Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

PHƯƠNG PHÁP tác ĐỘNG cột SỐNG (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.73 KB, 42 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG CÁP Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
(Lưu hành nội bộ)
HÀ NỘI – 2015
MỤC LỤC

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG CUỘC SỐNG VÀ HƯỚNG
ĐIỀU TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
I. ĐAU LƯNG CẤP
Thường xuất hiện đột ngột sau một vận động quá mức hay một
vận động trái tư thế nghe thấy cục một cái rồi thấy đau như bê vác
nặng quá mức, cố đẩy xe máy lên chỗ bậc cao, ngồi với lấy một vật ở
trên cao khiến cơ thể phải vặn người đi và với tay quá mức gây lên đau.
Khi vừa bị (sau khi nghe tiếng cục) thì đau ít, sau đó tăng dần lên,
có khi rất đau, hạn chế vận động như cúi, ngửa đi ngửa lại khó khăn,
nằm khi trở mình cũng đau. Bệnh nhân thường đi trong tư thế giảm đau
(đi cong người hoặc vẹo người sang một bên).
Mùa lạnh bị cảm phong hàn cũng có thể gây lên đau lưng cấp.
Thăm khám và điều tri
1.

Thăm khám: Quan sát tư thế bệnh nhân đi hoặc ngồi (trên ghế

khám và điều trị) ta sẽ thấy bệnh nhân thường đi hoặc ngồi trong tư


thế giảm đau lệch người sang một bên, bên đó có những cơ hay bó cơ
co lại bên đối diện bị chùng giãn ra, cột sống mất hình cong và đường


thẳng sinh lý.
Về nhiệt độ: Tại vùng đau, chỗ đau nhiệt độ nóng cao và có nhũng
vùng nhiệt độ tương ứng (không phải chỗ đang đau) trên cột sống cũng
nóng cao.
- Trường hợp bị ngoại cảm phong hàn cũng gây đau lưng cấp. Ngoài sự
biến đổi nhiệt độ trên cột sống thường có những bó cơ cứng lại, gây
đau. Có trường hợp cơ thẳng lưng và rãnh sống co khiến bệnh nhân cúi
ngửa vận động rất đau.
2.

Điều trị: áp dụng phương pháp co cơ tương ứng và chuyển tư thế

để xác định những bó cơ, tiết cơ co để giải toả. Dùng các thủ thuật bật,
xoay tại các nguyên uỷ và bám tận của bó cơ hay tiết cơ co để chữa.
Chú ý: Tại chỗ đau, điểm đau trên cột sống nhiệt độ nóng cao đang là
vùng bệnh lý, chưa được tác động vào, phải tìm vùng tương ứng với nó
trên cột sống để chữa. Nếu bệnh nhân đau không cúi được thường có
điểm T2,3,7,8 trên cột sống để chữa. Nếu bệnh nhân đau không ngồi
thẳng lưng được có trọng điểm L4,5 và Sl.
- Nếu bệnh nhân bị ngoại cảm phong hàn không ra mồ hôi, lưng rất
đau, vận động khó khăn cần giải cảm mạnh bằng cách đánh cảm và
xông để ra mồ hồi. Chữa bằng phương pháp. Tác động cột sống Việt
Nam cần giải toả những chỗ cơ co, trọng điểm thường cũng có T2.3.
-Nếu bệnh nhân ra nhiều mồ hôi chữa hai bên hố chẩm vào tới 0,2
và song chỉnh với vùng s. Xác định những tiết cơ, bỏ cơ ẹo trên lưng để
giải toả.
II. ĐAU LƯNG MÃN TÍNH
Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng mạn tính như:
lưng.


Đau lưng do thoái hoá, vôi hoá vùng thắt lưng gây đau vùng thắt


-

Đau lưng do cùng hoá sống thắt lưng L5, hay thắt lưng cùng hoá

đốt cùng S1.
-

Đau lưng do viêm khớp cùng chậu.

-

Đau lưng do gai đôi mỏm gai sau đốt L1,L5 hoặc SI

-

Đau lưng do nhiễm khuẩn, do lao đốt sống, do u đốt sống.

-

Đau lưng có liên quan đến một số bệnh nội tạng như bệnh về dạ

dày, bệnh về đại tràng, bệnh về thận, túi mật, cơ quan hô hấp.
Thăm khám và điều tri:
1. Đau lưng do thoái hoá, vôi hoá: Đau lưng do thoái hoá thường
hay đau vùng thắt lưng tới đốt cùng S1. Nhiệt độ vùng thắt lưng nóng
cao, vùng giữa lưng và lưng trên cũng rối loạn. Lớp cơ đệm trên đầu gai
sống cơ co từ giữa lưng xuống thắt lưng, có trường hợp xơ co từ vùng

lưng trên T2.3 và T7.8.
Về điều trị: xác định vùng cơ xơ co trên cột sống và vùng nhiệt độ
tương ứng để chữa, không chữa ngay vào chỗ bệnh nhân đang đau.
Đau lưng do vôi hóa thì lớp cơ đệm trên đầu gai sống thường co mỏng
t° nóng cao ở thắt lưng, có trường hợp cơ xơ teo, đốt sống có gai. Phải
xác định vùng cơ xơ co và vùng nhiệt độ biến đổi tương ứng để chữa.
Chú ý cơ ở giữa rãnh sống, chỉ chữa lực vừa với cơ xơ co mỏng ở trên
gai.
2. Đau lưng do cùng hoá đốt sống L5 hav thắt lưng cùng hoá đốt Sl:
Tại vùng L5, SI nhiệt độ cao cơ co trên gai. Phải xác định vùng cơ co
tương ứng trên cột sống để chữa. Có trường họp cơ xơ co lên cả vùng
Tl.2.3.
3. Viêm khớp cùng chậu gây đau vùng thắt lưng cùng và vùng hông,
có trường họp đau xuống cả đùi, chân. Vận động thì đỡ đau. Sáng lúc
mới ngủ dậy thì đau, nằm nghỉ lâu ở một tư thế lúc trở mình cũng đau.


Nếu đau lâu ngày cơ vùng L45 và vùng hông sẽ nhược đi. về nhiệt độ.
Vùng L4.5 và vùng cùng thường nóng cao.
Điều trị xác định vùng cơ co và vùng nhiệt độ tương ứng để chữa sau
đó phải giải toả cơ xơ co vùng hông cùng từ 2 bên cánh chậu trở vào.
1. Đau lưng do gai đôi:
Gai đôi là do bẩm sinh. Khi sinh ra đã có gai đôi rồi thường là do mỏng
gai sau đốt sống L4.5 hay Si bị sẻ làm đôi. Khi còn trẻ, dây chằng trên
gai sống và lớp cơ đệm trên đầu gai sống còn mềm thư nhuận nên chưa
gây đau. Khi nhũng cơ đó xơ co lại gây đau. Khi ngồi chùng gân cơ trên
cột sống thì đỡ đau, khi vận động hay cúi cong lưng thường thấy đau.
Có người bị đau do gai đôi đã mổ cắt mỏm gai đôi đi nhưng vẫn đau.
Nguyên nhân gây đau là do cơ xơ co ở vùng đối xứng với L4 L5, Si
thường trọng điểm ở C1,3,4. Ngoài ra cần xác định thêm những vùng

cọ cơ khác trên cột sống để chữa. Chữa tại L4.5 Si là giai đoạn cuối
cùng.
5. Đau lưng liên quan đến bệnh nội tạng:
a. Đau lưng liên quan đến tim phổi: Những bệnh mạn tính như viên phế
quản, lao phổi; những bệnh về tim như rối loạn thần kinh tim, thiểu
năng động mạch vành, động mạch vành xơ cứng, đều có thể gây đau
vùng lưng trên, hay gặp ở người lao động trí óc.
Thăm khám và điều trị: Đau lưng trên liên quan đến bệnh phổi ở phổi
nhiệt độ thường nâng cao ở cổ phải, lưng trên. Trọng điểm thường ở
T3.4.5 . Chữa cả 3 lớp ngoài, giữa, trong. Nếu đau liên quan đến bệnh
về tim, thường nhiệt độ nóng cao ở cổ, ngực, vai trái và lưng trên.
Trọng điểm thường có T2.4.5.6 chữa lực vừa ở lớp ngoài và lớp giữa.
b. Đau lưng liên quan đến bệnh về thận, tiết niệu:
Các triệu trứng về thận và tiết niệu như : Viêm cầu thận, đái rắt, đái
buốt, đái đỏ có thể gây đau vùng giữa lưng, thắt lưng. Nhiệt độ rối loạn


thường co thắt lưng phải, hạ sườn phải, vùng mỏ ác, nóng cao, đốt
sống rối loạn thường có T10, T12, LI, L3,S3.
c. Đau lưng liên quan đến bệnh về đại tràng.
Bệnh về đại tràng, thường gây đau vùng thắt lưng, vùng cùng. Có khi
cả vùng giữa lưng cũng đau. Nhiệt độ rối loạn thường vùng chẩm, mỏ
ác, giữa lưng, thắt lưng nóng cao. Vùng trọng khu gồm có các đốt sống
T10,12 L1 -> L5 Si ->5.
6. Đau lưng

do nhiễm khuẩn, lao đốt sống, u đốt sống

Đau lưng do nhiễm khuẩn như tụ cầu, thương hàn, phế cầu phải điều trị
bằng thuốc đặc trị.

Đau lưng do lao đốt sống thường hay bị ở đốt sống T7, T8. Bệnh liên
quan đến phổi, ấn vào thấy cơ mềm hơn bình thường, có nhiều sợi xơ,
cảm giác dưới đầu ngón tay có mủ. Bệnh nhân thấy đau chói khi bị ấn
vào đốt sống bệnh lý. Chụp phim XQ thấy có những đám hang hốc ăn
cả vào xương.
Không chữa bằng phương pháp tác động cột sống Việt Nam được, phải
dùng thuốc đặc trị chuyên khoa lao.
Đau lưng do u đốt sống. Phải điều trị theo chuyên khoa, không chữa tác
động cột sống được.
III. ĐAU THẦN KINH TỌA
Đau thần kinh toạ , theo y học hiện đại là đau dây thần kinh hông. Đau
dây thần kinh hông là một hội chứng rất phổ biến, ảnh hưởng nhiều
đến khả năng lao động, nhất là đối với những người lao động chân tay.
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30->60. Nam mắc nhiều hơn nữ, tỷ lệ 3/1.
Dây thần kinh hông do 2 rễ chính tạo nên: Rễ thần kinh thắt lưng L5 và
rễ thần kinh cùng S1 thuộc đám rối cùng. Từ chậu hông, dây thần kinh
hông chui qua lỗ mẻ hông to, qua giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn của
xương đùi, chui sâu vào mặt sau đùi đi đến kheo ngoài. Khi các rễ thắt
lưng L5 và cùng S1 họp thành dây hông để đi ra ngoài ống sống phải đi


qua một khe hẹp gọi là khe gian đốt - đĩa đệm — dây chằng. Sự biến
đổi mất bình thường của vùng thắt lưng - cùng, đặc biệt là đốt L4, L5,
SI đều có thể gây đau dây thần kinh hông
THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
- Thăm khám:
1. Hỏi bệnh: - Thời gian khởi phát đau từ bao giờ?
- Tính chất đau: Đau dây thần kinh hông ngay hay đau vùng thắt lưng
trước - Đau như thế nào? (cảm giác đau chủ quan của bệnh nhân)
- Cường độ đau và cách tiến triển (có bệnh nhân càng ngày càng đau,

như đau dùi đâm vào đùi, đi lại, ngồi, nằm đều khó khăn)
2. Thăm khám: Có nhiều nguyên nhân gây nên đau dây thần kinh
hông. Tài liệu này chỉ đề cập tới cách nhận biết các dấu hiệu hạn chế và
cách thức điều trị theo phương pháp TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM.
Đau dây thần kinh hông thường có các dấu hiệu hạn chế sau
đây:
1. Dấu hiệu thống điểm đau (Walleix)
2. Dấu hiệu đứng cúi hạn chế
3. Dấu hiệu ngồi sổm hạn chế
4. Dấu hiệu nâng chân hạn chế
5. Dấu hiệu giãn cột sống hạn chế
6. Dấu hiệu đi nhanh hạn chế.
Trong 6 dấu hiệu trên đây, dấu hiệu thống điểm đau (Walleix dương
tính) là dấu hiệu cơ bản để phân biệt bệnh nhân đau dây thần kinh
hông với những dấu hiệu hạn chế khác nhưng không phải đau dây thần
kinh hông,
a. Cách xác định các thống điểm:
- Đo từ S5 ngang ra đến cánh chậu (điểm ở hông)


- Xác định điểm ở giữa ngấn mông (điểm ở mông)
- Xác định điểm ở giữa kheo chân (ở điểm khoeo)
- Xác định điểm ở gân ÁCHILLES (điểm ở gót)
+ Cách tiến hành: Dùng ngón tay cái ấn mạnh tại các điểm ở hông,
mông, khoeo và bật mạnh tại gân Achilles nếu đau thì đúng là đau thần
kinh hông. Có bệnh nhân mới đau đến khoeo, chưa đau đến gót chân.
Không phải tất cả các bệnh nhân đau thần kinh hông đều đau cả bốn
điểm hông, mông, khoeo gót.
b. Cách xác định dấu hiệu đứng cúi hạn chế:
+ Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân rộng bằng 2 vai

giữ 2 gối thẳng, từ từ cúi xuống nếu hai ngón tay trỏ, chạm được tới
ngón chân cái là bình thường, nếu không chạm được ngón chân cái là bị
hạn chế. Có người hạn chế tới 40 hay 50cm. Khi cố cúi xuống nữa thì sẽ
đau cơ ở bắp chân, các cơ ở mặt sau đùi, đau ở hông.
+ Xác định trọng điểm và giải toả trọng điểm:
Khi bệnh nhân cúi xuống đến mức tối đa, ta bảo bệnh nhân cố gắng
đứng ở tư thế đó, dùng 2 ngón tay vuốt 2 bên rãnh sống bệnh nhân,
thấy cơ ở rãnh sống co cộm ở đâu thì tại đó sẽ có trọng điểm. Dùng cả
bàn tay vuốt trên cơ thăng lưng từ trên xuống, cơ co ở đâu thì tại đó
cần phải giải toả.
Khi đã xác định được vùng có trọng điểm (thường nơi đó là nguyên uỷ
của cơ sở rãnh sống và cơ thẳng lưng) ta bảo bệnh nhân ngồi trên ghế
(ghế dùng để cho bệnh nhân ngồi chữa bệnh) từ từ cúi xuống, hai tay
với theo hai chân) khi vùng có trọng điểm và vùng cơ co lộ ra (hiện rõ
ra) ta bảo bệnh nhân dừng lại, Thầy thuốc dùng ngón tay cái bật ngang
chỗ cơ co. Trọng điểm thường ở vùng T2 T,3T7 T8,
Chú ý:Thao tác bật phải dứt khoát, chắc chẳn, ngón tay cái thầy thuốc
phải bám chắc vào lớp da bệnh nhân, tránh để trượt ngón tay trên da
bệnh nhân sẽ làm sướt da bệnh nhân.


- Chỉ cần bật mấy lần (mấy cái) thì bệnh nhân đã với tay xuống được
nhiều hơn rồi.
c. Cách xác định dấu hiệu ngồi xổm hạn chế:
+ Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân rộng bằng 2 vai.
Bảo bệnh nhân từ từ ngồi xuống. Nếu bệnh nhân ngồi mà mông cách
đất 7cm là bình thường. Nếu cách hơn 7cm là bị hạn chế. Có trường
hợp bệnh nhân không ngồi xổm được (Toạ là ngồi. Đau thần kinh toạ
thường ngồi rất khó khăn, có khi không ngồi được)
+ Xác định trọng điểm và giải toả trọng điểm: Bảo bệnh nhân ngồi ở tư

thế hạn chế dùng hai ngón tay vuốt 2 bên rãnh sống bệnh nhân, cơ co
ở đâu thì vùng đó có trọng điểm. Dùng cả bàn tay vuốt trên cơ thẳng
lưng từ trên xuống, cơ co ở đâu thì chỗ đó cần phải giải toả.
Giải toả trọng điểm và vùng cơ co trong dấu hiệu ngồi xổm hạn chế
giống như ở dấu hiệu đứng cúi hạn chế (Bệnh nhân ngồi trên ghế trong
trường hợp không thể ngồi xổm được)
d. Dấu hiệu nâng chân hạn chế.
+ Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay để thẳng hai bên
thân mình. Thầy thuốc đỡ gót chân từ từ nâng chân lên khỏi mặt
giường trong tư thế gối chân thẳng. Nếu nâng được một góc từ 80° trở
lên so với mặt giường là bình thường, nếu chỉ nâng được một góc dưới
80° là bị hạn chế.
+ Giải toả trọng điểm và vùng cơ co: nâng chân bị hạn chế thường do
bị co cơ mặt sau đùi. Cách xác định và giải toả giống như dấu hiệu ngồi
xổm hạn chế. Phải khám trên toàn bộ hệ cột sống để giải toả (khám từ
cổ dưới tới vùng cùng).
e. Dấu hiệu giãn cột sống hạn chế:
Mục đích là xác định sự dính cứng của các đốt sống (sự dính cứng nêu ở
đây là sự dính cứng của các mỏm gai sau đốt sống làm hạn chế sự vận


động của giãn cột sống), vùng thắt lưng chứ không phải là sự dính cứng
của các thân đốt sống với các đĩa đệm.
+ Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân rộng bằng hai
vai. Dùng thước dây đo từ SI lên l0 cm. Giữ chặt đầu dây phía trên, bảo
bệnh nhân từ từ cúi xuống tối đa theo mức của bệnh nhân. Đo từ S1
lên dến đầu dưới của thước dây, nếu dây co lên 3,5cm đối với nữ là
bình thường 5,5 cm đối với nam là bình thường. Nhỏ hơn chỉ số trên là
bị hạn chế.
+ Xác định và giải toả trọng điểm: Cách xác định và giải toả áp dụng

như đối với dấu hiệu ngồi xổm hạn chế
f. Dấu hiệu đi nhanh hạn chế:
Nếu bệnh nhấn đi 30m hết 18 giây là bình thường, nếu mất hơn 18 giây
là bị hạn chế.
+ Xác định trọng điểm: Bệnh nhân cởi trần (đối với nam) đi nhanh tới
mức tối đa của người bệnh, hai tay buông thõng bình thường, ta quan
sát cơ sau lưng , nếu thấy lớp cơ động hình ở đốt sống nào thì đó là
trọng điểm.
+ Giải toả trọng điểm: Tuỳ theo hình thái của trọng điểm mà áp dụng
các thủ thuật cho phù hợp. Sau khi giải toả được trọng điểm, kiểm tra
lại thời gian đi của bệnh nhân.
Chú ý:
- Người bị đau dây thần kinh hông hay đi trong tư thế giảm đau vẹo
sang một bên. Không chữa ngay ở L4, L5 và S1, S2 được mà phải áp
dụng phương thức co cơ tương ứng để chữa từ trên lưng trên xuống.
Chữa ở L4.5 và S1.2 là giai đoạn cuối cùng. Có trường hợp chỉ phải xử
lý nhẹ nhàng ở L4.5 và S1.2
- Đau dây thần kinh hông còn gặp trong cảm phong hàn, nhiệt độ vùng
mông và đùi sau lạnh, cơ ở lưng co không bình thường. Bấm tại thống
điểm ở khoeo thì co cơ mạnh.


Điều trị: Đánh cảm, xông và kết hợp chữa Tác động cột sống sẽ chóng
khỏi.
- Hiện tượng kéo chuông hay đạp chân không được là do viêm đuôi
ngựa hay u tuỷ và u màng tuỷ... đều không chữa Tác động cột sống
(phải dùng thuốc).
- Viêm khóp cùng chậu cũng thường đau ở vùng thắt lưng xuống vùng
cùng và hông, xuống tới cả sau đùi phía dưới ngấn mông, viêm khớp
háng cũng đau vùng thắt lưng xuống vùng hông và mé ngoài đùi cần

phân biệt hai bệnh chứng này với đau thần kinh hông để có biện pháp
điều trị thích hợp.
- Trong bệnh đau dây thần kinh hông, nhiệt độ vùng thắt lưng, vùng
cùng hông nóng cao và còn có những vùng nhiêt độ nóng cao tương
ứng với vùng thắt lưng- cùng hông.
IV. ĐAU NỬA ĐẦU (IMIGRAINE)
Đau nửa đầu
Theo y học hiện đại, đau nửa đầu là một bệnh đau đầu mạch máu, xuất
phát thành từng cơn, nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ ràng. Có
hai hình thái lậm sàng lớn: Đau nửa đầu không có tiền triệu ( đau nửa
đầu chung) và đau nửa đầu có tiền triệu (đau nửa đầu kinh điển). Cơ sở
chẩn đoán là yếu tố gia đình, là đặc điểm cơn, là diễn biến của triệu
chứng. Khám thần kinh thấy bình thường
Bệnh lý:
Đau nửa đầu là một bệnh do căn nguyên mạch máu. Trước đây nhiều
tác giả giải thích tiền triệu của đau nửa là hậu quả co thắt mạch máu
và tiếp đến là giãn mạch máu đã gây đau nửa đầu. Ngày nay người ta
đã thấy là ở bệnh nhân đau nửa đầu đều có “suy giảm điện” lan tỏa ở
vỏ não và đây mới là nguyên nhân gấy ra tiền triệu bệnh.
Nhiều công trình nghiên cứu khác mới đây đã nói đến mối quan hệ giữa
Serotonin với đau nửa đầu.


+ Đau nửa đầu không có tiền triệu: Các cơn đau thường xuất hiện vào
buổi sáng khi mới ngủ dậy, có khi vào ban đêm, ít khi là ban ngày. Cơn
đau khởi phát từ từ, đạt đến đỉnh cao sau vài giờ. Lúc đầu chỉ đau ở
một bên đầu, vùng thái dương trán thái dương, ít khi ở vùng chẩm. Rồi
dần dần có thể lan ra cả đầu hoặc đau bên nửa đầu đối diện. Như vậy,
đau chủ yếu là ở sọ, rất ít khi đau ở mặt. Đau đầu có đặc điểm đập theo
mạch nặng lên khi hoạt động cho nên ở những trường hợp nặng, bệnh

nhân thích nằm nghỉ trong buồng tối (sợ ánh sáng), yên tĩnh (sợ ồn
ào). Những triệu chứng kèm theo là buồn nôn, rối loạn tuần hoàn như
mạch chậm, huyết áp có thể hơi cao, nhạy cảm với các mùi. Cơn đau
thường kéo dài từ vài giờ đến 3 ngày, mất đi vào ban đêm hoặc để lại
cảm giác ê ẩm ở trong đầu ngày hôm sau.
+ Đau nửa đầu có tiền triệu: Đau đầu khởi phát bằng tiền triệu nghĩa là
những triệu chứng thần kinh khu trú ở vỏ não rồi phát triển dần dần
trong vòng 6 đến 20 phút, kéo dài dưới 60 phút. Tiếp theo đó là đau
đầu, buồn nôn và (hoặc) sợ ánh sáng giống như đau nửa đầu không có
tiền triệu. Giai đoạn đau đầu này thường ngắn hơn trong thể đau nửa
đầu trên. Tiền triệu có thể là rối loạn thị lực nhìn hình đôi, lác mắt ở
cùng bên đau; cảm giác như kiến đốt, kim châm, yếu nửa người, liệt
nhẹ chi trên, mát ngôn ngữ nói khó. Tiền triệu kéo dài dưới 60 phút và
sẽ phục hồi hoàn toàn. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt với
những bệnh nhân không phải đau nửa đầu
Khám và điều trị bằng Phương pháp tác động cột sống Việt Nam
Như trên đã nêu: Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu chưa được biết
rõ ràng: Phương pháp tác động cột sống Việt Nam căn cứ vào sự biến
đổi nhiệt độ da, sự biến đổi về tiết cơ trên hệ cột sống, sự biến đổi cùa
các đốt sống liên quan đến các triệu chứng bệnh và cảm giác khách
quan trên các đốt sống đó để xác định các đốt sống trọng điểm và giải
toả các trọng điểm đó để điều trị các triệu chúng của bệnh.


1. Triệu chứng nảy đom đóm mắt: Thăm khám nhiệt độ da ta thấy
vùng ngực trái, vai phải, sườn phải của bệnh nhân nóng cao. Triệu
chứng này có liên quan đến các chức năng về tuần hoàn, hô hấp, gan
rối loạn. Đốt sống trọng điểm là C6, T9,T10,T11. Tuỳ theo hình thái của
trọng điểm mà áp dụng các thủ thuật cho thích hợp.
2. Triệu chứng nặng đầu, mất nsủ, buồn nôn, rối ỉoạn tuần hoàn: Nhiệt

độ vùng ngực trái nóng cao. Đốt sống trọng điểm là T3,T6.
3. Chi trên và đầu ngón ta tê bì: nhiệt độ rối loạn vùng chẩm, cổ phải,
mỏ ác (nóng cao); liên quan đến chức năng phổi, dạ dày, đại tràng rối
loạn. Đối sống trọng điểm là C7,L1,L3.
4. Người mệt, hay ngáp, ợ hơi: nhiệt độ rối loạn vùng ngực trái. Liên
quan đến chức năng đại tràng, tim mạch rối loạn. Trọng điểm là đốt
sống T6, T7, T9
5. Nói khó, nghe đọc không hiểu: nhiệt độ rối loạn ở vùng chẩm. Liên
quan đến chức năng đại tràng, tim mạch rối loạn. Trọng điếm là đốt
sống S5.
6. Nhức nửa đầu sau, lan sang hốc mắt: nhiệt độ rối loạn ở vùng đầu
sau, hốc mắt và vùng vai phải, mỏ ác. Liên quan đến chức năng thần
kinh và phổi rối loạn. Đốt sống trọng điểm là C1,C3,C5,C6,T11.
7. Nhức đầu vùng thái dương: nhiệt độ rối loạn vùng vai phải, mỏ ác.
Liên quan đến chức năng hô hấp và dạ dày rối loạn. Đốt sống trọng
điểm là T3, T11, ,L1
8. Nhức đầu vùng trán và hốc mắt: nhiệt độ rối loạn vùng vai phải. Liên
quan đến chức năng mật rối loạn. Đốt sống trọng điểm là T10,T11.
9. Mắt nhìn hình đôi, sụp mi: nhiệt độ địa phương vùng mắt nóng cao.
Liên quan đến chức năng thần kinh rối loạn. Đốt sống trọng điểm là C7.
10. Liệt nhẹ chi trên và nói khó: nhiệt độ rối loạn vùng lưng trên. Liên
quan đến chức năng tuần hoàn hô hấp rối loạn. Đốt sống trọng điểm là
C6,T1.


V. BỆNH HUYỂT ÁP THẤP
1/ Xây xẫm mặt mày, thoáng mê
-

Nhiệt độ biến đổi vùng……………: lưng trên


-

Vùng tam giác cơ biến đổi…………: 3

-

Đốt sống trọng điểm………………..: TI

2/ Ngất, ngùng thở, tim ngừng đập phuc hồi nhanh
-

Nhiệt độ biến đổi vùng………….: Chẩm, tòan thân lạnh

-

Vùng tam giác cơ biến đổi…………..: 1

-

Đốt sống trọng điểm……………: C1

3/ Tim đập chậm người mệt lả
-

Nhiệt độ biến đổi vùng…………….: cổ gáy lạnh, ngực trái nóng

-

Vùng tam giác cơ biến đổi……………: 1-3


-

Đốt sống trọng điểm…………………: Cl, TI

4/ Hạ huyết áp đột ngột do rối loạn thần kinh tim
-

Nhiệt độ biến đổi vùng……………….: Ngực trái nóng, cổ gáy lạnh

-

Vùng tam giác cơ biến đổi………………….: 1 -4

-

Đốt sống trọng điểm………………………:C1,C2, T6

5/ Người mệt mỏi kéo dài, thoáng ngất
-

Nhiệt độ biến đổi vùng………………..: toàn thân và cổ gáy lạnh

-

Vùng tam giác cơ biến đổi………………: 1-3-4-5

-

Đốt sống trọng điểm……………………..: Cl, T1,T5,6,7,10


6/ Chân tay lạnh, da tím tái, đau vùng tim
-

Nhiệt độ biến đổi vùng……………….:Ngực trái, thắt lưng nóng

-

Vùng tam giác cơ biến đổi…………………..: 4-6

-

Đốt sống trọng điểm……………….:T5, T6, L3


7/ Huyết áp thấp do bệnh hô hấp
-

Nhiệt độ biến đổi vùng………………: cổ phải, rốn

-

Vùng tam giác cơ biến đổi…………….: 3-4

-

Đốt sống trọng điểm……………..: T2, T4, T5

8/ Huyết áp thấp do bệnh gan
-


Nhiệt độ biến đổi vùng………….:Sườn phải, rốn

-

Vùn2 tam giác cơ biến đổi……………….: 3-5-6-7

-

Đốt sống trọng điểm……………….: T2, T10, L3, L5

9/ Huyết áp thấp do bệnh tim
-

Nhiệt độ biến đổi vùng…………………: Chẩm nóng, cổ gáy lạnh

-

Vùng tam giác cơ biến đổi…………..: 1-3

-

Đốt sống trọng điểm…………………….: Cl, TI

10/ Huyết áp thấp nhưng ổn định (là bình thường)
-

Nhiệt độ biến đổi vùng…………….: không có biến đổi

-


Vùng tam giác cơ biến đổi……………..: không biến đổi

-

Đốt sống trọng điểm:

( Không phải là bệnh)
VI.THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO
Triệu chứng: Đau đầu, Chóng mặt, Khó thở tức ngực, ù tai, Người mệt
mỏi, Lảo đảo, Con bốc nóng, Kém ăn, ít ngủ, đại tiện táo, đại tiện
lỏng,trí nhớ giảm, đau lưng trên, tay tê nhức, chân tê, đau cứng cổ.
1/ Đau đầu
-Đốt sống chủ yếu………….:

C6, C7, TI

-Đốt sống liên quan: ..... Cl - C5; Tl- T10
2. Chóng mặt


-Đốt sống chủ yếu………….:C6,7, TI
-Đốt sống liên quan……….: T2,3,4,5,7,8,10
3/ Khó thở tức ngực
-Đốt sống chủ yếu………..: T3,4,7
-Đốt sống liên quan…………….: C6, 7
4/ Ù tai
-Đốt sống chủ yếu.............: C3, C6,7
-Đốt sống liên quan…………..: T1,2,3
5/ Người mệt mỏi

-Đốt sống chủ yếu………..: C6,7,T1
-Đốt sống liên quan………..:T3,T6
6/ Lảo đảo
-Đốt sống chủ yếu……….: C7,T1
-Đốt sống liên quan………..: T1,T2,T5
7/ Cơn bốc nóng
-Đốt sống chủ yếu……………: C7,T1
-Đốt sống liên quan………….: T5,6
8/ Kém ăn
-Đốt sống chủ yếu…………: C6,7
-Đốt sống liên quan………..: T 1,3,4,6
9/ ít ngủ
-Đốt sống chủ yếu………..: C6,7,T1
-Đốt sống liên quan………..:TI - T8
10/Đại tiện táo
-Đốt sống chủ yếu:………: C6,7


-Đốt sống liên quan……….:T2,3,5,11,12
11/Đại tiện lỏng
-Đốt sống chủ yếu……..: C6,7
-Đốt sống liên quan……….: T1,3,11,12
12/ Trí nhớ giảm
-Đốt sống chủ yếu……….: C6, T2,3,4
-Đốt sống liên quan…………: T7,8, L4
13/ Đau lưng trên
-Đốt sống chủ yếu………….: C6,7, Tl,2,3
-Đốt sống liên quan………:Tl,3,'4,8,9,10,11,12
14/Tay tê nhức
-Đốt sống chủ yếu……….: C6,7, TI

-Đốt sống liên quan……….:T2,3,6
15/ Đau cứng cổ
-Đốt sống chủ yếu...........:Cl, Tl,2,3
-Đốt sống liên quan………..:T6, LI /1-3
16/Chân tê
-Đốt sống chủ yếu……….: C7, T7
-Đốt sống liên quan………….: S3, L1-L5, Sl- S5 


VII. BÊNH HUYẾT ÁP CAO
PHẦN 1: CÁC BỆNH VỀ ĐAU ĐẦU
Bệnh đau đầu là một triệu chứng thường hay gặp trong vùng đầu có
những cảm giác đau, cơn đau dài ngắn tùy từng trường họp bệnh,
những cảm giác đau là một hiện tượng gân cơ nhược gây co cơ, nhiệt
độ cao đo đó các tổ chức ngoai sọ, trong sọ lớp dưới da, cơ màng cứng,
rễ thần kinh bị tổn thương. Nguyên nhân tất cả mọi tác động chủ quan
hay khách quan quá ngưỡng đều gây đau đầu.
Phương pháp tác động cột sống căn cứ vào đặc trưng bệnh lý để chẩn
và trị bệnh đau đầu như sau:
I/ Đau đầu toàn thân nóng cao:
1/ Đau đầu sốt rét con, lưng gáy co cứng ứphế quản hoặc cảm
mạo
*Thăm khám:
Mât đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi : Liên vùng cổ dưới và lưng trên
Trọng điểm : C7 - TI
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt vùng đầu : C7 và TI
2/ Đau đầu do bị cảm kiêm chứng bắp thịt cổ gáy co giật có sốt
rét con:

*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi : Vùng lưng trên nóng cao
Trọng điểm : T2
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt vùng đầu : Giải tỏa trọng điểm T2


3/ Đau đầu sốt cao, kiêm chứng lưng và thắt lưng cứng đau,
chân đau tê, đau kẽ sườn, vàng đa, ho xuyến, bụng trên lạnh
bỉếng ăn.
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: phần dưới của lưng trên
Trọng điểm: T7
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt vùng đầu : Trung tâm điều nhiệt vùng đầu giải
tỏa trọng điểm T7
II/ Đau đầu vùng mỏ ác nóng cao:
1/ Đau một bên đầu kiêm chứng chảy nước mắt trông không rõ
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: Vùng lưngdưới nóng cao
Trọng điểm: L1
* Điều-tri:
Trung tâm điều nhiệt vùng đầu, vùng mỏ ác giải tỏa trọng điểm các đốt
sống cổ và L1.
2/ Đau đầu chóng mặt kiêm sưng đau khóp cổ chân, ống chân
và đầy bụng:
*Thăm khám:

Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi : Vùng cổ, lưng dưới nóng cao
Trọng điểm : các đốt sống cổ và L1
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt vùng đầu , và mỏ ác:giải tỏa trọng điểm các đốt
sống cổ và LI


3/ Đau nhức vùng trán kiêm tiêu hóa kém, đầy bụng đi ỉa lỏng,
chân đau tê bại:
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ, dưới lưng giữa và lưng dưới nóng cao
Trọng điểm : các đốt sống cổ , T12 và L1
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt vùng đầu, mỏ ác và giữa lưng giải tỏa các đốt
sống cổ T12 và Ll.
III/ Đau đầu vùng vai phải nóng cao, liên quan chức năng Mật
rối loan
1/ Đau một bên đầu, kiêm chứng ù tai, điếc tai giữa, đau răng,
liệt dây 7
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi : Dưới lưng giữa và vùng cổ
Trọng điểm : các đốt sống cổ và T11
*Điều trị:
Trang tâm điều nhiệt vùng nửa bên đầu và vai phải, giải tỏa các đốt
sống cổ và T11.
2/ Đau đầu do bị cảm kiêm cổ gáy cứng đau.
*Thăm khám:

Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: Vùng dưới lung giữa và vùng cổ
Trọng điểm : các đốt sống cổ và T11
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt vùng đầu và vai phải, giải tỏa trọng điểm các đốt
sống cổ và T11.


3/ Đau vùng trán kiêm mắt nhức đau liệt dây 7
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: Vùng cố, lưng dưới nóng cao
Trọng điểm : các đốt sống cổ và T11
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt vùng trước trán và vai phải.
Giải tỏa trọng điểm các đốt sống cổ và T11
IV. Đau đầu vùng bụng con nóng cao, iiên quan chức năng bàng
quang rối loạn.
1/ Đau vùng trán kiêm hay nháy mắt chóng mặt:
"Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ- vùng cụt nóng cao
Trọng điểm : các đốt sống cổ, S3
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: Vùng trán và vùng bụng con
Giải tỏa trọng điểm : Các đốt sống cổ , S3.
2/ Đau đầu, chóng mặt kiêm đau eo, lưng, chân tế và lạnh buốt,
đi đứng khó khăn, mất ngủ kéo dài
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:

Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ, hông nóng cao
Trọng điểm : các đốt sống cổ, S3
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: vùng đầu, bụng con
Giải tỏa trọng điểm: các đốt sống cổ, vùng hông S3


3/ Đau nặng đầu: Kiểu cồ gáy cùng đau, mờ mắt, tắc mũi, lưng
vai đau mỏi
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ, hông nóng cao
Trọng điểm: các đốt sống cổ và S3
* Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: vùng đầu, bụng con
Giải tỏa trọng điểm : các đốt sống cổ, S3
V. Đau đầu vùng cổ phải nóng liên quan chức năng hô hấp rối
loạn
1/ Đau 1 bên đầu, kiêm ho, viêm phế quản, suyễn, các chứng
sốt
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ phải nóng cao
Trọng điêm : các đốt sống cổ, T3,T4
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: vùng đầu, cổ phải
Giải tỏa trọng điểm : đốt sống cổ, T3,T4
VI. Đau đầu vùng chẩm nóng cao liên quan chức năng đại tràng
kiêm : chảy máu cam, đau răng, ù tai, tê họng, ho suyễn, nhức 2
vai, trẻ em bị co giật

*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi : Vùng thắt lưng, hông nóng cao
Trọng điểm : các đốt cổ và L3,L5
*Điều trị:


Trung tâm điểu nhiệt: vùng đầu. Chẩm
Giải tỏa trọng điểm : đốt sống cổ, thắt lưng L3,L5
VII. Đau đầu vùng rốn nóng cao liên quan chức năng ruột non
rối loạn kiêm : đau 2 bên đầu ; tai, mắt, gáy, họng bị rếỉ loạn,
bệnh phát nóng, tâm thần
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: Vùng cụt nóng cao
Trọng điểm : các đốt sống cổ, S2
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: vùng đầu, giữa rốn
Giải tỏa trọng điểm : các đốt sống cổ, vùng hông S2
VIII. Đau đầu eo lưng trái nóng cao liên quan chức năng thần
kinh vận động và sinh dục rối loạn
1/ Đau đỉnh đầu kiêm bàn chân đau, động kinh, nữ sa dạ con
hoặc các bệnh sinh dục ( nam nữ)
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi : Vùng thắt lưng nóng cao
Trọng điểm : các đốt sống cổ, L3,L5 rối loạn
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: vùng đầu, lưng trái
Giải tỏa trọng điểm : các đốt sống cổ. L3.L5

IX.Đau đầu vùng hạ sườn phải nóng cao liên quan chức năng
gan rối loạn
1/Đau đầu nhức mắt: kiêm ngứa nhiều, vàng da
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:


Nhiệt độ biến đổi : Vùng cổ, lưng dưới nóng cao
Trọng điểm : các đốt sống cổ, T10
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: vùng đầu, hạ sườn phải
Giải tỏa trọng điểm : các đốt sống cổ, T10
X.Đau đầu vùng cổ, ngực, cổ trái nóng cao liên quan chức năng:
màng bao tim rối loạn
1/Đau đầu do tăng huyết áp kiêm tim hồi hộp: ngực đau tức,
đau dạ dày, nôn ra máu, hông đau
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: phần dưới bụng trên nóng cao
Trọng điểm : các đốt sống cổ, T5

*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: vùng đầu, cổ, ngực trái nóng cao
Giải tỏa trọng điểm : các đốt sống cổ, T5
Ghi chú: Đau đầu do tăng huyết áp cần Tác động Tl, T2 thận trọng khi
tác động ở T6, T10, L3 bên phải
2/Đau đầu mất ngủ kiêm động kinh, lưng cứng, tim đau, sốt rét,
mạch nhanh
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:

Nhiệt độ biến đổi: vùng cổ và lưng giữa nóng cao
Trọng điểm : các đốt sống cổ, T9
*Điều trị:


Trung tâm điều nhiệt: vùng đầu, ngực trái
Giải tỏa trọng điểm : các đốt sống cổ, T9
3/ Đau đầu mất ngủ, kiêm cánh tay, cẳng tay cẳng tay tê dại,
tràng nhac, tim đau nhói.
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: vùng cổ, phần dưới lưng trên nóng cao
Trọng điểm : các đốt sống cổ và T6
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: vùng đầu và ngực trái
Giải tỏa trọng điểm xác đốt sống cổ và T6
XI. Đau đầu vùng giữa lưng nóng cao liên quan chức năng lá
lách rối loạn:
1/ Đau đầu mất ngủ ( suy nhược thần kinh) kiêm :
Nữ: Kinh nguyệt không điều, quá nhiều, thống kinh, tử cung ra máu,
khí hư, động thai.
Nam: Đau đầu dương vật, di tinh, trẻ em đái dầm, chân đau hoặc tê
dại, tiêu hóa kém, bụng đầy trướng, đi ỉa lỏng
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ, lưng dưới nóng cao
Trọng điểm : Các đốt sống cổ và T10,T12, S1-S5
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: Vùng đầu, T7-T11
Giải tỏa trọng điểm : Các đốt sống cổ và T10,T12, S1-S5



XII. Đau đầu do các bệnh khác
1/ Đau đầu lảo đảo muốn ngã kiêm hội chứng tiền đình, huyết
áp cao.
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:

'

Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ dưới và lưng trên nóng cao
Trọng điểm : C6, C7 và T1
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: Vùng đầu và lưng trên
Giải tỏa trọng điểm :C6,C7 và T1 phải, cơ vai.
2/ Đau đầu phía sau kiêm đau gáy, mất tiếng, động kinh.
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: trên cô trên nóng cao
Trọng điểm: C1,C5
*Điều trị:
Trung tâm điều nhiệt: Vùng đầu sau
Giải tỏa trọng điểm : C1,C5
3/ Đau đầu buồn nôn kiêm lưng và eo lưng lạnh biếng ăn, bụng
trên lạnh.
*Thăm khám:
Mất đối xứng bệnh lý:
Nhiệt độ biến đổi: Phần dưới lưng trên
Trọng điểm : Vùng cổ và T6, T7
*Điều trị:

Trung tâm điều nhiệt: Vùng đầu và lưng trên
Giải tỏa trọng điểm :Các đốt sổng cổ và T6,T7.


×