài chính phân tích HQKD phục vụ quản
trị DN và nhà đầu tư tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam ................... 80
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính phân tích HQKD phục vụ
quản trị DN và nhà đầu tư tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam .......... 81
Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả đánh giá mức độ sử dụng các chỉ tiêu tài chính . 83
Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả đánh giá mức độ sử dụng các chỉ tiêu phi tài
chính ..................................................................................................................... 83
Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả đánh giá mức độ sử dụng các chỉ tiêu tài chính và
phi tài chính phân theo đối tượng khảo sát ............................................................. 86
Bảng 3.7: Kết quả thống kê mô tả đánh giá mức độ sử dụng các chỉ tiêu tài chính và
phi tài chính phân theo loại hình doanh nghiệp ...................................................... 88
Bảng 4.8: Kết quả thống kê mô tả đánh giá mức độ sử dụng các chỉ tiêu tài chính và
phi tài chính phân theo quy mô doanh nghiệp ........................................................ 90
Bảng 4.9: Kết quả thống kê mô tả đánh giá mức độ quan trọng của các chỉ tiêu tài
chính và phi tài chính đối với quản trị và nhà đầu tư .............................................. 92
Bảng 4.10: Kết quả thống kê mô tả đánh giá mức độ quan trọng của HTCT phân
tích hiệu quả bộ phận đối với quản trị doanh nghiệp .............................................. 97
Bảng 5.1: HTCT phân tích HQKD đề xuất áp dụng cho các DN sản xuất và chế biến

sữa ở Việt Nam.................................................................................................... 116

vii


Bảng 5.2: Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả bộ phận đề xuất áp dụng cho các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam ............................................. 122

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Diễn giải

BSC

Thẻ điểm cân bằng

DN

Doanh nghiệp

DTT

Doanh thu thuần

Hanoimilk


Công ty cổ phần Sữa Hà Nội

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

HQXH

Hiệu quả xã hội

HTCT

Hệ thống chỉ tiêu

HTK

Hàng tồn kho

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

LNST

Lợi nhuận sau thuế


TPP

Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương

TSCĐ

Tài sản cố định

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSDH

Tài sản dài hạn

TTS

Tổng tài sản

VCSH

Vốn chủ sở hữu

Vinamilk

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

WTO


Tổ chức Thương mại Thế giới

ix


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp(DN) cần
tìm mọi giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập
ngày càng sâu, rộng vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tham gia ký kết
Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đòi hỏi các DN Việt Nam phải nâng cao
năng lực quản trị, điều hành DN, sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất để có thể cạnh
tranh với các DN nước ngoài đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển ngành sữa rất lớn. Ngành sữa là một
ngành công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào phát triển
chung của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển, ngành công nghiệp sữa đã đóng
góp tích cực vào sự phát triển của toàn ngành công nghiệp cả nước. Trong những
năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành sữa luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của
toàn ngành công nghiệp với mức tăng trung bình từ 18-20%/năm, cao hơn mức tăng
trung bình của ngành công nghiệp nói chung (xấp xỉ 13%/năm)(Bộ Công Thương,
2010).
Nước ta là nước đông dân cư, hơn 90 triệu dân, mức tăng trưởng kinh tế trung
bình hàng năm là 5-6%, thu nhập của người dân ngày càng tăng cao. Mặt khác, nhận
thức của người dân về chăm sóc sức khỏe cũng được cải thiện rõ rệt. Đây là cơ hội,
thị trường tiềm năng rất lớn còn đang bỏ ngỏ cho các DN sữa Việt Nam tại thị trường
nội địa. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê mới nhất thì thị phần của các DN sữa Việt
Nam còn rất thấp. Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm sữa cũng mới chỉ đạt khoảng 30%(Bộ
Công Thương, 2010). Mặt khác, giá thành của các sản phẩm sữa còn khá cao và chất
lượng chưa được đảm bảo.Điều này đòi hỏi ngành sữa cần nâng cao năng lực cạnh
tranh đặc biệt là cải thiện năng lực quản trị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản

phẩm, tăng thị phần trong nước, tạo ra giá trị gia tăng caocho ngành sữa và đóng góp
nhiều hơn cho nền kinh tế.
Một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho quản trị DN hiện đại đó là các
thông tin nói chung và các thông tin phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh(HQKD)
của DN nói riêng. Để đảm bảo cho thông tin phân tích đạt chất lượng tốt nhất, đáp
ứng kịp thời, chuẩn xác cho các nhà quản lý ra quyết định một cách hiệu quả thì một
1


trong những yếu tố quan trọng nhất là phải xây dựng được hệ thống chỉ tiêu(HTCT)
phân tích HQKD đầy đủ, chính xác và toàn diện.
Mặt khác, để phát triển, đòi hỏi các DN cần đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn
đầu tư trong và ngoài nước. Để đạt được điều đó, trước hết các DN Việt Nam cần
chú trọng đến yếu tố minh bạch trong cung cấp và công bố thông tin nhằm tạo uy tín
và sự tin cậy cho các nhà đầu tư. Muốn vậy trước hết các thông tin DN cung cấp cần
đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ và chính xác làm cơ sở cho các nhà đầu tư tìm hiểu,
đánh giá DN và ra quyết định kịp thời, chuẩn xác nhất.
Việc sử dụng các thông tin phân tích tài chính nói chung và phân tích HQKD
nói riêng như một công cụ đắc lực trong quản trị, điều hành DN đối với hầu hết các
DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự được chú trọng. Các
nhà quản lý quản trị, điều hành DN chủ yếu theo kinh nghiệm bản thân. Họ chưa
nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả mà các thông tin phân tích mang lại
trong việc ra quyết định. Hầu hết tại các DN đã được khảo sát thì hoạt động phân tích
HQKD, đặc biệtlà HTCT phân tích HQKD chưa đạt chất lượng, chưa đáp ứng yêu
cầu cung cấp thông tinkịp thời, đầy đủ cho quản trị, điều hành và cho nhà đầu tư.Hầu
hết các DN chỉsử dụng một số chỉ tiêu tài chính cơ bản để đánh giá HQKD theo quy
định bắt buộc của Nhà nước chứ chưa chú trọng xây dựng và sử dụng các chỉ tiêu
phân tích HQKD nhằm phục vụ quản trị và nhà đầu tư.
Hạn chế của quan điểm phân tích, đánh giá HQKD của hầu hết các DN sản
xuất và chế biến sữa ở Việt Nam hiện nay là chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính

mà không quan tâm đến các chỉ tiêu phi tài chính. Mặt khác, các chỉ tiêu này rất
chung chung không gắn với mục tiêu của DN. Do đó về cơ bản HTCT hiện tại của
các DN mới chỉ giúp đo lường và đánh giá được kết quả của hoạt động kinh doanh
được biểu hiện thông qua các con số cụ thể mà không thể lý giải được kết quả đó là
do đâu, nguyên nhân nào dẫn đến kết quả đó. Mặt khác, các nhà quản lý không thể
phân tích được những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến kết quả yếu kém trong hoạt động
kinh doanh của DN để kịp thời điều chỉnh. Và trong mỗi giai đoạn khác nhau, mục
tiêu của DN cũng có thể được điều chỉnh,điều này tác động rất lớn đến việc sử dụng
các chỉ tiêu phân tích. Nếu các chỉ tiêu không được xây dựng căn cứ vào mục tiêu thì
những đo lường và đánh giá sẽ không chuẩn xác và thậm chí là sai lệch.
2


Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN sản xuất và chế biến sữa
ở Việt Nam, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, giúp các DN đứng vững
trên thị trường và phát triển bền vững thì cần phải xây dựng HTCT phân tích HQKD
tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện và chuẩn
xác nhằm nâng cao chất lượng thông tin phân tích HQKD hỗ trợ cho các nhà quản lý
hoạch định chiến lược, điều hành DN một cách hiệu quả nhất đồng thời nâng cao tính
minh bạch của thông tin, thu hút đầu tư vào DN mang lại nhiều cơ hội và thành công
cho các DN trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ
thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế
biến sữa ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở hệ thống lý luận, các quan điểm về HQKD, phương pháp xây
dựng HTCT phân tích HQKD và kết quả điều tra khảo sát, nghiên cứu thực trạng
HTCT phân tích HQKD tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam,
mục tiêu cơ bản của luận án là xem xét, đề xuất giải pháp hoàn thiện HTCT sử dụng

để phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam.
Trên cơ sở mục tiêu cơ bản, luận án đề ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về HQKD và HTCT phân tích HQKD;
- Nghiên cứu thực trạng HTCT phân tích HQKD áp dụng trong các DN sản
xuất và chế biến sữa ở Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng HTCT phân tích HQKD áp dụng trong các DN sản xuất
và chế biến sữa ở Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là HTCT phân tích HQKD áp dụng trong
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau:
- Về nội dung: Luận án tập trung chủ yếu vào nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở
Việt Nam;

3


- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng HTCT phân tích HQKD tại các
DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam trong khoảng từ năm 2010 đến năm 2015;
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu HTCT phân tích HQKD tại
các DN sản xuất và chế biến sữa Việt Nam mà không nghiên cứu HTCT phân tích
HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa nước ngoài đang hoạt động kinh doanh
tại Việt Nam. Các DN được chọn để khảo sát là các DN sữa có quy mô đa dạng từ
DN nhỏ, DN vừa và DN lớn.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án cần giải quyết các câu hỏi
sau đây:

- Câu hỏi tổng quát: Hệ thống chỉ tiêu nào thích hợp được sử dụng để phân
tíchHQKD trong các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam?
- Câu hỏi cụ thể:
+ Bản chất của HQKD và HTCT phân tích HQKD trong các DN sản xuất?
+ Thực trạng HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở
Việt Nam hiện nay như thế nào?
+ Các quan điểm và giải pháp hoàn thiên phân tích HQKD tại các DN sản
xuất và chế biến sữa ở Việt Nam hiện nay?

5. Những đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý luận:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về HQKD và HTCT phân tích HQKD
trong các DN;
- Chỉ ra mối liên hệ, sự tác động tích cực của HTCT phân tích HQKD đối với
quản trị DN và nhà đầu tư.
Về mặt thực tiễn:
- Trình bày rõ thực trạng HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế
biến sữa ở Việt Nam: những thành công và hạn chế; nguyên nhân thực trạng;
- Đánh giá mức độ sử dụng, mức độ quan trọng của các chỉ tiêu tài chính, chỉ
tiêu phi tài chính, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận trong HTCT phân tích
HQKD của các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam;

4


- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện HTCT phân tích HQKD tại các DN sản
xuất và chế biến sữa ở Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện và chuẩn xác bao gồm
hai phân hệ: phân hệ các chỉ tiêu tài chính và phân hệ các chỉ tiêu phi tài chính kết
hợp với nhau một cách cân bằng, hài hòa, linh hoạt giúp đánh giá HQKD theo mục
tiêu đã đề ra nhằm nâng cao hiệu quả quản trị DN và tăng tính minh bạch của thông

tin cung cấp cho nhà đầu tư.

6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, tài liệu tham khảo,
kết luận, nội dung của luận án được chia thành 05 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân
tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu phân
tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả
kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam.
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Xuất phát từ vai trò quan trọng của phân tích HQKD và HTCT phân tích
HQKD trong việc đánh giá HQKD của DN, trên thực tế đã có khá nhiều công trình
khoa học, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này cả trên phương diện lý luận và thực
tiễn. Mỗi công trình nghiên cứu có cách nhìn nhận về HTCT phân tích HQKD cũng
khác nhau.
Trong thời kỳ bao cấp, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trungchưa có yếu tố thị trường, do đó ở thời kỳ này các DN không chú trọng nhiều
đến HQKD. HQKD chỉ được nhắc đến như một sự cần thiết, là vấn đề sống còn

trong đầu tư, kinh doanh khi nước ta chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi đó, hoạt động phân tích
HQKD trở thành đề tài quan trọng thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đặc biệt
từ khiViệt Nam ra nhập WTO, cạnh tranh giữa các DN ngày càng gay gắt thì nhu cầu
được cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về phân tích, đánh giá HQKD của DN
đối với các nhà quản lý và nhà đầu tư ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Căn cứ vào mục tiêu và kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về
phân tích HQKD và HTCT phân tích HQKD, có thể phân chia các nghiên cứu trong
nước trong thời gian qua theo các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất, những nghiên cứu về cơ sở lý luận HQKD và HTCT phân tích
HQKD.
Điển hình của nhóm nghiên cứu này là các nghiên cứu xây dựng HTCT phân
tích HQKD sử dụng để đánh giá HQKD của các DN nói chung. HTCT xây dựng bao
gồm các chỉ tiêu tài chính cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản; hiệu quả sử dụng
nguồn vốn; hiệu quả sử dụng chi phí…theo những quy định bắt buộc về công khai
minh bạch thông tin của các doanh nghiệp cổ phần niêm yết hoặc những quy định đối
với loại hình doanh nghiệp TNHH một thành viên nhà nước.

6


Có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu, trước hết là những công
trình nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận HTCT phân tích HQKD:
Các tác giả Ngô Thế Chi, Đoàn Xuân Tiên, Vương Đình Huệ (1995) trong
công trình “Kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp” đã đề cập đến
nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích tài chính nói chung, trong đó có
các chỉ tiêu phân tích HQKD. Theo các tác giả, HTCT phân tích HQKD bao gồm các
chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản cố định; hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn; hiệu quả sử dụng VCSH; hiệu quả sử dụng vốn vay.
Tác giả Nguyễn Văn Công và cộng sự (2002) với công trình “Lập, đọc, kiểm

tra và phân tích báo cáo tài chính” đã đề cập đến cơ sở lý luận về nội dung, phương
pháp lập báo cáo tài chính và nội dung phân tích các chỉ số tài chính cơ bản bao gồm
các chỉ tiêu phân tích HQKD. Trong: “Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc,
kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính”, tác giả Nguyễn Văn Công (2005) đã trình bày
rõ quan điểm về nội dung phân tích HQKD, các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để
phân tích HQKD bao gồm các chỉ tiêu phân tích: sức sản xuất; sức sinh lợi và suất
hao phí.
Tác giả Nguyễn Năng Phúc, Nghiêm Văn Lợi, Nguyễn Ngọc Quang(2006)
với công trình “Phân tích tài chính công ty cổ phần” đã trình bày quan điểm về
HTCT phân tích tài chính nói chung trong công ty cổ phần trong đó có các chỉ tiêu
phân tích HQKD. Theo đó, các tác giả đưa ra quan điểm về phương pháp phân tích,
cách sử dụng các chỉ tiêu này. Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích là các chỉ tiêu tài
chính cơ bản.
Tác giả Nguyễn Tấn Bình (2005) với “Phân tích hoạt động doanh nghiệp” đã
sử dụng các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi hoạt động; khả năng sinh lợi kinh tế
và khả năng sinh lợi tài chính. Trong đó khả năng sinh lợi hoạt động được đánh giá
thông qua chỉ tiêu khả năng sinh lợi của doanh thu thuần; khả năng sinh lợi kinh tế
được đánh giá thông qua chỉ tiêu khả năng sinh lợi của tài sản; khả năng sinh lợi của
tài chính chính là khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lợi của vốn
thường xuyên.
Tác giả Nguyễn Văn Lợi (2003) với nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống báo cáo
tài chính nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp ở
7


Việt Nam” đề cập đến thông tin do các báo cáo tài chính cung cấp phục vụ cho hoạt
động phân tích tài chính của các DN. Trên cơ sở nghiên cứu quy định về mẫu biểu
báo cáo tài chính; nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo
tài chính của các DN Việt Nam, những ưu điểm và những hạn chế, tác giả đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong đó có đề xuất giải pháp

hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích HQKD.
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu trên đều tập trung vào nghiên cứu, xây
dựng các chỉ tiêu phân tích tài chính nói chung và phân tích HQKD nói riêng. HTCT
phân tích HQKD trong các nghiên cứu này được sử dụng chung cho tất cả các loại
hình DN, các DN trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nên khá chung chung,
mới chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu tài chính cơ bản nhất giúp phân tích, đánh giá về hiệu
quả sử dụng tài sản, nguồn vốn...
Nhóm thứ hai, các nghiên cứu kết hợp nghiên cứu cơ sở lý luận về HQKD;
HTCT phân tích HQKD và xây dựng, hoàn thiện HTCT phân tích HQKD cho các
DN trong một ngành, một lĩnh vực cụ thể.
Đối với các nghiên cứu này, ngoài việc các tác giả tiến hành hệ thống hóa cơ
sở lý luận về HQKD và HTCT phân tích HQKD, các tác giả còn đi sâu nghiên cứu
về thực trạng hoạt động phân tích HQKD; HTCT phân tích HQKD tại các DN cụ thể,
chỉ ra những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp
hoàn thiện hoạt động phân tích HQKD và HTCT phân tích HQKD cho các DN này
như: xây dựng bổ sung một số chỉ tiêu phân tích bộ phận phù hợp với đặc thù riêng
của từng ngành, từng lĩnh vực…
Điển hình cho các nghiên cứu sơ khai đầu tiên của nhóm nghiên cứu này,
trước tiên phải kể đến các nghiên cứu của các tác giả Trương Đình Hẹ (1988) với:
“Xác định hiệu quả lao động trong các xí nghiệp thương nghiệp”; Nguyễn Thị Minh
Tâm (1999) với: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong ngành công nghiệp dệt Việt
Nam”; luận án tiến sỹ của tác giả Phạm Thị Gái (1988) với đề tài: “Hiệu quả kinh tế
và phân tích hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp khai thác”; tác giả Huỳnh Đức
Lộng (1999) với luận án: “Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp nhà nước”; tác giả Phùng Thị Thanh Thủy (1991) với đề tài: “Đánh
giá hiệu quả kinh tế xí nghiệp thương nghiệp và một số biện pháp nâng cao hiệu
8


quả”. Các tác giả đã nghiên cứu một phần về HQKD như hiệu quả sử dụng lao động,

hiệu quả sử dụng vốn hay nghiên cứu phân tích hiệu quả trong các DN cụ thể của
ngành khai thác, ngành dệt... từ đó đưa ra giải pháp xây dựng HTCT đánh giá hiệu
quả của các DN khai thác, các DN nhà nước nói chung. Tuy nhiên các nghiên cứu
này mới chỉ đề cập đến một phần của phân tích HQKD và phương pháp, nội dung,
chỉ tiêu phân tích HQKD cũng chưa đầy đủ.
Luận án của tác giả Nguyễn Trọng Cơ (1994): “Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích
tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính”, tác giả đã hệ thống cơ sở lý
luận về HTCT phân tích tài chính trong các DN nói chung và đi sâu nghiên cứu về
thực trạng các chỉ tiêu phân tích tài chính trong các DN cổ phần phi tài chính. tác giả
cũng chỉ ra những mặt đạt được và những hạn chế của các chỉ tiêu này ở các DN cổ
phần phi tài chính. Trên cơ sở đó tác giả kiến nghị bổ sung, sửa đổi một số chỉ tiêu
phân tích tài chính chi tiết và đặc thù của công ty cổ phần trong đó có các chỉ tiêu
phân tích HQKD. Cụ thể, tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng
chi phí thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định; hiệu suất
sử dụng tài sản ngắn hạn; tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn; hiệu quả sử dụng lao
động…Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận;
thu nhập trên mỗi cổ phần phổ thông và các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi
thông qua các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi hoạt động; khả năng sinh lợi kinh
tế và khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Tác giả Trần Thị Minh Hương (2008) với đề tài luận án: “Hoàn thiện chỉ tiêu
phân tích tài chính tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam” đã nghiên cứu và xây
dựng HTCT phân tích tài chính cho các DN hàng không Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2002) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam” đã hệ thống hóa
cơ sở lý luận về HTCT phân tích tài chính nói chung, trên cơ sở nghiên cứu thực
trạng, đánh giá, phân tích những ưu điểm và hạn chế của HTCT phân tích tại các DN
xây dựng ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện HTCT phân tích tài
chính cho các DN này một cách cụ thể, chi tiết theo hướng: ngoài các chỉ tiêu phân
tích tài chính cơ bản sử dụng chung cho các DN thì cần thiết bổ sung một số chỉ tiêu
phân tích đặc thù cho ngành xây dựng để đánh giá chi tiết hơn về tình hình tài chính

9


của các DN này. Tuy nhiên việc nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu phân tích chi tiết
HQKD thì chưa được quan tâm nhiều.
Tác giả Nguyễn Thị Mai Hương (2008) với đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam” đã hệ thống hóa cơ
sở lý luận về phân tích HQKD đồng thời nghiên cứu thực trạng hoạt động phân tích
HQKD tại các DN khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra
các giải pháp hoàn thiện đối với hoạt động phân tích HQKD tại các DN này. Trong
đó, tác giả đề xuất hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích HQKD nhưng chỉ tập trung vào
các chỉ tiêu phân tích HQKD về mặt tài chính ngắn hạn.
Tác giả Đỗ Huyền Trang (2013) với đề tài luận án: “Hoàn thiện phân tích
hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam
Trung bộ” đã đi sâu nghiên cứu hoạt động phân tích HQKD trong các DN chế biến
gỗ xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ. Luận án đã xây dựng HTCT phân tích
HQKD riêng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu, trong đó có các chỉ tiêu mang tính
chất đặc thù có ảnh hưởng lớn đến HQKD của các DN này bao gồm: các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả sử dụng các loại máy móc thiết bị của từng công đoạn sản xuất;
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nguyên vật liệu; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…Bổ sung nhóm chỉ tiêu hiệu suất, một số chỉ tiêu
phân tích tốc độ luân chuyển và sức sinh lời chi phí hay các yếu tố đầu vào. Tác giả
Đỗ Huyền Trang cũng đã chỉ ra rằng: khi đánh giá HQKD cần xem xét trong mối
quan hệ với hiệu quả xã hội theo như quan điểm trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VII Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương cũng đã nêu rõ: Lấy suất sinh
lời tiền vốn là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
DN kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu
để đánh giá hiệu quả xã hội. Như vậy, văn kiện cũng đã khẳng định rõ về quan điểm
và tiêu chí đánh giá HQKD của DN. Chỉ tiêu tài chính mà cụ thể là suất sinh lời tiền
vốn là chỉ tiêu ban đầu và cơ bản để đánh giá HQKD của DN, tuy nhiên ngoài chỉ

tiêu tài chính thì cần phải xem xét các chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội. Đồng thời
HQKD cần được đánh giá thông qua hiệu quả của hoạt động quản lý. Tuy nhiên khi
đưa ra giải pháp hoàn thiện thì tác giả Đỗ Huyền Trang cũng chưa xây dựng được
các chỉ tiêu giúp đo lường và đánh giá hiệu quả xã hội.
10


Tác giả Trần Thị Thu Phong (2013) với đề tài: “Hoàn thiện phân tích hiệu
quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”. Qua kết quả khảo sát thực tế, luận án đã chỉ ra các hạn chế trong phân tích
HQKD tại các công ty niêm yết như sau: (01)Nội dung và chỉ tiêu phân tích chung
chung, chưa thể hiện đúng hiệu quả của DN; (02)Việc tính toán các chỉ tiêu thiếu
chính xác;(03)Phương pháp phân tích đơn giản, thông tin cung cấp không thiết thực,
chưa hữu ích cho người sử dụng; (04)Thông tin phân tích cung cấp chưa minh bạch,
không thường xuyên; (05)Các công ty chưa tổ chức bộ phận phân tích độc lập,
chuyên nghiệp. Tác giả đã nêu ra nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ nhận
thức của các lãnh đạo DN về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động phân tích
HQKD còn hạn chế và các quy định của nhà nước về công bố thông tin cũng chưa cụ
thể. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện phân tích HQKD tại các công
ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể:
Một là, xây dựng và lựa chọn HTCT phân tích HQKD theo ba nội dung: phân
tích hiệu quả hoạt động; phân tích khả năng sinh lợi; phân tích hiệu quả sinh lợi của
cổ phiếu, trong đó hướng chủ yếu vào HTCT phân tích HQKD công bố công khai
trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
Hai là, hoàn thiện và chỉ rõ cách tính một số chỉ tiêu trước đây có nhiều quan
điểm tính khác nhau nhằm phản ánh đúng bản chất của chỉ tiêu phân tích và tránh sự
nhầm lẫn khi sử dụng;
Ba là, vận dụng phù hợp các phương pháp phân tích để đánh giá chính xác và
toàn diện về HQKD của các công ty cổ phần niêm yết;
Bốn là, đề xuất quy trình tổ chức phân tích HQKD phù hợp với đặc thù của

công ty niêm yết nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch về thông tin cho các
đối tượng quan tâm.
Tác giả Nguyễn Thị Quyên (2012) với đề tài luận án: “Hoàn thiện hệ thống
chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”. Luận án chỉ ra rằng:HTCT phân tích tài chính trong các công ty cổ
phần niêm yết công bố công khai trên thị trường chứng khoán hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, thực tế HTCT phân tích tài chính hiện hành chưa cung cấp được các
thông tin đầy đủ cho người sử dụng. Vì thế, để đảm bảo tính công khai, minh bạch,
11


rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ, chính xác của thông tin tài chính làm căn cứ tin cậy cho
người sử dụng, đặc biệt là các nhà đầu tư, cần thiết phải hoàn thiện HTCT phân tích
tài chính công bố công khai trên cơ sở quán triệt các quan điểm mang tính nguyên
tắc: (1) công khai, minh bạch (2) đơn giản, dễ hiểu (3) kịp thời, khách quan. Trên
nguyên tắc đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện HTCT phân tích tài
chính tại các DN này trong đó có bổ sung một số chỉ tiêu ngoài các chỉ tiêu cơ bản
theo quy định bắt buộc.
Tất cả các nghiên cứu trên, có công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận, có công
trình nghiên cứu kết hợp cả lý luận và thực tiễn về phân tíchHQKD, về HTCT phân
tích HQKD sử dụng chung cho các loại hình DN. Đồng thời cũng có công trình khoa
học nghiên cứu, xây dựng HTCT phân tích HQKDcho một ngành cụ thể. Nhưng
cũng giống như các nghiên cứu trong nhóm thứ nhất, ở nhóm này các chỉ tiêu sử
dụng để phân tích cũng đơn thuần là các chỉ tiêu tài chính truyền thống. Các tác giả
chưa đề cập hoặc rất ít quan tâm đến việc song song với việc xây dựng và bổ sung
các chỉ tiêu tài chính cụ thể thì cần bổ sung các chỉ tiêu phi tài chính giúp đánh giá
HQKD của DN một cách toàn diện và chính xác hơn.
Trong nhóm này, có một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng: khi phân tích,
đánh giá HQKD của DN thì cũng cần gắn với mục tiêu mà DN đã đề ra. Đây là một
quan điểm đánh giá HQKD mới, tiến bộ so với các quan điểm truyền thống. Đánh

giá hiệu quả phải gắn với mục tiêu, mục tiêu là cơ sở để đánh giá hiệu quả, giữa
chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Tuy nhiên, với các nghiên
cứu này, các tác giả cũng chỉ quan tâm đến mục tiêu về tài chính cho nên cũng chỉ sử
dụng đơn thuần các thước đo tài chính truyền thống để đánh giá mục tiêu mà chưa sử
dụng các thước đo phi tài chính để đánh giá các mục tiêu khác ngoài mục tiêu tài
chính.
Các nghiên cứu này đã chỉ ra được quan điểm HQKD cần được đo lường
thông qua các chỉ tiêu tài chính nhằm xem xét mối quan hệ giữa kết quả thực hiện
mục tiêu với chi phí để thực hiện mục tiêu đó. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra
những giải pháp hoàn thiện HTCT phân tích HQKD trên quan điểm cần thiết bổ sung
các chỉ tiêu phân tích hiệu quả bộ phận, các chỉ tiêu phân tích theo đặc thù của từng
ngành cụ thể.
12


Ngoài ra, một số tác giả cũng bước đầu nêu lên được quan điểm của mình về
việc nhận thức được hạn chế của phương pháp đánh giá truyền thống khi chỉ dựa vào
các chỉ tiêu tài chính và cần thiết phải bổ sung các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá
HQKD của DN. Tuy nhiên khi đưa ra giải pháp xây dựng, hoàn thiện HTCT thì chưa
nghiên cứu nào chỉ ra được cần bổ sung những chỉ tiêu phi tài chính nào, đánh giá
những khía cạnh nào và các thước đo sử dụng ra sao…
Tóm lại, từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước cho thấy: tất cả
các nghiên cứu về cơ sở lý luận và các nghiên cứu về thực trạng HTCT phân tích
HQKD tại các DN, trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể của Việt Nam từ trước đến
nay đã đạt được những kết quả sau:
Về mặt lý luận, các nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về HQKD
và HTCT phân tích HQKD;
Về mặt thực tiễn, đã nêu rõ thực trạng hoạt động phân tích HQKD và HTCT
phân tích HQKD của các DN trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể . Các nghiên
cứu cũng đã chỉ ra được những ưu điểm và những hạn chế của HTCT phân tích

HQKD tại các DN này đồng thời đưa ra các giải pháp xây dựng, hoàn thiện HTCT
phân tích HQKD cho các DN.
Ngoài những kết quả đạt được như đã nêu trên, các công trình nghiên cứu về
phân tích HQKD; HTCT phân tích HQKD trong nước còn nhiều hạn chế trong quan
điểm và phương pháp phân tích HQKD cũng như xây dựng HTCT phân tích HQKD
so với quan điểm phân tích HQKD một cách toàn diện theo quan điểm hiện đại, cụ
thể như sau:
- Các nghiên cứu chưa chỉ ra được vai trò, tầm quan trọng của HTCT phân
tích HQKD đối với quản trị DN và nhà đầu tư;
- Chưa chỉ ra được sự cần thiết phải xây dựng HTCT phân tích HQKD nhằm
đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chiến lược của DN;
- Chưa chỉ ra được tầm quan trọng của các chỉ tiêu phi tài chính trong việc
đánh giá HQKD của DN một cách đầy đủ, toàn diện và chuẩn xác;
- Chưa đưa ra được giải pháp nhằm xây dựng HTCT phân tích HQKD toàn
diện bao gồm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính kết hợp với nhau một
cách cân bằng, hài hòa;
13


- Chưa gắn việc xây dựng HTCT phân tích KQKD với việc đánh giá mức độ
hoàn thành mục tiêu của DN.

1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, nền kinh tế thị trường đã ra đời và phát triển từ khá lâu, vì vậy
HQKD là một phạm trù kinh tế được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung này. Các nhà nghiên cứu cũng rất
chú trọng đến việc tìm ra các giải pháp để nâng cao HQKD cho các DN. Vì vậy hoạt
động phân tích HQKD và các chỉ tiêu phân tích HQKD được đặc biệt quan tâm. Có
thể phân nhóm các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến nội dung này theo hai nhóm
chính như sau:

Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về tầm quan trọng, sự cần thiết của
phân tích HQKD và HTCT phân tích HQKD.
Điển hình cho nhóm này là đề tài: “Intergrated performance seasurement
systems: A development guide” của các tác giả Bititci, Carrie, McDevitt (2009).
Nghiên cứu đã chỉ rõ tầm quan trọng của HQKD và HTCT đánh giá HQKD của các
DN. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nghiên cứu trước ở các nước, tác giả đưa ra đề
xuất xây dựng HTCT đánh giá HQKD theo mô hình kết hợp các chỉ tiêu đánh giá
HQKD ở các khía cạnh khác nhau trong quá trình kinh doanh của DN đó. Đồng thời
các tác giả cũng đề xuất một số mô hình điển hình như: mô hình Business
classification model của tác giả Ginzberg; mô hình Performance measures
classification model của Dixon, Nanni, Vollmann (1990); mô hình Business
classification model của Puttick và Hill (1993).
Nghiên cứu của tác giả Singh và Raymond (2002) trong bài báo: “Analysis of
financial ratios commonly used by US lodging financial executives” đăng trên tạp chí
Journal of Leisure Property đã chỉ ra tầm quan trọng của các chỉ tiêu phân tích
HQKD của DN đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả
quản lý hoạt động và các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi.
“Performance measurement and management” của Smith (2005) đã trình bày
rất rõ ràng, cụ thể về vai trò của kế toán quản trị chiến lược của DN đồng thời tác giả
cũng đưa ra các mô hình điển hình đánh giá HQKD của DN. Trong đó, các chỉ tiêu
đánh giá HQKD được xây dựng gắn với hoạt động quản trị chiến lược của DN.
14


×