Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP tác ĐỘNG cột SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.27 KB, 52 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG

1. Nguồn gốc của phương pháp TĐCS.
Phương pháp tác động cột sống là phương pháp chữa bệnh do cố lương y
Nguyễn Tham Tán nghiên cứu sáng lập và phát triển.
Cụ sinh ngày 15 tháng giêng năm 1915 tại xã Hoàng Xá, huyện Thanh
Thủy, Tỉnh Phú Thọ. Cụ mất ngày 21 tháng 3 năm Canh Thìn (tức ngày
26/04/2000).
Xuất thân trong một gia đình có nghề gia truyền chữa bệnh bằng thuốc
nam, Cụ rất say mê tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm trong dân gian để
tìm ra những bài thuốc hay, những phương thức trị bệnh có hiệu quả
nhằm giúp đỡ cho bà con trong thôn xóm khi ốm đau được chữa bệnh tại
nhà và bằng cây nhà lá vườn, ít tốn kém tiền của mà khỏi được bệnh. Đó
là niềm mơ ước của cụ lúc sinh thời.
Ở những vùng quê thời bấy giờ, khi ốm đau người ta thường dùng đồng
bạc thật để đánh gió dọc theo hai bên cột sống chữa một số bệnh như:
Cảm mạo, trúng gió, đau lưng, đau đầu ...
Qua quan sát bằng mắt thường Cụ đã nhìn thấy trên những vùng vừa mới
đánh gió ấy xuất hiện những thay đổi tại chỗ như những nốt đỏ, đám sần
đỏ, cơ lưng co cứng lên, lấy đầu ngón tay day, bấm vào những điểm ấy thì
người bệnh cảm thấy dễ chịu và mệt số bệnh nhân khỏi bệnh vài ngày sau
đó.
Từ thực tiễn qua hơn 50 năm chữa trị cho rất nhiều người bệnh bằng cách
trên cộng với sự tham khảo trên sách vở về giải phẫu và sinh lý con người
của y học hiện đại, về thuyết âm dương ngũ hành của y học cổ truyền, Cụ



đã đúc kết và rút ra nhiều kinh nghiệm. Cụ cảm nhận sự biến đổi ở cột
sống có liên quan đến nhiều loại bệnh thuộc các hệ tuần hoàn, hô hấp,
tiêu hóa, thần kinh, nội tiết và hệ cơ xương khớp qua 4 đặc trưng. Khái
niệm về hệ cột sống biến đổi đều có nguồn gốc trong từng tiết đoạn thần
kinh xuất phát từ tủy sống bị rối loạn mà ra.
Phương pháp tác động cột sống là gì?
Tác động cột sống là một phương pháp mang nội dung duy trì sự cân bằng
hệ cột sống có sự điều chỉnh của cơ thể, nhằm phục hồi sự cân bằng của
cột sống để phòng bệnh và trị bệnh. Một phương thức chữa bệnh không
dùng thuốc, ở một số trường hợp cụ thể có dùng đến cao dán ngoài với tác
dụng hỗ trợ.
Hình thức của phương pháp tác động cột sống trị bệnh là tác động cơ học
bằng phần mềm ở đầu ngón tay lên hệ cột sống. Để chẩn bệnh bằng các
thủ thuật: Áp, Vuốt, Ấn, Vê cùng các phương thức: Co cơ tương ứng,
Động hình, Điều nhiệt và chuyển tư thế.
Để trị bệnh, phương pháp dùng các thủ thuật: Đẩy, Xoay, Bật, Rung, Bỉ,
Lách cùng các phương thức: Tạo sóng cảm giác, Nén, Đơn chỉnh,
Song chỉnh và Vi chỉnh.
Ngay cả trong phòng bệnh, phương pháp tác động cột sống áp dụng vẫn
có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh đã
được điều trị tại nhiều nơi, qua nhiều phương pháp mà kết quả hạn chế
hoặc không khỏi có nghĩa là đã vượt quá khả năng tự điều chỉnh của cơ
thể, trong những trường hợp ấy cần phải được hỗ trợ kết hợp bằng các
thuốc tây y, đông y cùng thời gian chữa trị phải kiên trì dài ngày hoặc phải
chuyển hướng điều trị.
Phương pháp tác động cột sống có phải là bấm huyệt không?
Dọc theo hai bên cột sống, trên đầu gai sống và hai bên rãnh sống mà
phương pháp tác động cột sống xác định là đều có những trọng điểm liên
quan đến bệnh tật mà khi chữa bệnh người thầy thuốc cần phải tác động
vào đó để giải tỏa nhằm đưa cột sống trở vể trạng thái sinh lý ban đầu.

Cũng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên vì dọc hai bên cột sống cách đường
gai sống ra hai bên, mỗi bên 1,5 tấc (thốn) có Bàng quang kinh chạy dọc
theo cho nên khi chữa một số điểm có trùng với huyệt của đường kinh đó.


Nhưng phương pháp tác động cột sống tuân theo những Nguyên tắc,
Phương thức và Thủ thuật riêng của mình khác hoàn toàn với Bấm
huyệt để thăm khám và điều trị. Vì vậy, phương pháp tác động cột sống
không phải là Bấm huyệt.

2. Phương pháp tác động cột sống chữa được những bệnh gì?
Trải qua hơn 50 năm nghiên cửu và vận dụng, lương y Nguyễn Tham Tán,
Ông tổ của phương pháp tác động cột sống Việt Nam đã chữa thành công
cho rất nhiều người với gần 500 chứng bệnh khác nhau thuộc các hệ:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Bệnh về hệ thần kinh.
Bệnh về hệ vận động (Cơ, xương, khớp)
Bệnh về hệ tuần hoàn
Bệnh về hệ hô hấp
Bệnh về hệ tiêu hóa
Bệnh về hệ bài tiết

Bệnh về hệ nội tiết
Hệ sinh dục
Bệnh về một số triệu chứng khác chưa rõ nguyên nhân.

Lưu ý:
Phương pháp tác động cột sống Việt Nam không áp dụng để chữa các
bệnh về nhiễm trùng, do vi rút gây ra hay tai nạn gãy xương, phương
pháp tác động cột sống Việt Nam cũng hạn chế đối với các bệnh với các
trường hợp loãng xương, lao xương, ung thư xương. Đối với người đang
điều trị bằng châm cứu không nên tiến hành chữa bằng phương pháp này.
Trong thời gian điều trị bằng phương pháp tác động cột sống Việt Nam,
người bệnh không được ăn Tôm, thịt Bò, tắm đêm bằng nước lạnh hoặc
tắm xong ngồi trước gió quạt xối thẳng vào đầu hay cổ, gáy.
Phương pháp tác động cột sống Việt Nam là một phương pháp chữa bệnh
không dùng thuốc mà dùng phần mềm của đầu ngón tay tác động lên cột
sống một lực thích hợp theo hướng trục và hướng tâm cột sống.

3. Đặc điểm của phương pháp tác động cột sống Việt Nam
Phương pháp tác động cột sống Việt Nam là một phương pháp chữa bệnh
hoàn chỉnh, trong đó vừa khám bệnh, vừa chữa bệnh vừa tiên lượng bệnh
cùng một lúc.
Phương pháp tác động cột sống Việt Nam không công thức hóa bệnh học
mà có các nguyên tắc và các phương thức để xác định trọng điểm.


PHẦN I

CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TĐCS
Cơ thể con người là một cấu trúc hoàn chỉnh chặt chẽ và được quản lý,
điều khiển, phối hợp với nhau bởi hệ thần kinh. Vì vậy khi có bất cứ một

sự bất thường nào của một bộ phận cũng sẽ có một tác động gây bất
thường ở bộ phận tương ứng có liên quan. Phưong pháp tác động cột sống
Việt Nam căn cứ vào đó đề ra 4 đặc trưng cơ bản là:
1.
2.
3.
4.

Cột sống
Lớp cơ
Nhiệt độ
Cảm giác.

A. CỘT SỐNG
I. Cấu tạo.
Cột sống cấu tạo gồm có 33 đến 34 đốt sống hợp thành
1, Theo y học hiện đại cột sống được chia ra làm 5 phần:
Tên đốt sống
7 đốt sống cổ
12 đốt sống lưng
5 đốt sống thắt lưng
5 đốt sống cùng
4 đến 5 đốt sống cụt

Ký hiệu
C1/C7
D1/D12
L1/L5
S1/S5
Cx


Tên đầy đủ
C: Cervicalis
D: Dozsalis
L: Lombalis
S: Sacrilis
Coccyx

2, Để ứng dụng các thủ thuật thích hợp, Phương pháp tác động cột sống
Việt Nam căn cứ vào đường cong sinh lý của cột sống để chia hệ cột sống
thành 9 vùng khác nhau gồm:
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tam
Tam
Tam
Tam
Tam
Tam
Tam
Tam
Tam


giác
giác
giác
giác
giác
giác
giác
giác
giác











số
số
số
số
số
số
số
số
số


1
2
3
4
5
6
7
8
9

(vùng cổ trên)
(vùng cổ dưới)
(cùng lưng trên)
(vùng giữa lưng)
(vùng lưng dưới)
(vùng thắt lưng trên)
(vùng thẳt lưng dưới)
(vùng cùng)
(vùng cụt coccyx)

3, Cách nhận biết vị trí các đốt sống:
Đốt sống cổ:











3
4
3
4
5
3
2
5

đốt
đốt
đốt
đốt
đốt
đốt
đốt
đốt

C1/C3
C4/C7
D1/D3
D4/D7
D8/D12
L1/L3
L4/L5
liên tảng S1/S5



Gồm 7 đốt, nếu lấy C1 và C7 là hai điểm đầu và cuối thì các đốt sống cổ
có hướng cong về phía trước, C4 là đốt cong về phía trước nhiều nhất.
C1: Là đốt đội (Atlat) sờ khó thấy, là đốt nâng đỡ hộp sọ nên có hình tròn
dẹt, thân đốt không rõ và lỗ đốt rất rộng đảm bảo cho hộp sọ có thể quay
chuyển dễ dàng.
C2: Là đốt trục (Axis) có hình khuyên tròn, phía trên và trước khuyên này
lồi lên một mỏm gọi là mỏm xương khê dày, khỏe và sờ thấy rõ.
Đốt đội và đốt trục giúp cho hộp sọ chuyển động: quay phải, quay trái, cúi
xuống và ngửa lên dễ dàng.
C3: đưa ra phía trước hơn C2
C4: Là đốt đưa ra phía trước nhiều nhất.
C5: Có su hướng chuyển ra sau
C6: Là đốt lồi trên, gai sống chẻ đôi là điểm đầu của động mạch sống nền
đi vào và cung cấp máu lên não.
C7: Là đố lồi cao nhất trong các đốt sống cổ (chuyển động khi ta quay đầu
sang trái hay phải để phân biệt với đốt D1)
Các đốt sống cổ từ C1 đến C6 ở mỏm ngang có lỗ để cho động mạch sống
nền đi qua.
Các đốt sống này là một trong những đốt sống bản lề giúp đầu chuyển
động được theo nhiều hướng khác nhau.
Đốt sống lưng:
Có 12 đốt do cần tiếp xúc với các đầu xương sườn, nên mỗi đốt xương có
tới bốn diện khớp để tiếp giáp với xương sườn. Các lỗ đốt điều tròn, thân
đốt khá dày, mỏm gai rất dài và thõng sâu. Do đó khi ta sờ thấy mỏm gai
của một đôt sống lưng nào đó thì ngón tay ta đã đặt ngang tầm thân của
đốt dưới rồi.
Để xác định đốt sống lưng và thắt lưng ta phải dựa vào các điểm góc,
cạnh của xương bả vai, xương sườn cụt và xương hông làm mốc.
D1: Là đốt nằm dưới lồi dưới của C7 (Khi cúi và quay đầu thì đốt chuyển

động là C7 còn đốt không chuyển động là D1)
Từ DI trở xuống cột sống có xu thế cong về phía sau.
D2: Nằm dưới D1
D3: Là đốt nằm trên đường nối hai bờ trong, phía trên của xương bả vai.


D4: Là đốt nhô cao hơn D3
D7: Là đốt nằm trên đưòng thẳng nối hai bờ dưới của xương bả vai.
D10: Là đốt cong ra phía sau nhất khi cúi vả là đốt lõm nhất trong các đốt
sống lưng khi ưỡn lưng.
Đốt sống thắt lưng:
Các đốt sống thắt lưng khỏe hơn rất nhiều so với các đốt sống lưng vì
chúng phải chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể lên nó. Các mỏm gai ngắn,
rộng và ngang thân đốt to, không tiếp khớp với xương sườn nên các mỏm
gai dài và nhọn, lỗ đốt hình tam giác.
L1: Nằm dưới D12
L2: Nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt (nơi eo bắt đầu
thắt lại)
L4: Nằm trên đường thẳng nối hai bờ trên xương hông.
Chú ý:
*Nam giới: L4 và L5 đưa về phía trước (lõm)
*Nữ giới: L4 và L5 thẳng đều (bằng)
(Nếu không có như vậy là có hiện tượng của bệnh lý)
Các đốt sống này là một trong những đốt sống bản lề giúp cơ thể chuyển
động được theo nhiều hướng khác nhau.
Đốt sống cùng:
Từ S1 đến S5 cột sống dung hợp thành một tảng lớn có xu hướng đưa về
phía sau. Điểm cao nhất là S5.
Đốt sống cụt:
Các đốt sống cụt cũng dung hợp thành một tảng và cong về phía trước.

II. Hình thái cột sống không bình thường:
Hình thái cột sống không bình thường khi nhìn nghiêng và cột sống không
bình thường khi nhìn thẳng.
Phương pháp tác động cột sống Việt Nam khi chẩn và trị bệnh không chỉ
quan sát hình thái cột sống mà còn tìm hiểu kỹ về sự biến đổi hình thái
của từng đốt sống khi nhìn nghiêng và nhìn thẳng. Những biểu hiện này
trên hình thái cột sống cộng với những phản ứng và phản xạ có thể về
nhiệt độ da tại các khu vực, về hiện tượng co cơ và cảm giác chủ quan của


người bệnh (triệu chứng đau lâm sàng) mới hợp thành những cơ sở để
người thầy thuốc chẩn đoán và xác định khu vực cần xử lý.
* Khi các đốt sống không bình thường, ta thường gặp các hình thái biến
đổi sau đây:
-

Đốt sống đơn lồi (một đốt sống lồi cao hơn bình thường khi nhìn

-

nghiêng)
Đốt sống liên lồi (có từ hai đốt sống liền nhau lồi cao hơn bình

-

thường)
Đốt sống đơn lệch (có một đốt sống lệch sang một bên khi nhìn

-


thẳng)
Đốt sống liên lệch (có từ hai đốt sống liền nhau lệch sang một bên)
Đốt sống đơn lồi lệch (có một đốt sống lồi và lệch sang 1 bên)
Đốt sống liên lồi lệch (có từ hai đốt sống lồi và lệch sang 1 bên)
Đốt sống đơn lõm (có một đốt sống lõm xuống khi nhìn nghiêng)
Đốt sống liên lõm (có từ hai đốt sống liền nhau lốm xuống khi nhìn
nghiêng).

III. Đặc tính của đốt sống không bình thường:
Các đốt sống không bình thường còn gọi là các đốt sống bệnh lý có thể
phục hồi được qua thao tác điều trị.
Theo kinh nghiệm của phương pháp tác động cột sống Việt Nam các hình
thái đốt sống bệnh lý như lồi, lệch, lõm v.v.. Nếu rối loạn ít có thể phục hồi
ngay qua một lần điều trị, nếu rối loạn lớn hơn có thể phục hồi dần dần
trong quá trình điều trị.
Khi đã gọi là đốt sống bệnh lý, thì dù ở hình thái nào (lồi, lệch, hay lõm)
bao giờ cũng có hiện tượng dính cứng ở một hay nhiều đốt sống. Có
trường hợp đốt sống chỉ dính ở phần trên, hay góc trên với đốt sống trên
(hình thái đơn lệch trên hay dưới), lại có trường hợp đốt sống bệnh dính cả
phần trên với đốt sống trên và phần dưới với đốt sống dưới (hình thái lệch
cân toàn phần)
Dựa vào hình thái của đốt sống và đặc tính này để người thầy thuốc đề ra
phương hướng điều trị thích hợp.


B. LỚP CƠ
I. KHÁI NIỆM VỀ CƠ:
Cơ còn gọi là bắp thịt, là một phần của hệ vận động. Mô cơ là một loại mô
liên kết trong cơ thể động vật. Mô cơ gồm 3 loại: Mô cơ vân hay còn gọi là
cơ xương), mô cơ tim và mô cơ trơn. Ba loại cơ này chiếm 50% trọng

lượng cơ thể, trong đó cơ vân chiếm 40 %.
Chức năng của mô cơ là co, dãn tạo nên sự vận động, tạo nhiệt cho cơ
thể. Hệ cơ vân gồm 2 đầu bám xương: một đầu là Nguyên ủy, một đầu là
bám tận (hay 1 đầu gắn với xương, còn một đầu gắn với da. Như cơ mặt).
Dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh, cơ co làm cho xương cử động, vì thế còn
gọi là cơ xương.
Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau
như: hình tấm, hình lông chim, nhiều đầu hay nhiều thân. Điển hình là cơ
bắp (vẫn quen gọi là con chuột) ở cánh tay có hình thoi dài.
Cơ bắp có nhiều bó cơ, mỗi bó cơ được hợp thành bởi từ rất nhiều sợi cơ
(là tế bào cơ) có chiều dài từ 10 - 40 mm và đường kính từ 10 - 80
micromet nằm dọc theo chiều dài bắp cơ. Hai đầu bắp cơ thuôn nhỏ lại,
dài ra thành gân bám vào các xương qua khớp, phần phình to gọi là bụng
cơ. Bắp cơ càng khỏe thì bụng cơ càng phình to làm nổi cuộn cơ bắp.
Mỗi sợi cơ sẽ gắn với một đầu tận cùng thần kinh và được tạo thành bởi vô
số những sợi nhỏ gọi là tơ cơ. Đây chính là các đơn vị co cơ cơ bản, mỗi tơ
cơ sẽ gồm 2 loại Protein gọi là sợi actin và sợi myosin. Các sợi này xếp
chồng lên tạo thành những vân sáng, vân tối xen kẽ (vì vậy gọi là cơ vân).
Sự co cơ xảy ra khi các sợi này trượt chồng lên lẫn nhau làm tơ cơ ngắn
lại.
Khi các tơ cơ mảnh xâm nhập vào vùng phân bố của các tơ cơ dày sẽ
khiến tơ cơ rút ngắn về chiều dài và phình to tạo nên sự co cơ, hoạt động
này sản xuất ra lực gây chuyển động. Nó chịu trách nhiệm duy trì và thay
đổi vận động hoặc duy trì tư thế của cơ thể.
Trong bắp cơ có nhiều mạch máu và dây thần kinh chia thành nhiều nhánh
nhỏ đi đến từng sợi cơ: Nhờ thế mà cơ tiếp nhận được chất dinh dưỡng và
các kích thích.


II. ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THÁI LỚP CƠ TRÊN ĐỐT SỐNG KHÔNG

BÌNH THƯỜNG:
Căn cứ vào sự biến đổi của lớp cơ khi các đốt sống tương ứng bị biến đổi,
phương pháp tác động cột sống Việt Nam quan niệm và phân chia các
hình thái lớp cơ theo hình thái cột sống bị biến đổi như sau:
1. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lồi, liên lồi.
Mỏm gai sau đốt sống còn lại còn gọi là đầu gai sống lồi ra phía sau toàn
phần hay lồi cân ở phần trên hay phần dưới thì lớp cơ trên đầu gai sống
chỗ lồi đó sẽ dầy cộm lên.
Mỏm gai sau của nhiều đốt sống liền nhau lồi ra phía sau thì lớp cơ trên
phần lồi đó dầy cộm hơn các khu vực khác.
2. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lồi lệch:
Đốt sống lồi lệch là đốt sống có đầu gai sau lồi ra phía sau và lệch sang
một bên. Lớp cơ trên đầu gai đốt sống lệch dầy cộm hơn, cơ bên đối xứng
bị khuyết mỏng hơn bình thường.
Lớp cơ trên đầu gai của nhiều đốt sống liền nhau và lệch về một bên (phải
hoặc trái) dầy cộm hơn về phía bên lồi lệch và bên đối xứng của các đốt
sống bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường.
3. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lệch:
Đốt sống lệch là đốt sống không lồi, không lõm nhưng lệch sang một bên.
Lớp cơ trên đầu gai các đốt sống lệch dầy cộm hơn về bên lệch và bên đối
xứng bị khuyết mỏng hơn khu vực bình thường.
Nhiều đốt sống liền nhau lệch sang một bên gọi là liên lệch, Lớp cơ trên
đầu gai các đốt sống liên lệch dầy cộm hơn về bên lệch và bên đối xứng bị
khuyết mỏng hơn khu vực bình thường.
4. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lõm lệch:
Đầu gai sau đốt sống lõm về phía trước và lệch sang một bên gọi là đốt
sống lõm lệch. Nhiều đốt sống liền nhau như vậy là đốt sống liên lõm.
Lớp cơ trên đầu gai các đốt sống lõm lệch co mỏng hơn các lớp cơ ở khu
vực bình thường và đặc biệt lớp cơ bên lệch bị co cứng và bên đối xứng bị
khuyết lõm.



Lớp cơ trên đầu gai các đốt sống liên lõm lệch teo mỏng hơn các lớp cơ ở
khu vực bình thường và đặc biệt lớp cơ bên liên lệch bị co cứng và bên đối
xứng bị khuyết lõm.
5. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lõm.
Đốt sống lõm về phía trước thì cơ ở trên đầu gai sống bị teo mỏng hơn lớp
cơ ở các khu vực của các đốt sống bình thường.
Nhiều đốt sống liền nhau lõm về phía trước thì cơ ở cả một khu vực lõm đó
đều teo mỏng hơn lớp cơ của khu vực các đốt sống bình thường.
6. Hình thái lớp cơ dầy cộm.
Lớp cơ dầy cộm ở trên đốt sống không bình thường có các hình thái: Hình
thái thư nhuận, hình thái cứng hơn thư nhuận, hình thái mềm hơn thư
nhuận như sau:
a. Hình thái thư nhuận: Khi ấn, miết và vê trên lớp cơ cộm cảm thấy lớp
cơ có vẻ thư nhuận như những lớp cơ bình thường nhưng đặc biệt là lớp cơ
này bị cộm, gợn. Cộm ít là mỏng, cộm nhiều là dầy. Hình thái này đẩy
không chuyển động.
b. Hình thái cơ cứng: Khi ấn, miết vê trên lớp cơ cộm ta cảm thấy lớp cơ
đó bị cứng hơn các lớp cơ thư nhuận. Đặc biệt lớp cơ này còn có cộm ít
(tức là mỏng) và nhiều tức là dầy.
c. Hình thái cơ mềm: Khi ấn, miết và vê trên lớp cơ cộm ta cảm thấy lớp
cơ đó mềm và nát hơn các lớp thư nhuận bình thường. Đặc biệt lớp cơ này
cũng có cộm ít (tức là mỏng) và nhiều tức là dầy. Hình thái này đẩy không
chuyển.
7. Hình thái lớp cơ thành sợi:
Lớp cơ thành sợi trên đốt sống không bình thường có các hình thái: Sợi
tròn to (như dây thừng), sợi xơ nhỏ (thành lớp lăn tăn), sợi xơ rối (như
đám tóc rối kết lại), Sợi dẹt to thành dải dai chắc, sợi dẹt mỏng nhiều lớp
lăn tăn.

a. Hình thái sợi tròn to: Khi miết ta cảm thấy chuyển động, có hình dáng
tròn thành sợi như dây thừng, ấn không tan và dai chắc.
b. Hình thái sợi xơ cứng: khi miết ta cảm thấy những sợi xơ nhỏ này căng
và cứng, ấn không tan và dai chắc. Có trường hợp thể hiện lên thành đám


rộng hẹp khác nhau nhưng xếp theo một chiều như ta xếp nắm tăm, miết
trên lớp cơ này thấy lăn tăn và chuyển động.
c. Hình thái sợi xơ rối: Khi miết ở trên thể này ta thấy lăn tăn rất nhỏ,
hình dung như cục tóc rối bám chắc ở đầu gai sống.
d. Hình thái xơ dẹt, dầy, to: Khi miết và vê ta cảm thấy như dải dẹt dai
chắc, miết trượt cảm thấy chuyển động hình dung như một sợi dẹt dài
ngắn khác nhau.
e. Hình thải sợi dẹt mỏng: Khi miết và vê ta thấy nhiều lớp mỏng co cứng
xếp lại chồng lên nhau, không thành sợi dài. Khi miết trượt cảm thấy
chuyển động và thành lớp lăn tăn co cứng. Những hình thái sợi dài nói
trên đây có nhiều trường hợp khác: Sợi dài bắt chéo từ cột sống sang cơ
lưng, tù cơ lưng nằm ngang đè lên đầu gai sống và nằm dọc ở cột sống
dài hay ngắn, to hay nhỏ khác nhau.
8. Hình thái lớp cơ teo mỏng:
a. Hình thái teo mỏng: khi miết vê trên đốt sống không bình thường ta
cảm thấy lớp cơ trên đầu gai sống bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các đốt sống
bình thường. Chú ý là khi ta đặt ngón tay trên đầu gai sống chỉ cảm thấy
có một lớp da mỏng phủ trên đầu gai sống mà không cảm thấy lớp cơ
đệm.
b. Hình thái khuyết lõm: Khi miết và vê trên đốt sống không bình thường
(khuyết lõm) ta cảm thấy đầu gai sống như bị khuyết đi mà lớp cơ ở chỗ
khuyết do bị lõm sâu xuống khác thường.
III. ĐẶC TÍNH CỦA LỚP CƠ:
1. Có thể dùng thủ thuật trị bệnh để làm thay đổi hình thái lớp cơ.

Trong khi thao tác trị bệnh, thầy thuốc cần tập trung theo dõi cảm giác
trên đầu ngón tay của mình để có thể nhận thấy khi lớp cơ có thay đổi
trong khi thao tác. Cụ thể là lớp cơ co cứng, dầy sẽ bớt cứng rồi mềm trở
lại thư nhuận bình thường, lớp cơ nhược sẽ phục hồi dần, hết nhược rồi trở
lại thư nhuận bình thường.
2. Khi lớp cơ đã thư nhuận bình thường là ổ bệnh đã được giải tỏa,
thao tác đến ngưỡng thi phải dừng tay ngay.
Sở dĩ thầy thuốc cần theo dõi sự biến đổi của lớp cơ trong khi thao tác vì
khi đã có hiện tượng báo đến ngưỡng của định lượng mà vẫn tiếp tục thao


tác thì lớp cơ bị tác động quá ngưỡng sẽ có phản vệ co lại, hiệu quả vừa
đạt được sẽ bị xoá hoàn toàn, lớp cơ bị tác động quá nhiều có thể bị sưng
đau, người bệnh lại có cảm giác khó chịu như ban đầu.
3. Lớp cơ co cứng căng như mặt trống:
Những trường hợp này chỉ có thể làm lớp cơ thay đổi bằng cách đắp bột
cua đồng thời phối hợp với thủ thuật mới phục hồi được sự thư nhuận của
lớp cơ.
4. Lớp cơ co dầy gây cảm giác rất đau nhưng phục hồi rất nhanh. Có
khi thầy thuốc chỉ điều trị một lần tại trọng điểm đã hết co.
5. Lớp cơ co mỏng phải điều trị lâu dài mới phục hồi được. Những lớp cơ
này tương ứng với những bệnh mãn tính, những ổ bệnh đã có tổn thương
thực thể.
6. Lớp cơ mềm dầy tương ứng với các loại nhiễm trùng Lao. Vì vậy phải
kết hợp thuốc chống lao trong quá trình điều trị mới giải toả được.
7. Lớp cơ mềm mỏng không gặp trong hình thái bệnh lý mà là hậu quả
biến đổi đột ngột của tác động quá lực, nếu không điều chỉnh lại sẽ gây ra
một sự rối loạn mới. Vì vậy gặp trường hợp này thầy thuốc phải lập tức tác
động ngay bên đối xứng của trọng điểm để cho lớp cơ mềm mỏng đó được
phục hồi lại ngay.

8. Lớp cơ sợi chỉ gặp trong lớp cơ sâu của các đốt sống bị khuyết lõm, ít
gặp trong đốt sống lệch và không gặp đốt sống lồi. Hình thái này chỉ thay
đổi khi thầy thuốc đã giải toà được các đốt sống lồi hoặc lồi lệch ở phía
trên của đốt sống lõm ấy.
9. Lớp cơ teo nhược chỉ phục hồi khi đã giải tỏa được những lớp cơ co
cộm ở phía trên của chỗ có cơ teo nhược. 
C. NHIỆT ĐỘ DA
NHIỆT Độ DA CÁC VÙNG CƠ THỂ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ NHIỆT ĐỘ DA
TRONG TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ
Phương pháp tác động cột sống Việt nam coi nhiệt độ đa các vùng trên cơ
thể đều bình thường là biểu hiện của cơ thể khỏe mạnh và nhiệt độ da
không bình thường là biểu hiện trên cơ thể đang ở trong tình trạng có
bệnh.


Khi cơ thể bệnh, nhiệt độ da biểu hiện ba trạng thái: Cao hơn bình
thường, thấp hơn bình thường và nhiệt độ rối loạn.
I. NHIỆT ĐỘ DA Ở CƠ THỂ BÌNH THƯỜNG:
Nhiệt độ da của cơ thể bình thường được sắp xếp theo thứ tự (14 vùng) từ
thấp đến cao theo từng vùng như sau:
1. Vách mũi, ngón chân cái trung bình từ 25° - 28°
2. Ngón tay trỏ
3. Mu bàn chân
4. Cổ chân
5. Mu bàn tay, thắt lưng
6. Bắp chân
7. Cẳng tay
8. Cơ mông
9. Cổ tay
10. Lưng, vai, cánh tay

11. Ngực, bụng
12. Trán, gò má
13. Cổ, gáy.
14. Vùng nách, dưới lưỡi, hậu môn trung bình 36,9°C.
Nhiệt độ da ở cơ thể mạnh khoẻ có thể thay đổi tạm thời trong các trường
hợp:
-

Lao động, nghỉ ngơi, có sự thay đổi đột ngột về tâm lý (như buồn,

-

lo, sợ, suy nghĩ, tức giận...).
Tuỳ theo tình trạng cơ thể (như đói, no ...),
Tuỳ theo thời gian (sáng, trưa, hay tối).
Tuỳ theo mùa mà có thể có những thay đổi khác nhau ở trong cá thể
con người tuỳ theo vị trí và các bộ phận cơ thể. 

Những trường hợp thay đổi nhiệt độ da tức thời như đã nói ở trên thường
không kéo dài và vẫn được coi là nhiệt độ sinh lý bình thường.
Phương pháp tác động cột sống Việt nam coi nhiệt độ da là cơ sở cơ bản
để khám bệnh và theo dõi trong khi trị bệnh nên đã chia nhiệt độ da ở
tình trạng bệnh lý thành ba lĩnh vực:
-

Nhiệt độ địa phương: Được chia ra 14 vùng sắp xeo theo nhiệt độ
sinh lý lúc bình thường từ thấp đến cao nhất để làm nhiệt độ chuẩn
so sánh với nhiệt độ bệnh lý. (Xem bảng nhiệt độ da của cơ thể

-


khoẻ mạnh ở trang trước).
Nhiệt độ trọng khu, trọng điểm: là nhiệt độ trên phạm vi cột sống

-

trong khu vực có ổ rối loạn (ổ rối loạn nằm trên cột sống).
Nhiệt độ vùng liên quan đến chức năng nội tạng: 11 vùng


1.
2.
3.
4.
5.
6.

Vùng
Vùng
Vùng
Vùng
Vùng
Vùng

cổ, vai, ngực trái: Liên quan đến chức năng tim mạch.
cổ phải: liên quan đến chức năng hô hấp.
dưới vú phải: liên quan đến chức năng gan.
vai phải: liên quan đến chức năng mật.
mỏ ác: liên quan đến chức năng dạ dầy.
giữa lưng: liên quan đến đến chức năng lá lách, các tuyến


nội tiết, tuyến tụy, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận.
7. Vùng thắt lưng: liên quan đến chức năng thận+sinh dục hoặc
thận+tiết liệu.
8. Vùng khe mông: liên quan đến chức năng tử cung, vòi trứng.
9. Vùng bụng dưới: liên quan đến chức năng bàng quang, tiết niệu.
10. Vùng dưới rốn: liên quan đến chức năng ruột non.
11. Vùng chẩm: liên quan đến chức năng ruột già, trực tràng.
II. NHIỆT Độ DA THAY ĐỔI DO TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ:
Khi trong cơ thể có bệnh thì nhiệt độ da có thể biểu hiện:
1. Nhiệt độ da cao hơn bình thường: Nhiệt độ da cao hơn bình
thường có thể biểu hiện.
a. Nhiệt độ da cao toàn thân: Khi áp dụng thủ thuật áp, thấy không có
vùng nào ở nhiệt độ bình thường. Thông thường biểu hiện khi ngưởi bệnh
sốt cao.
b. Nhiệt độ da cao ở từng vùng nhất định: Nhiệt độ da cao hoặc không ổn
định thường biểu hiện ở 3 nơi:
-

Trên cột sống ở vùng đốt sống lồi.
Ở bên cơ lưng có hiện tượng co, cộm, phù.
Ở ngoài vùng thân mình (đầu, mặt, cổ, chân, tay) nơi đang có cảm
giác đau.

2. Nhiệt độ da thấp hơn bình thường:
a. Toàn thân nhiệt độ da thấp: Khi áp dụng thủ thuật áp tại các vùng da
trên cơ thể thấy có cảm giác lạnh hay lạnh ngắt.
b. Nhiệt độ da thấp thể hiện từng vùng nhất định:
Nhiệt độ da thấp hay không ổn định thường biểu hiện ở 3 nơi:
-


Trên cột sống đốt sống lõm.
Ở hai bên cơ lưng tại các cơ có trạng thái mềm duỗi.
Từng vừng nhiệt độ da thấp có liên quan đến bệnh chứng nội tạng
và các bộ phận cơ thể tương ứng.

Hiện tượng nhiệt độ da thấp có thể rộng hẹp tuỳ theo diện tích khuyết tật
của cột sống và diện tích của các cơ mềm duỗi trên cơ lưng.


3. Hiện tượng nhiệt độ da rối loạn:
Hiện tượng nhiệt độ da rối loạn là có những vùng nhiệt độ da cao trong lúc
đó có những vùng nhiệt độ da thấp, lại có những vùng nhiệt độ da ổn định
trên cùng một cơ thể người bệnh.
Biểu hiện của sự rối loạn này thường đối xứng theo chiều ngang hoặc theo
chiều dọc, trên dưới.
a- Nhiệt độ da rối loạn ở hai bên cột sống: Một bên có nhiệt độ da cao;
một bên nhiệt độ da thấp. Da nhiệt độ cao xuất hiện ở đốt sống lồi và
vùng cơ co cứng. Da nhiệt độ thấp xuất hiện ở đốt sống lõm và cơ mềm
duỗi.
b- Nhiệt độ da rối loạn đối xứng trên dưới: Thông thường khi vùng trên có
nhiệt độ da cao thì vùng dưới có nhiệt độ thấp hoặc ngược lại.
KẾT LUẬN
Hiện tượng thay đổi nhiệt độ da có liên quan chặt chẽ tới:
-

Tổn thương cột sống.
Tình trạng cứng mềm của lớp cơ.
Bệnh ở các phủ tạng và các bộ phận cơ thể ảnh hưởng đến nhiệt độ
da của từng vùng tương ứng.


III. ĐẶC TÍNH CỦA NHIỆT ĐỘ DA
Nhiệt độ da giữ một vai trò đặt biệt quan trọng trong khám và chữa bệnh
theo Phương pháp tác động cột sống Việt Nam.
Cơ sở để so sánh là nhiệt độ sinh lý bình thường của từng vùng nhiệt độ
da trên cơ thể con người.
Vì vậy trong khi điều trị bằng Phương pháp tác động cột sống Việt Nam,
người thầy thuốc phải chú trọng tới những đặc tính sau đây về nhiệt độ da
trên cơ thể người bệnh.
1. Chỉ khi cơ thể có bệnh thì nhiệt độ sinh lý mới thay đổi.
Phương pháp tác động cột sống phân biệt nhiệt độ địa phương (thường
đau ở đâu nóng ở đó), nhiệt độ trọng khu, trọng điểm và nhiệt độ tương
ứng với nội tạng.
Căn cứ vào đặc tính này Phương pháp tác động cột sống Việt Nam khám
bệnh nhanh và chính xác vì thầy thuốc có cơ sở là nhiệt độ da để kiểm tra


lời kể bệnh của bệnh nhân mà không có lời kể bệnh thì thầy thuốc căn cứ
vào nhiệt dộ da biến đổi vẫn chẩn bệnh được chính xác.
2. Nhiệt độ da biến đổi rất nhạy trên cơ thể người bệnh trong thao
tác trị bệnh:
Cụ thể là trên cùng một người bệnh, có lần thầy thuốc mới chỉ tác động
2,3 giây đồng hồ thì nhiệt độ cơ thể đã có thay đổi. Nhưng cũng có lần tác
động đến 20 hay 30 giây mới có phản xạ báo đến ngưỡng định lượng mà
cơ thể người bệnh có thể tiếp nhận được.
3. Nhiệt độ da biến đổi không phụ thuộc vào ngưỡng tiếp nhận
định lượng của cơ thể người bệnh:
Căn cứ đặc tính này, người thầy thuốc phải chú ý 2 trường hợp sau:
a. Khi tác động đúng trọng điểm, nhiệt độ da có biến đổi nhưng chưa đến
ngưỡng của định lượng thì phải khám để tìm trọng điểm mới, tiếp tục điều

trị cho đến ngưỡng của định lượng thì mới ngừng thao tác.
b. Mặc dù nhiệt độ đã biến đổi nhưng chưa giải tỏa được hoàn toàn ổ bệnh
mà cơ thể người bệnh đã có phản xạ đến ngưỡng định lượng thì vẫn phải
ngừng thao tác, chờ đến lần điều trị sau.
4. Nhiệt độ da biến đổi thuận chiều khi thao tác trị bệnh đúng
trọng điểm:
Biến đổi thuận chiều có nghĩa là nhiệt độ bệnh lý cao hơn bình thường thì
trong quá trình điều trị nhiệt độ sẽ hạ dần đến mức nhiệt độ sinh lý bình
thường hoặc nhiệt độ bệnh lý thấp hơn nhiệt độ bình thường thì trong quá
trình điều trị nhiệt độ sẽ tăng dần lên đến mức nhiệt độ sinh lý bình
thường.
5. Nhiệt độ da chỉ trở lại bình thường khi ổ rối loạn đã được giải tỏa
hoàn toàn
Sau khi thao tác khi thăm dò thấy nhiệt độ đã trở lại bình thường là ổ rối
loạn đã hết rối loạn.
Chú ý: Khi tác động trị bệnh mà nhiệt độ bệnh lý không thay đổi thì tuyệt
đối không được tác động nữa, phải xác định lại trọng điểm thật chính xác
mới được tiếp tục tác động trị bệnh.


D. CẢM GIÁC.
I. PHÂN BIỆT CẢM GIÁC ĐAU TRÊN CỘT SỐNG
Cơ thể con người có nhiều cảm giác khác nhau nhưng Phương pháp tác
động cột sống Việt nam chỉ căn cứ vào cảm giác đau tăng hoặc giảm trên
hệ cột sống để chẩn đoán và trị bệnh.
Phương pháp tác động cột sống Việt Nam lại phân biệt cảm giác đau trên
cột sống thành 2 dạng khác nhau:
1. Cảm giác đau khu trú ở một vùng nhất định trên cột sống mà người
bệnh tự mình nhận biết được gọi là cảm giác đau bệnh lý. Cảm giác đau
bệnh lý và cảm giác đau thuộc về bệnh của cột sống như: Cột sống có

hình gai đôi, cột sống vôi hoá hay thoái hoá, trật khớp, viêm cột sống dính
khớp và nhiêu trường hợp khác nữa;
2. Cảm giác đau trên cột sống mà người bệnh chỉ nhận biết được khi thầy
thuốc dùng thủ thuật tác động vào đúng vị trí đó gọi là cảm giác đau của
hiện tượng bệnh lý. Cảm giác đau này có liên quan đến bệnh lý của các
cơ quan nội tạng và mọi bộ phận cơ thể.
Ví dụ: Bệnh nhân bị cánh tay đau không giơ lên được. Nhiệt độ nóng ở
vùng chẩm và ở cánh tay. Khi ta tác động vào các đốt sống C 3 T8 L1-2 thì tại
L1 sẽ có cảm giác rất đau. Cảm giác đau này là cảm giác đau hiện tượng
bệnh lý.
Trong khám bệnh, Phương pháp tác động cột sống Việt nam còn chú ý đến
mối liên quan của cảm giác đau tăng hay cảm giác giảm với các đặc trưng
bệnh lý.


Trên các đốt sống lồi, lồi lệch hay lệch thì ở nơi cao nhất, lệch nhất
trên đầu gai sống biểu hiện lớp cơ co cộm, nhiệt độ nóng cao và khi



ta tác động vào thì cảm giác đau tăng.
Trên các đốt sống lõm hoặc lệch lõm thì ở nơi lõm sấu nhất trên đầu
gai sống biểu hiện lớp cơ nhược, nhiệt độ thấp và cảm giác giảm.

II. ỨNG ĐỤNG CẢM GIÁC ĐAU TRONG CHẨN VÀ TRỊ BỆNH
Phương nháp tác động cột sống Việt nam căn cứ vào tính chất đau của
cảm giác để chẩn đoán bệnh, cảm giác đau của hiện tượng bệnh lý thường
khu trú trên một diện rộng có thể từ một đến nhiều đốt sống liền nhau
nhưng trong đó bao giờ cũng có một điểm nhỏ có cảm giác đau nhất.



Điểm đau này thầy thuốc có thể nhận biết được bằng sự phản ứng của cơ
thể người bệnh như giật thót mình. Khi oằn lưng xuống hoặc vặn vẹo qua
phải hay trái khi thầy thuốc tác động vào.
Điểm đau nhất này được coi là trung tâm của hiện tượng bệnh lý khu trú ở
trên hệ cột sống và được quy định gọi là trọng điểm.
Căn cứ vào hình thái lớp cơ tại trọng điểm (co, cộm, dầy mỏng, teo,
nhược) nhiệt độ tại trọng điểm, sự biến đổi đốt sống tại trọng điểm và tính
chất đau tại trọng điểm để chẩn đoán bệnh.
Đặc tính về cảm giác
Phương pháp tác động cột sống Việt nam căn cứ vào cảm giác đau hoặc
cảm giác trên hệ cột sống người bệnh để khám và chữa bệnh, chủ yếu là
cảm giác đau của hiện tượng bệnh lý nghĩa là cảm giác đau khi thầy thuốc
tác động bằng thủ thuật tại trọng điểm.
Đặc tính của cảm giác trong quá trình điều trị là:
1. Khi thầy thuốc tác động tại trọng điểm người bệnh cảm thấy đau nhưng dễ
chịu và trong quá trình thao tác trị bệnh, người bệnh cảm thấy bớt đau
dần, từ đau nhiều đến đau ít và đến khi hết đau là lúc ổ bệnh được giải
toả.
2. Cảm giác đau cùng với nhiệt độ cao biểu hiện trên đốt sống lồi bệnh lý và
điểm đau liên quan ở trên hoặc dưới trọng điểm, cùng bên với trọng điểm.
3. Cảm giác đau cùng với nhiệt độ cao biểu hiện trên đốt sống lồi lệch bệnh
lý hoặc lệch bệnh lý và điểm đổi động ở gần hoặc xa, khác bên với trọng
điểm.
4. Cảm giác tê biểu hiện khác bên với trọng điểm.
5. Cảm giác giảm cùng với nhiệt độ thấp biểu hiện trên đốt sống lõm hoặc
lõm lệch.
Căn cứ vào đặc tính của cảm giác nói trên, Phương pháp tác động cột
sống Việt nam quy định: Trong quá trình thao tác (tác động) nếu người
bệnh cảm thấy đau tăng và khó chịu thì phải ngừng thao tác, vì như vậy

thao tác chưa đúng trọng điểm, phải xác định lại trọng điểm. 
MỐI LIÊN QUAN HỮU CƠ CỦA BỐN ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ CỘT SỐNG


PHẦN II

PHÂN BIỆT LOẠI VÀ THỂ
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
Loại là sự phân biệt về hình thái của đốt sống mất bình thường như đốt
sống lồi, đốt sống lồi lệch, đốt sống lệch, đốt sống lõm, đốt sống lõm lệch.
Loại phân biệt về hình thái lớp cơ đệm thì các loại phân biệt lớp cơ đệm
trên, đầu gai sống mất bình thường như lớp cơ dầy, lớp cơ mỏng, lớp cơ
co, lớp cơ cứng, lớp cơ mềm, lớp cơ xơ, lớp cơ teo ...
Các thể là sự phân biệt về vị trí của lớp cơ bệnh lý khu trú ở nông hay sâu,
ở lớp ngoài, giữa hay trong và bề mặt phát triển hẹp hay rộng hay lớn
sang cơ lưng.
Định nghĩa về thể.
Thể là sự phân biệt về chiều sâu và bề rộng của vị trí khu trú của trọng
điểm, cụ thể là lớp xơ bệnh lý tại đốt sống bệnh lý:
a. Chiều sâu:
-

Lớp ngoài: Lớp xơ bệnh lý, bám trên đầu gai sống.
Lớp giữa: Lớp xơ bệnh lý bám ở phía sâu hơn đốt sống.
Lớp trong: Lớp xơ bệnh lý bám ở sâu phía trong đốt sống

b. Bề rộng:
-

Hẹp: là bề mặt phát triển của lớp xơ bệnh lý chỉ bám ở trên đầu gai sống.

Rộng: là lớp xơ bám ở đầu gai sống, và lan rộng sang rãnh sống.
Lớn: là lớp xơ bám ở đầu gai sống và lan rộng qua rãnh sống sang đến
thẳng lưng.
Tóm lại: Loại và thể của các đốt sống bệnh lý chính xác là sự xác định vị
trí của lớp xơ bệnh lý cần giải toả dựa vào chiều sâu và bề rộng khu trú.
II. PHÂN BIỆT CÁC THỂ.
a. Thể ngoài
Thể ngoài là thể mà lớp xơ bệnh lý bám nông ở trên đầu gai sống bệnh lý
và phân chia thành:

-

- Thể ngoài hẹp tức là lớp xơ bệnh lý chỉ bám nông trên đầu gai sống.
Thể ngoài rộng tức là lớp xơ bệnh lý bám nông ở đầu gai sống nhưng lan
rộng ra rãnh sống.


-

Thể ngoài lớn tức là lớp xơ bệnh lý bám nông ở đầu gai sống nhưng lan
qua rãnh sống sang cơ thẳng lưng.
b. Thể giữa

-

Là thể mà lớp xơ bệnh lý bám ở giữa lớp cơ nông và lớp cơ sâu của đốt
sống bệnh lý phân chia thành thể hẹp, thể giữa hẹp, thể giữa rộng, thể
giữa lớn.

c. Thể trong

Là thể mà lớp xơ bệnh lý bám rất sâu ở phía trong đốt sống bệnh lý và
phân chia thành thể trong hẹp, thể trong rộng, thể trong lớn.
d. Các thể liên
Là thể mà lớp xơ bệnh lý bám ở nhiều lớp cơ và phân chia thành các thể
liên như sạu:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Thể
Thể
Thể
Thể
Thể
Thể
Thể
Thể
Thể

liên
liên
liên
liên
liên

liên
liên
liên
liên

ngoài hẹp.
ngoài giữa rộng.
ngoài giữa lớn.
giữa trong hẹp
giữa trong rộng.
giữa trong lớn.
ngoài giữa trong hẹp.
ngoài giữa trong rộng.
ngoài giữa trong lớn.

Ngoài các thể đơn còn có các thể liên như liên lồi, liên lệch, liên lồi lệch,
liên lõm, liên lõm lệch.
Ngoài hai hình thái về đốt sống và lớp cơ nói trên (nói ở phần loại) ở khu
vực đó còn có trạng thái nhiệt độ da cao hoặc thấp, cảm giác đau tăng
hoặc giảm ở trên đầu gai các đốt sống bệnh lý.
Tóm lại: Các loại và thể là cơ sở cho chẩn đoán bệnh, tiên lượng
bệnh và đề ra phương hướng điều trị.
III. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ TRÊN CÁC ĐỐT SỐNG KHÔNG BÌNH
THƯỜNG
1. Hình thái loại và thể đốt sống lồi
Loại: Đốt sống lồi là hình thái của đốt sống cong lồi ra phía sau ảnh hưởng
đến đường cong sinh lý của cột sống, biểu hiện bằng các hình thái như:


a.

b.
c.
d.

Loại
Loại
Loại
Loại

đơn lồi.
liên lồi.
lồi trên.
lồi dưới.

Hình thái lớp cơ đệm trên đầu đốt sống Lồi gồm: co, cứng, mềm, dầy,
mỏng, xơ, rối chia ra nhiều thể.
Thể: Các loại đốt sống lồi đều có thể biểu hiện 1 trong 3 thể:
-

Thể hẹp ngoài viết tắt là HN
Thể rộng ngoài viết tắt là RN
Thể lớn ngoài viết tắt là LN.

Ngoài hai hình thái nói trên còn có các trạng thái như nhiệt độ cao, cảm
giác đau ở trên đầu gai các đốt sống bệnh lý.
2. Hình thái loại và thể đốt sống lồi lệch.
Đốt sống lồi lệch là hìrih thái của đs mất bình thường, lồi ra phía sau và
lệch về một bên phải hoặc trái, ảnh hưởng đến đường cong và đường
thẳng sinh lý của hệ cs biểu hiện bằng nhiều hình thái khác nhau. Lớp cơ
đệm trên đốt sống lồi cũng biểu hiện thành nhiều hình thái mất bình

thường khác nhau.
Hình thái loại và thể của đốt sống lồi lệch gồm có;
1.
2.
3.
4.

Loại
Loại
Loại
Loại

đơn lồi lệch.
liên lồi lệch.
lồi lệch trên.
lồi lệch dưới.

Lớp cơ đệm trên đầu gai sống đốt sống lồi lệch có các hình thái như:
Lớp có co dầy, co mỏng, mềm dầy, mềm mồng, cứng mỏng, xơ dọc, xơ
ngang, xơ rối, xơ chéo, tròn dọc, tròn ngang, tròn chéo, dẹt dọc, dẹt
ngang, dẹt chéo.
Về thể của các loại đốt sống lồi lệch có các thể:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Thể

Thể
Thể
Thể
Thể
Thể

ngoài hẹp.
ngoài, giữa hẹp
ngoài rộng
ngoài, giữa rộng.
ngoài lớn.
ngoài giữa lớn

3. Hình thái loại và thể đốt sống lệch:


Đốt sống lệch là hình thái của đs không Lồi, không Lõm nhưng Lệch về
một bên phải hoặc trái ảnh hưởng đến đường thẳng sinh lý của hệ cột
sống biểu hiện cụ thể bằng các hình thái như:
1.
2.
3.
4.

Đơn lệch (Một đốt lệch phải hoặc trái).
Liên lệch (Nhiều đốt sống lệch phải hoặc trái).
Lệch trên (Phần trên đốt sống lệch phải hoặc trái)
Lệch dưới (Phần dưới đs lệch phải hoặc trái).

Hình thái của lớp cơ đệm ở trên đầu gai đốt sống Lệch cũng gồm: Co,

Cứng, Mềm, Dầy, Mỏng, Xơ, Sợi dọc, Sợi ngang, Sợi chéo.
Ngoài hai hình thái ở trên còn có các trạng thái như nhiệt độ da tăng hoặc
giảm, cảm giác đau tăng hoặc giảm ở trên đầu gai các đốt sống bệnh lý.
4. Hình thái loại và thể Đốt sống lõm lệch.
Đốt sống lõm lệch là hình thái của đốt sống Lõm và Lệch về một phía phải
hoặc trái, ảnh hưởng đến đường thẳng và đường cong sinh lý của hệ cột
sống, gồm các hĩnh thái như:
1.
2.
3.
4.

Đơn lõm lệch.
Liên lõm lệch.
Lõm lệch trên.
Lõm lệch dưới.

Trên đầu gai đốt sống lõm lệch, lớp cơ đệm biểu hiện xơ rối, xơ teo, sợi.
Ngoài ra tại khu vực này còn có trạng thái nhiệt độ cao hoặc thấp, cảm
giác đau hoặc giảm ở trên đầu gai đốt sống bệnh lý.
KẾT LUẬN:
Loại là sự phân biệt về hình thái của đốt sống mất bình thường và hình
thái lớp cơ đệm trên đầu gai sống mất bình thường, còn Thể là sự phân
biệt về vị trí của lớp cơ bệnh lý ở nông hay sâu, ở lớp cơ ngoài, lớp giữa
hay lớp trong và bề mặt lớp cơ phát triển hẹp, rộng hay lớn sang cơ lưng.
Các loại và thể là cơ sở cho chẩn đoán bệnh, tiên lượng bệnh và đề ra
phương hướng điều trị.


PHẦN III


CÁC NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG THỨC, THỦ THUẬT CHẨN.
A. CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN BỆNH
Nguyên tắc là những quy định của phương pháp bắt buộc mọi người thầy
thuốc của trường phái phải tuân theo. Nó là kim chỉ nam giúp cho người
thầy thuốc xác định chính xác trọng điểm và giải toả được trọng điểm.
I - NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG.
Nguyên tắc đối xứng dựa trên sự phân bố đối xứng của hệ cột sống và của
cơ thể để so sánh sự đối xứng, đối lập và thống nhất ở trên hệ cột sống và
giữa hệ cột sống với ngoại vi bằng các đặc trưng sinh lý và bệnh lý.
1. Đặc trưng sinh lý và bệnh lý:
Cơ sở để khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh của phương pháp tác
động cột sống Việt Nam là căn cứ vào sự đối lập và thống nhất các đặc
trưng ở trên cột sống và ngoại vi sau đây:
-

Đặc trưng của cột sống:

+ Thống nhất: Cột sống thẳng ngay, khe đốt kín khít.
+ Đối lập: Đốt sống lồi, lõm, lệch lạc, khe đốt thưa rão (hở)
-

Đặc trưng về gân cơ:

+ Thống nhất: Thư nhuận kể cả lớp cơ đệm cột sống và ngoại vi.
+ Đối lập: Cường - Nhược; Cứng - Mềm; Dầy - Mỏng kể cả trên cột sống
và ngoại vi.
-

Đặc trưng nhiệt độ da:


Thống nhất: Bình thường cả cột sống và ngoại vi.
Đối lập : Quá cao, quá thấp cả cột sống và ngoại vi.
-

Đặc trưng về cảm giác:

Thống nhẩt: Không xuất hiện khác thường về cảm giác.
Đối lập: Cảm giác đau, tê khi có tác động khách quan cả cột sống và ngoại
vi.
2. Cơ sở so sánh theo nguyên tắc đối xứng:
Khi khám bệnh và chữa bệnh theo phương pháp tác dộng cột sống Việt
Nam trước tiên phải căn cứ vào nguyên tắc đối xứng.


2.1. So sánh khu vực đối xứng giữa bên phải và bên trái của hệ cột sống:
-

Hai
Hai
Hai
Hai
Hai
Hai
Hai
Hai
Hai
Hai
Hai


bên của vùng đầu (đối xứng) F và T
bên cơ thang (đối xứng) F và T
bên cơ vai (đối xứng) F và T
chi trên (đối xứng) F và T
bên cơ lưng (đối xứng) F và T
bên cơ thắt lưng (đối xứng) F và T
bên hạ sườn (đối xứng) F và T
bên cơ ngực (đối xứng) F và T
bên cơ mông (đối xứng) F và T
bên cơ vùng ngực trên và dưới (đối xứng) F và T
bên chi dưới (đối xứng) F và T

2.2. Sự đối lập của các đặc trưng bệnh lý: (Sự đối lập trên hệ cột sống chỉ
xảy ra ở hệ cột sống bệnh lý hay hệ cột sống có hiện tượng bệnh lý)
Sự đối lập trên cột sống: Đốt sống lệch đối lập với đốt sống khuyết, đốt
sống lồi đối lập với đốt sống lõm.
Hai hiện tượng đối lập khu trú trên khu vực đối xứng của đốt sống là:
-

Bên phải đốt sống có hiện tượng lệch thì bên trái đốt sống có hiện

-

tượng khuyết.
Phía trên đốt sống có hiện tượng lồi thì phía dưới đốt sống có hiện
tượng lõm hoặc ngược lại.

Sự đối lập trên hệ gân cơ: Hai hiện tượng bệnh lý đối lập trên hệ cột sống
và ngoại vi là:
-


Gân
Gân
Gân
Gân






cường đối lập với gân cơ nhược.
dầy đối lập với gân cơ mỏng.
cứng đối lập với gân cơ mềm.
teo đối lập với gân cơ xơ.

Sự đối lập về cảm giác: Hai mặt đối lập về bệnh lý cảm giác đau nhiều với
cảm giác đau tê, cảm giác đau ít với cảm giác giảm. Hai hiện tượng đối lập
này đối xứng ở hệ cột sống và ngoại vi như sau:
-

Bên phải đốt sống có cảm giác đau nhiều thì bên trái đốt sống có

-

cảm giác tê ( do tác động khách quan )
Bên trên có cảm giác đau nhiều thì bên dưói có cảm giác tê .
Bên phải đốt sống có cảm giác đau ít thì bên trái đốt sống có cảm

-


giác giảm.
Bên trên đốt sống có cảm giác đau ít thì bên dưới đốt sống có cảm
giác giảm.


Ở ngoại vi: tức là cảm giác đau tê ở ngoài phạm vi cột sống như vùng
đầu, vùng cổ, vùng tai, lưng, tay , chân .v.v cũng tuân theo quy luật như
ở hệ cột sống cụ thể là:
-

Vùng đầu bên phải có cảm giác đau tăng thì vùng đầu bên trái đau

-

tê.
Vùng lưng bên trái đau ít thì vùng lưng bên phải có cảm giác giảm
.v.v.

Sự đối lập về nhiệt độ da:
Trên cột sống: Bên phải đốt sống có nhiệt độ da cao thì bên trái có nhiệt
độ da thấp; bên trên đốt sống có nhiệt độ da cao thì bên dưới có nhiệt độ
da thấp.
Ở ngoại vi: Nhiệt độ da cao ở ngoại vi cột sống như vùng đầu, vùng cổ,
vùng vai .v.v. biểu hiện như sau:
-

Bên phải vùng vai có nhiệt độ da cao thì bên trái vùng vai có nhiệt

-


độ da thấp.
Vùng dưới của vai có nhiệt độ da thấp thì vùng trên vai có nhiệt độ
da cao.

3. ứng dụng nguyên tắc đối xứng trong khám và chữa bệnh:
3.1.

ứng dụng trong khám bệnh:

Phương pháp tác động cột sống Việt Nam quy định rằng trong khám bệnh
phải dựa vào nguyên tắc đối xứng, không được bỏ sót một hiện tượng đối
lập nào trong các đặc trưng bệnh lý, cụ thể là: Phải xác định được sự mất
cân bằng về đốt sống, hệ cơ, nhiệt độ da, về cảm giác, để từ đó xác định
chính xác được trọng điểm.
3.2.

ứng dụng trong chữa bệnh:

Trong chữa bệnh nguyên tắc đối xứng có vai trò sau:
a, Theo dõi sự thay đổi chênh lệch của các đặc trưng đối lập gồm cơ cứng
với cơ mềm, cơ co với cơ duỗi, cơ xơ với cơ teo, nhiệt độ cao với nhiệt độ
thấp, cảm giác đau với cảm giác tê.
b, Là cơ sở để áp dụng thủ thuật song chỉnh trong thao tác trị bệnh.
Trong khi thao tác trị bệnh thì khu vực gân cơ co sẽ trở thành thư nhuận
và khu vực gân cơ duỗi đối xứng sẽ tăng trương lực cơ; Khu vực gân cơ xơ
sẽ dần dần hết xơ và khu vực gân cơ teo sẽ dần phục hồi.v.v.



×