Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận hải quan điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.41 KB, 23 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
Đề tài:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
GVHD: Th.S Trần Hoàng Giang
Nhóm SVTH: Nhóm 9
Lớp: CDQT16A


Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13 tháng 02 năm2017
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
Đề tài:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
GVHD: Th.S Trần Hoàng Giang
Nhóm SVTH: Nhóm 9
Lớp: CDQT16A



Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13 tháng 02 năm 2017
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9

Họ & Tên

MSSV

Ghi chú

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

14047671

Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Túy Nhi

14068001

Tìm tài liệu

Nguyễn Thị Kiều Trinh

14105951

Tìm tài liệu

Nguyễn Thị Trà

14070291


Tìm tài liệu

Trương Thùy Phương Trang

14071911

Tìm tài liệu

Phạm Thị Kim Oanh

14082711

Tìm tài liệu

Kỳ Trọng Phong

14082451

Tìm tài liệu

MỤC LỤC


A- PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập toàn cầu, hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay là một xu thế tất yếu, tất cả
các quốc gia trên thế giới đều đã và đang cố gắng đẩy mạnh tiến trình hội nhập. Trong bối cảnh
toàn cầu hoá, giao thương về hàng hóa phát triển cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên gian lận
thương mại và buôn lậu cũng gia tăng theo cả về mức độ lẫn tính chất phức tạp. Bên cạnh đó thì

doanh nghiệp cũng cần yêu cầu phải giảm chi phí, thời gian, đảm bảo làm sao cho việc XuấtNhập khẩu nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chính phủ cũng đưa ra các yêu cầu cải cách thủ tục hành
chính, tuân thủ luật pháp trên tất cả các lĩnh vực. Tất cả những yếu tố đó buộc Hải quan phải đổi
mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới, nâng cao tính hiệu quả, năng suất các hoạt động của
mình để đáp ứng tốt nhất với bối cảnh mới, thách thức mới, thoả mãn yêu cầu của chính phủ và
doanh nghiệp. Một trong những nỗ lực đó chính là hiện đại hoá hải quan, đặc biệt là phát triển hải
quan điện tử tại các cục hải quan lớn như Cục hải quan Hải Phòng, Cục hải quan Tp Hồ Chí
Minh và dần đưa vào thực hiện trên toàn quốc. Hải quan điện tử một mặt không chỉ giúp các
doanh nghiệp giảm bớt chi phí về thời gian, về tiền bạc, mặt khác hải quan điện tử phục vụ cho
nhu cầu hiện đại hoá hải quan, giúp công tác quản lý và xử lý công việc của hải quan đƣợc chặt
chẽ, nhanh chóng và hiệu quả hơn; từ đó từng bước tiến tới phù hợp với những yêu cầu, chuẩn
mực của hải quan trong khu vực và trên thế giới.
Từ khi thực hiện thí điểm hải quan điện tử từ 9/2005 tới nay , sau nhiều nỗ lực, cố gắng,
hải quan điện tử đã được chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể xã hội hoan nghênh,
ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi. Từ đó hải quan điện tử tạo ra động lực mạnh mẽ cải cách
hành chính, hiện đại hoá hải quan . Nhận thấy đây là vấn đề đang được chính phủ quan tâm và rất
cần thiết trong việc phát triển ngành hải quan , cũng như thúc đẩy phát triểm thương mại với
nước ngoài Vì vậy, được sự hướng dẫn của khoa Quản trị kinh doanh và sự chỉ bảo của Th.s
Trần Hoàng Giang, nhóm chúng em xin làm tiểu luận môn học với đề tài tổ chức thực hiện thủ
tục hải quan điện tử tại Việt Nam.


2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở lý luận chung về hải quan điện tử,quá trình ứng dụng hải quan điện tử và tình
hình về xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, đề tài nghiên cứu thực
trạng , từ đó đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình thực hiện và rút ra những bài học kinh
nghiệm thực tiễn để đưa ra những giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả của hải quan;
hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, đáp ứng đòi hỏi của đất nước đang trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các Cục hải quan trên cả nước và các doanh nghiệp xuất
khẩu, nhập khẩu tham gia vào hải quan điện tử.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, các loại phương tiện
vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

5. Phương pháp nghiên cứu

B- PHẦN NỘI DUNG
1. Giới thiệu về Hải quan điện tử
1.1.Hải quan điện tử là gì?

Trên thực tế không có định nghĩa thống nhất về hải quan điện tử. Hải quan các nước tuỳ
theo quan điểm, đặc điểm, mức độ phát triển của đất nước khi tiến hành triển khai hải quan điện
tử tự đưa ra mô hình riêng của mình về hải quan điện tử. Tuy nhiên có thể định nghĩa hải quan
điện tử như sau: Theo nghĩa hẹp: hải quan điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin để xử lí
thông quan tự động. Theo nghĩa rộng: hải quan điện tử là môi trường trong đó cơ quan hải quan
áp dụng các phương pháp ,phương tiện, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin để


điều hành hoạt động của mình và cung cấp các dich vụ và thông quan hải quan cho người khai
hải quan, phương tiện,hành khách xuất nhập cảnh và các bên có liên quan khác.
Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý, thông
tin, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa khai hải quan
các bên có liên quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trước hết để
thực hiện thủ tục được nhanh chóng, an toàn, đúng quy định phải dựa vào Thủ tục Hải quan
điện tử theo thông tư 196/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính và Nghị định 87/2012/NĐ-CP.
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực
hiện khi làm thủ tục cho hàng hóa Xuất nhập khẩu.

1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của hải quan điện tử Việt Nam
1.2.1. Bối cảnh ra đời

Trên cơ sở lộ trình cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan và dựa trên luật Hải quan
sửa đổi vừa được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua tháng 5-2005, đồng thời từng bước
cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của hải quan hiện đại
trong khu vực lãnh thổ Việt Nam, chuyển đổi từ thủ tục hải quan thủ công sang thủ tục hải quan
điện tử, để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành hải quan, giúp cho ngành hải
quan nước ta tương thích với hải quan các nước trong khu vực và phù hợp với tiến trình hội nhập,
nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị gia nhập WTO, ngày 20 tháng 6 năm 2005 Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan
điện tử, đến ngày 19 tháng 7 năm 2005 Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC
ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu. Ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định sửa đổi, bổ
sung một số điều Quyết định 149/2005/QĐ-TTg; Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng
11 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
1.2.2. Thực tế ra đời Hải quan điện tử ở Việt Nam


Việc triển khai áp dụng thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại các Chi cục hải quan từ năm
2005 đánh dấu sự ra đời trên thực tế của hải quan điện tử ở Việt Nam. Thủ tục hải quan điện tử
thực hiện thí điểm gồm 4 nội dung chính như sau:
Thủ tục Hải quan điện tử được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan Hải quan
Hồ sơ hải quan điện tử đảm bảo sự toàn vẹn, có giá trị pháp lý như hồ sơ hải quan giấy
Thực hiện các quy định về việc người khai hải quan được tự nộp khai, tự nộp thuế và các
khoản thu khác (áp dụng nộp hàng tháng đối với lệ phí làm thủ tục hải quan)
Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan điện tử do doanh
nghiệp gửi tới; quyết định thông quan dựa trên hồ sơ điện tử do doanh nghiệp triển khai; quyết
định việc kiểm tra hải quan dựa trên kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và

các nguồn thông tin khác.

Hình 1.1 Mô hình thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam


1.3.

Đặc điểm của Hải quan điện tử
Mỗi nước có sự khác nhau về phạm vi, mức độ và khả năng ứng dụng hải quan điện tử nhưng
nhìn chung thì hải quan điện tử có những đặc điểm chung sau:
- Áp dụng công nghệ thông tin một cách tối đa, phù hợp với trình độ phát triển công nghệ
thông tin của ngành và của quốc gia .
- Cung cấp các dịch vụ thông quan điện tử cho ngƣời khai hải quan như dịch vụ khai hải quan
điện tử, dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ thông quan điện tử…
- Việc chia sẻ thông tin, dữ liệu với các bên liên quan được thực hiện qua các hệ thống trao
đổi dữ liệu điện tử.
- Có sự hỗ trợ các thiết bị hiện đại như: máy soi container, hệ thống camera quan sát, giám
sát, cân điện tử…trong việc kiểm tra, kiểm soát hải quan.

1.4.

Chức năng của Hải quan điện tử
Thực tế khai hải quan điện tử cho thấy các chức năng của khai hải quan điện tử rất đa dạng và
phong phú, không có mô hình nào giống mô hình nào. Xong, thông thường hải quan điện tử có
những chức năng cơ bản sau:
- Chức năng quản lí vận đơn điện tử : Chức năng này cho phép cơ quan hải quan có thể
giao tiếp với các hệ thống của hãng vận tải hoặc các đại lí vận tải để truyền nhận, phân tích dữ
liệu vận đơn điện tử phục vụ cho công tác kiểm tra hải quan.Vì lí do bảo mật và an toàn nên các
bên chỉ có thể lấy những dữ liệu có liên quan phù hợp với chức năng của mình tức chỉ được truy
xuất những dữ liệu đươc phép .

- Chức năng khai hải quan điện tử: Người khai hải quan có thể tự mình hoặc qua các đại lí
hải quan điện tử có thể tiến hành việc khai hải quan điện tử tại bất kì đâu, vào bất kì thời gian nào
và với bất kì loại máy tính khác nhau như máy để bàn, máy tính xách tay hay qua đtdđ….Không


chỉ vậy, người khai hải quan còn có thể theo dõi thông tin về tình hình thông quan của lô hàng
thông qua máy tính được kết nối với hệ thống của cơ quan hải quan .
- Chức năng quản lý và giám sát trước hàng hoá nhập khẩu: Mục đích nhằm cung cấp
thông tin cho cơ quan nhằm ngăn chặn sớm các loại hàng hoá gây nguy hiểm, cấm nhập khẩu
như: ma tuý, chất nổ,vũ khí,chất độc hại,hàng cấm theo CITES. (CITES (viết tắt của cụm từ
trong tiếng Anh Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and
Flora - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) hay Công
ước Washington (Washington Convention) là một hiệp ước đa phương.
- Chức năng thanh toán điện tử : Người khai hải quan chỉ cần làm thủ tục thanh toán tại một
ngân hàng bất kỳ đã được kết nối với mạng của cơ quan hải quan thì hệ thống sẽ tự động chuyển
tiền từ tài khoản của họ sang tài khoản của cơ quan hải quan.
- Chức năng thông quan điện tử: Đối với những lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra thì sau khi
chủ hàng thực hiện đầy đủ thuế phí, lệ phí, cơ quan hải quan với những hàng hoá phải nộp thuế
ngay, hệ thống sẽ gửi thông báo thông quan cho người khai hải quan, người khai hải quan sau khi
nhận được thông báo sẽ tới thẳng nơi lưu trữ hàng hoá để làm thủ tục nhận hàng .Đối với những
lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hàng hoá, cơ quan hải quan sẽ quyết định thông quan
trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
- Chức năng kết nối mạng với các ngành có liên quan : Việc xử lý thông tin cần rất nhiều sự
chia sẻ, phối hợp thông tin với các bộ ngành khác ví dụ như:kho bạc để xác nhận nộp thuế, ngân
hàng để phục vụ công tác thanh toán điện tử, Bộ Công thương để lấy thông tin về cấp phép hạn
ngạch, bộ Tài chính…Hệ thống sẽ tự động kết nối để lấy các thông tin cần thiêt.
- Chức năng nối mạng với các cơ quan hải quan các nƣớc: Hiện tại cơ quan hải quan một số
nƣớc đặc biệt là các nƣớc phát triển trên thế giới đã kí hiệp định để thực hiện trao đổi dữ liệu
Xuất nhập khẩu với nhau để nâng cao hiệu quả của công tác quản lí và tạo điều kiện thương mại
của hai nước.

1.5 Lợi ích và hạn chế của Hải quan điện tử


1.5.1

Rút ngắn thời gian, tiết kiệm được chi phí

Trước đây để làm thủ tục hải quan cho một lô hàng, DN cần ít nhất 7-8 tiếng thế nhưng với
thủ tục hải quan điện tử thì có thể chỉ mất 2-3 phút cho một lô hàng. Chỉ với một chiếc máy tính
nối mạng với cơ quan hải quan. DN kê khai các thông tin theo yêu cầu chuẩn xã là đã có thể được
cơ quan hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục trên hệ thống.
Việc rút ngắn thời gian không những giúp DN giải phóng hàng nhanh chóng, tiết kiệm được
chi phí lưu kho, lưu bãi… mà còn trách cho DN phải đi lại nhiều lần, tiết kiệm được thời gian và
chi phí chưa kể việc mỗi nơi lại vận dụng văn bản chính sách chưa thống nhất. Chính vì vậy, chỉ
sau khi đi vào thực hiện thí điểm, số lượng tờ khai được mở qua các chi cục hải quan điện tử đã
được tăng lên nhanh chóng. Hơn nữa, quy trình thủ tục hải quan đơn giản hài hòa, thống nhất,
phù hợp với chuẩn mực quốc tế sẽ tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, thống nhất và hấp dẫn
cho DN.
1.5.2

Giảm bớt các thủ tục hành chính

Thủ tục hải quan điện tử bước đầu chuyển đổi phương thức quản lý từ truyền thống sang
hiện đại, từ quản lý giao dịch sang quản lý DN, từ xử lý trên giấy tờ sang xử lý trên máy tính
đồng thời áp dụng quản lý rủi ro nên tham gia thủ tục này giúp DN giảm bớt rất nhiều giấy tờ
phải nộp cho cơ quan hải quan.
Việc tham gia thủ tục hải quan điện tử giúp cho DN làm quen với loại hình thủ tục mới
( tất cả thông tin khai báo về lô hàng đều được quản lý trên máy tính nên DN chỉ việc in tờ khai,
ký đóng dấu và đến chi cục hải quan cửa khẩu để lấy hàng thay vì phải luân chuyển bộ hồ sơ qua
các bộ phận tiếp nhận, kiểm hóa, tính thuế). Đây cũng là bước chuẩn bị, là cơ hội để các DN tự

khẳng định mình trong lĩnh vực thương mại điện tử. Việc tham gia trước của các DN sẽ tạo điều
thuận lợi cho các DN trong quá trình cạnh tranh đối với các đối thủ khác khi Việt Nam đã là
thành viên chính thức của WTO
1.5.3

Tăng trách nhiệm của DN


Đối với thủ tục hải quan điện tử, DN tham gia sẽ phải tự tisnht huế, tự lưu giữ các chứng
từ, hồ sơ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan hải quan còn có nhiều cơ chế giám sát
khác như: kiểm tra sau thông quan, DN đã từng vi phạm, khai báo sai,… Nếu qua quá trình làm
việc cơ quan Hải quan phát hiện Dn vi phạm thì những thông tin này sẽ được cập nhật, lưu giữ
cảnh báo bởi cơ sở dữ liệu của hải quan. Điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân loại
DN cũng như phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu thì DN làm thủ tục hải quan. Do đó, việc này
sẽ làm các DN nâng cao vai trò trách nhiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu
2. Tổ chức thực hiện thủ tục Hải quan điện tử
2.1.

Mô hình tổ chức hoạt động của Hải quan điện tử
Hầu hết các mô hình hoạt động của hải quan điện tử được xây dựng theo mô hình tập trung
thống nhất dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và áp dụng kĩ thuật quản lý rủi ro.Cụ thể:
- Các thủ tục và chế độ quản lý hải quan về cơ bản được đơn giản, hài hòa, tuân thủ các

chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
- Thủ tục hải quan được thực hiện chủ yếu bằng phương thức điện tử tại tất cả các Chi cục
Hải quan.
- Mô hình nghiệp vụ được thực hiện trên hệ thống xử lý dữ liệu tập trung theo mô hình
thống nhất của ngành bao gồm: tự động hóa việc quản lý thông tin hàng hóa bằng việc hoàn thiện
hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử với một số cơ quan chủ yếu có liên quan đến quản lý hàng hóa,
xử lý thông tin, quyết định hình thức kiểm tra trên cơ sở áp dụng phương thức quản lý rủi ro… áp

dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin vào quản lý hải quan, đồng bộ giữa tin học hóa và tự
động hóa thông qua các hệ thống quản lý thống nhất và hoàn chỉnh.
- Mô hình thông quan hình thành ba khối: khối tiếp nhận, xử lý dữ liệu tập trung và phản
hồi thông tin khai hải quan (trung tâm xử lý dữ liệu); khối kiểm tra hồ sơ tập trung (hải quan cửa
khẩu), kiểm tra hàng hóa (địa điểm kiểm tra tập trung, điểm thông quan).


- Áp dụng quản lý rủi ro một cách có hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan; thực
hiện cơ bản cơ chế một cửa hải quan quốc gia và tham gia cơ chế một cửa ASEAN; thời gian giải
phóng hàng trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu đạt mức tiên tiến so với các nước trong khu
vực.
- Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, chuyển mạnh từ “tiền kiểm sang hậu kiểm”,
tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế.
- Áp dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong kiểm tra, giám sát hải quan.
2.2.

Quy trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử
2.2.1 Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký
tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai
hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên
quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với
mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ
tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ
khai - IDC.
Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống
VNACCS
2.2.2

Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)


Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan
kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu
khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo
không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin


nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở
trên.
2.2.3

Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai

Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp
không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm
dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được
đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.
2.2.4

Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự

động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
2.2.4.1 Đối với các tờ khai luồng xanh:
Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời
gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”.
Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
-

Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng):

Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số
tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho
người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập

-

khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....):
Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi người khai hải quan
đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp

-

thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Cuối ngày hệ thống VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh đã được thông quan

chuyển sang hệ thống VCIS.
2.2.4.2 Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ: Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ
online từ VNACCS sang Vcis:
a. Cơ quan hải quan


Thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS
Lãnh đạo: Ghi nhận các ý kiến chỉ đạo công chức được phân công về việc kiểm tra, xử lý
đối với tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai”;
- Công chức được phân công xử lý tờ khai: Ghi nhận các ý kiến đề xuất, các nội dung cần
xin ý kiến lãnh đạo, kết quả kiểm tra, xử lý tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ
khai”
- Nếu Lãnh đạo, công chức không ghi nhận các nội dung trên, hệ thống không cho phép
thực hiện nghiệp vụ CEA

Sử dụng nghiệp vụ CKO để:
Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng
hoá (đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ)
Sử dụng nghiệp vụ CEA để:
- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng;
- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ.
Sử dụng nghiệp vụ IDA01 để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, sửa đổi nội
dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.
- Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc từ luồng vàng sang luồng đỏ (theo quy
định của quy trình nghiệp vụ liên quan).
b. Người khai hải quan
- Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ
-

kiểm tra thực tế hàng hoá.
Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện

-

để kiểm thực tế hàng hoá;
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).


c. Hệ thống

Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân
loại kiểm tra)
(2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng
đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng.
(3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự động thực hiện các

công việc sau:
- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho
người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
• Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ
thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn
mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai
“chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc
bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
• Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....): Hệ
thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực
hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì
hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
2.2.4.3 Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan

Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước
khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử
dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thông tin sửa đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ thông
tin tờ khai nhập khẩu (IDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông


tin khai nhập khẩu sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần
thứ 2 trở đi.
(2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS,
hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin tờ khai sửa đổi tại màn hình
IDE, khi người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này thì hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa
đổi, bổ sung.
(3) Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi, bổ sung trong
thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp
không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0.

(4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ có thể
được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh).
(5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các chỉ tiêu trên màn hình
khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn
nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối
tượng sửa đổi.
2.2.4.4 Những điểm cần lưu ý
3. Tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại VN

Bộ Tài chính cho biết, năm 2016, nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính thuế theo
Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ sẽ tập trung vào 3 nhóm chỉ tiêu mới là kiểm tra trước hoàn
thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời hạn và kết quả xử lý những
khiếu nại về thuế.
Tổng cục Hải quan sẽ duy trì vận hành Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa
quốc gia (VNACCS/VCIS) và các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ thực hiện thủ tục hải
quan điện tử, thanh toán điện tử, các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia ổn định, an
toàn 24/7


Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực thông
quan, quản lý thu thuế, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu; thực hiện
tốt Quyết định số 2026/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu...
Trong năm 2015 Bộ đã chỉ đạo sửa đổi và bãi bỏ nhiều thủ tục kê khai thuế thu nhập
doanh nghiệp giúp giảm trên 30 giờ cho người nộp thuế. Cùng với việc sửa đổi cơ chế, chính
sách, trong năm 2015 cơ quan Thuế đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin quản lý
thuế tập trung cho các Cục Thuế; đồng thời mở rộng áp dụng nộp thuế điện tử trên phạm vi cả
nước, giải pháp này giảm được trên 10 giờ nộp thuế cho doanh nghiệp.
Như vậy, với các giải pháp đã triển khai thực hiện nêu trên, số giờ nộp thuế giảm tiếp được
khoảng trên 50 giờ (năm 2014 đã giảm được 370 giờ); do đó, sẽ đạt và vượt được mục tiêu mà

Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ đã đặt ra về việc giảm số giờ nộp thuế đối với người nộp
thuế xuống dưới 121,5 giờ trong năm 2015.
Cùng với đó, trong năm 2015 Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai Hệ thống
VNACCS/VCIS, theo đó đã có 100% các quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa
trên phạm vi toàn quốc với 100% Cục Hải quan và 100% Chi cục; chiếm 99,56% doanh nghiệp
tham gia thực hiện thủ tục hải quan qua VNACCS/VCIS. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 285,6 tỷ
USD, tổng số tờ khai xuất nhập khẩu đạt 7,21 triệu tờ.
Như vậy, sau hơn 1 năm triển khai trên phạm vi toàn quốc, Hệ thống VNACCS/VCIS đã
chứng tỏ tính ưu việt, mang lại hiệu quả rõ rệt và lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu và công tác quản lý nhà nước về hải quan; rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan,
giảm thiểu giấy tờ trong bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan nhờ việc sử dụng chữ ký số, tiết kiệm chi
phí...
Tổng cục Hải quan đã chủ trì phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học và
Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,... triển khai địa điểm kiểm tra chuyên


ngành đầu tiên trên cả nước tại khu vực Hải Phòng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng
Ninh.
Đây là giải pháp quan trọng để cải cách, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối
với hàng hóa xuất nhập khẩu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Điều này sẽ giúp doanh
nghiệp thuận lợi hơn trong thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành, rõ nhất là thời gian chuyển
đăng ký gốc giảm từ 2 ngày xuống còn 1 ngày; thời gian lấy mẫu và nhận kết quả kiểm tra từ cơ
quan quản lý chuyên ngành giảm từ 10 đến 15 ngày xuống còn 7 hoặc 10 ngày...
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 12/2016 (từ 01/12 đến
15/12/2016) đạt hơn 16,09 tỷ USD giảm 3,9% (tương ứng giảm 660 triệu USD) so với kỳ 2 tháng
11/2016.
Như vậy, tính đến hết ngày 15/12/2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước
đạt gần 333,06 tỷ USD, tăng 6,4% (tương ứng tăng hơn 19,96 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.
Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ 1 tháng 12/2016 thâm hụt 288 triệu USD, đưa cán cân

thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15 tháng 12/2016 còn mức thặng dư
hơn 2,59 tỷ USD.
Trong 15 ngày đầu tháng 12/2016 khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt
kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 10,33 tỷ USD, giảm 3,7% tương ứng giảm 400 triệu USD so với
nửa cuối tháng 11/2016. Tính đến hết ngày 15/12/2016 khối này đạt kim ngạch xuất nhập khẩu
gần 215,52 tỷ USD, tăng 8,2%, tương ứng tăng gần 16,34 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015. Cán
cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp có vốn FDI trong nửa đầu tháng 12/2016 đạt
thặng dư 779 triệu USD, đưa mức thặng dư của khối này từ đầu năm đến hết 15/12/2016 đạt gần
20,47 tỷ USD.
3.1 Về xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 12/2016 đạt hơn 7,9 tỷ
USD, giảm 7,2% (tương ứng giảm 612 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 11/2016. Tính đến


hết ngày 15/12/2016 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt gần 167,83 tỷ USD, tăng 8,5% (tương
ứng tăng hơn 13,11 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.
So với nửa cuối tháng 11/2016, xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 12/2016 tăng/giảm ở một số
nhóm hàng sau: Hàng dệt may tăng 1,5%, tương ứng tăng 15 triệu USD; hàng rau quả tăng
19,8%, tương ứng tăng 19 triệu USD; gạo tăng 43%, tương ứng tăng 27 triệu USD; cà phê tăng
24,5%, tương ứng tăng 34 triệu USD; ... Ở chiều ngược lại, nhóm hàng phương tiện vận tải và
phụ tùng giảm 20,1%, tương ứng giảm 61 triệu USD; dầu thô giảm 55,1%, tương ứng giảm 74
triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 12,7%, tương ứng giảm 75 triệu
USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 16 triệu USD, tương ứng giảm 281 triệu USD;

Hình 1.1 Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam
(Lũy kế đến 15/12/2016 so với cùng kỳ năm 2015)
Nguồn : Tổng cục Hải Quan



Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong
kỳ này đạt gần 5,56 tỷ USD, giảm 8,8% (tương ứng giảm 533 triệu USD) so với 15 ngày cuối
tháng 11/2016. Như vậy, tính đến hết ngày 15/12/2016 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp
FDI đạt hơn 117,99 tỷ USD, tăng 11,5% tương ứng tăng hơn 12,17 tỷ USD so với cùng kỳ năm
2015 và chiếm đến 70,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
3.2 Về nhập khẩu

Trị giá nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 12/2016 đạt gần 8,19 tỷ USD,
giảm 0,6% ( tương ứng giảm 48 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 11/2016. Tính đến hết
ngày 15/12/2016 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 165,23 tỷ USD, tăng 4,3%
(tương ứng tăng hơn 6,85 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.
So với nửa cuối tháng 11/2016, nhập khẩu trong nửa đầu tháng 12/2016 tăng/giảm ở một
số nhóm hàng sau: ngô tăng 68,8%, tương ứng tăng 35 triệu USD; đậu tương tăng 4,4 lần tương
ứng tăng 40 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 3,2%, tương ứng tăng 44
triệu USD; sắt thép các loại tăng 17,9%, tương ứng tăng 59 triệu USD; ... Các nhóm hàng giảm
như: lúa mì giảm 50,3%, tương ứng giảm 28 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm
18,6%, tương ứng giảm 34 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 24,5%, tương ứng giảm 69 triệu
USD; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 85,6%, tương ứng giảm 165 triệu USD; ...


Hình 1.2 Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam
(Lũy kế đến 15/12/2016 so với cùng kỳ năm 2015)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 12/2016 đạt gần 4,78
tỷ USD, tăng 2,9% (tương ứng tăng 133 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 11/2016. Như vậy,
tính đến hết ngày 15/12/2016 kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn FDI đạt hơn 97,52
tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2015, tương ứng tăng gần 4,17 tỷ USD chiếm 59% tổng
kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
C- PHẦN KẾT LUẬN
D- TÀI LIỆU THAM KHẢO


PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn.Giáo trình QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU– NXB ĐẠI
HỌC QUỐC GIA TPHCM. Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM.
Ngoài ra, trong bài làm có sử dụng các tài liệu của trang web sau:
[1]. Tổng cục Hải quan- Hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan điện tử

/>[2]. Wikipedia- Hải quan Việt Nam


/>[3]. Tài liệu hướng dẫn sử dụng Chương trình khai thủ tục hải quan điện tử
/>


×