Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Nghiên cứu thực trạng dị tật bẩm sinh tại đà nẵng và biên hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.84 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊ TẬT BẨM SINH
TẠI ĐÀ NẴNG VÀ BIÊN HÒA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
Khóa 2010 - 2016


HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊ TẬT BẨM SINH
TẠI ĐÀ NẴNG VÀ BIÊN HÒA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
Khóa 2010 - 2016

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lương Thị Lan Anh



HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ và tạo điều kiện nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Với tấm lòng của một người học trò, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơnsâu sắc tới cô giáoTS. Lương Thị Lan Anh, người đã trực tiếp hướng
dẫn giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo đã và đang công tác tại Đại học Y Hà
Nội, những người thầy cô với tất cả tâm huyết và lòng yêu nghề đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt 6 năm học tập tại đây.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, phòng
Đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Y sinh học - Di truyền
đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Tiếp nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và thành viên thực hiện
đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp chẩn đoán trước
sinh, tư vấn sinh sản và dị tật bẩm sinh tại các vùng ô nhiễm nặng chất da
cam/dioxin” đã giúp tôi hoàn thiện được đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn khích lệ,
động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện khóa luận


Trần Thị Hồng Nhung

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS. Lương Thị Lan Anh, được xuất phát từ yêu cầu
phát sinh trong quá trình học tập. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ
đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong khóa luận được thu thập được
trong quá trình nghiên cứu là trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện khóa luận

Trần Thị Hồng Nhung


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BH

: Biên Hòa

CCB

: Cựu chiến binh

CDCDL

: Chất diệt cỏ rụng lá

CĐHH

: Chất độc hóa học

CPTTT


: Chậm phát triển tâm thần

CS

: Cộng sự

ĐN

: Đà Nẵng

DTBS

: Dị tật bẩm sinh

NST

: Nhiễm sắc thể

NTDs

: Neural tube defects - Dị tật ống thần kinh

TBS

: Tim bẩm sinh

TCYTTG

: Tổ chức y tế thế giới


TL (%)

: Tỷ lệ phần trăm


MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, chất lượng dân số đang là thách thức lớn đối với sự phát triển
bền vững không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới. Một trong những vấn đề
liên quan đến chất lượng dân số là qui mô người tàn tật có xu hướng ngày
càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên thế giới, hiện nay có
khoảng 600 triệu người tàn tật, trong đó Việt Nam có gần 5 triệu người tàn tật.
Nguyên nhân tàn tật chủ yếu là do dị tật bẩm sinh chiếm 34,15% [1].
Dị tật bẩm sinh (DTBS) là một trong những bất thường hay gặp ở thai
nhi và trẻ sơ sinh, đây là nguyên nhân chính gây nên tử vong và bệnh tật của

trẻ trong những năm đầu của cuộc sống. Các DTBS tuỳ theo mức độ nặng nhẹ
sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống, khả năng sinh hoạt bình thường, tuổi thọ và
sự hoà nhập cộng đồng của trẻ bị dị tật. Nhiều thống kê cho thấy đây là
nguyên nhân chính gây nên tử vong và bệnh tật của trẻ trong những năm đầu
của cuộc sống.
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), DTBS chiếm khoảng 3
- 4% tổng số trẻ được sinh ra bao gồm cả trẻ sống và trẻ chết lúc sinh. Ước
tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 276.000 trẻ chết trong vòng 4 tuần
đầu sau sinh do DTBS [2]. Mặc dù chưa có nghiên cứu toàn diện về DTBS ở
Việt Nam nhưng qua các nghiên cứu Quốc tế, tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở Việt Nam
nằm trong khoảng 1,5 – 2%. Với ước tính này, hàng năm cả nước có khoảng
22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị DTBS.
DTBS có thể dẫn đến tàn tật suốt đời, gây ra những hậu quả nặng nề
đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Đồng thời, một đứa trẻ bị
DTBS là gánh nặng về cả vật chất và tinh thần cho gia đình cũng như toàn xã
hội. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu các nguyên nhân và những yếu tố nguy


10

cơ gây DTBS nhằm đưa ra các giải pháp để có thể hạn chế đến mức thấp nhất
tỷ lệ DTBS đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội và ngành y tế.
Đà Nẵng (ĐN) và Biên Hòa (BH) là hai trong số các điểm nóng về ô
nhiễm chất độc hóa học (CĐHH) sử dụng trong chiến tranh ở nước ta. Chiến
tranh đã qua đi hơn 40 năm nhưng hệ quả liên quan tới dioxin vẫn còn tồn tại.
Trẻ em sinh ra từ các gia đình có người bị nhiễm độc (thuộc thế hệ thứ 3, thứ 4)
vẫn bị các dị dạng, dị tật có thể kết luận là do ảnh hưởng của dioxin. Các
DTBS này thường rất khó điều trị, khắc phục, hiệu quả điều trị phụ thuộc rất
nhiều vào việc phát hiệm sớm, can thiệp sớm; đồng thời các biện pháp phòng
ngừa tái phát ở thế hệ tiếp theo trong gia đình cũng kịp thời hơn. Để hạn chế

đến mức thấp nhất tỉ lệ DTBS thì vai trò của các biện pháp sàng lọc, chẩn
đoán trước sinh, tư vấn sinh sản và việc bổ sung acid folic trước và sau khi
mang thai cho các bà mẹ là vô cùng quan trọng.
Trong nghiên cứu trước can thiệp (2012) thuộc đề tài cấp nhà nước
“Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp chẩn đoán trước sinh, tư vấn sinh
sản và dị tật bẩm sinh tại các vùng ô nhiễm nặng chất da cam/dioxin” do
PGS.TS Trần Đức Phấn làm chủ nhiệm đề tài, tỉ lệ DTBS ở ĐN là 0,7%, ở
BH là 2,33%, chung cho cả 2 địa điểm là 1,60%. Vậy thực trạng DTBS tại
ĐN và BH sau ba năm có thay đổi không? Ảnh hưởng của một số yếu tố liên
quan tới tỷ lệ DTBS tại ĐN và BH hiện nay như thế nào?
Để trả lời cho những câu hỏi trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
thực trạng dị tật bẩm sinh tại Đà Nẵng và Biên Hòa” với 2 mục tiêu như sau:
1.

Xác định tỷ lệ DTBS ở thế hệ con của các hộ gia đình sau can thiệp
bằng các biện pháp chẩn đoán trước sinh và tư vấn sinh sản tại Đà
Nẵng và Biên Hòa.

2.

Một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ DTBS tại Đà Nẵng và Biên Hòa.


11

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa DTBS
Trước đây có rất nhiều những khái niệm hay định nghĩa về DTBS, sự

thay đổi này là do nhận thức của con người và sự tiến bộ của khoa học.
DTBS còn được dùng với các thuật ngữ khác nhau như bất thường bẩm
sinh, dị dạng bẩm sinh, khuyết tật bẩm sinh, trong đó thuật ngữ DTBS hay
được các tác giả nghiên cứu sử dụng hơn cả.
Năm 1996, TCYTTG đã đưa ra khái niệm về DTBS là bao gồm tất cả
những bất thường về cấu trúc, chức năng hoặc sinh hóa có mặt lúc mới sinh
cho dù chúng có được phát hiện ở thời điểm đó hay không [3].
Khái niệm DTBS tùy theo mục đích đề cập mà tác giả có sự nhấn mạnh
các yếu tố khác nhau nhưng đều thống nhất các đặc điểm sau:
- Đây là những bất thường có nguyên nhân từ trước sinh.
- Những bất thường này có thể thể hiện mức độ cơ thể, tế bào hay mức
độ phân tử.
- Những bất thường này có thể thể hiện ngay khi mới sinh hay ở những
giai đoạn muộn hơn.
Tỷ lệ DTBS ở trẻ sơ sinh vào khoảng 2% và trong số các trường hợp
chết sơ sinh có 20% là trẻ DTBS. Tỷ lệ phân bố DTBS khác nhau ở các cơ
quan, bộ phận cơ thể: ở chân tay 26%, ở hệ thần kinh trung ương 17%, ở hệ
sinh dục 14%, hệ tiêu hóa 8%, hệ tim mạch 4%...[4].


12

1.2. Phân loại DTBS
Việc phân loại DTBS rất đa dạng và phức tạp, tùy theo quan điểm và
mục đích của người nghiên cứu mà DTBS được xếp thành các nhóm theo các
cách khác nhau [4].
Sau đây là một số cách xếp loại DTBS.
1.2.1. Phân loại theo mức độ trầm trọng của DTBS
Có 3 loại [5]:
- Dị dạng gây chết: là những dị dạng gây chết thai nhi, ví dụ: tật thai

không não, tật não trước không phân chia.
- Loại nặng (major): Là những bất thường ảnh hưởng đến khả năng lao
động, học tập, cư xử và tuổi thọ cá thể. Nhóm này cần có sự can thiệp chăm
sóc sức khỏe của y tế.
- Loại nhẹ (minor): Là những bất thường không ảnh hưởng đến khả năng
lao động, học tập, cư xử và tuổi thọ cá thể. Nhóm này không cần đến sự can
thiệp chăm sóc sức khỏe của y tế.
1.2.2. Phân loại theo sự biểu hiện ở các cơ quan
- Đơn khuyết tật: Là loại khuyết tật chỉ có ở một cơ quan hay một bộ
phận trong cơ thể. Ví dụ: tật dính ngón, tật sứt môi, thông liên thất, …
- Đa khuyết tật: Là những trường hợp trên một cơ thể có từ hai cơ quan,
bộ phận trở lên có khuyết tật. Khi có nhiều bất thường cùng xuất hiện với
nhau, chúng có thể tạo thành các hội chứng. Ví dụ như tứ chứng Fallot bao
gồm bốn bất thường chính là: dày thất phải, hẹp động mạch phổi, động mạch
chủ mở cả vào hai tâm thất và thông liên thất.
1.2.3. Phân loại theo cơ thể
- Dị tật đơn thân: là dạng phổ biến nhất bao gồm các dạng phát triển bất
thường của cơ quan trên một cơ thể.
- Dị tật đa thân: được thể hiện ra như có sự kết hợp của hai phôi thai, mỗi
phôi thai hầu như phát triển đầy đủ nhưng dính nhau ở một phần cơ thể. Có thể


13

gặp các dạng: sinh đôi dính nhau, quái thai hình chữ Y, quái thai hình chữ A.
1.2.4. Phân loại theo tính chất gia đình
- Có tính chất gia đình: Tùy theo cơ chế sinh bệnh và quy luật di truyền
mà DTBS biểu hiện nhiều hay ít, liên tục hay không liên tục qua các thế hệ.
Với các dị tật này có thể ước tính theo xác suất hay theo kinh nghiệm nguy cơ
tái mắc ở thế hệ sau.

- Không có tính chất gia đình: Một số bất thường xuất hiện có tính chất
đơn phát, ngẫu nhiên.
1.2.5. Phân loại theo quan điểm sinh bệnh học
1.2.5.1. DTBS do các nhân tố di truyền
- Di truyền từ bố mẹ: nguy cơ truyền bệnh cho con cái khác nhau bị phụ
thuộc vào kiểu gen và kiểu di truyền của gen bệnh ở bố mẹ: di truyền theo
kiểu trội lặn, NST thường hoặc NST giới tính[6].
- Do đột biến mới: Là sự biến đổi đột nhiên của gen, NST trong quá trình
tạo giao tử ở bố mẹ. Các giao tử bất thường này nếu được thụ tinh cũng có thể
tạo ra các tật bệnh do đột biến gen.
1.2.5.2. DTBS do các sai sót trong quá trình phát triển phôi thai
Trường hợp này các hợp tử được hình thành từ các giao tử bình thường và
sai sót xảy ra trong quá trình phát triển phôi thai. Những bất thường này chia
thành bốn loại tùy thuộc vào nguyên nhân sinh bệnh và hậu quả của dị tật.
- Các dị dạng bẩm sinh: là những bất thường hình thái của một cơ quan,
một phần cơ quan hay một phần cơ thể do sự tác động nội tại các quá trình
phát triển.
- Sự biến dạng: khi một cơ quan, bộ phận ban đầu phát triển bình thường
nhưng sau đó bị bất thường về hình thái, kích thước hoặc vị trí, do tác động
của các tác nhân cơ học trong phát triển phôi thai.
- Sự phát triển ngắt quãng: khi một cơ quan, một phần cơ thể ban đầu
phát triển bình thường nhưng sau đó bị rối loạn phát triển do sự tác động của
tác nhân bên ngoài.


14

- Sự rối loạn phát triển: rối loạn trong quá trình tạo mô dẫn đến rối loạn
hình thái của một bộ phận hoặc cơ quan nào đó. Quá trình này có xu hướng
tạo ra các mô bất thường.

1.2.6. Phân loại theo phân loại bệnh tật quốc tế
Để có sự thống nhất TCYTTG đã đưa ra một hệ thống phân loại DTBS
theo từng cơ quan và hệ cơ quan. Theo ký hiệu quốc tế về phân loại bệnh tật
(International Statistical Classification of Diseases ICD 10 - 2011) như sau [7]:
- Dị tật của hệ thần kinh (Q00 - Q07).
- Dị tật của mắt, tai, mặt và cổ (Q10 - Q18).
- Dị tật của hệ tuần hoàn (Q20 - Q28).
- Dị tật của hệ hô hấp (Q30 - Q34).
- Khe hở môi, khe hở vòm miệng (Q35 - Q37).
- Các dị tật khác của hệ tiêu hóa (Q38 - Q45).
- Dị tật của cơ quan sinh dục (Q50 - Q59).
- Dị tật của hệ thống tiết niệu (Q60 - Q64).
- DTBS và biến dạng của hệ thống cơ xương (Q65 - Q79).
- Những DTBS khác (Q80 - Q89).
- Rối loạn NST không xếp loại ở chỗ khác (Q90 - Q99).
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (E70 - E90).
1.3. Nguyên nhân gây DTBS
Việc xác định nguyên nhân gây DTBS đã và đang được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm, tuy nhiên theo ước tính có khoảng 50% DTBS chưa xác định
được rõ nguyên nhân. Mặc dù vậy nguyên nhân phát sinh DTBS có thể xếp
thành các nhóm sau đây [2]:
- Do di truyền: DTBS là hậu quả của đột biến gen hoặc đột biến NST.
Đột biến NST chiếm 6 – 10%. Đột biến đơn gen chiếm 7,5 - 8%.


15

- Do sự tác động của môi trường: chiếm khoảng 7%, trong đó có bệnh tật
của mẹ, tác động các nhân tố vật lý hóa học, sinh học…
- Do sự kết hợp cả môi trường và di truyền: chiếm khoảng 20 - 25%.

Kiểu di truyền ở đây là di truyền đa nhân tố.
- Chưa rõ nguyên nhân: chiếm khoảng 50%.
1.3.1. DTBS do di truyền
1.3.1.1. Do đột biến NST
Bất thường NST có thể là sự biến đổi về mặt số lượng hay cấu trúc, xảy
ra trên NST thường hoặc NST giới tính hoặc trên cả hai, hậu quả là làm tăng
hoặc giảm vật liệu di truyền.
- Bất thường về số lượng NST: bao gồm lệch bội thể (2n ± 1, 2n ± 2, 2n ±
3) và đa bội thể (3n, 4n). Ví dụ hội chứng Down là do sự hiện diện của ba NST
21 (trisomy 21), cho đến nay được coi là đột biến NST thường gặp nhất [8].
- Bất thường về cấu trúc NST bao gồm: chuyển đoạn, mất đoạn, lặp đoạn
và đảo đoạn.
1.3.1.2. DTBS do đột biến đơn gen
Đột biến đơn gen là rối loạn di truyền do một gen đột biến duy nhất xác
định, chỉ xảy ra ở một locus trên NST. Chẳng hạn bệnh phenylketon niệu
(phenylketonuria - PKU) là một bệnh di truyền gây ra bởi các sự cố của các
enzyme PAH phân hủy acid amin phenylalanine [8]. Do enzyme này được mã
hoá cho bởi gen PAH trên nhiễm sắc thể 12, PKU thuộc loại đột biến đơn gen.
Những rối loạn di truyền đơn gen có thể di truyền theo cơ chế trội lặn, trên
NST thường hoặc liên kết với NST giới tính, có thể biểu hiện ngay ra kiểu
hình hay tiềm tàng ở trạng thái lặn. Những rối loạn di truyền này có thể dự
đoán về khả năng xảy ra DTBS trong con cái và những người có liên quan họ
hàng với người bị dị tật.
1.3.1.3. Di truyền theo kiểu đa nhân tố


16

Đây là những trường hợp DTBS do sự tương tác của nhiều gen đột biến
và các tác nhân thuộc môi trường. Cơ chế phát sinh rất phức tạp, tùy theo

từng loại dị tật mà có sự tương tác riêng biệt.
Các DTBS thuộc các loại đột biến NST, loại di truyền đơn gen, di truyền
theo kiểu đa nhân tố có thể do đột biến có sẵn ở bộ NST của bố mẹ hoặc do
đột biến mới phát sinh trong quá trình tạo giao tử hoặc trong quá trình phát
triển phôi. Ví dụ, sứt môi là một dị tật bẩm sinh đa yếu tố, mặc dù gen chắc
chắn đóng một vai trò trong sự phát sinh của bệnh này, tuy nhiên các yếu tố
môi trường bao gồm hút thuốc và sử dụng thuốc chống động kinh (2% những
người dùng thuốc này có khả năng sinh con sứt môi [9]), được cho là yếu tố
nguy cơ cao trong việc sinh ra một đứa trẻ bị tật sứt môi hở vòm miệng [10].
Ngoài ba nhóm bệnh tật di truyền nêu trên còn nhóm bệnh do rối loạn di
truyền ở tế bào sinh dưỡng, ví dụ sự rối loạn di truyền trong ung thư. Bệnh do
đột biến AND ở ty thể cũng được đề cập.
1.3.2. DTBS do môi trường
1.3.2.1. Tác nhân vật lý
- Chất phóng xạ:
Các tinh nguyên bào rất nhạy cảm với tia phóng xạ vì hoạt động gián
phân của chúng khá mạnh. Sự tiếp xúc với các chất phóng xạ gây tổn thương
tế bào thai nhi (gây chết, tổn thương NST, CPTTT và thể chất), mức độ hủy
hoại thai liên quan đến liều hấp thụ, giai đoạn phát triển của phôi hoặc thai
(Moore K. 1975, Brent D. 1976, Brent D. 1986) [6].
- Tia Rơnghen sử dụng trong chụp X - quang:
Tác hại đến di truyền: Những nghiên cứu cơ bản của Muller và Timofiel
- Resonsky [11] cho thấy tổn thương tế bào mầm không có liều giới hạn,
không có khoảng quy định an toàn, chỉ cần một hiện tượng bất thường nhỏ
nhất cũng gây đột biến NST. Tổn thương đầu tiên là sự biến đổi sinh hóa xảy


17

ra trong tế bào và đặc biệt là nhân tế bào như: NST nhạt màu, trao đổi nhân,

đứt đoạn NST, NST 2 tâm, 3 tâm,… gây ra những DTBS ở phôi thai, thai chết
lưu, sẩy thai.
Với phôi thai, chỉ cần một liều cục bộ rất nhỏ bằng 1/10 rem có thể gây
tác hại nghiêm trọng như sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non và tác hại di truyền
gây ảnh hưởng đến thế hệ sau [11].
1.3.2.2. Các yếu tố hóa học
- Các hóa chất sử dụng trong chiến tranh, trong sản xuất:
Chất diệt cỏ rụng lá (CDCRL) là Dioxin với công thức hóa học: 2,3,7,8
tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) gây đóng mở một số gen giải độc quan
trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B... Đồng thời, một số thí nghiệm trên
chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào, phá
huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng, gây đột biến trên gen [6],[12],
[13]. Các nghiên cứu khác ở động vật cũng cho thấy rằng Dioxin có thể ảnh
hưởng đến sinh sản bằng cách làm hỏng tinh trùng và làm rối loạn hormone
điều tiết sự phát triển của bào thai. Ở cấp độ phân tử, Dioxin gây đột biến trên
chuỗi NST, những đột biến này sẽ gây ảnh hưởng đến thông tin di truyền ở tế
bào sinh sản (tinh trùng, trứng) do cơ chế sao chép nhân đôi và sẽ truyền sang
thế hệ con cháu [14].
- Thủy ngân: thủy ngân là chất gây quái thai. Theo Polifka J.E. và CS thuỷ
ngân gây nhiễm độc thần kinh nặng cho con của các phụ nữ ăn các thức ăn bị
nhiễm thuỷ ngân nặng [15].
- Các dược phẩm:
+ Thuốc an thần: Paramethadione - loại thuốc sử dụng rộng rãi ở châu
Âu như một loại an thần, gây ngủ và phụ nữ mang thai thường hay sử dụng để
chống nôn, được chứng minh là gây quái thai (Gold man 1986). Dị tật thường


18

thấy là CPTTT, lông mày hình chữ U, tai thấp, khe hở môi khe hở vòm

miệng, tượng hình hải cẩu, hội chứng chim cánh cụt [16].
+ Chất kháng acid folic amino protein, kháng chuyển hóa dùng trong liệu
pháp điều trị ung thư có thể gây DTBS, nặng nhất là khuyết tật vùng sọ mặt.
+ Các hormone progesterone và androgen mẹ dùng khi có thai sẽ gây
bất thường ở cơ quan sinh dục ví dụ như phì đại âm vật (20%) và nam hóa rõ
(9%) ở trẻ em gái sau khi mẹ dùng Norethisterone trong 3 tháng đầu thai kì
[6],[16].
- Acid folic:
Acid folic (hay còn gọi là folate hoặc folacin) là một trong những
vitamin nhóm B, có sẵn trong nhiều loại thực phẩm và có hàm lượng cao
trong lá xanh, các loại rau xanh. Acid folic có vai trò đặc biệt quan trọng ở giai
đoạn phân chia và lớn nhanh của tế bào thai nhi. Trong khoảng thời gian ngay
trước và ngay sau khi thụ thai, cần ăn đủ acid folic, để bào thai được phát
triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy
hiểm cho thai nhi.
Thông thường, khoảng ngày 28 sau khi thụ tinh, các tế bào chịu trách
nhiệm cho việc phát triển hệ thần kinh của một phôi gấp để hình thành ống
thần kinh, đó là tiền thân của não và tủy sống. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng,
việc thiếu hụt acid folic trong quá trình mang thai có liên quan mạnh mẽ đến
dị tật ống thần kinh của thai nhi [17]. Việc bổ sung acid folic đã được chứng
minh để ngăn chặn khoảng 50% đến 75% trường hợp khiếm khuyết ống thần
kinh [18]. Mặc dù có mối liên hệ chặt chẽ giữa acid folic và dị tật bẩm sinh,
phụ nữ mang thai thường không bổ sung đầy đủ acid folic trong 28 ngày đầu
tiên của thai kỳ. Các khuyến nghị năm 1992 của Cục Y tế công cộng Hoa Kỳ
cho rằng lượng acid folic trong cơ thể không bao giờ đủ nếu chỉ dựa vào chế
độ ăn, tất cả phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nên được cung cấp 0,4 mg (400 mcg) acid


19


folic tổng hợp hàng ngày để giảm nguy cơ sinh con NTDs. Trong một nỗ lực
để khắc phục vấn đề này, năm 1998 chính phủ Hoa Kỳ đã bắt buộc tăng
cường acid folic trong các sản phẩm ngũ cốc. Kể từ đó, tần số của các khuyết
tật ống thần kinh trong số trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ đã giảm 19% [18].
Phụ nữ với chứng động kinh, bệnh tiểu đường và béo phì, cũng tăng
nguy cơ có con bị NTDs và cần phải cân nhắc sử dụng acid folic liều cao.
Ngày càng nhiều các bằng chứng cho thấy acid folic có thể giúp ngăn ngừa
các DTBS, bao gồm: hội chứng Down, tim bẩm sinh (TBS) cũng như bệnh
mạch vành, thoát vị thành bụng [19].
Dưới đây là 9 thực phẩm dồi dào acid folic [20]:
- Rau có lá xanh đậm: Rau bina (chân vịt) đứng hàng đầu trong các loại rau
về hàm lượng folate. Ngoài ra thì rau diếp, rau xà lách cũng dồi dào chất này.
- Cam: Một quả cam cỡ lớn có chứa 55 mcg acid folic; một cốc nước
cam tươi chứa khoảng 77 mcg acid folic.
- Măng tây: Một bát măng tây nấu chín có khoảng 79 mcg acid folic.
- Đỗ các loại: Một nửa bát đỗ nấu chín chứa tới 115 mcg acid folic.
- Súp lơ xanh: Một bát canh súp lơ xanh có tới 104 mcg acid folic.
- Bánh mỳ, ngũ cốc: Thực phẩm làm từ ngũ cốc giàu acid folic. Một lát
bánh mỳ bổ sung acid folic chứa 60 mcg acid folic.
- Hạt hướng dương: Ngoài nguồn acid folic dồi dào, hạt hướng dương
còn giàu canxi và sắt.
- Quả bơ: Một quả bơ chứa 90 mcg folate.
- Nước cà chua: Một cốc nước ép cà chua có 48 mcg acid folic.
1.3.2.3. Yếu tố sinh học và xã hội
- Tuổi cha mẹ:
Tuổi của mẹ quá trẻ tăng nguy cơ sinh con DTBS do cơ quan sinh dục
chưa hoàn thiện cùng với sự không cân bằng hormon không tạo điều kiện tối


20


thuận để thai phát triển bình thường [9]. Ngược lại, bố mẹ lớn tuổi cũng đóng
vai trò quan trọng trọng việc gây sai sót quá trình phân bào giảm nhiễm, trong
đó biểu hiện rõ nhất sinh con mắc các hội chứng lệch bội như trisomy 21, 13,
18. Theo Nyhan W.L. và cộng sự (CS), tỷ lệ đẻ con Down ở mẹ < 20 tuổi là
1/2.500, ở mẹ ≥ 45 tuổi thì tỷ lệ này là 1/55 [3],[6].
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai:
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén có thể ảnh hưởng
đến tần suất sinh con DTBS. Sự thiếu các yếu tố vi lượng như Magie,
Photpho, vitamin D làm biến dạng bộ xương và xuất hiện bệnh còi xương
bẩm sinh; thiếu biotin và các yếu tố vi lượng khác có thể gây loạn dưỡng sụn,
dính ngón. Thiếu iode gây ra bướu cổ, CPTTT, đặc biệt là chế độ ăn thiếu
acid folic gây DTBS thường gặp nhất là NTDs [18].
- Nhiễm khuẩn:
Suốt giai đoạn trước sinh, thai nhi rất nhạy cảm với nhiều loại vi sinh
vật, kết quả là trong một số trường hợp sẽ gây sẩy thai và đẻ non, một số
trường hợp khác trẻ sinh ra với DTBS hay bệnh tật. Ví dụ như nhiễm xoắn
khuẩn giang mai, toxoplasma gây DTBS khe hở môi, khe hở vòm miệng,
CPTTT, điếc bẩm sinh, não úng thủy…; nhiễm virus Rubella gây các DTBS ở
não, CPTTT, điếc, gan to, lách to, thiếu máu…[21].
- Các thói quen sinh hoạt của bố mẹ:
Mẹ bị nghiện rượu, nghiện ma túy, hút thuốc lá chủ động hay thụ động
đều có nguy cơ tăng tỷ lệ con bị DTBS. Tác hại của rượu gây quái thai đã
được biết rõ, hội chứng thai do rượu chiếm 1/1.000 trẻ sơ sinh tại Mỹ được
Nyhan W.L. mô tả với những DTBS chủ yếu là dị tật sọ mặt, tim, dị dạng chi,
suy dinh dưỡng, CPTTT [3],[22].
- Các bất thường của cơ thể mẹ khi mang thai:


21


Mẹ bị dị dạng tư thế như bàn chân vẹo, loạn sản khớp háng, hẹp khung
chậu, tử cung dị dạng,… có thể sinh con DTBS. Mẹ bị các bệnh rối loạn
chuyển hóa cũng có thể sinh con DTBS. Mẹ bị đái tháo đường thể phụ thuộc
insulin: đường huyết cao là một nguyên nhân gây quái thai và điều này được
chứng minh ở thử nghiệm trên chuột [9].
1.4. Bệnh sinh của DTBS
Tất cả các giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển phôi thai đều
có thể phát sinh DTBS, nhưng phụ thuộc theo từng cơ quan của cơ thể và tùy
thời điểm phát triển mà sự mẫn cảm với các tác nhân gây quái thai ở mức độ
khác nhau. Bình thường quá trình hình thành và phát triển của phôi thai trải
qua các giai đoạn sau [5],[23],[24]:
- Giai đoạn tạo giao tử: là giai đoạn các tế bào dễ mẫn cảm với các tác
nhân gây đột biến tạo ra các giao tử bất thường hoặc đã có sự rối loạn xảy ra
từ bố hoặc mẹ khi thụ tinh sẽ cho các hợp tử bất thường, tạo ra các DTBS.
Tuy nhiên các giao tử bất thường ít có khả năng tham gia thụ tinh nên tỷ lệ
DTBS không cao.
- Giai đoạn tiền phôi: ở giai đoạn này phôi còn ít, chưa biệt hóa, nên các
tác nhân gây DTBS có thể gây tổn thương toàn bộ, phần lớn hay phần nhỏ
phôi bào. Cơ chế phát sinh DTBS ở giai đoạn này là cơ chế phân tử thông qua
tác động rối loạn vật chất di truyền, rối loạn các quá trình phân bào.
- Giai đoạn phôi: bắt đầu từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 8 của thời kì
mang thai. Giai đoạn này phôi biệt hóa tích cực, các tác nhân gây DTBS làm
xuất hiện dị tật tùy theo tính dễ tổn thương, thời gian biệt hóa của mô và cơ
quan. Cơ chế phát sinh DTBS chủ yếu là cảm ứng phôi.
- Giai đoạn thai: từ tuần thứ 8 trở đi, giai đoạn này được đặc trưng bởi sự
phát triển của cơ quan. Tính cảm thụ của thai đối với tác động của yếu tố gây


22


DTBS giảm nhanh trong giai đoạn này. Tuy nhiên còn một số cơ quan như: hệ
tiết niệu, não, vỏ não, cơ quan sinh dục… vẫn còn đang được biệt hóa nên khi
gặp tác nhân gây DTBS sẽ phát sinh các dị tật. Cơ chế gây DTBS là cơ chế
cảm ứng phôi ở những cơ quan bộ phận còn đang biệt hóa.
1.5. Tình hình nghiên cứu về DTBS
1.5.1. Tình hình nghiên cứu về DTBS trên thế giới
Theo báo cáo toàn cầu về DTBS của Christopher P. và cs (2006) cho
biết mỗi năm ước tính có 7,9 triệu trẻ em (6% tổng số trẻ em được sinh ra trên
toàn thế giới) được sinh ra với một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng có nguyên
nhân từ di truyền hoặc hoặc một phần nguyên nhân từ di truyền [25].
Theo báo cáo năm 2013 của hệ thống giám sát DTBS quốc tế
(ICBDMS: International Clearinghouse for Birth Defect Monitoring System)
thực hiện điều tra DTBS trên phạm vi toàn cầu, trong 151.981 ca sinh năm
2011 ở Israel, Mexico và Bắc Mỹ, ghi nhận 879 ca DTBS, trong đó 347 ca có
hai DTBS nặng [26].
Tổ chức Y tế thế giới đã tập trung số liệu từ 25 trung tâm thống kê dị
tật của 16 nước gồm 428.718 lần sinh trong đó có 5.016 trẻ sinh đôi cho thấy
tỉ lệ DTBS lớn và nhỏ là 1,73%. Kenedy đã thống kê số liệu về DTBS từ năm
1901 đến 1960 trong 238 công trình nghiên cứu với 29 triệu lần sinh thấy tỉ lệ
DTBS chung là 1,08% (điều tra hồi cứu tỉ lệ là 0,83%, điều tra thăm khám tỉ
lệ là 4,5%) [27].
Tại Vương quốc Anh, cơ quan giám sát DTBS đã hoạt động trên toàn
lãnh thổ Anh và xứ Wales từ năm 1963 sau vụ thai nhi bị dị tật do
Thalidomide. Nghiên cứu của Boyd P.A. và CS năm 2004 trên cơ sở số liệu
của 4 vùng nước Anh với số lượng sinh hàng năm là 109.000, thời gian từ
1991 dến 1999 cho thấy tỉ lệ DTBS lớn là 2,1% ở trẻ mới đẻ, các DTBS này
gây tỉ lệ chết chu sinh và chết của trẻ trong năm đầu tiên là 21% [28].



23

Năm 1989, một nghiên cứu lớn thực hiện trên cựu chiến binh (CCB) Mỹ
đã phục vụ tại chiến tranh Việt Nam, một phần trong nghiên cứu đó đã nghiên
cứu về hậu quả sinh sản trên các CCB nam. Nghiên cứu thu thập thông tin
bằng việc phỏng vấn, kết quả thu được cho thấy các CCB tham chiến ở Việt
Nam có tỷ lệ con bị DTBS (64,6/1.000 lần sinh) cao hơn các CCB không
tham chiến ở Việt Nam (49,5/1.000 lần sinh). Theo báo cáo của các CCB ở
Việt Nam cho thấy, họ có số con đa dị tật nhiều hơn (OR = 1,6; 95% CI: 1,1 2,5). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này sự phơi nhiễm chỉ giới hạn ở việc phục
vụ chiến tranh tại Việt Nam nên kết quả của đề tài vẫn còn bị hạn chế [29].
Yang Q. và CS (2007) đã nghiên cứu hồi cứu gồm 5.213.248 đối tượng
đăng ký sinh từ 1999 - 2000 ở Mỹ. Nghiên cứu dựa trên 22 danh mục DTBS
và tuổi cha mẹ được phân làm 8 nhóm với các khoảng tuổi: < 20, 20 - 24, 25 29, 30 - 34, 35 - 39, 40 - 44, 45 - 49 và > 50 tuổi. Khi so sánh với nhóm tuổi cha
25 - 29 tuổi thì cho thấy OR là 1,04; 1,08; 1,08 và 1,15 riêng biệt cho nhóm tuổi
cha 30 - 35; 40 - 44; 45 - 49 và từ 50 tuổi trở lên với p = 0,015. Tuổi cha mẹ cao
có liên quan đến nguy cơ một số DTBS như: các DTBS ở tim, thông khí quản thực quản, hẹp thực quản, các bất thường cơ xương, hội chứng Down và các bất
thường NST khác [30].
1.5.2. Tình hình nghiên cứu DTBS trong nước
Năm 1983, Nguyễn Cận và CS bằng phương pháp điều tra hồi cứu và
điều tra đối chứng về tình hình DTBS của con những CCB tại ba huyện miền
Bắc: huyện miền núi Mai Châu - Hòa Bình, huyện Mỹ Văn - Hải Hưng,
huyện Hải Hậu - Nam Hà. Đối tượng nghiên cứu gồm hai nhóm, nhóm A gồm
các cặp vợ chồng chỉ sinh sống tại địa phương, không tiếp xúc với CĐHH
dùng trong chiến tranh, nhóm B là nhóm các cặp vợ chồng mà người chồng đi
công tác và tiếp xúc với CĐHH ở miền Nam Việt Nam. Kết quả cho thấy tỷ lệ
DTBS của con ở nhóm B là 0,64 ± 0,09%, cao hơn nhóm A: 0,46 ± 0,04%,


24


tác giả cũng nhận xét tỷ lệ con có khe hở môi và vòm miệng ở nhóm B cao
hơn nhóm A [31].
Năm 1988, Lê Cao Đài và CS đã điều tra tình hình biến chứng sinh sản
và DTBS ở các gia đình của 1940 CCB thuộc huyện Việt Yên tỉnh Hà Bắc
[32]. Đối tượng nghiên cứu được chia 2 nhóm: nhóm có tiếp xúc với CDCRL
và nhóm không tiếp xúc với CDCRL. Trong đó, nhóm có tiếp xúc với
CDCRL chia thành 4 mức độ tiếp xúc nặng, vừa, nhẹ và không tiếp xúc. Các
yếu tố liên quan khác như tiền sử hút thuốc, uống rượu bia và tiếp xúc hóa
chất nông nghiệp cũng được đánh giá. Kết quả thu được cho thấy tỷ lệ DTBS
trong tổng số lần đẻ là 1,1% ở nhóm không tiếp xúc và 2,32% ở nhóm có tiếp
xúc (nhẹ: 1,9 %; vừa: 2,2 %; nặng: 6,1%). Các tác giả nhận định có sự khác
biệt giữa hai nhóm và cung cấp thêm bằng chứng về khả năng sinh con dị
dạng do người bố bị tiếp xúc với CDCRL.
Nghiên cứu DTBS của Nguyễn Thị Phượng [33],[34], Tô Thanh Hương
và Trần Liên Anh [35] tại Bệnh viện nhi trung ương Hà Nội trong 19 năm từ
1981 đến 1999 cho kết quả tần suất DTBS trong số các bệnh nhi nhập viện ở
các năm 1981-1990 là 3,6%, trong các năm 1991-1996 là 11,9% và giai đoạn
1998-1999 là 12,4%.
Phan Thị Hoan năm 2003 đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ và tính
chất di truyền của một số dị tật bẩm sinh ở vùng có nguy cơ phơi nhiễm
CĐHH trong chiến tranh” thực hiện tại huyện Phù Cát tỉnh Bình Định, một số
phường của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và một số phường, xã của
tỉnh Thái Bình [3]. Đề tài đưa ra kết luận tỷ lệ các bà mẹ có tiền sử sinh con
DTBS ở Bình Định: 5,28%, ở Đà Nẵng: 3,0%, ở Thái Bình: 2,39%. Ở Bình
Định, tỷ lệ sinh con dị tật ở nhóm bố mẹ phơi nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp
với Dioxin đều cao hơn Đà Nẵng và Thái Bình, đồng thời phân tích tính chất
gia đình của loại DTBS CPTTT. Trong cả 3 địa điểm nghiên cứu, các DTBS


25


được thống kê chủ yếu là các DTBS về hình thái và chức năng. Trong tổng số
các DTBS thì DTBS của hệ thần kinh, tâm thần và DTBS của chi, hệ cơ
xương luôn chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Ở Đà Nẵng, Bình Định và Thái Bình, tỷ lệ
DTBS của hệ thần kinh - tâm thần lần lượt là 35,7%, 35,6% và 29,7%. Trong
hệ thần kinh tâm thần thì DTBS chủ yếu là loại CPTTT. Nghiên cứu kết luận
yếu tố liên quan tuổi mẹ, tiếp xúc với tác nhân độc hại trong công việc có mối
liên quan đến sự xuất hiện DTBS.
Năm 2012, Trần Đức Phấn, Trương Quang Đạt, Ngô Văn Toàn đã tiến
hành đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu và DTBS ở huyện Phù
Cát - Bình Định” [36]. Nghiên cứu được thực hiện trên 6.600 phụ nữ 15 đến
49 tuổi đã có gia đình đã từng mang thai ở 30 thôn thuộc 18 xã thị trấn huyện
Phù Cát - Bình Định. Kết quả thu được tỷ lệ trẻ DTBS là 1,83%, tỷ lệ bà mẹ
sinh con DTBS là 4,38%. DTBS hệ thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 32,89%
sau đó là hệ cơ xương 17,28%, hệ tuần hoàn và dị tật khe hở môi, khe hở vòm
miệng có tỷ lệ bằng nhau 9,63%.


×