Tải bản đầy đủ (.doc) (294 trang)

Quản lý nhà nước ở cấp huyện đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng đồng bằng sông cử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 294 trang )

Giáo dục thường

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là mục tiêu chiến lược
phát triển giáo dục và đào tạo (GDĐT) của nước ta. Giáo dục (GD) ở bất cứ cấp nào
cũng đều chủ yếu góp phần đào tạo (ĐT) con người, bồi dưỡng (BD) nhân cách, năng
lực sống và làm việc, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa
hiện nay.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ
sung năm 2001) đã khẳng định: “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” [67, tr8].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định quan điểm: “Phát triển GDĐT cùng với
khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GDĐT là đầu tư phát
triển.”[58, tr77]
Để đẩy mạnh sự nghiệp GDĐT, Nghị quyết Ban chấp hành trung ương Đảng
khóa X đã vạch ra: “Ưu tiên đầu tư phát triển GDĐT ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục phát triển hệ thống trường, lớp, cơ sở vật chất - kỹ
thuật các cấp học, mở thêm các trường nội trú, bán trú và có chính sách bảo đảm đủ
giáo viên cho các vùng này. Phấn đấu đưa các chỉ số về GDĐT ở Đồng bằng sơng
Cửu Long (ĐBSCL) lên ngang bằng trình độ bình quân chung cả nước” [57, tr209].
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục chủ trương: “Quan tâm
hơn tới phát triển GDĐT ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm cơng bằng xã
hội trong GD; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có
cơng, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật,
giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn”[58, tr217].
Phân cấp quản lý nhà nước (QLNN) về GD, Luật Giáo dục năm 1998, đã
được sửa đổi vào các năm 2005 và năm 2009 đều quy định: “Ủy ban nhân dân
(UBND) các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện QLNN về
GD theo phân cấp của Chính phủ” [107, tr94]. Theo Nghị định số 166/2004/NĐ-CP



1


ngày 16/9/2004 của Chính phủ và gần đây, Chính phủ tiếp tục phân cấp mạnh hơn, rõ
hơn các cấp học này theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010: “UBND
cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng QLNN về GD trên địa bàn huyện;
chịu trách nhiệm trước UBND cấp Tỉnh về phát triển giáo dục mầm non (GDMN),
tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn
huyện”[46].
QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS có một ý nghĩa quan trọng,
vì đây là các cấp học nền tảng, đầu tiên nên Nhà nước phải chăm lo trẻ em học đúng
độ tuổi, thực hiện chính sách phổ cập GD, Nhà nước có trách nhiệm và bao cấp hoàn
toàn về cơ sở vật chất và kinh phí ĐT.
Đặc điểm QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL có
những đặc thù riêng so với các vùng khác trong cả nước. Nhìn về lịch sử, đây là vùng
đất mới lập nghiệp cách đây trên ba trăm năm, điều kiện làm ăn sinh sống khá thuận
lợi, do đó, nhu cầu đi học chưa phải là một nhu cầu bức xúc để kiếm sống.
Về khía cạnh địa lý, điều kiện tự nhiên đây là vùng nhiều sông nước, kênh
rạch, dân cư sống rải rác khắp nơi cho nên việc đi lại học hành, nhất là đối với trẻ em
càng khó khăn. Điều này khác hẳn với các vùng thành phố, đô thị lớn hoặc ngay cả
với đồng bằng Bắc Bộ có một truyền thống lâu dài là hiếu học và có nhiều điều kiện
tốt hơn trong học tập.
Đặc điểm QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL có
những đặc thù, nhiều vấn đề đặt ra như: Nội dung QLNN về GD đối với vùng đặc thù
là gì? Bộ máy QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS được tổ chức ra
sao? Chức năng, thẩm quyền của các cơ quan QLNN ở cấp huyện đối với GDMN,
TH và THCS? Hình thức và phương pháp QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và
THCS vùng đặc thù ĐBSCL? Hơn nữa, có rất nhiều vấn đề về lý luận, pháp lý và
thực tiễn của công tác QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện ở nước ta từ trước đến

nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu. Đây chính là một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến chất lượng GD trên địa bàn cấp Huyện vùng ĐBSCL chưa cao và
hiệu quả quản lý đối với đối tượng này chưa được như mong muốn. Vì vậy, việc

2


nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về vấn đề này là rất cấp thiết ở nước ta hiện
nay. Đó cũng chính là lý do để tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước ở cấp huyện
đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng Đồng bằng sông
Cửu long” làm đề tài luận án tiến sĩ chun ngành quản lý hành chính cơng.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng những luận cứ khoa học về mặt lý luận và thực tiễn một cách cơ
bản, hệ thống nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện QLNN ở cấp huyện đối với
GDMN, GDTH và GD THCS nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản QLNN ở cấp huyện đối với
GDMN, TH và THCS: Đặc điểm, nội dung, hình thức, phương pháp QLNN; tổ chức
bộ máy; đội ngũ CBCC, viên chức; tài chính cơng để làm rõ lý luận QLNN về GD;
nghiên cứu đặc trưng quản lý giáo dục quốc dân và những vấn đề lý luận về QLGD.
- Điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN ở cấp huyện đối với
GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN ở cấp huyện đối với
GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hệ thống lý luận QLNN và các giải pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu lực QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng
ĐBSCL.
- Khách thể nghiên cứu là các hoạt động QLNN ở cấp huyện đối với GDMN,
TH và THCS vùng ĐBSCL.

5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu tập trung vào các chính sách cơng (cấp trung ương và
địa phương) về GDMN, TH và THCS trên địa bàn cấp huyện.
- Địa bàn khảo sát là các tỉnh vùng ĐBSCL.

3


- Số liệu khảo sát từ năm 2004 (thời điểm mà Chính phủ phân cấp QLNN về
GDMN, TH và THCS cho cấp huyện theo Nghị định số 166/NĐ-CP ngày 16/9/2004)
đến năm 2012.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Để QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS có hiệu quả, cần phải
hồn thiện hệ thống chính sách theo hướng phân cấp mạnh cho QLNN cấp huyện về
thể chế, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, tài chính cơng và cơng tác thanh tra, kiểm
tra, các chính sách này phải phù hợp với đặc điểm địa - kinh tế, xã hội, văn hoá, GD
của vùng ĐBSCL. Cụ thể là:
- Về quy hoạch nguồn lực GV cho GDMN, TH, THCS: Cấp huyện chủ động
kết hợp với nhà trường phân tích nhu cầu giáo viên cho từng bậc học, đặt hàng cơ sở
ĐT về chuyên môn theo yêu cầu, phối hợp với cơ quan dân số y tế làm quy hoạch
trường, lớp…
- Về triển khai kế hoạch năm học (Kế hoạch GD): cần phân cấp cho địa
phương trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch năm học phù hợp với đặc thù
vùng ĐBSCL (sơng ngịi chằng chịt, lũ thường xun); xây dựng một số mơ hình
GDMN phù hợp với vùng sơng nước ĐBSCL (mơ hình “Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
cộng đồng”, “Giữ trẻ liên gia”).
- Chế độ giáo viên: Lương và các chế độ phụ cấp cho GV phải đáp ứng nhu
cầu cuộc sống tối thiểu người lao động vùng đặc thù nhằm tạo điều kiện GV tập
trung cho giảng dạy chuyên môn.
- Đầu tư cho GD phải tính đến vùng đặc thù: Nền đất yếu, suất đầu tư lớn, do

nhiều sông rạch nên cự ly, quy mơ cơng trình và dân cư để mở các điểm Trường cần
có tiêu chí đặc thù theo vùng.
- Tăng cường bộ máy QLNN cấp huyện về GD: Số lượng các Phó Chủ tịch
UBND cấp huyện phân bổ theo chức trách nhiệm vụ được phân cấp mà khơng bổ
theo dân số và diện tích như hiện nay, biên chế Phòng GDĐT cần tương xứng với
nhiệm vụ quản lý, khơng cào bằng với các phịng chun mơn khác.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4


- Phương pháp luận
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Vận dụng quan
điểm biện chứng, lịch sử và tiếp cận hệ thống để nghiên cứu, phân tích yêu
cầu đổi mới hệ thống cơ quan QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS mà
trực tiếp là các cơ quan QLNN ở cấp huyện vùng ĐBSCL hiện nay và những giải
pháp nhằm hoàn thiện QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng
ĐBSCL trong thời gian tới.
- Các phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thông qua các phương pháp như phân tích, tổng hợp, hệ thống hố và
khái qt hố để khái quát các tri thức đã có trong các tài liệu về quan điểm
QLNN về GD nói chung, QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS nói
riêng của Đảng, Nhà nước. Nghiên cứu các cơng trình khoa học QLNN về GD
trên địa bàn cấp huyện trong nước và ngoài nước ở những điều kiện lịch sử cụ
thể để đưa ra các luận cứ lý luận của vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thiết kế các phiếu điều tra để thu thập thông tin thực trạng hoạt động của
hệ thống các cơ quan QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS các địa
phương đồng thời tìm hiểu nhu cầu, định hướng đổi mới tổ chức và hoạt động

của các cơ quan này ở các tỉnh triển khai nghiên cứu đề tài luận án.
+ Phương pháp phỏng vấn
Thực hiện phỏng vấn với cán bộ các cơ quan QLNN về GD trên địa bàn cấp
huyện và các sở GDĐT để tìm hiểu nhận thức và ý kiến của họ đối với những giải
pháp QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL. Phương pháp này cũng
được sử dụng để đánh giá về tính khả thi của các giải pháp được đề xuất.
+ Phương pháp quan sát
Quan sát bằng nhiều hình thức, trên cơ sở các sinh hoạt cộng đồng của
CBCC, viên chức, học sinh và gia đình cũng như trong hội nghị, giờ chơi, giờ học, đi

5


lại… nhằm đánh giá tính thích ứng của các chính sách công trong QLNN về GD trên
địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL.
+ Phương pháp thực nghiệm mơ hình xã hội
Tổ chức thực hiện thí điểm một số chính sách QLNN về GD trên địa bàn cấp
huyện ở một số địa phương trong vùng ĐBSCL để rút ra mơ hình hiệu quả nhất rồi
nhân rộng cho công tác chỉ đạo điều hành UBND cấp huyện trong QLNN về GD ở
vùng ĐBSCL.
+ Các phương pháp dự báo
Phân tích xu hướng: Mơi trường kinh tế vĩ mô tác động đến phát triển kinh tế xã hội và mơi trường GD địa phương.
Phân tích các chỉ số tương quan: Dân số với tỷ lệ GV, HS số trường, lớp học
để dự báo nhu cầu phát triển GD trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL.
+ Các phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng một số thuật tốn xác suất thống kê để xử lý thơng tin định lượng
như: mô tả con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị…và xử lý định tính, thơng qua
việc sử dụng các phương pháp phân tích số liệu, kết quả điều tra bằng sử dụng các
phần mềm xử lý (SPSS) nhằm xác định các kết quả nghiên cứu chính sách QLNN ở
cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL.

8. Những đóng góp mới của luận án
Cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống lý luận, pháp lý và
thực tiễn QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL.
- Về mặt lý luận: Góp phần khẳng định vị trí, vai trò, nội dung QLNN ở cấp
huyện đối với GDMN, TH và THCS như là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu cũng là cấp
kết thúc toàn diện trên cả năm thành tố: Thể chế, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, tài
chính cơng và cơng tác thanh tra, kiểm tra.
- Về mặt thực tiễn: Góp phần làm thay đổi thực tiễn trong QLNN ở cấp huyện
đối với GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL trên cả năm thành tố, năm nội dung: thể
chế, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, tài chính cơng và cơng tác thanh tra, kiểm tra.
9. Kết cấu luận án

6


Ngồi các phần mở đầu, tổng quan về tình hình nghiên cứu, kết luận và phụ lục
nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS.
Chương 2: Thực trạng QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng
ĐBSCL.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN ở cấp huyện đối với
GDMN, TH và THCS vùng ĐBSCL đến năm 2020.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

7


1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
- Một số cơng trình nghiên cứu về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo

Tác phẩm “Luận ngữ” [35], khi đề cao vai trò của GD, Khổng Tử cũng đã bộc
lộ rõ mục đích GD là ĐT ra lớp người quân tử có đủ phẩm chất và năng lực để nhận
chức của triều đình, trung thành phục vụ chế độ và làm lực lượng nòng cốt để ổn
định và cải biến xã hội, hướng tới xây dựng xã hội lý tưởng.
Tác phẩm “Cú sốc tương lai” của Alvin Toffler [1] và “Nền GD cho thế kỷ
thứ XXI; những triển vọng Châu Á - Thái Bình Dương” của R.RoySingh [111] đã
phác họa ra viễn cảnh của nền GD và xã hội trong tương lai là tập trung vào các vấn
đề về hệ thống nhà trường, xu hướng phát triển GD, phương pháp GD và mơ hình
nhân cách, trong đó nhấn mạnh con người là trung tâm của GD.
Với quan điểm coi học tập là quá trình liên tục kéo dài suốt cả cuộc đời, tổ chức
quốc tế UNESCO khuyến cáo phải nhìn nhận lại cả nội dung và cách tổ chức GD các
cấp học [165],[168],[169].
Allan Walker trong cơng trình khoa học “Một số vấn đề về quản lý GD ở
Australia” [2] đã chỉ ra: “Nhà trường hiện nay không chỉ là nơi dạy lý thuyết, mà phải
cung cấp cho học sinh một khả năng chuyển đổi thật nhanh và có sự bình đẳng trong
tất cả học sinh, làm cho học sinh vừa có kỹ năng lao động, vừa có tri thức”
Với tư tưởng ‘‘Tinh thần Nhật Bản - Công nghệ phương Tây”, tiếp thu các giá
trị văn minh của nhân loại, đất nước Nhật Bản đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trên
mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực GD, với chính sách “Khơng để một trẻ em nào trong gia
đình và khơng để một gia đình nào trong cộng đồng không được GD” [92]. GD
hướng đến sự bảo đảm phát triển hài hòa của trẻ em về mọi mặt từ trái tim, trí tuệ,
tình cảm, tinh thần, thái độ, hệ thống giá trị, nhân văn.v.v…và trở thành triết lý GD
cơ bản (kokoro) của nước Nhật.
Các nhà khoa học Nga đã đi sâu nghiên cứu ý tưởng “học tập kết hợp với lao
động sản xuất” để hình thành nhân cách tồn diện cho học sinh, những ý tưởng đó có
giá trị lớn cả mặt chính trị lẫn kinh tế - xã hội. N.K.Krupxkaia trong cuốn sách “Hồn
thiện q trình dạy học” đã chỉ ra rằng: “Giáo viên dạy lao động cần trang bị cho học

8



sinh những kiến thức kỹ năng, kỷ thuật tổng hợp đại cương cần thiết cho người lao
động các nghề khác nhau để lao động sản xuất” [93, tr123]. Chính vì vậy, qua các lần
cải cách GD (1956-1966 và 1984-1986), GD Xô Viết luôn chú trọng tăng cường GD
lao động cho học sinh phổ thông trên cơ sở gắn với lao động sản xuất.
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam [80], Hội thảo khoa học Xã
hội hoá GDĐT, nhấn mạnh GD có vai trị quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Tại hội
nghị quốc tế mang tên “Những đe doạ và hứa hẹn ở ngưỡng cửa thế kỷ 21” của 74
người đạt giải Nơ-ben, đã có 16 kết luận thơng qua. Trong đó kết luận thứ 7 là: “GD
phải thành ưu tiên tuyệt đối trong mọi ngân sách và phải giúp vào việc đề cao mọi
khía cạnh sáng tạo của con người”. Rõ ràng GD có tầm quan trong đặc biệt ưu tiên
đối với các nhà khoa học trên thế giới.
- Một số cơng trình nghiên cứu về phân cấp QLGD, phân cấp QLNN về GD
Tác phẩm “Phân cấp QLHC- chiến lược cho các nước đang phát triển”, của
Denis.A.Rondnelli và John.R.Nelli [112]; Mục tiêu phân cấp trong hệ thống giá trị
hành chính cơ bản trong quản lý công mới, theo Christopher Hood: “Đảm bảo sự gọn
nhẹ và có mục đích; đảm bảo sự trung thực và cơng bằng; đảm bảo sức mạnh và khả
năng chống đỡ” [65, tr 69].
Một số quốc gia châu Á, tiến hành phân cấp mạnh QLNN về GD như: Nhật
Bản cho Chính quyền và các cơ quan quản lý GD địa phương (Prefectural Board of
Education), các cơ sở GD có trách nhiệm và quyền hạn rất lớn trong quá trình quản lý
và thực thi các hoạt động GD trong phạm vi quản lý, Trung Quốc phân cấp chính
quyền cấp huyện có vai trị quản lý các trường THCS, TH và mẫu giáo.
GD được nhiều quốc gia quan tâm và xem đó là động lực quan trọng hàng đầu
đối với việc ĐT nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chính vì thế mà
nhiều tác giả ngồi nước tập trung nghiên cứu về GD.
2. Các nghiên cứu trong nước
- Tư tưởng, quan điểm, cơ sở pháp lý để thực hiện nghiên cứu đề tài luận
án.


9


Tư tưởng Hồ Chí Minh [85],[86],[87],[88],[89],[90] về GD là nền tảng tư
tưởng GD Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn đề cao GD và đặc biệt quan tâm
ĐT, BD thế hệ trẻ, BD thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất
cần thiết. Mục đích của nền GD cách mạng phải nhằm ĐT cán bộ cho cách mạng,
GD toàn diện nhưng phải phù hợp ở mỗi đối tượng, thiết thực, thích hợp với nhu cầu
và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực
tế.
Trong QLNN về GD phải đảm bảo phương châm: Học đi đôi với hành, GD
phải gắn liền với xã hội. Phối hợp Nhà trường gia đình và xã hội. Thực hiện dân chủ
bình đẳng trong GD. Trong tập sách Hồ Chí Minh bàn về công tác GD do Nhà xuất
bản Sự thật Hà Nội ấn hành năm 1972 đã tập hợp nhiều bài viết của Người bàn về
công tác GD. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tập sách này là tư tưởng của Hồ Chí Minh đối
với mục tiêu, nội dung, phương pháp GD. Đây chính là cẩm nang, là cơ sở khoa học
để Đảng ta vận dụng, lãnh đạo sự nghiệp GD nước ta trong suốt thời gian qua. Phải
chăm lo, dạy dỗ, ĐT các em thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán
bộ tốt, người chiến sĩ tốt, trung với nước, hiếu với dân, có lịng u nước nồng nàn,
có đạo đức trong sáng, cần - kiệm - liêm - chính - chí cơng - vơ tư, có tri thức và sức
khỏe để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Về nội
dung GD, Người chỉ rõ: Phải chú trọng GD đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ
nghĩa, kỹ thuật, lao động sản xuất. Người nhấn mạnh: "Tăng cường hơn nữa việc GD
lao động trong nhà trường là một khâu chủ yếu trong toàn bộ sự nghiệp GD xã hội
chủ nghĩa, nhằm trang bị cho thế hệ trẻ có những kiến thức khoa học, lại có những
kiến thức cơ bản về sản xuất cơng nghiệp - nơng nghiệp, những thói quen lao động,
sẵn sàng bước vào xây dựng xã hội chủ nghĩa"[85, tr 219]. Theo Người, nội dung GD
phải chứa đựng tính dân tộc, tính khoa học và tính nhân dân; phải làm cho người học
hiểu được những truyền thống quý báu của dân tộc như tinh thần yêu nước nồng nàn,
đoàn kết, tương thân tương ái, anh hùng trong chống giặc ngoại xâm, cần cù trong lao

động sản xuất. Chú trọng BD phương pháp tự phát huy nội lực, tư duy biện chứng
Mác - Lênin, óc tư duy lý luận, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế, óc phê phán và sáng

10


tạo cho người học. Phương pháp GD phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu GD;
GD là một khoa học; phải biết kết hợp học tập với việc chơi, dạy từ dễ đến khó; GD
thế hệ trẻ phải thực hiện phương pháp nêu gương; phải gắn liền với thi đua. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI [56],[57], [58], quan
điểm chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam - căn cứ khoa học cơ bản trong quản
lý nhà nước về giáo dục, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng, mục tiêu chiến
lược phát triển GDĐT ở nước ta gồm các nội dung: GD và ĐT là quốc sách hàng
đầu; GD nhằm nâng cao dân trí, ĐT nhân lực, BD nhân tài; GD phải vừa gắn chặt với
yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại; Xã hội hố,
đa dạng hóa các hình thức GDĐT. Quan điểm trên là định hướng tồn diện trong q
trình nghiên cứu, là kim chỉ nam trong việc đề xuất các giải pháp.
Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) [67], luật GD (1998) [102], luật GD
(2005) [107], luật GD (sửa đổi năm 2009) [108] và các văn bản dưới luật là hành lang
pháp lý quan trọng liên quan đến đề tài.
- Các nghiên cứu lý luận giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục.
Trong nước, có nhiều nhà khoa học đề cập trong các tác phẩm kinh điển,
giáo trình, các đề tài khoa học, các cuộc hội thảo, các bài viết trên Tạp chí khoa
học...Các nhà khoa học giáo dục đã nghiên cứu lý luận cơ bản về quan điểm, định
hướng, khái niệm, các cách tiếp cận, đặc điểm, nội dung, hệ thống GD quốc dân
trong QLNN về GD ở nước ta hiện nay và trong tương lai:
Phạm Minh Hạc [61],[62] [63],[64], đề cập những thời cơ và thách thức và
một số quan điểm về phát triển GD Việt Nam trong thế kỷ 21, những định hướng
phát triển văn hoá và nguồn nhân lực thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Nguyễn Cảnh Toàn [142], tham luận phát biểu tại hội thảo khoa học GD Việt
Nam “Hiện tượng, thách thức và giải pháp phát triển GD Việt Nam”, tại Đại học Quốc
gia Hà Nội, ngày 23/9/1999, đề cập tầm quan trọng, thách thức và các giải pháp phát
triển GD Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu nền GD nước ta trong giai đoạn hiện
nay là đưa hiệu suất của việc nâng cao dân trí, ĐT nhân lực, BD nhân tài lên đến đỉnh

11


cao nhất bằng cách kết hợp một cách khoa học nhất sức mạnh của “hiện đại” và sức
mạnh của truyền thống dân tộc, vận dụng một cách tinh vi của chủ nghĩa Mác - Lê nin
và tư tuởng Hồ Chí Minh, kết hợp khéo léo thô sơ và hiện đại, khơi dậy đến mức cao
nhất của nội lực tiềm tàng.
Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng [6], đề cập và luận bàn định hướng GD
Việt Nam trong tương lai, cần tập trung đổi mới GD đáp ứng tiến trình hội nhập quốc
tế.
Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc [32],[33] và Bùi Minh Hiền [68],
Phan Văn Kha [77], đề cập những kiến thức cơ bản về lý luận quản lý GD dùng cho
giảng dạy tại đại học quốc gia Hà Nội và tài liệu nghiên cứu lý luận GD.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), “Quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” [82], trình bày lý luận cơ bản: khái niệm, các cách tiếp cận, đặc điểm, nội
dung, hệ thống GD quốc dân trong QLNN về GD ở nước ta và đây chính là những
nội dung quan trọng mà luận án kế thừa về mặt lý luận. Tuỳ theo nội dung nghiên
cứu mà khoa học quản lý GD có nhiều cách tiếp cận khác nhau, theo tác giả Nguyễn
Thị Mỹ Lộc có bốn cách tiếp cận: Cách tiếp cận chức năng, cách tiếp cận khách
thể/đối tượng QLGD, cách tiếp cận hành vi/quan hệ con người trong quản lý GD và
cách tiếp cận quan hệ nhà nước trong QLGD. Trong đó cách tiếp cận quan hệ nhà
nước trong quản lý GD được đặc biệt lưu ý trong khi nghiên cứu lý luận QLNN về
GD. Từ cách tiếp cận quan hệ nhà nước trong QLGD, đặc điểm QLNN về GD bao
gồm: Đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chun mơn trong các hoạt

động quản lý GD (đặc điểm Hành chính - GD); đặc điểm về tính quyền lực nhà nước
trong hoạt động quản lý; đặc điểm kết hợp nhà nước - xã hội trong quá trình triển
khai quản lý nhà nước về giáo dục. Từ phân tích đặc điểm trên có thể có khái niệm;
“QLNN về GD là việc thực hiện chức năng - nhiệm vụ - thẩm quyền do nhà nước qui
định, phân cấp trong các hoạt động QLGD ở một cơ sở GD, QLNN về GD thực chất
là quản lý các hoạt động hành chính - GD, vì vậy nó có hai mặt quản lý thâm nhập
vào nhau, đó là QL hành chính sự nghiệp GD và QL chun mơn trong các hoạt động
GD”, đây là khái niệm được kế thừa trong nghiên cứu lý luận.

12


Bài viết Đinh Thị Minh Tuyết, Học Viện Hành Chính, với tiêu đề: “Về đổi
mới quản lý GDĐT ở nước ta” [140]; Bài viết của Đinh Thị Minh Tuyết - Đặng Quốc
Bảo, với tiêu đề: “Quán triệt quan điểm “kinh tế - Giáo dục” của Chủ tịchHồ Chí
Minh vào sự nghiệp đổi mới hiện nay”. Bài viết đề cập tầm quan trọng, thách thức và
các giải pháp phát triển GD Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, được nghiên cứu vận
dụng trong quá trình xây dựng hệ thống lý luận và phân tích thực tiễn .
Nguyễn Thu Linh (chủ biên) và Bùi Văn Nhơn [79], “Giáo trình QLNN về
văn hóa - giáo dục - y tế”, các tác giả đưa ra nhiều khái niệm về GD, QLNN về GD
có liên quan đến đề tài luân án, coi GD đó là quá trình trang bị và nâng cao kiến
thức, hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt
động nghề nghiệp cũng như hình thành nhân cách của con người. GD diễn ra thường
xuyên, liên tục ở nhiều môi trường hoạt động của con người (trong gia đình, nơi làm
việc, trong nhà trường, trong quan hệ xã hội), trong đó mơi trường ở nhà trường có
vai trị quyết định và phân tích nội dung QLNN về GD thành sáu nội dung cơ bản:
Một là, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật để quản lý và điều tiết
thống nhất toàn bộ hoạt động GDĐT trên phạm vi cả nước bao gồm GDMN, GD phổ
thông, GD chuyên nghiệp, GD đại học, GD thường xuyên, tạo ra hành lang pháp lý
cho hoạt động GD, ĐT của các cơ sở GDĐT, ấn phẩm phục vụ cho GDĐT; Hai là,

Xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển sự nghiệp GDĐT hướng vào mục tiêu và
nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp GDĐT đồng thời hoạch định các chính sách và cơ chế
quản lý nhằm hướng vào các chương trình, kế hoạch đó; Ba là, Đầu tư cho sự nghiệp
GDĐT; Bốn là, Phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực GD; Năm là, Quản
lý các cơ sở GD thuộc tất cả các thành phần; Sáu là, Kiểm tra, kiểm soát của Nhà
nước đối với hoạt động GDĐT, đặc biệt là hoạt động của thanh tra GD. Đây là những
đóng góp quan trọng cho cơ sở lý luận về nội dung QLNN về GDĐT ở nước ta. Tuy
nhiên, các tác giả đưa ra khái niệm về GD và phân tích nội dung QLNN về GDĐT
như trên là chưa phù hợp trong QLNN về GD ở cấp huyện hiện nay.
- Các nghiên cứu lý luận khoa học hành chính liên quan đề tài luận án.
Nguyễn Cửu Việt [161], Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Giáo trình

13


LHC và TPHCVN của Học viện Hành chính [76], tác giả trình bày các khái niệm:
Quản lý, QLNN, nội dung, phương pháp, hình thức QLNN, tổ chức bộ máy của cơ
quan HCNN ở nước ta. Khái niệm QLNN tác giả cho rằng đây là đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội, vì vậy mỗi ngành khoa học định
nghĩa về quản lý dưới giác độ riêng của mình. Theo Nguyễn Cửu Việt “QLNN ở đây
khơng phải là quản lý cái tổ chức chính trị gọi là Nhà nước mà là sự quản lý có tính
chất Nhà nước, do Nhà nước thực hiện thông qua bộ máy Nhà nước, trên cơ sở quyền
lực Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước”[161]. Theo
nghĩa hẹp thì “QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà
nước (hoặc các tổ chức xã hội nếu được Nhà nước ủy quyền) được tiến hành trên cơ
sở và để thi hành luật nhằm thực hiện trong cuộc sống hàng ngày các chức năng của
Nhà nước trên mọi lĩnh vực hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội” [161].
Đây là những nội dung rất quan trọng và là cơ sở lý luận được kế thừa trong quá trình
nghiên cứu.
Phân cấp hành chính là một trong nội dung cốt lõi của đề tài. Khái niệm phân

cấp được sử dụng ở nhiều tài liệu trong nước và ngoài nước. Phân cấp mang một nội
hàm phức tạp với 4 nội dung chủ yếu: Phân cấp về chính trị; phân cấp về khơng gian;
phân cấp về hành chính; phân cấp về thị trường. Phân cấp hành chính là một phạm trù
được quan niệm là đặc trưng để xác định thẩm quyền hành chính giữa cấp trung ương
và cấp chính quyền địa phương. Phân cấp hành chính được nhiều nhà khoa học đưa
ra các khái niệm khác nhau: Lê Chi Mai [83], cho rằng “Phân cấp trong lĩnh vực hành
chính là sự chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm từ cấp chính quyền cao hơn tới cấp
chính quyền thấp hơn trong bộ máy hành chính nhà nước”. Tuy nhiên, tác giả tập
trung bàn về phân cấp về ngân sách các cấp là chủ yếu mà chưa đề cập sâu về phân
cấp ngân sách cho GD trên địa bàn cấp huyện. Lê Minh Thông [125], quan niệm rằng
“Phân cấp hành chính giữa trung ương và địa phương là sự xác định bằng pháp luật
giữa các cơ quan hành chính trung ương và các cơ quan quản lý hành chính hoạt
động ở địa phương quyền hạn đồng thời là trách nhiệm trong việc thực hiện các
nhiệm vụ quản lý hành chính nhất định và cùng với quyền và trách nhiệm đó là quyền

14


hạn, trách nhiệm về quản lý sử dụng nguồn ngân sách - tài chính, về tổ chức bộ máy
và nhân sự”. Khái niệm phân cấp hành chính giữa trung ương và địa phương trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa rõ ràng hơn cả về lý luận và thực tiễn, tuy vậy
tác giả chưa đề cập phân cấp QLNN về GDĐT ở nước ta hiện nay. Võ Kim Sơn
[113] cho rằng “Phân cấp QLNN là phân định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm
của mỗi cấp chính quyền phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế của mỗi cấp
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của của QLNN và chất lượng, hiệu quả phục vụ
nhân dân”... Tuy nhiên, các khái niệm phân cấp được đề cập chưa phù hợp với phân
cấp ở cấp huyện hiện nay. Ngoài ra, một loạt vấn đề như tính tất yếu, mục tiêu, hình
thức, ngun tắc phân cấp chính là cơ sở lý luận quan trọng được kế thừa trong quá
trình nghiên cứu đề tài luận án.
Chính sách cơng là một cơng cụ quan trọng trong quản lý nhà nước, nghiên

cứu đánh giá chính sách cơng có một ý nghĩa to lớn. Bài viết “Đánh giá chính sách
cơng ở Việt Nam - vấn đề đặt ra và giải pháp” [121], và bài viết “Các yếu tố tạo
động lực thúc đẩy cải cách hành chính” của Nguyễn Đăng Thành [120], đây là nội
dung quan trọng cần quan tâm trong khi nghiên cứu đánh giá thực trạng đề tài luận
án.
Nguyễn Hữu Khiển, “Khoa học hành chính trong hệ thống các khoa học xã hội”
[78], tác giả phân tích vị trí, vai trị khoa học hành chính trong hệ thống khoa học xã
hội. Về khoa học hành chính, sự lẫn lộn có ảnh hưởng trực tiếp tới cơng tác ĐT, BD
CC đó là “sự trùng lắp kiến thức BD giữa kiến thức lý luận với kiến thức về kỹ năng;
giữa kiến thức chính trị với kiến thức quản lý; giữa tri thức GD quốc dân và kiến thức
BD CC”, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập trong ĐT,
BD CC hiện nay, luận án đồng tình với cách đánh giá này.
-

Các cơng trình nghiên cứu khoa học được cơng bố liên quan đến đề tài.
Bài viết “Phát triển nguồn nhân lực quản lý ngành GDĐT trong giai đoạn hiện

nay”, Lương Hoài Nga [94]; Bài viết “Quy hoạch CB - biện pháp nhằm đáp ứng yêu
cầu hiện đại hoá nền HCNN” của Nguyễn Văn Hậu [66]; Bài viết “Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, cơng chức lãnh đạo theo vị trí việc làm” của tác giả Đào Thị Ái Thi

15


[124]; Lê Vĩnh Tân, “Sắp xếp, đào tạo cán bộ, cơng chức cấp xã góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở tại tỉnh Đồng Tháp” [119]; Đinh Thế
Huynh, “Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng ở Việt Nam:
Quan điểm, giải pháp và một số kinh nghiệm”[70] …Các tác giả phản ảnh thực trạng
công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC, GV, CBQLGD và đề xuất một số giải pháp đào
tạo, bồi dưỡng CBCC, GV, CBQLGD trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý hành chính cơng “Hồn thiện nội dung
QLNN về GD đại học ở nước ta” tác giả Trần Quang Trung [144]; Luận văn thạc sĩ
chun ngành quản lý hành chính cơng “Một số biện pháp tăng cường QLNN về xã
hội hố cơng tác GDMN tại thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn Mạnh Thắng
[122]; Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý GD “Quản lý GD hướng nghiệp Trung
học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh ĐBSCL đến năm
2020” và bài viết “Tình hình học sinh bỏ học ở các tỉnh ĐBSCL-Thực trạng và giải
pháp”, của tác giả Hồ Văn Thống [126], [127]. Các tác giả đề cập nhiều nội dung
trong QLNN về GD ở cấp đại học, mầm non, giáo dục hồ nhập, phịng chống HS bỏ
học, luận án có sử dụng một số kết quả nghiên cứu trong q trình phân tích thực tiễn
GDĐT vùng ĐBSCL.
Trần Thị Ngọc Trâm [148], tác giả tập trung phân tích thực trạng và giải pháp
PCGDMN cho trẻ 5 tuổi ở vùng ĐBSCL; Tham luận “Phát triển nông nghiệp bền
vững vùng ĐBSCL nên bắt đầu từ GDĐT” của Trần Chí Thành [123], đề xuất một
trong những giải pháp quan trọng là cần tập trung vào GDĐT. “ĐBSCL kêu cứu:
Vùng trũng GD vì chính sách bỏ qn”, của tác giả Thu Hà [71], đề xuất để có thể
lay chuyển được tình hình GDĐT có lẽ một mình ĐBSCL khơng thể làm nổi, rất cần
một quyết tâm chính trị để có sự tiếp sức đặc biệt từ chính sách. “Phát triển GDĐT
ĐBSCL”, của tác giả Phan Huy Hiền và Xuân Kỳ [72], đã đề cập nhiều giải pháp
phát triển GDĐT vùng ĐBSCL trong thời gian tới; Báo cáo tham luận UBND tỉnh
Đồng Tháp [154]: “Xây dựng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cộng đồng tỉnh Đồng Tháp”,
ngày 7.1.2012 tại Hội thảo “GDMN ĐBSCL - Thực trạng và giải pháp”, tập trung
đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp phát triển GDĐT vùng ĐBSCL, đây là

16


những vấn đề được quan tâm tham khảo và có sử dụng, kế thừa một số kết quả
nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
3. Quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

Bản thân được sinh ra và lớn lên tại một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, từ thuở còn
đi học, tôi đã ấp ủ suy nghĩ về một nền GD có trách nhiệm đối với tương lai, trong
điều kiện rất khó khăn của giai đoạn đầu sau ngày Miền Nam hồn tồn giải phóng.
Được ĐT trong suốt thời gian học tập trên ghế nhà trường nhất là tốt nghiệp lớp cao
đẳng QLNN (1991), cao học hành chính (2009) tại Học Viện Hành Chính và khi trở
về cơng tác, tơi được phân cơng Phó Chủ tịch UBND cấp huyện - phụ trách khối văn
hoá - xã hội. Với nhiệm vụ này, vấn đề QLNN ở cấp huyện đối với GD đã khơi dậy
điều ấp ủ, suy nghĩ ngày xưa, làm thế nào thể hiện vị trí, vai trị của cấp Huyện đối
với GD và làm thế nào để chất lượng GD của ĐBSCL nâng lên ngang bằng với bình
quân chung cả nước. Bằng kinh nghiệm từ thực tiễn công tác trong thời gian qua và
quyết tâm của bản thân, tôi đã chuẩn bị chi tiết một số nội dung cần thiết cho nghiên
cứu: thu thập các tài liệu sẽ tham khảo khi nghiên cứu; tìm hiểu khái quát thực trạng
GD ĐBSCL qua sách báo, internet; tham dự một số cuộc họp, hội thảo cấp vùng; xây
dựng kế hoạch nghiên cứu đề tài luận án…Bản thân tham gia nghiên cứu khoa học
một số lĩnh vực, trong lĩnh vực GD một số đề tài tiêu biểu:
- Đề tài: “QLNN về GD cấp TH trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng
Tháp”- luận văn Thạc sĩ Hành chính cơng, cơng trình đã nghiên cứu và hệ thống hoá
cơ sở lý luận của QLNN về GD nói chung và GD cấp TH nói riêng; khảo sát, phân tích
và đánh giá thực trạng GD cấp TH trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
trong thời gian qua; đề xuất những giải pháp tăng cường QLNN về GD bậc TH trên
địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng tháp giai đoạn 2010 - 2015.
- “Nâng cao chất lượng GDTH huyện Tháp Mười (Đồng Tháp): Thực trạng và
giải pháp”, đăng trên Tạp chí GD số 246 (kỳ 2-9/2010), đề xuất nhóm giải pháp
nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa quy mô phát triển và những điều kiện đảm bảo bao
gồm: Quy hoạch hợp lý mạng lưới trường TH tại địa phương; Xây dựng đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lý cấp TH; Thực hiện kiên cố hóa trường TH và xây dựng trường

17



TH đạt chuẩn quốc gia; Thực hiện tốt quy chế chun mơn trong Nhà trường TH;
Thực hiện có kết quả XHHGD. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý GDTH
địa phương bao gồm: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý; sắp xếp, bố trí
đủ đội ngũ cán bộ quản lý cho GDTH địa phương; BD nghiệp vụ quản lý cho cán bộ
quản lý; nâng cao hiệu quả QLNN về GDTH trên địa bàn. Việc thực hiện các nhóm
giải pháp trên sẽ góp phần giải quyết các thách thức, khó khăn để nâng cao và duy trì
vững chắc chất lượng GD tồn diện của GDTH địa phương.
- “Qui hoạch phát triển GD bậc TH và THCS huyện Tháp Mười đến năm
2015” được UBND Tỉnh và huyện đánh giá cao, góp phần hồn thiện mạng lưới
trường lớp học trên địa bàn huyện: có 12 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% trường
lớp học được kiên cố hóa, hồn thành chương trình kiên cố hóa giai đoạn 1 và giai
đoạn 2 của Chính phủ.
- “Phân cấp QLNN về GDĐT ở cấp huyện vùng ĐBSCL”, đăng trên tạp chí
Quản lý nhà nước số 195 (4-2012) , Từ thực tiễn phân cấp hơn 30 năm qua, do địa
bàn rộng, quy mô GD lớn, nhân sự có hạn, cấp tỉnh khơng thể quản lý một cách toàn
diện và đầy đủ các nội dung trong QLNN về GDĐT, trong khi cấp xã tuy gần dân, sát
cơ sở nhưng không đảm bảo bộ máy, nhân lực cũng như tài chính để hồn thành
nhiệm vụ. Như vậy, có thể khẳng định cấp huyện là một cấp cơ sở, cấp khởi đầu, cấp
chủ chốt trực tiếp và cũng là cấp cuối cùng trong QLNN về giáo dục trên địa bàn cấp
huyện trên 5 thành tố: thể chế, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và tài
chính cơng, cơng tác thanh tra, kiểm tra.
-“Phân cấp QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện”, đăng trên Tạp chí Quản lý
nhà nước số 200 (9-2012), đề cập một số nội dung QLNN trên địa bàn cấp huyện
được phân cấp từ Chính phủ.
- “Tổ chức QLNN về GD cấp huyện vùng ĐBSCL”, đăng trên Tạp chí Tổ
chức nhà nước (cơ quan của Bộ Nội vụ) số 11/2011, đề cập các quy định về tổ chức
bộ máy QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện, thực trạng tổ chức và hoạt động cũng
như các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện
vùng ĐBSCL.


18


- “Những giải pháp hoàn thiện QLNN về GD trên địa bàn cấp huyện vùng
ĐBSCL” đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 203 tháng 11/2012, đề cập những
định hướng phát triển kinh tế - xã hội, GDĐT và những giải pháp hoàn thiện QLNN
về GD trên địa bàn cấp huyện vùng ĐBSCL.
Qua tổng quan trên, có thể rút ra một số nhận xét:
GD được nhiều quốc gia quan tâm và xem đó là động lực quan trọng hàng đầu
đối với việc ĐT nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chính vì thế mà
nhiều tác giả ngoài nước tập trung nghiên cứu về GD và QLGD. Một số nghiên cứu
quan tâm đến phân cấp QLGD cho các địa phương và cơ sở GD như Nhật Bản,
Trung Quốc đối với GDMN, TH, THCS.
Trong các nghiên cứu trong nước, đáng chú ý nhất là Giáo trình luật hành
chính Việt Nam của tác giả Nguyễn Cửu Việt; Giáo trình LHC và TPHCVN của Học
viện Hành chính; Giáo trình QLNN về văn hóa - giáo dục - y tế do tác giả Nguyễn
Thu Linh (chủ biên) và Bùi Văn Nhơn [79] và tác phẩm “Quản lý giáo dục - một số
vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) [82] đề cập và
đưa ra hệ thống lý thuyết QLNN về GDĐT hoàn thiện, là cơ sở quan trọng để tác giả
nghiên cứu vận dụng viết chương lý luận cơ bản, còn lại các bài viết tuy nhiều nội
dung khác nhau nhưng hầu hết tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải
pháp trong QLNN về GDĐT ở tầm vĩ mô, đại học hoặc một lĩnh vực cụ thể ở địa
phương nhất định.
Nội dung các nghiên cứu nói trên chưa đầy đủ và chưa giải quyết những vấn
đề mang tính cụ thể của vấn đề QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS
vùng đặc thù - vùng ĐBSCL.
Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và khẳng định:
Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu nêu trên, việc tập trung nghiên cứu lý
luận và phân tích thực trạng QLNN ở cấp huyện đối với GDMN, TH và THCS vùng
ĐBSCL để tiếp tục khẳng định quan điểm: Cấp huyện vẫn là một cấp cơ sở, cấp

khởi đầu, cấp chủ chốt trực tiếp và cũng là cấp cuối cùng trong QLNN về GD
trên địa bàn, có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng và cấp bách

19


trong tình hình hiện nay. Quan điểm ấy khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu khoa học nào trong nước và ngoài nước.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CẤP HUYỆN ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC MẦM NON, TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý
Tùy theo góc độ nghiên cứu các ngành khoa học trên cơ sở những cách tiếp
cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về thuật ngữ quản lý.

20


Theo từ điển Tiếng Việt “Quản lý là sự trông coi và giữ gìn theo những yêu
cầu nhất định, tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất
định”[149].
Theo từ điển một số thuật ngữ hành chính (2000), quản lý là thuật ngữ chỉ
“Hoạt động có ý thức của con người nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành,
hướng dẫn, kiểm tra... các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng
chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí
của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”[75, tr153].
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội,
vì vậy, mỗi ngành khoa học định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình.

Henri Fayol (1841-1925) người Pháp, người đã đặt nền móng cho lý luận tổ
chức cổ điển, cho rằng: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và
kiểm tra” khái niệm này xuất phát từ khái quát chức năng quản lý.
Taylor F.W (người Mỹ) cho rằng “Quản lý là biết được chính xác điều bạn
muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt
và rẻ nhất”.
Quan niệm chung nhất về quản lý là do điều khiển học đưa ra: Quản lý là sự
tác động có định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng
nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Hệ thống được hiểu là tổng thể
những yếu tố cấu thành có đặc trưng riêng mà những đặc trưng đó khơng phải là
thuộc tính của mỗi yếu tố riêng rẽ nằm trong hệ thống. Quan niệm này không những
phù hợp với sự vận động của thiết bị tự động mà còn phù hợp với một tập thể người,
một tổ chức hay một cơ quan nhà nước… tức là, phù hợp với quản lý xã hội.
1.1.2. Quản lý nhà nước
Khái niệm QLNN hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. “QLNN là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người do hệ thống cơ quan Nhà nước từ trung ương
đến cơ sở tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật để thực hiện luật pháp Nhà nước. QLNN

21


là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm
thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước”[163, tr 57].
Theo nghĩa rộng thì “QLNN được hiểu là sự tác động của các chủ thể mang
quyền lực Nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực
hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước” hay QLNN là hoạt động của
Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện các chức
năng trên. Nhấn mạnh điều này, PGS.TS Nguyễn Cửu Việt viết “QLNN ở đây không
phải là quản lý cái tổ chức chính trị gọi là Nhà nước mà là sự quản lý có tính chất

Nhà nước, do Nhà nước thực hiện thông qua bộ máy Nhà nước, trên cơ sở quyền lực
Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước”[161, tr109].
Theo nghĩa hẹp thì, “QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ
quan Nhà nước (hoặc các tổ chức xã hội nếu được Nhà nước ủy quyền) được tiến
hành trên cơ sở và để thi hành luật nhằm thực hiện trong cuộc sống hàng ngày các
chức năng của Nhà nước trên mọi lĩnh vực hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội”[161, tr136]. Theo nghĩa hẹp thì, QLNN có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, QLNN là hoạt động, tác động mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ
chức chính là sự liên kết hoạt động của nhiều người; trong đó, có sự phân cơng, phân
nhiệm rõ ràng nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra. Nếu khơng có tổ chức là khơng
có quản lý. Nhấn mạnh điều này Lênin cho rằng: “Muốn quản lý tốt mà chỉ biết
thuyết phục khơng thơi thì chưa đủ mà cần phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa”.
Nhà nước thực hiện chức năng điều chỉnh các quá trình xã hội, các quan hệ xã hội.
Đây là đặc trưng thể hiện bản chất của QLNN.
Thứ hai, QLNN mang tính quyền lực nhà nước, tức là thiết lập quan hệ
“quyền lực - phục tùng”. Quyền lực đó được ghi nhận, củng cố bằng pháp luật và
được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước. Điều này cho thấy, khi nói đến QLNN là nói
đến quyền lực Nhà nước. Hoạt động QLNN là của cơ quan Nhà nước, của một tổ
chức hay cá nhân nhân danh Nhà nước đều dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nước và
bên bị quản lý phục tùng.

22


Thứ ba, QLNN là sự quản lý có tính khoa học và tính kế hoạch. Đây là hoạt
động mang tính chủ quan của con người nhưng dựa trên những yêu cầu và quy luật
khách quan. Vì vậy, hoạt động quản lý mang tính chủ động, sáng tạo. Điều này xuất
phát từ đời sống xã hội luôn biến động không ngừng và để tìm kiếm biện pháp ứng
phó kịp thời, giải quyết có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra, địi hỏi
phải có chương trình cụ thể, đề ra chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp.
Thứ tư, QLNN tác động lên các quá trình xã hội một cách liên tục, thường

xuyên. Bản chất các quá trình phát triển xã hội là những quá trình liên tục từ nhỏ đến
lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hồn thiện đến hồn thiện. Vì thế, để tạo ra
một quá trình phát triển liên tục của sự phát triển đòi hỏi QLNN cũng phải là những
tác động mang tính liên tục. Tính liên tục của QLNN thể hiện ở chỗ hoạt động này
phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hằng ngày, hàng giờ, không bị gián đoạn.
Đây là đặc điểm mà các loại hoạt động Nhà nước khác khơng có.
Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội khi nghiên cứu về QLNN đều phải xuất
phát từ những đặc điểm của QLNN nói chung. Từ đó, có thể phân biệt được sự khác
nhau giữa hoạt động QLNN với các hoạt động khác của Nhà nước và với hoạt động
quản lý xã hội của các chủ thể khác.
1.1.3. Giáo dục, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở
- Giáo dục được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, theo Từ điển Bách khoa
tồn thư, GD được hiểu là quá trình ĐT con người một cách có mục đích, nhằm
chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó
được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch
sử - xã hội của loài người.
GD là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. GD nảy sinh
cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được
và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. “GD là một bộ phận
của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan
trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. GD mang tính lịch sử cụ thể, tính

23


chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức GD biến đổi theo các
giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội”[150].
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Linh và GS.TS Bùi Văn Nhơn, “GD đó là q trình
trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kỹ thuật,
kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hình thành nhân cách của con

người. GD diễn ra thường xuyên, liên tục ở nhiều mơi trường hoạt động của con
người (trong gia đình, nơi làm việc, trong nhà trường, trong quan hệ xã hội), trong
đó, mơi trường ở nhà trường có vai trị quyết định”[79, tr 67].
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “GD là q trình hoạt động có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch nhằm BD cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức
cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong đời
sống”[149].
Theo PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết, PGS.TS Đặng Quốc Bảo trong mối quan
hệ với kinh tế, “GD vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của kinh tế. Đến lượt mình
kinh tế phồn vinh là sự đảm bảo cho giáo dục phát triển”.
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng chung quy lại có thể hiểu: GD là
một hoạt động có ý thức của con người nhằm trang bị những tri thức cần thiết về mọi
mặt cho đời sống con người, GD diễn ra thường xuyên liên tục trong môi trường xã
hội.
- Giáo dục mầm non: “GDMN thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, GD trẻ
em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi”[107]. GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống GD
quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm
mỹ của trẻ em Việt Nam.
- Giáo dục tiểu học: “GD TH được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một
đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi”[107]. “GDTH là bậc
học nền tảng, có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc
phát triển năng lực tồn diện của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát
triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[101].

24


- Giáo dục trung học cơ sở: “GD THCS được thực hiện trong bốn năm học,
từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hồn thành chương trình TH,
có tuổi nhỏ nhất là mười một tuổi”[107]. “GD THCS có nhiệm vụ giúp học sinh củng

cố và phát triển những kết quả của GD tiểu học, giúp các em có trình độ học vấn PTCS
và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, học nghề
hoặc đi vào cuộc sống lao động”[107].
1.1.4. Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
QLNN trong lĩnh vực GDĐT là một bộ phận trong tổng thể QLNN bao gồm
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc
phịng. QLNN về GDĐT cịn có nghĩa “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống GD
quốc dân về mục tiêu chương trình, nội dung, kế hoạch GD, tiêu chuẩn nhà giáo, quy
chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ”[107].
Có thể chia quản lý GDĐT ra làm hai mảng: QLNN về GDĐT và quản lý sự
nghiệp trong các cơ sở GDĐT. Cần phải phân định rõ hai mảng quản lý này và kết
hợp tốt chúng để phát triển sự nghiệp GDĐT.
- Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động, điều chỉnh thường
xuyên của Nhà nước bằng quyền lực nhà nước đối với toàn bộ hoạt động GDĐT của
một quốc gia nhằm định hướng, thiết lập trật tự kỷ cương của hoạt động GDĐT,
hướng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Chủ thể
của QLNN về GDĐT là Nhà nước với hệ thống các cơ quan quyền lực của nó mà
trực tiếp là Chính phủ và hệ thống bộ máy QLNN về GDĐT từ trung ương đến địa
phương. Khách thể của QLNN về GDĐT là hệ thống các cơ sở GDĐT và những
người tham gia vào quá trình GDĐT.
- Quản lý giáo dục và đào tạo là sự tác động, điều khiển của người đứng đầu
cơ sở GDĐT và bộ máy quản lý vào các hoạt động GDĐT của đơn vị trên cơ sở
chính sách, pháp luật về GDĐT của Nhà nước và hệ thống quy chế, nội quy hoạt
động của tổ chức nhằm nâng cao chất lượng ĐT, thực hiện tốt kế hoạch GDĐT được
đặt ra.

25



×