Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Báo cáo thực tập bệnh viện nhi đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 37 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHI NĂM 2015
Giới thiệu về bệnh viện nhi thành phố cần thơ

Hình 1: mặt trước bệnh viện nhi Thành Phố Cần Thơ
Bệnh viện Nhi đồng được thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1979. Là Bệnh viện hạng I chuyên
ngành Nhi khoa, khám, điều trị chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em từ 0 - 15 tuổi tại TP.
Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long, với qui mô 200 giường bệnh, 16 khoa,
phòng và 240 cán bộ công nhân viên trong đó trên 60% bác sĩ có trình độ sau Đại học. Trong
những năm qua, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ luôn phát huy nội lực, vận dụng triển khai
quán triệt các chủ trương, đường lối, Luật pháp của Đảng và Nhà nước từ đó vượt qua nhiều
khó khăn thực hiện thắng lợi những chỉ tiêu kế hoạch được giao. Công tác khám chữa bệnh
được quan tâm đầu tư các trang thiết bị y tế kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng lực chuyên
môn của BS, ĐD, mở rộng nhiều chuyên khoa sâu như: sơ sinh, hô hấp, vật lý trị liệu, ngoại
nhi, xét nghiệm,…nhờ đó chất lượng điều trị được tăng lên ngày càng cao. Trong 5 năm qua,
Bệnh viện có 42 công trình nghiên cứu khoa học, thực hiện được 02 tập kỷ yếu nghiên cứu
khoa học với trên 40 đề tài có giá trị. Bệnh viện liên kết hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế:
VMA, BASAID, CASCODEM, PHYSIO (Thuỵ sĩ),… và các Bệnh viện nhi khu vực phía
Nam. Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ ngày càng khẳng định được uy tín, sự tin yêu của
người bệnh và các đồng nghiệp trên cả nước.

3


Hình 2: mô hình cơ sở mới bệnh viện nhi Thành Phố Cần Thơ
Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ sẽ được xây dựng mới trên khu đất có diện tích hơn 44.000m2
toạ lạc tại phường An Bình, quận Ninh Kiều
UBND TP Cần Thơ vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
với quy mô 500 giường.
Công trình mới này có quy mô 9 tầng, 500 giường cùng các phòng chức năng, phòng bệnh
và một số cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho việc tiếp nhận và chữa bệnh nhi.
Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu trên 920 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và


các nguồn tài trợ khác. Dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành công trình.
Hiện nay, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ (đường Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều) luôn
trong tình trạng quá tải, cơ sở hạ tầng bị xuống cấp nên gây nhiều khó khăn trong công tác
điều trị bệnh.
Công trình mới đưa vào sử dụng sẽ giải quyết rất nhiều những khó khăn mà bệnh viện đang
gặp phải. Đồng thời còn hỗ trợ cho việc thực tập, nghiên cứu của đông đảo sinh viên đang
học tập chuyên ngành bệnh Nhi tại Cần Thơ.

Hình 3: huân chương lao động hạng III năm 2002
4


Những thành tích đã đạt được:
 Huân chương Lao động Hạng III năm 2002.
 Bệnh viện Bạn hữu trẻ em năm 2003.
 Nhiều bằng khen của Bộ Y tế.
04 cờ thi đua xuất sắc của UNND tỉnh năm: 1996,1999,2000,2003.
 Nhiều năm liền được Ngành Y tế bình chọn đơn vị dẫn đầu các Bệnh viện, Trung tâm
y tế trong toàn tỉnh.
 Từ năm 1996-2000 có 18 tập thể được công nhận lao động xuất sắc.
 Từ năm 2000 đến nay Bệnh viện được UBND Tỉnh,TP Cần Thơ và Sở Y tế tặng
thưởng nhiều Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc.

Quy trình khám bệnh tại bệnh viện

Hình 4: sơ đồ khu khám bệnh
1. Tiếp nhận
1.1. Tại bàn hướng dẫn

Phát số thứ tự (đánh giá ưu tiên).


Phát sổ khám bệnh, giấy khám sức khỏe (hướng dẫn người bệnh ghi).

Cân, đo bệnh nhi.
1.2. Tại khu nhập liệu

Tiếp nhận thẻ BHYT và các giấy tờ liên quan.
5


Thu tiền khám bệnh hoặc tạm thu.

Nhập thông tin của người bệnh vào máy vi tính.

Xác định buồng khám, số thứ tự khám (ghi vào sổ khám bệnh).
2. Khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị
2.1. Trường hợp không chỉ định cận lâm sàng (CLS), không phẫu thuật/thủ thuật
(PT/TT)

Khám, chẩn đoán, kê đơn thuốc.

Hướng dẫn người bệnh đến nơi nhận đơn thuốc.
2.2. Trường hợp có chỉ định cận lâm sàng, phẫu thuật/thủ thuật

Khám, chẩn đoán, chỉ định cận lâm sàng, phẫu thuật/thủ thuật.

Đóng tiền cận lâm sàng, phẫu thuật/thủ thuật (đối với bệnh nhân diện thu phí).

Khoa Xét nghiệm (hoặc Chẩn đoán hình ảnh) thực hiện kỹ thuật CLS và trả kết quả.


Thực hiện phẫu thuật/thủ thuật, làm biên bản hội chẩn, tường trình phẫu thuật/thủ
thuật

Bác sĩ xem kết quả cận lâm sàng, chẩn đoán và kê đơn.


3. Thanh toán viện phí, nhận đơn thuốc, thuốc
3.1. Người bệnh có BHYT

Nộp tiền cùng chi trả.

Nhận đơn thuốc, thuốc và ký nhận tại quầy thuốc BHYT.
3.2. Người bệnh không có BHYT

Nhận đơn thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.

Thông tin về bảo hiểm y tế
1. NHỮNG TRƯỜNG HỢP BHYT ĐÚNG TUYẾN BV NHI ĐỒNG TPCT
 Trường hợp cấp cứu
 Thẻ BHYT có nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là BV Nhi Đồng TPCT
 Có giấy chuyển viện của tuyến trước đúng qui định
2. MỨC CHI TRẢ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH
2.1. BHYT ĐÚNG TUYẾN
2.1.1. Quỹ BHYT chi trả 100%
 Đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi
 Tổng chi phí của một lấn khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu
chung hiện hành (tương đương 172.500 đồng)
2.1.2. Quỹ BHYT chi trả 95% (người bệnh đóng 5%)
6



Người bệnh thuộc hộ gia đình nghèo, tổng chi phí của một lần khám, chữa bệnh
vượt hơn 15% mức lương tối thiểu chung hiện hành (tương đương 172.500 đồng)
2.1.3. Quỹ BHYT chi trả 80% (người bệnh đóng 20%)
 Đối với các trường hợp khác
2.2. BHYT VƯỢT TUYẾN, TRÁI TUYẾN
 Đối với tất cả các đối tượng, quỹ BHYT chi trả 30% (người bệnh đóng 70%).


Điều trị ngọai trú
 Khu khám bệnh tổng quát: khám, cấp cứu và điều trị tất cả các bệnh nhi khoa tổng
quát
 Cấp cứu - Lưu: phân loại bệnh và xử trí cấp cứu, theo dõi bệnh và điều trị
 Khám chuyên khoa nội: tim, thận, nội tiết, huyết học, sốt xuất huyết, tiêu hóa, hô
hấp và đơn vị quản lý - điều trị suyễn, sơ sinh, thần kinh, nhiễm, da liễu…
 Khu khám chuyên khoa ngoại: ngoại khoa tổng quát
 Khu khám chuyên khoa Mắt -TMH-RHM: khám và điều trị các bệnh về mắt, tai
mũi họng, răng hàm mặt
 Phòng khám Dinh dưỡng: Khám và điều trị suy dinh dưỡng, béo phì. Tham vấn
dinh dưỡng trẻ em, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ. Hướng dẫn bà mẹ thực hiện chế
biến các khẩu phần ăn cho trẻ em vào mỗi ngày trong giờ hành chánh.
 Phòng khám Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng: điều trị ngoại trú vật lý trị liệu,
lượng giá và điều trị phục hồi trẻ bại não, chăm sóc và điều trị ban ngày các trẻ
khuyết tật.
 Đơn vị chủng ngừa trẻ em khoa khám: Chủng ngừa các bệnh trong chương trình
tiêm chủng quốc gia: Một ngày trong tháng (ngày tiêm ngừa sắp tới 25/04/2013
vào thứ năm)
 Khu khám bệnh theo yêu cầu: hoạt động liên tục từ 7 – 19 giờ ngày: thứ bảy, chủ
nhật và ngày nghỉ lễ. Để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh nhi. Thực hiện khám nhi
tổng quát, ngọai trừ các bệnh cấp cứu được khám và điều trị cấp cứu ngay theo qui

định về chuyên môn.
Điều trị nội trú
 Hồi sức Cấp cứu: hồi sức cấp cứu các bệnh nặng cần phương tiện hồi sức tích cực và
theo dõi sát. Đặc biệt thực hiện các chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao như thở máy
hiện đại, máy giúp thở cao tần số, điều trị ngộ độc cấp…
 Chuyên khoa Sơ sinh: điều trị tất cả các bệnh lý nội khoa trẻ dưới 30 ngày tuổi, với
trang thiết bị hiện đại về chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhi.
 Khoa nội tổng hợp: Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, các bệnh lý về timthận-máu…
7










Khoa Nhiễm: Điều trị các bệnh nhiễm trùng như viêm não, viêm màng não, thương
hàn, sốt rét, quai bị, sởi, thủy đậu, viêm gan siêu vi ,tiêu chảy… Khu điều trị cách ly
cho các bệnh lây nhiễm.
Khoa Sốt xuất huyết: lọc bệnh, điều trị các trường hợp SXH nhẹ độ I, độ II theo dõi
chuyển độ phối hợp khoa hồi sức cấp cứu điều trị nội trú các trường hợp sốt xuất
huyết nặng có sốc.
Khoa Ngoại: Phẫu thuật hầu hết các bệnh lý ngoại khoa ở trẻ em. Bao gồm: phẫu
thuật nhi tổng quát, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật tạo hình (chức năng), điều trị
bỏng ở trẻ.
Khoa Mắt - TMH-RHM: điều trị các bệnh mắt, các bệnh tai mũi họng, răng hàm
mặt trẻ em.


8


Sơ đồ tổ chức bệnh viện nhi thành phố cần thơ

Hình 5: Ban giám đốc phó giám đốc

9


Hình 6: Trưởng phòng

10


Hình 7: Trưởng phòng

11


Hình 8: Trưởng khoa

12


Quản lý dược ở bệnh viện
1. Vị trí
 Tổ chức Dược bệnh viện là một khoa chuyên môn đặt trực thuộc Giám đốc bệnh
viện.

 Trong một bệnh viện chỉ có một khoa Dược, là tổ chức cao nhất đảm bảo mọi
công tác về dược, nên không chỉ có tính chất thuần túy của một khoa chuyên môn
mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lý và tham mưu toàn bộ công tác về
dược trong cơ sở điều trị đó, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn
trong khám, chữa bệnh nhất là trong quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Vì
vậy khoa dược chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện.
2. Chức năng của khoa Dược
 Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện.
 Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn
bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc
có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
3. Nhiệm vụ khoa Dược
 Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều
trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu
cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm hoạ).
 Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các yêu
cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
 Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội Đồng Thuốc và Điều Trị.
 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
 Tổ chức pha chế sản xuất thuốc theo chủ trương và phương hướng của BYT
 Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không
mong muốn của thuốc.
 Quản lý, theo dõi việc thực hiện các qui định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện.
 Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học về dược.
 Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám
sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi

tình hình kháng sinh trong bệnh viện.
 Tham gia chỉ đạo tuyến.
13







Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng qui định.
Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
vật tư y tế tiêu hao ( bông, băng, cồn, gạc ).

14


4. Những hoạt động chính sau:
4.1 Công tác cấp phát thuốc
 Cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời chất lượng cho bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu về
thuốc cho điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện.
4.2 Công tác Dược lâm sàng
 Kiểm tra dược chính và tủ thuốc trực của khoa lâm sàng
 Bình thuốc hàng tháng gửi về Sở Y Tế Cần Thơ
 Thông tin thuốc mới, thuốc cấm lưu hành phải được cập nhật thường xuyên
 Theo dõi và báo cáo ADR kịp thời
 Thực hành bổ sung kiến thức về Dược cho nhân viên trong khoa
4.3 Công tác pha chế:

 Pha cồn sát khuẩn (Hạ từ cồn cao độ xuống cồn 700 và cồn iod)
 Pha chế dung dịch tẩy uế, vệ sinh.
4.4 Công tác trang thiết bị
 Thường xuyên kiểm tra tình trạng trang thiết bị, lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa kịp
thời
 Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho bệnh viện
4.5 Các công tác khác
 Báo cáo kiểm kê giữa thủ kho và kế toán thường xuyên để luôn đảm bảo số liệu
đúng
 Thực hiện nhà thuốc GPP
 Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về Dược, nghiên cứu khoa học, tham gia
huấn luyện bồi dưỡng cán bộ
 Quản lý thuốc men, hóa chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về Dược trong toàn
bệnh viện.
Nhận xét
Về tổ chức: Khoa Dược bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ được tổ chức rất chặt chẽ,
hệ thống, đảm bảo nguồn nhân lực về công tác quản lý hành chính cũng như về công tác
chuyên môn.
Về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động:
 Thực hiện tốt các quy định về quản lý Dược, đảm bảo cung cấp thuốc đến tay
người bệnh kịp thời, đảm bảo chất lượng, thuận tiện cho người bệnh.
 Thực hiện tốt theo dõi ADR, thông tin thuốc kịp thời, đầy đủ đến các khoa
điều trị và bệnh nhân.
 Thực hiện tốt công tác pha chế, công tác kiểm tra, sửa chữa trang thiết bị
trong bệnh viện, đáp ứng tốt yêu cầu các khoa điều trị.
15


 Thực hiện nghiêm túc nhà thuốc GPP, đạt được sự tín nhiệm và hài lòng của
bệnh nhân và bác sĩ.

 Trong công tác đào tạo cán bộ: tận tình, chu đáo, có tinh thần trách nhiệm.

Quy trình quản lý và cấp phát thuốc

THUỐC MUA VỀ

Nhập vào kho
Dự trù hàng
tuần

Dự trù hàng tháng

Kho chẳn

Dự trù hàng
tuần

Xuất thuốc

Tủ thuốc trực ở
các khoa

Kho lẻ nội trú

Kho lẻ BHYT

Khoa điều trị

Phát thuốc trực
tiếp cho bệnh

nhân

16


Hình 9: Quy trình cấp phát thuốc:

17


Việc áp dụng các qui chế dược trong bệnh viện
1. Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn:
 Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn được thực hiện nghiêm túc theo Quyết
định số 1847/2003/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành quy chế
kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn ngày 28/5/2003.
 Về việc cấp phát thuốc tại các kho chẳn, kho lẻ, và nhà thuốc bệnh viện đều
thưc hiện theo đúng quy chế. Các kho lẻ và nhà thuốc bệnh viện chỉ cấp và bán
những thuốc được BYT cho phép lưu hành, thuốc kê đơn khi có đơn bác sĩ,
không bán thuốc khi đơn thuốc có thành phần không rõ ràng.
 Đặc biệt, tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, kho lẻ và nhà thuốc không cấp
hoặc bán thuốc cho trẻ em mà cấp trực tiếp cho người lớn. Việc bán và cấp
phát thuốc được thực hiện cẩn thận theo một quy trình rõ ràng. Mặt khác, nhân
viên cấp phát thuốc luôn luôn hướng dẫn cho thân nhân bệnh nhân cách sử
dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả.
2. Quy chế bảo quản thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế
 Kho thuốc, y cụ của bệnh viện có theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, có các biện pháp
phòng chống ẩm, nóng kịp thời.
 Sử dụng chất hút ẩm
 Áp dụng phương pháp thông hơi thoáng gió.
 Nếu có điều kiện thì trang bị và sử dụng quạt, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh

vv…
 Kho thuốc, y cụ phải tránh tác động của ánh sáng đặc biệt với các thuốc bị ánh
sáng làm hư hỏng phải có các biện pháp ngăn cản ánh sáng.
 thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế có kiểm soát, kiểm nghiệm khi nhập xuất, và định
kỳ theo đúng chế độ kiểm soát, kiểm nghiệm đã ban hành.
 Kho thuốc được giữ sạch sẽ không được để có mối, chuột, sâu bọ.
 Có chế độ vệ sinh sau giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đối với
nơi làm việc, các phương tiện dụng cụ, bao bì đóng gói, đối với kho và bản
thân các bộ, công nhân viên kho.
 Quét vôi định kỳ một hoặc hai năm một lần. phun thuốc sát trùng vào những
chỗ tối, ẩm.
 Có nơi riêng để xử trí hàng bị mốc, mối, sâu bọ
 Thực hiện tốt 5 chống:
 Chống nóng, ẩm, mối, mọt, côn trùng.
 Chống nhầm lẫn.
 Chống cháy nổ.
18


 Chống quá hạn dùng.
 Chống đổ vỡ, hư hỏng, thất thoát.
 Sắp thuốc theo nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
 Cấm mang thức ăn vào kho.
 Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc, kho
dược quản lý riêng theo quy định của Bộ Y tế.
3. Quy chế Nhãn thuốc
Bệnh viện thực hiện theo thông tư số 14/2001/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về
hướng dẫn ghi nhãn thuốc và nhãn mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con
người.
Đối với thuốc pha chế theo đơn cũng được áp dụng theo hướng dẫn trong thông tư

trên như sau:
 Nhãn được in đúng yêu cầu của một nhãn thuốc :
 Rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu.
 Trung thực.
 Không xảy ra nhầm lẫn với các nhãn thuốc khác
 Nhãn gồm các nội dung như sau:
 Tên, địa chỉ, cơ sở pha chế.
 Tên thuốc.
 Qui cách đóng gói.
 Dạng bào chế
 Công thứ pha chế.
 Công dụng, cách dùng, chống chỉ định.
 Ngày pha chế.
 Hạn dùng.
4. Quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
Hiện nay bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ còn quản lý thuốc gây nghiện và thuốc
hướng thần theo các quy chế sau:
 Quy chế quản lý Thuốc gây nghiện được Bộ Y tế ban hành theo quyết định số
2033/1999/QĐ-BYT ngày 09/07/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế và quyết định số
1442/2002/QĐ-BYT ngày 25/4/2002 sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy
chế Quản lý thuốc gây nghiện. của Bộ trưởng Bộ Y tế.
 Quy chế Quản lý Thuốc Hướng tâm thần được Bộ Y tế ban hành theo quyết
định số 3047/2001/QĐ-BYT ngày 12/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế và quyết
19


định số 1443/2002/QĐ-BYT ngày 25/4/2002 sửa đổi bổ sung một số điều
trong Quy chế Quản lý thuốc hướng tâm thần của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. pha chế:
Tiến hành pha chế phải đúng theo quy định

 Theo đúng chức trách và quyền hạn đã ghi trong các văn bản của Bộ Y tế.
 Bộ phận pha chế của bệnh viện do cán bộ có trình độ trung cấp trở lên phụ
trách.

Nhận xét
Các quy chế được thực hiện đúng theo chỉ dẫn của Bộ Y Tế

Sơ đồ tổ chức khoa dược bênh viện nhi thành phố Cần

Hình 10: Tổ chức khoa dược

Mối quan hệ giữa khoa Dược và các bộ phận khác
Khoa Dược có vai trò hỗ trợ, là cầu nối giữa bệnh nhân và các bác sĩ tại bệnh viện. Giúp
bệnh nhân hiểu được tầm quan trọng của thuốc trong kế hoạch điều trị chung. Khi đã hiểu rõ
công dụng của thuốc, bệnh nhân sẽ chủ động dùng thuốc đúng chỉ định và hợp tác với các
bác sĩ trong việc kiểm soát quá trình điều trị.
Khoa Dược còn có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng nhằm duy trì mối quan hệ
hợp tác và làm việc với các công ty dược phẩm, y tế, các nhà nhập khẩu và phân phối thuốc,
20


thiết bị y khoa cho bệnh viện. Theo yêu cầu điều trị, khoa sẽ tiến hành thủ tục xin cấp giấy
phép của Bộ Y tế để nhập khẩu các loại thuốc ngoài danh mục lưu hành tại Việt Nam.
1. Ban giám đốc.
Khoa Dược là khoa chuyên môn đặt trực thuộc giám đốc bệnh viện do đó có chức
năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong
bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn,
giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Ngoài ra phải thực hiện đầy đủ
các yêu cầu của của ban giám đốc về việc cung ứng, bảo quản và phân phối thuốc
theo yêu cầu điều trị. Góp phần đảm bảo hỗ trợ tốt cho công tác điều trị trong toàn

bệnh viện.
2. Phòng kế hoạch tổng hợp
Khoa Dược chủ động phối hợp trong việc lập dự trù thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế và
chủ động nắm tình hình thực hiện các chế độ chuyên môn về dược cũng như việc
quản lý sử dụng thuốc hóa chất, dụng cụ y tế…
Phòng kế hoạch tổng hợp có trách nhiệm cung cấp tình hình số liệu và tham gia ý
kiến với khoa Dược về những vấn đề trên.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên giúp ban lãnh đạo bệnh viện nắm rõ tình hình và
lập kế hoạch dự trù, quản lý thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế một cách hợp lý nhất.
3. Phòng tài chính kế toán
Khoa Dược cung cấp tình hình và số liệu sử dụng thuốc bằng số lượng, nhu cầu
thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để phòng tài chính kế toán tính thành tiền quyết toán và
dự trù kinh phí cho khoa Dược.
Phòng tài chính kế toán cung cấp tình hình và tiêu chuẩn dùng thuốc, hóa chất, dụng
cụ y tế bằng tiền cho khoa Dược.
Hai bên cùng nhau đối chiếu giữa tiêu chuẩn sử dụng thuốc bằng tiền trên cơ sở chế
độ chính sách của ngành để giúp lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ
điều trị bệnh và chống tham ô lãng phí.
4. Các khoa phòng chuyên môn
21


Phối hợp trao đổi về sử dụng thuốc, hóa chất (nhu cầu, thực tế sử dụng)
Khoa Dược tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực các quy chế, chế độ
chuyên môn về dược và vệc sử dụng thuốc ở khoa, phòng theo ủy nhiệm của Giám
đốc bệnh viện
Qua đó khoa dược nắm sát các yêu cầu của đơn vị đó để có kế hoạch phục vụ tốt hơn.
5. Các khoa phòng lâm sàng và cận lâm sàng
Khoa Dược đảm bảo cung ứng thuốc, y cụ tiêu hao, thiết bị hóa chất, thuốc thử đầy
đủ theo yêu cầu điều trị.

Nhận xét
Khoa Dược chủ động hợp tác với các khoa, phòng khác trong bệnh viện để đảm bảo
thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa Dược, đồng thời hỗ trợ cho các khoa, phòng thực
hiện tốt chức năng của mình. Sự hợp tác tốt giữa hai bên đã giúp Ban Giám đốc bệnh
viện thực hiện tốt công tác quản lý và chỉ đạo.

Hội đồng thuốc và điều trị
Chức năng và nhiệm vụ của hội đồng thuốc và điều trị
1. Chức năng
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến
thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc
trong bệnh viện.
2. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
Hội đồng xây dựng các quy định cụ thể về:
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.

Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện;
Lựa chọn các hướng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở cho việc xây
dựng danh mục thuốc;
Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc bệnh
viện;
Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc;
Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo đảm thuốc
được sử dụng đúng, an toàn;
Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trong

trường hợp phát sinh do nhu cầu điều trị;
22


Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại
nghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc độ
an toàn;
2.8. Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị;
2.9. Quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng;
2.10. Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công ty dược
và các tài liệu quảng cáo thuốc.
3. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
3.1. Nguyên tắc xây dựng danh mục:
3.1.1. Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị
trong bệnh viện;
3.1.2. Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
3.1.3. Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp
dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
3.1.4. Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
3.1.5. đ) Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
3.1.6. Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y
tế ban hành;
3.1.7. Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
2.7.

23


3.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc:
3.2.1. Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua

kết quả thử nghiệm lâm sàng. Mức độ tin cậy của các bằng chứng được thể
hiện tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
3.2.2. Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về
chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;
3.2.3. Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy định
tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh
giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả
năng cung ứng;
3.2.4. Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ
chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc
với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so
sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc;
3.2.5. Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối
hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng
hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh
đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so
với thuốc ở dạng đơn chất;
3.2.6. Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế
tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
3.2.7. Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc
tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc
nhà sản xuất, cung ứng;
3.3. Các bước xây dựng danh mục thuốc:
3.3.1. Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị
sử dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các
phản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn
thông tin đáng tin cậy;
3.3.2. Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một
cách khách quan;
3.3.3. Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo

nhóm điều trị và theo phân loại VEN;
3.3.4. Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn
chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…).
3.4. Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.
3.5. Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.
4. Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
24


Tùy vào quy mô và khả năng của mỗi bệnh viện, Hội đồng có thể tự xây dựng hướng
dẫn điều trị hoặc tham khảo từ những tài liệu có sẵn từ các nguồn tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư này để xây dựng hướng dẫn điều trị sử dụng trong bệnh
viện.
4.1. Nguyên tắc xây dựng hướng dẫn điều trị:
4.1.1. Phù hợp với hướng dẫn điều trị và hướng dẫn của các chương trình mục tiêu
quốc gia do Bộ Y tế ban hành.
4.1.2. Phù hợp với trình độ chuyên môn, nhân lực và trang thiết bị hiện có của đơn
vị.
4.1.3. Phản ánh quy tắc thực hành hiện thời.
4.1.4. Đơn giản, dễ hiểu và dễ cập nhật.
4.2. Các bước xây dựng hướng dẫn điều trị (HDĐTr):
4.2.1. Xác định nhóm chuyên gia để xây dựng hoặc điều chỉnh các hướng dẫn điều
trị sẵn có;
4.2.2. Xây dựng kế hoạch tổng thể để xây dựng và thực hiện HDĐTr;
4.2.3. Xác định các bệnh cần hướng dẫn điều trị trong bệnh viện;
4.2.4. Lựa chọn và xây dựng các hướng dẫn điều trị phù hợp;
4.2.5. đ) Xác định loại thông tin đề cập trong hướng dẫn điều trị;
4.2.6. Lấy ý kiến góp ý và áp dụng thử hướng dẫn điều trị;
4.2.7. Phổ biến hướng dẫn và thực hiện hướng dẫn điều trị;
4.3. Triển khai thực hiện

4.3.1. Cung cấp đủ hướng dẫn điều trị tới thầy thuốc kê đơn;
4.3.2. Tập huấn sử dụng cho tất cả thầy thuốc kê đơn;
4.3.3. Tiến hành theo dõi, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn điều trị;
4.3.4. Định kỳ rà soát và cập nhật các nội dung hướng dẫn đã được xây dựng.
5. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
5.1. Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn trữ, bảo
quản đến kê đơn, cấp phát và sử dụng bao gồm:
5.1.1. Tồn trữ thuốc: Tình trạng trống kho do thiếu kinh phí, tồn kho do hệ thống
cung ứng yếu kém;
5.1.2. Bảo quản thuốc: Thuốc không bảo đảm chất lượng do điều kiện bảo quản
không đúng và không đầy đủ;
5.1.3. Kê đơn: kê đơn thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh;
người kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ,
hướng dẫn điều trị, không chú ý đến sự tương tác của thuốc trong đơn;
5.1.4. Cấp phát thuốc: nhầm lẫn, không thực hiện đầy đủ 5 đúng (đúng thuốc,
đúng người bệnh, đúng liều, đúng lúc, đúng cách);
25


Sử dụng thuốc: không đúng cách, không đủ liều, không đúng thời điểm
dùng thuốc, khoảng cách dùng thuốc, pha chế thuốc, tương tác thuốc; các
phản ứng có hại; tương tác giữa thuốc với thuốc, thuốc với thức ăn; thuốc
không có tác dụng.
Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng
thuốc:

5.1.5.

5.2.


Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc
sử dụng thuốc tại đơn vị:
Phân tích ABC: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2
ban hành kèm theo Thông tư này;
5.2.2. Phân tích nhóm điều trị: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
5.2.3. Phân tích VEN: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 4
ban hành kèm theo Thông tư này;
5.2.4. Phân tích theo liều xác định trong ngày - DDD: Các bước phân tích thực
hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
5.2.5. Giám sát các chỉ số sử dụng thuốc theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành
kèm theo Thông tư này.
5.3. Hội đồng cần xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc
và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 ban
hành kèm theo Thông tư này.
6. Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
7.1. Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR và các sai sót
trong chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện từ giai đoạn chẩn đoán, kê đơn của
thầy thuốc, chuẩn bị và cấp phát thuốc của dược sĩ, thực hiện y lệnh và hướng
dẫn sử dụng của điều dưỡng, sự tuân thủ điều trị của người bệnh nhằm bảo
đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình điều trị.
7.2. Tổ chức giám sát ADR, ghi nhận và rút kinh nghiệm các sai sót trong điều trị.
6.2.1. Xây dựng quy trình sử dụng thuốc, tổ chức giám sát chặt chẽ việc sử dụng
các thuốc có nguy cơ cao xuất hiện ADR và việc sử dụng thuốc trên các đối
tượng người bệnh có nguy cơ cao xảy ra ADR theo hướng dẫn tại Phụ lục 8
ban hành kèm theo Thông tư này;
6.2.2. Tổ chức hội chẩn, thảo luận và đánh giá để đi đến kết luận cho hướng xử trí
và đề xuất các biện pháp dự phòng trong trường hợp xảy ra các phản ứng có
hại nghiêm trọng, các sai sót trong điều trị tại bệnh viện;
5.2.1.


26


Làm báo cáo định kỳ hằng năm, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và gửi
Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản
ứng có hại của thuốc về ADR và các sai sót trong điều trị ở bệnh viện.
7.3. Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện:
7.2.1. Đối với ADR gây tử vong, đe dọa tính mạng, ADR xảy ra liên tiếp với một
sản phẩm thuốc hay ADR với các thuốc mới đưa vào sử dụng trong bệnh
viện:
 Báo cáo ADR với Khoa Dược để Khoa Dược trình thường trực Hội
đồng và báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về
Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc;
 Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị thu thập thông tin, đánh
giá ADR và phản hồi kết quả cho cán bộ y tế và Khoa Dược để Khoa
Dược báo cáo bổ sung (nếu có) lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm
khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
7.2.2. Đối với ADR khác: khuyến khích cán bộ y tế báo cáo, khoa Dược tổng hợp
và gửi báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông
tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
7.4. Thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về ADR, sai sót trong sử dụng thuốc
để kịp thời rút kinh nghiệm chuyên môn.
7.5. Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc của bệnh viện, hướng dẫn điều trị
và các qui trình chuyên môn khác dựa trên thông tin về ADR và sai sót trong
sử dụng thuốc ghi nhận được tại bệnh viện.
7.6. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc.
7. Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
7.1. Hội đồng Thuốc và điều trị có nhiệm vụ chuyển tải các thông tin về hoạt động,
các quyết định và đề xuất tới tất cả những đối tượng thực hiện các quyết định

của Hội đồng trên cơ sở bảo đảm được tính minh bạch trong các quyết định để
tránh những xung đột, bất đồng về quyền lợi.
7.2. Quản lý công tác thông tin về thuốc trong bệnh viện.
7.2.1. Chỉ đạo Đơn vị Thông tin thuốc trong bệnh viện cập nhật thông tin về thuốc,
cung cấp thông tin về thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
trong phạm vi bệnh viện;
7.2.2. Sử dụng các nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy cung cấp từ khoa
Dược, Đơn vị Thông tin thuốc trong việc xây dựng danh mục thuốc, hướng
dẫn điều trị và các qui trình chuyên môn khác phù hợp với phân tuyến
chuyên môn của đơn vị;
7.2.3. Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện xây dựng, ban hành và triển khai qui định
về hoạt động giới thiệu thuốc trong phạm vi bệnh viện.
6.2.3.

27


×