Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Xây dựng website quản lý điện thoại và bán hàng online cho công ty cổ phần trung mobile hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 68 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ths. Bùi Ngọc Tuấn (Khoa Công
nghệ thông tin – Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại
học Thái Nguyên) người đã từng bước hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình
thực tập và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Công nghệ thông tin của
trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên,
dạy dỗ em cả về kiến thức chuyên môn và tinh thần học tập độc lập, sáng tạo để
em có được những kiến thức thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong phòng kỹ thuật và ban lãnh
đạo Công ty TNHH Phong Cách Số - FinalStyle đã tạo điều kiện cho em được
thực tập, và đã giúp đỡ cho em rất nhiều trong quá trình tư duy, hình thành lên ý
tưởng.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Công ty cổ phần Trung
Mobile – Hà Nội, đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt quá
trình thực tập tốt nghiệp của mình tại công ty.
Bên cạnh đó em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới gia đình, bạn
bè - những người luôn sát cánh, tạo mọi điệu kiện tốt nhất để em có thể thực hiện
đề tài tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã cố gắng hết sức tuy
nhiên do thời gian và khả năng có hạn nên em không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, em rất mong các thầy cô giáo góp ý và giúp đỡ cho em hoàn thành
đồ án tốt nghiệp này.

1


LỜI CAM ĐOAN
Nhận thức được đồ án tốt nghiệp là sản phẩm hoàn thiện của sinh viên
CNTT khi ra trường, cần tới sự miệt mài của bản thân và nhất là sự hướng dẫn
chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Em đã tổng hợp các kiến thức được học


cùng kinh nghiệm và số liệu khảo sát thực tế nhằm hoàn thành đồ ántốt nghiệp
của mình.
Em xin cam đoan: Nội dung đồ án của em không sao chép nội dung cơ bản
của bất kỳ đồ án nào và là sản phẩm của chính bản thân em nghiên cứu thực tế
xây dựng lên. Mọi thông tin và nội dung sai lệch em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước Hội đồng bảo vệ.
Thái Nguyên,tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Phạm Quang Trìu

MỤC LỤC

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

3


DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TMĐT

Thương mại điện tử

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

STT

Số thứ tự

NXB

Nhà xuất bản

SP

Sản phẩm

4


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và khoa học công nghệ,

khoa học công nghệ thông tin là một trong những ngành lớn mạnh hàng đầu.Hầu
hết các ứng dụng tin học đều được áp dụng trong mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa
học cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó trở thành công cụ hữu ích cho
con người trong các hoạt động lưu trữ, xử lý thông tin một cách nhanh chóng và
đã đem lại hiệu quả cao.
Việc ứng dụng tin học trong quản lý kinh doanh nhằm nâng cao hiệu suất,
tốc độ tính toán, khả năng chính xác và kịp thời giúp cho các nhà quản lý đưa ra
các quyết định sáng suốt và xác thực. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có một hệ
thống máy tính để lưu trữ thông tin một cách khoa học, nhanh, chính xác với
khối lượng thông tin phức tạp, đồ sộ để đưa được những thông tin cần thiết chính
xác theo yêu cầu của nhà quản lý.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp phân công, em đã tìm hiểu quy trình
nghiệp vụ thực tế tại Công ty TNHH Phong Cách Số - FinalStyle, khảo sát và
xây dựngWebsite quản lý điện thoại và bán hàng online cho công ty cổ phần viễn
thông Trung mobile – Hà Nội
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Trung Mobile – Hà Nội và làm
đồ án tốt nghiệp được sự giúp đỡ của tập thể ban giám đốc và nhân viên trong
công ty, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với các nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống website
Chương 3: Chương trình thực nghiệm
Qua đây em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong
khoa Công nghệ thông tin -Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Đại học Thái Nguyên cùng tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần
Trung Mobie – Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành
tốt đồ án tốt nghiệp này.
Do trình độ của bản thân còn hạn chế cùng với thời gian thực tập có hạn
nên trong đồ án này không tránh khỏi các sai sót. Em rất mong được sự quan
tâm, chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn để giúp em hiểu
biết sâu sắc và hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

5


Thái Nguyên, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Quang Trìu

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Lý thuyết về Thương mại điện tử
1.1.1. Lịch sử hình thành
Thuật ngữ "thương mại điện tử" được nói đến rất nhiều và nhiều người nghĩ
rằng thương mại điện tử là sản phẩm của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, theo nghĩa
rộng, thương mại điện tử, tức tiến hành kinh doanh bằng cách gửi và nhận thông
điệp qua mạng đã hình thành từ cách đây một thế kỷ.Năm 1910, 15 người bán
hoa của Đức đã tập hợp lại cùng nhau để trao đổi theo đường điện báo những đơn
hàng hoa đặt mua từ ngoại thành. Tổ hợp Điện báo giao nhận của những người
bán hoa nói trên, ngày nay là công ty FTD Inc , có thể đã là mạng thương mại
điện tử thực sự đầu tiên.


Năm 1965, hãng vận chuyển Steamship Line (liên doanh giữa một hãng
của Mỹ và một hãng của Hà Lan) bắt đầu gửi cho hãng vận chuyển
Atlantic những bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những thông điệp




telex mà sau đó có thể in ra giấy hoặc nhập vào máy tính.
Năm 1968: Uỷ ban phối hợp truyền dữ liệu của Mỹ ra đời kết hợp các
chuẩn kê khai hàng hoá cho từng ngành: ngành vận tải hàng không,



đường bộ, đường thuỷ…
Năm 1968: Uỷ ban phối hợp truyền dữ liệu của Mỹ ra đời kết hợp các
chuẩn kê khai hàng hoá cho từng ngành: ngành vận tải hàng không,



đường bộ, đường thuỷ…
Năm 1977: Ngành lương thực và thực phẩm khai trương một dự án EDI




thử nghiệm.
Năm 1982: GM và Ford yêu cầu những đại lý cung cấp sử dụng EDI.
Năm 2000: 3 nhà chế tạo ô tô lớn nhất nước Mỹ (Ford, GM and
Daimler Chrysler) thiết lập chương trình thanh toán thương mại điện tử



B2B Covisint.
Năm 2001: Chuẩn ebXML 1.0 được phê chuẩn.

7



1.1.2. Khái niệm
Như chúng ta đã biết, trên thế giới hiện nay có rất nhiều khái niệm về
thương mại điện tử, về mỗi phương diện khác nhau ta lại có một khái niệm khác
về hương mại điện tử.
Công nghệ thông tin đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử là việc cung
cấp, phân phối thông tin, các sản phẩm dịch vụ, các phương tiện thanh toán qua
các phương tiện điện tử.
Kinh tế đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ
(chủ yếu là công nghệ thông tin) để tự động hoá các giao dịch kinh doanh và các
kênh thông tin kinh doanh.
Dịch vụ đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử là công cụ để các doanh
nghiệp, người tiêu dùng, nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch vụ, đồng thời
nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho
khách hàng.
Trực tuyến thì lại đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử cung cấp khả năng
tiến hành các hoạt động mua, bán hàng hoá, trao đổi thông tin trực tiếp trên
Internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác.
Từ các khái niệm đó ta rút ra được kết luậnThương mại điện tử: “Thương
mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet,
các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác”
1.1.3. Động lực thúc đẩy TMĐT phát triển


Động lực kinh tế: Giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, giấy tờ, quảng



cáo…

Động lực thị trường: Thúc đẩy thương mại điện tử nhằm nắm bắt được



thị trường quốc tế lớn và nhỏ.
Động lực công nghệ: Sự phát triển của công nghệ- thông tin- truyền
thông

1.1.4. Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT

8


Thư điện tử: Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức, …
sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng,
gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt là e – mail). Thông tin trong thư điện
tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào.
Thanh toán điện tử: Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua
phương tiện điện tử, ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài
khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v..v thực chất đều là
dạng thanh toán điện tử.
Trao đổi dữ liệu điện tử: Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data
Interchange – EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”, từ máy
tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thoả
thuận buôn bán với nhau.
Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường gồm các nội dung sau:






Giao dịch kết nối
Đặt hàng
Giao dịch gửi hàng
Thanh toán

Truyền dữ liệu: Dữ liệu là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không
phải trong vật mang tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số có
thể được giao qua mạng.
Mua bán hàng hoá hữu hình: Đến nay, danh sách các hàng hoá bán lẻ qua
mạng đã mở rộng, và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử”,
hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để
cạnh tranh bán lẻ hàng hoá hữu hình. Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi
trường Web, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì,
cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hoá
chứa trong đó trên từng trang màn hình một.
1.1.5. Các đặc trưng của TMĐT
Vì tính chất kinh doanh trên mạng nên thương mại điện tử có các đặc trưng
cơ bản khác với thương mại truyền thống như:

9




Các bên tham gia giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc
trực tiếp với nhau: Khi giao dịch các bên tham gia trao đổi mua bán
thực hiện thông qua website mà không gặp mặt trực tiếp với nhau.




Thương mại điện tử được thực hiện trong một môi trường không biên
giới: Thương mại điện tử thì website luôn mở cửa 24h/ngày và được
truyền trên mạng nên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có thể truy cập



mọi lúc mọi nơi.
Trong thương mại điện tử, xuất hiện bên thứ 3 là nhà cung cấp dịch vụ



mạng, cơ quan chứng thực… để đưa website lên mạng internet.
Không giống như thương mại truyền thống thương mại điện tử mạng
lưới thông tin là thị trường: trên website chỉ đưa ra những hình ảnh và
thông tin được xác thực để giới thiệu với khách hàng và đối tác kinh
doanh.

1.1.6. Những nhân tố góp phần vào thành công của giao dịch TMĐT
Người bán cần phải có những yếu tố sau:



Một trang web với khả năng thương mại điện tử .
Một mạng nội bộ công ty để các đơn đặt hàng được xử lý theo phương



pháp hiệu quả.
Nhân viên với kỹ năng về CNTT để quản lý luồng thông tin và duy trì

hệ thống thương mại điện tử.

Đối tác giao dịch bao gồm:


Các ngân hàng đưa ra những dịch vụ chứng từ thanh toán giao dịch (ví



dụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử).
Các công ty vận tải quốc gia và quốc tế có khả năng vận chuyển hàng
hoá thực trong, ngoài nước. Với giao dịch doanh nghiệp tới người tiêu
dùng, hệ thống này phải đưa ra những hình thức cho việc vận chuyển
giảm chi phí với những gói hàng nhỏ (chẳng hạn như mua sách qua



Internet thì không được đắt hơn là mua từ hiệu sách).
Cơ quan chứng thực được coi là bên thứ ba để đảm bảo tính xác thực và
an toàn của giao dịch.

10


Khách hàng (trong giao dịch doanh nghiệp tới khách hàng) là người:


Hình thành nên những số đông với sự tiếp cận vào Internet và với thu




nhập sẵn có cho phép dùng thẻ tín dụng.
Có ý định mua hàng qua Internet hơn là mua hàng thực tế.

Các công ty/ doanh nghiệp

(trong giao dịch doanh nghiệp tới doanh

nghiệp) cùng với nhau hình thành nên một số lượng công ty (đặc biệt trong chuỗi
cung ứng) với sự tiếp cận Internet và khả năng đặt hàng qua Internet.
Chính phủ nhằm thiết lập:


Khung pháp lý quản lý các giao dịch thương mại điện tử (bao gồm



chứng từ điện tử, chữ ký điện tử v..v)
Các thể chế pháp luật thực hiện khung pháp lý (luật và quy định) và



bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp khỏi những vi phạm
Và cuối cùng là Internet, việc sử dụng thành công của nó tuỳ thuộc vào




những điều sau:
Hạ tầng vững chắc và đáng tin cậy của Internet

Cấu trúc giá không ngăn cản người tiêu dùng sẻ dụng thời gian vào đó
và mua hàng qua Internet (ví dụ một cước phí mặt bằng hàng tháng cho
cả tiếp cận ISP và các cuộc gọi nội vùng)

1.1.7. Lợi ích của TMĐT
So với thương mại truyền thống thì thương mại điện tử có những lợi ích dối
với tổ chức cũng như đối với khách hàng như sau:
1.7.1.1. Đối với tổ chức
Mở rộng thị trường: tìm kiếm và tiếp cận với nhà cung cấp và khách hàng
và đối tác trên khắp thế giới...
Giảm chi phí:
Chi phí sản xuất, tạo lập, duy trì, phân phối, lưu trữ và sử dụng thông tin
trên giấy.
Chi phí giao dịch: mặc dù khoản dịch vụ ngân hàng cho việc giao dịch bằng
séc giấy là không lớn, nhưng nếu thanh toán qua internet có thể giảm đến 80%
Cải thiện hệ thống phân phối.

11






Giảm gánh nặng lưu trữ hàng hóa.
Giảm độ trễ trong phân phối hàng.
Vượt giới hạn về thời gian: việc tự động hóa các giao dịch thông qua
các website giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện, mô hình kinh
doanh mới, tăng tốc độ từng sản phẩm ra thị trường.


1.7.1.2. Đối với khách hàng


Có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ và tiến hành giao dịch



mà ko cần quan tâm đến thời gian.
Có quyền lựa chọn nhờ khả năng chủ động về thông tin → được tiêu



dùng sản phẩm với giá thấp.
Vận chuyển, phân phối sản phẩm, dịch vụ với tốc độ ngày càng được



cải tiến, nhất là sản phẩm số hóa
Khách hàng có thể tham gia trực tuyến vào các phiên đấu giá, mua/bán,



sưu tầm các món hàng quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.
Thông qua thương mại điện tử khách hàng trao đổi kinh nghiệm mua



bán, giao dịch trên mạng, trong việc sử dụng những sản phẩm
Trên đường đua dành lấy sự thỏa mãn của khách hàng. Khách hàng sẽ
có nhiều cơ hội mua được hàng hóa chất lượng, giá rẻ và chính sách

khuyến mãi.

1.1.8. Hạn chế của TMĐT
1.1.8.1. Hạn chế về kỹ thuật



Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy;
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
người dùng, nhất là trong TMĐT;

12





Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển;
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng



dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống;
Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm




chi phí đầu tư;
Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao;

Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT đòi hỏi hệ thống kho hàng tự
động lớn.

1.1.8.2. Hạn chế về thương mại


An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia



thương mại điện tử;
Thiếu lòng tin vào thương mại điện tử và người bán hàng trong thương mại





điện tử do không được gặp trực tiếp;
Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ;
Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ điều kiện để TMĐT phát triển;
Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn




thiện;
Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian;
Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc






trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian;
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô;
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT;
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt
của các công ty dot com.

1.1.9. Tình hình thương mại điện tử hiện nay ở Việt Nam
Nếu như năm 2007 được đánh giá là năm đánh dấu sự phát triển nhanh
chóng và toàn diện của thương mại điện tử thì năm 2008 là năm thương mại điện
tử thực sự khởi sắc và đi vào cuộc sống.

13


Xét doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ thương mại điện tử cũng có
chiều tích cực. 35,6% doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử chiếm
dưới 5% trong tổng doanh thu, trong đó là có tới 38,07% doanh nghiệp có doanh
thu từ thương mại điện tử chiếm trên 15% trong tổng doanh thu của mình (số liệu
năm 2008).

Hình 1.: Cơ cấu doanh thu từ thương mại điện tử năm 2008
Tóm lại, thương mại điện tử được biết đến nhử một phương thức kinh doanh
có hiệu quả và phát triển cực nhanh từ khi internet hình thành và phát triển.
Thuong mại điện tử tạo ra một phong cách kinh doanh, làm việc mới phù hợp với
cuộc sống công nghiệp; Là một công cụ giúp các công ty vừa và nhỏ khắc phục
những điểm kém lợi thế để cạnh tranh ngang bằng với những doanh nghiệp lớn.
Đồng thời thương mại điện tử cũng tạo ra động lực cải cách mạnh mẽcho các cơ

quan quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội.
1.1.10. Hệ thống thanh toán trong TMĐT

14


Thẻ tín dụng: Các hệ thống thẻ tín dụng cần sự an toàn xác thực, chính vì
thế cần bổ sung các bước cần thiết để giúp giao dịch an toàn và xác nhận được cả
người mua và người bán.
Séc điện tử: Phương thức thanh toán bằng séc cũng chiếm tới 11% tổng các
giao dịch.
Tiền điện tử: Tiền mặt số hoá (digital cash) hoặc còn gọi tiền mặt điện tử (e
– cash) là hệ thống giao dịch tiền mặt chỉ dựa trên các con số tương đương –
ngoài một số vấn đề cần giải quyết liên quan đến bí mật cá nhân, là một hệ thống
đơn giản và thích hợp nhất với các khoản thanh toán nhỏ, tức thời trên Internet.
1.2. Lý thuyết giỏ hàng

15


1.2.1. Giới thiệu về giỏ hàng (Shopping Cart)
Giỏ hàng là trái tim của web kinh doanh trực tuyến, những kiến thức cơ bản
về giải pháp và thành phần của shopping cart là điều đầu tiên những người kinh
doanh cần biết khi thiết kế website bán hàng qua mạng.
Giỏ hàng online để tương tác với các mã sản phẩm trưng bày, cho phép
khách có thể tìm kiếm, đặt lệnh mua sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà kinh doanh
trực tuyến. Vì thế Shopping cart giỏ hàng online có ý nghĩa quan trọng trong cấu
trúc một website thương mại điện tử.
Thực chất Shopping cart là một phần mềm ứng dụng chạy trên server, chức
năng của nó là cho phép khách hàng thực hiện các "hành động" tương tác với

website như tìm kiếm sản phẩm theo catalog, chọn sản phẩm, xóa sản phẩm khỏi
danh sách chọn và đặt lệnh thanh toán (lệnh mua).
1.2.2. Nội dung một giỏ hàng (shopping cart)
Cơ sở dữ liệu: Việc sử dụng giải pháp nào còn tùy theo những lựa chọn về
hệ thống, về server cho trang web của bạn.
Giao diện: Thể hiện thông tin sản phẩm, bạn cần chú ý những tính năng
sau:


Catalog đơn hàng dễ dàng truy cập, và thể hiện thông tin sản phẩm rõ
ràng vừa dễ hiểu vừa có hiệu quả thu hút khách hàng.



Tính năng tìm kiếm cho phép khách hàng tìm ngay được sản phẩm
muốn tìm. Càng có nhiều các tính năng lọc, phân loại sản phẩm càng
tốt (ví dụ như theo giá, theo nhãn hiệu .v.v.).



Khu vực quản lý khách hàng cần thiết kế cho khách dễ quản lý thông
tin các đơn hàng trong quá khứ của mình, thông tin cá nhân và quản lý



mật khẩu.
Có trang riêng dành cho khách hàng tìm kiếm những sản phẩm đang
bán, những serie sản phẩm cùng một nhãn hiệu.

Giao diện quản lý:


16




Thiết kế dễ dàng quản lý các thuộc tính chung cho phù hợp với điều
kiện địa phương như: đơn vị tiền tệ VND, ngày giờ địa phương, số



lượng sản phẩm hiển thị trong một trang.
Cần có module quản lý và tạo mới những sản phẩm theo những thư



mục hàng hóa định sẵn.
Cần thiết kế dễ quản lý màu sắc mô tả và giá cả sản phẩm để thuận lợi



cho những chiến dịch khuyến mại, giảm giá.
Thiết kế cho phép người kinh doanh trực tuyến đưa ra nhiều cách thức
chuyển hàng khách nhau, nhiều lựa chọn phương thức, thời gian thanh



toán.
Cần có module quản lý trạng thái những đơn hàng đã giao dịch (đã
thanh toán, đang vận chuyển, đã giao hàng v.v.).


1.3. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Mysql
1.3.1. Khái niệm về hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Hệ cơ sở dữ liệu qua hệ là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản
lý cơ sở dữ liệu. Các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa
chữa, xóa các thông tin trong một cơ sở dữ liệu (CSDL). Có rất nhiều loại hệ cơ
sở dữ liệu khác nhau từ phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến
những hệ quản trị phức tạp chạy trên nhiều siêu máy tính.
Tuy nhiên, Đa số hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên thị trường đều có một đặc
điểm chung là sử dụng ngôn ngữ theo cấu trúc. Các hệ cơ sở dữ liệu được nhiều
người biết đến như: MySQL, Oracle, SQL server…..

17


1.3.2. Hệ quản trị CSDL MySql
1.3.2.1. Khái niệm


MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ dữ liệu mã nguồn mở miễn phí, được



tích hợp sử dụng chung với apache, PHP.
MySQL là một phần mềm quản trị CSDL dạng server-based (gần tương



đương với SQL Server của Microsoft).
MySQL quản lý dữ liệu thông qua các cơ sở dữ liệu, mỗi cơ sở dữ liệu




có thể có nhiều bảng quan hệ chứa dữ liệu.
MySQL có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng, mỗi người dùng có
thể được quản lý một hoặc nhiều CSDL khác nhau, mỗi người dùng có
một tên truy cập (user name) và mật khẩu tương ứng để truy xuất đến



CSDL.
Khi ta truy vấn tới cơ sở dữ liệu MySQL, ta phải cung cấp tên truy cập
và mật khẩu của tài khoản có quyền sử dụng cơ sở dữ liệu đó. Nếu
không, chúng ta sẽ không làm được gì cả.

1.3.2.2. Ưu điểm của Mysql


Tốc độ: MySQL rất nhanh. Những nhà phát triển cho rằng MySQL là



cơ sở dữ liệu nhanh nhất mà bạn có thể có.
Dễ sử dụng: MySQL tuy có tính năng cao nhưng thực sự là một hệ
thống cơ sở dữ liệu rất đơn giản và ít phức tạp khi cài đặt và quản trị



hơn các hệ thống lớn
Giá thành: MySQL là miễn phí cho hầu hết các việc sử dụng trong cơ




quan, tổ chức.
Hỗ trợ ngôn ngữ truy vấn: MySQL hiểu SQL, là ngôn ngữ của sự chọn
lựa cho tất cả các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại. Bạn cũng có thể truy
cập MySQL bằng cách sử dụng các ứng dụng mà hỗ trợ ODC (Open
Database Connectivity -một giao thức giao tiếp cơ sở dữ liệu được phát
triển bởi Microsoft).

18




Năng lực: Nhiều client có thể truy cập đến server trong cùng một thời
gian. Các client có thể sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu một cách đồng thời.
Bạn có thể truy cập MySQL tương tác với sử dụng một vài giao diện để
bạn có thể đưa vào các truy vấn và xem các kết quả: các dòng yêu cầu



của khách hàng, các trình duyệt Web…
Kết nối và bảo mật: MySQL được nối mạng một cách đầy đủ, các cơ sở
dữ liệu có thể được truy cập từ bất kỳ nơi nào trên Internet do đó bạn có
thể chia sẽ dữ liệu của bạn với bất kỳ ai, bất kỳ nơi nào. Nhưng MySQL
kiểm soát quyền truy cập cho nên người mà không nên nhìn thấy dữ




liệu của bạn thì không thể nhìn được.
Tính linh động: MySQL chạy trên nhiều hệ thống UNIX cũng như
không phải UNIX chẳng hạn như Windows. MySQL chạy được các với



mọi phần cứng từ các máy PC ở nhà cho đến các máy server
Sự phân phối rộng: MySQL rất dễ dàng đạt được, chỉ cần sử dụng trình
duyệt web của bạn. Nếu bạn không hiểu làm thế nào mà nó làm việc
hay tò mò về thuật toán, bạn có thể lấy mã nguồn và tìm tòi nó. Nếu



bạn không thích một vài cái, bạn có thể thay đổi nó.
Sự hỗ trợ: Bạn có thể tìm thấy các tài nguyên có sẵn mà MySQL hỗ trợ.
Cộng đồng MySQL rất có trách nhiệm. Họ trả lời các câu hỏi trên
mailing list thường chỉ trong vài phút. Khi lỗi được phát hiện, các nhà
phát triển sẽ đưa ra cách khắc phục trong vài ngày, thậm chí có khi
trong vài giờ và cách khắc phục đó sẽ ngay lập tức có sẵn trên Internet.

1.4. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình PHP
1.4.1. Định nghĩa
PHP (Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một
loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển cácứng dụng viết cho máy chủ, mã
nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ
dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ
nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm
tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành
một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.


19


1.4.2. Các đặc điểm
PHP sử dụng một sự pha trộn của giải thích và biên soạn để cung cấp kết
hợp tốt nhất về hiệu suất và tính linh hoạt cho các lập trình.
Đằng sau những cảnh, PHP biên dịch kịch bản của bạn xuống một loạt các
hướng dẫn (được gọi là opcodes) bất cứ khi nào nó được truy cập. Những hướng
dẫn này sau đó thực hiện từng cái một cho đến khi kịch bản chấm dứt. Điều này
là khác nhau từ các ngôn ngữ thông thường biên dịch như C + + nơi mà mã được
biên dịch mã thực thi bản địa sau đó thực thi được chạy từ đó. Thay vào đó, PHP
lại biên dịch kịch bản của bạn mỗi khi nó được yêu cầu.
Điều này biên dịch lại liên tục có thể có vẻ một sự lãng phí thời gian xử
lý, nhưng nó thực sự là không phải tất cả là xấu bởi vì bạn không còn cần phải lo
lắng về tay biên dịch lại kịch bản của bạn khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào.
Ngược lại, nhiều kịch bản khác mất nhiều thời gian để biên dịch hơn so với họ
làm gì để thực hiện!
Hơn nữa, nó cung cấp thông tin phản hồi rất nhanh chóng trong quá trình
phát triển. Nếu bạn có một lỗi ở đâu đó trong tập tin của bạn, PHP sẽ từ chối để
biên dịch các trang cho đến khi bạn đã cố định được vấn đề, và bạn có thể bước
qua thực hiện của dòng mã của bạn bằng cách dòng cho đến khi bạn tìm thấy
những vấn đề.
Tốc độ ảnh hưởng của trình biên dịch thường xuyên là vô hiệu hóa hoàn
toàn bằng việc sử dụng các máy gia tốc.
Một lợi thế lớn để có mã giải thích rằng tất cả các bộ nhớ được sử dụng
bởi kịch bản được quản lý bởi PHP, và ngôn ngữ tự động làm sạch sau mỗi kịch
bản đã hoàn tất. Điều này có nghĩa rằng bạn không cần phải lo lắng về việc đóng
cửa các liên kết cơ sở dữ liệu, giải phóng bộ nhớ được gán cho hình ảnh, và như
vậy, bởi vì PHP sẽ làm điều đó cho bạn. Đó không phải là để nói rằng bạn nên
lười biếng và làm cho PHP làm tất cả các công việc lập trình tốt sạch lên chính

mình, và để cho PHP làm việc như sao lưu dự phòng trong trường hợp một cái gì
đó được bỏ qua.

20


1.5. Giới thiệu về ngôn ngữ UML
1.5.1. Định nghĩa
UML (Unifield Modeling Language):là một ngôn ngữ mô hình hoá thống
nhất có phần chính bao gồm những ký hiệu hình học, được các phương pháp
hướng đối tượng sử dụng để thể hiện và miêu tả các thiết kế của một hệ thống.
Nó là một ngôn ngữ để đặc tả, trực quan hoá, xây dựng và làm sưu liệu cho nhiều
khía cạnh khác nhau của một hệ thống có nồng độ phần mềm cao.
UML có thể được sử dụng làm công cụ giao tiếp giữa người dùng, nhà
phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển phần mềm.
1.5.2. Các đặc điểm
UML là ngôn ngữ mô hình hoá nên nó thoả mãn các tính chất sau:

21






Chính xác: mô tả đúng hệ thống cần xây dựng.
Đồng nhất: các hướng nhìn khác nhau không mâu thuẫn với nhau.
Có thể hiểu được: cho cả những người xây dựng lẫn những người sử




dụng
Dễ chỉnh sửa vàdễ dàng liên kết với các mô hình khác.

1.5.3. UML trong phân tích thiết kế hệ thống
UML có thể được sử dụng trong nhiều giai đoạn, từ phát triển, thiết kế cho
tới thực hiện và bảo trì. Vì mục đích chính của ngôn ngữ này là dùng các biểu đồ
hướng đối tượng để mô tả hệ thống nên miền ứng dụng của UML bao gồm nhiều
loại hệ thống khác nhau như:
Hệ thống thống tin: Cất giữ, lấy, biến đổi biểu diễn thông tin cho người sử
dụng. Xử lý những khoảng dữ liệu lớn có các quan hệ phức tạp , mà chúng được
lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu quan hệ hay hướng đối tượng .
Hệ thống kỹ thuật (Technical System): Xử lý và điều khiển các thiết bị kỹ
thuật như viễn thông, hệ thống quân sự, hay các quá trình công nghiệp. Đây là
loại thiết bị phải xử lý các giao tiếp đặc biệt , không có phần mềm chuẩn và
thường là các hệ thống thời gian thực (real time).
Hệ thống nhúng (Embeded System): Thực hiện trên phần cứng gắn vào các
thiết bị như điện thoại di động, điều khiển xe hơi, … Điều này được thực hiện
bằng việc lập trình mức thấp với hỗ trợ thời gian thực. Những hệ thống này
thường không có các thiết bị như màn hình đĩa cứng, …
Hệ thống phân bố ( Distributed System): Được phân bố trên một số máy
cho phép truyền dữ liệu từ nơi này đến nơi khác một cách dễ dàng. Chúng đòi hỏi
các cơ chế liên lạc đồng bộ để đảm bảo toàn vẹn dữ liệu và thường được xây
dựng trên một số các kỹ thuật đối tượng như CORBA, COM/DCOM, hay Java
Beans/RMI.
Hệ thống Giao dịch (Business System): Mô tả mục đích, tài nguyên (con
người, máy tính, …), các quy tắc (luật pháp, chiến thuật kinh doanh, cơ chế, …),
và công việc hoạt động kinh doanh.
Phần mềm hệ thống (System Software): Định nghĩa cơ sở hạ tầng kỹ thuật
cho phần mềm khác sử dụng, chẳng hạn như hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, giao

diện người sử dụng.
1.5.4. UML và các giai đoạn phát triển hệ thống

22


Preliminary Investigation: use cases thể hiện các yêu cầu của người dùng.
Phần miêu tả use case xác định các yêu cầu, phần diagram thể hiện mối quan hệ
và giao tiếp với hệ thống.
Analysis: Mục đích chính của giai đọan này là trừu tượng hóa và tìm hiểu
các cơ cấu có trong phạm vi bài toán. Class diagrams trên bình diện trừu tượng
hóa các thực thể ngoài đời thực được sử dụng để làm rõ sự tồn tại cũng như mối
quan hệ của chúng. Chỉ những lớp (class) nằm trong phạm vi bài toán mới đáng
quan tâm.
Design: Kết quả phần analysis được phát triển thành giải pháp kỹ thuật. Các
lớp được mô hình hóa chi tiết để cung cấp hạ tầng kỹ thuật như giao diện, nền
tảng cho database, … Kết quả phần Design là các đặc tả chi tiết cho giai đoạn
xây dựng phần mềm.
Development: Mô hình Design được chuyển thành code. Programmer sử
dụng các UML diagrams trong giai đoạn Design để hiểu vấn đề và tạo code.
Testing: Sử dụng các UML diagrams trong các giai đoạn trước. Có 4 hình
thức kiểm tra hệ thống:


Unit testing (class diagrams & class specifications) : kiểm tra từng đơn



thể, được dùng để kiểm tra các lớp hay các nhóm đơn thể.
Integration testing (integration diagrams & collaboration diagrams) :

kiểm tra tích hợp là kiểm tra kết hợp các component với các lớp để xem



chúng hoạt động với nhau có đúng không.
System testing (use-case diagrams) : kiềm tra xem hệ thống có đáp ứng



được chức năng mà người sử dụng yêu cầu hay không.
Acceptance testing: Kiểm tra tính chấp nhận được của hệ thống, thường
được thực hiện bởi khách hàng, việc kiểm tra này thực hiện tương tự
như kiểm tra hệ thống.

23


CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Tìm hiểu về công ty cổ phần Trung Mobile – Hà Nội
2.1.1. Tổng quan về công ty
Hiện nay, ngành quản lý kinh doanh nói chung và công ty cổ phần Trung
Mobile – Hà Nội nói riêng, vấn đề áp dụng công nghệ thông tin đang được đặt
lên hàng đầu nhằm hoàn chỉnh hệ thống giao dịch và quản lý hàng của công ty,
nhằm tăng khả năng hoạt động, giảm bớt số lượng nhân viên quản lý, đảm bảo độ
chính xác và khả năng bảo mật, an toàn dữ liệu. Do đó việc thay thế và nâng
cấp hệ thống quản lý kinh doanh mới đang là vấn đề cấp bách cho ngành kinh
doanh.
Công ty cổ phần Trung mobile hiện nay đang sử dụng hệ thống quán lý
kinh doanh do tổng công ty đưa cho các chi nhánh. Hệ thống này chạy trên nền
hệ quản trị CSDL Access và Foxpro.

Hệ thống trên nhìn chung có nhiều ưu điểm về tính đồng nhất, chạy nhanh,
kích thước dữ liệu nhỏ và không đòi hỏi cấu hình máy tính cao, cái mà những
năm trước đây còn là vấn đề khó khăn cho ngành kinh tế. Nhưng hiện nay việc
đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin quản lý kinh doanh không còn là vấn
đề khó khăn hàng đầu nữa, mà vấn đề đặt ra là chính xác, nhanh, an toàn và bảo
mật cũng như khả năng quản lý toàn diện để tăng tính cạnh tranh và giảm bớt
nhân công là vấn đề mới cho mọi ngành quản lý.
Quản lý xuất/nhập hàng là một trong các hoạt động chính của công ty. Hệ
thống quản lý hàng hóa và công nợ được tích hợp chung trong hệ thống quản lý
kinh doanh của công ty.
Tuy có những tính năng và ưu điểm như đã trình bày ở trên nhưng nó cũng
còn nhiều hạn chế như chạy chậm khi khối dữ liệu lớn, khả năng quán lý khối dữ
liệu còn hạn chế, bảo mật chưa cao, giao diện chưa thân thiện với người sử dụng.

24


2.1.2. Hiện trạng quản lý kinh doanh ở công ty
Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu thực tế quy trình quán lý kinh doanh ở
công ty, em nắm bắt được một số hiện trạng của công ty như sau:
Công ty cổ phần Trung Moblie - Hà Nội là một chi nhánh của tổng công ty
Trung Mobile tại Việt Nam. Công ty chuyên :


Phân phối bán buôn và bán lẻ các dòng điện thoại cao cấp của Apple,
Blackberry, HTC, Samsung, Sony Ericsson, LG, Motorola .... uy tín,





chất lượng và giá thành rẻ nhất.
Cung cấp điện thoại di động chính hãng mới 100.
Chuyên phân phối bán buôn và bán lẻ phụ kiện ĐTDĐ thời trang như
Ốp lưng, bao da, tai nghe bluetooth, miếng dán màn hình... từ các hãng
chuyên phụ kiện cho Smartphone như CaseMate, Capdase, Channel,
Hermec, Viva, HoCo, Moshi....

2.1.3. Sơ đồ hoạt động kinh doanh của công ty.

Tổng công ty

Các chi nhánh

Các shop

Các đại lý

Hình 2.:Sơ đồ hoạt động của công ty
Chức năng của từng thành phần trong sơ đồ:


Tổng công ty: là nơi quản lý quá trình hoạt động của các chinh nhanh
công ty như việc phân phối các sản phẩm đến từng chi nhánh, xuất



nhập hàng hóa...
Các chi nhánh: của công ty chịu trách nhiệm phân phối các sản phẩm
tới các cửa hàng(shop) và các đại lý.


25


×