Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Địa hình việt nam và các dạng bài tập trong thi học sinh giỏi quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.9 KB, 16 trang )

ĐỊA HÌNH VIỆT NAM VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP
TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1. Địa hình đồi núi là chủ yếu trong đó phần lớn là đồi núi thấp:
- Đồi núi chiếm 3/4S, còn đồng bằng chỉ chiếm 1/4S.
- Ngay trong kv đồng bằng còn có nhiều núi sót:
- ở ngoài khơi đồi núi còn nhô lên mặt biển làm thành các đảo và quần đảo
- Tuy nhiên chủ yếu là đồi núi thấp: Đồi núi thấp chiếm 60%S,
địa hình dưới 1000m chiếm 85%S, địa hình cao trên 2000m chỉ 1%S
2. Cấu trúc địa hình đa dạng:
* Hệ thống núi VN già, được tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại và có tính phân bậc
- Có sự kế thừa của cổ kiến tạo.
+ Nham thạch cấu tạo chủ yếu của đồi núi là các đá tuổi cổ hình thành trong thời kì cổ
kiến tạo và tiền Cambri
+ Hướng núi, sông ngòi thường trùng với hướng của các đứt gãy cổ kiến tạo. VD?
- Vận động tân kiến tạo làm địa hình trẻ lại: Đã làm thay đổi thế địa hình: như nâng cao
những vùng núi, nền móng cũ. Sông suối đã cắt xẻ sâu các bán bình nguyên cổ tạo nên
những khe sâu và sườn núi dốc đứng hiện nay.
Do đó núi VN không phải là núi uồn nếp trẻ hình thành do vận động tân kiến tạo mà chủ
yếu là do sự cắt sẻ bề mặt các bán bình nguyên cổ
- Địa hình có tính phân bậc là do ảnh hưởng của các 6 pha nâng lên và xen kẽ là các pha
yên tĩnh trong tân kiến tạo ( bậc càng cao thì tuổi càng già).
Các bậc chính:
Bậc địa hình
2100-2200m
1500- 1800m
1000- 1400m
600- 900m
200- 600m
25- 100m
Dưới 15m



Phân bố chủ yếu
HLS
Đồng Văn, Bắc Hà, Sa Pa, Đà Lạt
vùng núi phía Bắc, Trường Sơn và Tây Nguyên.
ở vùng núi thấp phía Bắc, cao nguyên Kom Tum, Plâycu, Đắc Lắc.
Chủ yếu đồi thấp có diện tích lớn nhất, tập trung ở vùng trung du Bắc
bộ, đồi thấp chân núi ở Trung bộ, Nam Tây Nguyên.
phần lớn là các thềm phù sa cổ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ.
là các thềm sông, thềm biển

* Địa hình có xu thế thấp dần ra biển thể hiện:


- Tất cả các dòng chảy đều đổ ra biển Đông trừ sông Kì Cùng, Bằng Giang đổ sang
sông Tây Giang(TQ), các sông ở Tây Nguyên(Xêxan, Srêpốc) - các sông này chiếm
diện tích không nhiều.
- Chính xu thế thấp dần ra biển đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập và ảnh hưởng của biển
vào đất liền.
* Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
- Hướng TB- ĐN: Thể hiện rõ từ hữu ngạn sông Hồng- D. Bạch Mã: Các dãy núi hướng
TB- ĐN điển hình là: Con voi, Hoàng Liên Sơn, dải cao nguyên từ Tà Phìn – Mộc
châu, dãy Trường Sơn Bắc. Do đây là hướng chính của các địa máng và đứt gãy lớn như
đứt gãy Sông Hồng, Sông Đà…
- Hướng vòng cung: Là hướng của các dãy núi bao quanh các khối kết tinh cổ như khối
thượng sông chảy, khối Kontum.
+ ở vùng núi Đông bắc Bắc bộ có các dãy hình cánh cung hướng lồi ra biển bao quanh
khối vòm sông chảy và quy tụ ở Tam Đảo và thấp dần ra phía biển gồm: Cánh cung
sông gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều do đó các thung lũng ở đay có hình dạng
nan quạt.

+ Phía Nam là Trường Sơn Nam là một cánh cung khổng lồ bao quanh khối cổ Kon
Tum.
3. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
* Có sự xâm thực mạnh ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng:
- ở vùng núi:
+ Trên sườn núi dốc mất lớp phủ tv địa hình bị cắt xẻ mạnh, đất đia bị xói mòn trơ sỏi
đá, mùa mưa lớn thường xảy ra lũ quét, lũ ống.
+ Các vùng núi đá vôi bị nước mưa hoà tan tạo nên hững hang động lớn và các suối
ngầm.
+ Vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng đất trượt, sụt lở đất đá.
+ Tại các thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen lẫn thung lũng.
- ở vùng đồng bằng: Có sự mở mang nhanh chóng đồng bằng hạ lưu sông. VD? Phía đb
SH và TN đb SCL.
* Địa hình được che phủ bởi lớp vỏ phong hoá dày, co nơi tới chục mét. Vỏ phong hoá
có đặc điểm thấm nước, vụn bở, dễ phá huỷ
4. Địa hình chịu tác động mạnh của con người.


- Miền núi: Hoạt động của con người như khai thác tài nguyên, đốit nương làm rẫy ->
đẩy nhanh tốc độ bóc mòn 0.3mm/năm.
- ở đồng bằng: Xuất hiện địa hình nhân văn: đê, kênh rạch….
II. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH Ở VIỆT NAM
Thể hiện tính chất phân hoá và đa dạng: Mỗi khu vực có những nét nổi bật về cấu trúc
và kiến tạo địa hình như hướng, độ cao, độ dốc, tính chất của đá…
1. Khu vực đồi núi.
a. Địa hình núi chia thành 4 vùng:
* Vùng núi Đông Bắc:
- Phạm vi: Từ tả ngạn sông Hồng đến ven biển QN, phía Bắc giáp TQ, phía Nam giáp
ĐBSH.
- Hướng nghiên:

- Hướng núi: Vùng này nổi bật với những cánh cung lớn uốn quanh khối núi đá kết tinh
cổ thượng nguồn sông chảy, các cánh cung mở rộng về phía bắc và quy tụ ở Tam Đảo,
gồm….
Kèm theo là hướng vòng cung của các sông…
- Về độ cao, độ dốc
+ Là vùng đồi núi thấp. Do ảnh hưởng của tân kiến tạo, khu vực này được nâng lên với
mức độ trung bình.
+ Độ dốc từ nghiêng từ TB- ĐN, phía TB và phía B là những đỉnh núi cao VD…. và
những cao nguyên đá vôi đồ sộ chạy dọc biên giới Việt – Trung (cao >1000m) như: sơn
nguyên Bắc Hà, Simacai, Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc. Trên nền cao nguyên đá vôi
có các khối núi cao trên 2000m. phía N phát triển dải đồi trung du.
- Địa hình caxto khá phổ biến tạo nên những cảnh quan đẹp và hùng vĩ như hồ Ba Bể,
vịnh Hạ Long.
* Vùng núi Tây Bắc.
- Từ hữu ngạn sông Hồng đến thung lũng sông Cả.
- Là khu vực núi cao nhất VN và đông dương do ảnh hưởng của Tân kiến tạo khu vực
này được nâng lên mạnh nhất.
- Hướng địa hình chủ đạo là TB- ĐN, trùng với hướng của các đứt gãy.
- Kiến trúc cơ bản của vùng tình từ B xuống N gồm:
+ Dãy HLS, dãy núi cao nhất đông dương với đỉnh cao 3143m.


+ Dãy núi biên giới việt lào với các đỉnh cao như: Puđenđinh, PuhuổiLong, Pusamsao,
Pha Luông, Phu Pha Phong, Phu Hoạt.
+ Dải sơn nguyên đá vôi hiểm trở kéo dài theo hướng TB- ĐN, chạy từ Phong Thổ đến
Mộc Châu.
+ Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng…
+ Trong vùng núi còn có những cánh đồng trù phú như Mường Thanh, Than Uyên,
Nghĩa Lộ…
* Vùng núi Trường Sơn Bắc từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.

- Dãy núi trường sơn Bắc bao gồm một chuỗi các dãy núi song song và so le nhau
hướng TB- ĐN, độ cao của núi trên dưới 1000m, song có một vài đỉnh trên 2000m
như….. các đỉnh này là những khối nền cổ đá mác ma xâm nhập được tân kiến tạo nâng
lên mạnh.
- Đây là vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng, sườn tây rộng và thoải về thung lũng
sông Mê Kông, sườn đông Trường Sơn hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia
cắt đồng bằng duyên hải Trung bộ.
- Trong vùng có khối đá vôi Ke Bàng cao 600- 900m rất khoang vu, hiểm trở, vườn
quốc gia phong Nha kẻ bàng đã được xếp hạng di tích thiên nhiên thế giới.
* Vùng núi Trường sơn Nam: từ nam núi Bạch mã đến ĐNB gồm các khối núi và cao
nguyên:
- Khu vực phía Bắc và Nam Tây Nguyên được nâng lên mạnh tạo nên các khối núi cao
như: khối núi Komtum và khối cực nam trung bộ với những đỉnh trên 2000m và dốc và
ăn sát về phía biển, chia cắt đồng bằng nhỏ hẹp.
- Khu vực ở giữa Tây Nguyên được nâng lên yếu, và có sự phun trào bazan mãnh liệt
tạo nên vùng cao nguyên đất đỏ rộng lớn có độ cao khác nhau (500-800-1000m): cao
nguyên Con Tum, Lâm Viên, Di Linh.. tập trung chủ yếu ở phía Tây tạo nên sự bất đối
xứng rõ rệt giữa 2 sườn Đ và T của TS Nam.
b. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du.
Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng: Bán bình nguyên phát triển ở Đông
Nam bộ còn đồi trung du phát triển rộng nhất là rìa ĐBSH sau và thu hẹp ở BTB.
2. Khu vực đồng bằng gồm:
a. Đồng bằng châu thổ: gồm ĐBSH và ĐBSCL đều được thành tạo do phù sa sông bồi
tụ dần trên những vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
* Đồng bằng SCL:
- Bồi tụ bở phù sa sông Tiên, sông Hậu


- có diện tích lớn nhất khoảng 40.000 km 2, địa hình thấp và bằng phẳng ( cao 2-3m so
với mực nước biển)

- Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng đặc biệt là các vùng trũng lớn: Đông Tháp….
Mùa cạn thì bị xâm nhập mặn nên nhân dân đã đào hệ thống kênh rạch nhằm thoát nước
vào mùa lũ và cung cấp nước rửa mặn.
* Đồng bằng sông Hồng:
- Bồi tụ bởi phù sa sông Hồng và sông Thái Bình
- Diện tích thứ 2: khoảng 15.000km2, địa hình cao ở rìa phía Tây và phía Bắc, thấp dần
ra biển.
- Dọc theo các bờ sông, nhân dân ta đã xây dựng hệ thống đê lớn để chắn lũ vững chắc.
b. Các đồng bằng ven biển: Dải đồng bằng duyên hải miền trung có tổng diện tích
khoảng 15.000 km2 và được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, lớn nhất là đồng bằng
Thanh- Nghệ- Tĩnh….

III. CÁC DẠNG CÂU HỎI THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
1. Câu hỏi trình bày, giải thích:
Căn cứ vào kiến thức đã học xây dựng hệ thống các câu hỏi trình bày các
đơn vị kiến thức trong nội dung phần địa hình
2. Câu hỏi so sánh
Câu 1. So sánh vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc
* Giống nhau:
Đều có hướng nghiêng là TB-ĐN thể hiện ở hướng của các sông chủ đạo trong 2
miền núi chảy theo hướng này.
* Khác nhau:
- Vị trí: + Vùng núi đông Bắc: Là vùng núi nằm ở tả ngạn sông Hồng
+ Vùng núi tây Bắc: Là vùng núi từ sông Hồng đến s. Cả.
- Độ cao địa hình:
+ ĐB: Là vùng đồi núi thấp. Do ảnh hưởng của tân kiến tạo, khu vực này được nâng lên
với mức độ trung bình.
+ Là khu vực núi cao nhất VN có đỉnh Phanxipang cao nhất đông dương do ảnh hưởng
của Tân kiến tạo khu vực này được nâng lên mạnh nhất.
- Hướng núi:



+ ĐB: Vùng này nổi bật với 4 cánh cung.... mở về phía bắc và quy tụ ở Tam Đảo do sự
định hướng của khối vòm sông chảy có hình dạng khá tròn.
+ TB: Hướng địa hình chủ đạo là TB- ĐN Gồm 3 dải lớn:
Dãy HLS, dãy núi cao nhất đông dương với đỉnh cao 3143m.
Dãy núi biên giới việt lào với các đỉnh cao như: Puđenđinh, PuhuổiLong,
Pusamsao, Pha Luông, Phu Pha Phong, Phu Hoạt.
Dải sơn nguyên đá vôi hiểm trở kéo dài theo hướng TB- ĐN, chạy từ Phong Thổ
đến Mộc Châu.
Nguyên nhân: do sự định hướng của các khối nền HLS và Thượng nguồn s. Mã
có hướng TB-ĐN. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng…
- Cấu trúc: Đông Bắc gồm các sơn nguyên và các dãy núi cánh cung nhỏ còn TB gồm
các dải núi và cao nguyên rộng lớn chạy song song với nhau theo hướng TB- ĐN
Câu 2. So sánh vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
* Giống nhau
- Đều là các vùng núi có độ cao khá lớn, có nhiều đỉnh núi trên 2000m
- Đều được nâng cao hơn ở 2 đầu B và N, thấp hơn ở khu vực giữa.
- Đều có tính phân bậc.
* Khác nhau:
- Vị trí: TSB: Là vùng núi từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. TSN: Là vùng núi phía Nam
dãy Bạch Mã
- Độ cao: TSN cao hơn với 2 khối núi đồ sộ là..... đồng thời diện tích núi TB và núi cao
của TSN cũng lớn hơn TSB.
- Hướng nghiêng:
- TSB: Hướng chủ đạo là cao ở phía tây và Tây Bắc thấp dần về phía Đông và Đông
Nam thể hiện ở sông trong miền có 2 hướng chính là TB- ĐN và hướng T- Đ
- TSN: hướng nghiêng phức tạp, sông chảy về nhiều hướng trong đó 2 hướng chủ đạo là
T-Đ(sông DH NTB) và Đ-T(sông Tây Nguyên)
- Hướng núi: TSB: Gồm một chuỗi các mạch núi song song và so le nhau hướng TBĐN còn TSN: Được coi là một cánh cung khổng lồ quay bề lồi ra biển, ôm lấy khối Kon

Tum.
- Hình thái: TSB là vùng núi trẻ, độ chia cắt lớn, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sông
sâu. TSN tuy cao nhưng độ chia cắt lại rất thấp vì trên đó phát triển địa hình các cao
nguyên bazan rộng lớn.


Câu 3. Trình bày và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa miền B và
ĐBBB với miền TB và BTB
* Tỷ lệ diện tích giữa đồi núi và đồng bằng 2 miền khác nhau, mức độ chuyển tiếp giữa
2 dạng địa hình này cũng khác nhau (d/c).
Nguyên nhân: Tác động của nội lực, đặc biệt là Tân kiến tạo, miền A được nâng
lên yếu và còn xảy ra sụt võng ở khu vực ĐBSH. Còn miền B mức độ nâng lên mạnh và
không có vùng sụt võng trong Tân kiền tạo.
* Đối với bộ phận đồi núi:
- Độ cao và độ chia cắt địa hình:
+ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có độ cao lớn hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc
Bộ (CM)
+ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có độ dốc và độ cắt xẻ lớn hơn miền Bắc và
Đông Bắc Bắc Bộ (CM bằng lát cắt AB, CD)
+ Nguyên nhân: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là một bộ phận của địa máng
Việt – Lào với các hoạt động kiến tạo địa chất mạnh mẽ, phức tạp còn miền Bắc và
Đông Bắc Bắc Bộ gắn liền với khối nền Hoa Nam vững chắc, cường độ nâng lên yếu
- Hướng núi:
+ Hướng núi chính của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là cánh cung (CM, giải
thích) ngoài ra có một số dãy núi hướng TB – ĐN còn hướng núi chính của miền Tây
Bắc và Bắc Trung Bộ là hướng TB – ĐN (CM, giải thích), ngoài ra có hướng núi Tây –
Đông
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một vùng đồi bát úp còn miền Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ dạng địa hình này không rõ rệt do núi lan sát tới rìa các đồng bằng. Do cường
độ nâng lên khác nhau và vị trí nâng lên tiến sát gần biển hay không.

* Đối với bộ phận đồng bằng:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đồng bằng châu thổ sông Hồng rộng còn miền
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp do sông – biển bồi tụ,cắt
xẻ, kéo dài và nhiều núi lan ra sát biển. Đồng bằng Bắc Bộ có tốc độ lấn biển lớn hơn
so với đồng bằng ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Nguyên nhân: đồng bằng miền A hình thành trên miền sụt võng và thềm biển
nông. Cong miền B không có miền sụt võng, núi ăn sát biển, thềm khá sâu, sông ngèo
phù sa.
* Thềm lục địa….


Câu 4. Trình bày và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa miền TB và
BTB với miền N và NTB
- Tỉ lệ diện tích giữa đồi núi và đồng bằng, mức độ chuyển tiếp...
- Hướng nghiêng: TB- ĐN/ phức tạp.... Do vị trí được nâng cao trong các vận động địa
chất đặc biệt là tân kiến tạo khác nhau
- Độ cao...
- Độ dốc và độ cắt xe: Tây Bắc do.... còn miền C trong lịch sử địa chất chịu ảnh hưởng
của khối nền Kon Tum, miền B có hiện tượng phun trào bazan mạnh mẽ nên địa hình
đặc biệt với độ cắt xẻ giảm.
- Hướng núi.... giải thích
- Dạng địa hình chuyển tiếp của miền C khá rõ.......
- Đồng bằng: miền B phát triển dải đồng bằng ven biển, tốc độ tiến ra biển.... miền C:
ngoài đồng bằng ven biển phát triển đồng bằng châu thổ... có đặc điểm... tốc độ tiến ra
biển... do....

3. Câu hỏi tìm mối liên hệ giữa địa hình với các yếu tố tự nhiên khác.
Câu 1. Trình bày đặc điểm các giai đoạn lịch sử địa chất của nước ta. Phân
tích ảnh hưởng của các giai đoạn địa chất đến địa hình nước ta.
1. Giai đoạn tiền Cambri.

* Thời gian: là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt
Nam: diễn ra khoảng 2 tỷ năm. Gồm 2 đại: Thái cổ và Nguyên sinh
* Địa chất: Giai đoạn này diễn ra trên phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay,
chủ yếu là vùng Tây Bắc và vùng Trung Trung Bộ, hình thành 4 khối cổ kết kinh là
Vòm sông chảy, HLS, thượng nguồn sông Mã, Kon Tum. Hình dạng của các khối cổ có
vai trò đinh hướng sự hình thành của các dãy núi và các vùng lãnh thổ sau này.
* Cảnh quan: Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu: khí quyển mỏng, thuỷ
quyển mới xuất hiện, sinh vật sơ khai nguyên thuỷ.
* Ý nghĩa: Là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo.
* Thời gian: Diễn ra trong thời gian khá dài: 447 triệu năm, kết thúc cách đây 65 triệu
năm.
* Địa chất:
- Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước
ta.


- Giai đoạn này xảy ra nhiều pha trầm tích và uốn nếp trong 4 vận động tạo núi lớn là
Caledoni, Hecxini, Indoxini và Kimeri. Hiện tương nâng lên, hạ xuống, biển tiến, biển
thoái, phun trào macma… diễn ra ở nhiều nơi
- Kết quả:
+ Các vùng núi lần lượt được hình thành, kết thúc cổ kiến tạo về cơ bản lãnh thổ
đã chấm dứt chế độ địa máng để chuyển sang chế độ lục địa. Vì vậy đá ở nước ta đều có
tuổi cổ hoặc rất cổ.
+ Hình thành các đá trầm tích biển và trầm tích lục địa, trong đó một số nơi xuất
hiện khoáng sản ngoại sinh là than(QN), đá vôi …
+ Nhiều loại kháng sản nội sinh được hình thành: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc…
* Cảnh quan nhiệt đới phát triển mạnh mẽ đặc biệt là sinh vật: các hoá đá san hô rất
phong phú và có nhiều hoá đá than đá.
* Ý nghĩa: Là giai đoạn quyết định đến lịch sử phát triển của TNVN:

3. Giai đoạn tân kiến tạo
* Thời gian: Diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển TNVN, bắt đầu từ
cách đây 65 tr. năm và vẫn đang tiếp tục.
* Chịu tác động mạnh mẽ của chu kì vận động tạo núi Anpơ- Himalaya. và những biến
đổi khí hậu toàn cầu:
- Vận động Anpơ- Himalaya đã xảy ra nhiều hoạt động địa chất: uốn nếp, đứt gãy, phun
trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình
Kết quả:
+ Một số vùng núi được nâng cao đặc biệt là HLS, đồng thời sụt võng tại vị trí 2
đồng bằng châu thổ hiện nay.
+ Địa hình được trẻ lại, các quá trình địa mạo diễn ra mạnh, sông suối đã bồi đắp
nên 2 đồng bằng châu thổ rộng lớn.
+ Cường độ nâng lên hạ xuống ở các vùng diễn ra khác nhau và không liên tục
làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc
+ Một số khoáng sản ngoại sinh được hình thành: dầu khí, than nâu, boxit..
- Trong kỉ Đệ Tứ xảy ra thời kì băng hà tạo nên sự dao động lớn của mực nước biển để
lại các thềm biển cũ, các ngấn nước trên vách đá..
* Cảnh quan: Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã hình thành rõ nét, các quá trình
địa mạo diễn ra mạnh mẽ tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay.
* Ý nghĩa: Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên nước ta.
4. Ảnh hưởng


* Giai đoạn tiền Cambri
- Là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ
- Giai đoạn này đã hình thành ở nước ta 4 khối kết tinh cổ có hình dạng khác nhau, có
tác động định hướng hình thành cho các dãy núi và các đứt gãy địa chất ở các thời kỳ
sau
+ Khối nền cổ Vòm Sông chảy có hình dạng khá tròn -> định hướng cho các đứt gãy và
các dãy núi vùng ĐB có hướng vòng cung.

+ Khối nền cổ HLS, thượng nguồn sông Mã => định hướng cho các đứt gãy và dãy núi
ở TB và BTB có hướng TB- ĐN
+ Khối Kon Tum hình dạng khá tròn định hướng cho dãy TSN có hướng vòng cung.
* Giai đoạn cổ kiến tạo:
- Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước
ta.
- Giai đoạn này xảy ra nhiều pha trầm tích và uốn nếp trong 4 vận động tạo núi lớn là
Caledoni, Hecxini, Indoxini và Kimeri. Hiện tương nâng lên, hạ xuống, biển tiến, biển
thoái, phun trào macma… diễn ra ở nhiều nơi
- Kết quả: Các vùng núi lần lượt được hình thành……. kết thúc cổ kiến tạo về cơ bản
lãnh thổ đã chấm dứt chế độ địa máng để chuyển sang chế độ lục địa.
* Giai đoạn Tân kiến tạo.
- Chịu tác động mạnh mẽ của chu kì vận động tạo núi Anpơ- Himalaya với nhiều hoạt
động địa chất: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình
Kết quả:
+ Một số vùng núi được nâng cao đặc biệt là HLS, đồng thời sụt võng tại vị trí 2
đồng bằng châu thổ hiện nay.
+ Địa hình được trẻ lại, các quá trình địa mạo diễn ra mạnh, sông suối đã bồi đắp
nên 2 đồng bằng châu thổ rộng lớn.
+ Cường độ nâng lên hạ xuống ở các vùng diễn ra khác nhau và không liên tục
làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc
- Trong kỉ Đệ Tứ xảy ra thời kì băng hà tạo nên sự dao động lớn của mực nước biển để
lại các thềm biển cũ, các ngấn nước trên vách đá..
- Các quá trình địa mạo diễn ra mạnh mẽ đã và đang tiếp tục làm địa hình bề mặt lãnh
thổ nước ta thay đổi, tạo nên nhiều địa hình bóc mòn, bồi tụ độc đáo và đa dạng


Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa địa hình với các quá trình địa chất, địa
mạo.
a. Các quá trình địa chất địa mạo chi phối sự hình thành địa hình:

* Nội lực: nâng cao, hạ thấp địa hình, hình thành nên những dạng địa hình ở quy mô
lớn:
- Tiền Cambri:... Hình thành 4 khối cổ kết kinh là Vòm sông chảy, HLS, thượng nguồn
sông Mã, Kon Tum. Hình dạng của các khối cổ có vai trò đinh hướng sự hình thành của
các dãy núi và các vùng lãnh thổ sau này.
- Cổ kiến tạo:... Giai đoạn này xảy ra nhiều pha trầm tích và uốn nếp trong 4 vận động
tạo núi lớn với nhiều hiện tương nâng lên, hạ xuống, biển tiến, biển thoái, phun trào
macma… Kết quả: Các vùng núi lần lượt được hình thành……. kết thúc cổ kiến tạo về
cơ bản lãnh thổ đã chấm dứt chế độ địa máng để chuyển sang chế độ lục địa.
- Tân kiến tạo: ... Chịu tác động mạnh mẽ của chu kì vận động tạo núi Anpơ- Himalaya.
Kết quả:
+ Một số vùng núi được nâng cao đặc biệt là HLS, đồng thời sụt võng tại vị trí 2
đồng bằng châu thổ hiện nay.
+ Địa hình được trẻ lại, các quá trình địa mạo diễn ra mạnh, sông suối đã bồi đắp
nên 2 đồng bằng châu thổ rộng lớn.
+ Cường độ nâng lên hạ xuống ở các vùng diễn ra khác nhau và không liên tục
làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc
* Ngoại lực: có tác động phá hủy, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời cũng
tạo ra các dạng địa hình mới.
- Trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa với đã thúc đẩy quá trình xâm thực ở miền đồi
núi mạnh hơn -> làm địa hình ở miền đồi núi nước ta càng thêm cắt xẻ, bào mòn.
+ Tại những nơi miền núi bị mất lớp phủ thực vật, đất trơ sỏi đá khi có mưa lớn -> gây
ra hiện tượng đất trượt đá lở. => làm cho địa hình miền núi nước ta có độ chia cắt càng
lớn.
+ Vùng núi đá vôi hình thành các địa hình Karst với những hang động độc đáo: Phong
Nha, Tam Thanh, Nhị Thanh...
+ Dưới tác dụng của dòng chảy sông ngòi, các vật liệu cát bùn được vận chuyển từ miền
núi về những vùng trũng thấp -> hình thành các đồng bằng.
b. Đặc điểm địa hình có ảnh hưởng lớn đến cường độ và đặc điểm của quá trình
ngoại lực:

- Vùng đồi núi: xâm thực, bóc mòn => địa hình bóc mòn


- Vùng đồng bằng: bồi tụ => hình thành địa hình bồi tụ
- Địa hình được trẻ hóa => sông suối được trẻ lại, tăng cường quá trình ngoài lực.
Câu 3. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa hình địa hình đồi núi và
đồng bằng:
* Mối quan hệ mật thiết giữa đồng bằng và đồi núi nước ta:
- Về mặt phát sinh:
+ Vùng núi được hình thành do quá trình nâng cao đất đai, ngoại lực xâm thực chia cắt
bán bình nguyên cổ tạo thành. Các đồng bằng được hình thành tại các vùng núi bị sụt
võng, sau được phù sa sông, biển bồi đắp tạo lên.
+ Sự phân bố sắp xếp các dãy núi có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của các đồng bằng.
Nơi núi lùi xa về phía tây -> đồng bằng được mở rộng, đường bờ biển bằng phẳng,
thềm lục địa mở rộng và nông. Nơi các nhánh núi chạy lan ra sát biển làm thu hẹp và
chia cắt dải đồng bằng ven biển.
- Về quá trình phát triển: Sản phẩm của các vật liệu xâm thực ở miền núi đã bồi đắp
lên các đồng bằng qua sự vận chuyển của các dòng chảy (phù sa các con sông) -> giúp
mở rộng các đồng bằng châu thổ (dc)
- KL : Địa hình đồng bằng và đồi núi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt phát sinh
và các quá trình tự nhiên. Vì vậy khai thác tự nhiên miền núi không hợp lí sẽ ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái vùng đồng bằng.
* Mối quan hệ tương phản nhau:
- Nguồn gốc phát sinh: Được hình thành trong quá trình nâng lên của các vận động kiến
tạo. Được hình thành từ những vùng sụt lún được bồi tích vật liệu.
- Về qui mô diện tích và phân bố: Miền đồi núi nước ta chiếm diện tích lớn 75% DTLT,
phân bố chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây . Còn đồng bằng chiếm diện tích nhỏ 25% DT,
phân bố ở phía đông và nam đất nước.
- Về địa chất: Miền núi cấu trúc địa chất già chủ yếu là đá vôi, đá ba zan và đá mẹ khác.
Đồng bằng cấu tạo chủ yếu bởi cuội, cát, sét và các thành tạo bở rời tuổi Kainozoi.

- Độ cao và hình thái : Miền núi có địa hình cao, dốc và chia cắt mạnh. Đồng bằng có
địa hình thấp < 50 m và bằng phẳng.
- Địa hình cả 2 vùng đều chịu tác động sâu sắc của con người, nhưng đồng bằng chịu
ảnh hưởng sâu sắc hơn -> có nhiều dạng địa hình nhân tạo được hình thành cùng sự phát
triển của kinh tế-xã hội.


Câu 4. Phân tích mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu
a. Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu.
* Độ cao của địa hình ảnh hưởng đến khí hậu:
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên tính chất nhiệt đới của khí hậu được bảo toàn.
- Sự phân hóa địa hình theo độ cao làm thay đổi chế độ nhiệt ẩm : Càng lên cao nhiệt độ
càng giảm, độ ẩm thay đổi
+ Hình thành 3 đai khí hậu(tên)
+ Địa hình núi cao dễ đón gió ẩm…-> lượng mưa… nơi địa hình thấp, khuất gió…
lượng mưa (VD)
+ Độ cao ảnh hưởng đến chế độ nhiệt (dẫn chứng thông qua trạm khí hậu).
- Tạo ra hiện tượng thời tiết khác biệt giữa đồi núi và đồng bằng: tại đồi bằng diện bão
rộng, cường độ bão mạnh. Tài vùng núi cường độ bão giảm nhưng hay diễn ra các hiện
tượng thời tiết cực đoạn: sương muối, giá rét….
* Hướng địa hình ảnh hưởng tới khí hậu
- Hướng nghiêng: làm khí hậu ảnh hưởng sâu sắc của biển (d/c)
- Hướng núi:
+ Hướng núi vòng cung ở đông bắc….. tạo thuận lợi cho GMĐB dễ dàng xâm nhập và
trở thành bức chắn ngăn gió ĐN ảnh hưởng tới KV Lạng Sơn, Bắc Giang, đón gió gây
mưa lớn cho DH Quảng Ninh (d/c)
+ Hướng T-Đ của các dãy núi ăn ngăn cản sự hoạt động của GMĐB xuống phía N tạo
sự phân hóa khí hậu theo B- N…
+ Hướng TB-ĐN cử Trường Sơn và HLS tạo ra sự phân hóa khí hậu theo hướng T- Đ (2
d/c)

- Hướng địa hình // với hương gió (khu vực cực NTB) khó tạo ra được hình thế gây
mưa-> khô hạn.
* Độ cao và hướng địa hình ảnh hưởng đến sư phân hóa chế độ gió (d/c)
b. Ảnh hưởng của khí hậu tới địa hình Ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình ngoại lực, tạo
địa hình VN tiêu biểu cho địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa: Nêu các biểu hiện của địa
hình nhiệt đới ẩm gió mùa….
Câu 5. Phân tích mối quan hệ giữa địa hình với sông ngòi
a. Ảnh hưởng của địa hình với sông ngòi:
- Ảnh hưởng tới mạng lưới sông ngòi:


+ Địa hình chia cắt mạnh trong điều kiện lượng mưa lớn => mạng lưới sông ngòi dày
đặc
+ Vùng núi đá vôi, có nhiều khe rỗng trong đá => mật độ sông ngòi thấp
+ Vùng đồng bằng nhất là đồng bằng SCL: địa hình bằng phẳng, khả năng tiêu nước
kém-> mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Hướng nghiêng và hướng núi ảnh hưởng tới hướng sông (d/c)
- Độ dốc địa hình ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và giá trị kinh tế của sông(d/c)
- Độ dốc địa hình kết hợp với địa chất và thảm thực vật ảnh hưởng đến hàm lượng phù
sa của sông(d/c)
- Địa hình còn ảnh hưởng đến đặc điểm lũ của sông: sông miền núi nước lên nhanh, rút
nhanh. Sông đồng bằng nước lên chậm, rút chậm. Riêng sông ở ĐBSH nước lên nhanh
nhưng rút chậm do nước sông dồn nhanh từ vùng núi về đồng bằng nhưng địa hình bằng
và đê điều nên tiêu nước chậm.
- Ngoài ra địa hình còn ảnh hưởng gián tiếp qua yếu tố khí hậu, quy định thời gian lũ,
kiệt của sông: VD Do ảnh hưởng của dãy TS đến khí hậu => mưa của DHMT ngắn
muộn => lũ của sông ngắn và lù về thu đông.
b. Ảnh hưởng của sông ngòi tới địa hình:
Thông qua quá trình xâm thực, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ vật liệu sông ngoài đã
làm thay đổi địa hình và tạo nên nhiều dạng địa hình mới: Tên địa hình...

Câu 6. Phân tích mối quan hệ giữa địa hình với sinh vật và đất đai
a. Với sinh vật:
- Địa hình với sinh vật:
+ Góp phần tạo sự phân hóa sinh vật theo B-N (d/c)
+ Tạo sự phân hóa sinh vật theo độ cao (d/c)
+ Tạo sự phân hóa sinh vật theo hướng sườn: Sinh vật vùng thấp của Tây Bắc chủ yếu
là sinh vật nhiệt đới, còn sinh vật ở đông bắc đa dạng hơn.
- Ngược lại sinh vật tham gia vào quá trình phong hóa hình thành địa hình….
b. Với đất đai
* Tác động của địa hình => đất đai
- Địa hình tác động tới quá trình hình thành đất
+ Tại vùng núi:
Vùng núi: Xói mòn, rửa trôi… làm tầng đất mỏng, dễ bị thoái hóa.


Địa hình vùng núi kết hợp khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chi phối quá trình hình
thành đất feralit (Trình bày)
+ Tại vùng đồng bằng:
Vùng đồng bằng: xảy qua quá trình tích tụ…. tầng đất dày, min, giàu dinh
dưỡng….
Địa hình trũng ngập nước lâu ngày trong điều kiện nhiệt độ cao -> đất bị yếm
khí, glay hóa, chua -> đất phèn.
Địa hình thấp ven biển có sự xâm nhập mặn của biển qua các lưỡi mặn => tạo đất
mặn. VD…
- Địa hình tạo ra sự phân hóa của đất theo độ cao. Trình bày 3 đai đất theo độ cao….
- Tác động của địa hình nhân văn tới đất: Đất trong đê và ngoài đê thì ntn?
* Tác động của đất đai tới địa hình: Do tính chất của đất: mức độ tơi xốp… của đất
miền núi ảnh hưởng tới quá trình rử trôi và tạo các dạng địa hình trên bề mặt.
4. Phân tích lát cắt địa hình
Câu hỏi: Phân tích đặc điểm địa hình dọc lát cắt A-B trang atlat 14

* Đặc điểm lát cắt
- Lát cắt thuộc miền C. Chạy từ điểm A là TP HCM theo hướng TN-ĐB đia qua thị xã
Bảo Lộc, TP Đà Lạt, đỉnh núi Bidoup và kết thúc ở thung lũng sông Cái
- Chiều dài của lát cắt là.... cm trên bản đồ tương đương 330 km trên thực tế.
* Đặc điểm địa hình dọc lát cắt
- Lát cắt chạy qua khu vực địa hình vùng NTB với 7 thang bậc địa hình 0 - 50m, 50 –
200m, 200 – 500m, 500 – 1000m, 1000 – 1500m, 1500 – 2000m, > 2000m (với đỉnh
cao nhất Bi doup 2287m)
- Lát cắt chạy qua nhiều dạng địa hình, có thể phân thành các khu vực sau:
+ Đoạn 1: từ TP HCM – thung lũng S.La Ngà: với chiều dài khoảng 75m: lát cắt chạy
trên 1 nền địa hình khá bằng phẳng, với độ cao từ 0 – 50m với 2 dạng địa hình chủ yếu
là đồng bằng ở ĐNB.
+ Đoạn 2: từ thung lũng S.la ngà – rìa phía Nam của Bảo Lộc (cao nguyên Di Linh): độ
cao địa hình dần được nâng lên từ 50 – 200m với địa hình chủ yếu là BBN và cao
nguyên lượn sóng
+ Đoạn 3: từ rìa phía nam của Bảo Lộc – thung lũng S.Cái: đây là khu vực có độ cao
địa hình lớn nhất mà lát cắt chạy qua, dạng địa hình chủ yếu là cao nguyên xếp tầng bề
mặt địa hình bằng phẳng, rộng lớn gồm CN: Di linh, Lâm Viên. Từ đỉnh núi Bidoup lên


phía ĐB, thuộc sườn Đ của TSN, địa hình giảm độ cao nhanh chóng và độ chia cắt địa
hình tăng lên.
- Kết luận chung của địa hình miền Nam Trung Bộ và NB:
+ Từ ĐB- TN, độ cao địa hình tăng dần, trừ một phần nhỏ phía ĐB cuối lát cắt, độ cao
giảm nhanh chóng. Phản ánh, TSN có sự bất đối xứng rõ giữa 2 sườn núi: sườn Đ…..
sườn T….
+ Nhín chung lát cắt đia qua khu vực địa hình có độ chia cắt ngang và chia cắt sâu thấp
hơn so với 2 lắt cát còn lại trong atlat với các dạng địa hình chính là đồng bằng, BBN,
cao nguyên lượn sóng và cao nguyên xếp tầng.


Trên đây là nội dung chuyên đề mà tôi trực tiếp biên soạn và bồi dưỡng độ tuyển.
Tuy nhiên kinh nghiệm của bản thân trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít, chắc
chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy giáo, cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
.......... Hết........



×