Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ Ý TƯỞNG NÂNG CAO PHONG TRÀO KẾ HOẠCH NHỎ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.15 MB, 17 trang )

Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ Ý TƯỞNG
NÂNG CAO PHONG TRÀO "KẾ HOẠCH NHỎ"
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

I. TÍNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
1. Lý do chọn đề tài:
Phong trào "Kế hoạch nhỏ" là một phong trào lớn của thiếu nhi Việt Nam ra đời
từ năm 1958 do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức theo sáng kiến của
thiếu nhi tỉnh Sơn Tây và Hải Phòng, lấy kinh phí để xây dựng nhà máy nhựa Thiếu
niên tiền phong tại Hải Phòng (đi vào hoạt động vào năm 1959). Sau nhiều năm triển
khai, phong trào đã phát triển rộng khắp các địa phương trong cả nước và đạt được
nhiều kết quả như: góp phần cho ra đời Đoàn tàu lửa chạy trên đường sắt Thống Nhất
(Khánh thành vào ngày 01/01/1979), xây dựng "Khách sạn Khăn quàng đỏ" ở Thủ đô
Hà Nội (1987),…… và hàng nghìn công trình khác ở các địa phương đã tạo nên những
cơ sở vật chất văn hóa cho thiếu nhi và xã hội.

Hình 1: Tượng đài anh hùng thiếu niên Kim Đồng
(Đội trưởng đầu tiên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở Cao Bằng)
Phong trào "Kế hoạch nhỏ" có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy lòng tự hào về
truyền thống vẻ vang của Đội, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm, đoàn kết,
giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn……Có thể nói "Kế hoạch nhỏ" là một trong những
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

1/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học


phong trào lớn đã trở thành truyền thống trong hoạt động của Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh suốt mấy chục năm qua. Với nhiều hoạt động và hình thức thực tế
rất phong phú như: thu gom giấy vụn, ve chai, phế liệu, nuôi heo đất, …… để thực
hành tiết kiệm và góp phần gây quỹ Đội. Thông qua các hoạt động đó, các em được tự
rèn luyện và được giáo dục những truyền thống cách mạng, những phẩm chất tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, phong trào "Kế hoạch nhỏ" đang gặp rất
nhiều khó khăn, chất lượng phong trào không cao và rất khó thực hiện.
Vậy nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để một phong trào "Kế hoạch nhỏ" có
hiệu quả và mang ý nghĩa thật sự?
Là một giáo viên Tổng phụ trách Đội, bản thân nhận thấy ý nghĩa to lớn của
phong trào "Kế hoạch nhỏ" và những khó khăn trước mắt mà phong trào đang gặp
phải. Đồng thời phát huy những thành tích đạt được trong năm học 2013 - 2014. Chính
vì thế, nên tôi đã mạnh dạn đề ra "Một số ý tưởng nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ
trong trường tiểu học" để cùng đồng chí, đồng nghiệp nghiên cứu, tìm ra những
nguyên nhân, đưa ra những biện pháp thích hợp… nhằm góp phần làm cho phong trào
"Kế hoạch nhỏ" có hiệu quả và tiếp tục mang lại ý nghĩa thật sự.
2. Hướng giải quyết:
2.1 Phạm vi thực hiện ý tưởng:
Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa.
2.2 Các bước tiến hành:
- Quan sát tình hình thực tế.
- Lập kế hoạch, triển khai đến các chi đội, các lớp sao.
- Kiểm tra, giám sát.
- Sơ, tổng kết những việc làm được khi triển khai kế hoạch từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm.
2.3 Thời gian tiến hành:
Trong năm học 2013 - 2014 và Học kỳ I năm học 2014 - 2015.
II. TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:
1. Thực trạng ban đầu:

Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa có 2 điểm, điểm chính nằm gần trung tâm hành
chánh xã Vĩnh Hòa, cách trung tâm thị xã Tân Châu khoảng 9km về hướng Bắc. Dân
cư trong địa bàn sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, tỷ lệ người dân nơi đây đa
số thiếu đất canh tác, dẫn đến tình trạng làm mướn nhiều.
Điều kiện kinh tế gia đình của nhiều đối tượng học sinh còn khó khăn, đối
tượng hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm khá cao. Năm học 2014 2015, Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa có tổng số học sinh là 616 em được chia làm 5

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

2/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

khối. Trong đó khối 3 có 5 lớp, còn lại mỗi khối có 4 lớp (trên tình hình thực tế của
đơn vị).
1.1 Thuận lợi:
- Năm học 2014 – 2015, Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa có 37 cán bộ giáo viên, nhân
viên, đa số đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng, số cán bộ giáo viên đạt chuẩn và
trên chuẩn chiếm 100%. Trường nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến, giáo viên có
lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ...
- Có sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban
ngành đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên.
- Ban phụ trách đội nhà trường hoạt động tích cực, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau
giữa các bộ phận trong nhà trường.
- Sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường thực hiện một cách đồng bộ và hiệu
quả trong các mặt hoạt động phong trào kể cả công tác chuyên môn.
- Liên đội đạt liên đội vững mạnh cấp thị xã trong nhiều năm liền.
1.2 Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của đơn vị còn nhiều thiếu thốn.

- Học sinh, đội viên con gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn chiếm tỷ lệ cao.
- Nguồn kinh phí hoạt động đội của nhà trường chủ yếu là tự phát, sự hỗ trợ từ phía
nhà trường cũng như địa phương đôi lúc quan tâm chưa kịp thời và chưa đúng mức.
Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tổ chức các hoạt dành cho công tác đội trong nhà
trường.
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành:
2.1 Điểm mới của vấn đề:
- Các đối tượng tham gia thực hiện phong trào đa dạng, không chỉ riêng học sinh, đội
viên. Hình thức tham gia phong phú.
- Ý thức tham gia các hoạt động của học sinh được nâng cao.
- Phát huy tính tích cực, tinh thần đoàn kết, tương thân tương trong từng học sinh, đội
viên.
- Phát huy văn hóa tiết kiệm, vệ sinh, giữ gìn và phát huy văn hóa địa phương.
Phong trào "Kế hoạch nhỏ" thực chất là bài học thiết thực nhất về đạo đức, lối
sống cho học sinh. Thông qua phong trào này, chính các em đã góp phần giúp đỡ
nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường. Để rồi qua đó, những
hạt mầm của tình tương thân tương ái sẽ dần nảy nở trong lòng các em, góp phần giúp
các em hoàn thiện nhân cách, lối sống,.........
2.2 Biện pháp và qá trình tổ chức thực hiện:
Chính vì thế, để phong trào "Kế hoạch nhỏ" ngày càng lan tỏa, thu hút nhiều
đội viên, nhi đồng tham gia thì phải có những thay đổi về biện pháp, giải pháp đối với

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

3/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

từng đối tượng tác động đến phong trào, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, vận

động. Cụ thể như sau:
Căn cứ vào các kế hoạch, công văn hướng dẫn của cấp trên như: Căn cứ Kế
hoạch số 40-KH/ĐTN ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Thị đoàn thị xã Tân Châu về
việc phát động phong trào "Kế hoạch nhỏ" năm học 2013 – 2014; Căn cứ Hướng dẫn
phối hợp số 68/HDLN ngày 28 tháng 10 năm 2014 giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo và
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thị xã Tân Châu về việc triển khai phong
trào "Kế hoạch nhỏ" giai đoạn 2013 – 2017;……;Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị.
Vào đầu mỗi năm học mới tôi đều xây dựng nội dung để thực hiện phong trào
"Kế hoạch nhỏ" với các bước như sau:
Bước 1: Quan sát tình hình thực tế.
Xem xét tình hình để có cơ sở xây dựng nội dung, xin chủ trương Ban giám
hiệu thông qua hội đồng sư phạm nhà trường, ban phụ trách đội, xin ý kiến và sự đồng
tình của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh thống nhất để thực hiện phong trào.
Bước 2: Lập kế hoạch, triển khai đến các chi đội, các lớp sao.
Xây dựng kế hoạch cụ thể trình ban giám hiệu ký duyệt để tổ chức phát động
phong trào, kết hợp với ban chấp hành Đoàn trường, ban phụ trách đội. Sau khi được
sự thống nhất thì bản thân Tổng phụ trách kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, ban
chỉ huy Liên, Chi đội tiến hành phát động đến từng học sinh để thực hiện phong trào.
Trong kế hoạch phải nêu rõ thời gian thực hiện, số lượng thu gom, hình thức
thu gom……và quan trọng nhất là cách tổ chức thực hiện để chỉ rõ trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân khi thực hiện kế hoạch.
Ví dụ:
*Thời gian thu gom:
Stt
Đợt thu gom
Thời gian
Ghi chú
1
I
11/2014

2
II
01/2015
3
III
05/2015
 Ngày thu gom cụ thể về Liên đội sẽ thông báo sau.
*Chỉ tiêu vận động:
- Học sinh khối lớp 1 và lớp 2 mỗi em ít nhất 1kg.
- Học sinh, đội viên khối lớp 3, lớp 4 và lớp 5 mỗi em ít nhất 2kg
*Hình thức thu gom:
- Đối với các loại giấy phế liệu: thu nhặt giấy vụn trong quá trình vệ sinh trường, lớp;
tích lũy sách, báo đã qua sử dụng hàng ngày để tham gia phong trào.
- Đối với các hình thức thu gom khác: Tùy tình hình thực tế, các em có thể thu gom vỏ
chai, vỏ nhựa, phế liệu, sắt vụn… đảm bảo hình thức thu gom và tiêu thụ cho phù hợp.

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

4/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

Hình 2: Các loại giấy vụn, chai nhựa...thu gom từ "Kế hoạch nhỏ"
Lưu ý: Tuyệt đối không để tình trạng các em mua giấy phế liệu bên ngoài để
nộp; không thu tiền trực tiếp từ thiếu nhi dưới mọi hình thức.
*Tổ chức thực hiện:
a. Tổng phụ trách đội:
Phải triển khai kế hoạch đến tận từng học sinh trong buổi sinh hoạt đầu tuần,
sinh hoạt ngoại khoá, phát động trong các buổi phát thanh măng non, tuyên truyền

măng non......vận động học sinh tiết kiệm bằng cách không nên xã rác bừa bãi trong
phòng học về các loại giấy nháp và tập sách không còn sử dụng, chuẩn bị hàng ngày ở
nhà khi có kế hoạch thu gom của chi đội thì đưa vào nộp.
b. Giáo viên chủ nhiệm:
Có trách nhiệm nhắc nhở học sinh lớp chủ nhiệm của mình tham gia phong trào
một cách thường xuyên, giáo dục ý nghĩa của việc tham gia phong trào "Kế hoạch
nhỏ", giữ gìn vệ sinh môi trường,... Thành lập ban thu gom ghi nhận kết quả thực hiện
của từng đội viên, lập danh sách đề nghị đối với những đội viên thực hiện vượt chỉ tiêu
cụ thể, tuyên dương từng đội viên, từng chi đội thực hiện tốt từ 2kg trở lên/1 đội
viên/năm học.
c. Trách nhiệm của Ban chỉ huy Liên, chi đội - Đội Phát thanh măng non, Tuyên
truyền măng non:

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

5/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

Thường xuyên tham mưu với Tổng phụ trách Đội, Ban phụ trách đội nhà trường,
thực hiện việc phát thanh, tuyên truyền hàng tuần theo qui định của phong trào, mỗi
tuần thực hiện 2 buổi. Đặc biệt đội ngũ này phải luôn nêu gương trước toàn trường,
toàn liên đội về việc tham gia phong trào của mình.
d. Đội viên, học sinh:
Đối với học sinh, đội viên nêu cao tình thần tự giác, tự ý thức được việc làm ý
nghĩa của cuộc vận động thu gom, cùng nhau thi đua để thực hiện tiết kiệm giấy, giữ
gìn vệ sinh chung cho lớp học và cảnh quan của trường, báo cáo với gia đình về việc
làm, giải thích ý nghĩa việc làm đến gia đình của mình, cần giải thích rõ cho mọi người
biết.

Các em phải thường xuyên theo dõi và nhắc nhở nhau thực hiện phong trào......
ngoài ra Ban phụ trách thu gom sẽ tuyên dương mỗi tuần đối với những chi đội hoặc
cá nhân thực hiện tốt đồng thời nhắc nhở những bạn thiếu tinh thần tham gia phải biết
việc làm mang ý nghĩa đó để các bạn ý thức việc làm của mình.
Bước 3: Kiểm tra, giám sát
+ Giấy thu gom là các loại giấy không còn sử dụng, tránh không được mua giấy để
nộp.

Hình 3: Ban thu gom đang kiểm tra số lượng …….
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

6/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

+ Sau khi thu gom, Ban phụ trách phải phân loại sản phẩm thu gom của các bạn.
Những phế liệu, sách……còn sử dụng lại được thì để riêng.

Hình 4: Tổng phụ trách cùng Ban chỉ huy Liên đội phân loại sản phẩm……
+ Mỗi tuần Chi đội trưởng báo cáo một lần về kết quả thực hiện của các bạn trong lớp
cho giáo viên chủ nhiệm để ghi nhận. Và Chi đội trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm báo
cáo trực tiếp cho tổng phụ trách vào thời gian đã quy định trong kế hoạch.
Bước 4: Sơ, tổng kết những việc làm được khi triển khai kế hoạch từ đó có sự
khen thưởng kịp thời hay rút ra bài học kinh nghiệm cho các năm sau.
*Về khen thưởng:
- Cá nhân HS:
+ Học sinh gom từ 5kg đến 9kg được cấp giấy chứng nhận danh hiệu "Chiến sĩ cần
kiệm" và phần thưởng.
+ Học sinh gom từ 10kg đến 19kg đựơc cấp giấy chứng nhận danh hiệu "Dũng sĩ cần

kiệm" và phần thưởng.
+ Học sinh gom từ 20kg trở lên đựơc cấp giấy chứng nhận danh hiệu "Kiện tướng cần
kiệm" và phần thưởng.
- Tập thể lớp:
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

7/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

Lớp nào đạt thành tích cao nhất sẽ được Ban giám hiệu hoặc Thị Đoàn tặng
giấy khen.
Ngoài các bước cơ bản trên, để phong trào "Kế hoạch nhỏ" đem lại hiệu quả
cao cần xác định rõ vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Cụ thể:
*Ban giám hiệu nhà trường:
- Ngay từ đầu năm học cần củng cố Ban phụ trách đội, phát huy tốt vai trò của giáo
viên Tổng phụ trách, giáo viên Phụ trách chi đội (giáo viên chủ nhiệm các khối lớp 4,
5).
- Tham dự Đại hội Liên đội hàng năm để nắm tình hình hoạt động của Liên đội năm
học trước, cũng như biết được công việc trọng tâm của năm tiếp theo, từ đó có sự chỉ
đạo cho Ban phụ trách đội từng nội dung, chỉ tiêu quan trọng cần phải thực hiện.
*Vai trò của Giáo viên Tổng phụ trách Đội:
- Phát huy tốt vai trò tham mưu trong việc phát động các phong trào.
- Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể như: mục đích, yêu cầu, thời gian thực
hiện, nội dung hình thức và biện pháp thực hiện…. phát động đến toàn liên đội, đặc
biệt là thông qua cuộc họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm.
- Theo dõi, đôn đốc Ban chỉ huy liên đội, chi đội, đội viên, học sinh trong việc tham
gia thực hiện các phong trào.

- Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện phong trào thông qua các cuộc họp Ban
phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm.
- Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, giáo dục ý nghĩa của phong trào, thông qua
các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đội, sinh hoạt sao….
- Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong
thực hiện phong trào "Kế hoạch nhỏ".
*Giáo viên phụ trách chi đội, phụ trách lớp sao (giáo viên chủ nhiệm lớp).
Ngoài việc tuyên truyền dưới cờ, sinh hoạt đội và sinh hoạt sao thì việc tuyên
truyền, phát động của giáo viên chủ nhiệm cũng góp phần rất quan trọng đến hiệu quả
của phong trào "Kế hoạch nhỏ". Giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp xúc,
trao đổi với các em cũng như đối với phụ huynh học sinh. Chính vì thế giáo viên chủ
nhiệm sẽ là một cầu nối quan trọng để phong trào "Kế hoạch nhỏ" đạt kết quả cao. Để
thực hiện tốt, giáo viên chủ hiệm cần:
- Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở giáo dục các em về ý nghĩa của phong trào
hàng ngày, đặc biệt là trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
- Tạo sự thân thiện, gần gũi giữa phong trào "Kế hoạch nhỏ" đối với các em. Cần có
thái độ mềm dẽo thu hút học sinh, tránh tình trạng triển khai qua loa cho có.
- Cần có sự theo dõi, kiểm tra đôn đốc công tác thực hiện phong trào của lớp mình.
Tạo điều để phụ huynh học sinh biết về phong trào kế hoạch nhỏ. Đối với các phong
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

8/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

trào lớn được triển khai ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cần triển khai đến
phụ huynh học sinh thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, từ đó cùng với nhà
trường tuyên truyền vận động cho phụ huynh học sinh hiểu và đồng tình ủng hộ kế
hoạch đã đề ra.

*Ban chỉ huy Liên đội, chi đội:
- Ban chỉ huy Liên đội, chi đội là người trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của phong
trào. Ban chỉ huy Liên, chi đội là lực lượng nồng cốt trong việc thực hiện các phong
trào.
- Chính vì thế các em học sinh nằm trong Ban chỉ huy Liên đội, chi đội phải là những
học sinh gương mẫu, nhanh nhẹn, có kỹ năng nói mang tính thuyết phục các bạn.
- Ban chỉ huy Liên đội thường xuyên tuyên truyền cho các bạn về ý nghĩa, mục đích
của phong trào kế hoạch nhỏ, đặc biệt là các phong trào lớn như : Xây tượng Anh Kim
Đồng, chị Võ Thị Sáu, hay gây quỹ học bỗng…. cần nêu rõ ý nghĩa cụ thể của từng
phong trào.
- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý nghĩa của phong trào thông qua chào cờ đầu
tuần, các buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt sao cũng như phát thanh măng non.
- Định hướng cho các bạn có nhiều hình thức thực hiện kế hoạch nhỏ như: thu gom
giấy vụn, phế liệu, tiết kiệm tiền ăn sáng…. giúp cho các bạn thực hiện phong trào dễ
dàng hơn.
- Liên đội trường đều bố trí ở mỗi lớp học 2 sọt rác, để khi học sinh có giấy vụn, giấy
nháp…… thì học sinh sẽ tự giác bỏ vào và phân loại, Ban chỉ huy chi đội sẽ thu gom
lại, ghi vào sổ theo dõi.
- Bên cạnh đó, những học sinh tích cực tham gia phong trào đều được xem xét để Ban
chỉ huy Liên đội khen thưởng và tuyên dương danh hiệu "Nhi đồng ngoan" hay "Đội
viên xuất sắc", qua đó khích lệ các em phấn đấu, hăng hái tham gia phong trào.
*Vai trò của đội viên, học sinh:
- Đây là lực lượng chính tham gia vào phong trào "Kế hoạch nhỏ". Phong trào có
thành công hay thất bại là do lực lượng này.
- Để phong trào "Kế hoạch nhỏ" thành công, thì lực lượng này phải thật sự hiểu về ý
nghĩa của phong trào, nội dung, hình thức thực hiện phong trào. Nếu các em học sinh
không hiểu được ý nghĩa, nội dung, hình thức thực hiện thì rất dễ làm cho phong trào
sai lệch về ý nghĩa, không thực hiện được.
Vì vậy, các em học sinh cần phải chú ý lắng nghe thầy Tổng phụ trách triển
khai kế hoạch dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm triển khai ở lớp cũng cũng như khi tham

gia sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao…...Tuyên truyền rộng rãi trong các bạn với hình thức
truyền miệng, kêu gọi với nhau cùng thực hiện.

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

9/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

Thực hiện phong trào "Kế hoạch nhỏ" theo đúng kế hoạch mà Liên đội đề ra
như nội dung, hình thức, thực hiện tốt theo ý nghĩa phong trào. Tránh tình trạng làm kế
hoạch nhỏ mà về xin tiền nhà vào đóng cho thầy cô……
Thể hiện tinh đoàn kết, tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh, tương thân tương ái……góp
phần thành công cho các hoạt động của trường.
*Vai trò của phụ huynh học sinh:
- Như đã nói ngay từ đầu, việc giữ mối liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh
là rất cần thiết, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như
các hoạt động khác.
- Khi phụ huynh học sinh hiểu được ý nghĩa thật sự của phong trào thì phong trào rất
dễ dàng thực hiện.
- Phụ huynh học sinh cần giữ mối liên hệ mật thiết với nhà trường cũng như đối với
giáo viên chủ nhiệm, từ đó giúp cho phụ huynh nắm rõ hơn về các hoạt động học tập
của con em mình nhưng đồng thời cũng hiểu được các hoạt động phong trào của
trường, của lớp.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho con em tham gia tốt các hoạt do trường tổ chức, có thể sẽ
giúp phát triển toàn diện học sinh. Ngoài ra, khi học sinh tham gia phong trào "Kế
hoạch nhỏ" còn là điều kiện tốt để các em thể hiện mình như: ý thức tiết kiệm, giữ gìn
vệ sinh, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái……
Mặt khác, một số kế hoạch lớn trường còn phải tham khảo ý kiến của phụ

huynh học sinh. Sự đồng tình và thấu hiểu của phụ huynh học sinh là một yếu tố giúp
cho phong trào "Kế hoạch nhỏ" ở trường học đạt hiệu quả cao.
3. Các tồn tại nảy sinh trong quá trình thực hiện:
Trong các năm học trước, khi phát động phong trào kế hoạch nhỏ "Xây dựng
tượng Anh Kim Đồng" thì phong trào đạt kết quả không cao, tình trạng thực hiện
phong trào "Kế hoạch nhỏ " của đơn vị ngày càng khó thực hiện và không đạt hiệu quả
cao. Vậy nguyên nhân do đâu?
Để trả lời câu hỏi trên cũng như tìm ra biện pháp giúp nâng cao hiệu quả phong
trào "Kế hoạch nhỏ" tôi đã nghiên cứu và đưa ra phân tích một số nguyên nhân sau:
3.1 Phát động phong trào "Kế hoạch nhỏ" không có ý nghĩa:
- Từ thực tế nhiều phong trào "Kế hoạch nhỏ", bản thân nhận thấy một số phong trào
không có ý nghĩa thiết thực, phong trào "Kế hoạch nhỏ" bị "biến tướng" trở thành
phong trào đóng góp bằng tiền mặt.
- Phát động phong trào cho có, không có sự đôn đốc, động viên, khen thưởng nhắc
nhở, sơ kết - tổng kết phong trào.
3.2 Chưa phát động phong trào "Kế hoạch nhỏ" rộng rãi đến học sinh, học sinh chưa
hiểu hết ý nghĩa của phong trào "Kế hoạch nhỏ":

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

10/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

Do hoàn cảnh kinh tế, phong trào "Kế hoạch nhỏ" ở một số lớp chỉ phát động
đến những học sinh có hoàn cảnh gia đình khá giả. Vì các em có hoàn cảnh gia đình
tương đối tốt thì việc thưc hiện phong trào cũng nhanh hơn.
Đây là phong trào đòi hỏi học sinh phải mang tính chất tự nguyện, và chỉ khi
nào các em hiểu được ý nghĩa thật sự của phong trào thì tinh thần tự nguyện được

nâng cao. Còn hiện nay, đa số học sinh chỉ biết kế hoạch nhỏ là phải đóng 1000 đồng,
hay 2000 đồng……chứ không biết gì về ý nghĩa, về những việc làm thiết thực mà
phong trào mang lại.
3.3 Phụ huynh học sinh không hiểu biết, ít quan tâm về phong trào kế hoạch nhỏ:
- Chúng ta biết rằng chất lượng giáo dục là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia
đình - và xã hội. Chính vì thế việc giữ mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình là một
mối quan hệ vô cùng quan trọng.
- Trong thời đại ngày nay, bất kỳ hoàn cảnh gia đình nào thì việc lo cho con ăn học
vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên ở mức độ là phụ huynh học sinh
thì chủ yếu là chỉ quan tâm đến việc học lực của con là chủ yếu, xem con mình học thế
nào…... chứ rất ít quan tâm đến các hoạt động phong trào. Từ đó cho thấy các phong
trào mà nhà trường phát động, nhất là phong trào "Kế hoạch nhỏ" phụ huynh học sinh
không nắm được, chính vì thế mà sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh, học sinh
trong phong trào cũng gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều phụ huynh học sinh lại xem
đây là một khoản tiền mà con em mình cần phải đóng chứ không biết đây là một hoạt
động mang nhiều ý nghĩa.
3.4 Phương pháp phát động phong trào "Kế hoạch nhỏ" không có hiệu quả.
- Từ các nguyên nhân trên cho thấy nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến phong trào
"Kế hoạch nhỏ" ngày càng kém hiệu quả là do phương pháp phát động phong trào
không có hiệu quả.
- Khi phát động phong trào không có kế hoạch cụ thể như: mục đích, yêu cầu, thời
gian thực hiện, nội dung - hình thức thực hiện, biện pháp thực hiện….
- Khi phát động phong trào khô khang, không thu hút được hoc sinh, không nêu bậc
được ý nghĩa thiết thực mà phong trào mang lại.
- Thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh trong việc thực hiện phong
trào kế hoạch nhỏ.
- Chưa giáo dục tốt các em tinh thần tương thân tương ái, ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi
trường... thông qua phong trào "Kế hoạch nhỏ".
Từ các mặt tồn tại nảy sinh trên có thể rút ra một số cơ sở lý luận và thực tiễn
sau:

a. Cơ sở lý luận:
- Thực hiện theo chương trình công tác đội và phong trào thanh thiếu nhi của Hội đồng
Đội tỉnh, Hội đồng Đội thị xã, Hội đồng Đội xã năm học 2014 - 2015 cũng như của
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

11/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

các năm học trước đều có 4, 5 chương trình lớn. Trong năm học 2014 - 2015 này gồm
các chương trình lớn như:
+ Chương trình 1: Tự hào truyền thống - Tiếp bước cha anh;
+ Chương trình 2: Luyện rèn tri thức - Vững bước tương lai;
+ Chương trình 3: Vui khỏe an toàn - Học ngàn điều hay;
+ Chương trình 4: Xây dựng đội vững mạnh - Cùng tiến bước lên Đoàn;
+ Chương trình 5: Khăn hồng tình nguyện - Chắp cánh yêu thương.
Trong từng chương trình lớn có đầy đủ các mục đích cũng như chỉ tiêu cụ thể
góp phần thực hiện tốt chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi trong năm
học. Trong các chỉ tiêu quan trọng thì chỉ tiêu thực hiện tốt phong trào "Kế hoạch nhỏ"
cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng mà Liên đội đã đề ra trong năm học 2014 - 2015.
Đồng thời đây cũng chính là nội dung công văn số 41/HĐĐ.TC của Hội đồng Đội thị
xã Tân Châu ngày 26 tháng 11 năm 2013 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 55
năm phong trào Kế hoạch nhỏ.
- Trong kế hoạch xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" của trường năm
học 2014 - 2015, cũng có 5 nội dung:
+ Xây dựng trường lớp "Xanh, sạch, đẹp, an toàn";
+ Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm của học sinh, giúp các em tự tin
trong học tập;
+ Rèn kỹ năng sống cho học sinh;

+ Tổ chức hoạt động tập thể;
+ Học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử,
cách mạng ở địa phương.
Chính vì thế, với mục tiêu cùng với nhà trường góp phần thực hiện tốt phong
trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", tôi đã phát động nhiều
phong trào như: Phong trào "đôi bạn cùng tiến", phong trào xây dựng "trường, lớp
Xanh - Sạch - Đẹp", phong trào "Kế hoạch nhỏ"……theo từng chủ đề tháng và hưởng
ứng các phong trào do Hội đồng Đội thị xã phát động. Từ đó cùng với nhà trường góp
phần thực hiện tốt phong trào.
b. Cơ sở thực tiễn:
Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa gồm có 2 điểm. Điểm chính tọa lạc tại ấp Vĩnh
Thạnh B, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, An Giang (gần trung tâm hành chính xã),
điểm phụ cách điểm chính khoảng 1 km, tọa lạc tại ấp Vĩnh An cùng xã.
Tổng số học sinh toàn trường năm học 2014 - 2015 là 616 học sinh (tính đến
thời điểm 10/2014), gồm 21 lớp (trong đó: 16 lớp chia đều cho 4 khối và Khối 3 có 5
lớp).
Đa số các em học sinh ở đây đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng các em luôn
tích cực tham gia phong trào "Kế hoạch nhỏ". Số lượng quyên góp năm sau cao hơn
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

12/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

năm trước. Riêng Sơ kết đợt I năm học 2014 – 2015 (tháng 11/2014), các em đã quyên
góp hơn 1,103,000 đồng, đạt chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra Liên đội còn thực hiện phong trào
"Kế hoạch nhỏ" trang bị thêm những hàng ghế đá dưới những tán cây trong khuôn
viên trường, góp phần tạo cảnh quang Trường Xanh - sạch - đẹp, giúp các em có nơi
vui chơi giải trí.

Ngay từ đầu năm học, các học sinh nghèo được hỗ trợ tập, sách, quần áo… từ
ngồn thu xã hội hóa giáo dục, từ quỹ "Kế hoạch nhỏ"… qua đó đã giúp các em an tâm
học tập.
Không chỉ tiếp sức cho học sinh nghèo, phong trào "Kế hoạch nhỏ" cũng đã gây
quỹ hỗ trợ cho Liên đội tổ chức nhiều hoạt động, phong trào phong phú, như: văn hóa
văn nghệ, ngày hội trò chơi dân gian,... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho
học sinh.
4. Kết quả đạt được:
4.1 Đối với bản thân Tổng phụ trách Đội:
- Để thực hiện tốt phong trào kế hoạch nhỏ, góp phần xây dựng tốt "Trường học thân
thiện, học sinh tích cực" đồng thời hoàn thành tốt chương trình công tác đội và phong
trào thiếu nhi năm hoc 2014 - 2015 theo chương trình, kế hoạch của Hội đồng Đội các
cấp, ngay từ đầu năm học Liên đội đã lập kế hoạch phát động phong trào "Kế hoạch
nhỏ" thu gom giấy vụn, phế liệu..….để gây quỹ đội.
- Từ thực tiễn phát động phong trào "Kế hoạch nhỏ" năm học trước của chính bản thân
và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy với những biện pháp nêu trên
đã góp phần nâng cao hiệu quả phong trào "Kế hoạch nhỏ" tại đơn vị trong năm học
2013 - 2014 và Học kì I năm học 2014 - 2015. Cụ thể như sau:

Stt
01
02

Thời gian
Trong năm học
2013 – 2014
Từ 09/2014
đến 11/2014

Số lượng

thu gom các loại
(kg)
458
492

Thành tiền
(đồng)

Ghi chú

916,000
1,103,000 Sơ kết đợt I

- Ngoài ra, trong năm học trước (2013 - 2014), thông qua phong trào "Kế hoạch nhỏ",
Liên đội vận động đóng góp tiền mua băng đá trang bị ở các khu vực có cây xanh một
cách rộng rãi trong tập thể cán bộ, giáo viên, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh Nhà
trường. Kết quả đã vận động được sự ủng hộ của rất nhiều đối tượng: cán bộ, giáo
viên, phụ huynh học sinh tổng cộng là 1 bàn đá và 14 băng ghế đá. Đây là một trong
những phong trào lớn và thành công với sự tham gia của rất nhiều đối tượng, góp phần
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

13/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" và cũng là cơ sở để tôi tiếp tục
rút kinh nghiệm, hoàn thiện trong việc đề ra kế hoạch thực hiện tốt phong trào "Kế
hoạch nhỏ" trong những năm tiếp theo.
4.2 Đối với học sinh:

- Từ việc phát động phong trào đến từng học sinh, các em đã nắm rõ ý nghĩa và việc
làm. Qua hơn một năm phát động phong trào, Liên đội đã tổng hợp và thu được những
kết quả tốt. Đặc biệt có nhiều đội viên, học sinh tham gia vượt chỉ tiêu từ 5kg trở lên
đề nghị Hội đồng đội cấp giấy chứng nhận các danh hiệu phong trào kế hoạch nhỏ.
- Liên đội còn phát động nhiều phong trào khác như: trang trí cây xanh trong phòng
học, mua chậu kiểng trong lớp… đều mang lại kết quả cao.
- Đa số học sinh hiểu được ý nghĩa về các phong trào và tham gia thực hiện tốt phong
trào đề ra.

Hình 5: Các em học sinh tích cực tham gia phong trào "Kế hoạch nhỏ"
III. TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
1. Tác dụng của sáng kiến:
Đây là một công trình lớn do Hội đồng Đội phát động và thực tế khi triển khai
thực hiện tại đơn vị đã mang lại hiệu quả thiết thực giáo dục truyền thống tốt giúp học
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

14/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

sinh, đội viên hiểu được tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”……và giúp được nhiều
học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ học giữa chừng, cụ thể
tính đến thời điểm này chỉ có 3 học sinh có nguy cơ bỏ học. Bên cạnh đó còn giáo dục
học sinh biết giữ gìn vệ sinh chung cho toàn trường đồng thời góp phần giữ gìn cảnh
quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Tạo cảm giác thân thiện của ngôi trường, của thầy
cô đối với học sinh.
- Trong quá trình phát động phong trào đã tạo được không khí sôi nổi và tích cực thi
đua trong các chi đội, các lớp.
- Các đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào "Kế hoạch nhỏ", nhất là học sinh ý

thức được ý nghĩa của phong trào, xem đây là một phong trào lớn cần phải thực hiện.
Từ đó các em tự giác tham gia một cách tích cực và ngày càng có hiệu quả cao.
- Các phòng học được trang trí hài hòa, thoáng mát. Việc học sinh ăn quà vặt bỏ rác
bừa bãi không còn, nhất là các loại rác, giấy vụn có thể thu gom lại để đóng góp cho
phong trào "Kế hoạch nhỏ".
- Tinh thần tương thân, tương ái trong học sinh được nâng cao. Qua sơ kết đợt I
(11/2014), các em đã quyên góp được hơn 110 bản sách, truyện….còn sử dụng được
các loại và bàn giao lại cho thư viện trường để thư viện kết hợp với Ban giám hiệu nhà
trường xét tặng cho những học sinh nghèo, khó khăn không có điều kiện mua sách vào
đầu năm học tới.
- Thông qua phong trào, tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa giáo viên Tổng phụ trách
đội - giáo viên chủ nhiệm - Ban giám hiệu và phụ huynh học sinh. Ban chỉ huy Liên,
chi đội, Ban cán sự lớp thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình, nâng cao vai trò tự
quản trong việc quản lý lớp hay tổ chức tham gia tốt các phong trào do trường, ngành
tổ chức.
2. Phạm vi tác dụng:
Phong trào "Kế hoạch nhỏ" không những góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách
cho học sinh một cách toàn diện mà thông qua đó còn giúp cho giáo viên chủ nhiệm,
phụ huynh thay đổi cách nhìn nhận về ý nghĩa của phong trào. Từ đó có sự chung tay
góp sức giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc thực hiện phong trào "Kế hoạch
nhỏ" nói riêng và phong trào Xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" nói
chung ngày càng đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng.
Trên đây là một số ý tưởng thực hiện phong trào "Kế hoạch nhỏ" mang lại hiệu
quả cao không khó để thực hiện nếu chúng ta biết linh hoạt và biết cách tiến hành phù
hợp với đơn vị mình.
3. Những bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế áp dụng và kết quả đạt được từ phong trào "Kế hoạch nhỏ" của đơn
vị, có thể nêu ra một số nội dung cần phải thực hiện để phong trào mang lại hiệu quả
sau:
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng


15/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

- Quan sát tình hình thực tế.
- Lập kế hoạch, triển khai đến các chi đội, các lớp sao (có sự phê duyệt của Ban giám
hiệu)
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm kiểm tra, giám sát.
- Sơ, tổng kết những việc làm được khi triển khai kế hoạch vào thời gian thích hợp và
có sự tuyên dương, khen thưởng kịp thời theo từng đợt.
- Công khai số lượng, số tiền thu được từ phong trào "Kế hoạch nhỏ" và tiền đó được
dùng vào những công việc gì.
- Một nội dung không kém phần quan trọng là phải thực hiện cho được công tác tuyên
truyền, vận động. Phải quyết tâm "vận" làm sao cho các đối tượng có ảnh hưởng trực
tiếp đến phong trào "động", thì lúc đó chắc chắn phong trào sẽ có hiệu quả cao.
IV. KẾT LUẬN:
- Thực hiện phong trào "Kế hoạch nhỏ" là một trong những sự chỉ đạo của Hội đồng
đội các cấp. Công tác xây dựng phong trào "Kế hoạch nhỏ" trong nhiều năm qua đã tác
động sâu sắc và mang nhiều ý nghĩa đến cơ sở đội.
- Hình thức này đã mang lại cho Liên đội nguồn quỹ khá lớn phục vụ cho các hoạt
động của đội cũng như của nhà trường.
- Phong trào "Kế hoạch nhỏ" không những mang lại ý nghĩa về vật chất mà còn mang
lại ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục đội viên, học sinh biết giữ gìn vệ sinh Trường
Xanh - sạch - đẹp, biết thực hành tiết kiệm, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân
tương ái, giúp đỡ bạn bè.
- Sự thành công của phong trào "Kế hoạch nhỏ" là sự thấu hiểu về ý nghĩa thật sự của
phong trào, về nội dung và hình thức thực hiện.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh, sự phối hợp tốt giữa nhà trường - gia đình - và

xã hội nhất định sẽ làm cho phong trào kế hoạch nhỏ mang lại hiệu quả cao nhất.
*Kiến nghị đối với Hội đồng Đội các cấp:
+ Hàng năm Hội đồng Đội cần có kế hoạch, hướng dẫn, hướng chỉ đạo kịp thời, sâu
sát đến tận cơ sở về thực hiện phong trào sớm để cho các liên đội thực hiện có hiệu
quả ngay từ đầu năm học.
+ Nên cho các liên đội tự chủ kế hoạch thu, chi về phong trào "Kế hoạch nhỏ" theo
tình hình thực tế của đơn vị mình.
+ Về phần trích nộp về Hội đồng Đội chỉ khoảng 10%/tổng số tiền thu được từ phong
trào.
+ Thực hiện tốt công tác tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị có
thành tích tốt và đầy đủ hồ sơ minh chứng.
Trên đây là một số ý tưởng nâng cao phong trào "Kế hoạch nhỏ" trong trường
tiểu học của bản thân, trên thực tế áp dụng tại Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa và đã
mang lại hiệu quả cao. Xin được nêu ra để các đồng nghiệp, đồng chí Tổng phụ trách
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng

16/17


Đề tài: Một số biện pháp nâng cao phong trào Kế hoạch nhỏ trong trường tiểu học

tham khảo, áp dụng tại đơn vị mình hay có ý kiến đóng góp, bổ sung để hoàn thiện đề
tài nhằm mục đích cao nhất là nâng cao hơn nữa phong trào "Kế hoạch nhỏ" của thị xã
Nhà nói riêng và tỉnh An Giang nói chung cả về "chất" lẫn về "lượng" .
Vĩnh Hòa, ngày 29 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thanh Hùng

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng


17/17



×