LỜI MỞ ĐẦU
Một xã hội phát triển toàn diện đòi hỏi không chỉ tăng trưởng kinh tế đơn thuần
mà còn cần tới sự phân phối công bằng hơn. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
là những vấn đề lớn mà bất cứ xã hội nào cũng đều phải quan tâm đến. Tăng trưởng
nhanh và thực hiện phân phối công bằng là những mục tiêu mà nhiều quốc gia đều
mong muốn đạt được. Giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập có sự liên
quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều cách nhìn nhận khác nhau đối
với mối liên hệ này. Do đó, cho đến nay chưa có một quốc gia nào xây dựng được
một mô hình giải quyết hoàn hảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội.
Việt Nam là một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải kết
hợp chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Sự phát triển kinh
tế thị trường sẽ tạo ra sự chênh lệch về trình độ và phát triển từ đó dẫn đến sự bất
bình đẳng và nếu vượt quá một giới hạn nào đó sẽ là một trong các nguyên nhân dẫn
tới sự mất ổn định. Trong quá trình thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, thành tựu tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam là đáng ghi nhận. Tuy nhiên cùng với quá trình tăng
trưởng kinh tế, nhiều vấn đề của xã hội ngày càng trở nên bức xúc: khoảng cách thu
nhập giữa các dân cư ngày càng lớn, phân hoá giàu nghèo ngày càng gay gắt… Chính
vì vậy, yêu cầu của sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn đòi hỏi bức thiết
trong việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đặc biệt là công bằng trong phân
phối thu nhập. Do đó việc nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập
trong nền kinh tế thị trường và vận dụng vào Việt Nam là hết sức cần thiết, cấp bách
và có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và bất bình đẳng thu nhập: lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam.”
Với đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu những lý thuyết về tăng trưởng, bất
bình đẳng và những tác động của tăng trưởng kinh tế đối với phân phối thu nhập, từ
đó liên hệ thực tiễn Việt Nam. Tôi hi vọng khi nắm vững được những cơ sở lý thuyết
này, có thể áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam giúp các nhà quản lý đưa ra các chính
sách thích hợp để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững của nền kinh tế Việt
Nam.
1
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần 1: Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập.
Phần 2: Thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam.
Phần 3: Giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập công bằng.
Để hoàn thành được đề tài này, tôi chân thành cảm ơn TS. Lê Quốc Hội đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
2
PHẦN I
CÁC LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP.
1.1.Những vấn đề về tăng trưởng kinh tế.
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh sự gia tăng về sản
lượng hay thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là
một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng qui mô tăng trưởng và tốc độ
tăng trưởng. Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít,
còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự
gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ.
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế:
Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh
tế. Do đó nhìn chung tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức
sản lượng quốc dân.
%100
Y
YY
g
1t
1tt
t
×
−
=
−
−
trong đó:
g
t
là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t.
Y là GDP thực tế của thời kỳ t.
GDP là thước đo được chấp nhận rộng rãi về mức sản lượng của một nền kinh tế.
GDP được nói đến ở đây là GDP thực tế chứ không phải GDP danh nghĩa, tức là đã
loại bỏ sự biến động của giá cả theo thời gian.
Thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi GDP
thực tế lại tăng trưởng chậm. Một định nghĩa khác có thể thích hợp hơn về tăng
trưởng kinh tế tính theo mức sản lượng bình quân đầu người được tính bằng tổng sản
lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số. Chính vì vậy chỉ
tiêu ý nghĩa hơn về tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của GDP
thực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ trước - thông
thường tính cho một năm.
3
%100
y
yy
g
1t
1tt
t
pc
×
−
=
−
−
trong đó:
g
pc
t
là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t.
y là GDP thực tế bình quân đầu người.
Khi các nhà kinh tế nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, họ quan tâm đến tăng trưởng
của sản lượng thực tế (hay sản lượng trên mỗi đầu người) trong một thời kì dài để có
thể xác định được các yếu tố làm tăng GDP thực tế tại mức tự nhiên trong dài hạn.
1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
1.1.3.1.Nhân tố kinh tế:
Đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến các biến đầu vào và đầu ra của nền
kinh tế.
- Vốn: là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế. Ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng
trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất.
- Lao động: là yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây chỉ quan niệm lao động là
yếu tố vật chất đầu vào, được xác định bằng số lượng dân số nguồn lao động mỗi
quốc gia. Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến
khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là các lao động có kỹ
năng sản xuất, có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế.
- Tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển. Tài nguyên
thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho
các nước được thiên nhiên ưu đãi có được những lợi thế so sánh. Từ đó phát triển các
mặt hàng là thế mạnh của nước mình.
- Công nghệ: Công nghệ sản xuất cho phép quá trình sản xuất có hiệu quả hơn.
Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia
tăng hiệu quả của sản xuất.
1.1.3.2.Nhân tố phi kinh tế:
Khác với các yếu tố kinh tế, các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác
động khác. Ảnh hưởng của chúng là gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thể được
mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố phi kinh tế không tác
động một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả lồng vào nhau tạo nên
4
tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế.
- Đặc điểm văn hoá xã hội: đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều đến quá
trình phát triển. Trình độ văn hoá mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu
tố về chất lượng lao động, của kỹ thuật, của trình độ quản lý kinh tế-xã hội.
- Nhân tố thể chế chính trị-kinh tế-xã hội: Các nhân tố thể chế chính trị - kinh tế
- xã hội được thừa nhận tác động đến quá trình phát triển đất nước theo khía cạnh tạo
dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra còn có một số nhân tố như cơ cấu dân tộc, tôn giáo,… cũng ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế tuỳ thuộc vào chính sách của chính phủ.
1. 2.Những vấn đề về bất bình đẳng thu nhập.
1. 2.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập:
Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối
với những cá nhân khác nhau trong nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội. Từ đó ta có thể
hiểu bất bình đẳng thu nhập là sự không ngang bằng nhau về thu nhập, của cải của
những cá nhân khác nhau trong xã hội.
Phân phối thu nhập quá bình đẳng có thể không tốt đối với tính hiệu quả kinh tế.
Lấy kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa nơi mà có sự bất bình đẳng thấp
(mức lương, mức tiền công ít chênh lệch) thì con người không có động lực tham gia
một cách tích cực vào các hoạt động kinh tế. Hiệu quả của việc cân bằng thu nhập
kiểu xã hội chủ nghĩa là người lao động kỷ luật thấp và ít sáng kiến, chất lượng hàng
hoá và dịch vụ thấp và ít khả năng lựa chọn, chậm cải tiến kỹ thuật và tất yếu là tăng
trưởng kinh tế chậm, dẫn đến nghèo đói tăng lên. Nhiều nước có mức thu nhập cao
có sự bất bình đẳng về thu nhập tương đối thấp với sự hỗ trợ của các khoản trợ cấp
lớn từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các nhà kinh tế vẫn thường cho rằng giảm
thiểu sự bất bình đẳng việc tăng gánh nặng về thuế của chính phủ có khả năng không
khuyến khích đầu tư, làm chậm tăng trưởng kinh tế là làm giảm khả năng cạnh tranh
quốc tế của một quốc gia.
Mặt khác, quá bất bình đẳng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của
người dân, làm tăng tỉ lệ nghèo đói, cản trở tiến bộ trong y tế và giáo dục, góp phần
làm gia tăng tình trạng tội phạm.
Do đó cần có những chính sách phân phối thu nhập sao cho có thể đảm bảo cho
nền kinh tế phát triển một cách bền vững.
1.2.2. Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng thu nhập:
5
Bất bình đẳng thu nhập vừa là vấn đề của lịch sử để lại, vừa là vấn đề của sự phát
triển mà quốc gia nào cũng vấp phải. Tình trạng bất bình đẳng thu nhập biểu hiện với
những mức độ khác nhau ở các quốc gia. Thu hẹp bất bình đẳng thu nhập đã trở
thành những vấn đề lớn trong quá trình phát triển kinh tế của các nước. Có nhiều
nguyên nhân và các nguyên nhân có thể đan xen, thâm nhập vào nhau, nhưng quy tụ
lại có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài
sản và từ lao động.
1.2.2.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản.
Trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận thu nhập của các cá nhân được phân
phối theo sở hữu các nguồn lực. Tùy theo các yếu tố sản xuất mà mỗi người có được
cũng như việc định giá các yếu tố đó trên thị trường cạnh tranh mà chúng có ảnh
hưởng đến mức thu nhập của mỗi cá nhân. Cách phân phối như vậy gọi là phân phối
theo sở hữu các nguồn lực hay còn gọi là phân phối thu nhập từ tài sản. Tài sản của
mỗi cá nhân có được là do nhiều nguồn hình thành khác nhau.
- Do được thừa kế tài sản.
- Do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau của các cá nhân ảnh hưởng lớn đến
sự khác nhau về của cải tích luỹ được.
- Do kết quả kinh doanh.
Trong số các nguyên nhân nêu trên thì sản xuất kinh doanh là một cách quan
trọng nhất để tăng thu nhập và tăng tài sản của mỗi cá nhân.
1.2.2.2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động.
Lao động là điều kiện cơ bản tạo ra thu nhập. Tuy nhiên với kỹ năng lao động,
điều kiện lao động và tính chất nghề nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến thu nhập khác
nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập từ lao động.
- Do khác nhau về khả năng và kỹ năng lao động dẫn đến khác nhau về thu nhập.
- Do khác nhau về cường độ làm việc cũng dẫn đến thu nhập không bằng nhau.
- Do khác nhau về nghề nghiệp và tính chất công việc.
- Do những nguyên nhân khác như sự phân biệt đối xử trong xã hội, xuất phát
điểm của các cá nhân hay sự không hoàn hảo của thị trường lao động, ảnh hưởng của
thiên tai và các rủi ro khác đều có liên quan đến sự khác biệt về tiền lương của các cá
nhân.
6
1.2.3. Đo lường bất bình đẳng trong phân phối thu nhập:
Các thước đo bất bình đẳng phụ thuộc vào mức thu nhập/tiêu dùng trung bình
trong một nước và sự phân phối thu nhập/tiêu dùng trung bình đó. Có nhiều thước đo
bất bình đẳng khác nhau, điển hình các nước thường dùng các thước đo sau:
1.2.3.1. Đường Lorenz:
Một trong những công cụ biểu đạt mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
được sử dụng trong kinh tế học là đường Lorenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ
Coral Lorenz (1905). Đường Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập quốc
dân cộng dồn được phân phối tương ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm
dân số đã biết.
Hình 1. Đường Lorenz và hệ số Gini
100% A
100%
100%
% dân số
Trong trường hợp thu nhập được phân phối tuyệt đối bình đẳng thì bao nhiêu phần
trăm dân số sẽ có tương ứng với bấy nhiêu phần trăm thu nhập. Khi đó, đường
Lorenz sẽ trùng với đường chéo OA của hình vuông và đường này được gọi là đường
bình đẳng tuyệt đối. Còn nếu một người nhận toàn bộ thu nhập và những người khác
không có chút thu nhập nào, đường Lorenz sẽ chạy theo cạnh đáy và cạnh bên phải
của hình vuông, đó là trường hợp bất bình đẳng tuyệt đối. Đường Lorenz càng nằm
gần đường chéo thì mức độ công bằng càng cao (hay mức độ bất công bằng càng
thấp) và càng nằm xa đường chéo thì mức độ công bằng càng giảm (hay mức độ bất
bình đẳng càng cao).
7
%thu
nhập
A
A
B
8
1.2.3.2. Hệ số Gini:
Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia (C.Gini), là thước đo bất bình
đẳng được sử dụng phổ biến nhất. Về mặt hình học, hệ số Gini (g) được xác định
bằng cách lấy diện tích hình A (hình 1), được xác định bởi đường Lorenz và đường
chéo 0A, chia cho diện tích nửa hình vuông có chứa đường Lorenz đó (A+B).
g = A/(A+B)
Từ đó: 0≤ g ≤1.
Nếu khoảng cách giữa đường Lorenz và đường chéo càng lớn thì hệ số Gini càng
cao. Nếu g = 0 là bình đẳng tuyệt đối và g = 1 thì đường Lorenz nằm xa đường chéo
nhất phản ánh sự bất bình đẳng tuyệt đối. Trên thực tế g nhận giá trị bằng 0 hay bằng
1 chỉ có ý nghĩa lý thuyết chứ không có trong thực tế, vì không có nước nào có bình
đẳng tuyệt đối hay bất bình đẳng tuyệt đối. Trong thực tế, hệ số Gini cho các nước có
phân phối thu nhập chênh lệch lớn nằm giữa 0,5 và 0,7 còn những nước có phân phối
tương đối công bằng thì hệ số Gini nằm trong phạm vi 0,2 đến 0,35.
1.2.3.3. Tiêu chuẩn “40” World Bank:
World Bank (2002) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng: tỷ lệ thu
nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất
trong xã hội. Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau: Khi thu nhập
của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ lớn hơn 17% của
tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao; từ 12% đến 17% của tổng thu nhập thì
tình trạng bất bình đẳng tương đối và nếu tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì
tình trạng bất bình đẳng thấp.
1.2.3.4. Hệ số giãn cách thu nhập:
Trong nhiều công trình nghiên cứu, chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập được sử
dụng để đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Chỉ tiêu này được xác định bởi
mức chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất và 20% dân số có thu
nhập thấp nhất. Hệ số giãn cách (chênh lệch) càng lớn, tình trạng bất bình đẳng càng
cao.
Một thước đo khác được sử dụng rất rộng rãi để đánh giá phân phối thu nhập là tỉ
lệ nghèo đói. Đó là là phần trăm dân số có thu nhập thấp hơn một giá trị tuyệt đối nào
đó được gọi là ngưỡng nghèo đói, mức thu nhập tối thiểu cần thiết để đảm bảo những
nhu cầu vật chất cơ bản như lương thực, quần áo và nhà ở để đảm bảo cho người ta
có thể tiếp tục tồn tại.
9
1.3. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình
đẳng thu nhập.
Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi.
Trong một nền kinh tế thống nhất, tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập công
bằng là những khâu có vị trí độc lập tương đối với nhau. Tuy nhiên trong sự phát
triển kinh tế xã hội giữa tăng tưởng kinh tế và phân phối thu nhập có mối quan hệ
tương tác với nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo ra của cải cho xã hội chính là điều kiện
thực hiện công bằng xã hội. Tăng trưởng càng cao, kinh tế càng phát triển, càng có
điều kiện để thực thi các chính sách công bằng xã hội. Ngược lại, phân phối thu nhập
công bằng sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nó kích thích tính tích
cực, sáng tạo của mọi người nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó còn tạo ra một
xã hội hài hoà giữa lợi ích cá nhân và công cộng. Như vậy,phân phối thu nhập công
bằng vừa là tiền đề để tạo ra ổn định xã hội, vừa là động lực lớn cho tăng trưởng kinh
tế bền vững.
Trên thế giới có rất nhiều lý thuyết xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và bất bình đẳng thu nhập. Điển hình có các lý thuyết sau:
- Lý thuyết chữ “U ngược” của Simon Kuznets (1955):
Lý thuyết này nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình
đẳng, nghĩa là “mức độ bất bình đẳng về thu nhập có hướng gia tăng trong các giai
đoạn đầu của phát triển kinh tế, sau đó sẽ giảm bớt đi khi nền kinh tế đã đạt tới một
trình độ phát triển cao hơn”. Bigsten và Levin (2001) đã nghiên cứu lý thuyết này và
cho rằng nếu bất bình đẳng có thể làm động lực cho tăng trưởng tốt hơn, rồi từ đó tạo
ra cơ hội và điều kiện để xoá đói giảm nghèo nhanh hơn thì bất bình đẳng là điều
kiện chấp nhận được. Với quan điểm này, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của
các nước kém phát triển, tình trạng bất bình đẳng sẽ gia tăng mạnh. Nhà nghiên cứu
Ahlwalia (1976) đã sử dụng số liệu phân phối thu nhập của hơn 60 quốc gia, đã đi
đến một kết luận tương tự một cách cụ thể hơn và kết quả điều tra bằng các số liệu đã
cho thấy bất bình đẳng đã gia tăng mạnh ở giai đoạn phát triển ban đầu rồi sau đó bị
đảo ngược lại ở giai đoạn phát triển cao hơn. Nguyên nhân của tình trạng đảo ngược
này là do sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong sản xuất tăng cường giáo dục, đào tạo
tay nghề và sự biến đổi về dân số. Dù só sự gia tăng bất bình đẳng ở giai đoạn đầu
phát triển, nhưng đã không làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo khó tuyệt đối trong
xã hội nói chung.
10
- Lý thuyết mô hình kinh tế chính trị của Alesina và Rodrik (1994); Persson
và Tabellini (1994); Bertola (1993); Perotti (1992)
Mô hình này cố gắng xây dựng một cầu nối giữa những lí thuyết về sự tăng
trưởng nội sinh và những lí thuyết kinh tế chính trị. Trong xã hội dân chủ, mức thuế
suất được quyết định bởi những cử tri trung lập. Thuế được thu theo tỷ lệ thu nhập,
và chi tiêu công tăng lên theo doanh thu thuế, từ đó thu nhập được phân phối lại và
người nghèo thu được nhiều phúc lợi hơn người giàu từ các chương trình công cộng.
Chính vì thế, người nghèo thích một mức thuế suất cao (chủ yếu đánh vào những
người giàu) để tái phân phối cho những người nghèo thông qua các chương trình
chuyển giao thu nhập. Trước đây, trong những xã hội bất bình đẳng, thu nhập của
những cử tri trung lập thấp hơn so với mức thu nhập trung bình, qui tắc số đông sẽ
qui định việc tái phân phối ở mức cao mà điều này đến lượt nó không khuyến khích
đầu tư và nỗ lực lao động, và do đó làm giảm tăng trưởng. Do đó, nhiều xã hội xóa
bỏ chế độ dân chủ “một người, một phiếu bầu” vì ít ra nó không thể giảm bớt mức độ
bất bình đẳng qua sự tái phân phối. Kết luận rút ra từ các phát hiện này là bất bình
đẳng đòi hỏi tái phân phối diễn ra mạnh mẽ hơn, do vậy sẽ đi cùng với tăng trưởng
thấp.
- Lý thuyết mô hình thị trường vốn không hoàn hảo của Chiou (1998);
Aghion và Bolton (1997); Galor và Zeira (1993); Saint Paul và Verdier (1993):
Mô hình này dựa trên vai trò của sự chưa hoàn hảo của thị trường vốn. Đặc
biệt, trong xã hội mà các cá nhân không được tự do tiếp cận với tín dụng. Sự bất bình
đẳng ngụ ý rằng một phần lớn tương đối dân số ở dưới ngưỡng chuẩn của giáo dục.
Bởi vậy, đầu tư vào nguồn vốn con người thấp, và nếu sự tăng trưởng được đề cao
bằng cách đầu tư vào nguồn vốn nhân lực thì mức tăng trưởng vẫn thấp. Tái phân
phối làm tăng tổng sản lượng và thúc đẩy tăng trưởng bởi nó cho phép người nghèo
đầu tư vào nguồn vốn nhân lực. Nếu thị trường vốn hướng tới việc cải thiện một nền
kinh tế phát triển thì khi đó hiệu quả của thị trường vốn có liên quan tới sự thiếu hụt
vốn là quan trọng trong những nền kinh tế đang phát triển hơn là trong nền kinh tế
phát triển. Do đó kết quả dự báo về bất bình đẳng trong sự tăng trưởng kinh tế sẽ
quan trọng hơn đối với các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Điều đó
cũng giải thích rằng những lí lẽ về thiếu hụt thị trường tín dụng thực sự phù hợp để
giải thích mối quan hệ giữa tỷ lệ nghèo đói và tăng trưởng kinh tế. Trong khi sự bất
11
bình đẳng không phải khi nào cũng cho rằng một phần lớn dân số là quá nghèo để
tiếp cận tới nguồn tín dụng. Một tỷ lệ nghèo đói cao hơn có nghĩa là có thêm nhiều
người gặp khó khăn về mặt tài chính. Ví dụ: Bất bình đẳng trong một nền kinh tế có
thể cao mặc dù đại bộ phân dân cư có thu nhập cao. Do đó, chúng ta nên mong chờ
một mối quan hệ phủ định giữa tỷ lệ nghèo đói và tăng trưởng kinh tế.
- Lý thuyết mô hình tổng hợp của Benabou (1996):
Mô hình này đưa ra một cơ cấu tổng hợp mà trong đó ảnh hưởng của tái phân
phối lên sự phát triển không nhất thiết phải là đường kẻ. Có hai ảnh hưởng đối lập
nhau. Tái phân phối là tốt nếu chi tiêu công cộng dùng để chi trả cho giáo dục ở một
thế giới với những thị trường nguồn vốn không hoàn hảo, và sẽ là không tốt nếu tiền
chỉ chuyển từ người giàu sang người nghèo bởi vì nó làm giảm lợi nhuận ròng có
được từ sự đầu tư của người giàu. Bởi thế, tăng trưởng đảo chiều – “hình chữ U” liên
quan tới tái phân phối và phân phối là “hình chữ U” đối với sự thiếu cân bằng.
- Lý thuyết mô hình bất ổn về chính trị xã hội của Alesina (1996);
Benhabib và Rustichini (1996); Grossman và Kim (1996); Fay (1993):
Mô hình này nhấn mạnh hậu quả của sự thiếu công bằng đối với sự bất ổn chính trị
và sự bất an của xã hội. Theo mô hình bất ổn về chính trị xã hội, sự thiếu công bằng
là một yếu tố quyết định quan trọng tới sự bất ổn chính trị xã hội và có ảnh hưởng
tiêu cực lên sự tăng trưởng do lợi nhuận đầu tư thấp hơn mức mong đợi. Đặc biệt, sự
thiếu công bằng làm tăng thêm khác biệt xã hội mà lần lượt sẽ làm cho tình trạng của
tài sản ít an toàn hơn và làm giảm sự tăng trưởng. Hơn nữa, sự tham gia của người
nghèo vào hoạt động tội phạm và các hoạt động chống lại xã hội thể hiện một sự lãng
phí trực tiếp các nguồn lực bởi vì thời gian và sức lực của các phạm nhân không được
cống hiến cho các hoạt động tạo ra năng suất. Những cố gắng phòng thủ của những
người dễ trở thành tội phạm cũng cho thấy một sự thiếu hụt nữa của các nguồn lực.
- Lý thuyết mô hình đối với vấn đề sinh sản/giáo dục của Perotti (1996):
Theo mô hình phân tích kinh tế chính trị, sự thiếu công bằng có một ảnh hưởng
tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế do sự méo mó của các quyết định gia đình đối với
giáo dục và sinh sản. Cha mẹ phải tận dụng (tối ưu hóa) việc sử dụng các nguồn lực
của gia đình, bằng cách chọn lựa cải thiện về chất lượng hay số lượng (sự sinh sản)
của các thế hệ con cháu của họ. Bởi vì giáo dục mất một khoản chi phí tương đương
12