Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG CHÍNH SÁCH xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.07 KB, 27 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
ĐỀ CƯƠNG
BÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Biên soạn: Đoàn Nam Hương

Phần 1. SỰ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, VỊ TRÍ Ý NGHĨA
CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BỘ MÔN KHOA HỌC NÀY
Khái niệm chính sách xã hội có nguồn gốc địa lý và lịch sử tương đối
lâu đời từ truyền thống khoa học xã hội Tây âu thế kỷ XIX. Chính sách xã hội
ra đời trong một không gian xã hội đặc thù. Công nghiệp hoá tư bản chủ
nghĩa Âu - Mỹ. Chính sách xã hội là một "cuộc cách mạng thầm lặng" trong
thế kỷ XIX đầy biến động, vì công bằng phát triển và tiến bộ xã hội.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Có một số quan điểm cho rằng chính sách xã hội là một bộ phận tri
thức của xã hội học và một số ngành khoa học xã hội khác. Vì vậy chính sách
xã hội cũng có nguồn gốc từ cuộc cách mạng công nghiệp.
1. Tây Âu: Thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự
thay đổi lớn lao trong xã hội. Từ sự hỗn độn của xã hội thời trung cổ đã hình
thành nên một thế giới mới, nảy sinh những điều mới lạ chưa từng thấy trong
lịch sử con người. Đó là những sản phẩm mới, những tư tường mới, khái
niệm mới, nền văn hóa lối sống mới, một cấu trúc xã hội mới. Tóm lại là
những sản phẩm vật chất, xã hội và tinh thần mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp Tây âu không chỉ mang lại những tiến bộ
về kinh tế xã hội, nó còn gây ra vô vàn những vấn đề làm chấn động xã hội.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp, xã hội tây âu đã hình
thành những đô thị lớn, những khu công nghiệp khổng lồ thu hút lao động từ
nông thôn ra thành thị. Những biến động xã hội cùng với những cuộc di cư


dân lớn trên các vùng lãnh thổ đã tác động mạnh mẽ tới đời sống của những
cộng đồng dân cư, những tập đoàn giai cấp, giai tầng trong xã hội:


+ Thứ nhất: Con người Tây Âu ở thế kỷ XIX bị tách khỏi hình thức sống
cũ.
Những dân cư mới của xã hội đô thị vừa bị tách khỏi quan hệ gia đình
để trở thành những người kiếm sống riêng lẻ. Những quan hệ truyền thống
như họ hàng, thân thích, ruột thịt, hàng xóm láng giềng... bị tan biến dần bởi
hình thức kiếm sống mới của họ.
+ Thứ hai: Hình thức lao động của họ cũng thay đổi, trước đây là lao
động thủ công, nông nghiệp; còn ngày nay là lao động công nghiệp.
Trong lao động nông nghiệp và thủ công trước đây con người lao động
từ đầu đến cuối để tạo ra sản phẩm của mình. Ngày nay với lao động công
nghiệp (quá trình xã hội hóa cao) con người chỉ phải làm một phần công việc
trong quá trình tạo ra sản phẩm. Thậm chí họ không biết hoặc không có liên
hệ gì với sản phẩm mình làm ra (sản phẩm anh làm ra nhưng lại không phải
của anh).
+ Thứ ba: Gia đình trong xã hội công nghiệp không còn giữ chức năng
giáo dục hàng đầu nữa mà nhà trường hay nơi đào tạo ngành nghề lại quan
trọng hơn đối với hoạt động và sự kiếm sống tương lai của con người. Sự
đào tạo, giáo dục ở phương diện đa dạng, ở khía cạnh toàn diện bị hạn chế
mà chú trọng ở việc đào tạo chuyên sâu, hướng tới một chức năng riêng biệt.
+ Thứ tư: Quá trình diễn biến cuộc sống và sinh hoạt của con người
cũng dẫn đến sự thay đổi lớn: việc chăm sóc y tế tốt hơn, tuổi thọ trung bình
cao hơn, đồng thời cuộc sống của con người đã diễn ra sự phân chia giai
đoạn khác trước. Cuộc đời tập trung xoay quanh lao động kiếm sống chuyên
nghiệp (bán sức lao rộng để kiếm sống) lao động kiếm sống tuổi trẻ là để
chuẩn bị cho tuổi già. Như vậy đồng thời với những quan hệ gia đình bị suy
yếu nên người già lâm vào những quan hệ hết sức khó khăn. Họ không còn ý
nghĩa, vai trò xã hội nữa, gia đình cũng không thể hỗ trợ gì được cho họ.


Cùng với đời sống tuổi già là vô số những hiện tượng xã hội khác như thất

nghiệp, rủi ro, khốn khó xuất hiện ngày càng nhiều. Điều đó dẫn đến việc phải
thực hiện một số chế độ bảo hiểm xã hội nhằm giúp cho người già, suy yếu,
thiệt thòi.
Nói tóm lại sự biến đổi xuyên suốt thâm nhập vào xã hội khiến cho con
người trở nên kém tự tin, cảm thấy không an toàn, một tâm thế thiên về bi
quan, phó mặc cho số phận.
Ngoài ra ở Tây Âu những quan hệ xã hội trước đó chủ yếu đặc trưng
bởi sự tin cậy lẫn nhau, những bổn phận mang tính đạo đức. Còn bây giờ,
các quan hệ được điều chỉnh chủ yếu thông qua pháp luật.
Cùng với những yếu tố trên một vấn đề bao trùm nhất trong xã hội Tây
Âu bấy giờ là vấn đề công nhân" (trong các tài liệu đương thời người ta hay
viết vấn đề xã hội bằng vấn đề công nhân) tức là sự tồn tại của một giai cấp
lao động công nghiệp - là một trong hai nhân vật chủ yếu tạo nên sức mạnh
của xã hội tư bản - song giai cấp vô sản lại bị đẩy vào một hoàn cảnh lao
động và sinh hoạt khốn cùng đến mức đe dọa cả sự tồn tại cái xã hội sinh ra
họ.
Từ thực tế xã hội đó, giới trí thức tìm lời giải đáp cho những vấn đề
trên. Có ba khuynh hướng quan trọng mang tầm vóc lịch sử liên quan đến
lĩnh vực mà chúng ta quan tâm:
- Yêu cầu phải hình thành một ngành khoa học, giải thích những vấn đề
xã hội đã và mới nảy sinh trong xã hội công nghiệp, nhằm bênh vực con
người, nhằm trả lại niềm tin, sự lạc quan của con người trong xã hội, ngành
khoa học đó chính là xã hội học. Mục đích làm công cụ để nhận thức một
cách thực chứng sự vận động của xã hội hiện đại, từ đó tìm ra cách chữa trị
những bệnh tật xã hội.
- Một số người (bắt nguồn từ môn học về nhà nước - lĩnh vực rất phát
triển ở Đức) nêu lên khái niệm chính sách xã hội như là một lãnh vực nghiên


cứu đặc thù về chính sách Nhà nước nhằm giải quyết "vấn đề xã hội" của thời

đại.
- Khuynh hướng thứ ba (hình thành mạnh ở Anh và Mỹ) đi vào thực tế
cụ thể những chủ trương trực tiếp với thế giới cần lao, tìm hiểu giúp đỡ từng
cá nhân, gia đình, khu xóm, nhằm cải thiện từng bước hoàn cảnh sống. Đó là
ngành công tác xã hội.
Ba khuynh hướng này tương đối độc lập song lại có quan hệ khăng khít
với nhau, chúng nảy sinh cùng một thực tế lịch sử. Để giải quyết những vấn
đề thuộc ba khuynh hướng này chắc chắn phải có sự liên quan mật thiết với
nhau.
2. Ở phương Đông: Điều kiện kinh tế xã hội ở phương Đông có nhiều
nét khác hẳn với xã hội phương Tây, vì vậy việc hình thành và phát triển
chính sách xã hội cũng khác nhau.
Trước hết là tính cộng đồng của công xã nông thôn, nhờ kết cấu chặt
chẽ và luật lệ của nó mà dễ dàng huy động lực lượng xã hội cho việc phục vụ
và phát triển đất nước, thực thi nghĩa vụ, đạo đức của công dân.
Ảnh hướng của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo tới việc thực hiện những
chính sách trong xã hội.
- Xã hội phương Đông coi trọng lễ giáo trong quản lý xã hội. Họ thường
nhấn mạnh việc lễ trị nhiều hơn là pháp trị. Tinh thần nhân đạo, trách nhiệm
và tình yêu thương nhau luôn là cơ sở và gắn liền với quá trình phát triển
chính sách xã hội: Chính sách xã hội ở Việt Nam có nét mang truyền thống
phương Đông đồng thời có nét đặc thù của xã hội Việt Nam.
II. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Chính sách xã hội được hình thành từ lâu đời và phát triển tại nhiều
quốc gia trên thế giới. Nó có vị trí quan trọng trong hệ thống tri thức khoa học
và trong hoạt động thực tiễn của con người.


1. Trong hệ thống các khoa học nói chung, khoa học xã hội và nhân văn
nói riêng. Đặc biệt là khoa học chính trị, khoa học quản lý, khoa học kinh tế,

xã hội học, chính trị xã hội, luật học, dân tộc học, nhân chủng học... Trong khi
nghiên cứu chính sách xã hội đòi hỏi kiến thức của nhiều ngành khoa học và
là bộ phận kiến thức của khoa học xã hội - nó tác động và góp phần hoàn
thiện các tri thức khoa học khác.
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hoạt động của con người cũng
càng đa dạng, phong phú, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức
tạp. Cho nên việc nghiên cứu chính sách xã hội càng trở nên bức bách, mục
tiêu gần của nó là giảm bớt những vấn đề phức tạp, hướng tới sự công bằng
xã hội trong chừng mực nhất định, mục tiêu xa hơn là tiến tới thỏa mãn nhu
cầu ngày càng tăng, cho sự phát triển toàn diện của cá nhân con người trong
xã hội. Các nhà khoa học trên thế giới đã dầy công nghiên cứu xây dựng hệ
thống lý thuyết về chính sách xã hội "Social policy và lý thuyết về những vấn
đề xã hội (Social Problems) nhiều trường đại học ở Mỹ, Anh, Pháp, Thái Lan,
Philipin đã đưa "những vấn đề xã hội" vào chương trình giảng dạy, đào tạo
sau đại học
2. Trong hoạt động thực tiễn rõ ràng chính sách xã hội tác động mạnh
mẽ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chính sách xã hội nào phản ánh
đúng hiện thực khách quan, đời sống xã hội, phù hợp với đặc điểm, điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi giai tầng lịch sử sẽ góp phần giải quyết có
hiệu quả những vấn đề xã hội mới nảy sinh. Ngược lại chính sách nào bảo
thủ, không nắm bắt kịp với những vấn đề xã hội đang diễn ra, không phản
ánh đúng thực trạng của đời sống nhân dân sẽ gây những hiệu quả nghiêm
trọng, làm tăng tính phức tạp trong đời sống xã hội.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam về mặt lý luận cũng như
hoạt động thực tiễn - chính sách xã hội luôn ở vị trí trung tâm. Rút bài học
kinh nghiệm từ những nước anh em, vì mục đích cao cả là phục vụ người lao
động, vì sự phát triển đất nước. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng


định: "Chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người, và lấy

việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất"
Như vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu chính sách xã hội là một trong
những nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách không những đối với nhà quản lý,
lãnh đạo mà cả đối với những người làm công tác khoa học, nhà xã hội học,
công tác xã hội...
Đứng trước những vấn đề của thời đại hiện nay, thời đại hậu công
nghiệp và khoa học kỹ thuật, một chính sách xã hội khoa học thiết thực sẽ là
động lực mạnh mẽ thúc đấy sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Phần 2. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI LÀ GÌ? CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
I. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI LÀ GI?
Chính sách xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tiến trình lịch sử xã hội
trong từng giai đoạn, bởi môi trường xã hội cũng như các yếu tố dân số, văn
hóa, chuẩn mực… do đó thực tiễn chính sách xã hội rất khác nhau từ nước
này qua nước khác, từ vùng này qua vùng khác.
Điều đó có nghĩa là không nên và không thể tìm kiếm một định nghĩa tối
hậu, bất biến về chính sách xã hội cũng như tìm kiếm sự loại trừ lẫn nhau
giữa các định nghĩa. Điều quan trọng là ta xem xét chúng trong khung cảnh
nghiên cứu cụ thể, chú trọng đến sự đóng góp của chúng làm cho chính sách
xã hội thêm phong phú, nhiều vẻ.
1. Một số định nghĩa về chính sách xã hội.
- V.Z. Ro-go-vin cho rằng: "Chính sách xã hội là lĩnh vực tri thức xã hội
học, nghiên cứu hệ thống về các quá trình xã hội, quyết định hoạt động sống
của con người trong xã hội, xét theo khả năng tác động, quản lý đến các quá
trình đó. Có đầy đủ cơ sở để xem xét chính sách xã hội như là sự hòa quyện
của khoa học và thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan


hệ, các quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn những tri thức thu nhận

được nhằm mục đích quản lý các quá trình và quan hệ ấy”.
Còn theo Giáo sư G. Winkler, nguyên viện trưởng Viện xã hội học và
chính sách xã hội (thuộc Cộng hòa dân chủ Đức cũ) cho rằng: "Chính sách xã
hội là tổng hòa các biện pháp và phương pháp của Đảng, của giai cấp công
nhân, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của các liên hiệp công đoàn, của các
đảng phái và các tổ chức chính trị khác, nhằm tiếp tục xây dựng quan hệ xã
hội... phục vụ cho những yêu cầu và lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân tập thể, trí thức và những người lao động khác".
Theo quan điểm của G.Winler thì chính sách xã hội đề cập đến sự phát
triển các quan hệ xã hội với tư cách là quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và
các nhóm xã hội trong quá trình xích lại gần nhau. Chính sách xã hội, chính
sách kinh tế, chính sách văn hóa, chính sách dân tộc không tách rời nhau.
Theo quan điểm của Giáo sư Anthony Giddens - nhà xã hội học Mỹ thì
chính sách xã hội là "sự nghiên cứu có hiệu quả về xã hội học, khoa học
chính trị và khoa học kinh tế, được chờ đợi nhằm biến đổi hoạch định chính
sách trong chính phủ và do đó dẫn đến tiến bộ xã hội và thịnh vượng kinh tế.
Mối quan hệ giữa nghiên cứu và chính sách được xem như một công cụ, một
phương tiện nhằm mục đích thực tế kiểm soát tổ chức xã hội và biến đổi xã
hội một cách có hiệu quả ".
Như vậy có thể coi chính sách xã hội là sự tổng hợp các phương thức,
các biện pháp của Nhà nước, của các đảng phái và tổ chức chính trị khác
nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân phù hợp với trình
độ phát triển đất nước về kinh tế, văn hóa, xã hội... Chính sách xã hội là sự
cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật những chủ trương, đường lối của
Đảng và Nhà nước.
Ở nước ta hiện nay chính sách xã hội thường được nhìn nhận ở hai
cấp độ. Thứ nhất, theo nghĩa hẹp là chính sách xã hội cho những nhóm lao
động xã hội gọi là "đối tượng chính sách" và "đối tượng xã hội". Thứ hai, theo
nghĩa rộng bao hàm cả chính sách giai cấp, chính sách đối với các tầng lớp,



những nhóm xã hội lớn như thanh niên, trí thức, chính sách dân tộc, tôn
giáo...
2. Vậy có thể định nghĩa chính sách xã hội như sau: "Chính sách xã hội
là sự tác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh
sống cho con người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu
nhập, việc làm, sức khỏe, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đẳng
và công bằng xã hội trong một bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định.
Từ sự phân tích trên ta có thể rút ra đối tượng nghiên cứu của chính
sách xã hội: là nghiên cứu những quan hệ xã hội trên cơ sở những quan hệ
ấy mà nảy sinh những vấn đề xã hội" và mục đích của nó không ngoài việc
làm cho xã hội ổn định, phát triển và tiến bộ. Vì vậy, khi nghiên cứu chính
sách xã hội cần lý giải được những nội dung sau:
- Tổ chức chính trị nào đặt ra chính sách xã hội vì chính sách xã hội
luôn thể hiện bản chất của tổ chức chính trị ấy.
- Mục đích của chính sách xã hội: Mục đích chung, mục đích riêng, mục
đích cho từng ngành, từng lãnh vực.
- Nội dung của mỗi chính sách bao gồm những gì?
- Mục đích, nội dung trên dựa trên quan điểm nào?
II. CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1. Chính sách xã hội với nhiệm vụ khám phá ra các quy luật, các điều
kiện và mối quan hệ qua lại giữa các quan hệ xã hội, quan hệ chính trị, quan
hệ kinh tế giữa nhu cầu và lợi ích của những nhóm xã hội trong một cơ cấu
xã hội cụ thể.
Từ đó chính sách xã hội có thể phát hiện ra tính quy luật của xã hội,
tính quy luật chính trị là sự vận động của hệ thống chính trị trong xã hội. Tính
quy luật của đời sống tinh thần xã hội, nó phản ánh đời sống văn hóa và các
quan hệ văn hóa xã hội khác. Tất cả các tính quy luật này đều phản ánh nội
dung của chính sách và đóng vai trò quy định nội dung, phương hướng của



chính sách xã hội, nên việc nhận thức nó là điều hết sức quan trọng của
chính sách xã hội.
2. Chức năng phân tích, dự báo, đề xuất các biện pháp cho công tác
quản lý xã hội.
Một chính sách xã hội khoa học gắn liền với thực tiễn xã hội sẽ giúp
cho các nhà quản lý, lãnh đạo phân tích, dự báo những vấn đề xã hội trong
một tương lại gần, hoặc xa, làm cơ sở để đề xuất một chính sách mới phù
hợp.
3. Chức năng thực tiễn.
Chính sách xã hội phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với thực tiễn và
xâm nhập vào thực tiễn một cách thích hợp, nó sẽ làm cho xã hội luôn ở trạng
thái ổn định, góp phần hoàn chỉnh cơ cấu xã hội, đẩy mạnh tính tích cực của
các thành viên trong xã hội, sử dụng tốt tiềm năng lao động của đất nước.
Sự hoàn Lhiện chính sách xã hội phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế
và phát triển xã hội, nhưng chính sách xã hội không hoàn toàn phụ thuộc một
cách máy móc mà có tính độc lập tương đối.
III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
1. Chính sách xã hội làm cơ sở, nền tảng để giải quyết tốt mối quan hệ
giữa lợi ích, nhu cầu và gắn với hoạt động thực tiễn của các thành viên trong
xã hội.
Lợi ích xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động cơ kích thích hoạt động xã
hội của cá nhân hay một nhóm xã hội. Hoạt động xã hội sẽ nảy sinh nhu cầu
xã hội của các thành viên, nhu cầu càng cao, phong phú càng kích thích hoạt
động của con người có hiệu quả hơn.
2. Đảm bảo sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan trong
hoạt động của các thành viên xã hội.


Cái khách quan ở đây chỉ cái bên ngoài hay môi trường trong đó cá

nhân con người hoạt động, cái chủ quan là cái bên trong, là tư duy, suy nghĩ,
cái tâm linh của con người.
- Cái bên ngoài (hay môi trường) chỉ là động cơ tiềm tàng, gợi ra khả
năng hoạt động nếu có liên hệ với các động cơ bên trong. Trong cùng một lúc
môi trường có thể chỉ ra cho ta hành động như thế này hoặc khác. Nên khi
hoạt động con người phải biết chọn lựa những khả năng, những yếu tố thuận
lợi do môi trường gợi ra, tuy nhiên, sự lựa chọn không phải bao giờ cũng dễ
dàng, cũng được thể hiện một cách tự do, mà có sự ràng buộc nhất định.
- Cái chủ quan (bên trong) biểu hiện ở sự tự do lựa chọn của cá nhân,
vấn đề ở chỗ phải xem xét sự lựa chọn đó phù hợp với bối cảnh chung như
thế nào, với cái chuẩn trong xã hội ra sao.
- Hoạt động của con người vừa có tính chủ quan và khách quan và
hoạt động luôn hướng tới một nhu cầu nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu ấy.
Nhưng khi đã thỏa mãn, hoạt động lại nảy sinh nhu cầu mới, nhưng nhu cầu
có do xã hội quy định và gắn với xã hội mới có ý nghĩa thực sự đối với con
người. Nhu cầu là những sự kiện hiện tượng xã hội, là mối liên hệ tự nhiên
giữa khách thể và cá nhân. Do đó nhu cầu hoạt động bao giờ cũng trải qua
sự biến đổi về chất khi gặp những nhân tố xã hội.
Từ đó khẳng định rằng nhu cầu có quan hệ cực kỳ phức tạp với hoạt
động của con người. Nó vừa là động cơ của hành động vừa là kết quả của
hành động (thông qua việc thỏa mãn nhu cầu đã có tới đâu) và nhằm vào cả
kết quả tương lai, từ đó làm nảy sinh nhu cầu mới. Khi nhu cầu được thỏa
mãn là chấm dứt tình trạng thiếu thốn ban đầu, thể hiện sự thống nhất giữa
khách thể và chủ thể, làm cơ sở nảy sinh nhu cầu mới.
Tóm lại, khi nghiên cứu và hình thành chính sách xã hội phải xuất phát
từ lợi ích (lợi ích của cá nhân, tập thể và của toàn xã hội, từ những nhu cầu
nảy sinh trong hoạt động của con người và việc thỏa mãn những nhu cầu mới
nảy sinh trong thực tiễn, thể hiện sự thống nhất giữa cái khách quan (môi
trường và cái chủ quan trong hoạt động của các thành viên xã hội.



IV. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành chính sách xã hội ở nước ta
Ở nước ta ngày nay chúng ta rất quen với thuật ngữ "Chính sách xã
hội", nhưng đúng ra nó xuất hiện trong sinh hoạt khoa học và quản lý ở nước
ta chưa lâu. Vào những năm 70, 80 chúng ta có thể làm quen với thuật ngữ
này qua thông tin khoa học với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên
Xô (cũ), nơi khái niệm chính sách xã hội đã được thảo luận và sử dụng rộng
rãi. Ở Việt Nam, thuật ngữ này chỉ được sử dụng nhiều sau thời kỳ mở đầu
cuộc cải cách kinh tế. Năm 1986, chính sách xã hội đã đi vào văn kiện chính
thức của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam. Trong các thời kỳ lịch sử khác
nhau, chính sách xã hội Việt Nam phản ánh mức độ khác nhau của mỗi giai
đoạn. Ở các triều đại phong kiến Việt Nam, một số chính sách xã hội đã được
thể hiện thông qua các điều luật để duy trì quan hệ xã hội, duy trì sự tương
thân tương ái "lá lành đùm lá rách", "tối lửa tắt đèn có nhau", duy trì những
giá trị nhân văn của người Việt Nam. Trong 722 điều luật Bộ Quốc triều hình
luật thời Lê ghi rõ: "Trong kinh thành, trong làng xóm, có kẻ ốm đau mà không
ai nuôi, nằm đường xá, thì dựng lều lên mà chăm sóc cho họ, cơm cháo,
thuốc men, cốt sao để cứu sống họ, không được bỏ mặc họ rên rỉ, khốn
khổ..." Điều 295 quy định sự quan tâm tới những người mồ côi, không nơi
nương tựa. Điều 339 quy định trách nhiệm đối với những nơi hạn hán, lụt lội,
mưa đá, sâu, keo, châu chấu, thiên tai phá hoạt mùa màng. Bước vào thời kỳ
đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, tính cộng đồng và
lòng yêu thương con người được phát huy cao độ, tạo nên sự đoàn kết dân
tộc cùng nhau bảo vệ đất nước. Chính sách xã hội lúc này biểu hiện những
sắc thái khác để duy trì trật tự xã hội, tạo nên sự hòa hợp để chiến thắng kẻ
thù.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những chính sách xã hội có ý
nghĩa quyết định đối với đời sống nhân dân như: diệt giặc đói, diệt giặc dốt,

diệt giặc ngoại xâm. Một số tổ chức xã hội ra đời trong đó có Hội Hồng Thập


Tự, được thành lập để tổ chức hành động cứu tế xã hội, chăm sóc kẻ mồ côi,
người già, người tàn tật, không nơi nương tựa ở các trại tế sinh, tế bần.
Những chính sách này ngày càng được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng
nhu cầu to lớn của nhân dân trong cuộc chiến tranh giữ nước và sau chiến
tranh, hướng vào việc khắc phụ hậu quả chiến tranh, động viên sức người,
sức của, cứu trợ xã hội, chăm sóc gia đình có công với cách mạng, giảm tệ
nạn xã hội và những vấn đề xã hội khác mới nảy sinh.
Thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo nền kinh tế thị trường, đã
tạo ra sự tiến bộ rõ rệt ở nước ta về kinh tế -xã hội. Song mặt trái của nền
kinh tế thị trường cũng nảy sinh nhiều yếu tố xã hội mới phức tạp: Hiện tượng
phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo sâu sắc. Những người không có việc
làm ngày càng nhiều, những giá trị xã hội truyền thống suy giảm, tệ nạn xã
hội ngày càng tăng,... Thực tiễn xã hội đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung
chính sách xã hội cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi thỏa mãn ở mức độ
nhất định đối với các lợi ích của các nhóm xã hội - kết hợp hài hòa giữa lợi
ích cá nhân và lợi ích xã hội.
Quá trình đổi mới ở nước ta gắn với quá trình toàn cầu hóa và khu vực
hóa.
Quá trình đó cũng đặt ra nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn của
chính sách xã hội. Sự chăm sóc người cao tuổi, sự quan tâm đến đời sống
gia đình, đến vai trò của người phụ nữ trong xã hội, đảm bảo chăm sóc trẻ
em, nhất là trẻ em bị thiệt thòi. Sự cứu trợ xã hội đối với người tàn tật, rủi ro,
những nhóm xã hội gặp khó khăn, thiên tai đều là đối tượng nghiên cứu và
giúp đỡ thực hiện của chính sách xã hội và sự quan tâm của các tổ chức
quốc tế.
Chính sách xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện tính Đảng, tính
giai cấp và tính nhân dân. Nó cụ thể hóa thể chế bằng pháp luật những chủ

trương của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa và các tổ
chức chính trị khác, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày
càng tăng của nhân dân, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội


trong thời kỳ quá độ. Góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh.
2. Một số đặc điểm của chính sách xã hội nước ta.
Chính sách xã hội Việt Nam được tổ chức và hoạt động thông qua một
hệ thống nhất quán các biện pháp và phương pháp tuân theo những nguyên
tắc chung của chủ nghĩa xã hội đồng thời cũng tính đến sự khác biệt xã hội
giữa các giai cấp, giai tầng, những nhóm xã hội do nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần phát sinh ra.
Chính sách xã hội Việt Nam nhằm phát huy nhân tố con người Việt
Nam trên cơ sở đảm bảo quyền bình đẳng công bằng xã hội, giải quyết tốt
mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tốt tăng trưởng
kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, đáp
ứng nhu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài của cá nhân bà xã hội.
Quá trình đổi mới kinh tế và xã hội ở Việt Nam tạo nên sự biến đổi nhất
định về hệ thống giá trị xã hội. Chính sách xã hội đã tác động vào việc duy trì
các giá trị truyền thống nhân văn, thực hiện nguyên tắc công bằng, bác ái, tự
do con người.
Đồng thời chính sách xã hội cũng hướng vào đảm bảo sự thống nhất
giữa các cá nhân và xã hội trên cơ sở những giá trị về quyền con người.....
Chính sách xã hội Việt Nam cũng đề cập đến sự phát triển các quan hệ
xã hội với tư cách là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã
hội. Đó là những quan hệ giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng
lớp trí thức, tầng lớp thương nhân và các tầng lớp xã hội khác. Các quan hệ
này ngày càng được củng cố và phát triển - tạo nên sự ổn định xã hội và
chính sách xã hội, tác động vào các quan hệ này góp phần điều chỉnh các

quan hệ theo hướng phát triển.
Chính sách xã hội Việt Nam coi trọng chính sách bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ giữa các dân tộc, các vùng, các miền đất nước, tạo điều kiện cho
sự gắn bó, tiến bộ và phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.


Chính sách xã hội Việt Nam tôn trọng lợi ích truyền thống văn hóa,
ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo... của các bộ phận, các nhóm dân
cư trong xã hội. Nó góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội, phát
huy tính tích cực tính sáng tạo, lôi cuốn nhân dân trong sự nghiệp xây dựng
xã hội chủ nghĩa và quản lý đất nước.

Phần 3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1. Khái niệm
Lý thuyết (theory) khác với học thuyết (Doctrine).
Học thuyết chính sách xã hội: được hiểu là cái được áp dụng hoặc
được dựng nên để áp dụng vào thực tế và trở thành cơ sở lý luận của chính
sách xã hội. Học thuyết chính sách xã hội là một bộ phận hợp thành hữu cơ
của học thuyết xã hội hiện đại. Ba bộ phận hợp thành của nó là học thuyết tổ
chức nền kinh tế, học thuyết về các cấu trúc chính trị và học thuyết về hệ
thống bảo đảm xã hội. Học thuyết có thể không được trình bày ở đâu cả song
nó tự hiện hữu trong nội dung của một hệ thống chính sách xã hội thực tế của
một nước hoặc một thời kỳ. Học thuyết chính sách xã hội có thể được sáng
tạo bởi một cá nhân, song thường thì nó là sản phẩm lâu dài của một tập thể,
một Đảng, một nhà nước, một giai cấp hay một phong trào xã hội.
Lý thuyết chính sách xã hội: được hiểu là một tập hợp có tổ chức các
mệnh đề và giả thuyết nhằm nhận điện và giải thích các thực tế chính sách xã
hội. Sự phân tích khoa học chỉ có thể được tiến hành nhờ vào một lý thuyết
nào đó. Từ đấy nhà khoa học quan sát đối tượng nghiên cứu, thu thập dữ liệu
và đánh giá các phân tích của các nhà nghiên cứu khác.

2. Ngày nay người ta nêu tên bốn khuynh hướng nghiên cứu chính
sách xã hội hiện đại sau đây:
a) Khuynh hướng phân tích xã hội vi mô theo truyền thông Dur Kheim


Khuynh hướng này chú trọng mô tả và giải thích các xu hướng phát
triển dài hạn liên quan đến quá trình hiện đại hóa phổ quát. Theo quan điểm lý
thuyết này sự tiến triển của hệ thống đảm bảo xã hội hiện đại đi kèm với công
nghiệp hóa và hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa, đồng thời vừa là nguyên nhân
vừa là hệ quả của việc suy yếu các nhóm quan hệ ruột thịt và láng giềng
khiến cho khả năng tự giúp cho các nhóm xã hội sơ cấp bị suy giảm. Vì vậy
các nhu cầu trợ giúp tăng lên và chức năng đảm bảo xã hội chuyển vào tay
nhà nước.
Đóng góp của khuynh hướng này là chỉ ra đường hướng lịch sử lớn và
các mối liên hệ phụ thuộc chức năng cơ bản. Nhưng nó không nhấn mạnh
đến tác động của yếu tố chính trị đối với những chính sách xã hội cụ thể và
giải thích sự khác biệt ở phạm vi quốc tế đối với chính sách xã hội.
b) Khuynh hướng phân tích kinh tế chính trị Mác xít mới ở các nước
phương Tây. Khuynh hướng này tập trung vào việc làm rõ cấu trúc và các vấn
đề của hệ thống chính sách xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng như
cách thức mà hệ thống này đang sử dụng để giải quyết các vấn đề của nó.
Giống như trường phái Dur - Kheim nó quan tâm đến mối quan hệ của chức
năng cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội và nhấn mạnh đến các biến số
kinh tế, chính trị và xã hội của chính sách xã hội.
c) Khuynh hướng phân tích kinh tế xã hội: Đặt trọng tâm vào việc giải
thích những khác biệt quốc tế và lịch sử trong chi tiêu xã hội dựa vào việc
nhấn mạnh đến tính quyết định của các biến số kinh tế xã hội và nhân khẩu,
xem nhẹ biến số chính trị. Các công trình thuộc trường phải này mang nhiều
tính thực nghiệm. Chẳng hạn một số tác giả đã phân tích khá thuyết phục mối
quan hệ giữa chính sách xã hội với tăng trướng kinh tế và cơ cấu nhân khẩu.

Việc xem nhẹ biến số chính trị khiến cho trường phái này không giải thích
được sự khác biệt trong chính sách xã hội ở những nước mà điều kiện kinh tế
và nhân khẩu tương đồng nhau.
d) Khuynh hướng phân tích thiết chế chính trị: Khác với khuynh hướng
trên, khuynh hướng này được nhấn mạnh ảnh hưởng của biến số chính trị


(các thiết chế, các tổ chức, các quyết định chính trị, phân bố quyền lực, các
giai cấp, các nhóm và tác nhân chính trị...) đến những biến đổi của chính sách
xã hội. Trường phái này đôi khi còn gọi là trường phải phân tích thiết chế
chính trị mở rộng khi nó kết hợp việc phân tích thiết chế chính trị với phân tích
xã hội học chính trị. Các tác giả của khuynh hướng này chú trọng việc so
sánh quốc tế, giải thích sự khác biệt trong chính sách xã hội cụ thể của các
nước hoặc các nhóm nước. Phương pháp này khá thích hợp để phân tích, để
giải thích những biến đổi chính sách xã hội ở những nước công nghiệp phát
triển phương Tây những năm sau chiến tranh thế giới thứ II.
Tóm lại: Trong nghiên cứu chính sách xã hội thực nghiệm có nhiều lý
thuyết khác nhau. Song không một trường phái nào có thể giải thích đầy đủ
mọi vấn đề mà thực tiễn chính sách xã hội đặt ra. Trên bình diện quốc tế ngày
nay, để giúp cho các nhà quản lý và nghiên cứu người ta thường tiến hành
những công trình có tính chất kết hợp để phân tích thực tế chính sách xã hội
một cách đa biến số.
3. Chính trị và chính séch xã hội
Chính trị (Folitics) có thể hiểu là hoạt động thực tiễn của các giai cấp,
các đảng phái, của nhà nước để thực hiện đường lối đã lựa chọn, để thực
hiện được mục tiêu đã đặt ra. Ở Việt Nam ngày nay có dấu hiệu quan tâm
nhiều đến môn chính trị học. Chính trị học lại là bộ phận cấu thành của khoa
học chính trị. Chính trị học nghiên cứu những quy luật trong sự hình thành và
phát triển của chính trị, của quyền lực chính trị của những phương thức, cơ
chế, thủ đoạn để sử dụng các quy luật đó.

Còn chính sách xã hội lại là sự tác động của nhà nước và các đảng
phái chính trị khác nhau vào hoàn cảnh sống của con người, của những
nhóm người khác nhau trong xã hội. Vậy rõ ràng giữa chính trị và chính sách
xã hội có mối quan hệ hữu cơ trong xã hội.
Để hiểu mối quan hệ này ta cần hiểu và phân biệt ba khía cạnh căn bản
của chính trị học. Khía cạnh thứ nhất là các lĩnh vực cổ điển của khoa học
chính trị như lý luận chính trị, chính trị quốc tế, nội trị. Phân tích so sánh các


thể chế và các quá trình chính trị - trong tiếng Anh người ta dùng thuật ngữ
"phân tích chính trị" (Politics analysis) hai khía cạnh sau mới nổi lên trong mấy
thập niên gần đây. Trước hết là phương pháp phân tích chính sách (Policy
analysis) như chính sách môi trường, chính sách kinh tế, chính sách giáo dục,
chính sách công nghệ và chính sách xã hội - loại chính sách này được quan
tâm hơn. Khía cạnh thứ 3 là việc phân lích thiết chế - chính trị (Polity
analysis).
Như vậy giữa Polincs với Policy và Polity dĩ nhiên là có mối quan hệ rất
mật thiết. Chúng là ba trường hoạt động thể hiện các lợi ích được tổ chức lại
thành chính trị. Nếu Politics là biểu hiện trực tiếp của sự tương lác các lợi ích
do đó có tính quyết định bao trùm, thì Policy và Polity một mặt vẫn thể hiện
các lợi ích, mặt khác còn bao hàm mặt kỹ thuật - tổ chức của lĩnh vụt này.
Chính vì vậy, Policy hay Polity trở thành điểm chú ý trong nghiên cứu khoa
học ngày nay.
4. Chính sách xã hội và công tác xã hội
Công tác xã hội (Social work) là một trong ba khuynh hướng lịch sử lớn
xuất hiện từ trước cách mạng công nghiệp thế kỷ trước, dựa trên truyền
thống hoạt động của nền văn hóa Châu Âu thiên chúa giáo. Trên thực tế, ở
những nước nói tiếng Anh, chính sách xã hội đôi khi còn được hiểu như là
một bộ phận của công tác xã hội. Vì rằng đối tượng tác động của công tác xã
hội cũng được xác định là thế giới phúc lợi xã hội (Social Welfare) của con

người. Nhưng rộng hơn chính sách xã hội, công tác xã hội là toàn bộ các hoạt
động theo những phương pháp nhất định (không phải chỉ gồm các chính
sách, điều luật...) nhằm cải thiện phúc lợi cho một cá nhân, nhóm, cộng đồng
và xã hội.
Nếu như trên thế giới người ta nhấn mạnh sự cần thiết phải liên hệ chặt
chẽ giữa nghiên cứu xã hội, chính sách xã hội với công tác xã hội, thì đây
cũng là vấn đề được lưu ý ở nước ta hiện nay. Ngoài ra chúng ta cũng cần
phải chú ý đến sự khác biệt giữa hai lĩnh vực này về mặt chức năng.


Trong thực tế, ta thấy rõ nghiên cứu khoa học, kiến nghị hay những ý
tưởng khoa học chưa làm thay đổi được thực tế. Để giải quyết được vấn đề
xã hội, khoa học xã hội cần và có thể tác động ít nhất qua hai kênh: Thứ nhất
là chuyển tri thức khoa học vào chính sách. Thứ hai, chính sách đó phải được
áp dụng, thực thi thông qua công tác xã hội. Nếu tách rời mặt này, rõ ràng
trong thực tế như ông bác sỹ chỉ khám mà không chữa bệnh, như những
người chỉ nghiên cứu thể dục, thể thao mà không tập tành gì. Nói cách khác
để khoa học thực hiện được chức năng xã hội, chính sách xã hội được "thử
lửa" qua thực tiễn cần có một quá trình chuyển giao tri thức và kỹ năng từ
nhóm xã hội này sang nhóm xã hội khác. Vậy công tác xã hội chính là cái cầu
nối giữa khoa học với thực tiễn, giữa chính sách xã hội với kết quả hoạt động
của nó thông qua hoạt động của những nhóm xã hội bằng những phương
pháp, cách thức riêng.

Phần 4. CƠ CẤU VÀ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
I. BA MÔ THỨC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Chính sách xã hội bao gồm ba mô thức cơ bản sau
1. Hệ thống chăm sóc công dân (hay còn gọi là bảo đảm toàn dân),
hệ thống này biểu hiện ở những đặc trưng sau:
- Cung cấp một sự đảm bảo kinh tế và xã hội cho mọi công dân không

phân biệt sự khác nhau trong địa vị kinh tế xã hội và nghề nghiệp (khẩu hiệu
của nó là: phúc lợi xã hội cho tất cả mọi người).
- Về khía cạnh tổ chức, chiếm ưu thế là nguyên tắc bảo hiểm xã hội
thống nhất.
- Các trợ cấp xã hội được tái phân phối mạnh mẽ nhằm thu hẹp phân
hóa và bất bình đẳng về kinh tế xã hội.
- Về khía cạnh tài chính, phần đáng kể của chi tiêu xã hội trực tiếp lấy
ra từ thuế khóa.


- Chuyển dịch thu nhập thường thông qua các hình thức dịch vụ xã hội
do nhà nước tổ chức (như y tế, công cộng....)
2. Hệ thống bảo hiểm xã hội
Hệ thống này có những đặc trưng sau:
- Cốt lõi của nó là các khoản đóng góp phụ thuộc vào thu nhập của
người được bảo hiểm (ở Việt Nam là tỷ lệ lương).
- Mục tiêu hàng đầu của hệ thống này là cung cấp một sự bảo đảm, vị
thế kinh tế, xã hội cho những thành viên cụ thể. Bằng cách quy định mức
đóng góp và chi trả theo mức thu nhập, mô thức này chuyển dịch vị trí thu
nhập và xã hội của mỗi người trên thị trường lao động vào lĩnh vực chính
sách xã hội.
- Về mặt tổ chức: hệ thống bảo hiểm không được tổ chức thống nhất,
mà theo các loại rủi ro và các nhóm nghề nghiệp.
- Mức độ tái phân phối kém hơn so với mô thức bảo đảm toàn đến.
- Nguồn tài chính do mô thức này lấy ra từ thỏa ước đóng góp hoặc là
ba bên (Nhà nước, giới thuê lao động, người lao động), hoặc hai bên (Nhà
nước, giới thuê lao động).
- Chuyển dịch thu nhập bằng tiền đóng vai trò lớn hơn là các dịch vụ xã
hội do nhà nước tổ chức (bởi tổng ngân quỹ là do đóng góp từ tỷ lệ thu nhập
của người được bảo hiểm).

3. Các hệ thống bảo đảm chọn lọc.
Những đặc trưng của mô thức này là:
- Dựa trên cơ sở các hệ thống bảo hiểm tự nguyện.
- Trách nhiệm nhà nước hạn chế trong việc bảo đảm khuôn khổ cho
các hoạt động bảo hiểm tự nguyện (tư nhân hoặc tập thể) và có một số
chương trình nhà nước hỗ trợ các nhóm dân cư đặc biệt có nhu cầu.


- Mục tiêu chính yếu của mô thức này có tính hai mặt. Một mặt bảo đảm
tính hoạt động tự do cho các lực lượng thị trường, mặt khác chú trọng các
chính sách xã hội đối với người nghèo.
- Mức độ và thời gian trợ cấp công cộng cho mô thức này thường rất
hạn chế.
- Mức độ tái phân phối thấp, song các ảnh hướng của tái sản xuất lại
nghiêng nhiều cho những nhóm dân cư nghèo, điều này đặc biệt thể hịện rõ
trong các trợ cấp của hệ thống trợ giúp xã hội.
- Mô thức thứ ba thường đóng vai trò lớn trong giai đoạn đầu của chính
sách xã hội ở hầu khắp các nước phương Tây. Ngày nay, gần với mô thức
này là chính sách xã hội của Mỹ, Úc, Canada và Thụy Sỹ.
- Mô thức thứ hai có thể thấy ưu thế của nó ở các hệ thống bán đảo
Scandinavơ (Đan Mạch, Thụy Điển và vương quốc Anh (thời bà Thát Chơ).
Hệ thống bảo đảm xã hội được thực hiện trong chính sách xã hội ở các nước
xã hội chủ nghĩa ở đông Âu và Liên Xô cũ có thể thấy gần với mô thức thứ
nhất và kết hợp một phần với mô thức thứ hai.
Cũng cần nhấn mạnh rằng không ở đâu trong thực tế các mô thức nói
trên tồn tại một cách thuần túy trong chính sách xã hội, các hệ thống chính
sách xã hội của quốc gia thường là thể hiện sự kết hợp khác nhau của ba mô
thức trên. Ngay một số nước đặt hệ thống chính sách xã hội của mình trên
nguyên tắc của mô thức thứ nhất thì các hệ thống bảo hiểm xã hội cũng hết
sức phát triển: Thêm nữa, thường thì hệ thống bảo hiểm xã hội cũng được

pha trộn bởi các cấu trúc bảo hiểm nhà nước (như ở Hà Lan, Thụy Sỹ, Ai
Len).
II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỤ THỂ.
1. Chính sách xã hội trên lĩnh vực sản xuất lao động, việc làm.
Trên lĩnh vực sản xuất, lao động việc làm, chính sách xã hội đảm bảo
không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội từ
ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, đến khám chữa bệnh, nâng cao thể chất.


Chính sách xã hội vừa là kết quả vừa là tiền đề của sự phát triển kinh tế
nhằm nâng cao mức sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Một trong những chính sách liên quan trực tiếp đến phát triển sản xuất
tăng trưởng kinh tế đó chính là lao động, việc làm.
Ở nước ta, điều 13 (Bộ luật lao động 1994) quy định: "Mọi hoạt động
lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận
là việc làm".
Lao động là hoạt động có mục đích của con người tạo ra các loại sản
phân vật chất và tinh thần cho xã hội. Việc làm thể hiện mối quan hệ của con
người với những nơi làm việc cụ thể, là những giới hạn xã hội cần thiết trong
đó lao động diễn ra. Mục tiêu của chính sách lao động và việc làm là ai cũng
có việc làm phù hợp với nghề nghiệp hữu ích cho xã hội. Pháp luật đã quy
định quyền tự do lao động, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người tự
tạo việc làm cho mình và cho người khác trong mọi thành phần kinh tế. Chính
sách xã hội tạo điều kiện cho mỗi người khi đến tuổi lao động cần có nghề và
có cơ hội bình đẳng trước pháp luật trong việc chọn nghề và sáng tạo việc
làm để làm chủ sức lao động của mình. Từ đó giảm bớt sự nghèo khổ trong
dân cư, tạo sự ổn định xã hội, loại trừ mọi tệ nạn xã hội.
Tổ chức quốc tế về lao động (ILO) nhằm thúc đẩy phát triển công bằng
xã hội cho người lao động ở nhiều nước trên thế giới. Tổ chức này coi trọng
việc xem xét, đánh giá và khuyến nghị nhằm tăng cường các chính sách về

việc làm và tạo thu nhập cho người nghèo. Do tình trạng thiếu việc làm ngày
càng tăng nên tổ chức quốc tế về lao động đã xây dựng chương trình việc
làm thế giới và từng bước điều chỉnh chính sách để phân bố nguồn lực cho
đúng, thực hiện kế hoạch việc làm có hiệu quả.
Ở nước ta, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp cũng ngày càng tăng,
tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở tuổi thanh niên mặc dù thị trường lao động
ngày càng phát triển đa dạng. Những sự đòi hỏi về chuyên môn cũng như tay
nghề ngày càng cao. Chính phủ và các Bộ, các ngành đã có nhiều giải pháp
để mở rộng thị trường lao động, đầu tư vào các ngành, phân bố lại lực lượng


lao động giữa các ngành, các vùng hoặc đưa lao động ra nước ngoài làm
việc. Song những người chưa có việc làm vẫn còn nhiều.
2. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Chính sách dân số và chính sách xã hội có liên qua mật thiết với nhau,
chính sách dân số cũng bao gồm các khía cạnh của chính sách xã hội. Chính
sách dân số là các biện pháp, pháp chế, các chương trình quản lý và những
hoạt động khác nhau của chính phủ nhằm mục tiêu thay đổi hoặc sửa đổi các
xu hướng hiện hành vì sự tồn tại và phồn vinh của mỗi quốc gia. Có nhiều
khía cạnh của chính sách xã hội tác động đến các xu hướng của nhân khẩu
học.
Nước ta có quy mô dân số khá lớn, đứng thứ hai ở Đông Nam Á, thứ 7
ở Châu Á và thứ 13 trên thế giới. Dân số nước ta tăng nhanh và là nước có
dân số trẻ, lực lượng dân số ở độ tuổi lao động khá lớn, chiếm 52%.
Ngay từ năm 1961, Hội đồng chính phủ đã quyết định chủ trương
hướng dẫn sinh để, nhằm làm cho dân số phát triển phù hợp với sự phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội. Đảng và chính phủ đã đề ra chủ trương chính sách
dân số. Trong văn kiện Đại hội VI (1986) Đảng ta đã nhấn mạnh: tình hình
kinh tế, xã hội của đất nước, đòi hỏi giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,2% hiện
nay xuống 1,7% vào năm 1990.

Kết quả chung của chính sách xã hội là phải phát triển cân đối, khách
quan giữa dân số, chất lượng dân số, tăng trưởng kinh tế và đời sống cộng
đồng. Đồng thời gắn chính sách dân số với việc chăm sóc sức khỏe trẻ em,
người già, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em.
3. Chính sách bảo đảm xã hội.
Chính sách bảo đảm xã hội là vấn đề rộng lớn, bao trùm môi quan hệ
và chịu sự tác động tổng hợp của kinh tế, chính trị - xã hội. Đó là chính sách
bảo đảm, hoặc giúp của xã hội bao gồm nhà nước, cộng đồng và cá nhân ở
mức độ nhất định cho những thành viên xã hội gặp rủi ro, khó khăn... góp
phần đảm bảo cuộc sống cho mọi người dân, giữ vững trật tự và an ninh xã


hội, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Bảo đảm xã hội là trách nhiệm của nhà nước,
của cộng đồng, của cá nhân đối với mỗi thành viên của xã hội.
Trong đó nhà nước giữ vai trò định hướng, quản lý công tác bảo đảm
xã hội, đề ra các biện pháp thực hiện chính sách này. Cộng đồng xã hội có
nhiệm vụ tạo ra môi trường và điều kiện vật chất cho các hoạt động bảo đảm
xã hội, huy động các nguồn lực trong cộng đồng, các nhóm xã hội và cá nhân
cho công tác này.
Chính sách bảo đảm xã hội có liên quan mật thiết với các chính sách xã
hội khác như chính sách lao động, việc làm, chính sách tiền lương, tiền
công... Các chính sách này hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình thực
hiện chính sách.
Ngày nay, chính sách bảo đảm xã hội ngày càng được xã hội hóa.
Nguồn đóng góp của công tác bảo đảm xã hội vừa từ nhà nước, cộng động
và cá nhân, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức từ
thiện và nhân đạo.
4. Chính sách bảo hiểm xã hội.
Chính sách bảo hiểm xã hội không những mang nội dung của chính
sách xã hội mà còn có ý nghĩa kinh tế, chính trị và nhân văn sâu sắc. Bảo

hiểm xã hội thực hiện phương thức: lấy sự đóng góp nhỏ của số đông chia
cho số ít do nảy sinh sự ốm đau, sinh đẻ, bệnh tật, tai nạn, tuổi già... lấy sự
đóng góp dần trong lúc còn lao động bình thường, ổn điịnh để dành cho
những lúc tuổi già, hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống.
Đối tượng tham gia bao hiểm xã hội là mọi người lao động trực tiếp
hoặc gián tiếp đóng bảo hiểm xã hội. Tùy theo mỗi quốc gia khác nhau việc
xác định đối tượng đóng bảo hiểm xã hội cũng khác nhau. Nguồn thu quỹ của
bảo hiểm xã hội là do chính sách tiền lương quy định, nó là bộ phận trong cơ
cấu tiền lương (đối với khu vực kinh tế nhà nước) và một bộ phận trong cơ
cấu thu nhập (đối với khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình)...


Hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm: Bảo hiểm y tế, trợ cấp hưu trí, trợ
cấp ốm đau, sinh đê, tai nạn lao động, tai nạn giao thông... Lực lượng đóng
góp bảo hiểm xã hội trước hết là sự đóng góp của những người tham gia bảo
hiểm xã hội, người sử dụng các lao động tham gia bảo hiểm xã hội, ngân
sách nhà nước.
Hình thức bảo hiểm xã hội ở nước ta cũng đa dạng: Bảo hiểm xã hội
đối với lao động khu vực nhà nước và lực lượng vũ trang, bảo hiểm xã hội đối
với khu vực làm công ăn lương ngoài nhà nước và bảo hiểm xã hội đối với
khu vực kinh tế cá thể.
5. Chính sách cứu trợ xa hội.
Cứu trợ xã hội là một chính sách cụ thể nằm trong chính sách bảo đảm
xã hội ở Việt Nam. Thực tiễn xã hội ở nước ta đang làm xuất hiện ngày càng
nhiều đối tượng cần cứu trợ, mặt khác, những người mất sức lao động, người
già cô đơn, trẻ mồ côi, phụ nữ độc thân nuôi con nuôi một mình, người tàn
tật, lang thang, các đối tượng rủi ro... ngày càng tăng đòi hỏi sự cứu trợ kịp
thời.
Cứu trợ xã hội là hoạt động xã hội mang tính nhân đạo sâu sắc, kết
hợp hài hoà với những giá trị của nền văn minh nhân loại với giá trị truyền

thống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy ngày nay cứu trợ xã hội là một hoạt động
có ý nghĩa quốc tế sâu sắc và là cơ sở tạo nên sự hợp tác nhiều mặt trong bối
cảnh quốc tế.
Cứu trợ xã hội cũng là hoạt động mang tính tự nguyện, từ thiện, vì vậy
cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân, cáo tổ
chức tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội tham gia tích cực vào
cứu trợ xã hội.
Cứu trợ xã hội ở nước ta gồm ba nội dung sau:
+ Cứu trợ thường xuyên
+ Cứu trợ đột xuất


+ Xóa đói giảm nghèo.
6. Chính sách xã hội đốt với các tầng lớp xã hội, các giai cấp, các
nhóm xã hội.
Chính sách này nhằm vào công nhân, nông dân, trí thức, thợ thủ công,
viên chức, quân nhân, phụ nữ, dân tộc, tôn giáo...
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã đề ra hệ thống
chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp xã hội trên, nhằm phát
huy vai trò làm chủ góp phần củng cố và phát triển cơ cấu xã hội Việt Nam.
Đồng thời nhà nước cũng có chính sách ưu đãi đối với những người có công
với nước như: bà mẹ Việt Nam anh hừng, gia đình thương binh, liệt sỹ, gia
đình có công với cách mạng.
III. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI NẢY SINH.
Ở thời đại, mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi giai đoạn phát triển lại nảy sinh
những vấn đề xã hội khác nhau đòi hỏi phải giải quyết bằng những chính
sách cụ thể. Ngày nay quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng làm xuất
hiện nhiều yếu tố phức tạp. Chính sách xã hội là một trong những phương
thức và biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những vấn đề phức tạp ấy, nó
dựa trên những quan điểm, những tư tưởng phù hợp với bản chất chế độ xã

hội - chính trị của cộng đồng, xã hội nói chung và các nhóm xã hội nói riêng.
Một số vấn đề có tính chất toàn cầu như: vấn đề mại dâm, ma túy, tội phạm...
đòi hỏi sự phối hợp hành động của nhiều quốc gia cũng như những tổ chức
quốc tế.
Ở nước ta hiện nay đã xuất hiện một số vấn đề xã hội cần giải quyết
một cách cấp bách sau:
- Tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
- Nạn tham nhũng.
- Dân số, lao động, việc làm.
- Sự phân hóa xã hội sâu sắc.


×