Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

de cuong vhddkd 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.13 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

-----------------------------------

ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN: Văn hoá và Đạo đức kinh doanh
Tiếng Việt: Văn hoá và Đạo đức kinh doanh
Tiếng Anh: Business Ethics & Culture
Mã học phần: QTVH 1101.

Tổng số tín chỉ: 2

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Văn hoá kinh doanh
- GV phụ trách:
PGS.TS Dương Thị Liễu.
- GV tham gia giảng dạy:
PGS.TS Dương Thị Liễu, PGS.TS Trương Thị Nam Thắng, PGS.TS Nguyễn Mạnh
Quân, TS Nguyễn Thị Ngọc Anh, Th.S Trần Đức Dũng, Th.S Phạm Hương Thảo, Th.S
Nguyễn Hoàng Hà, TS Đỗ Hữu Hải, Th.S Nguyễn Thị Khánh.


3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƢỚC: Không
4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, muốn đảm bảo sự phát triển bền vững
cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, một quốc gia, hơn lúc nào hết, càng
cần có sự tìm hiểu và nghiên cứu thấu đáo về Văn hoá và Đạo đức Kinh doanh, để có
thể góp phần định hướng đúng đắn cho hoạt động kinh tế, kinh doanh.
Học phần Văn hóa và Đạo đức Kinh doanh:
-

Giới thiệu cho người học về cách tiếp cận mới trong quản lý doanh nghiệp cách tiếp cận văn hóa và đạo đức

-

Nghiên cứu vai trò của quản ‎lý có văn hóa, có đạo đức, có trách nhiệm xã
hội của các doanh nghiệp

-

Cung cấp hệ thống cơ sở lý luận về văn hóa kinh doanh và đạo đức kinh
doanh

-

Trang bị những công cụ, phương pháp, kỹ năng cần thiết để xây dựng văn
hoá và đạo đức kinh doanh ở một chủ thể kinh doanh cụ thể, góp phần làm
cho kinh doanh đạt được kết quả cao và phát triển bền vững.


-


Phân tích những vấn đề thực tiễn, những xung đột phức tạp và những vấn đề
khó xử, thông qua các nghiên cứu tình huống để người học tiếp cận được các
vấn đề của Văn hóa và đạo đức kinh doanh trong việc đối mặt với các vấn đề
quản lý.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:
Học phần Văn hoá và đạo đức kinh doanh nhằm mục đích cho người học:
-

-

-

-

-

Cập nhật được cách tiếp cận văn hóa và đạo đức trong quản lý doanh nghiệp
Nhận thức được vai trò, ảnh hưởng của văn hoá và đạo đức kinh doanh như
một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh, nâng cao tầm nhìn
quản lý
Hiểu được sự phong phú, đa dạng của văn hoá và đạo đức kết tinh trong hoạt
động kinh doanh để xây dựng các mối quan hệ kinh doanh lành mạnh, hướng
đến những lợi ích bền vững.
Nắm vững được phương pháp phân tích và ra quyết định kinh doanh theo
cách tiếp cận văn hóa và đạo đức để cạnh tranh thành công trong bối cảnh
toàn cầu hóa
Có được những kỹ năng cần thiết để vận dụng các nhân tố văn hoá và đạo
đức vào trong hoạt động kinh tế và kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.

Hình thành năng lực thực hành các vấn đề quản lý có liên quan đến văn hóa
và đạo đức

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:
PHÂN BỐ THỜI GIAN

Stt

Nội dung

Tổng
số
Tiết

1
2
3
4
5

Chương 1. Tổng quan về văn hóa và đạo đức
kinh doanh
Chương 2. Đạo đức kinh doanh
Chương 3.Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
Chương 4. Tinh thần kinh doanh xã hội
Chương 5. Văn hóa doanh nghiệp

Trong đó
Thực hành,


thảo luận,
thuyết
kiểm tra

2

1

1

8

6

2

4

3

1

4
8

3
6

1

2

Ghi
chú


6

Chương 6. Văn hóa kinh doanh quốc tế

4
30

2
19

2
11

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Giới thiệu khái quát về chương:
Chương 1 giới thiệu một cách tiếp cận mới - cách tiếp cận văn hóa và đạo đức trong
quản lý doanh nghiệp. Đồng thời chương này chỉ ra vị trí, vai trò của văn hoá và đạo
đức kinh doanh, các nhân tố tác động đến văn hóa và đạo đức kinh doanh. Qua các dẫn
chứng sinh động và các tình huống thực tế người học có thể thấy rõ vai trò to lớn của
văn hóa và đạo đức trong hoạt động kinh tế, kinh doanh, từ đó ý thức sâu sắc về tầm
quan trọng của môn học.
1.1 Cách tiếp cận văn hóa và đạo đức trong nghiên cứu hoạt động kinh doanh
1.1.1 Vai trò của vốn xã hội và vốn văn hoá đối với sự phát triển doanh nghiệp và
xã hội

1.1.2 Xu hướng nhân văn hóa các hoạt động kinh doanh
1.1.3 Cách tiếp cận giá trị
1.2 Vai trò của văn hóa và đạo đức trong kinh doanh
1.2.1 Văn hóa và đạo đức kinh doanh là một nguồn lực cho sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp
1.2.2 Văn hóa và đạo đức kinh doanh là một công cụ quản lý sắc bén
1.2.3 Văn hóa và đạo đức kinh doanh là một nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh
1.3 Các nhân tố tác động đến văn hóa và đạo đức kinh doanh
1.3.1. Các nhân tố tác động bên ngoài
1.3.2 Các nhân tố tác động bên trong
Tài liệu nghiên cứu, học tập của chương:
1. Dương Thị Liễu (chủ biên) (2011), Giáo trình Văn hóa kinh doanh. NXB Đại
học KTQD. Chương 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh.
2. Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên) (2011): Giáo trình Đạo đức kinh doanh và Văn
hoá công ty, Nhà xuất bản Đại học KTQD. Chương 1: Đạo đức kinh doanh và
vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
3. Fons Trompenaars &Charles Hampden Turner (2006), Chinh phục các đợt sóng
văn hóa,NXB Tri Thức. Phần1: Giới thiệu về văn hóa; Phần 3: Ý nghĩa của văn
hóa


Chƣơng 2. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Giới thiệu khái quát về chương:
Mục đích của chương 2 nhằm giúp người học thấy được trong đời sống hiện đại ngày
nay, đạo đức đang trở thành một công cụ quản lý sắc bén cho các doanh nghiệp hoạt
động. Chương này còn giúp người học nhận diện các biểu hiện, các khía cạnh phong
phú, đa dạng, phức tạp của đạo đức kinh doanh, hiểu và nắm được hệ thống các nội
dung cơ bản về đạo đức vận dụng trong quản lý kinh doanh. Chương 4 còn đề cập đến
các triết lý đạo đức cơ bản, thể hiện một cách khái quát nhất các chiều cạnh trong tâm

lý, tư tưởng của con người về các giá trị sống, nhân sinh quan và về nền tảng đạo đức
xã hội. Đồng thời cung cấp một số công cụ và phương pháp giải quyết các vấn đề đạo
đức trong kinh doanh, giúp nhà quản lý ra quyết định một cách hiệu quả khi phải đối
đầu với các vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
2.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh
2.1.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh
2.1.2. Bản chất của các vấn đề đạo đức trong kinh doanh
2.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh
2.2.1 Sự xuất hiện của những tư tưởng và phương pháp quản lý mới
2.2.2 Tầm quan trọng của đạo đức và việc thực hành đạo đức trong kinh
doanh
2.3 Đạo đức kinh doanh xem xét từ chức năng của doanh nghiệp
2.3.1 Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực
2.3.2 Đạo đức trong marketing
2.3.3 Đạo đức trong kế toán và kiểm toán
2.4 Đạo đức kinh doanh xem xét trong mối quan hệ giữa các đối tượng hữu quan
2.4.1 Đạo đức trong quan hệ với chủ sở hữu
2.4.2 Đạo đức trong quan hệ với người lao động
2.4.3 Đạo đức trong quan hệ với khách hàng
2.4.4 Đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh
2.5 Đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu
2.5.1 Các tiêu chuẩn toàn cầu về đạo đức kinh doanh
2.5.2 Các vấn đề đạo đức kinh doanh toàn cầu
2.6. Các triết lý đạo đức cơ bản
2.6.1. Nhóm triết lý đạo đức theo quan điểm vị lợi
2.6.2. Nhóm triết lý đạo đức theo quan điểm pháp lý
2.6.3. Triết lý đạo đức nhân cách


2.7 Một số công cụ và phương pháp giải quyết các vấn đề đạo đức trong kinh

doanh
2.7.1 Phân tích đối tượng hữu quan
2.7.2 Algorithm đạo đức
Tài liệu nghiên cứu, học tập của chương:
1.

2.
3.

4.

Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên) (2011), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và Văn
hoá công ty, NXB Đại học KTQD. Chương 1: Đạo đức kinh doanh và vấn đề đạo
đức trong kinh doanh; Chương 3: Phương pháp và công cụ phân tích hành vi đạo
đức trong kinh doanh; Chương 5: Phương pháp nghiên cứu và phân tích hành vi
đạo đức trong kinh doanh.
Dương Thị Liễu (chủ biên) (2011), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại
học KTQD. Chương 2: Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh.
Verrne E. Henderson (1996), Đạo đức trong kinh doanh, NXB Văn hoá.
Chương 1: Thời đại mới; Chương 2: Algorithm đạo đức; Chương 3: Ai quyết
định điều gì hợp đạo đức?.
Ferrell O.C. and Linda, Fraedrich John, (2002), Business Ethics: Ethical
Decision Making and Cases; Houghton Mifflin Company, Boston, MA
CHƢƠNG 3. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Giới thiệu khái quát về chương:
Chương này giới thiệu cơ sở lý luận căn bản về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (CSR), thảo luận các lợi ích và quan điểm khác nhau đương đại như quản trị
danh tiếng, quản trị hệ quả xã hội, ba mục tiêu kinh doanh và tinh thần công dân của
doanh nghiệp. Chương giới thiệu các trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp cần phải

hoàn thành với một số đối tượng hữu quan bao gồm cổ đông, xã hội dân sự, môi trường
và hoạt động nhân văn thiện nguyện của doanh nghiệp.
3.1 Cơ sở lý thuyết của trách nhiệm xã hội
3.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội
3.1.2 Các lợi ích của thực hiện trách nhiệm xã hội
3.1.3 Tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
3.2 Thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
3.2.1 Trách nhiệm xã hội và cổ đông
3.2.2 Trách nhiệm xã hội và xã hội dân sự
3.2.3 Trách nhiệm xã hội và môi trường
3.2.4 Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ nhân văn
3.2.5 Các mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội


3.3 Trách nhiệm xã hội và toàn cầu hóa
3.3.1 Toàn cầu hóa và các tổ chức phi chính phủ
3.3.2 Các chuẩn mực hành vi kinh doanh toàn cầu
Tài liệu nghiên cứu, học tập của chương:
1. Dương Thị Liễu (chủ biên) (2011), Giáo trình Văn hoá Kinh doanh, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân. Chương 2: Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh.
2. Joseph W. Weiss (2009), Business Ethics: a Stakeholder and Issues
Management Approach with Cases, 5th edition, CEngage Learning.
3. Michel Capron, Françoise Quairel-Lanoizelée (2009), Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tri Thức
4. Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên) (2010), Giáo trình Đạo đức Kinh doanh và Văn
hoá Công ty, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Robert W. Sexty (2008), Ethics & Responsibilities, Canadian Business and
Society, trang 132 đến 350.
CHƢƠNG 4. TINH THẦN KINH DOANH XÃ HỘI
Giới thiệu khái quát về chương:

Tinh thần kinh doanh xã hội được giới thiệu ở chương 4 như mức độ phát triển cao
nhất của thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chương này giúp phân biệt sự
khác nhau giữa mô hình doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp xã hội, cũng như
các động cơ và đặc điểm của một doanh nhân xã hội. Để thành lập và vận hành một
doanh nghiệp xã hội, các nghiệp chủ cần phải nhận biết được nguồn nảy sinh ra cơ hội
kinh doanh xã hội và phát huy tính sáng tạo. Ba mô hình doanh nghiệp và bốn chiến
lược của doanh nghiệp xã hội sẽ được thảo luận.
4.1 Khái quát về tinh thần kinh doanh xã hội
4.1.1 Phong trào kinh doanh xã hội
4.1.2 Các quan điểm về tinh thần kinh doanh xã hội
4.1.3 Các đặc điểm của kinh doanh xã hội
4.1.4 Đặc điểm của doanh nhân xã hội
4.2 Các mô hình kinh doanh xã hội
4.2.1 Mô hình phi lợi nhuận được tài trợ
4.2.2 Mô hình phi lợi nhuận hỗn hợp
4.2.3Mô hình doanh nghiệp xã hội
4.3 Các chiến lược kinh doanh xã hội
4.3.1 Chiến lược Trao quyền
4.3.2 Chiến lược Hòa nhập xã hội


4.3.3 Chiến lược Trung gian
4.3.4 Chiến lược Huy động nguồn lực
Tài liệu nghiên cứu, học tập của chương:
1. Making Better Investments at the Base of the Pyramid, HBR R0905J, September
2009.
2. Mohammad Yunus, Building Social Business, May 2010, HBS PER 035.
3. Social Entrepreneurship: The Case for Definition, Stanford Social Innovation
Review, Spring 2007
4. Tài liệu Đào tạo giảng viên về Doanh nghiệp xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân

– Hội đồng Anh, tháng 4 năm 2012.
5. Tài liệu hội thảo Phát triển Doanh nghiệp xã hội thông qua các trường Đại học,
Đại học Kinh tế Quốc dân – Hội đồng Anh, tháng 4 năm 2012.
6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Doanh nghiệp xã hội: vai trò của trường đại học và
các tổ chức nghiên cứu”, Đại học Kinh tế Quốc dân – Hội đồng Anh, tháng 3,
năm 2015
CHƢƠNG 5. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Giới thiệu khái quát về chương:
Nội dung của chương 6 đề cập đến vấn đề văn hoá doanh nghiệp, một vấn đề đang thu
hút sự quan tâm của nhiều tổ chức và doanh nghiệp ở Việt Nam. Chương 6 nhằm giúp
người học hiểu một cách đầy đủ, chính xác, sâu sắc về " văn hóa doanh nghiệp "; nhận
thức rõ văn hóa doanh nghiệp là một trong những công cụ quan trọng nhất của Lãnh
đạo doanh nghiệp trong việc quản lý điều hành; hiểu và vận dụng được các mô hình
đánh giá văn hóa doanh nghiệp; xác định được các yếu tố tác động đến văn hóa doanh
nghiệp. Đồng thời chương này trang bị các kỹ năng cần thiết để xây dựng, phát triển
văn hóa doanh nghiệp thành công.
5.1 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
5.1.1 Khái niệm văn hóa
5.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
5.2 Các cấp độ văn hoá doanh nghiệp
5.2.1 Cấp độ thứ nhất: Các quá trình và cấu trúc hữu hình
5.2.2 Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố, được chấp nhận
5.2.3 Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung
5.3 Tác động của văn hoá doanh nghiệp tới hoạt động của doanh nghiệp
5.3.1 Tác động tích cực
5.3.2 Tác động tiêu cực
5.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp


5.4.1 Nhân tố bên ngoài

5.4.2 Nhân tố bên trong
5.5 Các dạng văn hoá doanh nghiệp
5.5.1 Phân theo sự phân cấp quyền lực
5.5.2 Phân theo cơ cấu và định hướng về con người và nhiệm vụ
5.5.3 Phân theo mối quan tâm đến nhân tố con người và mối quan tâm đến
thành tích
5.5.4 Phân theo vai trò của nhà lãnh đạo
5.6 Đo lường, đánh giá văn hóa doanh nghiệp
5.6.1 Mô hình OCAI
5.6.2 Mô hình DOCS
5.7 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
5.7.1 Xác định hệ thống giá trị cốt lõi
5.7.2 Xây dựng triết lý kinh doanh
5.7.3 Xây dựng chuẩn mực hành vi
5.7.4 Đào tạo, phổ biến văn hoá doanh nghiệp
Tài liệu nghiên cứu, học tập của chương:
1. Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên) (2011), Đạo đức kinh doanh và Văn hoá
Công ty, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Chương 5: Văn hóa công ty;
Chương 6: Vận dụng trong quản lý - tạo lập bản sắc văn hóa công ty
2. Dương Thị Liễu (chủ biên) (2011), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại
học KTQD. Chương 2: Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh.
3. Nguyễn Văn Dung, Trần Đình Quyền, Lê Việt Hưng (2010), Văn hoá tổ chức
và lãnh đạo, NXB Giao thông Vận tải, TP HCM.
4. Blanchard Ken, O’Connor Micheal (2005), Quản lý bằng giá trị, NXB Trẻ
TPHCM
5. Schein E.(2004): Organizational Culture and Leadership, Jossey-Bass, 3
Edition.

CHƢƠNG 6. VĂN HÓA KINH DOANH QUỐC TẾ
Giới thiệu khái quát về chương:

Chương này tìm hiểu những kiến thức cơ bản về sự khác biệt văn hóa, xem xét
mối quan hệ giữa sự khác biệt văn hóa và hoạt động điều hành doanh nghiệp của nhà
quản trị; từ đó chỉ ra sự cần thiết phải có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản trị
đa văn hóa của các nhà quản trị trong bối cảnh toàn cầu hóa; giúp các nhà quản trị lựa


chọn được các quyết định tối ưu dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm có gắn kết
chặt chẽ với yếu tố văn hóa của nhà quản trị.
6.1 Khác biệt văn hóa trong kinh doanh quốc tế
6.1.1 Các khái niệm cơ bản
6.1.2 Các phương diện văn hóa của Hofstede
6.1.3 Các phương diện văn hóa của Trompenaars
6.2 Khác biệt văn hóa trong điều hành kinh doanh quốc tế
6.2.1 Khác biệt văn hóa trong quản trị chiến lược
6.2.2 Khác biệt văn hóa trong marketing
6.2.3 Khác biệt văn hóa trong quản trị nguồn nhân lực
6.2.4 Khác biệt văn hóa trong giao tiếp và đàm phán kinh doanh
6.2.5 Khác biệt văn hóa trong giải quyết xung đột
Tài liệu nghiên cứu, học tập của chương:
1. Charles Mitchell (2008): Giáo trình vắn tắt về Văn hóa kinh doanh quốc tế,
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Lê Triệu Dũng, Hiệu đính : Nguyễn Cảnh
Cường.
2. Charlene M. Solomon, Michael S.Schell, Người dịch: TS. Nguyễn Thọ Nhân,
2009, Quản lý xuyên văn hóa, NXB Tổng hợp TP HCM
3. Marie – Joelle Browaeys and Roger Price, 2008, Understanding Cross-Cultural
Management, Prentice Hall (Trang 19-30, 112-115, 168-182, 300-313)
7. GIÁO TRÌNH:
1. Dương Thị Liễu (chủ biên) (2011): Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên) (2011), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và

Văn hoá công ty, Nhà xuất bản Đại học KTQD, Hà Nội.
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Blanchard Ken, O’Connor Micheal (2005), Quản lý bằng giá trị, NXB Trẻ
TPHCM
2. Charles Mitchell (2008): Giáo trình vắn tắt về Văn hóa kinh doanh quốc tế, Dịch
từ nguyên bản tiếng Anh: Lê Triệu Dũng, Hiệu đính : Nguyễn Cảnh Cường.
3. Charlene M. Solomon, Michael S.Schell, Người dịch: TS. Nguyễn Thọ Nhân,
2009, Quản lý xuyên văn hóa, NXB Tổng hợp TP HCM
4. Fons Trompenaars &Charles Hampden Turner (2006): Chinh phục các đợt sóng
văn hóa, NXB Tri Thức.


5. Henderson, Verrne E. (1996): Đạo đức trong kinh doanh, Nxb Văn hoá.
6. Matt haig(2004): Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất của mọi thời đại,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
7. Michel Capron, Françoise Quairel-Lanoizelée (2009), Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tri Thức
8. Laura P.Hartman & Joe DesJadins (2012): Đạo đức kinh doanh, NXB Tổng hợp
TP. HCM.
9. Nguyễn Văn Dung, Trần Đình Quyền, Lê Việt Hưng (2010), Văn hoá tổ chức và
lãnh đạo, Nxb Giao thông Vận tải, TP HCM.
10. Phạm Mai Hương (2006): Nghệ thuật kinh doanh ứng xử văn hoá một số nước
trên thế giới, NXB Văn hoá thông tin.
11. Trầ n Hữu Quang và Nguyễn Công Thắ ng (đồng chủ biên) (2007): Văn hóa kinh
doanh những góc nhìn. NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
12. Ferrell O.C. and Linda, Fraedrich John, (2002), Business Ethics: Ethical
Decision Making and Cases; Houghton Mifflin Company, Boston, MA
13. Joseph W. Weiss (2009), Business Ethics: a Stakeholder and Issues
Management Approach with Cases, 5th edition, CEngage Learning

14. Marie – Joelle Browaeys and Roger Price, 2008, Understanding Cross-Cultural
Management, Prentice Hall (Trang 19-30, 112-115, 168-182, 300-313)
15. Robert W. Sexty (2008), Ethics & Responsibilities, Canadian Business and
Society, trang 132 đến 350.
16. Schein E.(2004): Organizational Culture and Leadership, Jossey-Bass, 3
Edition.
9. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN:
Điều kiện dự thi kết thúc học phần:
 Sinh viên phải tham dự đầy đủ ít nhất 70% thời lượng giảng lý thuyết
 Phải tham gia làm và nộp đầy đủ 2 bài kiểm tra bắt buộc giữa kỳ (30%)
 Không có điểm số tối thiểu đối với bài kiểm tra
Hình thức kiểm tra đánh giá





Trọng số

Chuyên cần:
10%
Bài kiểm tra 1(Bài cá nhân)
20%
Bài kiểm tra 2 (Bài thuyết trình nhóm):
20%
Thi kết thúc học phần:
50%


Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2015

TRƯỞNG BỘ MÔN

PGS.TS Dƣơng Thị Liễu

HIỆU TRƯỞNG



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×