Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tóm tắt luận án quản lý nhà nước ở cấp huyện đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.29 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là mục tiêu chiến lược phát
triển giáo dục và đào tạo (GDĐT) của nước ta. Giáo dục (GD) ở bất cứ cấp nào cũng
đều chủ yếu góp phần đào tạo (ĐT) con người, bồi dưỡng nhân cách, năng lực sống và
làm việc, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001) đã khẳng định: “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục chủ trương: “Quan tâm hơn tới phát triển
GDĐT ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng xã hội trong GD; thực
hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc
thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng
sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn”.
Phân cấp quản lý nhà nước (QLNN) về GD, Luật Giáo dục năm 1998, đã được sửa
đổi vào các năm 2005, năm 2009 và Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010:
“UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng QLNN về GD trên địa bàn
huyện; chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non
(GDMN), tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) và xây dựng xã hội học tập trên địa
bàn huyện”.
Đặc điểm QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL có
những đặc thù, nhiều vấn đề đặt ra như: nội dung QLNN về GD đối với vùng đặc thù là
gì? Bộ máy QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS được tổ chức ra sao?
Chức năng, thẩm quyền của các cơ quan QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và
THCS? Hình thức và phương pháp QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS
vùng đặc thù ĐBSCL? Hơn nữa, có rất nhiều vấn đề về lý luận, pháp lý và thực tiễn
của công tác QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện ở nước ta từ trước đến nay chưa
được quan tâm nghiên cứu. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn
đến chất lượng GD trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL chưa cao và hiệu quả quản lý
đối với đối tượng này chưa được như mong muốn. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách cơ
bản, hệ thống về vấn đề này là rất cấp thiết ở nước ta hiện nay. Đó cũng chính là lý do


để tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước ở cấp huyện đối với giáo dục mầm non,
tiểu học và trung học cơ sở vùng Đồng bằng sông Cửu long” làm đề tài luận án tiến
sĩ chuyên ngành quản lý hành chính công.
1
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng những luận cứ khoa học về mặt lý luận và thực tiễn một cách cơ bản,
hệ thống nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện QLNN ở cấp huyện đối với GDMN,
GDTH và GD THCS nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH
và THCS: đặc điểm, nội dung, hình thức, phương pháp QLNN; tổ chức bộ máy; đội ngũ
CBCC, viên chức; tài chính công để làm rõ lý luận QLNN về GD; nghiên cứu đặc trưng
quản lý giáo dục quốc dân và những vấn đề lý luận về QLGD.
- Điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN ở cấp huyện đối với
GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH
và THCS vùng ĐBSCL.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hệ thống lý luận QLNN và các giải pháp nhằm hoàn thiện
và nâng cao hiệu lực QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL.
- Khách thể nghiên cứu là các hoạt động QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và
THCS vùng ĐBSCL.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu tập trung vào các chính sách QLNN (cấp trung ương và địa
phương) về GDMN, TH và THCS trên địa bàn cấp huyện.
- Địa bàn khảo sát là các tỉnh vùng ĐBSCL.
- Số liệu khảo sát từ năm 2004 (thời điểm mà Chính phủ phân cấp QLNN về
GDMN, TH và THCS cho cấp huyện theo Nghị định số 166/NĐ-CP ngày 16/9/2004)
đến năm 2012.
6. Giả thuyết nghiên cứu

Để QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS có hiệu quả, cần phải hoàn
thiện hệ thống chính sách theo hướng phân cấp mạnh cho QLNN cấp huyện về thể chế,
tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, tài chính công và công tác thanh tra, kiểm tra, các
chính sách này phải phù hợp với đặc điểm địa - kinh tế, xã hội, văn hoá, GD của vùng
ĐBSCL. Cụ thể là: Về quy hoạch nguồn lực GV cho GDMN, TH, THCS: Cấp huyện
chủ động kết hợp với nhà trường phân tích nhu cầu giáo viên cho từng bậc học, đặt hàng
2
cơ sở ĐT về chuyên môn theo yêu cầu, phối hợp với cơ quan dân số y tế làm quy hoạch
trường, lớp; Về triển khai kế hoạch năm học (Kế hoạch GD): cần phân cấp cho địa
phương trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch năm học phù hợp với đặc thù vùng
ĐBSCL (sông ngòi chằng chịt, lũ thường xuyên); xây dựng một số mô hình GDMN phù
hợp với vùng sông nước ĐBSCL (mô hình “Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cộng đồng”, “Giữ
trẻ liên gia”); Chế độ giáo viên: Lương và các chế độ phụ cấp cho GV phải đáp ứng
nhu cầu cuộc sống tối thiểu người lao động vùng đặc thù nhằm tạo điều kiện GV tập
trung cho giảng dạy chuyên môn; Đầu tư cho GD phải tính đến vùng đặc thù: Nền đất
yếu suất đầu tư lớn, do nhiều sông rạch nên cự ly, quy mô công trình và dân cư để mở
các điểm Trường cần có tiêu chí đặc thù theo vùng; Tăng cường bộ máy QLNN cấp
huyện về GD: Số lượng các Phó Chủ tịch UBND cấp huyện phân bổ theo chức trách
nhiệm vụ được phân cấp mà không bổ theo dân số và diện tích như hiện nay, biên chế
Phòng GDĐT cần tương xứng với nhiệm vụ quản lý, không cào bằng với các phòng
chuyên môn khác.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Vận dụng quan điểm
biện chứng, lịch sử và tiếp cận hệ thống để nghiên cứu, phân tích vấn đề.
- Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan
sát, phương pháp thực nghiệm mô hình xã hội, phương pháp dự báo, phương pháp xử lý
thông tin.
8. Những đóng góp mới của luận án
Công trình đầu tiên nghiên cứu hệ thống lý luận, pháp lý và thực tiễn QLNN ở cấp

huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL.
- Về mặt lý luận: góp phần khẳng định vị trí, vai trò, nội dung QLNN ở cấp huyện
đối với GDMN, TH và THCS như là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu cũng là cấp kết thúc
toàn diện trên cả năm thành tố: thể chế, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, tài chính công
và công tác thanh tra, kiểm tra.
- Về mặt thực tiễn: góp phần làm thay đổi thực tiễn trong QLNN ở cấp huyện đối
với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL trên cả năm thành tố, năm nội dung: thể chế, tổ
chức bộ máy, nguồn nhân lực, tài chính công và công tác thanh tra, kiểm tra.
9. Kết cấu luận án
3
Ngoài các phần mở đầu, tổng quan về nghiên cứu đề tài luận án, kết luận nội dung
của Luận án gồm 3 Chương: Chương 1 trình bày cơ sở lý luận QLNN ở cấp huyện đối
với GDMN, TH và THCS. Chương 2 trình bày thực trạng QLNN ở cấp huyện đối với
GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL.Chương 3 trình bày quan điểm, định hướng, giải
pháp hoàn thiện QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL đến
năm 2020, bảng biểu phụ lục bản đồ.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
- Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Về tầm quan trọng GD, khi đề cao vai trò của GD, Khổng Tử, Alvin Toffler, R.Roy
Singh, Allan Walker, N.K.Krupxkaia, tổ chức quốc tế UNESCO, Nhật Bản…GD phải
thành ưu tiên tuyệt đối trong mọi ngân sách và phải giúp vào việc đề cao mọi khía cạnh
sáng tạo của con người. Rõ ràng, GD có tầm quan trọng đặc biệt ưu tiên đối với các nhà
khoa học trên thế giới.
Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về phân cấp trong quản lý, một số tác giả tiêu
biểu: Denis.A.Rondnelli và John.R.Nelli; GS. Christopher Hood Phân cấp nhằm đảm
bảo sự gọn nhẹ và có mục đích; đảm bảo sự trung thực và công bằng; đảm bảo sức
mạnh và khả năng chống đỡ. Một số quốc gia châu Á, phân cấp mạnh QLNN về GD
như: Nhật bản cho Chính quyền và các cơ quan quản lý GD địa phương (Prefectural
Board of Education), các cơ sở GD có trách nhiệm và quyền hạn rất lớn trong quá trình
quản lý và thực thi các hoạt động GD trong phạm vi quản lý, Trung Quốc phân cấp

chính quyền cấp huyện có vai trò quản lý các trường THCS, TH và mẫu giáo.
- Các nghiên cứu trong nước
Tư tưởng Hồ Chí Minh về GD là nền tảng tư tưởng giáo dục Việt Nam. Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, quan điểm chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt
Nam - căn cứ khoa học cơ bản trong QLNN về giáo dục, khẳng định vai trò, vị trí, tầm
quan trọng, mục tiêu chiến lược phát triển GDĐT ở nước ta. Luật GD và các văn bản
dưới luật là hành lang pháp lý liên quan đến đề tài.
Trong nước, có nhiều nhà khoa học đề cập trong các tác phẩm kinh điển, giáo trình,
các đề tài khoa học, các cuộc hội thảo, các bài viết trên Tạp chí khoa học: Phạm Minh
Hạc, Nguyễn Cảnh Toàn, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng, Nguyễn Quốc Chí,
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Bùi Minh Hiền, Nguyễn Minh Đường, Phạm Văn Kha, Nguyễn
Thu Linh, Bùi Văn Nhơn Các tác giả trình bày lý luận cơ bản về quan điểm, định
hướng, khái niệm, các cách tiếp cận, đặc điểm, nội dung, hệ thống GD quốc dân trong
QLNN về GD ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Đây là những nội dung rất quan
trọng và là cơ sở lý luận trong quá trình nghiên cứu.
4
- Về khoa học hành chính và phân cấp hành chính được nhiều nhà khoa học: Lê
Minh Thông, Nguyễn Đăng Thành, Nguyễn Hữu Khiển, Lê Chi Mai, Võ Kim Sơn,
Đinh Thị Minh Tuyết, Nguyễn Văn Hậu, Đào Thị Ái Thi Một loạt vấn đề phân cấp,
chính sách công, đào tạo nguồn nhân lực là cơ sở lý luận quan trọng trong quá trình
nghiên cứu đề tài luận án.
- Nghiên cứu về thực tiễn quản lý xã hội, một số tác giả: Đinh Thế Huynh, Lê Vĩnh
Tân, Trần Thị Ngọc Trâm, Hồ Văn Thống, Trần Chí Thành, Phan Huy Hiền,Trần
Quang Trung, Nguyễn Mạnh Thắng tập trung đánh giá thực trạng và đề ra một số giải
pháp phát triển GDĐT ở nước ta nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.
Qua tổng quan trên, có thể rút ra một số nhận xét:
- GD được nhiều quốc gia quan tâm và xem đó là động lực quan trọng hàng đầu đối với
việc ĐT nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chính vì thế mà nhiều tác giả
ngoài nước tập trung nghiên cứu về GD và QLGD. Một số nghiên cứu quan tâm đến
phân cấp QLGD cho các địa phương và cơ sở GD như Nhật Bản, Trung Quốc đối với

GDMN, TH, THCS.
- Trong các nghiên cứu trong nước, đáng chú ý nhất là giáo trình QLNN về văn hóa
- giáo dục - y tế do PGS.TS. Nguyễn Thu Linh (chủ biên) và GS.TS Bùi Văn Nhơn,
NXB Giáo dục, năm 2006 và Tác phẩm “Quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội,
2012 đề cập và đưa ra hệ thống lý thuyết QLNN về GDĐT hoàn thiện, là cơ sở quan
trọng để tác giả nghiên cứu vận dụng viết chương lý luận cơ bản, còn lại các bài viết tuy
nhiều nội dung khác nhau nhưng hầu hết tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các
giải pháp trong QLNN về GDĐT ở tầm vĩ mô, đại học hoặc một lĩnh vực cụ thể ở địa
phương nhất định.
- Nội dung các nghiên cứu nói trên chưa đầy đủ và chưa giải quyết những vấn đề
mang tính cụ thể của vấn đề QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng
đặc thù - Vùng ĐBSCL.
Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và khẳng định:
Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu đề tài luận án “Quản lý nhà nước ở cấp
huyện đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng ĐBSCL”. Việc tập
trung nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng QLNN ở cấp huyện đối với GDMN,
TH và TH vùng ĐBSCL để chúng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: Cấp huyện vẫn là
một cấp cơ sở, cấp khởi đầu, cấp chủ chốt trực tiếp và cũng là cấp cuối cùng trong
5
QLNN về GD trên địa bàn, có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng và
cấp bách trong tình hình hiện nay. Quan điểm ấy không trùng lấp với bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào trong nước và ngoài nước.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CẤP HUYỆN ĐỐI VỚI GIÁO
DỤC MẦM NON, TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý
Tùy theo góc độ nghiên cứu các ngành khoa học trên cơ sở những cách tiếp cận
khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về thuật ngữ quản lý. Quan niệm chung

nhất về quản lý là do điều khiển học đưa ra: Quản lý là sự tác động có định hướng bất
kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với
những quy luật nhất định.
1.1.2. Quản lý nhà nước
Khái niệm QLNN hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau: QLNN là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người do hệ thống cơ quan Nhà nước từ trung ương đến cơ
sở tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật để thực hiện luật pháp Nhà nước.
1.1.3. Giáo dục, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở
- Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm trang bị những tri thức
cần thiết về mọi mặt cho đời sống con người, GD diễn ra thường xuyên liên tục trong
môi trường xã hội.
- Giáo dục mầm non: GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tuổi. GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống GD quốc dân, đặt nền
móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt
Nam.
- Giáo dục tiểu học: GD TH được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp
năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi. GDTH là bậc học nền tảng, có
nhiệm vụ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển năng lực
toàn diện của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Giáo dục trung học cơ sở: GD THCS được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp
sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình TH, có tuổi là
mười một tuổi. GD THCS có nhiệm vụ giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả
6
của GD tiểu học, giúp các em có trình độ học vấn PTCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ
thuật, hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
1.1.4. Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, quản lý giáo dục và đào tạo
- QLNN về GDĐT là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của nhà nước bằng
quyền lực nhà nước đối với toàn bộ hoạt động GDĐT của một quốc gia nhằm định

hướng, thiết lập trật tự kỷ cương của hoạt động GDĐT, hướng đến mục tiêu và yêu cầu
của sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
- Quản lý GDĐT là sự tác động, điều khiển của người đứng đầu cơ sở GDĐT và bộ
máy quản lý vào các hoạt động GDĐT của đơn vị trên cơ sở chính sách, phát luật về
GDĐT của Nhà nước và hệ thống quy chế, nội quy hoạt động của tổ chức nhằm nâng
cao chất lượng ĐT, thực hiện tốt kế hoạch GDĐT được đặt ra. Các cách tiếp cận trong
lý luận quản lý giáo dục: Một là, Cách tiếp cận chức năng. Hai là, Cách tiếp cận khách
thể/đối tượng quản lý giáo dục. Ba là, Cách tiếp cận hành vi/quan hệ con người trong
quản lý giáo dục. Bốn là, Cách tiếp cận quan hệ nhà nước trong quản lý giáo dục.
1.1.5. Quản lý nhà nước về giáo dục của chính quyền địa phương cấp huyện đối
với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở
- Chức năng của chính quyền cấp huyện trên các phương diện sau: Chức năng đại
diện, chức năng chấp hành và điều hành, chức năng hỗ trợ cộng đồng
- Thẩm quyền của chính quyền cấp huyện về GD gồm thẩm quyền của hội đồng
nhân dân (HĐND) cấp huyện và thẩm quyền của ủy ban nhân dân (UBND) huyện.
1.1.6. Phân cấp
Phân cấp hành chính được nhiều nhà khoa học đưa ra các khái niệm khác nhau. Từ
thực tiễn quản lý hành chính ở địa phương, theo chúng tôi: Phân cấp hành chính giữa
trung ương và địa phương là xác lập bằng các quy định của pháp luật về quyền hạn,
trách nhiệm của cơ quan hành chính các cấp ở địa phương trên một lĩnh vực nào đó.
1.2. Tư tưởng, quan điểm quản lý nhà nước về giáo dục
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng giáo dục Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, luôn tiếp nhận sự bồi bổ từ trí tuệ, thực tế
phát triển của Việt Nam và thế giới, nền tảng tư tưởng GD Việt Nam.
1.2.2. Quan điểm chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam - căn cứ khoa học
cơ bản trong quản lý nhà nước về giáo dục
1.2.2.1. GDĐT là quốc sách hàng đầu.
1.2.2.2. Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
1.2.2.3. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp
với xu thế tiến bộ của thời đại.

7
1.2.2.4. Xã hội hoá, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và đào tạo.
1.3. Tầm quan trọng của quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
1.3.1. Tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo
Trên thế giới từ xưa đến nay đều xác định GD có vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt và
cho rằng: GD là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội loài người. Từ khi có văn hoá thì loài người bắt đầu có GD.
1.3.2. Tầm quan trọng của quản lý nhà nước về giáo dục địa bàn cấp huyện
1.3.2.1. QLNN về giáo dục trên địa bàn cấp huyện góp phần đảm bảo cho các chính
sách, mục tiêu, chiến lược về GD được thực thi đúng hướng và có hiệu quả thiết thực
trên địa bàn.
1.3.2.2. QLNN về giáo dục địa bàn cấp huyện tạo điều kiện cho người học được
tham gia đầy đủ, đúng theo chương trình, kế hoạch với chất lượng tốt nhất.
1.3.2.3. QLNN về giáo dục địa bàn cấp huyện góp phần đảm bảo thực thi các chính
sách về ĐTBD, bố trí đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) trong các
cơ sở GD cũng như các chế độ đãi ngộ đối với họ nhằm phát huy khả năng chuyên môn,
hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà giáo.
1.3.2.4. QLNN về giáo dục trên địa bàn cấp huyện góp phần huy động mọi nguồn
lực đầu tư cho GD như mạng lưới trường lớp, cở vật chất trang thiết bị phục vụ cho
giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
1.3.2.5. QLNN về giáo dục trên địa bàn cấp huyện nhằm đẩy mạnh công tác thanh
tra, kiểm tra các hoạt động dạy và học, chống bỏ học.
1.4. Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn cấp huyện
1.4.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục
Từ cách tiếp cận quan hệ nhà nước trong QLGD, đặc điểm QLNN về GD bao gồm:
1.4.1.1. Đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các hoạt
động QLGD (đặc điểm hành chính - GD).
1.4.1.2. Đặc điểm về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý.
1.4.1.3. Đặc điểm kết hợp nhà nước - xã hội trong quá trình triển khai QLNN về
GD.

1.4.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn cấp huyện ở Đồng
bằng sông Cửu long
1.4.2.1. Cấp huyện là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu, cấp chủ chốt trực tiếp và cũng là
cấp cuối cùng trong QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện ở vùng ĐBSCL.
8
1.4.2.2. Cấp huyện là nơi diễn ra và thực hiện tốt nhất chủ trương XHH sự nghiệp
GD - mặt trận quyết định thắng lợi chủ trương XHH sự nghiệp GD ở nước ta nói chung
và vùng ĐBSCL nói riêng.
1.4.2.3. Cấp huyện là cấp quyết định, gần nhất, sát nhất đối với tổ chức mạng lưới
trường lớp học theo nhu cầu người học ở vùng ĐBSCL.
1.4.2.4. Cấp huyện là cấp ngân sách đảm bảo cho GDĐT ở vùng ĐBSCL.
1.4.2.5. Cấp huyện vùng ĐBSCL là cấp cần có một cơ chế quản lý vùng đặc thù đối
với GDĐT.
Như vậy, Từ đại hội IV, V Đảng ta chủ trương: Củng cố cho được cơ sở Đảng gắn
liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị xây dựng huyện, quận, xã, phường…xây
dựng các tổ chức sản xuất kinh doanh, các đơn vị chiến đấu và phát động các phong trào
quần chúng… xây dựng cấp huyện là pháo đài trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, quốc phòng-an ninh. Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, vấn đề phân
cấp quản lý có nhiều thay đổi cho thích ứng với tiến trình hội nhập quốc tế và xu thế
toàn cầu hoá, quốc tế hoá. Nhiều quan điểm cho đến nay vẫn còn xem nhẹ vai trò, vị trí
của cấp huyện, nhất là trong GDĐT và cho rằng đây là nhiệm vụ của ngành GDĐT. Từ
thực tiễn quản lý hiện nay, có quá nhiều yếu tố xã hội bất lợi được hình thành từ mặt trái
của nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến chất lượng GDĐT, cho phép
chúng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: Cấp huyện vẫn là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu,
cấp chủ chốt trực tiếp và cũng là cấp cuối cùng trong QLNN về GDĐT, huyện là một
pháo đài cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với QLNN về GD trên địa bàn - quan
điểm ấy đúng đắn và phù hợp với ĐBSCL hiện nay.
1.5. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn cấp huyện
1.5.1. Tính tất yếu của phân cấp
- Phân cấp cho địa phương là một công cụ, biện pháp thúc đẩy và bảo đảm hiệu quả

hoạt động QLNN.
- Phân cấp cho địa phương tất yếu dẫn đến hệ quả là thừa nhận tính độc lập tương
đối của một chủ thể trong một lĩnh vực nhất định.
1.5.2. Mục tiêu phân cấp
Mục tiêu phân cấp là nhằm vươn tới tính hiệu lực, hiệu quả hơn trong QLNN, QL
xã hội.
1.5.3. Các hình thức phân cấp
Phân cấp quản lý có thể có hình thức cơ bản sau: Phi tập trung hóa, ủy thác trách
nhiệm, ủy quyền (phân cấp nhiệm vụ).
1.5.4. Nguyên tắc phân cấp
9
- Bảo đảm quyền lực là thống nhất và chủ quyền quốc gia.
- Bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời hơn,
phục vụ dân tốt hơn thì giao cho cấp đó thực hiện.
- Kết hợp quản lý ngành với quản lý theo lãnh thổ và bảo đảm bình đẳng giữa các
đơn vị hành chính - lãnh thổ.
- Phân cấp phải rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, gắn với chức năng của mỗi cấp.
- Phân cấp bảo đảm sự phù hợp nhịêm vụ với khả năng của địa phương.
1.5.5. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở nước ta
Hệ thống GD quốc dân bao gồm GD chính quy và GD thường xuyên. GD thường
xuyên, một mặt coi là phương thức GD, mặt khác, được coi là bộ phận quan trọng cùng
với bộ phận GD chính quy tạo thành hệ thống GD quốc dân. Có 4 cấp học và trình độ
đào tạo.
Nguyên tắc cơ bản phân cấp trách nhiệm QLNN về GD: (1) Bảo đảm tính thống
nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về GD; (2) Bảo đảm tương ứng
giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều
kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao; (3) Phân công, phân cấp và xác
định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực GD của các bộ, UBND các
cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời, phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo
của cơ quan quản lý GD các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao.

Phân cấp QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện được quy định tại Điều 8, Nghị định
số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ: “UBND cấp huyện có trách
nhiệm thực hiện chức năng QLNN về GD trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước
UBND cấp tỉnh về phát triển GDMN, TH, THCS và xây dựng xã hội học tập trên địa
bàn huyện”.
Để đảm bảo tính thứ bậc chặt chẽ, tính độc lập tương đối, tính hiệu quả của một
cấp hành chính, cấp huyện phải được phân cấp một cách toàn diện, ổn định trên 5 lĩnh
vực: Phân cấp về thể chế, phân cấp về tổ chức bộ máy, phân cấp về nguồn nhân lực,
phân cấp về tài chính công, phân cấp về công tác thanh tra, kiểm tra. Đây cũng là
thuộc tính của bất cứ một nền hành chính nào trên thế giới.
Trên đây là những đóng góp về lý luận phân cấp nói chung và phân cấp về GD trên
địa bàn cấp huyện nói riêng. Đây là nội dung xuyên suốt của đề tài luận án và điều đó
chính được thể hiện ở nội dung phân cấp QLNN về GD mục 1.6 của luận án.
1.6. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn cấp huyện
10
1.6.1. Về thể chế: thực thi hiến pháp, luật và các chính sách công về giáo dục
trên địa bàn cấp huyện
1.6.1.1. Quản lý nhà nước về chương trình, kế hoạch học tập
1.6.1.2. Quản lý nhà nước về chất lượng GD đạo đức và học tập của học sinh trên
địa bàn cấp huyện.
1.6.1.3. Quản lý nhà nước các phong trào thi đua trên địa bàn cấp huyện.
1.6.1.4. Quản lý nhà nước về công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục trên địa
bàn cấp huyện.
1.6.1.5. Quản lý nhà nước về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật
trên địa bàn cấp huyện.
1.6.1.6. Quản lý nhà nước ở cấp huyện về huy động trẻ trong độ tuổi đến trường và
phòng chống học sinh bỏ học
1.6.2. Tổ chức bộ máy và phương thức quản lý nhà nước về giáo dục trên địa
bàn cấp huyện
1.6.2.1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trách nhiệm QLNN về GD của UBND cấp huyện, được phân cấp tại Điều 8, Nghị
định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ: UBND cấp huyện có trách
nhiệm thực hiện chức năng QLNN về GD trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước
UBND cấp tỉnh về phát triển GDMN, TH, THCS và xây dựng xã hội học tập trên địa
bàn huyện với 10 nội dung.
Cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của UBND huyện được quy định tại Điều 119
đến Điều 127 của Luật Tổ chức HĐND và UBND thông qua năm 2003. Phương pháp
QLNN của UBND là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế. Hình thức
QLNN của UBND những hình thức mang tính pháp lý và những hình thức ít mang tính
pháp lý.
1.6.2.2. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Phòng GDĐT là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND, được tổ chức thống nhất ở
các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày
04/02/2008 của Chính phủ. Phòng GDĐT là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện
thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực GDĐT 8 nội dung theo Nghị định số
115/2010/NĐ-CP.
1.6.2.3. Bộ máy quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Là một cấp hành chính cuối cùng trong hệ thống các CQHCNN. Trách nhiệm
QLNN về GD của UBND cấp xã, được phân cấp tại Điều 10, Nghị định số
115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ gồm 6 nội dung. Cấp xã là một trong
11
4 cấp hành chính của hệ thống các cơ quan hành chính Việt Nam, phương pháp và hình
thức QLNN của UBND cấp xã tương tự như UBND các cấp.
1.6.3. Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ở cấp huyện đối với giáo dục mầm
non, tiểu học và trung học cơ sở
1.6.3.1. Số lượng đội ngũ CBCC, GV, CBQLGD trên địa bàn cấp huyện.
Nguyên tắc chung bố trí biên chế CBQLGD và nhân viên được bố trí theo hạng
trường, biên chế giáo viên bố trí theo số buổi trên ngày. Riêng biên chế giáo viên trường
MN bố trí theo số lượng trẻ.
1.6.3.2. Tiêu chuẩn đội ngũ CBCC, GV, CBQLGD trên địa bàn cấp huyện.

- Chuẩn CBCC được quy định trong Luật Cán bộ, công chức 2008 gồm tiêu chuẩn
chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với từng vị trí công tác.
- Chuẩn đạo đức nhà giáo được quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 16/4/2008; chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN được quy định tại Quyết định số
02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/1/2008; chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH được quy định
tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007; chuẩn nghề nghiệp giáo viên
THCS, giáo viên THPT được quy định tại Thông tư 30/2009/BGDĐT ngày 22/10/2009
của Bộ GDĐT.
1.6.3.3. Công tác rà soát, quy hoạch, ĐTBD, bố trí nguồn nhân lực trên địa bàn
cấp huyện.
Rà soát quy trình về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức theo Nghị định số
24/2010/NĐ-CP. Đối với giáo viên, CBQLGD, cần tiến hành rà soát, đánh giá, sắp xếp
lại đội ngũ nhà giáo, CBQLGD để có kế hoạch ĐTBD bảo đảm đủ số lượng và cân đối
về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo,
CBQLGD. Nội dung ĐTBD ở trong nước gồm: Lý luận chính trị; kiến thức, kỹ năng
QLNN; kiến thức hội nhập; tin học, ngoại ngữ chuyên ngành; tiếng dân tộc cho CBCC
công tác tại các vùng có tiếng dân tộc thiểu số sinh sống.
1.6.4. Quản lý nhà nước về tài chính ở cấp huyện đối với giáo dục mầm non,
tiểu học và trung học cơ sở
1.6.4.1. Chế độ,chính sách tiền lương cho CBCC,GV, CBQLGD.
Tiền lương bảo hiểm xã hội không chỉ là phương tiện bồi dưỡng nhân lực mà còn là
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chế độ tiền lương được quy định tại Nghị định số
204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và các khoản phụ cấp.
1.6.4.2. Kinh phí hoạt động bộ máy QLNN về giáo dục trên địa bàn cấp huyện.
Đối với UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thì kinh phí
hoạt động được cấp từ ngân sách nhà nước theo luật ngân sách nhà nước. Đối với các
12
đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ.
1.6.4.3. Kinh phí ĐTBD cho đội ngũ CBCC, GV, CBQLGD.

1.6.4.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với GDMN, TH và
THCS trên địa bàn cấp huyện:
Công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp học; đầu tư xây dựng trường,
lớp học.
1.6.4.5. XHHGD trên địa bàn cấp huyện
1.6.5. Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm về giáo dục trên địa bàn cấp huyện
Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005 và Nghị định
số 53/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Khiếu nại, tố cáo
sửa đổi 2005.
Nội dung thanh tra, kiểm tra được quy định theo Luật Giáo dục 2005, luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 và kế hoạch liên tịch hằng năm của
liên Bộ GDĐT với Thanh tra Chính phủ. Một trong những nội dung rất quan trọng đó là
thanh tra phòng chống học sinh bỏ học.
1.7. Kinh nghiệm phân cấp quản lý giáo dục của một số nước trên thế giới
- Về thể chế, Nhật Bản là một điển hình thực hiện nhất quán chính sách phi tập
trung hóa và tăng cường phân quyền trong quản lý GD các cấp.
- Kinh nghiệm Singapore trong ĐT CBQLGD:
- Cơ cấu quản lý và hệ thống GD thống nhất của Trung Quốc.
Kết luận chương 1.
Từ cách tiếp cận quan hệ nhà nước trong QLGD từ phân tích đặc điểm trên có thể
đưa ra đặc điểm QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện có thể khẳng định: Cấp huyện
vẫn là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu, cấp chủ chốt trực tiếp và cũng là cấp cuối cùng
trong QLNN về GDĐT, huyện là một pháo đài cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối
với QLNN về GD-quan điểm ấy đúng đắn và phù hợp với ĐBSCL. Việc tập trung
nghiên cứu vấn đề QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện có một ý nghĩa lý luận và thực
tiễn hết sức quan trọng và cấp bách trong tình hình hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CẤP HUYỆN
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON, TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
13
2.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
ĐBSCL là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39734km². Có vị
trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là
vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. ĐBSCL gồm thành phố Cần Thơ và 12
tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang,
Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. ĐBSCL gồm có 130 quận, huyện,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), 1611 xã, phường, thị trấn
(gọi chung là cấp xã). Toàn vùng nằm giới hạn từ 11
0
- 8
0
30’ vĩ độ Bắc (từ Long An
đến Cà Mau) và từ 103
0
50’ - 106
0
50’ kinh độ Đông (từ Kiên Giang đến Bến Tre).
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
ĐBSCL có diện tích 40.518,5 km
2
, chiếm khoảng 12, 2% diện tích cả nước. Tăng
trưởng kinh tế từ 1992 - 1995 vào khoảng 15%, từ 1996 - 2000 là 7,9%, 2001 - 2010 là
11,7%. Cơ cấu kinh tế vùng chuyển dịch theo hướng tích cực. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật
còn nhiều yếu kém, đáng chú ý nhất là hệ thống GTVT vùng ĐBSCL. Dân số toàn vùng
ĐBSCL (2009) là 17,21 triệu người, bằng 19,95% dân số cả nước, mật độ dân số là 425
người/km
2

, cao hơn mật độ dân số cả nước là 260 người/km
2
. Cơ cấu dân tộc ở ĐBSCL
khá phong phú, trong vùng có 31 dân tộc.Tôn giáo, gồm có: Thiên Chúa giáo, Phật
giáo (Tiểu Thừa, Đại Thừa), Hồi giáo, Tin lành… với khoảng 7 triệu tín đồ.
2.1.3. Đặc điểm giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu long
(1) Mặt bằng dân trí ĐBSCL thấp nhất cả nước; (2) Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật
chất trường học ở ÐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập; (3) GD trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng và đại học, năng lực ĐT còn hạn chế; (4) Đội ngũ giáo viên bất hợp lý
về cơ cấu đang là một khó khăn lớn cho phát triển GDÐT của vùng; (5) Phân cấp
QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng từng bước
hoàn thiện.
2.2. Thực trạng về chính quyền cấp huyện quản lý nhà nước về giáo dục trên
địa bàn cấp huyện vùng Đồng bằng sông Cửu long
2.2.1. Thực trạng về chính quyền ở cấp huyện vùng Đồng bằng sông Cửu long
2.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn cấp huyện
vùng Đồng bằng sông Cửu long
Giai đoạn 1975 - 1995: UBND cấp huyện quản lý toàn diện đối với Phòng Giáo dục
và GDMN, TH và THCS. Giai đoạn 1995 - 2004: Sở GDĐT quản lý toàn ngành giáo
dục bao gồm: trường MG, TH, THCS và phòng GDĐT. Giai đoạn 2004 đến 2012:
GDMN, TH và THCS được Chính phủ phân cấp trách nhiệm QLNN cho UBND cấp
14
huyện. Thực tiễn quá trình phân cấp ở nước ta cho thấy GDMN, TH và THCS cơ bản
phân cấp quản lý cho UBND cấp huyện ngay từ thời gian đầu sau giải phóng Miền Nam
nhất là trong giai đoạn thực hiện nghị quyết Đại hội IV, Đại hội V, tuy có giai đoạn giao
về cho cấp tỉnh quản lý nhưng sau đó tiếp tục phân cấp trở lại cho UBND cấp huyện từ
năm 2004 cho đến nay.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước ở cấp huyện đối với giáo dục mầm non, tiểu
học và trung học cơ sở vùng Đồng bằng sông Cửu long
2.3.1. Thực trạng thực thi Hiến pháp, luật và các chính sách công ở cấp huyện

đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng ĐBSCL
2.3.1.1. Kế hoạch, chương trình học đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung
học cơ sở vùng ĐBSCL.
2.3.1.2. Chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng ĐBSCL.
2.3.1.3. Thực trạng phong trào thi đua trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL.
2.3.1.4. Thực trạng QLNN về công tác CMC và PCGD trên địa bàn cấp huyện.
2.3.1.5. Thực trạng QLNN về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật
trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL.
2.3.1.6. Thực trạng QLNN ở cấp huyện về huy động trẻ trong độ tuổi đến trường và
phòng chống học sinh bỏ học
2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở cấp huyện đối với giáo
dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng Đồng bằng sông Cửu long
2.3.2.1. Thực trạng tổ chức và phương thức hoạt động của UBND cấp huyện về
giáo dục vùng ĐBSCL
- Tổ chức bộ máy của UBND cấp huyện
ĐBSCL có 130 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (đơn vị cấp huyện),
trong đó có, 12 thành phố trực thuộc tỉnh, 5 quận, 7 thị xã và 106 huyện. Toàn vùng có
182 phường, 125 thị trấn và 1.304 xã. 24/130 quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và
76 huyện có số lượng 7 thành viên UBND.
- Phương thức hoạt động của UBND cấp huyện
Hình thức ban hành văn bản: QPPL và cá biệt
Phương pháp: Thuyết phục(chủ yếu) và cưởng chế
2.3.2.2. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của phòng Giáo dục và Đào tạo
- Thực trạng tổ chức bộ máy phòng GDĐT
Qua khảo sát cho thấy, biên chế phòng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý đặt
ra trong khi các huyện vùng ĐBSCL dân số đông, số lượng trên 1000 giáo viên/huyện
15
(năm 2009 toàn vùng 142.420 giáo viên/130 huyện, thị, thành. Đặc biệt là, chưa có biên
chế thanh tra chuyên ngành, điều này gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra và
giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.

- Thực trạng hoạt động làm tham mưu của phòng GDĐT
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phân cấp nổi lên một số vấn đề như về thẩm quyền
quyết định của Phòng GDĐT ngày càng lớn.
2.3.2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động UBND cấp xã về giáo dục vùng ĐBSCL
Trong lĩnh vực QLNN về GDĐT, UBND cấp xã thường sử dụng phương pháp vận
động thuyết phục là chủ yếu.
2.3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trên địa bàn cấp huyện
vùng Đồng bằng sông Cửu long
2.3.3.1. Thực trạng quản lý nhà nước về số lượng đội ngũ cán bộ,công chức, giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên
Số lượng CBCC cấp huyện được UBND cấp tỉnh phân bổ ổn định hằng năm từ 114
đến 130 biên chế mỗi huyện, thị, thành, số lượng CBCC và những người hoạt động
không chuyên trách cấp xã theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Số lượng công chức nhất
là phòng GDĐT còn nhiều bất cập. Thiếu GV MN, không đồng bộ về cơ cấu GVTH,
THCS.
2.3.3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về chuẩn nghề nghiệp đội ngũ cán bộ,công
chức, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên
Thực trạng công chức cấp huyện ở ĐBSCL được đào tào, đào tạo lại đã cơ bản đáp
ứng nhu cầu trước mắt nhiệm vụ hiện nay, công chức cấp xã nhìn chung có chuyển biến
nhiều mặt nhưng còn nhiều bất cập.
Giáo viên MN ở ĐBSCL có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 85%.
Chuẩn đội ngũ GV, CBQLGD, NV cấp TH, THCS đến nay có sự chuyển biến mạnh
mẽ về nhiều mặt.
2.3.3.3. Thực trạng QLNN về công tác rà soát, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố
trí đội ngũ cán bộ, công chức, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên
UBND cấp huyện phối hợp với sở GDĐT tiến hành rà soát sắp xếp, quy hoạch
ĐTBD GV, CBQLGD, NV GDMN, TH, THCS trong toàn huyện và phòng GDĐT. Tuy
nhiên, công tác ĐTBD, bố trí đội ngũ CBCC, GV, CBQLGD, NV viên vẫn còn nhiều
hạn chế, bất cập.
2.3.4. Thực trạng quản lý nhà nước về tài chính công đối với giáo dục trên địa

bàn cấp huyện vùng Đồng bằng sông Cửu long
16
2.3.4.1. Thực trạng quản lý nhà nước chế độ, chính sách tiền lương cho đội ngũ
cán bộ, công chức, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên
Mức lương tối thiểu CBCC, VC từ tháng 01/2003 đến tháng 05/2012 tăng 8 lần từ
210.000 đồng lên 1.050.000 đồng (tăng 400 %). So với mục tiêu của đề án giai đoạn
2008 - 2012 (990.000đ/tháng) đã vượt qua, nhưng vẫn còn thấp chỉ đạt 37,5% nhu cầu
tối thiểu (nếu cả 25% phụ cấp công vụ thì mới đạt 46,9% nhu cầu tối thiểu).
2.3.4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh phí hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
cho đội ngũ cán bộ, công chức, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên
Tỷ trọng chi ngân sách lĩnh vực GDĐT vùng ĐBSCL từ 17,17% năm 2005 lên trên
18% năm 2010 và chưa đạt đến 20% so với tổng chi ngân sách cấp tỉnh, thành phố của
cả nước.
2.3.4.3. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
trang thiết bị
Tính đến 9/11/2012, toàn vùng còn 5465 phòng học tạm mượn, trong đó MN 3157
phòng, TH 1491 phòng, THCS 666 phòng, THPT 88, GDTX 63. Ngoài ra còn nhiều
phong xuống cấp nặng.
2.3.4.4. Thực trạng xã hội hoá sự nghiệp giáo dục
Qua nhiều năm thực hiện Quyết định số 20/2005/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT, tính
đến 31/5/2012 ĐBSCL có 132 trường ngoài công lập (1.817 lớp), HS ngoài công lập
MN chiếm 9,22%, TH chiếm 0,18%, THCS chiếm 0,09 %.
2.3.5. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo về giáo dục trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL
Kết quả thanh tra chống bỏ học chưa được các cấp các ngành xử lý theo quy định
của pháp luật mà chủ yếu dùng giải pháp vận động, thuyết phục là chính; cấp phòng
chưa có thanh tra chuyên ngành.
Nhận thức của các gia đình có con 5 tuổi và cộng đồng nói chung còn thấp.Có một
thực tế là, cấp học càng cao thì tỷ lệ học sinh bỏ học cũng tăng lên tương ứng. So với
các khu vực khác, tỷ lệ bỏ học của học sinh phổ thông ĐBSCL chiếm tỷ lệ cao nhất.

2.4. Đánh giá thực trạng QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL
2.4.1. Khái quát về phương pháp khảo sát thực trạng quản lý nhà nước ở
cấp huyện đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng ĐBSCL
Đối tượng khảo sát chúng tôi đã tiến hành gửi 560 phiếu hỏi ý kiến chuyên gia (130
phiếu dành cho đối tượng lãnh đạo UBND cấp huyện, 130 phiếu cho đối tượng là cán
bộ lãnh đạo quản lý các phòng GDĐT, 300 phiếu dành cho đối tượng là giáo viên (MN,
TH, THCS) các huyện, thị, thành vùng ĐBSCL).
2.4.2. Kết quả khảo sát.
17
2.4.2.1. Kết quả khảo sát vai trò chính quyền cấp huyện quản lý nhà nước đối với
giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở
Kết quả khảo sát, phát ra 260 phiếu hỏi (trong đó có 130 PCT/UBND cấp huyện và
130 lãnh đạo phòng GDĐT các tỉnh, thành ĐBSCL) thu lại 225 phiếu hỏi với kết quả từ
86,26% xác định cấp huyện có tầm quan trọng và là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu, cấp
chủ chốt trực tiếp và cũng là cấp cuối cùng, có vai trò rất quan trọng và độc lập trong
QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện trên 5 thành tố: thể chế, tổ chức bộ máy, nhân sự,
tài chính công và thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo. Cấp huyện thực sự là
pháo đài trong lĩnh vực QLNN về GDĐT, vẫn hoàn toàn phù hợp với quan điểm Đại hội
IV, Đại hội V và thực trạng vùng ĐBSCL hiện nay.
2.4.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng thực thi các chính sách công QLNN ở cấp
huyện đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng ĐBSCL
Kết quả khảo sát 560 đối tượng cán bộ lãnh đạo UBND huyện, phòng GDĐT, cán
bộ quản lý các trường MN, TH, THCS và GV về thực trạng mức độ đáp ứng các chính
sách công nhu cầu xã hội, đã có 512 đối tượng trả lời với kết quả. Nhóm thể chế chính
sách đáp ứng 48,65%, tổ chức bộ máy 56,83%, nguồn nhân lực 71,11%, tài chính công
11,66% và thanh tra kiểm tra 81,05%. Có thể nói nhóm chính sách về tài chính công
chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay
2.4.3. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước ở cấp huyện đối với
giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng Đồng bằng sông Cửu long
2.4.3.1. Mặt mạnh.

Nhiều chủ trương, chính sách của Chính phủ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong
lĩnh vực GDĐT ĐBSCL. Sự phân cấp mạnh và toàn diện hơn chính quyền cấp huyện,
với vai trò là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu, cấp chủ chốt trong QLNN về GD trên địa
bàn, cấp huyện triển khai và tổ chức thực thi hiến pháp, luật và các chính sách công đảm
bảo chất lượng GDMN, TH, THCS từng bước được cải thiện đáng kể.
2.4.3.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
(1) Công tác tuyên truyền còn hạn chế; (2) Một số địa phương còn xem nhẹ vai trò
của chính quyền cấp huyện trong QLNN về GD, (3) Một số chính sách công chưa phù
hợp với vùng đặc thù ĐBSCL; (4) Tổ chức bộ máy QLNN về GD trên địa bàn cấp
huyện bộc lộ những khiếm khuyết; (5) Chất lượng GDMN, TH, THCS tuy có cải thiện
nhưng vẫn thấp nhất cả nước; (6) Huy động ra lớp các cấp học, bậc học thấp và bỏ học
vẫn còn cao nhất cả nước; (7) số lượng giáo viên vừa thiếu vừa thừa; (8) Đội ngũ
CBCC, GV, CBQLGD, NV cấp huyện, cấp xã ĐBSCL vẫn còn bất cập về trình độ,
năng lực; (9) Chính sách tiền lương chưa đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao
động; (10) Mạng lưới trường lớp học ĐBSCL rơi vào tình trạng xuống cấp, còn tồn tại
18
phòng học tạm, học nhờ, một số nơi thiếu phòng học nên nhiều trường không có phòng
thiết bị, phòng bộ môn, trường lớp vẫn còn phân tán, quy hoạch không hợp lý.
2.4.3.3. Những cơ hội đối với GDĐT vùng ĐBSCL.
2.4.3.4. Những thách thức đối với GDĐT vùng ĐBSCL.
Kết luận chương 2
Từ thực trạng QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL, để góp phần nâng
cao chất lượng GD, bên cạnh việc kiến nghị đổi mới các thể chế, chính sách có liên
quan theo hướng ngày càng đáp ứng yêu cầu xã hội, chính chính quyền cấp huyện vùng
ĐBSCL cần phải tiếp tục hoàn thiện, là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu, cấp chủ chốt trong
QLNN về GD trên địa bàn.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Ở CẤP HUYỆN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON, TIỂU HỌC VÀ TRUNG
HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Những định hướng để đề xuất giải pháp
3.1.1. Quan điểm của Đảng ta về đổi mới giáo dục
(1) Phát triển GD phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. (2) Xây dựng nền GD có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện
đại, xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng. (3) Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD theo hướng chuẩn hóa, HĐH, xã hội hóa,
dân chủ hóa, hội nhập quốc tế. (4) Hội nhập quốc tế sâu, rộng về GD trên cơ sở bảo tồn
và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.3.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL đến năm 2020
ĐBSCL đến năm 2020 nhằm đạt mục tiêu tổng quát: Xây dựng, phát triển ĐBSCL
trở thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa và thủy sản của cả nước với
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; phát triển mạnh kinh tế biển và phát triển các
lĩnh vực văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; là địa bàn, cầu nối để chủ
động hội nhập, giao thương, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực; bảo đảm vững
chắc an ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục vùng ĐBSCL đến năm 2020
Phát triển GDĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL. Mục tiêu phát triển GDĐT và
dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2015 nhằm tạo bước đột phá để nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã
19
hội nhanh, bền vững của vùng và cả nước, phấn đấu ngành GDĐT và dạy nghề của
vùng đạt các chỉ số phát triển của các ngành học, bậc học trên mức bình quân chung của
cả nước vào năm 2020.
3.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN về giáo dục trên địa bàn cấp huyện vùng Đồng
bằng sông Cửu long đến năm 2020
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện
vùng Đồng bằng sông Cửu long đến năm 2020
(1) Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật; (2) Điều chỉnh kế
hoạch năm học và nhân rộng mô hình “Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cộng đồng”, “Nhóm trẻ

liên gia” đối với vùng thường xuyên bị lũ; (3) Giáo dục đạo đức và sự cần thiết ban
hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh mối quan hệ “nhà trường - gia đình - xã
hội”; (4) Giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội và thi đua dạy tốt học tốt, cần xem xét điều chỉnh một số quy định về trình tự
thủ tục xét thi đua, khen thưởng; (5) Các giải pháp giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật và
sự cần thiết xây dựng cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật cho việc xây dựng,
quản lý và phát triển hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật; (6) Giải pháp tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện chính sách phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập tiểu
học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xoá mù
chữ cho người lớn. (7) Tăng cường huy động trẻ, HS đến trường và phòng chống HS bỏ
học: Tăng cường tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của gia đình trong phòng
chống học sinh bỏ học; Thực hiện tốt vị trí, vai trò nhà trường trong phòng chống học
sinh bỏ học; Phát huy sức mạnh của xã hội một cách đồng bộ.
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về GD trên địa bàn cấp
huyện vùng ĐBSCL đến năm 2020
(1) Tăng cường thành viên UBND đối với các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh vùng ĐBSCL từ 7 lên 9 thành viên nhằm kiện toàn bộ máy cơ quan hành chính cấp
huyện; (2) Kết hợp phương pháp thuyết phục và phương pháp cưởng chế trong QLNN
của UBND cấp huyện, UBND cấp xã ngay trong năm học 2013-2014; (3) Bổ sung chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế phòng GDĐT-đơn vị đặc thù quản lý số
lượng cơ sở GD và viên chức lớn-tương xứng với chức năng được phân cấp trên địa bàn
cấp huyện , cấp pháo đài về giáo dục; (4) Đổi mới hình thức hoạt động của các
CQHCNN, từng bước xây dựng chính phủ điện tử
20
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực QLNN về GD trên
địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL đến năm 2020
(1) Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ CBCC cấp huyện theo hướng tinh gọn, hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu QLNN về GD trong thời kỳ CNH, HĐH; (2) Giải pháp khắc phục
tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu
chuyên môn đến năm 2015; (3) Giải pháp chuẩn hóa đội ngũ GV, CBQLGD, NV; (4)

Giải pháp rà soát, dự báo, quy hoạch, đội ngũ giáo viên, CBQLGD; (5) Giải pháp
ĐTBD, bố trí đội ngũ giáo viên, CBQLGD.
3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường QLNN về tài chính đối với giáo dục trên địa
bàn cấp huyện vùng ĐBSCL đến năm 2020
(1) Cải cách chính sách tiền lương nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao
động; (2) Tiếp tục hoàn thiện các chế độ chính sách góp phần phát triển nguồn nhân lực;
(3) Giải pháp về đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn cấp huyện giai
đoạn 2012-2015 và đến năm 2020; (4) Tăng cường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
về cơ sở vật chất; (5) Giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.
3.2.5. Nhóm giải pháp tăng cường QLNN về công tác thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về giáo dục trên địa bàn cấp huyện vùng
ĐBSCL
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3.3. Khái quát về phương pháp khảo sát tầm quan trọng và tính khả thi
các nhóm giải pháp QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL
3.3.1. Khái quát về phương pháp khảo sát
Để tiến hành đánh giá tầm quan trọng và tính khả thi các nhóm giải pháp
QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL, chúng tôi đã tiến hành gửi 560
phiếu hỏi ý kiến trong đó, 130 phiếu dành cho đối tượng UBND huyện, 130 phiếu cho
đối tượng là CBQL các phòng GDĐT, 300 phiếu dành cho đối tượng là GV (MN, TH,
THCS) các huyện, thị, thành vùng ĐBSCL.
3.3.2. Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi chuyên gia vùng ĐBSCL
Qua khảo sát mức độ quan trọng và tính khả thi của các giải pháp và đề xuất, đã có
512 ý kiến phản hồi của các chuyên gia. Tính khả thi của nhóm giải pháp về thể chế đạt
88,99%, nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy đạt 71,73%, nhóm giải pháp về nguồn nhân
lực đạt 88,32%, nhóm giải pháp về tài chính công đạt 88,66% và nhóm giải pháp về
thanh tra kiểm tra đạt 87,50% số chuyên gia được hỏi đồng tình.
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
21
Phòng GDĐT huyện đã triển khai trong 2 năm học 2011-2012, 2012-2013 tiến hành

ở 19 trường Mầm non, 31 trường TH và 13 trường THCS, 13 UBND các xã, thị trấn,
phòng GDĐT huyện về các nhóm giải pháp thực hiện tại đơn vị. Theo Báo cáo số
85/BC-PGDĐT ngày 10/12/2012 cho rằng bước đầu đã làm chuyển biến nhận thức, đối
với CB, CC, GV, CBQL, các tầng lớp nhân dân về giáo dục, từng bước huy động các
nguồn lực cho GDĐT; đa dạng hoá các loại hình học tập (công lập, tư thục, nhóm trẻ
cộng đồng, giữ trẻ trong mùa lũ) và huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đến lớp; nâng cao
chất lượng nuôi dạy trẻ. Đồng thuận quan điểm này, Sở GDĐT Đồng Tháp có Công văn
số 59/SGDĐT-VP ngày 29/3/2013 cho phép triển khai đại trà trên địa bàn tỉnh trong
thời gian tới.
Kết luận chương 3
Các nhóm giải pháp đã được trưng cầu ý kiến về tầm quan trọng và tính khả thi. Kết
quả khảo sát đã khẳng định các giải pháp đề xuất là quan trọng, cấp thiết, khả thi cao và
phù hợp với đặc điểm của khu vực ĐBSCL hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận
Việc tập trung nghiên cứu lý luận để chúng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: cấp
huyện vẫn là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu, cấp chủ chốt trực tiếp và cũng là cấp cuối
cùng trong QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện với năm thành tố: về thể chế; tổ chức
bộ máy; nguồn nhân lực; QLNN về tài chính và thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng và cấp bách trong tình hình
hiện nay.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn
- Mặt mạnh: nhiều chủ trương, chính sách của Chính phủ đã tạo ra sự chuyển biến
tích cực trong lĩnh vực GDĐT ĐBSCL. Sự phân cấp mạnh và toàn diện hơn chính
quyền cấp huyện, với vai trò là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu, cấp chủ chốt trong QLNN
về GD trên địa bàn, cấp huyện triển khai và tổ chức thực thi Hiến pháp, luật và các
chính sách công đảm bảo chất lượng GDMN, TH, THCS từng bước được cải thiện đáng
kể.
- Mặt hạn chế: Kết quả GDĐT ĐBSCL còn ở mức rất thấp và tụt hậu so với nhiều

vùng, nhất là so với ĐBSH và ĐNB, thậm chí còn thấp hơn so với cả một số vùng miền
núi có điều kiện tự nhiên và kinh tế khó khó khăn hơn nhiều. Những yếu kém thể hiện
trên các thành tố: một số chính sách công: chính sách tiền lương, ngân sách cho GDĐT,
chính sách GDHN cho trẻ khuyết tật, kế hoạch học tập cho học sinh vùng lũ ĐBSCL…
22
chưa đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay; vai trò chính quyền cấp huyện
một số địa phương chưa được phát huy; đội ngũ nguồn nhân lực cho GDĐT vừa thiếu,
vừa thừa; cơ sở vật chất, trang thiết bị, mạng lưới trường lớp thiếu và xuống cấp; công
tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm còn nhiều bất cập; tình trạng học sinh bỏ học
cao nhất cả nước.
1.3. Về kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp
Các nhóm giải pháp là: (1) Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN ở cấp huyện
đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL đến năm 2020, (2) Nhóm giải pháp hoàn
thiện tổ chức bộ máy QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL
đến năm 2020, (3) Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực QLNN ở cấp
huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL đến năm 2020, (4) Nhóm giải pháp
tăng cường QLNN ở cấp huyện về tài chính đối với GDMN, TH và THCS vùng
ĐBSCL đến năm 2020, (5) Nhóm giải pháp tăng cường QLNN về công tác thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về giáo dục và phòng chống học
sinh bỏ học trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL.
Các nhóm giải pháp đã được trưng cầu ý kiến về tầm quan trọng và tính khả thi. Kết
quả khảo sát đã khẳng định các giải pháp đề xuất là quan trọng, cấp thiết, khả thi cao và
phù hợp với đặc điểm của khu vực ĐBSCL hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
các nhiệm vụ của hoạt động GDĐT cùng với sự phát triển chung về tình hình kinh tế - xã hội
của đất nước, có thể có một số thay đổi hoặc điều chỉnh về các chủ trương, qui định của
ngành, nên trong quá trình thực hiện các biện pháp trên sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với
thực tế.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Chính phủ
(1) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh mối quan hệ “nhà trường -

gia đình - xã hội”.
(2) Xây dựng cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật cho việc xây dựng, quản
lý và phát triển hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật.
(3) Chính phủ cần xem xét sửa đổi Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004
của Chính phủ theo hướng tăng số lượng thành viên UBND đối với 76 huyện ĐBSCL
có dân số dưới 150.000 người.
(4) Chính phủ cần xem xét bổ sung chức danh thanh tra chuyên ngành ở phòng
GDĐT.
(5) Chính phủ tiếp tục có chính sách tinh giản biên chế.
23
(6) Chính phủ sớm hoàn thiện chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý ở
các cấp học, vùng miền, dân tộc thiểu số.
(7) Chính phủ cần điều chỉnh mức lương tối thiểu và hoàn thiện chế độ trợ cấp, phụ
cấp để đảm bảo công bằng hợp lý, nhất là chế độ phụ cấp theo nghề.
(8) Chính phủ cần sớm sửa đổi Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 quy
định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị
trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
(9) Chính phủ cần tiếp tục triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp,
học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2012-2015.
(10) Chính phủ cần xem xét mở rộng chính sách đưa trí thức trẻ về vùng sâu, vùng
xa.
2.2. Đối với Bộ GDĐT
(1) Điều chỉnh kế hoạch năm học và nhân rộng mô hình “Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
cộng đồng”, “Nhóm trẻ liên gia” đối với vùng thương xuyên bị lũ, đồng thời đề xuất
Chính phủ cần nghiên cứu ban hành chính sách phát triển “nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cộng
đồng” “nhóm trẻ liên gia” và cơ chế tài chính thống nhất cho các địa phương thực hiện.
(2) Bộ GDĐT cần tăng cường thanh tra chất lượng đào tạo một số cơ sở đào tạo.
(3) Đề nghị Bộ GDĐT đề xuất Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích mở
trường học ngoài công lập nhất là trường MN.
2.3. Đối với UBND và Sở GDĐT cấp tỉnh

(1) Bổ sung chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế phòng GDĐT-đơn vị
đặc thù quản lý số lượng cơ sở GD và viên chức lớn-tương xứng với chức năng được
phân cấp trên địa bàn cấp huyện , cấp “pháo đài” về giáo dục.
(2) Triển khai nhân rộng các mô hình tốt trong phòng chống học sinh bỏ học như
“Tổ dân phòng khuyến học” (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp); mô hình "Ban phòng
chống học sinh bỏ học" ở địa bàn dân tộc Khmer (tỉnh Trà Vinh).
(3) Quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn cấp tỉnh đến năm 2020.
(4) UBND cấp tỉnh điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi chính sách hỗ trợ ĐTBD CBCC,
VC theo hướng đáp ứng tình hình hiện nay.
2.4. Đối với UBND và phòng GDĐT cấp huyện
(1) Ưu tiên đầu tư phát triển nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách, hộ khó khăn về nhà
ở.
(2) Chủ động dành quỹ đất xây dựng, bố trí kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng.
24

×