Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi học kì I môn Văn (Lớp 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.23 KB, 3 trang )

Đề thi học kì I môn Văn (Lớp 10)
I. Phần đọc hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa.
Vài năm nưa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn
đứng đắn Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của
mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh
phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa
xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên
đôi môi căng mọng khi cuộc đới còn ở tuổi hai mươi? Nhưng…
tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ
hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có…
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)
Câu 1: Đoạn văn trên diễn tả tâm sự gì của tác giả?
Câu 2. Trong hai câu văn Ai lại không tha thiết với mùa
xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và đôi
môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi 20? Tác giả sử dụng
biện pháp tu từ nào ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 4: Viết đoạn văn ( từ 5 đến 7 dòng ) Trình bày suy nghĩ
của Anh (chị) về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý
nghĩa?
Đọc bài thơ sau và trả lời từ Câu 5 đến câu 8:
Chót trên cành cao vót


Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trờ xanh non.
Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ


Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa.
Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn nhánh cong.
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.
Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên sang nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng
(Quả sấu non trên cao – Xuân diệu – Thơ chống Mĩ cứu nước
1965 – 1967, nxb Văn học 1968, tr83)
Câu 5. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 6: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 7: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ
đầu, phân tích ý nghĩa của biện pháp đó?
Câu 8. Viết đoạn văn từ 5 – 7 dòng trình bày cảm nhận của
anh chị về sự kì diệu của thiên nhiên.
II. Phần làm văn ( 7 điểm)
Trong truyện cổ tích “Tấm Cám” tác giả dân gian đã kể lại
những chặng đường đời của tấm (trước khi vào cung, sau khi


vào cung) đều bị mẹ con nhà Cám nhiều lần hãm hại, nhưng
lần nào cũng vậy Tấm đều vượt qua.
1.Bằng lời văn của mình em hãy kể lại quá trình của Tấm đấu
tranh để giành sự sống vì hạnh phúc.
2.Từ đó em có suy nghĩ gì về triết lý sống “Ở hiền gặp lành”?




×