Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

danh gia sinh truong va hieu qua kinh te cua rung trong keo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.29 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo và đánh giá kết qủa học tập tại
trường Đại Học Lâm Nghiệp niên khóa 2012- 2016, được sự đồng ý của trường
Đại học Lâm Nghiệp, khoa Lâm học, Bộ Môn Điều tra quy hoạch rừng, tôi đã
thực hiện đề tài “ Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng
keo lai tại lâm trường Kiến Giang, huyện Lệ Thủy,tỉnh Quảng Bình”.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS.Phạm Thế Anh đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp,
Khoa Lâm học, Bộ Môn Điều tra quy hoạch rừng, đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và quá trình thực hiện đề tài khóa luận tại trường.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến Đại diện, cán bộ công nhân viên
công ty Lâm nghiệp Kiến Giang thuộc Tổng Công Ty TNHH MTV lâm công
nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình, đã giúp đỡ tôi rất nhiều từ việc cung cấp tài
liệu, thông tin và đi thực địa. Chính quyền và nhân dân xã Kim Thủy- Lệ ThủyQuảng Bình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong quá trình thu thập thông tin, điều
tra khảo sát thực địa. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập điều tra số liệu thực địa và
trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do hạn hẹp về thời gian và
kinh nghiệm bản thân nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi
rất mong có được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn đồng
nghiệp để khóa luận hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC

2




DANH MỤC CÁC BẢNG

3


4


Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đứng trước thực trạng suy thoái tài nguyên rừng, diện tích rừng dần bị
thu hẹp. Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều hoạt động và nhiều chương trình
nhằm tăng diện tích rừng của cả nước kể cả rừng tự nhiên cũng như rừng trồng.
Đến thời điểm hiện tại nhiều tỉnh đã chuyển sang hướng kinh doanh rừng trồng
song song với việc bảo vệ rừng tự nhiên bền vững, nhiều doanh nghiệp lâm
nghiệp xác định đẩy mạnh trồng rừng kinh tế và thâm canh nâng cao chất lượng
rừng trồng mới có thể đáp ứng nhu cầu lâm sản hiện nay, đặc biệt là nhu cầu
nguyện liệu cho các khu công nghiệp và các nhà máy giấy của địa phương và
các khu vực lân cận… Vì vậy trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho sản
xuất đang chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh rừng hiện nay.
Bên cạnh cung cấp đủ nguyên liệu, đẩy nhanh mục tiêu tăng tỷ lệ che phủ
đất trống đồi núi trọc, tạo công ăn việc làm cho người dân sống dựa vào
rừng,đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa thì việc trồng rừng
bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao và thời gian sinh trưởng ngắn là yêu cầu
cấp bách hiện nay.
Với các đặc tính sinh lý phù hợp với mọi điều kiện lập địa, chu kỳ kinh
doanh ngắn, sinh trưởng nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, Keo lai được
chọn đưa vào trồng ở nhiều nơi mang lại lợi ích kinh tế to lớn cũng như về cả

môi trường và xã hội. Tại Quảng Bình, loài cây này được Công ty lâm nghiệp
Kiến Giang trồng xác định là loài cây chủ lực trong trồng rừng với mục đích
cung cấp nguyên liệu cho các nghành công nghiệp giấy, sản xuất dăm, ván ép và
đồ mộc. Đến nay rừng trồng keo tại lâm trường Kiến Giang đã tiến hành được 4
chu kỳ. Tuy nhiên, nhiều kết quả đánh giá cho thấy sinh trưởng, sản lượng và
hiệu quảkinh tế của rừng trồng chưa được cao. Vì vậy để góp phần vào việc
nâng cao hiệu quả kinh tế và đánh giá đúng mức sinh trưởng của việc trồng rừng
keo lai tại lâm trường tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá sinh trưởng và

5


hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo lai tại lâm trường Kiến Giang, huyện Lệ
Thủy,tỉnh Quảng Bình”
Phần II
LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Nghiên cứu về keo lai
Keo lai là tên gọi tắt để gọi giống lai tự nhiên giữa Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis) và Keo tai tượng(Acacic mangium), giống lai được Messrs
Herbum và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số những cây keo
tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của
Malaysia. Sau này Tham (1976) cũng coi đó là giống lai. Đến tháng 7 năm 1978,
sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland
(Australia) được gửi đến từ tháng 1 năm 1977 Pedgley đã xác nhận đó là giống
lai tự nhiên giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng (Lê Đình Khả, 1999).
Keo lai tự nhiên được phát hiện ở Papua New Guinea (Turnbull,1986,
Griffin, 1988) ở Malaysia và Thái Lan (Kijkar, 1992). Keo lai còn được tìm thấy
ở vườn ươm keo tai tượng tại trạm nghiên cứu Jon- Pu của viện nghiên cứu lâm
nghiệp Đài Loan (Kiang Tao và cộng sự, 1989) và khu trồng keo tai tượng

Quảng Châu- Trung Quốc (theo Lê Đình Khả, 1999).
Trong giai đoạn vườn ươm cây Keo lai hình thành lá giả(phylode) sớm
hơn keo tai tượng và muộn hơn Keo lá tràm còn được phát hiện ở các trạng thái
khác nhau như hoa tự, hoa và hạt (Bowen, 1989). Phân tích Peroxydase isozym
của keo lai và hai loại keo bố mẹ cho thấy keo lai thể hiện tính trạng trung gian
giữa hai loài keo bố mẹ (Kiang Tao và cộng sự, 1989).
Theo thông báo của Tham (1976) thì cây lai thường cao hơn hai loài bố
mẹ, song vẫn giữ hình dạng kém hơn Keo lá tràm. Đánh giá keo lai tại Sabah
một cách tổng hợp Pinso và Nái (1991) còn nhận thấy cây lai có ưu thế lai và ưu
thế lai này có thể chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa.
Ngoài ra, hai ông còn cho thấy sinh trưởng của cây keo lai tự nhiên đời F1 tốt
6


hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song kém xuất xứ tại ngoại lai như
Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie River (Queensland, Australia).
Khi đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai Pinso và Nasi (1991)
thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ trong đều của thân, vv… ở
cây Keo lai đều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho rằng keo lai rất phù hợp cho
trồng rừng thương mại. Cây Keo lai còn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh trưởng
tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt (Pinyopusarerk, 1990).
Keo lai đã được nghiên cứu nhân giống bằng hom (Griffin,1988) hoặc
nuôi cấy mô bằng môi trường cơ bản Murashige và Skooge (MS) có thêm BAP
0,5mg/l và cho rễ trong phòng hoặc nền cát sống 100% và khả năng ra rễ đến
70% (Darus, 1991) và sau một năm cây mô có thể cao 1,09m.
Trong quá trình nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của rừng trồng Keo lai,
hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào quá trình sinh trưởng của các nhân tố đường
kính, chiều cao và thể tích cây. Mối quan hệ giữa sinh trưởng đường kính với
sinh trưởng chiều cao thường chỉ được quan tâm trong nghiên cứu quy luật sinh
trưởng của cây rừng. Trong các nghiên cứu này hầu hết các tác giả đều khẳng

định giữa chiều cao và đường kính có tương quan từ chặt đến rất chặt và được
mô phỏng theo các hàm toán học.
2.1.2. Nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng
Có thể nói cho tới nay, vấn đề mô hình hóa sinh trưởng rừng được đưa ra
tranh luận rộng rãi và ngày càng hoàn thiện. Sinh trưởng của cây rừng thay đổi
về kích thước, trọng lượng, thể tích theo thời gian một cách liên tục. Các nhà
lâm học thường phân chia đời sống cây rừng và lâm phần thành 5 giai đoạn:
Rừng non, Rừng sào,Rừng trung niên, Rừng thành thục và rừng quá
thành thục(Belov, 1983-1985). Quy luật sinh trưởng chung của thực vật
lúc đầu là chậm, tăng dần, chậm dần cho tới khi đạt giá trị tối đa. Từ đó, vấn đề
đặt ra cho các nhà nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng là phải thể hiện sinh
trưởng là một quá trình liên tục.
Có thể thấy đã có nhiều nghiên cứu về sinh trưởng được công nhận như:
E.P.Odum(1975) đã xây dựng cơ sở sinh thái học, xây dựng mối quan hệ giữa
7


các yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể định lượng bằng các phương pháp toán
học phản ánh các quy luật phức tạp trong tự nhiên.
W.Laucher(1978) đã đưa ra những vấn đề về nghiên cứu sinh thái thực
vật, sự thích nghi của thực vật với các điều kiện dinh dưỡng, khoáng, ánh sáng
và chế độ khí hậu.
Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của các tác giả chủ yếu là áp dụng
kỹ thuật phân tích thống kê toán học, phân tích tương quan và hồi quy. Quy luật
sinh trưởng của cây rừng có thể được mô phỏng bằng nhiều hàm trưởng khác
nhau như: Gompert (1825), Michterlich (1919), Petterson (1929), Korf
(1965),Verhulst(1925), Michailor(1953), Thomastus (1965), Schumacher (1980)... Đây là những hàm toán học mô phỏng được quy luật sinh trưởng của các
nhân tố điều tra lâm phần để dự đoán giá trị lớn nhất của các đại lượng sinh
trưởng (theo Nguyễn Trọng Bình, 1996).
2.1.3. Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả mô hình rừng trồng

Trên thế giới từ những năm 50 của thế kỷ 20, việc đánh giá hiệu quả của
các mô hình rừng trồng đã bắt đầu được tiến hành và ngày càng được hoàn
thiện, thống nhất trong phạm vi toàn thế giới. Các chỉ tiêu dễ dàng tính toán
được nhờ các phần mềm chuyên dụng cũng như trong các giáo trình và bài giảng
được xuất bản rộng rãi.
Năm 1974, Guntor đã xuất bản tài liệu “ Những vấn đề cơ bản trong đánh
giá đầu tư Lâm Nghiệp”. Trong đó ông đã đưa ra những cơ sở để đánh giá hiệu
quả rừng trồng bao gồm: lãi suất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả rừng trồng như
giá trị thu nhập và chi phí, giá trị hiện tại thuần túy, tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ, tỷ
lệ thu nhập trên chi phí, đánh giá chất lượng cây gỗ và đất rừng. Ở đây hiệu quả
kinh tế được hiểu theo nghĩa bao hàm cả hiệu quả về mặt xã hội và môi trường
(dẫn theo Trần Hữu Đạo, 2001). Năm 1992, R.Rhoadr đã vận dụng phưng pháp
PRA để xây dựng phương pháp “Từ nông dân đến nông dân”. Trong phương
pháp này, các thông tin được kiểm tra chéo nhiều lần qua đánh giá của người
dân. Vì vậy, hiệu quả trong đánh giá tương đối chính xác. Hiện nay phương
8


pháp này đang được sử dụng để điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội- môi
trường ở nhiều nước trên thế giới.
Như vậy trên thế giới việc đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng trồng
đã được chú trọng và phổ cập rộng rãi được nhiều quốc gia vận dụng.
2.2. Ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu về cây keo lai
Ở Việt Nam, giống lai tự nhiên giữa keo lai lá tràm (Acacia auriculiformis)
với keo tai tượng (Acacia mangium) lần đầu tiên được phát hiện là năm 1992.
Những cây lai này được phát hiện tại các vùng như Tân Tạo, Sông Mây, Trị An,
Trảng Bom ở Đông Nam Bộ và Ba Vì(Hà Tây), Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên
Quang... ở Bắc Bộ (Lê Đình Khả, 1999).



Nghiên cứu về giống, xuất xứ
Khi nghiên cứu giống lai tự nhiên giữa keo lá tràm và keo tai tượng, của
Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn, Hồ Quang Vinh, TRần Cự
( 1993, 1995,1997) thấy rằng keo lai là một dạng lai tự nhiên giữa Keo lá tràm
và keo tai tượng, có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa keo
lá tràm và keo tai tượng. Tuy nhiên, keo lai loại cây này có ưu thế rõ rệt về sinh
trưởng so với cả hai loài keo bố mẹ.Khi cắt cây để tạo chồi thì keo lai có rất
nhiều chồi(trung bình 289 hom/gốc).Các hom này có tỷ lệ ra rễ trung bình 47%,
trong đó có một dòng có tỷ lệ ra rễ 57-85%. Một số dòng vừa có sinh trưởng
nhanh, vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt, có thể nhân nhanh hàng loạt để pháp
triển vào sản xuất đó là các dòng BV5, BV10, BV16, BV29, BV32 và BV33.
Nghiên cứu của Lê Đình Khả và cộng sự (1997) còn cho thấy không nên
dùng hạt của cây keo lai để gây trồng rừng mới.Keo lai đời F1 có hình thái trung
gian giữa hai loài keo bố mẹ và tương đối đồng nhất, đồng thời có ưu thế lai rõ
rệt về sinh trưởng và những đặc trưng ưu việt khác.Đến đời F2 keo lai có biểu
hiện thoái hóa và phân ly khá rõ rệt thành các dạng cây khác nhau. Cây lai F2
không những sinh trưởng kém hơn cây lai đời F1 mà còn có biến động lớn về
sinh trưởng. Như vậy để phát triển giống keo lai vào sản xuất phải dùng phương

9


pháp nhân giống hom hoặc nuôi cấy mô cho những dòng keo lai tốt nhất đã
được chọn lọc và đánh giá qua khảo nghiệm.
Nghiên cứu nhân giống keo lai và vai trò của các biện pháp thâm canh
khác trong tăng năng suất rừng trồng của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998)
thấy rằng cải thiện giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh khác đều có vai trò
quan trọng trong tăng năng suất rừng trồng. Muốn tăng năng suất rừng trồng cao
nhất phải áp dụng tổng hợp các biện pháp cải thiện giống và các biện pháp thâm

canh khác. Kết hợp giữa giống được cải thiện và các biện pháp trồng rừng thâm
canh mới tạo được năng suất cao trong sản xuất lâm nghiệp.Các giống keo lai
được chọn lọc qua khảo nghiệm có năng suất cao hơn rất nhiều so với các loài
keo bố mẹ.


Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng
Kết quả điều tra đánh giá sinh trưởng của rừng trồng sản xuất tại các tỉnh
Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia Lai và Bình Dương của Đoàn Hoài Nam (2003)
cho thấy chất lượng của rừng trồng keo lai sau 5 và 15 tháng tuổi cho tỷ lệ sống
cao, bình quân đạt 89%, về cây trồng thể hiện rõ nét và cao, tỉ lệ cây tốt đạt
88,5%, trong khi tỉ lệ cây xấu chỉ bình quân là 4,5%, tốc độ sinh trưởng nhanh
và có thể trồng rừng keo lai được nhiều vùng trong cả nước.
Khi nghiên cứu trồng rừng keo lai trên hai loại đất khác nhau ở vùng
Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng loại đất khác
nhau thì sinh trưởng cũng khác nhau, mặc dù được áp dụng các biện pháp kỹ
thuật, nhưng trên đất nâu đỏ keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù xa cổ.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, biện pháp tỉa cành và bón phân đến
sinh trưởng của cây keo lai trồng sau 1 năm tuổi ở Quảng Trị của Nguyễn Huy
Sơn và cộng sự (2004) cho thấy ở các công thức mật độ khác nhau keo lai có
khả năng sinh trưởng khác nhau và ở mật độ trồng 1660 cây/ha sinh trưởng về
chiều cao của keo vươt trội hơn hẳn so với mật độ 1330 cây/ha và 2500 cây/ha.
Khi đánh giá năng suất rừng trồng keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm
Thế Dũng và cộng sự (2004) đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng khác
nhau là 952, 1111, 1142 và 1666 cây/ha. Kết quả cho thấy sau 3 năm trồng năng
10


suất cao nhất ở rừng có mật độ 1660 cây/ha (21m3/ha/năm).Tác giả đã khuyến
cáo rằng đối với keo lai ở khu vực Đông Nam Bộ nên trồng trong khoảng mật

độ từ 111-1660 cây/ha là thích hợp nhất.
Trong chương trình đề tài cấp bộ về điều tra sâu bệnh hại vườm ươm và
rừng trồng do cục kiểm lâm thực hiện (năm 2003) đã đánh giá keo lai có khả
năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn keo tai tượng và một số cây trồng rừng khác.
Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng keo lai
tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Hồ Thanh Hà (2013) đã chia ra 5 nhân tố điều kiện địa
hình (loại đất,độ dầy tầng đất, thành phần cơ giới đất, độ dốc và độ cao), 2 nhân
tố khí hậu (tổng lượng mưa, nhiệt độ trung bình hằng năm) đều có ảnh hưởng
đến năng suất rừng keo lai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.


Nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng
Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của keo lai và tuổi thành thục công
nghệ của rừng trồng keo lai của vùng Đông Nam Bộ của Nguyễn Huy Sơn và
các cộng sự (2005) cho thấy sau 5 tuổi, keo lai sinh trưởng nhanh tăng trưởng
bình quân về đường kính đạt từ 2,38-2,52cm/năm và chiều cao đạt từ 3,14 đến
3,56m/năm. Năng suất bình quân đạt từ 27-36m 3/ha/năm.Số lượng cây có 2 thân
ở một số dòng xuất hiện nhiều trên một đơn vị diện tích có ý nghĩa lớn trong
việc nâng cao năng suất rừng trồng công nghiệp.
Khi nghiên cứu trồng rừng keo lai trên 2 loại đất khác nhau ở vùng Đông
Nam Bộ,Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng loại đất khác nhau thì
sinh trưởng cũng khác nhau mặc dù được áp dụng các biện pháp kĩ thuật, nhưng
trên đất nâu đỏ keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ.
Khi đánh giá phương thức luân canh bạch đàn-keo nhằm cải tạo đất nhằm
nâng cao năng suất rừng trồng thuộc đề tài nghiên cứu cấp bộ của Hoàng Minh
Giám (2000- 2002) và Phạm Đức Chiến (2002-2004) và các cộng sự (2005) đã
kết luận các loại rừng keo (đặc biệt là keo tai tượng và keo lai) hằng năm trả lại
cho đất một lượng cành khô,lá rụng khá lớn, lớn hơn 1.3- 2 lần so với các loài
bạch đàn.
11



Tuy nhiên, để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng keo lai, ngoài
việc sử dụng các dòng keo lai có chất lượng, phù hợp với điều kiện đất đai khí
hậu của từng địa phương, còn phụ thuộc vào biện pháp thâm canh cụ thể. Theo
đó lựa chọn mật độ trồng phù hợp là quan trọng, giúp khai thác tối đa tiềm năng
cây giống và điều kiện đất đai, sớm cho thu hoạch và nâng cao doanh thu từ
rừng trồng.
2.2.2. Nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng
Phùng Ngọc Lan (1986) đã khảo nghiệm phương trình sinh trưởng
Schumacher và Gompertz cho một số loài cây mỡ, thông nhựa, bồ đề và bạch
đàn trên một số điều kiện lập địa khác nhau cho thấy: đường sinh trưởng thực
nghiệm và đường sinh trưởng lý thuyết đa số cắt nhau tại một điểm. Điều này,
chứng tỏ sai số của phương trình rất nhỏ, song có hai giai đoại sai số ngược dấu
nhau một cách hệ thống.
Khi thử nghiệm các hàm số triển vọng nhất để biểu thị qua sinh trưởng D,
H, V cho loài thông ba lá Nguyễn Ngọc Lung cũng nhận xét: Hàm Gompertz và
một số hàm sinh trưởng lý thuyết khác có điểm xuất phát không tại gốc tọa, khi
x= 0, y= m.e-a >0. Tác giả cho rằng, đối với cây mọc chậm thì cỡ tuổi đầu 5, 10
năm đều không quan trọng, nhưng trong điều kiện cây mọc nhanh thì cần lưu ý
vấn đề này. Các tác giả đã nhận xét rằng hàm Schumacher có ưu điểm tuyệt đối
và nó xuất phát từ gốc tọa độ 0 (0;0), có một điểm uốn, có tiệm cận nằm ngang
đáp ứng được nhu cầu biểu thị một đường cong sinh trưởng các hiện tượng sinh
học. Cuối cùng tác giả đề nghị dùng phương trình Schumacher để mô tả quy luật
sinh trưởng cho một số đại lượng D,H,V của loài thông ba lá tại Đà Lạt-Lâm
Đồng.
Xu hướng toán học trong nghiên cứu sinh trưởng đã được nhiều tác giả
quan tâm như : Vũ Tiến Hinh (1995), Nguyễn Ngọc Lung (1989), Đào Công
Khanh (1993)… Các tác giả đã sử dụng tương quan giữa các nhân tố điều tra
lâm phần để xác định quy luật sinh sinh trưởng. Những công trình nghiên cứu

trên đều nhằm phục vụ công tác xác định cường độ tỉa thưa dự đoán sản lượng
12


gỗ, lập biểu cấp đất… cho một số loài cây trồngnhư : P.massoniana, Manglietia
glauca, Styrax tonkylensis, A.aruiculifomis.
Thử nghiệm một số phương pháp mô phỏng quá trình sinh trưởng trên cơ
sở vận dụng lý thuyết quá trình gẩu nhiên cho ba loài cây như Pinus merkusii,
Pinus masoniana, Manglietia glauca. Nguyễn Trọng Bình (1996) đã kết luận:
đối với cây sinh trưởng nhanh như Manglietia glauca có thể dùng hàm sinh
trưởng Gompertz để mô phỏng quá trình sinh trưởng chậm Pinus merkusii dùng
hàm Korfthích hợp hơn.
Như vậy, những công trình nghiên cứu đề cập trên đấy đã đề xuất được
hướng giải quyết và phương pháp luận trong sinh trưởng. Việc mô phỏng mang
tính chất định lượng cho quá trình sinh trưởng của cây rừng hay lâm phần, tiến
tới lựa chọn mô hình thích hợp là không thể thiếu trong nghiên cứu sản lượng
rừng, nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp tác động có hiệu quả trong kinh
doanh và nuôi dưỡng rừng.
2.2.3. Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả mô hình rừng trồng
Ở Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1986 khi các hoạt động
trồng và chăm sóc rừng chưa được quan tâm đúng mức, việc đánh giá hiệu quả
kinh doanh rừng trồng chỉ mang tính hình thức, phương thức đánh giá và các chỉ
tiêu đánh giá còn đơn giản. Đặc biệt, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào đánh
giá hiệu quả kinh tế còn hiệu quả môi trường xã hội chưa được quan tâm. Do
vậy kết quả chưa phản ánh chính xác hiệu quả thực tế mà rừng trồng mang lại.
Sau khi xóa bỏ chế độ bao cấp đất nước ta bước vào thời kỳ kinh tế thị trường
sau năm 1980, nền kinh tế nước ta có những biến đổi quan trọng, các hoạt động
sản xuất không phù hợp dần bị đào thải, vấn đề đánh giá hiệu quả của các mô
hình rừng trồng cũng được chú trọng hơn.
Tại vùng nguyên liệu giấy tại Vĩnh Phú năm 1989, trong chương trình

hợp tác Lâm nghiệp giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thủy Điển
Kerekula đã xây dựng chương trình đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng nguyên
liệu giấy. Theo tác giả các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế
13


gồm NPV và IRR. Trong đánh giá đã đề cập đến tỉ lệ lạm phát nhưng
phạm vi áp dụng chỉ cho vùng nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, các hiệu quả khác
của rừng trồng không được đề cập đến trong nghiên cứu này.
Năm 1995, Trần Hữu Đào đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh
trên cả 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu qủa xã hội và hiệu quả môi trường sinh thái
của mô hình rừng trồng Quế thâm canh thuần loài quy mô hộ gia đình Văn Yên
– Yên Bái. Tuy nhiên mới chỉ thiên về đánh giá hiệu quả kinh tế, chưa chú trọng
và đề cập đến kinh tế xã hội.
Năm 1999, Trần Quang Bảo đã đánh giá được hiệu quả môi trường sinh
thái của rừng trồng bạch đàn.Luận văn đã đề cập đến các giá trị kinh tế sinh thái
của mô hình trồng và đi sâu vào phân tích, bước đầu lượng hóa được giá trị sinh
thái môi trường của mô hình này.Tuy vậy những đánh giá về hiệu quả kinh tế
rừng trồng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều
hơn.Vấn đề đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng khác nhau và
việc áp dụng đánh giá hiệu quả các mô hình rừng trồng đã được áp dụng nhiều.
Việc đánh giá này vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các đơn vị hoạt động
sản xuất kinh doanh rừng trồng.

14


15



Phần III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo lai tại lâm
trường Kiến Giang, tỉnh Quảng Bình.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng tăng trưởng về chất lượng của rừng
trồng Keo lai tại lâm trường Kiến Giang.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao
hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu.
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng trồng thuần loài keo lai tuổi 3 và
tuổi 4 được trồng tại lâm trường Kiến Giang thuộc Tổng Công Ty TNHH MTV
lâm công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại lâm trường Kiến Giang thuộc Tổng Công Ty
TNHH MTV lâm công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình cho rừng trồng keo lai
với các chỉ tiêu sinh trưởng và phân cấp chất lượng.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá sinh trưởng và tăng tưởng về đường kính, chiều cao của rừng
trồng keo lai.
3.3.2. Đánh giá chất lượng sinh trưởng của rừng trồng keo lai
3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo lai
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng
trồng keo lai tại khu vực nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
16



- Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến keo lai.
- Kế thừa điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất từ
trước tới nay của lâm trường Kiến Giang thuộc Tổng Công Ty TNHH MTV lâm
công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.
- Kế thừa số liệu về vốn đầu tư trồng rừng, tài liệu thiết kế trồng và chăm
sóc rừng tại lâm trường.
3.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
a. Công tác chuẩn bị.
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu.
- Chuẩn bị các dụng cụ điều tra: thước dây(30m), địa bàn cầm tay, thước
đo vanh(1.5m), thước đo cao(Blume- leiss).
- Chuẩn bị các biểu điều tra, đo đếm.
b. Điều tra sơ thám.
Đề tài tiến hành điều tra sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu để biết được
tình hình chung của khu vực nghiên cứu như ranh giới, địa chất, thổ nhưỡng, khí
hậu, thủy văn, địa hình, tình hình sinh trưởng của thực vật..từ đó chọn địa điểm
đại diện nhất để tiến hành lập ô tiêu chuẩn, kết hợp các tuyến điều tra.
c. Điều tra tỉ mỉ
Điều tra tỉ mỉ nhằm bổ sung và hoàn chỉnh kết quả của điều tra sơ thám
đồng thời điều tra chi tiết các đặc điểm sinh trưởng của loài. Ở mỗi độ tuổi, tiến
hành chọn vị trí điển hình tại 3 vị trí chân, sườn, đỉnh.Tại mỗi vị trí lập 3 OTC
với diện tích 1000 m2 (33.3mx30m). Hai cạnh dài(33.3m) của OTC được bố trí
song song với đường đồng mức, hai cạnh 30m vuông góc với đường đồng mức.


Điều tra tầng cây cao
Các chỉ tiêu sinh trưởng của từng cây được đo đếm theo phương pháp điều
tra truyền thống. Cụ thể như sau:

+ D1.3 được xác định từ việc đo vanh (C1.3/3.14) chính xác đến mm.
+ Chiều cao vút ngọn được đo bằng thước Blumeleiss, độ chính xác đến dm.
- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng theo phương pháp mục trắc. Cùng
với việc thu thập số liệu cho các chỉ tiêu sinh trưởng, kết hợp đánh giá phân cấp
17


chất lượng cây. Để phân cấp chất lượng cây đề tài dựa vào sinh trưởng về chiều
cao, đường kính cùng với dạng thân, dạng tán và tình hình sâu bệnh hại. Chất
lượng cây được phân ra làm 3 cấp: Tốt(a), trung bình (b), xấu(c).
+ Cây tốt (a): sinh trưởng tốt, thân thẳng tròn đều, không sâu bệnh.
+ Cây trung bình(b): sinh trưởng trung bình, hình thái trung gian giữa cây
xấu và cây tốt.
+ Cây xấu(c): sinh trưởng kém, thân cong queo, u bướu, tán lệch, cụt
ngọn, sâu bệnh.
Kết quả điều tra được ghi vào biểu mẫu sau:
ST

Tên cây

C1.3(cm)

Hvn(m)

Phẩm chất(a,b,c)

T
1
2
...


...

...

...

...

3.4.3. Phương pháp nội nghiệp.
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu cần điều tra, đề tài tiến hành xử lý và tính
toán số liệu trên máy tính theo phương pháp thống kê toán học trong nông- lâm
nghiệp. Cụ thể như sau:
Đối với số liệu điều tra cây sống sẽ tính toán bằng phần trăm tỷ lệ cây
sống và cây chết theo công thức:
Tỷ lệ cây sống (%) =
Tỷ lệ cây chết (%)=
Đối với mật độ cây trồng tính bằng công thức tính mật độ trong OTC sau
đó suy ra số cây trên diện tích lô rừng.
Mật độ =
- Tính toán các trị số trung bình mẫu D1.3, Hvn
18


- Tính các đặc trưng mẫu theo phương pháp bình quân gia quyền, phương
sai (S^2), sai tiêu chuẩn (S), hệ số biến động (S%).
Kiểm tra sự thuần nhất của các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các OTC với
nhau:
U=
Trong đó: X1, X2 là giá trị trung bình của mẫu 1 và mẫu 2

S1, S2 là sai tiêu chuẩn của mẫu 1 và mẫu 2
N1, N2 là dung lượng mẫu quan sát của mẫu 1 và mẫu 2
Nếu thì giả thuyết H0 chấp nhận,nghĩa là 2 mẫu thuần nhất với nhau.
Nếu thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, nghĩa là hai mẫu không thuần nhất với
nhau.
So sánh các mẫu về chất:



OTC
1
2
Tổng Số

Tốt

Trung bình

Tb1
Tb2
Áp dụng công thức tính:

Xấu
Tb3

Tổng
Ta1
Ta2
TS


= TS.
Trong đó: fij là tần số quan sát của mẫu 1 chất lượng j
Tai là tổng tần số quan sát mẫu thứ i
Tbj là tổng tần số quan sát mẫu thứ j
TS là tổng tần số quan sát của toàn thí nghiệm
So sánh tính toán với tra bảng bậc tự do K=(a-1).(b-1)
Nếu thì giả thiết (các mẫu thuần nhất về chất) được chấp nhận
Nếu thì giả thiết không được chấp nhận.
3.4.4. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của rừng trồng


Phương pháp tĩnh
Coi các yếu tố chi phí và các kết quả độc lập tương đối, không chịu tác

động của các nhân tố thời gian.
Tổng lợi nhuận: P = TN – CP
Tỷ xuất lợi nhuận: PCP = P/CP
Trong đó:
19




P là tổng lợi nhuận.
TN là tổng thu nhập.
CP là tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
Phương pháp động.
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận CBA (Cost Benefit
Analyis) để phân tích hiểu quả kinh tế các mô hình sản xuất.Các số liệu được
tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chương trình Excel trên máy

tính. Các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá gồm: Lãi ròng (NPV), Tỷ xuất thu hồi nội
bộ (IRR), tỷ số giữa giá trị hiện tại chưa thu nhập và chi phí (BCR).
+ Tính giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản
xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
n

Công thức: NPV=

Bt − C t

∑ (1 + r )
t =1

t

Trong đó:
NPV là giá trị hiện tại của thu nhập ròng (đồng)
Bt là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)
Ct là giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng)
t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
+ Tính tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí.
BCR là hệ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết
mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
n

BPV
=
CPV

Công thức: BCR=


Bt

∑ (1 + r )
t =1
n

t

Ct

∑ (1 + r )
t =1

t

Trong đó:
BCR là tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí.
BPV là giá trị hiện tại của thu nhập.
CPV là giá trị hiện tại của chi phí.

20


Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR càng lớn thì hiểu quả kinh tế càng
cao, cụ thể BCR >1 thì sản xuất có lãi, BCR = 1 thì hoà vốn, BCR <1 thì sản
xuất lỗ.
+ Tỷ xuất hồi nội bộ
IRR là chỉ tiêu thể hiện xuất lợi nhuận thực tế của một chương trình đầu
tư, tức là nếu vay vốn với lãi suất bằng chỉ tiêu này thì chương trình đầu tư hoà

vốn. IRR thể hiện lãi suất thực hiện của một chương trình đầu tư, lãi suất này
gồm 2 bộ phận: Trang trải lãi ngân hàng, phần lãi của nhà đầu tư.
n

Công thức: NPV=

Bt − Ct

∑ (1 + IRR)
t =1

T

Trong đó:
NPV là giá trị hiện tại thuần của thu nhập ròng (đồng)
Bt là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)
Ct là giá trị chi phí năm thứ t (đồng)
T là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất.
IRR thể hiện mức lãi suất vay vốn tối đa mà chương trình đầu tư có thể
chấp nhận được mà không bị lỗ vốn. IRR được tính theo tỷ lệ %, đây là chỉ tiêu
đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính
chiết khấu. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng
nhanh. Nếu IRR > r là có lãi, IRR < r là lỗ, IRR = r là hoà vốn.

Phần IV
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ,XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý.
21



- Lâm trường Kiến Giang nằm phía tây huyện Lệ Thuỷ thuộc địa bàn hành
chính các xã Kim Thuỷ, Phú Thuỷ, Ngân Thuỷ huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình.
Có toạ độ địa lý:

Từ 16056’0’’ đến 17006’00”vĩ độ Bắc
Từ 106010’00” đến 106021’00” kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp Lâm trường Long Đại
- Phía Đông giáp đường Hồ Chí Minh nhánh phía Đông đoạn đường qua
các xã Phú Thuỷ, Trường Thuỷ, Văn Thuỷ và làng thanh niên lập nghiệp An
Mã.
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị
- Phía Tây giáp Lâm trường Khe Giữa
Tổng diện tích tự nhiên do Lâm trường quản lý là: 7556.5ha
4.1.2. Địa hình địa thế
Nhìn chung địa hình khu vực khá phức tạp, dốc và bị chia cắt bởi nhiều khe
suối, có xu hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông. Vị trí cao nhất nằm ở phía
Tây với độ cao tuyệt đối là 1100m, vị trí thấp nhất nằm ở phía Đông với độ cao
tuyệt đối là 100m. Độ dốc lớn nhất là 45 0, độ dốc nhỏ nhất là 50, độ dốc
bình quân là 150 - 200.
4.1.3. Đất đai thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa cho thấy:
Loại đất chủ yếu là Feralit nâu vàng phát triển trên đá Granit. Đây là nhóm
đất có diện tích lớn và phân bố rộng toàn diện hầu hết lâm phân với đặc điểm
tầng đất từ nông đến trung bình và dày. Thành phần cơ giới thịt trung bình, thịt
nặng hoặc sét, kết cấu hơi chặt, độ phì thấp thích hợp với một số loại cây trồng.

22



4.1.4. Khí hậu thuỷ văn.
Khu vực Lâm trường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai
mùa rõ rệt.
- Mùa khô: Từ tháng 4 đến tháng 8. Mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam, nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, thời tiết khô nóng kéo dài.
- Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Mùa này chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc thời tiết thường lạnh, độ ẩm cao, nhiều đợt rét và mưa kéo
dài.
- Nhiệt độ cao nhất trong năm 400C
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm 90C
- Nhiệt độ trung bình 260C
- Lượng mưa trung bình trong năm: 2000 - 3000mm
4.2. Tình hình kinh tế xã hội
4.2.1. Dân số, dân tộc và lao động.
Theo số liệu thống kê năm 2014 trong khu vực Lâm trường có 7 bản, 515
hộ với 2638 nhân khẩu. Trong đó nam 1334 người chiếm 49,7%; nữ chiếm
50,3%. Tổng số lao động 787 người chiếm 29,8%, sống đan xen rải rác trên Lâm
phần do Lâm trường quản lý chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều có trình độ
dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu chủ yếu là đốt nương làm rẫy, săn bắn,
khai thác lâm sản, tỉ lệ tăng dân số cao. Sản lượng lương thực kể cả màu đạt
bình quân đầu người là 145kg năm.Lực lượng lao động trong vùng tham gia các
hoạt động sản xuất của Lâm trường còn ít.
4.2.2. Cơ sở hạ tầng và văn hoá xã hội.
Mạng lưới đường giao thông qua các thôn, bản và một số tiểu khu rừng sản
xuất chủ yếu là đường cấp phối, đường lâm nghiệp, đường quốc phòng đi đến
tận nơi nhưng chất lượng không cao. Đường phải qua nhiều khe suối đi lại khó
khăn vào mùa mưa lũ, phải thường xuyên sửa chữa để phục vụ sản xuất và giao
thông đi lại của nhân dân trong vùng.

Hệ thống thông tin liện lạc còn thiếu, chỉ có một số bản có trang bị điện
thoại không dây cho cán bộ xã. Có 78% số hộ được dùng điện thắp sáng, số còn
23


lại chủ yếu dùng đèn dầu, bếp lửa, 30% dân số được dùng nước sạch, số còn lại
chủ yếu dùng nước khe suối tự nhiên không đảm bảo chất lượng, mạng lưới y tế
xã, thôn, bản có tổ chức, hoạt động, y tế bản có 7 người hàng năm có tổ chức
tẩm màn, phun thuốc phòng chống sốt rét cho nhân dân trong các bản và cán bộ
CNV của hai phân trường.
4.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Lâm trường.
4.3.1. Tổng số lao động hiện có: 111 người
Trong đó: Lao động biên chế 111 người
4.3.2. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu.
Trong những năm qua nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là:
- Khai thác nhựa thông:

200 tấn/năm

- Khai thác song mây:

50 tấn/năm

- Khai thác rừng trồng :

1000 Ste/năm

- Điều chế rừng thông nhựa:

50 ha/năm


- Trồng rừng kinh tế:

200 ha/năm

- Thực hiện dự án 661
+ Bảo vệ rừng:

5000 ha/năm

+ Khoanh nuôi đơn giản:

250 ha/năm

+ KNXTTS có trồng bổ sung cây LN:

300 ha/năm

+ Chăm sóc rừng trồng:

175 ha/năm

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng:

180 triệu/năm

4.3.3 Tổ chức sản xuất
*Cơ cấu:
- Văn phòng


13 người

- Phân trường 1

31 người

- Phân trường 2

37 người

- Quản lý bảo vệ rừng :

30 người

4.4. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng đang quản lý
4.4.1 Diện tích các loại đất
* Tổng diện tích tự nhiên 7556.5ha. Trong đó:
- Đất Lâm nghiệp: 7000.3695ha
24


+ Đất có rừng tự nhiên: 2221.1255ha
+ Đất có rừng trồng: 3975.07 ha
+ Đất trống trồng rừng: 804.174 ha
- Đất nông nghiệp: 347.5405 ha
- Đất khác: 286.6473 ha
-Trụ sở Lâm trường: 1.2932 ha
4.4.2 Tình hình tài nguyên rừng:
- Rừng tự nhiên: 2221.1255ha, trữ lượng 882,124m3(Số liệu điều tra năm 2014)
- Rừng trồng: 3975.07, trữ lượng: 7.585,6m3

- Đất trống: 804.174ha. (Đất có khả năng sử dụng 403.25ha)
- Các loại lâm sản ngoài gỗ, mây: 1000 tấn
Nhìn chung phần lớn diện tích rừng tự nhiên phòng hộ và sản xuất chủ yếu
là rừng nghèo kiệt có trạng thái từ IC đến IIB phân bổ tập trung ở các tiểu khu
phía tây sát với lâm trường Khe Giữa, Long Đại.
Các loại Lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là mây song lâm trường đang khai thác,
trữ lượng không lớn nằm rãi rác các tiểu khu đầu nguồn sông Kiến Giang.

25


×