Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

“ TÌM HIỂU, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.57 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI
TRƯỜNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ TÀI:
“ TÌM HIỂU, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN
KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH - TỈNH BẮC NINH”
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, phát triển các cơ
sở kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai tham gia vào hoạt động của
đời sống kinh tế xã hội, nó là nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của đất nước.
Theo khoản 1 Điều 58 Hiến pháp năm 2013 của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng
phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật”.
Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, cùng với sự tăng nhanh của dân số và phát triển của nền kinh tế đã gây áp lực rất
lớn đối với đất đai, trong khi đó diện tích đất lại không hề được tăng lên. Vậy đòi hỏi
con người phải biết cách sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn
đó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về đất đai là một vấn đề hết sức nóng
bỏng và phức tạp. Do đó hoạt động quản lý về đất đai của nhà nước có vai trò rất quan
trọng. Trong đó, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đóng một vai trò rất quan trọng để xử lý các
trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, tranh chấp đất đai, đảm bảo công bằng và ổn
định kinh tế xã hội.
Huyện Thuận Thành là huyện thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở phía Nam
tỉnh Bắc Ninh, với sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Giáp thủ đô Hà Nội, với


quốc lộ 38 và đường tỉnh lộ 282, 283 chạy qua thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng thị
trường phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh bạn, đặc


biệt là thành phố Hà Nội. Trong 6 năm qua kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành đã dần
phát triển khá toàn diện, đời sống của người dân từng bước được nâng lên nhưng đồng
thời cũng gây áp lực lớn đối với đất đai như : nhu cầu về đất ở, đất xây dưng cơ sở
kinh tế - xã hội, nhiều diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang đất phi
nông nghiệp,.... Để đảm bảo quản lý Nhà nước về đất đai một cách hợp lý, hiệu quả
đến từng thửa đất, từng đối tượng sử dụng, huyện Thuận thành đã xác định đăng ký,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất là nội dung quan trọng để nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ quyền
lợi cho người sử dụng. Huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và tạo
điều kiện để người dân thực hiện các thủ tục hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Công tác cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
trên địa bàn thị huyện Thuận Thành đã đang được tiến hành, tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được thì công tác này vẫn đang còn nhiều hạn chế.
Nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công tác điều tra đánh giá tình
hình quản lý và sử dụng đất, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu tài nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, với vai trò là một sinh viên đang thực
tập, được sự phân công của khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths.Phạm Quốc Thăng,
được sự chấp nhận của Chi nhánh văn phòng đăng kí đất dai huyện Thuận thành,
nhóm đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm
2015 tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục đích, yêu cầu.
* Mục đích
- Tìm hiểu tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thuận Thành.

- Đánh giá được hiệu quả và hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, tìm ra được nguyên nhân, và biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.Với mong muốn đánh giá việc cấp giấy chứng nhận trên địa
bàn huyện được tốt hơn trong hiện tại và tương lai.
* Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ tài liệu và số liệu về việc cấp GCN trên địa bàn huyện Thuận
Thành
- Tiếp cận thực tế công việc để nắm được quy trình, trình tự cấp GCN.


- Phân tích đầy đủ, chính xác tiến độ, hiệu quả cấp giấy GCN.
PHẦN 1: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thuận Thành là một huyện thuần nông thuộc phía Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh.
Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 105o32’10"– 105o55’10’’ kinh độ Đông; 20o54’00’’ –
21o07’10’’ vĩ độ Bắc.
+ Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
+ Phía Nam giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải
Dương.
+ Phía Đông giáp huyện Gia Bình và Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
+ Phía Tây giáp huyện Gia Lâm – Hà Nội.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Thuận Thành
Huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên là 11.791,01
ha, có Quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của tỉnh Bắc Ninh) với Quốc lộ 5. Việc đầu tư xây dựng cầu Hồ và mở rộng



nâng cấp Quốc lộ 38 đã trở thành tuyến đường chiến lược thông thương với Hải
Dương, Hưng Yên và đặc biệt là thành phố Hải Phòng, nơi có cảng biển quốc tế và các
khu công nghiệp tập trung.
Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà
Nội 25 km theo hướng Tây Nam. Thuận Thành có 2 tuyến đường tỉnh lộ đi qua:
TL282 tuyến Keo - Cao Đức, TL283 tuyến Hồ - Song Liễu, có sông Đuống nằm ở
phía Bắc huyện, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát
triển.
Với vị trí địa lý như trên Thuận Thành có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng
đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa
nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương
mại - dịch vụ.
b. Địa hình, địa mạo
Đặc điểm địa chất huyện Thuận Thành nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung
mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng sông Hồng, bề dày
trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, nằm trong miền
kiến tạo Đông Bắc- Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn
mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc.
Nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình chung toàn huyện
khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu phát triển
sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng hệ thống đường xá phục vụ cho dân sinh
kinh tế.
c. Khí hậu
Huyện Thuận Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh,
nhiệt độ trung bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9oC (tháng 7),
nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15, 8 oC (tháng1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng
cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 – 1.600mm
nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10,



chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ
chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 – 1.776 giờ, trong đó tháng có
nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió
mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông
Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
Nhìn chung , Thuận Thành có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền
nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông
trở thành vụ chính, có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao
và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo
mùa thường gây ngập úng các khu vự thấp trũng ảnh hưởng đến việc thâm canh tăng
vụ mở rộng diện tích.
d. Thuỷ văn nguồn nước
Thuận Thành có hệ thống sông, kênh, mương tương đối dồi dào bao gồm sông
Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Sông
Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Thuận Thành và là ranh giới với huyện
Quế Võ và huyện Tiên Du. Đoạn sông Đuống chảy qua phía Bắc huyện Thuận Thành
từ xã Đình Tổ đến xã Mão Điền rồi chảy qua huyện Gia Bình dài khoảng 15km. Sông
Đuống nối liền với sông Hồng và sông Thái Bình có tổng trữ lượng nước 31,6 tỷ m 3
(gấp 3 lần tổng lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam). Sông
Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m 3 nước có 2,8kg phù
sa. Lượng phù sa khá lớn này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện. Đây cũng là con sông cung cấp nguồn
nước tưới cho hệ thống thủy nông Gia Thuận để tưới cho phần lớn diện tích lúa nước
trong toàn huyện.
Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ khá dày tạo điều
kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất.
1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất


Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng huyện Thuận Thành năm
2002, tỷ lệ 1/10000, toàn huyện có 4 nhóm đất và 17 đơn vị đất cấp III (soil sub units).
Sự phân bố và đặc điểm của các loại đất cụ thể như sau:
* Nhóm đất phù sa (Fluvisols – FL)
Căn cứ vào chỉ tiêu phân loại cấp II và cấp III, nhóm đất phù sa huyện Thuận
Thành được chia thành 3 đơn vị đất cấp II (soil units) và 12 đơn vị đất cấp III (soil sub
units).
Phân loại cấp II đất phù sa ở Thuận Thành vận dụng tiêu chuẩn V % và pH KCl.
Khi V% cao hơn 50% và pHKCl > 5 thì xếp vào đất phù sa trung tính ít chua, khi V%
dưới 50% và pHKC < 5 thì xếp vào đất phù sa chua.
- Đất phù sa trung tính ít chua
(1). Đất phù sa trung tính ít chua điển hình – Ph (Hapli Eutric Fluvisols: Fle-h),
diện tích 2.081,78 ha chiếm 17,65% diện tích tự nhiên.
(2). Đất phù sa trung tính ít chua thành phần cơ giới nhẹ – Pa (Areni Eutric
Fluvisols: Fle-a), diện tích 131,25 ha chiếm 1,11% diện tích tự nhiên.
(3). Đất phù sa trung tính ít chua glây sâu– g2 (Endo gleyi Eutric Fluvisols: Fleg2), diện tích 153,25 ha chiếm 1,30% diện tích tự nhiên.
4). Đất phù sa trung tính ít chua có tầng đốm rỉ glây nông – P-rgl (Epi gley
Cambi Eutric Fluvisols: Fle-bgl), diện tích 660,76 ha chiếm 5,60% diện tích tự nhiên.
(5). Đất phù sa trung tính ít chua có tầng đốm rỉ glây sâu – P-rg2 (Endo gleyi
Cambi Eutric Fluvisols: Fle-bg2), diện tích 1.253,13 ha chiếm 10, 63% diện tích tự
nhiên.
(6). Đất phù sa trung tính ít chua có tầng loang lổ sâu: P-12 (Endo Plinthi Eutric
Fluvisols: Fle-p2), diện tích 103,75 ha chiếm 0,88% diện tích tự nhiên.
- Đất phù sa chua
(7). Đất phù sa chua có tầng đốm rỉ sâu: Pc-r2 (Endo Cambi Dystric Fluvisols:
FLd-b2), diện tích 579,77 ha chiếm 4,92% diện tích tự nhiên.



(8). Đất phù sa chua có tầng đốm rỉ glây sâu: Pc-rg2 (Endo gleyi Cambi
Dystric Fluvisols: FLd-bg2), diện tích 184,13ha chiếm 1,56% diện tích tự nhiên.
(9). Đất phù sa chua có tầng đốm rỉ glây nông: Pc-rgl (Epi gley Cambi Dystric
Fluvisols: FLd-bgl), diện tích 275 ha chiếm 2,33% diện tích tự nhiên.
(10). Đất phù sa chua có tầng loang lổ sâu: Pc-12 (Endo Plinthi Dystric
Fluvisols: FLd-p2), diện tích 156,25 ha chiếm 1,33% diện tích tự nhiên.
- Đất phù sa có tầng loang lổ (Plinthic Fluvisols – FLd)
Phân bố ở các bậc thềm cao, do mực nước ngầm sâu, có chứa nhiều sắt, mangan
ở dạng khử, gặp khi lớp đất mặt bị khô hạn sẽ theo nước mao quản rút lên. Tại lớp đất
mặt này do được canh tác thường xuyên nên các mao quản bị cắt đứt, sắt và mangan
được tích tụ lại dưới lớp đế cày, bị oxy hóa tạo thành lớp loang lổ. Đất có quá trình
phân hóa phẫu diện khá rõ rệt, mức độ loang lổ tùy thuộc vào địa hình, chế độ nước và
sự tác động của con người.
Dựa vào độ sâu xuất hiện tầng loang lổ phân loại chi tiết đơn vị này cho bản đồ tỷ
lệ 1/250000 huyện Thuận Thành được chia thành 2 đơn vị đất phụ:
(11). Đất phù sa có tầng loang lổ điển hình: Pl-h (Hapli Plinthic Fluvisol: FLph), diện tích 264,01 ha chiếm 2,24% diện tích tự nhiên.
(12). Đất phù sa có tầng loang lổ glây nông: Pl-fl (Epi Gley Plinthic Fluvisols),
diện tích 112,5 ha chiếm 0,95% diện tích tự nhiên.
* Nhóm đất Glây (Gleysols – GL)
Dựa vào phản ứng dung dịch đất, độ sâu xuất hiện các đặc tính: loang lổ, đốm
rỉ, mức độ ngập nước nhóm đất glây huyện Thuận Thành được chia thành 1 đơn vị đất
cấp II (soil units) và 2 đơn vị đất cấp III (soil subunits).
- Đất Gây chua (Dystric Gleysols: GLd).
(13). Đất glây chua điển hình: GLc-h (Hapli Dystric Gleysols: GLd-h), diện
tích 1.146,76 ha chiếm 9,73% diện tích tự nhiên.
(14). Đất glây chua úng nước mưa mùa hè: GLc-st (Stagni Dystric Gleysols:
GLd-st), diện tích 6,25 ha chiếm 0,05% diện tích tự nhiên.



* Đất xám (Acrisols – AC)
- Đất xám loang lổ (Plinthic Acrisols: Acp)
(15). Đất xám loang lổ bạc màu: Xp-bt (Albi Plinthic Acrisols – Acp-al), diện
tích 343,89 ha chiếm 2,92% diện tích tự nhiên.
(16). Đất xám loang lổ kết von sâu: Xp-fe2 (Endo Ferri Plinthic Acrisols-Acpfe2), diện tích 115,53 ha chiếm 0,98% diện tích tự nhiên.
* Đất loang lổ (Plinthosols – PT)
Dựa vào phản ứng của dung dịch đất, trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 nhóm đất loang
lổ huyện Thuận Thành được chia thành 1 đơn vị đất cấp II (soil units) và 1 đơn vị đất
cấp III (Soil subunits).
(17). Đất loang lổ chua bạc màu: Lc-bt (Albi Dystric Plinthosols: PTd-al), diện
tích 32 ha chiếm 0,27% diện tích tự nhiên.
b. Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt
Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, sông
Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Sông Đuống là
nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Thuận Thành. Sông Đuống có hàm lượng phù sa
nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m 3 nước có 2,8kg phù sa. Lượng phù sa khá lớn
này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ
ven sông của huyện. Đây cũng là con sông cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống
thủy nông Gia Thuận để tưới cho phần lớn diện tích lúa nước trong toàn huyện.
Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ khá dày tạo điều
kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất.
* Nguồn nước ngầm
Theo báo cáo kết quả dự án"Điều tra, đánh giá Tài nguyên nước dưới đất, thành
lập bản đồ địa chất thuỷ văn tỉnh Bắc Ninh tỷ lệ 1/50.000”, huyện Thuận Thành là
vùng có nước ngầm tầng chứa nước rất phong phú, chất lượng nước khá tốt, đặc biệt là
tổng độ khoáng hoá đều nằm trong giới hạn cho phép nước dùng trong ăn uống sinh


hoạt. Giải pháp cấp nước chủ yếu trong vùng này là xây dựng hệ thống cấp nước tập

trung quy mô lớn và nhỏ.
c. Tài nguyên nhân văn
Huyện Thuận Thành là vùng đất cổ hình thành và phát triển sớm từ những năm
thuộc thiên niên kỷ thứ nhất. Với bề dày lịch sử của mình, Thuận Thành là miền quê
của chùa tháp, đền miếu, quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian nổi tiếng.
Các di tích được xếp hạng với các công trình kiến trúc nổi tiếng như: chùa Dâu, chùa
Bút Tháp, thành cổ Luy Lâu, lăng Kinh Dương Vương…Cùng với hệ thống di tích lịch
sử là các lễ hội với các hoạt động văn hóa dân gian giàu tính nhân văn, đậm đà sắc thái
văn hiến Kinh Bắc, đó là các lễ hội chùa Dâu và các lễ hội khác.
Ở Thuận Thành hiện nay có nhiều làng nghề khác nhau, trong đó phải kể đến là
vùng dệt thêu nổi tiếng đôi bờ sông Dâu, cũng là nơi gắn với sự tích Man Nương hay
làng tranh Đông Hồ bên bến Phà Hồ.
Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống
hiếu học và khoa bảng. Hiện nay trên địa bàn huyện có 114 di tích lịch sử văn hóa,
trong đó có 27 di tích được xếp hạng. Nhiều di tích lịch sử quý giá gắn liền với lịch sử
dựng nước và giữ nước.
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân Thuận Thành đã
viết nên trang sử quê hương rạng rỡ, với truyền thống văn hóa đặc sắc lâu đời, gắn liền
với truyền thống kiên cường trong đấu tranh cách mạng. Với tiềm năng cảnh quan và
di tích lịch sử văn hóa, vị trí địa lý nằm cạnh Hà Nội và tam giác du lịch Hà Nội – Hải
Phòng – Hạ Long, có hệ thống giao thông đường bộ phát triển thuận lợi cho việc giao
lưu với các tỉnh nên Thuận Thành có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, ngày nay Đảng bộ và nhân
dân huyện Thuận Thành đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác những
tiềm năng và thế mạnh của địa phương thực hiện mục tiêu"dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ và văn minh"trên địa bàn huyện.
1.1.3. Cảnh quan và môi trường
Thuận Thành là một huyện có diện tích đất đai tuy không rộng, lực lượng lao
động chưa hẳn là đông so với các huyện đồng bằng châu thổ sông Hồng. Song Thuận



Thành có những nguồn lực mạnh mẽ và tiềm năng dồi dào, đó là truyền thống văn hiến
(văn vật và hiền tài). Truyền thống quý báu đó được tạo lập, xây đắp và củng cố qua
trường kỳ lịch sử trong môi trường xã hội và vị trí cảnh quan riêng của huyện Thuận
Thành trong mối gắn kết lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Từ bến phà Hồ nơi có làng tranh Đông Hồ nổi tiếng ngược theo đê sông Đuống
chừng 10km là tới chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ) với nhà Tam quan, gác chuông chùa
Hộ nhà Thiên Hương, nhà Thượng Điện, cầu đá, nhà Tích Thiên An với tòa Cửu
phẩm. Tất cả các công trình đều được xây cất công phu, tài nghệ tinh xảo được thể
hiện ở các đường cong mái uốn mềm mại, các hình trạm khắc, đắp vẽ ở các bộ phận
kiến trúc như gác chuông 2 tầng 8 mái thanh thoát.
Tuy nhiên, những năm gần đây, cảnh quan cục bộ từng khu vực bị xâm hại.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ở một số khu vực gần các cơ sở
chế biến, khu dân cư và hệ sinh thái đồng ruộng ít nhiều đã bị ô nhiễm do hoạt động
của con người.
Trong thời gian tới, cùng với việc khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để
phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo lại cảnh quan, môi
trường như chuyển dần sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
ngăn ngừa, hạn chế sự suy thoái môi trường.
1.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
+ Huyện Thuận Thành có vị trí địa lý khá thuận lợi, gần trung tâm thành phố
Bắc Ninh, đặc biệt là tiếp giáp với thủ đô Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao
lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.
+ Đất đai có địa hình bằng phẳng, chất lượng tốt, có tiềm năng phát triển sản
xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng chuyên canh
cây trồng như: hoa, cây cảnh, cây lương thực, cây rau màu ngắn ngày…
+ Điều kiện phát triển du lịch, lễ hội thuận lợi do có nhiều di tích, danh thắng
như làng tranh Đông Hồ, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, thành cổ Luy Lâu, lăng Kinh
Dương Vương…



+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc tạo thuận lợi trong quá trình hình thành đồng
bằng phù sa màu mỡ và cung cấp nước tưới cho toàn huyện.
- Khó khăn:
+ Do lượng mưa phân bố không đều trong năm, làm cho tình trạng úng ngập,
hạn hán cục bộ vẫn thường xảy ra ở một số nơi trong địa bàn huyện. Gây khó khăn cho
sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, đi lại và vận chuyển hàng
hóa của nhân dân.
+ Các nguồn tài nguyên (nhất là tài nguyên đất, nước) chưa được khảo sát đánh
giá đầy đủ đã hạn chế phần nào đến khả năng khai thác sử dụng.
+ Trong những năm qua quy mô và tốc độ đô thị hóa của huyện còn chậm.
Tương lai nếu có định hướng đúng và chính sách phù hợp thì địa phương sẽ phát huy
được tiềm năng và thế mạnh của một huyện nằm trong vùng kinh tế phát triển.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp, dịch
vụ thương mại và nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện có xu hướng từng bước giảm
dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, từng bước nâng cao giá trị thu nhập ngành công
nghiệp và dịch vụ thương mại, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển
nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2015 ước đạt 3.855,732 tỷ đồng (giá 2010)
tăng 1.564,544 tỷ đồng so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%.
Trong đó, tăng trưởng khu vực nông lâm thủy sản đạt 01% (mục tiêu đề ra là
3,4%), khu vực công nghiệp-xây dựng đạt 16,4%, khu vực dịch vụ đạt 12,8% (mục
tiêu đề ra là 13,6%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chuyển mạnh từ nông
nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, đến hết năm 2015, nông nghiệp 19,82%, công
nghiệp- xây dựng 42,99%, dịch vụ 40% so với năm 2010 nông nghiệp 31,8%, công
nghiệp- xây dựng 33,9%, thương mại-dịch vụ 37,19%. Thu nhập bình quân đầu

người tăng từ 15,6 triệu đồng năm 2010 lên 30 triệu đồng năm 2015. (Nguồn: Báo
cáo chính trị khóa XXII của Đảng bộ huyện Thuận Thành)
1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp


Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá 2010) tăng từ 1.202,926 tỷ đồng năm
2010 lên 1.244,638 tỷ đồng năm 2015. Giá trị sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy
sản từ 74,2 triệu đồng/ha năm 2010 lên 90,8 triệu đồng/ha năm 2015.
Thuận Thành đã tập trung đạo hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, lập quy hoạch
sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh
theo hướng sản xuất hàng hoá. Diện tích gieo trồng hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch.
Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống lúa thay đổi rõ rệt, các giống lúa hàng hoá có năng suất và
chất lượng cao được đưa vào gieo cấy ở cả hai vụ. Khuyến khích đưa các cây chủ lực, có
giá trị kinh tế cao vào gieo trồng vụ đông.
Phát triển chăn nuôi tập trung, từng bước đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, gắn
phát triển chăn nuôi với thâm canh thủy sản theo mô hình trang trại, mô hình VAC kết
hợp với các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tích cực chỉ đạo có hiệu quả việc
cải tạo và sử dụng đất bãi sau khi xóa bỏ lò gạch thủ công để phát triển chăn nuôi, thủy
sản. Quy mô chăn nuôi, thủy sản hàng hoá tập trung tại các trang trại phát triển cả về
sản lượng, sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất
nông nghiệp tăng từ 48% năm 2010 lên 51% năm 2015 (mục tiêu đề ra là 60%). Giá trị
sản xuất thủy sản tăng từ 104,659 tỷ đồng năm 2010 lên 118,417 tỷ đồng năm 2015.
* Khu vực kinh tế công nghiệp:
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều
khó khăn, sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh phải
ngừng hoạt động, nhưng huyện Thuận Thành đã tập trung chỉ đạo khắc phục khó khăn,
thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ, khuyến khích phát triển nên sản xuất công
nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển góp phần tích cực vào tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Giá trị sản

xuất công nghiệp năm 2010 là 1.595 tỷ đồng đến năm 2015 là 4.417,460 tỷ đồng; tốc
độ tăng bình quân là 22,6%/năm.

Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế các ngành qua một số năm
của huyện Thuận Thành
(Đơn vị tính: %)
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm


Ngành

2010

2011

2012

2013

2014


2015

Khu vực nông, lâm nghiệp thủy 31,78
sản

30,46

26,37

22,93

21,50

19,82

Khu vực công nghiệp -xây dựng

33,88

32,73

37,38

41,15

41,91

42,99


Khu vực dịch vụ- thương mại

34,33

36,81

36,25

35,92

36,59

37,19

100

100

100

100

100

100

Tổng

Nguồn: (Báo cáo chính trị huyện ủy, 2015)
* Khu vực kinh tế dịch vụ:

Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển, nhiều cơ sở thương mại dịch
vụ được hình thành; mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục được quy hoạch, xây dựng mở
rộng; các chợ truyền thống được quan tâm cải tạo, nâng cấp. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tăng bình quân giai đoạn 2010-2015 là 15%.
(Đơn vị tính: %)

Hình 4.1: Sự thay đổi cơ cấu kinh tế tại huyện Thuận Thành
1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập địa bàn nghiên cứu
1.2.3.1 Dân số
Dân số huyện Thuận Thành tính đến năm 2015 là 157.220 người, mật độ dân số
khá cao, đạt 1.281 người/km2 (mật độ dân số trung bình của cả tỉnh Bắc Ninh khoảng
1.226 người/km2, của vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 910 người/km 2 và cả nước
250 người/km2).
1.2.3.2 Lao động việc làm


Lao động của huyện Thuận Thành đến năm 2014 tổng số lao động đang làm
việc trong các ngành kinh tế là 85.200 người, chiếm 54,2% dân số.
Trong cơ cấu lao động huyện Thuận Thành, lao động trong ngành nông nghiệp còn
chiếm tỷ trọng cao, năm 2005 chiếm 63,7% tổng số lao động có việc làm trong các ngành
kinh tế quốc dân, đến năm 2009 giảm xuống còn 58,6%, đến năm 2014 giảm xuống còn
51,2%. Lao động khu vực công nghiệp của Thuận Thành năm 2005 là 13.100 người
chiếm 16,35% tổng số lao động có việc làm, đến năm 2010 tăng lên 16.000 người chiếm
17,5% lao động có việc. Lao động khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần do quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển một phần đất nông nghiệp sang phát triển đô thị,
công nghiệp, dịch vụ và việc giải quyết việc làm cho những người lao động ở khu vực
nông nghiệp không có việc làm do thiếu đất nông nghiệp đang là vấn đề khó khăn, phức
tạp.
1.4 Nhận xét chung
1.4.1 Những thuận lợi

Thuận Thành có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế-văn hoá-xã
hội với các huyện trong tỉnh và thủ đô Hà Nội, các tỉnh trong cả nước và Quốc tế. Các
tuyến quốc lộ QL38; QL17, TL.283 tạo điều kiện liên kết và thuận lợi để phát triển
thành trung tâm của vùng.
Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện thích hợp với nhiều loại cây trồng,
vật nuôi, đặc biệt là phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như rau cao cấp, lúa
có năng suất cao, thực phẩm tươi sống đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện và
cung cấp cho thị trường bên ngoài. Bên cạnh đó, Thuận Thành cũng rất thuận lợi cho
việc phát triển công nghiệp và đô thị. Ngoài 2 khu công nghiệp tập trung Thuận Thành
còn có khu đô thị Khai Sơn, Bắc Hà, khu đô thị sinh thái Hồng Hạc với quy mô trên
200 ha.
Thuận Thành có nguồn nhân lực dồi dào, đã thu hút và phát triển một số cơ sở
đào tạo như: Trường đại học hậu cần, kỹ thuật Bộ công an, Trung tâm đào tạo nghề và
xuất khẩu lao động quốc tế AIC, Trường trung cấp nghề và thủ công mỹ nghệ Thuận
Thành và một số cơ sở đào tạo khác; Thuận Thành đã bước đầu thu hút đầu tư các khu
công nghiệp và đô thị và đã có quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống tại địa
phương tạo ra nền tảng vững chắc để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa theo chủ trương của Đảng ta.
Thuận Thành có di tích lịch sử văn hóa đậm đặc, nhiều di tích mang tầm quốc
gia như Luy lâu, chùa Dâu, chùa Bút tháp, lăng và đền thờ Kinh Dương Vương...tạo
lợi thế đặc biệt cho Thuận Thành phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và sinh thái.
1.4.2 Những khó khăn


Hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là mạng lưới giao
thông, điện, nước, dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển chưa tương xứng với điều
kiện hiện có.
Nền kinh tế tuy đã đạt được mức tăng trưởng khá nhưng chưa bền vững, chưa
có sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ chưa cao; quy mô sản xuất
của các ngành kinh tế còn nhỏ lẻ, tích lũy nội bộ thấp, thiếu vốn cho đầu tư phát triển.

Công nghiệp bước đầu đạt mức tăng trưởng khá song chưa tạo ra bước đột phá cho nền
kinh tế của địa phương, chưa có cơ sở công nghiệp then chốt mang tính nền tảng, xúc tiến
và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp còn chậm.
Thuận Thành là huyện có mật độ dân số tương đối cao, đời sống dân cư còn
nhiều khó khăn, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, tồn tại một số vấn đề xã hội gắn
với quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp bị thu hẹp, đào tạo và chuyển đổi nghề
nghiệp cho người dân gặp nhiều khó khăn...
1.5 Hiện trạng sử dụng đất
Theo kết quả thống kê năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thuận Thành
là: 11783,40 ha.
Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 7807,45 ha chiếm 66,26%, tăng 554,53 ha so với thời điểm
01/01/2014;
- Đất phi nông nghiệp: 3.951,84 ha chiếm 33,54%, giảm 525,08 ha so với thời
điểm 01/01/2014;
- Đất chưa sử dụng: 24,12 ha, chiếm 0,20 % so với diện tích đất tự nhiên.
Cơ cấu và hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Thành thể hiện trong bảng 3.1.
- Đất nông nghiệp là loại đất chính trong toàn bộ diện tích của huyện chiếm
66,26%, diện tích tự nhiên. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn với
92,14% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đây là nhóm đất có ý nghĩa đối với sự phát
triển sản xuất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp chiếm 33,54% tổng diện tích đất tự nhiên tập trung đất
vào phát triển cơ hạ tầng và đáp ứng như cầu ở. Trong đó, đất chuyên dùng là chủ yếu,
chiếm 47,80% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế, diện
tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng nên gây sức ép đến vấn đề sử dụng đất nông
nghiệp.
- Đất chưa sử dụng với diện tích là 24,12 ha, chiếm 0,20% diện tích đất tự


nhiên. Trong đó, đất bằng chưa sử dụng là chủ yếu chiếm 100% tổng diện tích đất

chưa sử dụng. Quỹ đất chưa sử dụng có ý nghĩa lớn trong việc cân bằng nhu cầu sử
dụng đất đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Bảng 1.5.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Thành năm 2015
TT

Mục đích sử dụng đất



Diện tích

Cơ cấu (%)

(ha)
(1)

(2)

1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.1.1
2.1.2

2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.3

Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
Đất có mục đích công cộng
nghiệp
Đất tôn giáo,


2.4
2.5
2.6
3
3.1.
bằng

tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, Tang lễ, hỏa
Đất
tángsông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác

(3)

(4)

NNP
SXN
CHN
LUA
HNK
CLN
NTS
NKH
PNN
OTC
ONT
ODT
CDG

CTS
CQP
CAN
CSK
CCC
TON

11783,40
7807,45
7193,77
7036,40
6270,57
765,82
157,37
593,80
19,88
3951,84
1424,05
1324,75
99,3
1889,09
13,72
5,88
27,55
342,55
1403,5
36,62

(5)
100

66,26
92,14
90,12
80,32
9,81
2,02
7,61
0,25
33,54
36,04
33,52
2,51
47,80
0,35
0,15
0,70
8,67
35,52
0,93

TIN
17,05
NTD
106,18
0,43
SMN
139,25
2,69
PNK
0,15

3,52
CSD
24,12
0,20
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
24,12
0,20
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thuận Thành, 2015)


a. Đất nông nghiệp:
Tính tới ngày 31/12/2015, đất nông nghiệp của huyện Thuận Thành 7807,45 ha, chiếm
66,26% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó các loại đất chính phân bổ như sau:
- Đất trồng lúa: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 là 6270,57ha, chiếm
80,32% diện tích đất nông nghiệp, được phân bố ở các xã: xã Thị Trấn Hồ, xã Thanh
Khương, xã Đình Tổ,xã Trạm Lộ,xã Hoài Thượng, xã Đại Đồng Thành, xã Song Hồ,
xã Mão Điền, xã Hà Mãn, xã Xuân Lâm, xã Song Liễu, xã Trí Qủa, xã Ngũ Thái, xã
An Bình, xã Gia Đông, xã Ninh Xá, xã Nghĩa Đạo, xã Nguyệt Đức.
- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 là 765,82ha
, chiếm 9,81% diện tích đất nông nghiệp, phân bố hầu hết ở các xã: Thị Trấn Hồ, xã
Thanh Khương, xã Đình Tổ,xã Trạm Lộ,xã Hoài Thượng, xã Đại Đồng Thành, xã
Song Hồ, xã Mão Điền, xã Hà Mãn, xã Xuân Lâm, xã Song Liễu, xã Trí Qủa, xã Ngũ
Thái, xã An Bình, xã Gia Đông, xã Ninh Xá, xã Nghĩa Đạo, xã Nguyệt Đức.
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 là 157,37 ha, chiếm
2,02% diện tích đất nông nghiệp, phân bố hầu hết ở các xã.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 có 593,80ha,
chiếm 7,61% diện tích đất nông nghiệp, loại đất này phân bố tập trung chủ yếu tại các
xã: xã Đình Tổ,xã Trạm Lộ, xã An Bình, xã Gia Đông, xã Nghĩa Đạo.

- Đất nông nghiệp khác: Diện tích hiện trạng năm 2015 có 19,88ha, chiếm
0,25% diện tích đất nông nghiệp, phân bố hầu hết tại tất cả các xã.
b. Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp hiện trạng năm 2015 có 3951,84ha, chiếm
33,54% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó các loại đất chính phân bổ như sau:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích đất hiện trạng năm 2015
là 13,72ha, chiếm 0,35% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất quốc phòng: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 là 5,88ha, chiếm
0,15% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất an ninh: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 là 27,55ha, chiếm 0,70%
diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 là
342,55ha, chiếm 8,67% diện tích đất phi nông nghiệp được phân bố ở các xã, phường.
- Đất có mục đích công cộng: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 là
1403,5ha, chiếm 35,52% diện tích đất phi nông nghiệp.


- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 là 53,67 ha,
chiếm 0,93% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 là 106,18ha,
chiếm 0,43% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng: Diện tích đất hiện trạng năm 2015
là 139,25ha, chiếm 2,69% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất ở nông thôn: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 là 1324,75ha, chiếm
33,52% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất ở đô thị: Diện tích đất hiện trạng năm 2015 là 99,3ha, chiếm 2,51% diện
tích đất phi nông nghiệp.
c. Đất chưa sử dụng
Diện tích hiện trạng đất chưa sử dụng là 24,12ha, chiếm 0,20% tổng diện tích
đất tự nhiên, được phân bố rải rác ở các xã, phường trong thị xã. Trong đó:

- Đất bằng chưa sử dụng: Diện tích hiện trạng đất năm 2015 là 24,12 ha, chiếm
0,20% tổng diện tích đất tự nhiên.
d. Đất đô thị
Diện tích 511,37ha của Thị Trấn Hồ chiếm 4,34% tổng diện tích đất tự nhiên
của huyện. Trong đó:
-Đất nông nghiệp: 216,6 ha, chiếm 42,36% tổng diện tích đất đô thị.
- Đất phi nông nghiệp: 289,49ha, chiếm 56,61% tổng diện tích đất đô thị.
- Đất chưa sử dụng: 24,12ha, chiếm 4,71% tổng diện tích đất đô thị.
Tỷ lệ sử dụng đất đô thị trên cho thấy, tỷ lệ đất phi nông nghiệp, đất cơ sở hạ
tầng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã phát triển.Tuy nhiên trong
tương lai cần có sự điều chỉnh về nhu cầu sử dụng đất để chỉnh trang đô thị, tạo
động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội.
đ. Đất khu dân cư nông thôn
Đất khu dân cư nông thôn có diện tích là 11272,03ha (bao gồm tổng diện tích
đất tự nhiên của 17 xã), chiếm 95,66% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong
đó:
- Đất nông nghiệp: có diện tích là 7590,85 ha, chiếm 67,34% tổng diện tích
đất khu dân cư nông thôn. Đất nông nghiệp trong các khu dân cư chủ yếu là đất


trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng
thủy sản, đất nông nghiệp khác.
- Đất phi nông nghiệp: có diện tích là 3662,35 ha, chiếm 32,49% tổng diện
tích đất khu dân cư nông thôn. Đất phi nông nghiệp trong các khu dân cư nhìn
chung đã đáp ứng đủ cho nhu cầu đất ở, đất xây dựng các công trình hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội hiện tại nhưng trong tương lai do phát triển dân số và nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội nhu cầu đất ở mới, đất cơ sở hạ tầng mới là nhu cầu tất
yếu do vậy đất nông nghiệp trong khu dân cư vẫn tiếp tục giảm và diện tích đất khu
dân cư mới cũng sẽ được mở rộng lấy vào diện tích đất nằm ngoài khu dân cư hiện
có.

- Đất chưa sử dụng: có diện tích là 18,84 ha, chiếm 0,17% tổng diện tích đất
khu dân cư nông thôn.
1.5.1 Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất năm 2010-2015
Bảng 1.5.1: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất
Năm 2015 so với năm 2014 và năm 2010

Thứ
tự

(1)
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

(2)
Tổng diện tích đất của
ĐVHC (1+2+3)
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa

Đất trồng cây hàng năm
khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng



(3)
NNP
SXN
CHN
LUA
HNK
CLN
LNP
RSX
RPH
RDD

Diện tích So với năm 2014
Tăng
năm
Diện
(+)
2015
tích năm
giảm

2014
(-)
(6) =
(4) (4)
(5)
(5)

Đơn vị tính d
tích:ha
So với năm 2010
G
Diện
Tăng
c
tích năm
(+)
2010
giảm (-)

(7)

(8) = (4)
- (7)
-7,61
457,12
368,71
236,37
126,83
109,53
132,34


11783,40
7807,45
7193,77
7036,40
6270,57

11783,40
7809,69
7195,88
7038,50
6272,59

-2,24
-2,11
-2,10
-2,02

11791,01
7350,33
6825,06
6800,03
6143,74

765,82
157,37

765,90
157,38


-0,08
-0,01

656,29
25,03

(


1.3 Đất nuôi trồng thủy sản
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
3

3.1
3.2
3.3

NTS
LM
U
NKH
PNN
OCT
ONT
ODT
CDG
TSC
CQP
CAN

593,79

593,92

-0,13

441,38

152,41

Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
19,88

19,88
83,89
-64,01
Đất phi nông nghiệp
3951,84 3949,54
2,30
4379,05 -427,21
Đất ở
1424,05 1423,74
0,31
1316,65 107,40
Đất ở tại nông thôn
1324,75 1324,50
0,25
1248,62
76,13
Đất ở tại đô thị
99,30
99,24
0,06
68,03
31,27
Đất chuyên dùng
1889,09
1887,05
2,04
2226,57 -337,48
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
13,72
13,72

32,05
-18,33
Đất quốc phòng
5,88
5,88
1,67
4,21
Đất an ninh
27,55
27,55
26,90
0,65
Đất xây dựng công trình sự
nghiệp
DSN
95,88
93,48
2,40
75,39
20,49
Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp
CSK
342,55
342,55
496,30
-153,75
Đất có mục đích công cộng
CCC 1403,50 1403,86
-0,36

1594,26 -190,76
Đất cơ sở tôn giáo
TON
36,62
36,62
20,77
15,85
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
17,05
17,05
15,54
1,51
Đất làm nghĩa trang, nghĩa
địa, nhà tang lễ, NHT
NTD
106,18
106,18
132,90
-26,72
Đất sông, ngòi, kênh, rạch,
suối
SON
339,60
339,60
371,29
-31,69
Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 139,25
139,30
-0,05

295,18
-155,93
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
0,15
-0,15
Đất chưa sử dụng
CSD
24,12
24,18
-0,06
61,63
-37,51
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
24,12
24,18
-0,06
61,63
-37,51
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
Núi đá không có rừng cây
NCS
( Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Thuận Thành, 2015 )
3.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng
đất
Quá trình sử dụng đất của huyện Thuận Thành nhìn chung diễn biến theo chiều
hướng tích cực. Diện tích đất nông nghiệp tuy giảm do đầu tư vào xây dựng hạ tầng,
khu đô thị và khu dân cư, tuy nhiên với chính sách hợp lý trong công tác khuyến khích

khai hoang, cải tạo đất, do vậy diện tích đất nông nghiệp và môi trường sinh thái vẫn
được đảm bảo, cải thiện.
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tăng đáng kể, năng suất các loại cây trồng,
vật nuôi và giá trị sản phẩm đều tăng, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực tại chỗ cho nhân
dân. Từ năm 2010-2014, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng từ 166,25 lên 225,07 tỷ;
giá trị ngành chăn nuôi tăng từ 102,15 tỷ lên 187,53 tỷ.


Các loại đất phi nông nghiệp tăng đáng kể đã góp phần làm cho diện mạo của
các khu dân cư ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công
trình phúc lợi công cộng ngày càng hoàn thiện,... một số khu, cụm công nghiệp đã
hình thành và tiếp tục mở rộng góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, thu hút
lượng lao động lớn dự thừa ở nông thôn; Quản lý đất ngày càng nghiêm ngặt, có quy
củ và hiệu quả hơn.
Người dân sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học gây tác động
xấu đến môi trường đất. Cần sử dụng phân vi sinh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
Nhiều khu dân cư có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường do tập quán sinh hoạt của
người dân đã được cải thiện, các chất thải được tổ chức thu gom và bước đầu xử lý có
hiệu quả tại các điểm tập kết tam thời. Hệ thống cấp, thoát nước trong khu dân cư dần
xuống cấp, chưa đồng bộ với cơ sở hạ tầng, kỹ thuật khác, nguồn nước thải k qua xử lý
xả thẳng vào sông ngòi, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.
Trong thời gian tới cần quản lý và kiểm tra thường xuyên các khu đô thị, khu và
cụm công nghiệp, các khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp sử dụng nhiều phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật. Chống thoái hóa đất, chống ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bụi
khí; Giải quyết tốt môi trường đô thị, khu và cụm công nghiệp tập trung, các cơ sở sản
xuất kinh doanh,...
Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của 3 nhóm đất chính cũng như các loại đất
khác trong huyện cho thấy trong những năm gần đây, việc sử dụng đất trên địa bàn đã
theo xu hướng tích cực và ngày càng hợp lý, quỹ đất được sử dụng, khai thác triệt để.

Quá trình phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo việc
thay đổi rất lớn trong bố trí sử dụng các loại đất. Diện tích đất nông nghiệp chuyển
một phần để xây dựng phát triển đô thị, các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp tập
trung và xây dựng kết cấu hạ tầng,.. nhưng năng suất của các loại cây trồng, vật nuôi
và giá trị sản phẩm trên 1ha canh tác đều tăng (49 triệu đồng/ha năm 2010 và đạt 53
triệu đồng/ha năm 2014).
Đến nay đã có 99,48% diện tích đất tự nhiên được đưa vào sử dụng cho các mục
đích dân sinh kinh tế, quỹ đất chưa sử dụng còn lại không đáng kể chỉ chiếm 0,52%. Đất
sản xuất nông nghiệp đã được giao ổn định đến người dân cùng với các chính sách đẩy


mạnh hàng hóa đã làm cho người nông dân năng động hơn, bố trí cơ cấu cây trồng hợp
lý, phát triển nhiều loại hình kinh tế giá trị cao.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng do việc chuyển đổi diện tích
đất trồng lúa kém hiệu quả, vùng trũng tận dụng diện tích bãi làm trang trại kết hợp.
Quỹ đất xây dựng hạ tầng, đô thị và công trình công cộng không ngừng tăng
làm thay đổi bộ mặt của huyện, phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi góp phần nâng
cao chất lượng dịch vụ vận chuyển giao lưu giữa các vùng trong và ngoài huyện.
3.2.2. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại cấp
huyện
Hàng năm phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí
hoạt động sự nghiệp tài nguyên môi trường để tổ chức các ngày lễ hưởng ứng.
Thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài phục vụ cho việc phát triển công
nghiệp, dịch vụ - thương mại, xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.
Triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu về khoa học môi
trường, đặc biệt là các công nghệ xử lý rác thải, phòng chống khắc phục ô nhiễm, suy
thoái môi trường, xây dựng các đề án bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các chỉ tiêu, tiêu chuẩn môi trường trong việc
lựa chọn công nghệ, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, xây dựng và vận hành các dự án xử lý
chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

Bên cạnh các hình thức tự nguyện, tăng cường chế tài bắt buộc áp dụng công
nghệ sản xuất sạch và đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải đối với các dự án công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
3.2.3. Những tồn tại trong việc sử dụng đất
Trong những năm qua, trong quá trình sử dụng đất vẫn còn nhiều tồn tại bất
cập, cụ thể như sau
Tổng quỹ đất tự nhiên vẫn chưa được khai thác triệt để, vẫn còn 61,17 ha diện
tích đất chưa sử dụng. Phần diện tích này cần được tiếp tục khai thác trong giai đoạn
tới.


Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không theo quy hoạch vẫn xảy ra;
Sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến. Trong sản xuất nông nghiệp vẫn thiếu
các giải pháp đồng bộ như chưa giải quyết tốt giữa khai thác sử dụng với cải tạo đất,
giữa sản xuất với tiêu thụ và chế biến sản phẩm, giữa mục đích kinh tế với bảo vệ môi
trường sinh thái,... đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả sử dụng đất.
Diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp do nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội để xây dựng cơ sở hạ tầng, khu cụm công nghiệp, dịch vụ và xây dựng kết cấu hạ
tầng phát triển khu dân cư mới.
Quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế, phát triển tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ đô thị,... chưa được khai thác sử dụng hiệu quả. Một số công trình, dự
án đã được giao đất nhưng tiến độ triển khai còn chậm, hoặc chưa được thực hiện, gây
lãng phí nguồn tài nguyên đất.
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1. Cơ sở pháp lý của công tác đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận)

2.1.1Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận từ
khi thực hiện Luật đất đai năm 2003
- Luật đất đai năm 2003 – Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003;

- Luật đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 thi hành Luật đất đai;
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 106/2010/TT-BTC ngày 26/07/2010 hướng dẫn lệ phí cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 quy định bổ sung về Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (có
hiệu lực từ ngày 10/12/2010).


2.1.2. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận
từ khi thực hiện Luật đất đai năm 2013
- Luật đất đai năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật đất đai (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2014);
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Có hiệu
lực từ ngày 05/07/2014);
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định về hồ sơ địa chính
(Có hiệu lực từ ngày 05/07/2014);

2.1.3. Sự khác nhau giữa Luật đất đai 2003 và Luật đất đai 2013 liên quan đến
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất
- GCN và nguyên tắc cấp GCN (Điều 97,98):

Quy định này cơ bản giữ như hiện hành, tuy nhiên có sửa đổi 2 điểm:
+ Nguyên tắc cấp GCN theo thửa: trường hợp sử dụng nhiều thửa đất được cấp
chung một GCN nếu có nhu cầu được áp dụng đối với tất cả các loại đất nông nghiệp
tại cùng một xã, phường, thị trấn.
+ Thửa đất có nhiều người chung quyền thì GCN phải ghi đầy đủ tên của những
người đó.
- Về các trường hợp sử dụng đất được cấp GCN (Điều 99-102):
+ Cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có
giấy tờ (Điều 100): bỏ điều kiện không tranh chấp đối với trường hợp có giấy tờ; có
tên trong sổ đăng ký, sổ địa chính: là sổ lập trước ngày 15/10/1993; thêm các giấy tờ
khác do Chính Phủ quy định.
+ Cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất
không có giấy tờ (Điều 101): giao cho Chính Phủ quy định chi tiết cho thống nhất.
+ Cấp GCN cho tổ chức đang sử dụng đất (Điều 102): cơ bản như hiện hành;
giao cho Chính Phủ quy định chi tiết.
+ Cấp GCN cho cơ sở tôn giáo sửa đổi theo hướng: bỏ 2 điều kiện: có văn bản
đề nghị của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo; có xác nhận của UBND cấp xã về nhu
cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo; bổ sung điều kiện không tranh chấp.


- Thẩm quyền cấp GCN (Điều 105):
+ Bỏ điều kiện UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho Sở TN&MT cấp GCN;
+ Bổ sung quy định Cơ quan TN&MT có thẩm quyền cấp GCN đối với trường
hợp đã có GCN mà thực hiện các quyền hoặc cấp đổi, cấp lại GCN.
- Đính chính, thu hồi GCN đã cấp (Điều 106):
+ Các trường hợp đính chính: Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân
hoặc nhân thân, địa chỉ của người được cấp GCN; sai sót thông tin về thửa đất, tài sản
gắn liền với đất so với hồ sơ đăng ký đã xét duyệt.
+ Các trường hợp thu hồi GCN: Nhà nước thu hồi đất; cấp đổi GCN; đăng ký
biến động đất mà phải cấp mới GCN; cấp không đúng thẩm quyền, không đủ điều

kiện, không đúng đối tượng, vị trí, diện tích đất, mục đích, thời hạn hoặc nguồn gốc sử
dụng theo quy định của pháp Luật đất đai;
+ Cơ quan thẩm quyền đính chính, thu hồi: là cơ quan thẩm quyền cấp GCN;
+ Bổ sung quy định không thu hồi GCN đã cấp trái pháp luật trong trường hợp
người được cấp GCN đó đã thực hiện chuyển quyền theo quy định của pháp luật về đất
đai.
2.2. Quy trình thực hiện đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận

2.2.1. Quy trình cấp GCN theo Luật đất đai 2013
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền
với đất, cấp GCN thì UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các
công việc như sau:
a. Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội
dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất
đai 2013 và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời
điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng sự phù hợp với quy hoạch.
Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn
liền với đất với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ theo quy định
thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây
dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải
cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc
công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt
động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
b. Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc
trên, UBND cấp xã phải thông báo cho VPĐKĐĐ thực hiện trích đo địa chính thửa đất
hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);



×