Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hình thức dân chủ trực tiếp thông qua các quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.5 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa cho đến nay, Quốc hội đã ban hành 5 bản Hiến pháp, đó là:
Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp
năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Từng bản Hiến pháp đều phát huy được
vai trò và sứ mệnh lịch sử trong từng giai đoạn cách mạng khác nhau. Xuyên
suốt các bản Hiến pháp, nguyên tắc dân chủ - chủ quyền Nhân dân, luôn luôn
được khẳng định. Trong Hiến pháp năm 2013 quyền làm chủ của Nhân dân
một lần nữa được khẳng định và thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn.
Ở phạm vi bài viết này, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Hình thức dân chủ
trực tiếp thông qua các quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013”.
Trong quá trình làm bài, do hạn chế về kiến thức và hiểu biết nên bài viết
chắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ các
thầy cô để bài viết thêm hoàn thiện.

NỘI DUNG
I/ Một số vấn đề lý luận có liên quan
1. Khái niệm hình thức dân chủ trực tiếp
Dân chủ trực tiếp là một trong hai hình thức của dân chủ (hình thức thứ
hai là hình thức dân chủ đại diện). Đây là hình thức người dân trực tiếp quyết
định các vấn đề, các công việc quan trọng của quốc gia, của cộng đồng lãnh
thổ, trực tiếp thông qua các đạo luật mà không qua một yếu tố trung gian nào.
Đặc tính chủ yếu của hình thức dân chủ trực tiếp là nhanh chóng, vì vậy
chúng luôn đảm bảo tính nguyên vẹn của ý chí chính trị của nhân dân. Đồng
thời, thông qua cách giải quyết trực tiếp có tác dụng chuyển tải ý chí chính trị
của nhân dân một cách trực tiếp các vấn đề quốc gia, nhân dân có đủ cơ sở
kiểm soát con đường chính trị của các cơ quan quyền lực nhà nước.
2. Khái niệm quyền công dân
Để hiểu được khái niệm quyền công dân trước hết ta phải làm rõ khái
niệm về công dân. Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc
về một nhà nước nhất định. Quyền công dân được hiểu là quyền được hưởng


chủ quyền của nhà nước và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước
cũng như nước ngoài, nhưng đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ
nhất định đối với nhà nước như tham gia nghĩa vụ quân sự hay tham gia xây
1


dựng quốc phòng toàn dân… Một số quyền cơ bản của công dân như quyền
bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền khiếu nại tố
cáo… Những quyền cơ bản của công dân này đều được quy định trong Hiến
Pháp - văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất ở Việt Nam.
II/ Hình thức dân chủ trực tiếp thông qua các quyền cơ bản của công
dân trong Hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 ra đời đã khẳng định chủ quyền nhân dân trong việc
xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp, tôn trọng và đề cao quyền làm chủ
của người dân, thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đồng thời
cũng quy định cụ thể cách thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (Điều 6 Hiến pháp năm 2013).
Trong đó hình thức dân chủ trực tiếp được thể hiện thông qua các quyền cơ
bản của công dân như:
1. Hình thức dân chủ trực tiếp thông qua quyền bầu cử, ứng cử của
công dân
Bầu cử là hình thức dân chủ trực tiếp cao nhất. Theo nghĩa rộng, đó là một
quá trình hình thành nên cơ quan nhà nước hoặc giao thẩm quyền cho cá nhân
người có chức vụ trong cơ quan quyền lực nhà nước thông qua hình thức
bỏ phiếu của cử tri. Đó là một quá trình lựa chọn người đại diện của nhân dân
vào các cơ quan quyền lực nhà nước khác nhau như: cơ quan đại biểu (Quốc
hội, hội đồng nhân dân), Tòa án, nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu

Chính phủ. Xuyên suốt quá trình lập hiếp của Việt Nam qua năm bản Hiến
pháp, Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 gần đây nhất là
Hiến pháp 2013 đều quy định chỉ có cơ quan nhà nước do nhân dân trực tiếp
bầu ra mới là cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp. Chức năng cơ bản của chế độ bầu cử là việc ủy quyền từ nhân
dân tới những người đại diện. Thấy rõ tầm quan trọng của bầu cử nên Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền
nhân dân đã thực thi quyền lực thuộc về nhân dân, Người đã trực tiếp chỉ đạo
cuộc bầu cử đầu tiên thắng lợi đặt nền tảng cho các cuộc bầu cử sau này. Điều
27, Hiến pháp 2013 có quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có
quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội,

2


Hội đồng nhân dân…”. Theo quy định này công dân Việt Nam đủ 18 tuổi (có
năng lực pháp luật) thì được hưởng, phát sinh quyền bầu cử và đủ 21 tuổi mới
được quyền tham gia ứng cử làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp trừ trường hợp người đó bị mất trí và những người bị tòa án tước
quyền bầu cử và ứng cử. Để xây dựng được một nhà nước vững mạnh và tìm
được người đủ đức đủ tài thì vai trò của người đi bầu và người được bầu đều
rất quan trọng. Ở độ tuổi từ mười tám trở lên con người có thể suy nghĩa nhận
thức được vấn đề một cách đúng đắn và có thể quyết định được những công
việc quan trọng.
Làm chủ nhà nước, nhân dân ta trước tiên thực hiện quyền làm chủ của
mình đối với Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Việc bầu cử, lựa chọn
những người xứng đáng đại diện cho mình trong cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của công nhân mà còn là trách
nhiệm của người đại biểu. Thông qua hoạt động liên quan đến bầu cử, các lợi
ích xã hội, các khuynh hướng và quan điểm chính trị được bộc lộ và cọ xát

lẫn nhau. Nhờ đó, nhân dân có thể hiểu hơn về đường lối chính trị, năng lực
và uy tín của đảng chính trị và các lực lượng nắm quyền, so sánh cương lĩnh,
chương trình hành động của họ với thực tiễn và hiệu quả hoạt động của họ. Vì
vậy, có thể nói, bầu cử dân chủ không chỉ là hình thức thể hiện ý chí của
nhân dân mà còn là phương thức kiểm tra, kiểm soát quyền lực. Tuy nhiên,
mức độ thể hiện ý chí đích thực của nhân dân thông qua bầu cử và khả năng
thông qua bầu cử để kiểm soát quyền lực còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như ý thức chính trị, trình độ văn hóa và học vấn của cử tri, tính trung thực
của các phương tiện truyền thông…do vậy khoản 1, điều 7, Hiến pháp 2013
cũng quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ
phiếu kín”.
Quyền ứng cử cũng là biểu hiện của hình thức dân chủ trực tiếp, quyền
này được hiểu là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thể hiện
nguyện vọng của mình được ứng cử làm đại biểu Quốc hội. Quyền này được
quy định trong Điều 27 Hiến pháp 2013. Đối với một xã hội mở rộng các
quyền tự do dân chủ thì quyền ứng cử là quyền không bao giờ thiếu của một
công dân.
2. Hình thức dân chủ trực tiếp thông qua hoạt động bãi nhiện đại biểu,
của công dân.

3


Bãi miễn đại biểu là chế định có đặc trưng ngược lại với chế định bầu cử.
Trong trường hợp và theo những thủ tục luật định, do kết quả bỏ phiếu tín
nhiệm của nhân dân, một đại biểu có thể bị tước đi tư cách đại biểu. Bãi miễn
là một hình thức phản ánh yêu cầu về sự gắn bó giữa đại biểu với đơn vị bầu
cử của mình. Hình thức bãi miễn đại biểu như một chế định chính trị ‐ pháp lý
quan trọng trong việc điều chỉnh mối liên hệ giữa nhân dân và đại biểu nhân

dân. Mặc dù là một chế định chính trị ‐ pháp lý quan trọng nhưng chế định bãi
miễn rất ít được thực hiện trong thực tiễn bởi những quy định pháp lý hết sức
phức tạp mà trước hết là yêu cầu về số lượng chữ ký của cử tri đề xuất bãi
miễn một đại biểu. Hiến pháp năm 2013 (điều 7), khái niệm “bãi miễn” trước
đó đã được thay thế bởi khái niệm “bãi nhiệm” và trao quyền đó cho cả cử tri
và cả cơ quan đại biểu được bầu. Theo đó, khoản 2, điều 7, Hiến pháp 2013
quy định “Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc
Quốc hội, hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân”. Quyền bãi nhiệm đại biểu là một trong những quyền
quan trọng của công dân từ quyền này nhân dân thể hiện được trực tiếp quyền
làm chủ của mình.
3. Hình thức dân chủ trực tiếp thông qua quyền tham gia quản lý nhà
nước và xã hội.
Bản chất nhân dân, tính chất dân chủ của nhà nước ta không chỉ thể hiện ở
sự hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức và các cơ quan
nhà nước mà còn thể hiện ở việc huy động sự tham gia đông đảo của nhân
dân vào quản lý công việc nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, do đó chỉ khi người dân
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước thì việc xây dựng
một nhà nước pháp quyền mới có thể thực sự thành công. Nhân dân tham gia
quản lý công việc của nhà nước là sự biểu hiện trực tiếp của quyền dân chủ,
quyền tham gia quản lý nhà nước được thể hiện trong khoản 1 Điều 28 Hiếp
pháp 2013. Người dân phải không ngừng nâng cao tri thức, hiểu biết, chuyên
môn, xóa bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với các cơ quan công quyền để
đòi hỏi các quyền lợi chính đáng của mình được ghi nhận trong Hiến pháp và
các văn bản quy phạm pháp luật. Làm chủ không chỉ là quyền mà còn là
nghĩa vụ, trách nhiệm, nhưng hiện nay vẫn còn một số ít không làm tròn bổn
phận công dân, họ muốn hưởng quyền lợi mà mà không muốn làm nghĩa vụ,
thậm chí có người cố tình vi phạm pháp luật. Về phía cơ quan nhà nước và
cán bộ công chức trong khi làm nhiệm vụ không được có thái độ quan liệu,


4


hách dịch đối với người dân, thiếu trách nhiệm trước chức trách được giao.
Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kì một xã hội nào lực lượng đều là ở nơi dân
cho nên Nhà nước muốn làm việc gì đều phải dựa vào sức dân, thông qua việc
huy động công sức, trí tuệ của nhân dân.
4. Hình thức dân chủ trực tiếp thông qua quyền trưng cầu dân ý của
công dân.
Trưng cầu ý dân là hình thức lấy ý kiến nhân dân đối với những
vấn đề hệ trọng của đất nước hoặc của từng địa phương thông qua hình thức
bỏ phiếu trực tiếp, ngoài ra nhân dân còn tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị
đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Thông
qua hoạt động này, những người dân đến tuổi trưởng thành, với tư cách công
dân của mình, thể hiện chính kiến một cách cụ thể trên những vấn đề cần có
quyết định dứt khoát sau khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã làm hết
sức mình nhưng chưa tìm được giải pháp thoả đáng. Điều 29 Hiến pháp 2013
có quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Qua trưng cầu ý dân, các cử tri có quyền và
có dịp bày tỏ quan điểm của mình và đó chính là điều kiện để các cơ quan
lãnh đạo và quản lý “tự kiểm tra” mình. Nhưng quan trọng hơn là qua đó,
người dân có điều kiện kiểm tra, giám sát trực tiếp việc thực hiện ý kiến trưng
cầu, được cung cấp đầy đủ thông tin về các vấn đề và sự kiện có liên quan.
Việc lấy ý kiến của nhân dân về một vấn đề nào đó có thể có nhiều mức độ:
trưng cầu có tính quyết định, trưng cầu có tính tham khảo, sáng kiến của nhân
dân về việc giải quyết một vấn đề nào đó; khiếu nại về vụ việc cụ thể. Trong
số các hình thức đó của cơ chế dân chủ trực tiếp thì trưng cầu ý dân có tính
quyết định là hình thức dân chủ trực tiếp cao nhất, bởi vì nó bảo đảm tính
hiệu lực tức thời của kết quả biểu quyết.

Các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm
2013 đều quy định về chế định trưng cầu ý dân. Về mặt pháp lý, từ “phúc
quyết” đến “trưng cầu ý dân” là một bước phát triển. Phúc quyết, theo Hiến
pháp năm 1946 là việc đưa một vấn đề đã được quyết định ra để biểu quyết
lại: chẳng hạn, việc sửa đổi Hiến pháp, tuy đã được Quốc hội thông qua,
nhưng để có hiệu lực thi hành thì thủ tục bắt buộc là đưa sửa đổi này
ra để toàn dân biểu quyết; nếu nhân dân, bằng một tỷ lệ phiếu do luật định,
chấp thuận thì mới có hiệu lực. Những vấn đề đưa ra để toàn dân phúc quyết
chỉ giới hạn trong các vấn đề đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thông qua, còn theo các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 với năm 2013 của
5


nước ta thì không còn giới hạn này nên các vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân có
phạm vi rộng hơn, không chỉ bao gồm các vấn đề đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thông qua mà còn có thể là các vấn đề chưa được thông qua
nhưng nhân dân, bằng một tỉ lệ phiếu luật định, có thể trực tiếp quyết định.
Luật Trưng cầu ý dân gồm 8 chương, 52 điều được Quốc hội khóa XIII
thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 25/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2016. Luật Trưng cầu ý dân được ban hành đã kịp thời thể chế hóa chủ
trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013
về phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Việc ban hành Luật
Trưng cầu ý dân góp phần tạo ra cơ sở pháp lý đồng bộ và những điều kiện
thuận lợi để người dân trực tiếp thực hành dân chủ, sử dụng phương thức
trưng cầu ý dân để nhân dân thể hiện ý chí và quyền lực của mình với tư cách
chủ thể đối với các vấn đề quan trọng của đất nước; đồng thời, góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật của nước ta.
5. Hình thức dân chủ trực tiếp thông qua quyền khiếu nại, tố cáo của
công dân
Việc thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, là hình thức biểu hiện nền dân chủ

xã hội chủ nghĩa là điều kiện trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý xã hội,
quản lý nhà nước. Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản
của công dân nó được thể hiện trong các bản Hiến pháp của nước ta. Ở Hiến
pháp 2013 nó được quy định trong khoản 1 Điều 30 cụ thể như sau: “Mọi
người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Khi
khiếu nại, tố cáo nhân dân đã chuyển đến cho cơ quan Nhà nước những thông
tin, phát hiện về những việc làm vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trên cơ sở đó Nhà nước
kiểm tra lại hoạt động, hành vi của các cơ quan và các cán bộ của mình, kịp
thời chấn chỉnh, xử lý sai phạm, thậm chí loại trừ ra khỏi bộ máy Nhà nước
những người không xứng đáng, làm cho bộ máy Nhà nước ngày càng trong
sạch, vững mạnh.
Thực tế cho thấy sự yếu kém của tổ chức bộ máy, chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, những vấn đề bất cập trong chính sách, pháp luật được phát
hiện, kiến nghị với lãnh đạo các cấp, các ngành đa phần được phát hiện từ
thực tiễn công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, trong
những năm qua, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn

6


không ít hạn chế, yếu kém; nhiều vụ việc giải quyết không đúng chính sách
pháp luật, sự phối hợp giải quyết chưa tốt, còn đùn đẩy, công tác vận động
tuyên truyền pháp luật còn chưa hiệu quả.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, quyền khiếu nại, tố cáo chính là một
trong những quyền hiến định cơ bản của công dân, một quyền có tính chất
chính trị và pháp lý của công dân và là một hình thức biểu hiện của dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân sẽ là cơ
sở và nền tảng cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công dân.

Đồng thời, đây còn là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại các hành
vi trái pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích
hợp pháp của chính mình, thông qua đó thiết thực tham gia vào việc quản lý
nhà nước, quản lý xã hội. Đây cũng là một trong những biểu hiện quan trọng
của hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta.
III/ Thực tiễn về việc thực hành dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay
Nội dung hình thức dân chủ trực tiếp thông qua các quyền cơ bản của
công dân ngày càng được quy định cụ thể, đầy đủ hơn trong Hiến pháp và
được đảm bảo thực hiện bằng Nhà nước. Trong thời gian qua hình thức dân
chủ trực tiếp đã ngày càng đóng vai trò tích cực trong việc phát huy quyền
làm chủ về mọi mặt của nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực,
thực tế thực hiện hình thức dân chủ này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất
định. Không ít trường hợp việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức,
có nơi, có lúc còn biểu hiện lợi dụng dân chủ, khiếu kiện đông người, vượt
cấp hoặc gây mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã
hội. Tình trạng quan liêu, không thực sự tôn trọng dân chủ còn khá nặng trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, có biểu hiện quan liêu, xa dân
ngay từ cơ sở. Ở một số trường hợp các quyết định do người dân đưa ra có thể
bị chi phối bởi chính quyền, các đảng phái chính trị và giới truyền thông.
Do vậy, ngoài những nội dung đã được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật về
dân chủ cần hướng vào việc tăng cường các hình thức thực hiện dân chủ trực
tiếp, cụ thể như: Tăng số lượng các công việc mà cấp chính quyền trung ương
và địa phương phải thông tin, thảo luận với người dân; củng cố cơ chế chính
quyền; tiếp thu các ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, nâng cao hiệu lực pháp
lý của việc tiếp thu ý kiến nhân dân đóng góp; tăng cường vai trò và các hình
thức giám sát của nhân dân đối với các cơ quan trong hệ thống chính trị, đặc
biệt là các cơ quan dân cử và hội đồng nhân dân; bổ sung những hình thức

7



dân chủ trực tiếp mới, đã được áp dụng trên thế giới như sáng kiến chương
trình nghị sự…

KẾT LUẬN
Việt Nam ta vẫn đang trên con đường hoàn thiện các quy định về quyền
con người quyền công dân để từ đó có thể phát huy hơn nữa quyền làm chủ
đất nước một cách trực tiếp của công dân, xây dựng một nhà nước tiến bộ,
dân chủ đẩy mạnh phương châm: “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.
Là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp 2013 đã đóng vai trò quan trọng
trong việc quy định các phương thức, xác lập cơ chế bảo đảm cho nhân dân
thực hiện quyền làm chủ của mình.
Trên đây là toàn bộ quan điểm và lập luận của em. Do còn nhiều ý chí chủ
quan cho nên có thể còn nhiều thiếu sót, lủng củng về cách trình bày. Mong
quý thầy cô bỏ qua và cho em những nhận xét để bài làm được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, nhà
xuất bản Công An Nhân Dân , Hà Nội, 2016.
2. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, giáo trình luật hiến pháp Việt
Nam, nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2014
3. Thực hiện dân chủ trực tiếp theo Hiến pháp năm 2013: Một số vấn đề lí
luận và thực tiễn, Vũ Công Giao – Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí luật
học, ĐSLHP, 2014, tr. 12 – 18.
4. Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên
Thế Giới và Việt Nam, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2014.

5. Hiến pháp 2013 và việc hoàn thiện cơ chế nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước, Nguyễn Thị Hoài Phương, Tạp chí luật học, ĐSLHP,
2014, tr. 68 – 76
6. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, nhà
xuất bản Lao Động, 2014.
7. Từ điển – Wikipedia tiếng Việt.
8. Các hình thức thực thi dân chủ trực tiếp trên thế giới và ở Việt Nam,
Ths. Hoàng Thị Thu Thủy, Tạp chí dân chủ và pháp luật, 2015.

9


PHỤ LỤC

Cử tri làng Kon Trú xã Vĩnh Kim tham gia bầu cử (nguồn: Internet)

UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị triển khai, phổ biến Luật Trưng cầu ý
dân (nguồn: Internet)

10



×