Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CÂU HỎI THI PHẦN SỬ LÝ TÌNH HUỐNG HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GV MẦM NON, TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.26 KB, 2 trang )

CÂU HỎI THI PHẦN SỬ LÝ TÌNH HUỐNG
HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GV MẦM NON, TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2011 – 2012
Câu hỏi số 01: Trong giờ ngủ trưa, có 01 trẻ trong lớp không chịu ngủ,
cháu thường xuyên ngồi khóc vì nhớ mẹ, tình trạng ấy kéo dài đã mấy tháng
trời. Đồng chí sẽ sử lí tình huống này như thế nào?
Câu hỏi số 02: Có 01 trẻ trong lớp thường xuyên nói dối, đồng chí sẽ sử
lí tình huống này như thế nào?
Câu hỏi số 03: Trong lớp, có 01 trẻ trong lớp rất hay nói tục, chửi bậy, đã
nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng trẻ vẫn không có sự chuyển biến. Đồng chí sẽ
sử lí tình huống này như thế nào?
Câu hỏi số 04: Trong lớp có 01 trẻ có tính luộm thuộm, lôi thôi, bừa bãi,
đồng chí sẽ sử lí tình huống này như thế nào?
Câu hỏi số 05: Trong lớp có 01 trẻ rất nhút nhát, thường tỏ ra bẽn lẽn, sợ
hãi, không tự tin vào bản thân, đồng chí sẽ sử lí tình huống này như thế nào?
Câu hỏi số 06: Có một số trẻ trong lớp rất biếng ăn (sợ thức ăn, đặc biệt
những món ăn được chế biến từ rau, củ, quả...), đồng chí sẽ sử lí tình huống này
như thế nào?
Câu hỏi số 07: Có một số trẻ mỗi khi đến lớp thường xuyên bám chặt lấy
cha mẹ, sau khi cha mẹ về lại bám chặt cô giáo, đồng chí sẽ sử lí tình huống này
như thế nào?
Câu hỏi số 8: Có một số trẻ trong lớp thường rất khó tập trung chú ý vào
các hoạt động do GV tổ chức (hoặc dễ bị phân tán tư tưởng), đồng chí sẽ sử lí
tình huống này như thế nào?
Câu hỏi số 09: Trong giờ hoạt động vui chơi, cả lớp đang chơi vui vẻ,
bỗng có 02 bé trai tranh giành nhau 1 chiếc ô tô đồ chơi không ai chịu nhường
ai, cô sẽ sử lý tình huống này như thế nào ?
Câu hỏi số 10: Cô Thuỷ vừa bước vào lớp thì thấy cháu Thuỳ Linh đang
bị cháu Tùng túm tóc và tát vào mặt, cháu Thuỳ Linh vừa gào khóc vừa cố cắn
vào tay cháu Tùng. Cô Thuỷ vội chạy đến kéo mỗi đứa ra một nơi, rồi nghiêm
nghị tuyên bố phạt cả hai cháu đứng úp mặt vào tường mà không cần hỏi nguyên


nhân tại sao hai cháu đánh nhau...Cuối buổi học, khi mẹ hai cháu đến đón, cô đã
trao đổi và yêu cầu: "Về nhà các mẹ nhắc nhở các con lần sau không được đánh
nhau nữa".
Là một giáo viên, đ/c có nhận xét gì về cách giải quyết đó ? Nếu là đ/c thì
đ/c giải quyết tình huống đó như thế nào?
Câu hỏi số 11: Trong giờ hoạt động góc, có một số trẻ không thích tham
gia vào các hoạt động do cô giáo tổ chức mà cứ cầm đồ chơi ném vào hết bạn
này đến bạn khác. Là cô giáo đ/c sẽ giải quyết như thế nào?


Câu hỏi số 12: Trong giờ hoạt động ngoài trời, nội dung chơi tự do cháu
A chẳng may xô phải cháu B ngã làm cháu B bị bong gân, chiều mẹ cháu B đón
đã có những lời xúc phạm đến cô giáo. Trong trường hợp đó đ/c sẽ giải thích
như thế nào để mẹ cháu hiểu?
Câu hỏi số 13: Mẹ của cháu Hoa đến phản ánh cô giáo A đối sử không
công bằng với cháu. Về nhà cháu kể cô giáo đã bắt cháu khoanh tay và không
cho cháu ăn cơm vì cháu và 1 bạn khác giành nhau đồ chơi. Là cô giáo đ/c giải
thích như thế nào cho mẹ cháu Hoa hiểu?
Câu hỏi số 14: Ở lớp mẫu giáo lớn của cô Vân có cháu Hoàng rất hiếu
động và hay nghịch trong lớp, Một hôm, khi cả lớp đang trật tự nghe cô Vân kể
chuyện, bỗng cháu Mai hét lên vì bị cháu Hoàng bỏ một vật gì đó vào cổ áo, làm
cho cả lớp nhốn nháo..., bực quá, cô Vân đã phạt cháu Hoàng đứng khoanh tay,
úp mặt vào tường.
Sáng hôm sau, khi mẹ cháu Hoàng chuẩn bị đưa cháu đi học, cháu nhất
định không đi, chị Nga mẹ cháu biết chuyện bực lắm, chị Nga đến lớp mắng mỏ
và xin đổi con mình sang học lớp khác. Nếu là cô Vân, đ/c sẽ sử lý như thế nào
trước đề nghị đó của chị Nga mẹ cháu Hoàng?
Câu hỏi số 15: Trong Hội thi "Bé khéo tay" cho trẻ 5 tuổi, lớp MG lớn
các trường MN Hoa Sen. Sau 60 phút tranh tài. Hội thi được kết thúc với việc
công bố danh sách những cháu đạt giải. Một số cháu được giải thì phấn khởi,

hoan hỉ, còn các cháu không được giải thì buồn rầu, có cháu chạy ra ôm chầm
lấy mẹ hoặc ôm lấy cô giáo mà khóc tức tưởi làm cho cô giáo cũng như các ông
bố, bà mẹ cũng không khỏi chạnh lòng...
Đ/c có suy nghĩ gì và sẽ sử lý như thế nào trong tình huống này?

Theo Howard Gardner, giáo sư về tâm lý học của Đại học Harvard, trong mỗi con
người luôn tiềm ẩn một số dạng thông minh nào đó như là trí thông minh về: ngôn
ngữ, toán học, âm nhạc, thiên nhiên, vận động,... Do vậy, nhà trường phải là nơi
giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện vui chơi và học tập tốt theo các hướng
khác nhau cho trẻ.
8 loại trí thông minh mà nhà trường mong muốn hình thành và phát triển cho trẻ là:
Trí thông minh ngôn ngữ (Word Smart)Α
Trí thông minh logic – toán học (Number Smart)Α
Trí thông minh về hình ảnh/ không gian (Picture Smart)Α
Trí thông minh về khả năng vận động cơ thể (Body Smart)Α
Trí thông minh nghệ thuậtΑ & âm nhạc (Art Smart & Music Smart)
Trí thông minh về năng lực tương tác với người khác (People Smart)Α
Trí thông minh nội tại (Self Smart)Α
Trí thông minh lĩnh vực tự nhiên (Nature Smart)Α
-----------------------------------



×