Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp chăm sóc đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non b xã tứ hiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 40 trang )

Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn cho học sinh luôn là mục tiêu được Bộ
giáo dục đặt ra cho các cơ sở giáo dục. Bởi vậy, công tác y tế học đường là một
khâu hết sức quan trọng trong các cơ sở giáo dục. Nhằm hỗ trợ và đáp ứng mọi
sự an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em, những thế hệ tương lai của đất nước.
Quả thật, việc đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như phòng chống dịch bệnh hiệu
quả là biện pháp hữu hiệu trong công tác chăm sóc trẻ toàn diện, nhất là trẻ ở lứa
tuổi mầm non cơ thể còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu kém, dễ xảy
ra những thương tích, mắc phải các dịch bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, ngày
17/10/2007, BGD&ĐT đã ban hành quyết định số 4458/QĐ – BGD&ĐT về xây
dựng trường học an toàn – phòng chống tai nạn thương tích trong trường học.
Nội dung đã đề cập đến các biện pháp cần thực hiện để bảo đảm cho sự an toàn
của học sinh trong các cơ sở giáo dục. Ngày 29/12/2010, Bộ y tế đã ban hành
thông tư số 46/2010/TT-BYT về việc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vệ sinh phòng
bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong đó có nêu việc chủ động thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh việc làm
cấp thiết trong việc phòng chống và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sự
an toàn sức khoẻ của học sinh trong các cơ sở giáo dục.
Hiện nay, công tác y tế trong các trường học đã được kiện toàn về cả nhân lực
và các phương tiện hỗ trợ. Tuy nhiên, công tác y tế của trường học vẫn còn gặp
nhiều khó khăn, khác biệt trong hoạt động. Nhân viên y tế tại các trường đều còn
rất trẻ, kinh nghiệm chăm sóc đảm bảo an toàn cho trẻ còn hạn chế, chưa linh
hoạt trong việc xử trí các tình huống xảy ra trong nhà trường. Bởi vậy, muốn
chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ tốt, người phụ trách y tế phải nắm
được kiến thức, kỹ năng cơ bản, chủ động thực hiện các biện pháp an toàn cho
trẻ và phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả.
Là một nhân viên y tế của trường mầm non B xã Tứ Hiệp, trực tiếp chăm
sóc đảm bảo sự an toàn và theo dõi sức khoẻ trẻ. Hiểu được tầm quan trọng của
việc đảm bảo an toàn cho trẻ, tôi xin được mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm cùng


các đồng nghiệp, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp
chăm sóc đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong
trường mầm non B xã Tứ Hiệp”.
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

1


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong
cộng đồng, gia đình, xã hội. Đặc biệt là tại các cơ sở trường mầm non việc đảm
bảo an toàn cho trẻ là cần thiết, bởi trẻ rất hiếu động, chưa có kỹ năng chăm sóc
tốt cho bản thân.
Là những người chăm sóc trực tiếp cho các con tại trường lớp, đội ngũ giáo
viên, nhân viên luôn phải theo dõi, quan sát trẻ, ngăn chặn những nguy cơ trước
khi tác động đến trẻ. Ngoài ra, cần nắm vững kiến thức, kỹ năng các biên pháp
phòng chống tai nạn thương tích, và luôn trau dồi kiến thức, trao đổi kinh
nghiệm về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống tai nạn thương tích.
Nhân viên y tế trong nhà trường phải luôn chủ động, linh hoạt trong công tác
đảm bảo an toàn cho trẻ, không để tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ, cũng
như những ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ trẻ.
Phòng chống dịch bệnh có tầm quan trọng lớn trong công tác chăm sóc sức
khoẻ trẻ tại nhà trường bởi, dịch bệnh là mối đe doạ lớn đối các quốc gia trên
toàn thế giới. Với toàn xã hội, bởi sự lây lan, và tác hại nó gây ra. Ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống, sức khoẻ, kinh tế cũng như con người. Tổ chứ y tế thế

giới WHO đã cam kết sẽ chủ động phối hợp với các nước trong việc tuyên
truyền, đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm đối phó với bệnh dịch.
Tại trường mầm non, nguy cơ yếu tố dịch tễ và nguồn truyền nhiễm là rất
lớn. Bởi đây chính là nơi các cháu tham gia học tập, sinh hoạt và vui chơi cùng
nhau. Đó là yếu tố thuận lợi làm lây lan dịch bệnh rất nhanh, chỉ cần trong
trường có một trẻ mắc bất cứ dịch bệnh truyền nhiễm nào. Bởi vậy, nhà trường
luôn đề ra những biện pháp chủ động để ngăn chặn mọi dịch bệnh bằng các
phương pháp hiệu quả : Bảo vệ môi trường, chế độ vệ sinh, học tập, chăm sóc,
tuyên truyền,…
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

2


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

1. Đặc điểm tình hình :
- Trường mầm non B xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn xã Tứ Hiệp Huyện
Thanh Trì - Hà Nội. Là một vùng đất ven đô đang trong thời kỳ đô thị hóa, công
nghiệp hoá nên có nhiều biến động lớn, trẻ em được quan tâm nhiều hơn.
- Toàn trường có 3 khu (thuộc 3 thôn trong xã) với 319 cháu/ 11 lớp,
trường đã có nhân viên y tế riêng với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là 42 đ/c.
Hệ thống nhân sự của nhà trường như sau :
Chức vụ
Cán bộ quản lý
Kế toán
Y tế

Văn thư
Cô nuôi

Số lượng
03 đồng chí
01 đồng chí
01 đồng chí
01 đồng chí
06 đồng chí

Trình độ
Đại học 2, cao đẳng 1
Cao đẳng
Cao đẳng
Đại học
Trung cấp
Đại học 6 đ/c

Giáo viên

26 đồng chí

Cao đẳng 4 đ/c

Bảo vệ
Chi bộ trường

04 đồng chí

Trung cấp 16 đ/c

Trung câp 1 đ/c
Không chuyên môn 3 đ/c

:

18/42 đồng chí

Chi đoàn thanh niên :

18/42 đồng chí

Công đoàn trường

42/42 đồng chí

:

Với đặc điểm thực trạng chung như trên khi thực hiện đề tài “Đảm bảo an
toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã
Tứ Hiệp” tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

2. Thuận lợi:

Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

3



Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

Trường có 2/3 khu đều có phòng y tế riêng, sân chơi rộng rãi, có cơ số
thuốc thiết yếu, trang thiết bị y tế đầy đủ để tiện theo dõi sức khoẻ, đảm bảo an
toàn cho trẻ.
Ban giám hiệu tạo điều kiện thời gian cho giáo viên và cô nuôi đi tập huấn
các lớp vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, phòng
chống các dịch bệnh theo mùa do Trung tâm y tế huyện Thanh Trì đã tổ chức.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
100% các cô nuôi và giáo viên đều được tập huấn, đều có kiến thức về vệ
sinh an toàn thực phẩm, và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc
chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
100% trẻ được học bán trú tại trường.
3. Khó khăn:
Trường có 3 điểm trường mà chỉ có một nhân viên y tế nên việc theo dõi
và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Hai điểm lẻ phòng lớp đã được xây dựng từ những năm trước, diện tích
các phòng học chật trội, nên ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của
trẻ và cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ của giáo viên.
Nhiều giáo viên trẻ mới vào ngành nên kỹ năng chăm sóc sức khoẻ ban
đầu cho trẻ chưa được linh hoạt.
Sức khoẻ của trẻ không đồng đều, có một số trẻ hay ốm vặt, tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng đầu năm là 9 %, trẻ thấp còi là 14,8 %.
Bản thân tôi là một nhân viên y tế đảm nhiệm về công tác chăm sóc sức
khoẻ cho trẻ, với tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ lại công tác tại trường chưa lâu
nên kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ cho trẻ còn hạn chế.

III. CÁC BIỆN PHÁP:

Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

4


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

1.

Xây dựng kế hoạch công tác y tế - vệ sinh học đường.
Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có

thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt
nhất để thực hiện. Khi xây dựng được kế hoạch thì tư duy quản lý của bản thân
sẽ hệ thống hơn để có thể tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra.
Do đó, ngay từ những ngày đầu tiên, khi cuốn sách tri thức bắt đầu mở ra
sau một mùa hoa phượng. Tôi đã tham mưu với ban giám hiệu xây dựng lên kế
hoạch công tác y tế - vệ sinh học đường năm học 2012- 2013 trường mầm non B
xã Tứ Hiệp như sau :
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC Y TẾ - VỆ SINH HỌC ĐƯỜNG
NĂM HỌC 2012 – 2013

Thời gian

Nội dung

Biện pháp


Người

hực hiện

công việc

thực hiện

thực hiện

- Xây dựng kế hoạch - Tham mưu ban giám hiệu Nhân
Tháng
09-10-11

thực hiện công tác y tế – để thành lập ban chỉ đạo viên y tế
vệ sinh học đường.

Công tác y tế học đường,

- Xây dựng kế hoạch ban chỉ đạo phòng chống
phòng chống tai nạn tai nạn thương tích, và ban
thương tích.

chỉ đạo phòng chống dịch

- Xây dựng kế hoạch bệnh

chung

(Cùng


kế

phòng chống dịch bệnh hoạch và quyết định kèm
chung.

theo)

- Xây dựng quy chế - Nghiên cứu xây dựng quy Nhân
trường học an toàn.

chế trường học an toàn để viên y tế
thực hiện tốt công tác đảm
bảo an toàn cho trẻ .

- Bổ sung, trang thiết bị y - Kiểm tra bổ sung các loại
tế, cơ số thuốc thiết yếu thuốc thiết yếu và dụng cụ Nhân
và dự trù hoá chất dung y tế, lập sổ theo dõi xuất viên y tế
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

5


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

dịch Cloramin B

nhập thuốc, nguồn gốc, hạn

sử dụng thuốc, kiểm tra
dụng cụ sơ y tế đảm bảo an
toàn sử dụng tốt

- Kiểm tra, rà soát loại - Cùng ban chỉ đạo kiểm Nhân
bỏ, bổ sung đồ dùng, tra và đề xuất thay thế và viên y tế
dụng cụ học tập, đồ chơi loại bỏ những đồ chơi hỏng cùng
ngoài trời ở các khu lớp.

hóc, có nguy cơ gây tai nạn BCĐ
thương tích cho trẻ.

- Tạo các mục, đầu sổ, hồ - Tạo ra các mục, đầu sổ hồ .
sơ theo dõi sức khoẻ trẻ, sơ theo dõi sức khoẻ trẻ 1
cài đặt phần mềm quản cách khoa học, dễ hiểu.
lý sức khoẻ.

Thực hiện cài đặt phần
mềm quản lý sức khoẻ và
sử dụng phần mềm 1 cách

- Đảm bảo công tác vệ nhanh chóng, chính xác

Nhân

sinh môi trường hàng - Thực hiện công tác vệ viên y tế
ngày, hàng tuần định kỳ sinh môi trường hàng ngày cùng giáo
theo lich.

và tổng vệ sinh định kỳ viên,

theo lịch sáng thứ 2 và nhân viên
chiều thứ 6 hàng tuần

- Vệ sinh an toàn thực - Kiểm tra thực phẩm, lưu Nhân
phẩm

mẫu thức ăn 24 giờ. Giám viên y tế
sát, đảm bảo thực hiện kết hợp
đúng quy trình giao nhận, BCĐ
sơ chế, chế biến thực phẩm

- Cân đo sức khoẻ cho trẻ - Phối kết hợp với giáo Nhân
định kỳ đợt I và khám viên để cân đo sức khoẻ viên y tế
sức khoẻ đợt I cho trẻ 100% cho trẻ đợt I, nhập kết hợp
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

6


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

theo định kỳ. Theo dõi sự kết quả vào phần mềm giáo viên
phát triển của trẻ suy nhanh chóng, chính xác. các lớp
dinh dưỡng, béo phì và Báo cáo đúng tiến độ và
thấp còi hàng tháng.

theo dõi cân đo sức khoẻ
trẻ suy dinh dưỡng, béo

phì, thấp còi hàng tháng
+ Kết hợp trạm y tế xã Nhân
khám sức khoẻ cho 100% viên y tế
trẻ theo định kỳ, tổng hợp cùng cán
những bệnh trẻ thường mắc bộ trạm y
và đề ra biện pháp phòng tế xã
tránh cho trẻ

- Kết hợp cùng các ban - Thực hiện các biện pháp Nhân
ngành nhà trường

chủ phòng chống dịch 1 cách viên y tế

động phòng chống dịch : an toàn, hiệu quả. Phun cùng
Cúm A/H5N1, Tay – thuốc diệt muỗi vào các BCĐ
chân - miệng, Sốt xuất ngày nghỉ cuối tuần, diệt
huyết : Phun thuốc diệt bọ gậy bằng hoá chất, vệ
muỗi, vệ sinh nguồn sinh và khử khuẩn bằng
nước, diệt bọ gậy, Khử dung dịch hoá chất khử
khuẩn bằng hoá chất trùng cloraphin B 5g cho
Cloramin B, vệ sinh cá 1mét khối nước và 200g
nhân, vệ sinh an toàn cho 10 lít nước lau bề mặt.
thực phẩm…

Hướng dẫn chế độ vệ sinh,
an toàn thực phẩm

- Bồi dưỡng kiến thức - Tham gia đầy đủ các lớp Nhân
cho đội ngũ giáo viên, tập huấn công tác y tế tại viên y tế
nhân viên biện pháp trung tâm y tế huyện và cùng đôi

phòng
Trần Thị Chung

tránh

tai

nạn phòng giáo dục tổ chức, ngũ giáo
Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

7


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

thương tích và tập huấn Tập huấn bồi dưỡng kiến viên nhân


cấp

cứu

tai

nạn thức cho đội ngũ giáo viên, viên

thương tích.

nhân viên biện pháp phòng
tránh tai nạn thương tích và

tập huấn sơ cấp cứu tai nạn
thương tích cho trẻ.

- Theo dõi trẻ nghỉ ốm - Theo dõi trẻ nghỉ ốm Nhân
hàng ngày, lập biểu đồ hàng ngày tại các lớp, tìm viên y tế
trẻ ốm hàng tháng. Cho hiểu lý do trẻ ốm. Báo cáo
trẻ gửi thuốc hàng ngày hàng ngày vào lúc 9h sáng
uống thuốc an toàn tại lên Trung tâm y tế huyện.
trường

Tổng hợp thành biểu đồ
hàng tháng. Cho trẻ gửi
thuốc hàng ngày uống
thuốc an toàn

- Tuyên truyền biện pháp - Thực hiện công tác tuyên Nhân
phòng chống dịch bệnh, truyền giáo dục sức khoẻ viên y tế
và các bệnh thường mắc cách phòng bệnh cho giáo Cùng
ở trẻ nhỏ : theo mùa, theo viên, phụ huynh và học giáo viên
lứa tuổi hàng tháng

sinh bằng hình thức trao các lớp
đổi trực tiếp, các chỉ dẫn tư
liệu kèm theo

- Đảm bảo an toàn cho trẻ, - Kết hợp cùng ban giám Nhân
loại bỏ các nguy cơ ảnh hiệu thường xuyên kiểm tra viên y tế
hưởng tới sức khoẻ trẻ.

giờ ăn, giờ ngủ, thói quen cùng

sinh hoạt của trẻ. Nhắc nhở BCĐ
các cô và trẻ thực hiện theo
đúng quy chế trường học
an toàn đã đề ra.

Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

8


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

- Tổng hợp báo cáo, báo - Tổng hợp số liệu nhanh Nhân
cáo chính xác đúng tiến chóng, chính xác từ phần viên y tế
độ. Lưu trữ hồ sơ, phần mềm quản lý sức khoẻ.
mềm, sổ sách theo dõi Kiết xuất ra kết quả, báo
sức khoẻ trẻ.

cáo đúng tiến độ và lưu trữ
hồ sơ, sổ sách 1 cách khoa

Tháng

học
- Tiếp tục duy trì tốt nề - Tiếp tục tăng cường kiểm Nhân

12 - 01 -02 nếp, vệ sinh môi trường, tra, nhắc nhở giáo viên viên y tế
đảm bảo an toàn cho trẻ, thực hiện đúng quy trình kết


hơpj

phòng chống dịch bệnh chăm sóc nuôi dưỡng trẻ BCĐ
trong nhà trường

để đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Cân đo đợt sức khoẻ - Phối kết hợp với giáo Nhân
cho 100% trẻ đợt II và viên để cân đo sức khoẻ viên y tế
đợt III, theo dõi sức khoẻ cho trẻ đợt II, III. Tổng kết

hợp

trẻ suy dinh dưỡng, béo hợp chính xác kết quả. giáo viên
phì, thấp còi hàng tháng.

Theo dõi cân đóíưc khoẻ các lớp
trẻ suy dinh dưỡng, béo
phì, thấp còi hàng tháng.
Đưa ra biện pháp giúp
giảm tỷ lệ trẻ Suy dinh
dưỡng, béo phì, thấp còi.

- Đảm bảo tốt công tác - Tăng cường kiểm tra vệ Nhân
vệ sinh an toàn thực sinh môi trường, vệ sinh an viên cùng
phẩm. Tham mưu với toàn thực phẩm và việc lưu BCĐ
ban giám hiệu thay đổi mẫu nghiệm thức ăn hàng
thực đơn cho trẻ phù hợp ngày của các bếp. Tìm hiểu
theo mùa.

Trần Thị Chung

những món ăn theo mùa
Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

9


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

hợp lý tham mưu đề xuất
với ban giám hiệu thay đổi
thực đơn phù hợp cho trẻ.
-Tiếp tục tuyên truyền - Nghiêm túc thực hiện các Nhân
giáo dục sức khoẻ, phòng biện pháp phòng chống viên y tế,
chống dịch bệnh, và các dịch bệnh . Kết hợp giáo giáo viên
bệnh do thói quen, sinh viên tuyên truyền đến phụ
hoạt mắc phải : Gù vẹo huynh học sinh các biện
cột sống, cận thị, răng pháp phòng chống bệnh và
miệng,…

tạo thói quen tốt trong sinh
hoạt hàng ngày.

Tháng

- Khám sức khoẻ đợt II - Kết hợp trạm y tế khám Nhân

03- 04- 05 cho trẻ theo định kỳ.


sức khoẻ cho trẻ theo định viên y tế,
kỳ lần II, tổng hợp số liệu nhân viên
chính xác. Đề ra biện pháp tại tram y
đối với một số bệnh hay tế.
gặp trên trẻ.

- Cân đo sức khoẻ cho trẻ đợt - Phối kết hợp với giáo Nhân
IV và theo dõi sức khoẻ hàng viên để cân đo sức khoẻ viên y tế,
tháng những trẻ suy dinh 100% cho trẻ đợt IV, cập giáo viên
dưỡng, béo phì, thấp còi.

nhật số liệu vào phần mềm các lớp.
quản lý sức khoẻ nhanh
chóng, chính xác. Theo dõi
sức khoẻ trẻ suy dinh dưỡng,
béo phì, thấp còi hàng tháng.
Đưa ra chế độ dinh dưỡng
phù hợp đối với trẻ.

-Tiếp tục tuyên truyền - Tiếp tục đẩy mạnh công Nhân
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

10


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

giáo dục sức khoẻ, phòng tác phòng chống dịch bệnh. viên y tế

chống dịch bệnh, và các - Hướng dẫn giáo viên, phụ
bệnh thường gặp ở trẻ huynh và học sinh các biện
lứa tuổi mầm non : pháp phòng chống và cách
phòng chống bệnh về tai nhận biết các bệnh hay
– mũi - họng, Sốt phát mắc ở lứa tuổi mầm non
ban, sởi, thuỷ đậu,…
- Kiểm tra ,rà soát, loại - Hàng tháng kiểm tra cơ
bỏ và thay thế những loại số thuốc thực tế và cập
thuốc đã hết hạn trong nhật số lượng thuốc xuất
danh mục thuốc

nhập tồn thể hiện rõ trên sổ

- Đảm bảo công tác vệ -Kết hợp BCĐ tăng cường
sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra công tác thực hiện
không xảy ra ngộ độc an toàn vệ sinh thực phẩm Nhân
thức ăn trong nhà trường. trong tất cả các khâu giao viên y tế
nhận, sơ chế và chế biến
- Lập báo cáo hoạt động - Lập báo cáo hoạt động Nhân
công tác y tế học đường công tác y tế học đường viên y tế
năm học

trong năm và nêu rõ những cùng
kiến nghị, đề xuất. Rút BCĐ
kinh nghiệm

Kết quả đạt được:
- 100% trẻ an toàn, không có trường hợp ngộ độc nào xảy ra.
- Không có bệnh dịch nào xảy ra .
- Kết quả kiểm tra công tác y tế học đường của trung tâm y tế kết hợp

phòng giáo dục đạt tốt: 99/100điểm.
- Giảm được tỷ lệ suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi đầu năm (đợt I) so với
cuối năm (đợt IV).
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

11


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

- Giảm được tỷ lệ các bệnh đợt khám sức khoẻ đợt 1 (đầu năm) so với đợt
2 (cuối năm).
Bảng kết quả:
Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi so với đầu năm:
Đợt I - Tháng

Đợt IV - Tháng

09/2012

04/2013

Nội dung

Cân nặng

lệ so với
đợt I


Số trẻ

Tỉ lệ

Số trẻ

Tỉ lệ

277

100

319

100

Kênh BT

251

90.6

310

97.2

Kênh SDD

25


9

8

2.5

6.5

Kênh béo phì

1

0.4

1

0.3

0.1

Kênh BT

236

85.2

308

96.6


Kênh thấp còi

41

14.8

9

2.8

Tổng sô trẻ

Chiều cao

Giảm tỉ

(đầu

12

Tỉ lệ các bệnh của khám sức khoẻ đợt I giảm so với đợt II như sau :
Trẻ mắc các bệnh

Tổng số trẻ khám
Bệnh răng
Bệnh mắt
Bệnh TMH
Trần Thị Chung


Đợt I – Tháng
10/2012
Số trẻ
282
29
0
37

Tỉ lệ
100
10.2
0
13.1

Đợt II – Tháng 03/2013
Số trẻ
309
27
0
29

Tỉ lệ
100
8.7
0
9.4

1.5
3.7


Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

12


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

2. Áp dụng hiệu quả phần mềm quản lý trường mầm non vào công tác
quản lý theo dõi sức khoẻ trẻ.
- Phần mềm quản lý trường mầm non là một trong những phần mềm hỗ trợ
của công ty phần mềm Hanoisoft, được sử dụng trong ngành giáo dục. Và được
đưa vào sử dụng tại các cơ sở giáo dục huyện Thanh Trì vào năm 2009. Phần
mềm này hỗ trợ cho công tác thu chi, tính khẩu phần ăn và công tác quản lý sức
khoẻ trong trường mầm non khá hiêu quả. Nhưng nó lại không được sử dụng
rộng rãi tại các trường bởi nhiều lý do : Nhân viên y tế tại nhiều trường tuổi đời
còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, hạn chế về trình độ tin học. Nhưng bản thân tôi,
khi tiếp cận phẩn mềm này, đã nhận thấy : Đây là một phần mềm ứng dụng rất
hiệu quả, và rất dễ thực hiện, riêng về mảng quản lý theo dõi sức khoẻ trẻ. Bởi
nó giúp ta có được kết quả nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian.
Trước đây, tôi phải thực hiện toàn bộ các đầu sổ công tác y tế bằng tay.
Toàn bộ các số liệu cân đo của trẻ, cũng như biểu đồ đều được tính bằng tay,
khiến cho việc tổng hợp số liệu đôi khi bị thiếu xót, hoặc sai số. Đặc biệt là khi
thực hiện dóng kênh trên biểu đồ : Tôi phải thực hiện cho từng trẻ một, sau khi
xác định trẻ nằm ở điểm nào trên biểu đồ xong, phải dùng thước và bút để kẻ lại.
Công việc này đòi hỏi khá nhiều thời gian, và sai xót là không thể tránh khỏi.
Khi tôi bắt đầu nghiên cứu, và quyết định sử dụng phần mềm này, tôi cũng
rất băn khoăn bởi cho rằng sẽ rất rắc rối, phức tạp. Nhưng không thử thì không
thể biết được, sau nhiều ngày tìm tòi, học hỏi và đi đến kết quả đáng mong đợi
như ngày hôm nay. Tôi thực sự hài lòng về hiệu ứng mà nó mang lại.
Và dưới đây là cách sử dụng và kết quả nhanh chóng đạt được từ việc sử

dụng mục Quản lý sức khoẻ trong phần mềm Quản lý mầm non.
Cách sử dụng, và thực hiện mục quản lý sức khoẻ trong phần mềm quản
lý sức khoẻ như sau :
Bước 1 :

Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

13


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

- Cài đặt đĩa phần mềm quản lý (do đơn vị phần mềm cung cấp cho các
trường) Khi cài đặt có thể nhờ sự trợ giúp của đơn vị Phần mềm
Hanoisoft
- Sau khi cài đặt, phần mềm được lưu trong ổ C/My computer. Và được
xuất hiện biểu tượng tại màn hình Desktop
Bước 2 :
- Mở dữ liệu
- Tạo niên khoá năm học :
Chọn mục : 1. Hệ thống/1.3 Tạo mới dữ liệu
Ví dụ : Niên khoá 2012 - 2013
Bước 3 :
- Tạo Khối lớp :
Chọn mục : 2. Danh mục/ 2.1 Danh mục khối lớp/ 2.1 Danh mục lớp học.
Ví dụ : Mẫu giáo lớn, Mẫu giáo bé, Nhà trẻ,...
.Ví dụ : A1, A2, A3,.. hoặc C1, C2,... tai chính khối lớp đó
Bước 4 :

- Khi đã có đủ các lớp cần tạo : Ta bắt đầu đi vào lập hồ sơ học sinh :
- Vào mục 3. Quản lý học sinh/ 3.2 Hồ sơ học sinh
Bắt đầu nhập họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày nhập trường,...hết 1 lớp ta
nhấn phím F3 hoặc kích chuột nút cập nhất trên phần mềm. nhập nốt danh
sách học sinh tại các lớp còn lại.
Lưu ý : Đây là bước quan trọng : chỉ cần nhập 1 lần cho 1 học sinh và sử
dụng được vào tất cả các mảng khác trong mục quản lý sức khoẻ.
Ví dụ : Học sinh : Nguyễn Văn A sẽ có xuất hiện trong mảng : Theo dõi cân
đo, theo dõi biểu đồ, theo dõi tình trạng sức khoẻ trẻ, theo dõi trẻ
SDD,BP,TC nếu trẻ thuộc thể SDD,BP,TC,.....
Bước 5 :
- Sau khi thực hiện cân đo cho trẻ, có số liệu cân nặng, chiều cao của trẻ :
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

14


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

+ Ta vào mục : 6. Quản lý sức khoẻ/ 6.2 Sổ chiều cao, cân nặng/ Tạo đợt
cân, ngày cân
+ Danh sách trẻ ta đã có sẵn (đã tạo ở mục hồ sơ học sinh)
Ta chỉ cần nhập số liệu, sau đó cập nhật đợt cân đó. Cứ như vậy với tất cả
các lớp trong list
Kết quả cho việc sử dụng phần mềm quản lý sức khoẻ như sau :
( Có thể theo dõi, và so sách trên phần mềm, hoặc in thành văn bản, sổ sách)
+ Vào mục 6.5 Biểu đồ tăng trưởng của trẻ : Để xem biểu đồ của từng trẻ,
từng lớp, từng khối hay toàn trường, do ta lựa chọn cách thức xem.

+ Vào mục 6.8 Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ : Để xem kết quả cân
đo của từng lớp.
+ Vào mục 6.10 Theo dõi tình trạng sức khoẻ của trẻ : Để xem kết quả cân
đo của toàn trường
+ Vào mục 6.12 Theo dõi suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì : Để xem kết
quả tổng hợp những trẻ mắc SDD,BP,TC
* Tất cả các mục trên, đều in được ra như một dạng báo cáo tổng hợp hoặc
chi tiết, và cả biểu đồ của toàn bộ trẻ.

Một số hình ảnh sử dụng phần mềm quản lý sức khoẻ :

Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

15


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

16


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

Trần Thị Chung


Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

17


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

Kết quả đạt được:
- Chỉ nhập duy nhất 1 lần kết quả sau mỗi đợt cân của toàn bộ trẻ.
- Phần mềm tự kiết xuất ra các số liệu theo dạng báo cáo : Báo cáo cân đo
từng lớp, báo cáo cân đo từng khối, báo cáo cân đo toàn trường. (Thể
hiện rõ trẻ ở thể bình thường, trẻ ở thế SDD,BP,TC. Và tính tổng cũng
như %)
- Tất cả các dạng tổng hợp số liệu đều được trình bày một cách dễ nhìn, dễ
hiểu ràng, khoa học như một báo cáo số liệu trên Excel
- Phần mềm tự kiết xuất ra biểu đồ của từng trẻ rõ ràng, chính xác
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

18


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

- Tiện theo dõi, không cần mở nhiều sổ sách, tiết kiệm thời gian, có nhiều
thời gian trong việc theo dõi chăm sóc sức khoẻ trẻ hàng ngày, và đảm
bảo an toàn cho trẻ.
3. Thực hiện phác đồ sơ cấp cứu (Quy trình kỹ thuật) cho trẻ bằng hình

ảnh minh hoạ linh hoạt, dễ nhìn, dễ nhớ.
Phác đồ sơ cấp cứu hay còn gọi là quy trình kỹ thuật theo thuật ngữ ngành
y, là một trong những cách sử dụng hiệu quả khi tiến hành sơ cấp cứu bất cứ một
tình huống, sự cố nào xảy ra. Bởi khi xảy ra một sự cố, tình huống bất ngờ,
chúng ta thường hay mất bình tĩnh, và xử trí thiếu bước, kết quả là sẽ để xảy ra
sai xót, và hậu quả nghiêm trọng trong công tác sơ cấp cứu.
Trước đây, khi tôi mới bước chân vào ngành, đã có rất nhiều phác đồ sơ cấp
cứu phổ biến cho các tình huống cấp cứu như : Bỏng, điện giật, sốt co giật, Suy
hô hấp, Suy tuần hoàn,......Tất cả các phác đồ đó, đều được thể hiện các mặt giấy,
với cỡ chứ 13~14, và ghi các bước thực hiện trên đó. Những phác đồ này đều
được đặt ở bảng tuyên trưyền, phòng y tế,.... Nhưng để dễ nhìn, dễ đọc thì hơi
khó và không gây được sự chú ý của giáo viên, phụ huynh học sinh. Nhất là ở
môi trường mầm non các con mới chỉ biết nhận biết chữ, chứ chưa hề biết đọc.
Qua một thời gian làm việc, tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu cuối cùng tôi đưa
ra một phương pháp cho cách thể hiện và trình bày của những phác đồ sơ cấp
cứu này. Tôi sử dụng những hình ảnh minh hoạ sống động, linh hoạt từng bước
cho một tình huống sơ cấp cứu như : Cố định gãy xương, sơ cứu vết thương chảy
máu, vết thương phần mềm, Cấp cứu ép tim, thổi ngạt, hạ sốt cho trẻ sốt,....và
kết quả đã mang lại nhiều hơn những gì tôi mong đợi.
Dưới đây là một số phác đồ sơ cấp cứu được tôi thực hiện các bước bằng
những hình ảnh minh hoạ sống động, linh hoạt, dễ nhìn, dễ nhớ, trẻ có thể hiểu
một cách đơn giản
1. Hình ảnh các bước sơ cấp cứu cố định gãy xương
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

19



Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

Quy trình cố địch tạm thời gãy xương chi tiết (Đối với gãy xương kín
xương cẳng tay)
Mục đích :
- Giảm đau, phòng ngừa sốc.
- Giảm bớt nguy cơ gây thêm các thương tổn mạch máu, thần kinh, cơ,
da…

1 : Chuẩn bị dụng cụ : (Đông thời khẩn trương và gọi người trợ giúp, cấp cứu)
2 nẹp:
+ 1 nẹp dài từ nếp gấp khuỷu tay xuống bàn tay
+ 1 nẹp dài quá khuỷu tay đến quá bàn tay
- Băng vải
- Khăn tam giác hoặc gạc cuộn
- bông mỡ, gạc
2 : Tiến hành : ( nhẹ nhàng, chính xác tránh tổn thương thêm)
Bước 1 :
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

20


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

- Đưa trẻ đến nơi an toàn, động viên, dỗ dành trẻ
- Để cẳng tay trẻ vuông góc với cánh tay về phía trước mặt
Bước 2 :

- Đặt 1 nẹp phía trên từ nếp gấp khuỷu tay đến lòng bàn tay
- Đặt 1 nẹp phía dưới từ quá khuỷu tay đến quá bàn tay
Bước 3 :
- Lót bông mỡ vào các đầu nẹp, chỗ xương nhô ra
Bước 4 :
- Buộc 1 dây cố định trên ổ gãy
- Buộc 1 dây cố định dưới ổ gãy
- Thường xuyên quan sát sắc mặt trẻ
Bước 5 :
- Dùng khăn tam giác hoặc gạc cuộn buộc đỡ cẳng tay vuông góc với
thân, bàn tay cao hơn khuỷu và úp vào thân.
- Dùng giấy đỏ, hoặc vải đỏ kẹp vào trước ngực trẻ (Tình huống ưu tiên
cấp cứu số 2 sau cấp cứu đứt mạch máu khi đưa đến cơ sở y tế)
3. Đánh giá : Trẻ được cố định đúng quy trình, không tổn thương thêm và
đưa đến bệnh viện an toàn trong thời gian nhanh nhất.

Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

21


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

2. Hình ảnh các bước sơ cấp ép tim, thổi ngạt .

Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp


22


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

Để cấp cứu được trẻ tốt nhất là ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên tức
là trong vòng 1- 4 phút đầu tiên khi trẻ bị ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn
Cách tiến hành như sau:
Bước 1 :
- Đặt trẻ nằm trên 1 mặt phẳng , đồng thời gọi người trợ giúp, gọi cấp cứu
- Kiểm tra các dấu hiệu của việc ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp : Áp mặt
vào ngực trẻ, bắt động mạch cảnh (cổ), ...móc dị vật nếu có
Bước 2 :
- Ngửa mặt trẻ tối đa, 1 tay giữ cầm trẻ, ngón trỏ và ngón cái của bàn tay
còn lại bịt mũi trẻ, hốc bàn tay giữ ở đầu trẻ để miệng trẻ mở ra.
Bước 3 :
- Sử dụng phương pháp thổi ngạt miệng - miệng : 2 lần thổi hít thở sâu để
cung cấp được nhiều ôxy cho trẻ.
Bước 4 :
- Ép tim ngoài lồng ngực tiến hành ngay khi thổi ngạt xong.
+ Vị trí ép tim: một phần hai dưới xương ức hay một khoát ngón tay trên
mũi ức.
+ Đối với trẻ nhỏ dùng gót bàn tay của một tay ép lên vị trí ép tim
+ Đối với trẻ lớn dùng cả hai tay ép
+ Tần số ép tim 100 lần /phút. Phương pháp một người cấp cứu thì cứ 30
lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Nếu có 2 người cấp cứu thì 15 lần ép tim, 2 lần thổi
ngạt
- Trẻ có biểu hiện hô hấp, tuần hoàn trở lại, da không tím tái
- Lau khô, ủ ấm khẩn trương chuyển đến bệnh viện gần nhất. Trên đường đi

chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn.
3. Hình ảnh các bước hạ sốt tích cực cho trẻ

Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

23


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

Các bước hạ sốt tích cực cho trẻ (chi tiết):
Bước 1 : Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, tránh gió lùa.
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

24


Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp

Bước 2 : Cởi bớt quần áo (nếu là mùa đông), nới rộng quần áo. Đồng thời
động viên, dỗ dành trẻ
Bước 3 : Chuẩn bị dụng cụ, cặp nhiệt độ, kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ
Bước 4 : Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên :
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Ffferalgan 150mg dạng bột pha loãng
- Cho trẻ uống bổ sung oresol 5g pha 200ml nước nguội.
- Cho trẻ uống thêm nước nếu trẻ không uống được oresol

- Cho trẻ uống bằng thìa và dỗ cho trẻ uống càng nhiều càng tốt
Bước 5 : Cho trẻ nằm nghiêng đầu bên trái (tránh nôn) dùng 5 khăn nhúng
nước ấm và 1 khăn khô để chườm mát : 2 khăn chườm hố lách, 2 bẹn và 1 khăn
lau khắp người (tránh vùng ngực, lưng). Lặp đi lặp lại nhiều lần. Sau mỗi lần lau
chườm mát, lấy khăn khô lau lại, tránh nước nguội làm trẻ rét.
Bước 6 : Sau 15p cặp nhiệt độ, kiểm tra
nhiệt độ cơ thể trẻ :
+ Nếu trẻ hạ sốt dưới 38 độ : Cho trẻ nghỉ ngơi tại giường, cho trẻ ăn,
uống nước bổ sung. Theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể trẻ.
+ Nếu trẻ không hạ sốt, hạ sốt chậm : Tiếp tục chườm mát, động viên dỗ
dành trẻ. Đồng thời báo phụ huynh trẻ, đưa đến cơ quan y tế (nếu cần thiết)

Hình ảnh trẻ được hạ sốt tích cực
Trần Thị Chung

Trường mầm non B xã Tứ Hiệp

25


×