Tải bản đầy đủ (.ppt) (55 trang)

Bai giang 1 - Gioi thieu phuong phap nghien cuu dinh tinh NVIVO 7 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.24 KB, 55 trang )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NVIVO 7
TRONG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH
Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và
Phát triển (DEPOCEN)
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Giới thiệu chung về phương pháp nghiên
cứu định tính
2. Giới thiệu chung về quy trình phân tích dữ
liệu định tính
3. Ứng dụng phần mềm NVIVO 7 trong phân
tích dữ liệu định tính
I. Giới thiệu chung về phương
pháp nghiên cứu định tính
1. Quá trình ra đời và phát triển của phương
pháp nghiên cứu định tính
2. Quy trình nghiên cứu định tính
3. Các dạng tài liệu trong nghiên cứu định tính
4. Các phương pháp chọn mẫu
5. Các phương pháp thu thập thông tin
1. Quá trình ra đời và phát triển của
phương pháp nghiên cứu định tính

Bắt đầu được sử dụng nhiều tại Châu Âu với
hai lý do chính:

Những người Châu Âu muốn tìm hiểu về các nền
văn hóa ngoại lai,

Các nhà triết học học theo chủ nghĩa triết học
hiện đại của Kant muốn trở lại với ý tưởng phân


biệt 2 loại tri thức: (i) tri thức thực tế và (ii) tri
thức lý thuyết của Aristote

Ban đầu, phương pháp nghiên cứu này chỉ là
một công cụ trong việc khai thác thông tin
của mô hình chủ nghĩa thực chứng
1. Quá trình ra đời và phát triển của
phương pháp nghiên cứu định tính

Giai đoạn đầu:

Giai đoạn phát triển đầu tiên – giai đoạn được
R. Rosaldo gọi là thời kỳ của những nhà dân tộc
học đơn độc (Lone Ethnographer), các nhà nghiên
cứu đi tới các miền đất xa xôi và mang về những
câu chuyện kể về cuộc sống của những người
nước ngoài.

Giai đoạn tiếp theo:cố gắng đưa phương pháp
định tính trở thành một phương nghiên cứu
nghiêm túc nhất có thể trong đó bao gồm cả việc
sử dụng những thống kê đơn giản.
1. Quá trình ra đời và phát triển của
phương pháp nghiên cứu định tính

Giai đoạn tiếp theo
o
Những năm giữa thập niên 70 của thế kỷ XX:
o
Chủ nghĩa thực chứng dần yếu thế

o
Các xu hướng mới tăng lên nhanh chóng
(VD: xu hướng
nghiên cứu hiện tượng học, xu hướng chú giải văn bản cổ, xu
hướng nghiên cứu ký hiệu học, xu hướng nghiên cứu hậu cấu
trúc luận…)

o
Khả năng làm việc với những dữ liệu thuộc chính thể luận và
phong phú ngày càng săc nét
o
Thời kỳ của những ranh giới mờ nhạt (Denzin và
Lincoln) – Từ 1970 – 1986
o
Khoa học xã hội trở nên gần gũi hơn với khoa học nhân văn
o
Ranh giới giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn dần trở
nên mờ nhạt.
1. Quá trình ra đời và phát triển của
phương pháp nghiên cứu định tính
Những năm giữa thập niên 80: - Thời kỳ của
“khủng hoảng và mô tả”.
(Denzil và Lincol )
o
Là giai đoạn hậu hiện đại tại các nước phương Tây: tái cấu
trúc và đặt ra câu hỏi với tất cả những giả thuyết nghiên cứu
trước đây
o
Các nhà nghiên cứu định tính đã chứng tỏ khả năng có thể
nắm bắt những thực tế cuộc sống và đưa những trải nghiệm

trên vào nghiên cứu.
o
Phương pháp nghiên cứu định lượng và cách thức khai thác
thông tin của thực chứng luận: bỏ qua những thay đổi lớn lao
của thời kỳ hậu hiện đại
o
Các phương pháp nghiên cứu định tính: phản ánh được toàn
bộ những mâu thuẫn cực kỳ điển hình của giai đoạn lịch sử
này
1. Quá trình ra đời và phát triển của
phương pháp nghiên cứu định tính
Ngày nay:
o
Phương pháp định tính đang phát triển
ngày càng mạnh với:
o
Khả năng giải thích, thấu hiểu,
o
Cấu trúc chặt chẽ
o
Sử dụng các công cụ thu thập thông tin độc
lập với phương pháp định lượng.
Nghiên cứu định tính là gì?

Nghiên cứu định tính là 1 loại hình nghiên
cứu khoa học nhằm:

Tìm hiểu đáp án cho các câu hỏi nghiên cứu

Sử dụng cách thức giới hạn quy trình nghiên

cứu một cách có hệ thống

Thu thập những bằng chứng

Cung cấp những phát hiện chưa rõ ràng trong
những giai đoạn trước

Cung cấp những phát hiện mở rộng hơn giới
hạn chủ đề nghiên cứu
Nghiên cứu định tính là gì?

Tìm kiếm những cách hiểu nhất định về
vấn đề/chủ đề nghiên cứu thông qua viễn
cảnh là nhóm tham gia nghiên cứu

Hiệu quả đặc biệt trong việc nghiên cứu
những thông tin mang tính văn hóa: giá trị,
ý kiến, hành vi, và những bối cảnh xã hội
hoặc những nhóm đặc thù.
2. Quy trình nghiên cứu định tính
Quy trình nghiên cứu
Định tính
Tìm hiểu mục đích
Nghiên cứu Thiết kế
Phỏng vấn
Thu thập thông tin
Dỡ băng/
Chuyển đổi dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Kiểm chứng

Phân tích
3. Các dạng tài liệu thường gặp trong
nghiên cứu định tính

Field note

Audio/Video

Recording

Transcripts
Field note

Mẫu Field note
Audio/Video
Record
Transcripts
Transcripts
4. Các phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu có chủ đích

Chọn mẫu chỉ tiêu

Chọn mẫu quả bóng tuyết
Chọn mẫu có chủ đích

Là phương pháp phổ biến nhất

Chọn tập hợp những người tham gia dựa theo những

tiêu chí có tính đại diện liên quan tới 1 câu hỏi
nghiên cứu

Ví dụ:
những phụ nữ HIV dương tính tại khu vực thành thị

Cỡ mẫu có thể ấn định hoặc không ấn đinh trước khi
thu thập thông tin vì cỡ mẫu phụ thuộc vào:

Nguồn cung cấp thông tin

Hạn định về thời gian

Mục tiêu nghiên cứu.
Chọn mẫu có chủ đích

Cỡ mẫu trong chọn mẫu có chủ đích
thường được xác định/hạn chế dựa vào
điểm bão hòa – thời điểm trong quá trình
thu thập thông tin khi dữ liệu mới không
cung cấp thêm thông tin có giá trị cho vấn
đề nghiên cứu

Khi sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ
đích nên phân tích và xem lại dữ liệu trong
mối liên kết với việc thu thập thông tin.
Chọn mẫu chỉ tiêu

Chọn mẫu chỉ tiêu đôi khi bị cho rằng là 1
dạng của chọn mẫu có chủ đích.


Người nghiên cứu sẽ quyết định số lượng đối
tượng tham gia với những đặc điểm cần có.

Những đặc điểm cần có, ví dụ:

Lứa tuổi, địa điểm thường trú,

Giới tính, Tầng lớp xã hội, Trình độ học vấn,

Tình trạng hôn nhân,

Thói quen sử dụng các biện pháp tránh thai,

Tình trạng nhiễm HIV


Chọn mẫu chỉ tiêu

Các tiêu chí trong chọn mẫu chỉ tiêu cho
phép:

Tập trung vào những đối tượng có nhiều kinh
nghiệm nhất liên quan tới chủ đề nghiên cứu,

Hiểu biết sâu về vấn đề đó.

Người tiến hành chọn mẫu chỉ tiêu thường:

Thâm nhập vào cộng đồng – sử dụng các cách

tuyển chọn để tiếp cận với vị trí, văn hóa và tổng
thể nghiên cứu

Tìm những đối tượng phù hợp với những tiêu chí
đã đề ra cho đến khi đáp ứng đủ chỉ tiêu.
Chọn mẫu có chủ đích – Chọn mẫu chỉ tiêu
Giống nhau:

Cả hai phương pháp trên đều tìm cách xác định đối
tượng dựa trên các tiêu chí lựa chọn.
Khác nhau:
Chọn mẫu có chủ đích Chọn mẫu chỉ tiêu

Số lượng đối tượng tham gia
trong mục tiêu lớn hơn số lượng
yêu cầu cố định.

Số lượng này xấp xỉ nhiều hơn
tỷ lệ chính xác.

Yêu cầu đối với cỡ mẫu và tỷ lệ
các mẫu con cụ thể hơn Các →
nhóm nhỏ được lựa chọn phản
ánh rõ nét hơn tỷ lệ trả lời của
tổng thế

VD: Nếu muốn tìm kiếm tỷ lệ cân
bằng về số nam nhiễm HIV và nữ
nhiễm HIV tại 1 thành phố nào đó, giả
sử tỷ lệ giới tính trong tổng thế là 1:1.

Chọn mẫu quả bóng tuyết

Chọn mẫu quả bóng tuyết là dạng chọn mẫu theo
chuỗi

Đôi khi được coi là 1 dạng của phương pháp chọn
mẫu có chủ đích.

Dựa vào những người tham gia chính thức hoặc
không chính thức để thường sử dụng các mạng lưới
xã hội để giới thiệu/tiến cử cho nhà nghiên cứu với
những người có khả năng tham gia hoặc đóng góp
vào nghiên cứu.

Sử dụng để tìm kiếm và tuyển chọn “tổng thể ẩn” –
nhóm đối tượng các nhà nghiên không dễ dàng tiếp
cận được thông qua các phương pháp chọn mẫu
khác.
5.Các phương pháp thu thập
thông tin

Sử dụng những thông tin có sẵn
:

Những thông tin có thể thu thập được từ các nguồn tài liệu
sẵn có mà không cần tiến hành nghiên cứu thực địa,

Đã được những nhà nghiên cứu trước thu thập, những
thông tin này cũng có thể sử dụng để phân tích theo một
khía cạnh khác, lý thuyết khác, quan điểm khác


Thực địa:
là hoạt động chủ yếu của quá trình thu
thập thông tin định tính. Thuật ngữ
“Đi thực địa
”:

Người nghiên cứu liên lạc trực tiếp với cá nhân từng người
tham gia vào nghiên cứu để tìm hiểu về môi trường của
những người này,

Tạo mối quan hệ gần gũi với các đối tượng cũng như bối
cảnh sẽ thực hiện nghiên cứu để có thể hiểu được cả những
điều chi tiết nhỏ nhặt và thực tế của cuộc sống hằng ngày.

×