Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Skkn một số biện pháp chỉ đạo hướng dẫn giáo viên hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non b xã vạn phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.2 MB, 42 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON B XÃ VẠN PHÚC

Một số biện pháp chỉ đạo hướng dẫn giáo viên
hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn
tại trường mầm non B xã Vạn Phúc

NĂM HỌC: 2012 – 2013

Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

1


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu giáo dục trẻ em trở thành một quan điểm lớn của chủ tịch Hồ Chí
Minh, trẻ em là một trong những đối tượng được Bác quan tâm và giáo dục
nhiều nhất, liên tục nhất. Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân ái của dân
tộc: Chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc
của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Truyền thống ấy đã được thể
hiện trong văn hóa dân gian việt Nam: “Dạy con từ thủa còn thơ”, để sau này:


“Con hơn cha là nhà có phúc”. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc giáo dục trẻ
em vì trí tuệ, tính cách con người phụ thuộc rất lớn vào nội dung, phương pháp
hết giáo dục ở tuổi này.
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: Dân
giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng văn minh thì trước nhiệm vụ của
giáo dục phải đào tạo ra những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó
phải được phát triển toàn diện. Trong xã hộị hiện nay đã làm thay đổi được cuộc
sống con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục được nảy sinh. Bên cạnh những
tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực, gây hại cho con người đặc
biệt là trẻ em nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần
thiết để biết lựa chọn sống tích cực, không có năng lực để ứng phó, để vượt qua
những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ trở ngại rủi ro trong
cuộc sống. Do đó hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em
nói riêng đã trở thành nhiệm vụ quan trọng.
Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách,
cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống cho lành mạnh
và có ý nghĩa. Giúp trẻ hiểu biết những kiến thức về kỹ năng sống được cung
cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với
người khác, với xã hội, ứng phó trước những tình huống, học cách giao tiếp ứng
xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân
một cách tích cực, góp phần đào tạo con người mới với đầy đủ các mặt “ Đức,
trí, thể, mĩ”, “ Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Tuy nhiên giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ sao cho trẻ cảm nhận thấy gần gũi với cuộc
sống của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải bắt đầu từ định hướng và định hình cho trẻ
những hành vi tốt đẹp. Giáo dục kỹ năng cho trẻ từ cấp học mầm non, trẻ từ
dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu môi trường sống xung quanh như giọng nói của
người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ tất cả đều tác động
đến sự phát triển của trẻ, ở lứa tuổi này chỉ nên dạy cho trẻ những điều dễ nhớ,
dễ học, dễ hiểu tuyệt đối không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của cha

mẹ, cô giáo cũng như người lớn. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng
sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi nhận thấy việc hình
thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ tại trường tôi còn hạn chế chưa được
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

2


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

sâu sắc, tỉ mỉ, chưa có tiêu chí cụ thể, trình độ chuyên môn giáo viên còn non
kém, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Vì
vậy việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ phải tiến hành trong quá trình chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ, được tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động trong ngày là vô
cùng quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Nhận
thức được tầm quan trọng đó tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi các biện
pháp để giúp trẻ hình thành kỹ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất, do vậy tôi
đã mạnh dạn chọn đề tài:
“ Một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên giáo dục hình thành kỹ
năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non B xã vạn Phúc”. Để
nghiên cứu và thực hiện đề tài này thực nghiệm và áp dụng trên trẻ mẫu giáo lớn
lớp A1, A2, A3 thời gian từ tháng 8/2012 đến tháng 5/ 2013.
Với đề tài này tôi mong muốn trẻ đến trường không chỉ được học tri thức mà trẻ
còn được học hình thành nhân cách tốt để trở thành người có ích cho gia đình và
xã hội.
* Sáng kiến này nhằm đạt được mục đích:

- Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn.
Xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm hình thành và hoàn thiện
một số kỹ năng sống phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn.
- Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công việc hình thành
kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biểu hiện kỹ năng sống của trẻ khối mẫu giáo lớn trường mầm
non B xã Vạn Phúc.
* Phạm Vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu:
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của tất cả kỹ năng sống của trẻ mẫu
giáo lớn. Tiến hành áp dụng các biện pháp hình thành kỹ năng sống vào các lớp
A1, A2, A3.
- Tháng 8 năm 2012: Nghiên cứu và chọn đề tài SKKN
- Tháng 10,11,12 năm 2012: Xây dựng đề cương SKKN
- Tháng 1,2,3 năm 2013: Viết các biện pháp sáng kiến kinh nghiệm
- Tháng 4 năm 2013: hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.

Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

3


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Trong thời đại mới ngoài kiến thức mỗi chúng ta cần trang bị cho mình

những kỹ năng để càng hoàn thiện bản thân, phù hợp với sự phát triển của xã
hội. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung và trẻ lớp mẫu
giáo nói riêng cần: Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm
phát triển từ dễ đến khó, đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi. Thống nhất
giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng
bước hòa nhập vào cuộc sống, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em,
hài hòa giữa chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối,
khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ
em biết kính trọng, yêu mến lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, yêu quý anh,
chị, em, bạn bè, thật thà mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp ham
hiểu biết, thích đi học.
Mục tiêu của giáo dục mầm non đã được quy định điều I của luật giáo dục
là: Phấn đấu cho trẻ phát triển hài hòa, toàn diện cân đối về mọi mặt Thể chất,
đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động. Hình thành những cơ sở ban đầu của nhân
cách để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nhằm đạt được mục tiêu này người giáo viên
mầm non cần biết giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách khoa học. Vậy ta hiểu
kỹ năng sống là gì? “ Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi tích
cực, lành mạnh giúp bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống”.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tôi dựa vào 17 tiêu chí
sau: Hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng - Chăm sóc vệ sinh cá nhân Giữ an toàn cá nhân - Nhận thức về bản thân - Tự tin và tự trọng - Cảm nhận và
thể hiện cảm xúc - Thiết lập mối quan hệ tích cực với bạn và người lớn - Hợp
tác với người khác - Thích ứng trong quan hệ xã hội - Tôn trọng người khác Nghe hiểu lời nói - Sử dụng lời nói – Giao tiếp - Nhận thức về môi trường xã
hội - Nhận thức về môi trường tự nhiên - Nhận thức về nghệ thuật – Sáng tạo.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động một cách
nhẹ nhàng, cô giáo cần có định hướng có mục đích giáo dục để đưa vào dạy trẻ.
Tác động sư phạm của cô giáo luôn thay đổi, phù hợp với nhu cần phát triển của
trẻ có tình cảm, có hứng thú vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết
hòa nhập vào thế giới của trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là một
người bạn của trẻ, biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở
lôi cuốn thu hút trẻ, từ đó giúp trẻ những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đủ

điều kiện về thể lực, kiến thức, kỹ năng, hình thành và phát triển nhân cách tốt
cho trẻ mầm non.

Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

4


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

II. cơ sở thực tiễn:
1.1 Giới thiệu chung về trường:
Trường mầm non B Vạn Phúc nằm trên địa bàn xã Vạn Phúc, là một
xã thuộc phía nam huyện Thanh Trì, nằm trong đê, ven sông hồng.
Trường có một khu ở vị trí trung tâm thuộc thôn 3 của xã, khu vực dân
cư. Trường được xây dựng khang trang, rộng rãi, đồ dùng trang thiết bị cho việc
dạy và học tương đối đầy đủ. Được quan tâm rà soát bổ sung và sửa chữa hàng
năm nên điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ rất tốt.
- Thành tích đạt được: Năm 2010 nhà trường được công nhận là trường
chuẩn quốc gia cấp độ I. Nhiều năm liên tục được công nhận là:
- Trường tiên tiến cấp huyện
- Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh
- Công đoàn vững mạnh xuất sắc
- Đoàn thanh niên chi đoàn vững mạnh
- Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, phù hợp với từng độ tuổi.
Được bổ sung, sửa chữa hàng năm
- CBGV,NV trong nhà trường: 44 đ/c

- BGH: 3 đ/c; trình độ chuyên môn trên chuẩn ( 2 đ/c đại học, 1 đ/c cao
đẳng và đang học đại học)
- Giáo viên: 29 đồng chí trong đó: Đại học: 13 đ/c; cao đẳng: 4 đ/c
- Nhân viên: 12 đ/c: Đại học: 1 đ/c; cao đẳng:1 đ/c; trung cấp: 8 đ/c
( trong đó có 2 đ/c bảo vệ)
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Không qua ĐT
16 : 38 %

6: 14 %

21: 48%

- CBGV,NV trong nhà trường là một tập thể đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn
nhau. Đội ngũ CBGV,NV đa số tuổi đời còn rất trẻ nên sức khỏe tốt, ngày công
đảm bảo. rất năng nổ nhiệt tình trong công việc.
- Năm học 2012-2013 trường có 10 lớp với số trẻ là 430 trẻ, trong đó trẻ
mẫu giáo lớn có 122 trẻ. Trẻ đi học tương đối chuyên cần tỷ lệ chuyên cần toàn
trường trung bình đạt 90% trở lên
- Phụ huynh: Đa số phụ huynh làm nghề nông nghiệp. Nhưng sự phối kết
hợp trong việc học tập của trẻ với cô giáo và nhà trường tương đối tốt. Phụ
huynh đã có Sự quan tâm đến trẻ nhiều hơn so với những năm học trước. Công
tác XHH đối với nhà trường luôn được phụ huynh quan tâm và ủng hộ.
- Tất cả những điều kiện, yếu tố trên, thuận lợi cho nhà trường trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để có những biện
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

5



Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

pháp tích cực giáo dục trẻ tốt hơn sau mỗi một năm học, Nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học cho giáo viên và học sinh
- Ở năm học này tôi nhận thấy kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn chưa
được hình thành tốt các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc bản
thân, kỹ năng tôn trọng người khác…..kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp là kỹ
năng quan trọng nó là sự tổng hợp của nhiều kỹ năng như kỹ năng quan sát, lắng
nghe, hiểu lời nói…. Nhận thức mức độ cần thiết của việc hình thành kỹ năng
thể hiện văn hóa giao tiếp tôi đã đưa ra một số biện pháp và lựa chọn những hoạt
động phù hợp nhằm hình thành các kỹ năng này.
- Từ suy nghĩ của bản thân qua trao đổi tìm hiểu cán bộ, giáo viên trong
nhà trường tôi thấy đội ngũ giáo viên chưa nhiều kinh nghiệm về việc hình
thành kỹ năng sống cho trẻ. Chưa tìm được biện pháp tích cực để có những tác
động phù hợp hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Chương trình giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ trong nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có sự thống nhất về
nội dung dạy trẻ. Tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng cho trẻ qua 17 tiêu chí sau:
- Kỹ năng sống của trẻ đầu năm học 2012-2013
Kỹ năng sống

Lớp A1( 41 trẻ)

Lớp A2(40 trẻ)

Lớp A3(41 trẻ)


Đạt

Đạt

Đạt

Chưa đạt

Chưa đạt

Chưa đạt

N % N % N % N
1. Hiểu biết và chăm sóc sức 31 76 10 24 31 78 9
khỏe, dinh dưỡng
2. Chăm sóc vệ sinh cá nhân 33 80 8 20 33 82 7

% N % N
22 32 7 9
8
18 35 8 6
5
75 10 25 31 75 10

%
22

3. Giữ an toàn cá nhân


32 78 9

25

4. Nhận thức về bản thân

35 85 6

15

22 3
0
15 32 80 8

20 35 8 6 15
5
5. Tự tin và tự trọng
34 83 7 17 33 82 7 18 34 8 7 17
3
6. Cảm nhận và thể hiện 31 77 10 23 3 75 10 25 31 76 10 24
cảm xúc
0
7. Thiết lập mối quan hệ tích 31 75 10 20 29 73 11 27 31 76 10 24
cực với bạn và người lớn
8. Hợp tác với người khác
32 78 9 22 32 80 8 20 31 75 10 25
9.Thích ứng trong quan hệ 34 83 7 17 33 82 7 18 33 8 8 20
xã hội
0
10. Tôn trọng người khác

36 87 5 12 34 85 6 15 35 8 6 15
5
11.Nghe hiểu lời nói
32 78 9 22 3 75 10 25 31 75 10 25
0
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

6


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng
12.Sử dụng lời nói

Đỗ Mai

31 77 10 23 3 75 10 25 31 75
0
13.Giao tiếp
32 78 9 22 31 77 9 23 31 75
14.Nhận thức về môi trường 33 80 8 20 31 78 9 22 33 8
xã hội
0
15. Nhận thức về môi 34 83 7 17 31 78 9 22 33 8
trường tự nhiên
0
16. Nhận thức về nghệ thuật 34 83 7 17 32 80 8 20 34 8
3
17. Sáng tạo
35 85 6 15 34 85 6 15 33 8

0

10 25
10 25
8 20
8

20

7

17

8

17

- Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một
số thuận lợi, khó khăn như sau:
2/ thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh đạo sát xao kịp thời của UBND huyện, Phòng
GD& ĐT huyện thanh trì, sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền địa phương
xây dựng Trường học khang trang rộng rãi.
- Hệ thống trường lớp hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học tập và
tham gia các hoạt động.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên hết sức tâm huyết với nghề, đã có
những chuyển biến tốt về mặt nhận thức, về trách nhiệm trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn. Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ.
- Mặc dù kỹ năng sống chưa là một yêu cầu bắt buộc trong nội dung giáo
dục trẻ ở trường mầm non. Tuy nhiên từ cán bộ quản lý, giáo viên đều nhận thấy

hình thành kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện
được, hiện nay nhu cầu kỹ năng sống cho trẻ trong đó có trẻ mầm non đã được
phụ huynh quan tâm hơn, dấu hiệu này là điều kiện thuận lợi để giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ trong nhà trường.
3/ Khó khăn:
Mặc dù có những thuận lợi cơ bản, tuy nhiên trong quá trình thực hiện
chuyên đề “ Hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn” tại
trường vẫn có những khó khăn:
- Kỹ năng sống của trẻ chưa được hình thành như: kỹ năng thể hiện văn
hóa giao tiếp, kỹ năng chăm sóc bản thân…
- Giáo viên còn lung túng trong việc xây dựng những biện pháp tác động
sư phạm và những phương pháp cụ thể để hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
- Giáo viên chưa được tập huấn nội dung giáo dục kỹ năng sống cũng như
các phương pháp để truyền đạt nội dung kỹ năng.
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

7


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

- Nhà trường triển khai giáo dục kỹ năng sống còn chưa thống nhất, chủ
yếu là giáo viên tự tiến hành lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày vì vậy
dẫn đến sự chưa thống nhất trong đánh giá kỹ năng sống cho trẻ.
- Còn nhiều phụ huynh luôn nghĩ con mình còn bé nên các cô phải chăm
sóc, phục vụ trẻ là chính. Trẻ chưa biết gì? Sẽ không làm được gì? Từ đó sự
phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh còn hạn chế. Chính vì vậy mà trẻ không

có tính tự lập mà hoàn toàn dựa vào cô giáo và cha mẹ.
- Từ những thuận lợi, khó khăn trên tôi đã tiến hành xây dựng những biện
pháp để khắc phục. Nhằm hình thành “kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn.”
III. Các biện pháp:
1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5
tuổi
Xây dựng kế hoạch là việc không thể thiếu được trong quá trình chỉ đạo
hướng dẫn giáo viên hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nó là nội dung,
phương pháp giúp giáo viên xác định được mục tiêu dạy trẻ kỹ năng sống. Nếu
chúng ta xây dựng kế hoạch chi tiết, đầy đủ các nội dung, phù hợp với nhận thức
của trẻ sẽ tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, sáng tạo dưới nhiều
hình thức đa dạng. Giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải
pháp khác nhau. Nội dung giáo dục xuất phát từ nhận thức của trẻ. Xác định
được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, nội dung hình thành kỹ năng
sống cho trẻ, Tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch như sau:
Kế hoạch chỉ đạo hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn
năm học 2012- 2013
Thời gian thực hiện
Kỹ năng dạy trẻ
- Biết hoạt động của bản thân trẻ trong sinh hoạt hàng
Tháng: 9=>10
ngày có lợi cho sức khỏe, sự lớn lên và phát triển của cơ
Chủ đề: trường mầm thể
non
- Biết che miệng khi ho, hắt hơi ngáp
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ
sinh và khi tay bẩn. Đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ
- Nhận biết không tự ý sử vật đồ vật nguy hiểm( dao,
đinh, kim tiêm, ổ điện, bật lửa..)
- Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm

- Biết mình là trai hay gái và có ứng xử phù hợp
- Chấp nhận và cố gắng thực hiện công việc được giao
- Biết an ủi và chia vui người thân và bạn bè
- Dễ hòa đồng các bạn trong nhóm chơi
- Biết lắng nghe ý kiến của bạn
- Không nói tục chửi bậy
- Kể được tên 4 nhóm thực phẩm
- Có thói quen rửa mặt, đánh răng hàng ngày
Tháng 10=>11
- Không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được
Chủ
đề:
Gia
đình
8
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Tháng 11=>12
Chủ đề: nghề nghiệp

Đỗ Mai

người thân cho phép
- Nói được họ và tên, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại tên
bố, mẹ của mình
X

- Bộc lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận……
- Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn.
- Biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn
- Có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn,
cảm ơn, xin lỗi
- trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, biết sử dụng một số từ:
chào, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi….
- Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp
- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ
nét mặt, ánh mắt phù hợp
- Biết được công dụng chất liệu của các đồ dùng thông
thường trong sinh hoạt hàng ngày
Biết một số hành vi ăn uống có hại cho sức khỏe( thức ăn
ôi thiu, không hợp vệ sinh)
- Nói được khả năng của bản thân
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân
- Hài lòng khi hoàn thành công việc
- Nhận biết trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận của
người khác
- Sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn
- Chấp nhận sự phân công của nhóm
- Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác
- Biết sử dụng lời nói để thỏa thuận, trao đổi.
- Nói được nghề nghiệp và nơi làm việc của bố mẹ
- Biết đề xuất những trò chơi, hoạt động sở thích của cá
nhân
- Chủ động và độc lập trong một số hoạt động đơn giản
( vệ sinh cá nhân…..)
- Biết được một số hành vi đúng sai của con người đối với

môi trường
- Nói được khả năng, sở thích của người khác
- Hiểu và đáp lại lời nói của người khác
- Hiểu nghĩa của một số từ chỉ sự vật hiện tượng đơn giản
( đồ vật, vật nuôi….)
- Biết khởi động một cuộc trò chuyện bằng các cách khác
nhau.

Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

9


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Tháng 1=>2
Chủ đề: tết và mùa
xuân

Tháng 2=>3
Chủ đề: Thực vật

Tháng 3=>4
Chủ đề: Phương tiện
và quy định về giao
thông

Tháng 4
Chủ đề: nước và các

hiện tượng tự nhiên

Đỗ Mai

- Chia nhóm cây cối, con vật và đặt tên theo đặc điểm
chung
- Biết chọn quần áo phù hợp với thời tiết
- Quan tâm, thích thú đối với các hiện tượng trong thiên
nhiên( đời sống của thực vật, ĐV.)
- Chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm và đồ chơi với bạn
- Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình( về sở
thích, nhu cầu..)
- Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động tính chất và biểu
cảm trong sinh hoạt hàng ngày.
-Thích chăm sóc cây cối, con vật
- Thiết lập mối quan hệ có nhóm bạn chơi thường xuyên
- sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác
- Biết được hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng
đến người khác như thế nào?
- Nhận ra sự không công bằng trong nhóm bạn và biết
cách tạo lại sự công bằng.
- Phân biệt được sắc thái của lời nói khi vui, buồn, tức,
giận, ngạc nhiên, sợ hãi.
- Biết thứ tự các giai đoạn phát triển cơ bản của cây
- Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định biển
báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm
- Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn
cảnh
- Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp: câu đơn,
câu ghép, câu hỏi…

- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ
- Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo đúng trình tự
- Cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực ( ăn vạ, gào
khóc, ném đồ chơi…)
- Tuân theo thứ tự luân phiên khi tham gia vào các hoạt
động
- Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày
(không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm điện nước….)
- Biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện thảo luận
( không nói leo, không ngắt lời người khác)
- Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong
năm
- Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra
- Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến
một số món ăn, thức uống

Tháng 5
Chủ đề: Quê hươngBác Hồ- trường tiểu
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

10


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

- Sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật
- Làm quen một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống

( nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm….)
- Kể một số sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe
hiểu được
- Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống
( điểm vui chơi, trường học, chợ..)
- Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn
- Lời bày tỏ được cảm xúc hoặc nhu cầu, ý nghĩ và kinh
nghiệm của bản thân
- Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp
- Nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên và đưa ra các biện pháp phù
hợp để dạy trẻ hình thành kỹ năng sống. Dạy kỹ năng sống cho trẻ không chỉ
hiểu biết về mặt kiến thức mà còn thực hành các kỹ năng đó được thể hiện trong
cuộc sống hàng ngày. Tạo cơ hội cho trẻ thực hành, trải nghiệm các kỹ năng, thì
mới thay đổi nhận thức hình thành tình cảm và hành vi của trẻ.
- Phát huy tính chủ động tích cực sáng tạo của cán bộ, giáo viên trong
việc dạy trẻ kỹ năng sống và luôn tôn trọng nhân cách của trẻ
* Kết quả: Nhà trường đã đánh giá rất cao về tính hiệu quả của bản kế
hoạch. Giáo viên nhận thấy các nội dung được thực hiện trong các chủ đề rõ
ràng, đầy đủ phù hợp với nhận thức của trẻ, vì vậy thực hiện rất chi tiết, lần lượt
theo thời gian, không bỏ sót các tiêu chí hình thành cho trẻ, chỉ đạo và định
hướng cho giáo viên đi đến thành công.
2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
Các cô giáo là người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, nên hơn ai hết cô phải là
người ham hiểu sâu sắc nội dung giáo dục kỹ năng.
- Xã hội ngày càng phát triển muốn cho trẻ nhận thức được với cuộc sống
muôn hình, muôn vẻ. Cô giáo cần phải có kỹ năng, kỹ năng thường xuyên thay
đổi.
- Kiến thức cô được bồi dưỡng trong một quá trình đào tạo không đủ. Cho
nên giáo viên cần phải được bồi dưỡng thường xuyên, năm nào cũng được bồi
dưỡng

- Ngoài yếu tố phương pháp giáo dục kỹ năng sống, giáo viên là những
người giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ , bởi vậy hơn ai hết giáo viên phải là
những người có kỹ năng sống có tấm gương tốt về những kỹ năng của mình. Để
cho trẻ làm theo những kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cô giáo.
- Hiện nay nhiều giáo viên trong cách ứng xử của mình với trẻ cũng còn
nhiều vấn đề quan tâm, nhiều giáo viên chủ yếu dùng mệnh lệnh để giao tiếp với
trẻ. Bên cạnh đó nhiều giáo viên vẫn chưa giao tiếp thật gần gũi thân thiện với
trẻ.
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

11


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

- Nội dung cần bồi dưỡng: Cô giáo phải nắm vững 17 tiêu chí về kỹ năng
sống cần giáo dục cho trẻ.
- Thiết kế nội dung chương trình, làm đồ dùng phù hợp để giáo dục trẻ kỹ
năng sống.
- Cần chuẩn bị các nội dung giáo dục kỹ năng sống có sự định hướng
thống nhất theo tiêu chuẩn chung trong toàn trường.
- Trường tôi đã đi đến thống nhất về những kỹ năng cần có cho trẻ, để
thống nhất bộ chuẩn này tôi làm như sau:
+ Thứ nhất: Phải thống nhất kỹ năng sống cần có ở trẻ.
+ Thứ hai: Xác định những tiêu chí cụ thể để hình thành kỹ năng sống.
+ Thứ ba: Cần xác định phương pháp đánh giá mức độ hình thành kỹ
năng ở trẻ sau mỗi bài dạy, sau mỗi chủ đề.

Ví dụ: Trò chơi: “Bác công nhân trên bến cảng” chủ đề “nghề nghiệp”
+ Mục đích: Rèn luyện kỹ năng đi thăng bằng. Rèn sự phối hợp khéo léo
trong vận động. Trẻ biết cách chơi, hứng thú tham gia trò chơi.
+ Chuẩn Bị: Một số hộp giấy, bìa cát tông kích thước:15x12cm. Bên
trong đựng 1,2 túi cát trọng lượng khoảng 0,3 kg. Một số túi cát nhỏ, ghế thể
dục, làm một chỗ tượng trưng là bến tàu và một chỗ tượng trưng là kho để hàng
( Hàng là túi cát và hộp giấy).
+ Tiến hành: Cách chơi: Đặt ghế thể dục cách “ Bến tàu” khoảng 2m. “
Kho để hàng” cách ghế thể dục khoảng 2-3m. Trẻ đứng thành hàng ngang. Lần
lượt từng trẻ lên thực hiện: đi đến “ Bến tàu” bê một hộp bằng 2 tay đưa lên cao
trên vai ( giống như bác công nhân khuân vác) hoặc lấy một túi cát đặt lên đầu
rồi đi tới ghế thể dục ( tượng trưng làm cầu), bước lên ghế đi rồi bước xuống,
mang “ hàng” để vào chỗ quy định làm “ kho hàng”. Khi đi trên ghế, nếu trẻ bê
hộp thì một tay giữ hộp còn một tay giơ sang ngang để giữ thăng bằng.
+ Cô phổ biến cách chơi, luật chơi, cô chơi mẫu cho trẻ quan sát 1-2 lần
+ Trẻ chơi: Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi đúng luật.
+ Mỗi trẻ được chơi 2-3 lần có thể tiến hành trong lớp hoặc ngoài sân.
+ Giáo dục: Trẻ đoàn kết trong khi chơi, biết cố gắng hoàn thành tốt công
việc được giao. Biết cất, lấy đồ chơi đúng quy định
- Phương pháp dạy trẻ: Cô giáo cần phải tạo điều kiện cho trẻ được trải
nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng
qua các phương pháp
+ Phương pháp học qua trải nghiệm.
+ Phương pháp giáo dục bằng trò chơi.
+ Phương pháp động não tư duy
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
+ Phương pháp đóng vai.
- Hình thức bồi dưỡng: Tổ chức các tiết kiến tập bồi dưỡng chuyên đề.
Lồng ghép các tiết dạy, hoạt động hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở các lớp. chỉ
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc


12


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

đạo giáo viên tham gia các buổi họp chuyên môn vào ( tuần 2, tuần 4 hàng
tháng).
- Tham gia đầy đủ các buổi kiến tập chuyên đề do phòngGD&ĐT huyện
tổ chức, xây dựng các tiết kiến tập tại các lớp điểm để 100% giáo viên được học
tập
- Đọc các tập san, mua tập san đầy đủ để cải tiến nội dung sinh hoạt
chuyên môn của các lớp, khối lớp. Qua các buổi họp chuyên môn tôi cùng giáo
viên thống nhất lựa chọn các nội dung giáo dục kỹ năng cho trẻ dựa vào nội
dung kế hoạch đầu năm tôi đã xây dựng và dựa vào nhận thức, kỹ năng của trẻ
thực tế ở các lớp.
- Qua các buổi họp chuyên môn giáo viên đưa ra các tình huống được
phân tích, các trải nghiệm, qua làm việc nhóm, thảo luận. Tự rút ra cho mình
những bài học hoặc biết cách tự giải quyết trong một tình huống sắm vai, đóng
kịch xã hội, phim, tranh ảnh, câu chuyện… Từ đó sẽ hình thành được kỹ năng
cho trẻ
- Toàn thể giáo viên trong tổ đều đi đến thống nhất các nội dung dạy kỹ
năng cho trẻ, chuẩn bị đồ dùng cho các hoạt động phù hợp, hình thức tiến hành
linh hoạt, sáng tạo. Xác định đúng loại tiết, hoạt động để thực hiện đúng phương
pháp dạy trẻ.
- Tổ chức các buổi tham quan, giao lưu, học tập các trường bạn trong
huyện. Hướng dẫn giáo viên đọc tài liệu sách báo tham khảo và cập nhật tìm

kiếm tài liệu về kỹ năng sống cho trẻ trên mạng
- Tự đọc tài liệu nghiên cứu cho bản thân, đem trao đổi tọa đàm ở các
buổi tọa đàm chuyên môn. Các cô đưa ra các ý kiến, đưa chuyên môn thống
nhất.
- Để đánh giá chuẩn kỹ năng sống cho trẻ. Trường tôi đã dựa vào chuẩn
đánh giá về sự phát triển của trẻ 5 tuổi. Vì nội dung kỹ năng sống của trẻ thực
chất cũng dựa trên 5 mặt giáo dục hiện nay đang thực hiện trong các trường
mầm non. Đó là phát triển cho trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm
quan hệ xã hội, thẩm mỹ.
Ví dụ: “Họp chuyên môn khối”: Thành phần dự: phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn, Tổ trưởng của khối, các thành viên trong khối.
+ Nội dung họp: Chủ đề đang thực hiện ( chủ đề gia đình) thống nhất từ
kế hoạch tuần cho đến các tiết học trong chủ đề của từng môn học, từng hoạt
động trong ngày của trẻ.
+ Kế hoạch tuần : Hoạt động đón trẻ:Trò chuyện với trẻ về “đồ dùng
trong gia đình” qua đó rèn kỹ năng cho trẻ về cách bảo quản và sử dụng đồ
dùng.
+ Hoạt động học: Đồ dùng phù hợp với chủ đề, như tiết HĐKP: chuẩn bị
đồ dùng để phục vụ ăn: các loại bát, đĩa bằng các chất liệu khác nhau. Qua tiết
học trẻ biết chất liệu của đồ dùng từ đó có kỹ năng sử dụng đồ dùng đúng cách,
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

13


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai


tránh rơi vỡ. Trẻ biết sản phẩm có được nhờ bàn tay công sức của các bác công
nhân, biết yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sản phẩm. Giáo dục kỹ năng tôn trọng
người khác cho trẻ.
+ Hoạt động vui chơi: Chọn chủ đề cho các góc chơi: “xây ngôi nhà thân
yêu của bé”, bác sỹ chăm sóc sức khỏe gia đình, văn học: trẻ đọc thơ “ Mẹ của
em”… ở các trò chơi này dạy trẻ hình thành kỹ năng hợp tác, chia sẻ. thực hiện
tốt công việc được phân công.

Hình ảnh tiết kiến tập, họp chuyên môn
- Giáo viên hiểu tốt về tâm lý của trẻ: Giáo viên ngoài tâm lý yêu trẻ, tôn
trọng trẻ lại cần có kiến thức tâm lý lứa tuổi, cũng cần có khả năng sinh hoạt,
hát, múa, để tạo không khí sinh động, vui tươi, hòa đồng làm nên sức hút thật
mạnh mẽ.
- Giáo viên phải tạo tâm lý dân chủ thoải mái, có những tác động kịp thời
khi trẻ chưa thể đưa ra ý kiến.Tạo không khí tranh luận sôi nổi để trẻ biết cách
chấp nhận hoặc không chấp nhận ý kiến khác biệt.
- Cách phản hồi của giáo viên cũng rất quan trọng, giáo viên hạn chế chê
trẻ hoặc phủ nhận câu nói của trẻ. Có thể câu trả lời chưa đúng trọng tâm thì
cũng hãy tìm ra yếu tố tích cực để động viên trẻ cố gắng tiếp tục suy nghĩ.
- Để giáo viên hiểu tốt tâm lý của trẻ tôi tổ chức các buổi họp chuyên môn
trong đó đưa ra những bài tập trắc nghiệm về các tình huống tâm lý của trẻ giáo
viên sẽ xử lý tình huống đó theo suy nghĩ, kiến thức của mình, sau đó tôi tập hợp
kết quả cùng giáo viên kết luận đưa ra tình huống, biện pháp tốt nhất để áp
dụng.
- Bên cạnh đó tôi xây dựng các tiết kiến tập chuyên đề mục đích yêu cầu
chính đưa ra, giáo viên phải xử lý tốt các tình huống sư phạm, động viên trẻ tích
cực tham gia vào các hoạt động một cách thoải mái không bị gò ép
-Tài liệu, giáo trình cho giáo viên:
Hiện nay những giáo trình chính thức để dạy cho trẻ kỹ năng sống trong
các trường mầm non hầu như chưa có. Điều này là một khó khăn cho giáo viên

hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy nhu cầu về tài liệu chính thức về môn
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

14


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

học này là cần thiết để giúp giáo viên, phụ huynh hiểu thấu đáo và chính xác
hơn về dạy kỹ năng cho trẻ.
- Hiểu được điều đó tôi đã phối hợp trực tiếp với giáo viên để xây dựng kế
hoạch hoạt động, thiết kế giáo án cụ thể từng tiết học, từng hoạt động để đưa vào
dạy trẻ. Bên cạnh đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất với hiệu trưởng bổ sung tài
liệu nghiên cứu, sách báo cho giáo viên, tài liệu có nội dung sát thực về việc
hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
* Kết Quả: Giáo viên đã xác định được mục tiêu dạy trẻ kỹ năng sống. Có
những phương pháp giảng dạy chủ động, sáng tạo nghĩa là các tình huống được
phân tích, các trải nghiệm, qua làm việc theo tổ, nhóm, bàn luận rút ra những bài
học. Toàn trường đã thống nhất được nội dung, đánh giá giáo dục trẻ.
- Giáo viên đã có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu
thông tin cho môn học này. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể để hướng
dẫn chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề này và đã bổ sung được 7 đầu sách:
….. đăng ký tập san cho giáo viên nghiên cứu tham khảo.
3. Biện pháp 3: xây dựng lớp điểm tại khối mẫu giáo lớn
Trong qúa trình nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo
lớn trường mầm non B Vạn phúc. Tôi nhận thấy trong những kỹ năng sống mà
trẻ chưa được hình thành như: Kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp, kỹ năng

chăm sóc bản thân, kỹ năng tôn trọng người khác…Nhận thấy mức độ cần thiết
của việc hình thành các kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn. Tôi nghiên cứu đề ra
một số biện pháp và lựa chọn phù hợp nhằm hình thành các kỹ năng cho trẻ.
Muốn dạy các kỹ năng cho trẻ cô giáo là người có sự khá tốt về tâm lý
của trẻ, tuy nhiên nếu sĩ số của lớp học còn khá đông và điều này cũng ảnh
hưởng đến việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ:
Với quan niệm cho rằng, kỹ năng sống là kỹ năng mà trẻ có được để tham
gia vào cuộc sống. Chúng ta đã cho rằng những kỹ năng sống của trẻ được thể
hiện trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ. Từ hoạt động chăm sóc đến
giáo dục.
Tôi đã tiến hành chỉ đạo hướng dẫn giáo viên thực hiện tại một lớp điểm
A2 của khối mẫu giáo lớn về nội dung giáo dục hình thành kỹ năng sống cho
trẻ. Từ lớp điểm đó Tôi triển khai nhân rộng ra toàn khối theo các kế hoạch, nội
dung đã thống nhất.
* Dạy trẻ kỹ năng chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng:
- Với kỹ năng hiểu biết chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng. Tôi đưa các tiêu
chí vào dạy như sau: Trẻ biết những hoạt động hàng ngày như đánh răng, rửa
mặt.. là giúp cho trẻ vệ sinh sạch sẽ giữ gìn cho cơ thể khỏe mạnh, trẻ đã kể
được những món ăn hàng ngày trong bữa cơm gia đình. Nói được những món ăn
mà mình ưa thích. Đồng thời trẻ cũng biết những hành vi có hại cho sức khỏe.
Như đồ ôi thiu ăn vào sẽ bị đau bụng.
- Qua đó cô giáo đã chú ý đến việc dạy trẻ nhận biết các thức nên ăn và
không nên ăn qua các trò chơi giáo dục dinh dưỡng
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

15


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng


Đỗ Mai

- Ví dụ: Trò chơi: “Bé thích ăn gì” Chủ đề: thế giới thực vật; Đề tài:
KPKH: “ Một số loại quả”
- Mục đích: Trẻ nói nhanh những quả mà trẻ muốn ăn và biết phân biệt
những thức ăn được, những quả không ăn được.
- Chuẩn bị: Tranh lô tô dinh dưỡng, vật thật, đồ chơi bằng nhựa các con
vật, rau, củ quả. Một số thứ không ăn được như: quả táo, quả ổi bị dập nát, quả
còn xanh
- Tiến hành:
- Cách 1: Cô phổ biến cách chơi luật chơi. Cô tổ chức cho trẻ đi tham
quan các quầy hàng bán các loại quả. Có các loại quả còn tươi, quả héo úng, quả
xanh. Trẻ sẽ trả lời theo câu hỏi của cô, của bạn. Về các loại quả ăn được và các
loại không ăn được: “ con thích ăn quả gì?” Trẻ trả lời “ con thích ăn đu đủ”
Tay sẽ cầm quả đu đủ, hoặc trẻ cầm quả lê, táo…hoặc không nên ăn quả như
thế nào? Trẻ trả lời:” “quả bị dập nát, úng, thối” và chỉ tay vào những loại quả
đó.
- Cách 2: Cho trẻ đứng thành vòng tròn cô bày một số loại quả xung
quanh vòng tròn. Trẻ nào chơi đứng giữa vòng tròn. Trẻ ngoài vòng tròn nói
- “ Tôi thích ăn quả táo này” trẻ trong vòng tròn nói: ” “Quả này không ăn
được, bởi quả lê nó đã bị dập nát, ăn sẽ bị đau bụng”
- Hoặc trẻ khác nói: “ Tôi muốn ăn loại quả dùng để đồ xôi, nó màu đỏ,
ăn vào sáng mắt” Trẻ đứng trong vòng tròn chỉ tay vào quả gấc nói to: “ Quả
gấc.
- Nếu trẻ trong vòng tròn chỉ không đúng một lần, trẻ khác sẽ được chơi.
Sau 1-2 trẻ chơi cô thay đổi, thêm một số loại quả khác cho trò chơi phong phú
và hấp dẫn.
- Kết thúc: Cô giáo dục trẻ: hãy lựa chọn cho mình những thức ăn tốt cho
sức khỏe, sáng suốt chọn lựa phân biệt được những thức ăn nên ăn và không nên

ăn.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

16


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

Các bé hứng thú tham gia trò chơi

Bé đang tham gia trò chơi “ Bé thích ăn gì”
* Dạy trẻ kỹ năng giữ an toàn cá nhân: ở kỹ năng này trẻ phải biết tự
bảo vệ mình, biết kêu cứu trong trường hợp nguy hiểm. Biết một số biển báo
giao thông, biển báo nguy hiểm, đường một chiều, lối đi dành cho người đi bộ
và nhận ra ý nghĩa của các biển báo đó.
Trong kỹ năng giữ an toàn cá nhân trẻ biết không được tự lấy sử dụng sử dụng
những đồ vật nguy hiểm.
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

17


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng


Đỗ Mai

Ví dụ: Dạy trẻ cách sử dụng kéo ( Chủ đề trường mầm non)
- Mục đích: Trẻ nhận biết cấu tạo của kéo và biết cách cầm sử dụng. Biết
kéo dùng làm thủ công, cắt dán tranh ảnh, cắt tỉa hoa…
- Chuẩn bị: Kéo đĩa đựng, khăn lau giấy, lá, vải, hoa
- Tiến hành: - Nhận biết cấu tạo của kéo và biết cách cầm và sử dụng:
+ Cô cho trẻ xem một đoạn video hình ảnh về cô giáo, cha mẹ trẻ đang cắt
tỉa hoa
+ trẻ nhận xét cách sử dụng và nói về cách sử dụng kéo mà trẻ biết
+ Cô làm mẫu 3 lần ( Phân tích lần 2,3) Co ngón trỏ vào ngón giữa bàn
tay vào lỗ trong phía chuôi kéo nhẹ nhàng đưa lưỡi kéo cắt lên giấy, lá hoặc vải.
Những thứ được cắt phải được cầm ở các ngón tay thật chắc, tuy nhiên để cách
1cm giữa tay với đầu mũi kéo.
+ Trẻ nhắc lại cách làm:
+ Cô cho trẻ thực hiện cách sử dụng bằng động tác mô phỏng.
+ Cho trẻ Thực hiện theo nhóm cô trực tiếp hướng dẫn cho trẻ ở từng
nhóm. thử lần đầu cô cho trẻ sử dụng đồ dùng bằng nhựa. Khi trẻ đã có những
thao tác đúng, có kỹ năng sử dụng cô cho trẻ sử dụng kéo bằng vật thật
- Giáo dục: Không được tự ý sử dụng kéo, khi chưa có sự hướng dẫn của
cô giáo và cha mẹ. Không cầm kéo cho vào miệng, dọa bạn, đâm chọc xuống
bàn. Khi làm, chơi xong biết cất kéo đúng nơi quy định
* Nhận xét: khen ngợi tuyên dương trẻ

Bé đang học kỹ năng sử dụng kéo

Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

18



Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

Bé đang làm thao tác kỹ năng sử dụng kéo
* Kỹ năng nhận thức bản thân: Yêu cầu trẻ biết được họ tên của cha mẹ mình,
trẻ nhớ địa chỉ nhớ số nhà, số điện thoại của gia đình, cũng trong kỹ năng này trẻ
đều biết về giới tính của mình và nhận thức một cách rõ rằng mình có thể làm
được gì? và không làm được gì? Như khi trẻ đi học về thấy trong nhà có khách
trẻ biết lấy nước mời hoặc trẻ biết giúp mẹ quét nhà.Trẻ biết đề xuất những trò
chơi và hoạt động thể hiện sở thích cá nhân
Ví dụ: Trong giờ chơi theo ý thích ( Chủ đề nghề Nghiệp)
- Mục đích: Trẻ biết chơi theo ý thích của mình, tự suy nghĩ, sáng tạo đưa
ra các trò chơi. Biết phối hợp các bạn cùng chơi. Biết tạo ra các sản phẩm trong
quá trình chơi.
- Chuẩn bị: Đồ chơi cho trẻ: khối hộp, lắp ghép, hột hạt, lá khô,len, phấn,
màu nước…
- Tiến hành: Cô trò chuyện với trẻ về ý thích của trẻ: Con thích trò chơi gì?
- Chơi như thế nào? Khi làm ra sản phẩm con sẽ sử dụng sản phẩm đó
như thế nào?
- Quá trình chơi: Cô bao quát khơi gợi để giúp trẻ sáng tạo hơn trong khi
chơi.
- Kết thúc: Cô cho trẻ trình bày về kết quả chơi của trẻ.
- Cô chốt lại: tuyên dương khen ngợi trẻ.

Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

19



Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

Các bé đang chơi tự chọn
* Kỹ năng tự tin và tự trọng: Với trẻ những công việc như giúp cô dọn bàn ăn
trước và sau khi ăn, chuẩn bị đồ dùng và cất đồ chơi trước và sau giờ học… Đó
là những công việc cô dạy trẻ và trẻ thực hiện được. Công việc được giao trẻ
biết chấp nhận và cố gắng thực hiện công việc được giao và hài lòng khi hoàn
thành công việc. Trẻ biết chủ động và độc lập trong một số việc đơn giản hằng
ngày ( vệ sinh cá nhân, chuẩn bị cho giờ học, trực nhật lớp….) Ngoài ra trẻ biết
mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân trẻ
Ví dụ: Trực nhật lớp: “Bé làm trực nhật” Chủ đề: trường mầm non
- Mục đích: Phát triển tính tự lực, kỹ năng sử dụng công cụ lao động, ý
thức gọn gàng, ngăn nắp, hợp tác cùng bạn.
- Chuẩn bị: Khăn lau, chổi, xẻng hốt rác, xô, chậu…
- Tiến hành: thảo luận về công việc trực nhật của lớp, tổ, nhóm, cá nhân
+ Cô chốt lại ý kiến của trẻ
+ Mời 2-3 trẻ thực hành mẫu=> Trẻ nhận xét về các thao tác bạn làm
- Cô cho trẻ hát: “ cất đồ chơi nhanh tay bạn nhé!”
- Thực hành: Vệ sinh lớp học: cất đồ chơi, đồ dùng; gom rác, lau bàn ghế…
- Cô Cho trẻ nhắc lại: quy định trong giờ lao động
- Trẻ thực hiện công việc có sự giám sát của giáo viên, Đối với công việc
khó thực hiện, giáo viên cùng làm với trẻ.
- Kết thúc: Cô hướng dẫn trẻ cất dụng cụ lao động đúng nơi quy định, rửa
tay sạch sẽ sau khi làm việc
- Cô nhận xét: tuyên dương khen ngợi trẻ.


Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

20


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

Bé giúp cô lau bàn sau giờ ăn

Bé trực nhật lớp
* Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc:
- Dạy trẻ các kỹ năng nhận biết trạng thái cảm xúc của mọi người như vui,
buồn, giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ, bản thân biết bộc lộ cảm xúc vui, buồn,
tức giận ngạc nhiên, xấu hổ và khi có những tâm trạng như vậy trẻ biết bộc lộ
cảm xúc của mình. Dạy trẻ biết an ủi hoặc chia vui với người thân và bạn bè.
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

21


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

- Kỹ năng này còn giúp trẻ biết quan tâm, thích thú đối với các hiện tượng

thiên nhiên ( đời sống của động vật, thực vật và sự thay đổi của chúng). Thích
chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc. Trẻ có thể thay đổi hành vi và thể hiện
cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh, cố gắng kìm chế những cảm xúc tiêu cực ( ăn
vạ, gào khóc, ném đồ chơi..)
Ví dụ: hoạt động lao động: “Bé chăm sóc cây” Chủ đề thực vật
- Mục đích: Trẻ biết chăm sóc cây. Biết quan tâm, quan sát sự lớn lên của
cây. Vui thích, phấn khởi khi quan sát, phát hiện sự lớn lên của cây.
- Chuẩn bị: Các loại cây tại góc thiên nhiên của lớp các loại cây cảnh,
gieo hạt một số cây như: cây đỗ, cây ngô, cây lạc.
- Bình tưới nước, khăn lau lá, rằm xới đất, các loại hạt, hộp xốp có đất
- Tiến hành: Cho trẻ nói về cách chăm sóc cây như tưới nước, nhổ cỏ, làm
xốp đất, lau lá cây. Cách gieo hạt
+ cô chốt lại các cách làm.
+ Trẻ thực hiện: Cô hướng dẫn trẻ gieo hạt theo các quy trình trồng cây:
làm tơi xốp đất, gieo hạt, tưới nước cho cây.
+ Theo dõi sự phát triển của cây: Cô cho trẻ làm việc theo nhóm ( trẻ tưới
cây ngày 2 lần, khi cây còn bé, hạt mới gieo.
+ Cho trẻ quan sát: Cô đưa các câu hỏi: + Hôm nay các con thấy cây như
thế nào so với mấy hôm trước? các con đã phát hiện ra điều gì khác? Để cây
nhanh lớn các con phải làm gì? Các con có thích trồng thêm nhiều loại cây nữa
không? Vì sao phải trồng cây? Cây có lợi ích như thế nào?
- Giáo dục trẻ: Biết chăm sóc, yêu quý và bảo vệ các loại cây.Thông qua
những buổi hoạt động như vậy. Tôi thấy trẻ rất thích khi được chăm sóc cây.
Vui mừng khi phát hiện sự lớn lên của cây. Từ đó trẻ rất yêu quý và có ý thức
bảo vệ cây

Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

22



Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

Hoạt động lao động: Bé chăm sóc cây
* Dạy trẻ kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp:
- Các tiêu chí trong kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp hầu như trẻ chưa
được hình thành. Chẳng hạn trong tiêu chí khởi đầu bằng một cuộc trò chuyện
bằng các cách khác nhau thường trẻ dùng tay để kéo bạn chú ý vào câu chuyện
của mình chưa biết dùng thủ thuật để mở đầu câu chuyện.
- Chính vì vậy tôi đã xây dựng các tiêu chí sau đưa vào dạy trẻ: Dạy trẻ
biết khởi đầu của một cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau, biết điều chỉnh
giọng nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, biết chăm chú lắng nghe người khác
và đáp lại bằng cử chỉ nét mặt, ánh mắt phù hợp.
-Trẻ trẻ biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, thảo luận ( Không
nói leo, không ngắt lời người khác) biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử
chỉ điệu bộ, nét mặt không hiểu người khác nói.
- Dạy trẻ biết sử dụng các từ: chào, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép,
thưa, vâng ạ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, không nói tục, chửi bậy.
Ví dụ: Hoạt động góc: “ đóng Vai có chủ đề” Chủ đề: Thế giới thực vật
- Mục đích: Trẻ biết đoàn kết với các bạn trong các nhóm chơi, biết giúp
đỡ bạn chơi khi cần thiết, không tranh giành đồ chơi với bạn. Sử dụng lời nói,
câu hỏi, câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu. văn minh lịch sự trong giao tiếp với các
bạn trong lớp.
- Chuẩn Bị: Đồ dùng cho góc chơi bổ sung them ( đồ dùng tự tạo như:
Nem, trứng, đậu phụ, rau muống, đỗ cu ve, su hào, bắp cải..). Các loại rau củ
quả bằng nhựa
- Tiến hành: Thỏa thuận chơi: Trẻ phân công việc trong nhóm chơi (Góc

bán hàng):
+ Bác nào sẽ là người mời khách và giới thiệu các mặt hàng?
+ Bác nào sẽ là người tính tiền và thu tiền?
+ Cô sẽ là người giao hàng nhé!
+ Còn tôi sẽ kiểm kê và sắp xếp các mặt hàng.
+ Quá trình chơi: Cô cho trẻ nhắc lại quy định của các góc chơi
+ Giáo dục: Trẻ đoàn kết trong khi chơi, chia sẻ với bạn về công việc mà
trẻ chơi. Biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định
- Trẻ đóng theo các vai như đã thỏa thuận. Cô giáo bao quát và hướng dẫn
trẻ thêm. Trẻ biết sử dụng các ngôn ngữ giao tiếp trong quá trình bán hàng như:
+ Cháu chào bác ạ!
+ Hôm nay bác định mua gì?
+ Cửa hàng cháu có rau muống đầu vụ ngon lắm ạ!
+ Vâng ạ! 3 nghìn đồng một mớ bác ạ! Bác lấy mấy mớ?
+ Cháu cám ơn bác ạ! Cháu gửi bác ạ!
+ Cháu chào Bác nhé! Lần sau Bác cần mua gì Bác lại đến cửa hàng cháu
nhé!.
- Kết thúc: Trẻ biết cùng nhau cất dọn đồ chơi theo đúng nơi quy định
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

23


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

- Cô nhận xét: tuyên dương khen ngợi trẻ.
Ví dụ 3: Hoạt động chung: Môn văn học:Đề tài truyện: “Cây rau của thỏ út” loại

tiết: Trẻ chưa biết ( Chủ đề thế giới thực vật)
Mục đích: Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, ghi nhớ trình tự câu chuyện. Thuộc các
lời đối thoại của nhân vật và phân biệt các ngữ điệu giọng khác nhau của các
nhân vật trong truyện. Dạy trẻ biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tính cách
của các nhân vật, biết chăm chú lắng nghe cô giáo, các bạn kể và đáp lại bằng cử
chỉ nét mặt, ánh mắt phù hợp.
Chuẩn bị: Kịch bản câu chuyện, giáo án điện tử, sân khấu đóng kịch,
Đạo cụ: Cuốc, vồ đập đất, bình tưới cây, 3 luống rau bằng xốp, nhạc nền đóng
kịch, 4 mũ thỏ, 2 cánh bướm, 2 mũ bướm.
- Giọng kể nhân vật: Thỏ mẹ trầm, chậm rãi, rõ ràng, giọng anh em thỏ
nhanh nhảu trong sáng
Cách tiến hành: Ổn định cho trẻ chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”
+ Nội dung chính: Cô đưa hình ảnh thỏ mẹ đang dạy anh em thỏ cách
trồng củ cải. Đặt câu hỏi đoàn thoại cùng trẻ:
+ Các con nhìn thấy hình ảnh gì trong bức tranh? Thỏ anh và thỏ em đang
làm gì? Đó là cảnh trong truyện gì?
+ Cô kể chuyện kết hợp hình ảnh trên máy chiếu: Đàm thoại kết hợp hình
ảnh minh họa
+ Trong chuyện có nhân vật nào? Thỏ mẹ dẫn các con ra vườn và nói gì?
(Cho trẻ thể hiện giọng của thỏ mẹ) Thỏ út đã nghĩ gì? Các anh thỏ út đã làm
như thế nào? Kết quả ra sao? ( cho trẻ làm hành động cuốc đất, đập đất, gieo
hạt) Tại sao cây rau của thỏ út lại bé tẹo? Điều gì đã khiến thỏ mẹ rất vui? Qua
câu chuyện này, các con học được điều gì của anh em thỏ
+ Giáo dục: Trẻ chăm chỉ lao động, luôn cố gắng hoàn thành công việc
được giao. Phải biết nghe lời Ông bà, Cha mẹ. Các thành viên trong gia đình
phải biết yêu thương, quý mến nhau, giúp đỡ nhau trong công việc.
+ Dạy trẻ tập kể chuyện: Trẻ kể chuyện cùng cô theo đoạn, nối tiếp.
+ Trẻ tập đóng kịch: Cho trẻ chọn vai – Cô giới thiệu vai – Cô dẫn truyện
- Cô và trẻ cùng đóng kịch
+ Kết thúc: cô nhận xét giờ học


Trường Mầm non B xã Vạn Phúc

24


Sáng kiến kinh nghiệm
Phượng

Đỗ Mai

Trẻ lắng nghe cô kể chuyện

Hình ảnh minh họa truyện
Ví dụ 4: Tổ chức hoạt động giao lưu: “ Hội chợ xuân 2013” ( Được tổ chức vào
tháng 02 năm 2013)
- Mục đích: Trẻ được trao đổi, giao lưu với người lớn, cô giáo, các bạn ở
các khối lớp khác. Trẻ biết thể hiện cách giao tiếp của người bán hàng và người
mua hàng. Biết hội chợ xuân có những mặt hàng gì, thích cùng bố mẹ chọn mua
những mặt hàng về cho gia đình để chuẩn bị đón tết.
25
Trường Mầm non B xã Vạn Phúc


×