Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CHUYÊN đề yếu tố NHIỆT của KHÍ hậu VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.69 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ: YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM
A. MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
Phần đặc điểm chung tự nhiên có một dung lượng kiến thức khá lớn khoảng 15%
trong toàn bộ chương trình địa lý 12. Trong đó, nội dung khí hậu Việt Nam đóng vai trò
hết sức quan trọng. Yếu tố khí hậu như là yếu tố cơ bản, yếu tố nền quy định, chi phối
đến các yếu tố tự nhiên khác (thổ nhưỡng, sinh vật, địa hình, sự phân hóa thiên nhiên…
nước ta)
Yếu tố nhiệt độ (chế độ nhiệt), lượng mưa là một trong những yếu tố hết sức quan
trọng quy định đặc điểm khí hậu của Việt Nam. Yếu tố nhiệt độ là một trong các chỉ
tiêu được phân tích, đánh giá về khí hậu, phân vùng khí hậu ở nước ta. Tìm hiểu, đánh
giá, phân tích chỉ số nhiệt độ và các chỉ số khác kèm theo trong khí hậu cũng có giá trị
thực tiển rất cao đặc biệt là vận dụng yếu tố nhiệt độ vào việc đánh giá mục tiêu phục
vụ nông nghiệp, du lịch…
Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia giai đoạn 2005 - 2012 (HSGQG),
trong hơn 7 năm thì tần suất xuất hiện nội dung yếu tố nhiệt độ với khí hậu Việt Nam là
2/7 năm. Để nắm bắt được đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt của khí hậu nước ta và vận
dụng giải thích các vấn đề kiến thức liên quan trong việc giảng dạy, bồi dưỡng học sinh
giỏi quốc gia đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nghiên cứu kĩ mảng chuyên đề này.
Việc giảng dạy nội dung địa lý tự nhiên Việt Nam trong những năm qua đã có
nhiều thuận lợi hơn do nguồn tài liệu khá phong phú, được biên soạn phù hợp theo
hướng đổi mới việc dạy học. Tuy vậy, nội dung yếu tố nhiệt độ trong khí hậu Việt Nam
chưa được biên soạn cụ thể, có hệ thống.
Để có tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập địa lý tự nhiên Việt Nam, đặc
biệt là nội dung yếu tố nhiệt độ với khí hậu Việt Nam, nhóm địa lý chúng tôi xin phép
tổng hợp một số nội dung chủ yếu của nhiệt độ với khí hậu Việt Nam.

2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp, hệ thống hóa một số nội dung liên quan đến yếu tố nhiệt độ trong khí
hậu nước ta.
- Phân tích, chứng minh đặc điểm yếu tố nhiệt độ với khí hậu, các nhân tố ảnh


hưởng đến chế độ nhiệt nước ta.
-Xây dựng hệ thống bài tập thông qua nội dung yếu tố nhiệt độ với khí hậu nước ta
phục vụ giảng dạy, kiểm tra - đánh giá học sinh.

1


B. NỘI DUNG

Sơ đồ cấu trúc nội dung
Nhiệt độ của khí hậu Việt Nam

Các yếu tố
ảnh hưởng
đến chế độ
nhiệt của
khí hậu Việt
Nam

Đặc điểm chế
độ nhiệt của
nước ta

Sự phân vùng
khí hậu Việt
Nam

Bài tập vận
dụng


1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam
1.1.1. Vị trí, lãnh thổ
Nước ta nằm hoàn toàn trong đới nội chí tuyến Bán cầu Bắc. Vị trí nằm trong khu
vực nội chí tuyến khiến cho mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời, độ cao mặt
trời thấp nhất lúc giữa trưa ở Đồng Văn là 43 o12’, ở vĩ độ 20oB là 46o46’ và vĩ độ 10oB
tới 56o46’. Không kể thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh, trong nhiều tháng khác, độ cao
Mặt trời vào lúc giữa trưa cũng đạt trên 80 o. Kết quả là ở nước ta lượng bức xạ tổng
cộng rất lớn, còn cân bằng bức xạ dương quanh năm, chính điều này đã làm cho nhiệt
độ trung bình năm trên 23oC, tổng lượng nhiệt hoạt động từ 8.000 - 9.000 oC, đạt tiêu
chuẩn khí hậu nhiệt đới.
Vị trí địa lí của nước ta, với điểm cực bắc cách chí tuyến Bắc hơn 0o04’ và điểm
cực nam cách xích đạo 8o34’, đã khiến cho khắp mọi nơi đều có hai lần mặt trời qua
thiên đỉnh, nhưng khoảng cách về thời gian giữa hai lần ấy không đồng nhất giữa các
vùng (ở cao nguyên Đồng văn chỉ trong vài ngày còn ở bán đảo Cà Mau khoảng cách
này là gần 5 tháng). Tình hình như trên đã dẫn đến sự khác nhau trong chế độ nhiệt
giữa các khu vực ở phía Bắc và phía Nam của lãnh thổ: ở miền Bắc chế độ nhiệt có
dạng chí tuyến, ở miền Nam có dạng Xích đạo. Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao
ngày nóng nhất trong năm ở Tp. Hồ Chí Minh và Nam Bộ đều sớm từ tháng tư trong
khi những ngày nắng gay gắt nhất ở Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ là những ngày cuối
tháng năm và trung tuần tháng VII.

2


Nếu không có sự tác động của gió mùa, với lãnh thổ kéo dài trên 15 o vĩ khiến cho
nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong năm ở miền Bắc cao hơn miền
Nam. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa hai miền có thể tới 6 oC và sự chênh
lệch nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất có thể lên tới 14 oC. Ví dụ nhiệt độ trung bình
năm của Lạng Sơn (21o50’B) là 21,6oC trong khi Tp. Hồ Chí Minh (10o49’B) tới

27,1oC. Nếu nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất của Lạng Sơn là 13,3 oC thì Tp. Hồ Chí
Minh là 26,8oC.
Một hệ quả quan trọng của vùng nội chí tuyến là chế độ ngày ngắn và ít dao động
trong năm. Ở cực Bắc nước ta ngày dài nhất (22/6) được 12 giờ 23 phút và ngày ngắn
nhất 10 giờ 46 phút (22/12), vào xuân phân, thu phân, là 12 giờ 06 phút và 12 giờ 08
phút. Điều này đã làm cho biên độ nhiệt ngày đêm không quá lớn.
1.1.2. Đặc điểm bề mặt đệm
Địa hình nước ta là nhân tố tác động mạnh mẽ tới nhiệt độ. Nước ta có ¾ diện tích
là đồi núi, do đó nhiệt độ ở nước ta có sự phân hoá theo độ cao và theo chiều đông tây. Sapa (22o20’B, 1570 m) và Lai Châu (22 o03’B, 244m) ở vĩ độ xấp xỉ nhau nhưng
do Sapa nằm ở độ cao cao hơn nên nhiệt độ trung bình năm chỉ là 15,2 oC thấp hơn Lai
Châu (22,6oC), hay Đà Lạt (11o57’B, 513m) và Nha Trang (12o13’B, 6m) ở vĩ độ xấp xỉ
nhau nhưng do Đà Lạt nằm ở độ cao cao hơn nên nhiệt độ trung bình năm chỉ là 18,3 oC
thấp hơn Nha Trang (26,3oC). Ở phía Bắc, do ảnh hưởng của địa hình khiến cho chế độ
nhiệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc cũng có sự khác biệt. Tây Bắc có mùa đông đến muộn
và kết thúc sớm còn Đông Bắc có mùa đông đến sớm kết thúc muộn. Sở dĩ như vậy vì
do Đông Bắc có các cánh cung mở rộng về phía Bắc và phía Đông hút gió mùa Đông
Bắc lạnh còn Tây Bắc bị dãy Hoàng Liên Sơn cao chắn gió, nếu gió mùa Đông Bắc
vượt qua dãy núi cao này thì cũng đã bị biến tính.
Hệ thống sông ngòi và Biển Đông ảnh hưởng đến cơ chế gió mùa (biến tính các
khối khí khi đi qua biển) và hiệu ứng vi khí hậu đã làm cho mùa đông nhiệt độ không
xuống quá thấp, mùa hè ít nóng bức.
1.1.3. Hoàn lưu khí quyển
a. Gió mùa.
Gió mùa mùa đông góp phần làm cho biên độ nhiệt lớn hơn. Càng vào Nam càng
xa tác động của gió mùa mùa đông nên biên độ nhiệt độ càng nhỏ. Ví dụ, biên độ nhiệt
độ trung bình năm của Hà Nội (21o01’B) là 12,5oC trong khi Tp. Hồ Chí Minh chỉ có
3,1oC. Nếu biên độ nhiệt tuyệt đối (nhiệt độ tối cao và tối thấp) của Hà Nội là 40,1 oC thì
Tp. Hồ Chí Minh thấp hơn nhiều: 26,2oC. Ở phía Bắc, khu vực Đông Bắc chịu ảnh
hưởng trực tiếp của gió mùa đông nên biên độ nhiệt lớn hơn khu vực Tây Bắc. Có thể
chứng minh như sau: biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn là 13,7 oC trong khi

Lai Châu (22o03’B) thấp hơn chỉ có 9,4oC, nếu biên độ nhiệt tuyệt đối ở Lạng Sơn là
41,9oC thì Lai Châu chỉ có 37,6oC.

3


Hình 1. Đường biến thiên của nhiệt độ (oC) theo thời gian trong đợt gió mùa
Đông Bắc tràn về

Gió mùa mùa hạ với hai khối khí xuất phát từ vịnh Bengan ở bắc Ấn Độ Dương và
khối khí xích đạo (Em) với tính chất nóng ẩm đã làm nền nhiệt độ của nước ta tăng. Tại
Hà Nội, vào thời kỳ này nhiệt độ vào khoảng 27 oC vào Nam nhiệt độ có giảm từ 26 28oC. Tuy nhiên, khối khí từ vịnh Bengan khi di chuyển vào đầu mùa hạ, càng lên phía
Bắc và sang sườn Đông của dãy Trường Sơn, do hiệu ứng phơn gây ra gió Tây khô
nóng (“gió Lào”) làm nhiệt độ có thể lên tới 40 oC. Nhiệt độ ở Hà Nội là 29 - 30 oC, Bắc
Trung Bộ 36 - 38oC.
Hình 2. Đường biến thiên của nhiệt độ ( oC) theo thời gian trong đợt gió mùa
Tây Nam tràn về.

b.Gió Mậu Dịch.
Nền nhiệt của nước ta còn bị chi phối bởi gió Mậu Dịch Bán cầu Bắc xuất phát từ
rìa phía Nam của trung tâm khí áp cao cận chí tuyến suốt cả 12 tháng trong năm. Tuy
nhiên, ảnh hưởng của gió Mậu Dịch không liên tục do bị lấn át bởi các trung tâm gió

4


mùa. Gió Mậu Dịch làm nhiệt độ tăng lên trong những thời điểm gió mùa mùa đông
suy yếu ở miền Bắc.
c. Front.
Front cực (Front lạnh) là nơi gặp gỡ giữa khối khí cực mới đến với khối khí nóng

hơn đang tồn tại trên lãnh thổ (NPc đất/ NPc biển, NPc biển/ Tm). Khi front cực xuất
hiện làm nhiệt độ giảm liên tục từ 3 - 5oC/24h, có thể đến 5 -10oC/24h.
Bảng 1. Tần suất hạ nhiệt độ do ảnh hưởng của Front cực (Đơn vị: %).
Tần suất
<5oC
5 - 10oC
10oC
Lạng Sơn
40
48
12
Lai Châu
77
21
2
Hà Nội
58
40
2
Vinh
55
38
7
(Nguồn:Tư liệu điện tử.ppt, chương 4 - khí hậu Việt Nam, trường Đại học sư
phạm Hà Nội, khoa Địa Lý, 2009).
Tần suất hạ nhiệt độ do ảnh hưởng của Front cực tập trung trong khoảng <5 oC, cao
nhất là các địa điểm vùng Đông Bắc như Lai Châu (77%), Đồng bằng sông Hồng như
Hà Nội (58%). Càng về phía Nam tần suất này giảm hẳn như Vinh (55%).
Ngoài ra, chế độ nhiệt của nước ta còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác như
hội tụ nhiệt đới, bão, áp thấp nhiệt đới, đường đứt… phần lớn các nhân tố này ảnh

hưởng đến chế độ nhiệt của nước ta thông qua tương quan nhiệt - ẩm. Hội tụ nhiệt đới,
bão kết hợp với gió mùa Tây Nam thường gây ra lượng mưa lớn cũng là nguyên nhân
làm giảm nhiệt độ.
1.2. Đặc điểm chế độ nhiệt nước ta
1.2.1. Chế độ nhiệt nước ta mang tính chất nhiệt đới
Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bán cầu Bắc (từ 8 o34’ B đến
23o23’B) khiến cho trong năm Mặt trời luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên
đỉnh hai lần với chu kì quang ngắn, góc nhập xạ lớn nên lượng nhiệt nhận được hàng
năm lớn. Sự chênh lệch về thời gian giữa ngày dài nhất (22/6) và ngày ngắn nhất
(22/12) không nhiều, khoảng 1 - 2.5 giờ (tại Đồng Văn là 2 giờ 37 phút, tại 10 oB là 1 giờ 10
phút), nên chế độ ngày ngắn và ít dao động trong năm làm cho nhiệt độ có sự ổn định hơn.
Bảng 2. Nhiệt độ trung bình năm ở một số địa điểm của nước ta.
Địa điểm

Nhiệt độ trung bình
năm (oC)
21,2
23,5
25,1
25,7
26,8
27,1

Lạng Sơn
Hà Nội
Huế
Đà Nẵng
Quy Nhơn
Hồ Chí Minh
5



Nhiệt độ trung bình năm của tuyệt đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam đều cao, đạt tiêu
chuẩn khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ đều trên 20 oC (trừ vùng núi). Phần lãnh thổ miền
Bắc (tới vĩ độ 16oC) có nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC. (tổng nhiệt độ năm trên
7500oC). Phần lớn lãnh thổ miền Nam có nhiệt độ trung bình năm trên 24 oC (tổng nhiệt
độ trên 9000oC)
1.2.2. Tính thất thường trong chế độ nhiệt
Tính thất thường trong chế độ nhiệt thể hiện ở sự dao động nhiệt độ giữa các tháng
trong năm. Ở Hà Nội, nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng I (16,4 oC ), nhiệt độ tháng cao
nhất là tháng VI (28,9oC), chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa là 12,5oC.
Ngay cả trong một mùa, sự dao động nhiệt độ thể hiện rất rõ. Sự dao động thể hiện
rõ nhất ở các tháng mùa đông của miền Bắc, nhiệt độ tháng I lạnh nhất có thể nóng
hoặc lạnh hơn trị số trung bình từ 3- 5oC. Ví dụ ở Lạng Sơn nhiệt độ trung bình tháng I
là 13,7oC nhưng năm 1930 tháng I nhiệt độ giảm còn 7- 8oC, còn năm có mùa đông ấm,
tháng I nhiệt độ lên tới 17oC.
Trong mùa nóng, sự đồng nhất về khối khí thịnh hành đã san bằng sự chênh lệch
nhiệt độ giữa các vùng và giữa các năm. Vì thế, mức độ dao động lớn nhất của nhiệt độ
tháng VII, tháng coi như điển hình của mùa hạ, chỉ khoảng 1 - 2 oC. Đối với các thời kì
trung gian, sự giao động nhỏ hơn mùa lạnh và cao hơn mùa nóng, và khu vực biến động
nhiều là khu Đông Bắc (thiên về biến động âm lớn) và khu Bình Trị Thiên (thiên về
biến động dương). Nói chung, trị số biến động lớn nhất khoảng 2 - 3 oC và trung bình
khoảng 1oC.
Tính thất thường của chế độ nhiệt còn thể hiện ở sự dao động nhiệt giữa năm nóng
nhất và lạnh nhất so với trị số trung bình, làm cho có năm mùa đông đến sớm có năm
đến muộn.Ví dụ Lạng Sơn tháng I nhiệt độ cao nhất 31 oC, vào năm 1931 nhiệt độ thấp
nhất -2,1oC năm 1963. Tháng VI nhiệt độ lớn nhất là 37 oC năm 1949, nhiệt độ thấp nhất
6oC năm 1922.
Ngoài ra, tính thất thường của chế độ nhiệt còn thể hiện ở nhiệt độ tối cao tuyệt
đối và nhiệt độ tối thấp tuyệt đối.

Bảng 3. Nhiệt độ trung bình tháng của một số địa điểm năm. (Đơn vị: oC)
Địa điểm
Hà Nội

I
16,4

II
17,0

III
20,2

IV
23,7

V
27,3

VI
28,8

VII
28,9

VIII
28,2

IX
27,2


X
24,6

XI
21,4

XII
18,2

Huế

20,0

20,9

23,1

26,0

28,3

29,3

29,4

28,9

27,1


25,1

23,1

20,8

Q. Nhơn

23,0

23,8

25,3

27,2

28,8

29,6

29,7

29,8

28,2

26,6

25,3


23,7

Cà Mau

25,1

25,8

26,8

27,9

27,7

27,3

27,1

27,0

26,9

26,7

26,3

25,5

(Nguồn:Địa lý tự nhiên Việt Nam, Vũ Tự Lập, nxb giáo dục, 1999)
1.2.3. Chế độ nhiệt nước ta phân hóa đa dạng

6


Sự phân hóa đa dạng của chế độ nhiệt thể hiện ở sự phân hóa Bắc - Nam, Đông Tây, theo địa hình và theo thời gian.
a. Theo Bắc - Nam
Nhiệt độ giảm dần theo vĩ độ từ Nam ra Bắc (trung bình 0,35 oC/1o vĩ tuyến,
nhiều hơn so với các nước khác ở trong khu vực nhiệt đới như Ấn Độ chỉ 0,04 oC/1o vĩ
tuyến, Lào 0,2oC/1o vĩ tuyến)
Bảng 4. Nhiệt độ trung bình năm một số địa điểm ở nước ta.
Vĩ độ
Địa điểm
Nhiệt độ (oC)
21o02’
Hà Nội
23,5
o
18 40’
Vinh
23,9
o
16 44’
Quảng Trị
25,0
o
16 26’
Huế
25,1
15o08’
Quảng Ngãi
25,8

o
13 46’
Quy Nhơn
26,8
o
10 49’
TP Hồ Chí Minh
27,1
o
10 00’
Rạch Giá
27,6
(Nguồn:Địa lý tự nhiên Việt Nam, Vũ Tự Lập, nxb giáo dục, 1999)
Các số liệu trong bảng phản ánh rõ rệt quy luật phân hóa địa đới, nhiệt độ tăng dần
từ Bắc vào Nam. Hà Nội (23,5oC), Rạch Giá (27,6oC). Nhiệt độ trung bình năm chênh
lệch giữa 2 địa điểm là 4,1oC.
Xét về biên độ nhiệt độ cũng tuân theo quy luật địa đới. Ngoài ra, nơi nào chịu
tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt độ cao hơn. Chính vì vậy biên độ
nhiệt ở miền Bắc lớn hơn miền Nam rất nhiều. Càng vào Nam (càng gần xích đạo) biên
độ nhiệt chênh lệch càng lớn. Hà Nội và Hồ Chí Minh lệch nhau 9,3oC.
Bảng 5. Biên độ nhiệt năm một số địa điểm ở nước ta.
Vĩ độ
Địa điểm
Nhiệt độ (oC)
21o02’
Hà Nội
12,5
o
16 26’
Huế

9,7
o
10 49’
Hồ Chí Minh
3,2
(Nguồn:Sách giáo khoa địa lý 12, trang 53 - Nâng cao, nxb giáo dục, 2008)
Sự phân hóa chế độ nhiệt phân hóa lãnh thổ Việt Nam với 2 vùng lãnh thổ có chế
độ nhiệt và khí hậu khác nhau. Ranh giới sự phân chia đó là vĩ tuyến 16 oB (dãy Bạch
Mã).
- Phần Lãnh thổ phía Bắc: Có sự hạ thấp đáng kể của nhiệt độ vào mùa đông.
Tháng I hầu như các địa phương từ 16 oB trở ra đều có nhiệt độ <20 oC, dao động nhiệt
độ cao > 10oC; Chế độ nhiệt có 1 cực đại và 1 cực tiểu do khoảng cách 2 lần MT lên
thiên đỉnh gần nhau.

7


- Phần lãnh thổ phía Nam: Nền nhiệt cao và khá ổn định. Tháng I hầu như các địa
phương từ Đà Nẵng trở vào đều có nhiệt độ >20 oC, dao động nhiệt độ thấp 3 - 5oC; Chế
độ nhiệt có 2 cực đại và 2 cực tiểu do khoảng cách 2 lần MT lên thiên đỉnh xa nhau.
b. Theo Đông - Tây
Sự phân hoá Đông - Tây là do ảnh hưởng của Biển Đông và các yếu tố địa hình gây nên.
Điển hình cho sự phân hóa này là sự phân hóa chế độ nhiệt và khí hậu của vùng
núi phía Băc thành hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Nguyên nhân của sự phân hóa là do
bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
khoảng 180km. Dãy núi này đã ngăn cách, làm suy yếu và biến tính gió mùa mùa đông
làm cho Tây Bắc có nền nhiệt cao hơn Đông Bắc.
Bảng 6. Nhiệt độ trung bình tháng I, số tháng lạnh một số địa điểm ở nước ta.
Địa điểm
Nhiệt độ (oC)

Số tháng lạnh (tháng)
Lạng Sơn
13,3
3
Điện Biên
16,0
2
(Nguồn: Đơn vị hành chính, đất đai, khí hậu. Niên giám thống kê, tổng cục thống kê).
Qua bảng số liệu cho ta thấy Lạng Sơn (13,3oC) so với Điện Biên (16,0oC), lệch
nhau 2,7oC. Ở Tây Bắc, nếu bỏ qua yếu tố đai cao thì Tây Bắc có nền nhiệt tương
đương với Bắc Trung Bộ. Mặc dù vẫn chịu tác động của gió mùa mùa đông nhưng tần
suất ảnh hưởng gió mùa mùa đông là ít hơn so với vùng Đông Bắc. Mùa đông ở đây
đến muộn nhưng kết thúc sớm, mùa hạ đến sớm và kéo dài. Ngoài ra, Tây Bắc còn chịu
ảnh hưởng của hiệu ứng phơn về mùa hạ. Trong khi đó, ở Đông Bắc do có các cánh
cung đón gió nên đây là vùng có khí hậu lạnh nhất cả nước, tần suất hoạt động của gió
mùa đông bắc rất mạnh, nền nhiệt vào mùa đông bị hạ thấp. Biên độ nhiệt độ cao, có 3
tháng mùa đông lạnh. Nhiều địa phương có hiện tượng tuyết rơi vào mùa đông.
Ngoài ra, giữa Tây Nguyên và Nam Trung Bộ cũng có sự chênh lệch. Giữa Pleiku
và Quy Nhơn lệch nhau 0,6oC.
Bảng 7. Nhiệt độ trung bình năm theo chiều Đông - Tây tại TT.Huế.
Vùng
Nhiệt độ (oC)
Đồng bằng và gò đồi thấp hơn 100m
24 – 25
500 -800 m
20 – 22
> 1000 m
<18
(Nguồn: Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên, nxb Khoa học xã hội - năm 2005.
Xét khí hậu tỉnh TT. Huế như vi khí hậu thì ngay trong đơn vị hành chính tỉnh cũng

xảy ra sự phân hóa theo chiều Đông - Tây, Giữa phía Đông là vùng đồng bằng ven biển và
phía Tây là vùng đồi núi nền nhiệt có thể lệch nhau gần 7 oC.
Bảng 8. Tổng nhiệt độ không khí theo Đông - Tây tại TT. Huế.
Vùng
Nhiệt độ (oC)
Đồng bằng và gò đồi thấp hơn 100m
8500 – 9000
100 - 500 m
8000 – 8500
>500 m
<8000
(Nguồn: Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên, nxb Khoa học xã hội - năm 2005)

8


Cùng với sự phân hóa nhiệt độ trung bình theo chiều Đông - Tây, Tổng nhiệt độ
của TT. Huế cũng có sự phân hóa tương tự, lệch nhau gần 1000oC.
c. Phân hoá theo độ cao
Do nước ta chủ yếu là đồi núi nên nhiệt độ có sự giảm theo chế độ đoản nhiệt 6o/1000m,
hình thành các đai khí hậu theo độ cao: Dưới 600 -700 m là đai nhiệt đới gió mùa chân núi,
trên 600- 700m đai khí hậu cận nhiệt trên núi, trên 2400- 2600 khí hậu núi cao.
Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: do tác động của gió mùa và vị trí nên giới hạn độ
cao của đai này có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam: Miền Bắc đến độ cao 600 700m, miền Nam tới 900 - 1000m. Nhiệt độ trung bình năm cao >25 oC, mưa khá lớn,
nền nhiệt tương đối ổn định.
Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: tiếp theo đai nhiệt đới gió mùa đến độ cao 2600m.
Khí hậu tương đối mát mẻ, không có tháng nào quá 25oC, lượng mưa lớn do địa hình.
Đại ôn đới gió mùa núi cao: từ 2600m trở lên (chỉ có ở khu vực Hoàng Liên Sơn).
Nhiệt độ thấp <15oC, mùa đông dưới 5oC, trời lạnh gió mạnh và có mưa lớn.
Bảng 9. Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm.

Địa điểm
Độ cao (m)
Nhiệt độ (oC)
Sơn La
676
21,0
Tam Đảo
897
18,0
Phó Bảng
1.400
15,7
Sìn Hồ
1529
15,9
Sa Pa
1570
15,2
Hoàng Liên Sơn
2170
12,8
Pleiku
800
21,8
Bảo Lộc
850
21,5
o
Nếu Sơn La có độ cao (676 m) có nhiệt độ 21,0 C thì Hoàng Liên Sơn là (2170
m) với nhiệt độ 12,8oC, chênh lệch độ cao là 1794 m gần 10oC.

d. Phân hóa theo thời gian (mùa)
Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hóa theo mùa rất rõ rệt. Xét trên bình diện cả
nước, nhiệt độ trung bình tháng I (đặc trưng cho mùa đông) có sự chênh lệch nhiệt độ
lớn giữa miền Bắc (trung bình dưới 18oC và địa phương miền núi dưới 14oC) và miền
Nam, trong đó Nam Bộ có nhiệt độ trung bình cao nhất (trên 24 oC). Nhiệt độ trung bình
tháng VII (đặc trưng cho mùa hạ), toàn quốc có nền nhiệt độ cao, nơi có nhiệt độ cao
nhất là đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải Bắc Trung Bộ. Các vùng núi cao có khí hậu mát
mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 20oC.
Bảng 10: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm.
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Huế
Đà Nẵng
Quy Nhơn
Tp. Hồ Chí Minh

Nhiệt độ trung
bình tháng I
(oC)
13,3
16,4
19,7
21,3
23,0
25,8

Nhiệt độ trung
bình tháng VII
(oC)

27,0
28,9
29,4
29,1
29,7
27,1

Nhiệt độ trung
bình năm (oC)
21,2
23,5
25,1
25,7
26,8
27,1

(Nguồn: Sách giáo khoa địa lý 12, trang 44-Nâng cao, nxb giáo dục, 2008)
9


Miền Bắc là khu vực thể hiện rõ nhất sự phân hóa của chế độ nhiệt theo thời gian,
chế độ nhiệt phân hoá thành 2 mùa nóng (mùa hè) - mùa lạnh(mùa đông). Mùa nóng
(mùa hè): Từ tháng V đến tháng X: Nhiệt độ cao, cao nhất vào tháng VII, nhiệt độ trung
bình tháng VII ở miền Bắc chủ yếu từ 24 - 28 oC; > 28oC. Mùa Lạnh từ tháng XI đến
tháng IV, nhìn chung nền nhiệt ở miền bắc thấp, thấp nhất vào tháng I. Nhiệt độ trung
bình tháng I chủ yếu từ 14 - 18 oC và <14oC do góc nhập xạ giảm và đây là khu vực chịu
ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta.
Ở miền nam, sự phân hoá mùa không rõ rệt, nhiệt độ gần như nóng quanh năm,
biên độ nhiệt độ rất nhỏ, đặc biệt riêng Nam Bộ quanh năm đều > 24 oC do nằm gần
xích đạo, quanh năm nhận được góc chiếu sáng lớn.

1.2.4. Chế độ nhiệt nước ta có xu hướng biến động do biến đổi khí hậu toàn cầu
Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam
nằm trong 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu.
Viện Khoa Học Thủy Lợi cho biết, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã có những tác động
không nhỏ đến thời tiết, khí hậu Việt Nam. Theo đánh giá của Trung Tâm Quốc Tế Về
Quản Lý Môi Trường (ICEM), tại Việt Nam, nhiệt độ trong vòng 50 năm gần đây đã
tăng khoảng 0,5 - 0,7oC, Đến năm 2020 nhiệt độ sẽ tăng từ 1- 2 oC vào, từ 1,5 - 2,5oC
vào năm 2070. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc.
Bảng 11: Xu hướng biến động nhiệt độ một số địa điểm giai đoạn 1931 - 2000.
TN
T1
T7
HN
ĐN
TSN
HN
ĐN
TSN
HN
ĐN
TSN
1931-1940
23,3
25,4
27,0
15,9
21,1
25,8
28,6
28,7

26,8
1941-1950
23,6
25,5
26,9
17,5
21,4
25,8
28,8
28,9
26,8
1951-1960
23,5
25,8
27,0
16,5
21,5
25,8
28,8
29,2
27,2
1961-1970
23,5
26,0
27,2
16,3
21,6
25,6
29,2
29,5

27,4
1971-1980
23,4
25,8
27,3
16,0
21,4
25,9
29,0
29,5
27,4
1981-1990
23,6
25,8
27,4
16,4
21,4
25,9
29,3
29,1
27,4
1991-2000
24,1
25,8
27,6
17,0
21,7
26,3
29,4
29,2

27,4
(Chú thích: (TN): Nhiệt độ trung bình năm; (T1) và (T7):Nhiệt độ trung bình tháng I
và tháng VII; HN: Hà Nội; ĐN: Đà Nẵng; TSN: Tân Sơn Nhất)
Thập kỷ

Qua bảng số liệu, ta thấy Hà Nội từ năm 1931 đến năm 2000 nhiệt độ trung bình
năm tăng từ 23,3oC lên 24,1oC, tăng 0,8oC trong vòng 70 năm. Nhiệt độ tháng I tăng
1,1oC, nhiệt độ tháng VII tăng 0,8oC. Các địa điểm khác trong thời gian trên nhiệt độ
cũng có tăng lên đáng kể.
Biến đổi khí hậu làm cho tần suất, cường độ cực đoan của khí hậu tăng lên rất
nhiều lần. Chúng ta có thể cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè với các đợt nắng nóng
tăng lên và kéo dài gây ra tình trạng hạn hán, mùa đông ngắn lại nhưng các đợt rét đậm,
rét hại có khi kéo dài liên tục đến hơn 1 tháng (mùa đông năm 2007), trong mùa đông
số ngày mưa phùn giảm dần làm cho nền nhiệt độ chung hạ thấp hơn so với mức trung
bình.

10


1.3. Sự phân vùng khí hậu Việt Nam
Bảng 12. Chỉ tiêu của các miền và vùng khí hậu.
MIỀN KHÍ HẬU

BẮC

NAM

Lượng bức xạ tổng cộng TB
/năm)
năm (kcal/cm2


≤ 140

> 140

Số giờ nắng TB năm (giờ)

≤ 2000

> 2000

C

C)

Biên độ nhiệt TB năm (o

≥ 9o

< 9o

C

VÙNG KHÍ HẬU

I

II

III


IV

I

II

III

Tháng mùa mưa

4-9

4 – 10

5 - 10

8 - 12

8 - 12

5 - 10

5 - 10

Ba tháng mưa nhiều nhất

6-8

6–8


7-9

8 - 10

9 - 11

7-9

8 - 10

Bảng 13. Kết quả phân miền và vùng khí hậu nước ta.
Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ
Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ
Miền khí hậu miền Bắc
Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ
Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ
Vùng khí hậu Nam Trung Bộ
Miền khí hậu miền Nam
Vùng khí hậu Tây Nguyên
Vùng khí hậu Nam Bộ
(Nguồn: Phân vùng khí hậu Atlat Địa lý Việt Nam)
Như vậy, việc dùng hệ thống chỉ tiêu để phân miền khí hậu người ta dựa vào yếu
tố biên độ nhiệt. Đối với Việt Nam biên độ nhiệt trong khoảng 9 oC là ranh giới của hai
miền khí hậu.
2. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG
Câu 1. Căn cứ vào bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình tháng và năm (oC) tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
Tháng
Hà Nội

Hồ Chí Minh

1
2
3
16,4 17,0 20,2
25,8 26,7 27,9

4
5
6
7
8
9 10 11 12 Năm
23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 23,5
28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27,1

Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải thích
vì sao có sự khác biệt đó?

11


Gợi ý trả lời
a. Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt:
- Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Tp Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm
23,5 C so với 27,1oC).
o

- Hà Nội có 3 tháng (tháng XII, I, II) nhiệt độ xuống dưới 20 oC, thậm chí có 2

tháng lạnh nhiệt độ xuống dưới 18oC.
- Hà Nội có 4 tháng (tháng VI, VII , VIII, IX) nhiệt độ cao hơn Tp. Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 25,7oC.
- Biên độ nhiệt độ ở Hà Nội cao, tới 12,5oC, biên độ nhiệt ở Hồ Chí Minh thấp, chỉ có 3,1oC.
- Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là tháng VII trong khi TP. Hồ Chí Minh là tháng IV.
b. Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt
- Hà Nội do chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc thổi từ áp cao vùng
lục địa phương Bắc tràn xuống nên có nhiệt độ thấp nhất trong các tháng mùa đông.
Trong thời gian này, Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió này nên nền nhiệt độ cao.
- Từ tháng V đến tháng X, toàn lãnh thổ nước ta có gió Tây nam và Tín phong nửa
cầu Bắc hoạt động xen kẽ. Trong thời gian này nhiệt độ cao đều trên toàn quốc.
- Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, cùng với nhiệt độ hạ thấp về mùa đông, nên biên
độ nhiệt cao hơn Hồ Chí Minh nằm gần Xích đạo, cùng với hai mùa nhiệt độ tương đối
cao, biên độ nhiệt thấp hơn.
- Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, thời gian hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh trong
mùa hạ ngắn hơn. Thêm vào đó hiện tượng phơn tỉnh thoảng xảy ra trong các tháng
mùa hạ nên nhiệt độ các tháng VII, VIII, IX cao hơn ở Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh nhiệt độ cao nhất vào tháng IV gần trùng với thời gian Mặt trời lên
thiên đỉnh lần thứ nhất tại đây, thêm vào đó đây là tháng hạn, có lượng mưa thấp nhất
trong năm.
Câu 2. Cho bảng số liệu
Nhiệt độ trung bình tháng của một số địa điểm. (Đơn vị: oC)
Địa
điểm

Nội

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3


28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

Huế

20,0

20,9

23,1

26,0

28,3

29,3

29,4


28,9

27,1

25,1

23,1

20,8


Mau

25,1

25,8

26,8

27,9

27,7

27,3

27,1

27,0


26,9

26,7

26,3

25,5

Nhận xét chế độ nhiệt theo tháng của một số địa điểm ở nước ta. Giải thích
nguyên nhân?
12


Gợi ý trả lời
*Nhận xét chế độ nhiệt theo tháng của một số địa điểm ở nước ta.
-Nhiệt độ theo tháng ở nước ta có sự dao động mạnh, cụ thể:
+ Ở Hà Nội, nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng I (16,4 oC )và nhiệt độ tháng cao
nhất là tháng VII (28,9oC). Chênh lệch là 12,5 oC.
+ Ở Huế, nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng I (20,0 oC )và nhiệt độ tháng cao nhất
là tháng VII (29,4oC). Chênh lệch là 9,4 oC.
+ Cà Mau, nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng I (25,1 oC )và nhiệt độ tháng cao nhất
là tháng IV (27,9oC). Chênh lệch là 2,8 oC.
- Nhiệt độ theo tháng ở nước ta có sự dao động mạnh vào thời gian bắt đầu và kết
thúc của các mùa nóng lạnh. Hà Nội, Tháng bắt đầu mùa lạnh là tháng XI (21,1 oC), kết
thúc là tháng IV (23,7). Tháng bắt đầu mùa nóng là tháng V (27,3 oC), kết thúc là tháng
X (25,2oC). Các địa điểm khác có biểu hiện tương tự.
*Nguyên nhân:
- Nhiệt độ theo tháng ở nước ta có sự dao động mạnh đó là do nước ta nằm đới khí
hậu gió mùa điển hình của châu Á, nhiệt độ theo tháng biến động mạnh là do vào các
tháng từ XI đến tháng IV năm sau nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm

nhiệt độ các địa điểm phía Bắc giảm mạnh và có độ dao động lớn.
- Vào tháng V đến tháng X nước ta lại chịu tác động của gió mùa Tây Nam, nóng ẩm
mưa nhiều đã ảnh hưởng đến chế độ nhiệt theo tháng đặc biệt là các địa điểm phía Nam.
- Ngoài ra, nước ta còn chịu ảnh hưởng của front cực đới, áp thấp nhiệt đới hội tụ
nhiệt đới (FIT) hoạt động mạnh vào mùa gió Tây Nam nên nhiệt độ theo tháng nước ta
có sự dao động mạnh.
Câu 3. Cho bảng số liệu
Nhiệt độ trung bình tháng của một số địa điểm. (Đơn vị: oC)
Nhiệt độ TB năm
Nhiệt độ tháng VII
Nhiệt độ tháng I (oC)
o
o
( C)
( C)
Huế
25,1
29,4
19,7
Lạng Sơn
21,2
27,0
13,3
Hà Nội
23,5
28,9
16,4
TP Hồ Chí Minh
27,1
27,1

25,8
Đà Nẵng
25,7
29,1
21,3
Quy Nhơn
26,8
29,7
23,0
*Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên
nhân
Địa điểm

13


Gợi ý trả lời
-Sắp xếp các địa điểm trên theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
Nhiệt độ trung bình tháng của một số địa điểm. (Đơn vị: oC)
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội

Nhiệt độ TB năm
(oC)
21,2
23,5

Nhiệt độ tháng VII
(oC)

27,0
28,9

Huế
25,1
29,4
Đà Nẵng
25,7
29,1
Quy Nhơn
26,8
29,7
TP Hồ Chí Minh
27,1
27,1
- Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:

Nhiệt độ tháng I (oC)
13,3
16,4
19,7
21,3
23,0
25,8

+ Nhiệt độ trung bình năm: từ Bắc vào Nam đều cao hơn 20oC.
+ Nhiệt độ trung bình năm có sự tăng dần từ Bắc vào Nam. Lạng Sơn (21,2oC), Hồ
Chí Minh (27,1oC) chênh lệch nhau 5,9oC.
*Nguyên nhân: do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến và lãnh thổ hẹp
ngang, dài theo chiều Bắc Nam nên từ bắc vào nam, vĩ độ giảm dần, càng gần xích đạo,

góc nhập xạ trung bình năm càng lớn vì thế nhiệt độ trung bình năm tăng dần.
+ Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam.
+Từ Lạng Sơn đến Huế, nhiệt độ trung bình tháng I không vượt quá 20oC.
* Nguyên nhân: ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, càng vào phía Nam, ảnh
hưởng này càng yếu đi).
+Từ Đà Nẵng vào đến TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ cũng tăng dần và trên 20oC
* Nguyên nhân: ảnh hưởng của gió tín phong Đông Bắc, gió mùa Đông Bắc đã
suy yếu và bị chặn lại ở Bạch Mã).
-Nhiệt độ trung bình tháng VII rất cao, dao động nhỏ, trên 27oC, từ Bắc vào Nam
có sự thay đổi qua các địa điểm như sau:
+Từ Lạng Sơn đến Huế: nhiệt độ tăng dần (Lạng Sơn: 27,0oC, Huế: 29,4oC)
* Nguyên nhân: do góc nhập xạ cũng tăng dần và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng
Phơn do gió Tây nam từ Bắc Ấn độ dương gây ra).
+Lạng Sơn nhiệt độ thấp hơn Hà Nội do nằm ở vĩ độ cao hơn và có địa hình cao
hơn. Huế nóng nhất do ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào khô nóng.
+Từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn, nhiệt độ lại tăng dần, Quy Nhơn nóng nhất cả nước
(29,7oC), đến TP Hồ Chí Minh nhiệt độ lại giảm xuống còn 27,1oC.
* Nguyên nhân: Mặc dù TP. Hồ Chí Minh gần xích đạo hơn nhưng lúc này là mùa
mưa lớn do ảnh hưởng của gió Tây Nam nên làm giảm bớt nhiệt độ. Đà Nẵng và Quy Nhơn
nằm phía Đông của dãy Trường Sơn Nam nên tháng VII là mùa khô, nóng hơn.

14


Câu 4. Cho bảng số liệu
Nhiệt độ trung bình tháng của một số địa điểm. (Đơn vị: oC)
Địa điểm
Tam Đảo
Hoàng Liên Sơn
Bảo Lộc

Hà Nội

Độ cao (m)
897
2170
850
20

Nhiệt độ (oC)
18,0
12,8
21,5
23,5

* Nhận xét và giải thích đặc điểm nhiệt độ của các địa điểm trên.
Gợi ý trả lời
* Nhận xét đặc điểm nhiệt độ của các địa điểm trên.
-Hà Nội có độ cao thấp nhất nhưng nhiệt độ cao nhất (23,5oC)
-Hoàng Liên Sơn có độ cao cao nhất 2170 m, có nhiệt độ thấp nhất 12,8oC.
-Tam Đảo (897m) và Bảo Lộc (850m) độ cao không chênh lệch lớn nhưng nhiệt
độ có sự chênh lệch lớn. Tam Đảo (18,0oC), Bảo Lộc (21,5oC) lệch nhau 3,5oC.
*Nguyên nhân:
-Tam Đảo, Bảo Lộc, Hoàng Liên Sơn là địa hình núi cao vừa chịu ảnh hưởng của
quy luật địa đới vừa chịu chi phối bởi quy luật phi địa đới (quy luật đai cao), lên cao
100 m nhiệt độ giảm 0,6oC. Vì vậy, đều có nhiệt độ thấp hơn Hà Nội.
- Hoàng Liên Sơn có nhiệt độ thấp nhất do có độ cao cao nhất, càng lên cao nhiệt
độ càng giảm.
-Hà Nội có độ cao không đáng kể nên không chịu ảnh hưởng của quy luật đai cao
nên có nhiệt độ cao hơn.
-Tam Đảo, và Bảo Lộc tuy có độ cao chênh nhau không đáng kể nhưng do Tam Đảo

chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc về mùa Đông nên nhiệt độ thấp hơn Bảo Lộc.
Câu 5. Cho biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhận
xét, so sánh và giải thích chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên.

15


Gợi ý trả lời
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh, chế độ
nhiệt của TP. Hồ Chí Minh điều hòa hơn, còn ở Hà Nội có sự phân mùa.
- Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất của Hà Nội là tháng I (16,4 oC) trong khi đó TP. Hồ
Chí Minh là tháng I (25,8oC).
- Nhiệt độ TB tháng nóng nhất của Hà Nội là tháng VII (28,9 oC) còn TP. Hồ Chí
Minh là tháng IV ( 28,3oC).
-Biên độ nhiệt độ TB năm ở Hà Nội khá cao, đạt 12,5 oC còn ở TP. Hồ Chí Minh
chỉ chênh nhau rất ít, biên độ nhiệt TB năm là 3,5oC.
Kết luận: Trong chế độ nhiệt, Hà Nội có một mùa nóng và một mùa lạnh, biên độ
nhiệt TB năm khá cao. Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, chế độ nhiệt điều hòa hơn.
* Nguyên nhân:
- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh do vĩ độ địa lý
quy định góc nhập xạ, HCM gần xích đạo hơn, có góc nhập xạ lớn hơn nên nhiệt độ
trung bình năm cao hơn Hà Nội.
- HCM gần xích đạo nên chế độ nhiệt điều hòa hơn, còn Hà Nội có vĩ độ cao hơn
nên độ chênh lệch lớn.
- Cả 2 địa điểm đều có nhiệt độ thấp nhất vào tháng Ido đây là mùa đông ở bán
cầu Bắc, ngoài ra giữa 2 địa điểm có sự khác nhau về nhiệt độ. HCM nhiệt độ cao hơn
Hà Nội do HN chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, còn HCM chịu ảnh hưởng của Tín
phong Đông Băc.
- Nhiệt độ TB tháng nóng nhất của Hà Nội là tháng VII còn TP. Hồ Chí Minh là
tháng IV do giữa 2 địa điểm có thời gian và độ dài ngày Mặt trời lên thiên đỉnh khác

nhau.
Câu 6. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích chế độ
nhiệt ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.
Gợi ý trả lời.
* Phân tích chế độ nhiệt.
- Nhiệt độ trung bình năm: từ 22oC - 27 oC
- Tổng nhiệt độ năm lớn: phía Bắc là trên 7500oC, phía Nam trên 9000oC
- Biên độ nhiệt và chế độ nhiệt giữa các khu vực ở phía Bắc và Nam khác nhau.
- Chế độ ngày ngắn và ít dao động trong năm.
- Trong biến trình nhiệt của một năm ở miền Bắc chỉ có một cực đại, cực tiểu
nhiệt; miền Nam có 2 cực đại và 2 cực tiểu nhiệt.

16


* Giải thích nguyên nhân:
- Nước ta có nền nhiệt cao trên 20oC vượt chuẩn khí hậu nhiệt đới là do vị trí địa
lý quy định. Nước ta có vĩ độ 8o34’ B đến 23o23’ B (kéo dài trên 15o vĩ tuyến), nằm
hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến có góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài nền có
nền nhiệt cao, chế độ nhiệt ngày ngắn và ít dao động.
- Biên độ nhiệt và chế độ nhiệt có sự khác biệt giữa 2 miền Nam Bắc là do có sự
ảnh hưởng kết hợp giữa hoàn lưu gió mùa và địa hình (đặc biệt là địa hình theo hướng
Đông -Tây).
- Trong biến trình nhiệt năm có sự khác biệt giữa 2 miền Nam Bắc do chuyển
động biểu kiển của Mặt trời, thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh là khác nhau. Ở các địa
điểm phía Bắc chỉ có 1 lần mặt trời lên thiên đỉnh, còn ở các địa điểm phía Nam có 2
lần Mặt trời lên thiên đỉnh.
Câu 7. Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh hai trạm khí hậu
Hà Nội và Đà Nẵng và rút ra kết luận.
Gợi ý trả lời

1. Khái quát vi trí, vĩ độ và độ cao địa hình hai trạm khí hậu
- Hà Nội thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, ở vĩ độ khoảng 21 o, độ cao
dưới 50 m.
- Đà Nẵng thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ở vĩ độ khoảng 16 o B.
độ cao dưới 50 m.
* Giống nhau:
- Đặc điểm chế độ nhiệt:
+ Cả hai trạm đều có nền nhiệt độ trung bình năm cao, khoảng trên 23oC
Giải thích: Do nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc, trong năm có hai lần
mặt trời lên thiên đỉnh.
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của hai trạm khí hậu đều cao và rơi vào
tháng VII và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất của hai trạm đều rơi vào tháng I.
Giải thích: Do trùng với chuyển động biểu kiến của mặt trời.
- Xét đặc điểm chế độ mưa:
+ Cả hai trạm đều có tổng lượng mưa trung bình năm lớn.
Giải thích: Do chịu tác động của gió mùa cùng hàng loạt các nhân tố gây mưa
khác như dải hội tụ nội chí tuyến, bão...
+ Cả hai trạm đều có chế độ mưa phân mùa rõ rệt.
Giải thích: Do chịu tác động của gió mùa.
* Khác nhau:
- Xét về miền khí hậu:
+ Hà Nội thuộc miền khí hậu phía Bắc với đặc điểm mùa đông tương đối ít
mưa, nửa cuối mùa đông rét, ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Đà Nẵng thuộc miền khí hậu Đông Trường Sơn với đặc điểm mùa đông ấm,
mưa nhiều, mùa hạ nóng, mưa ít.
- Xét đặc điểm chế độ nhiệt:
+ Nhìn chung nền nhiệt độ của Đà Nẵng cao hơn so với Hà Nội
+ Nhiệt độ trung bình của Hà Nội từ 20- 24 o C, Đà Nẵng là trên 24o C
17



+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất của Hà Nội khoảng 17o C, Đà Nẵng 21oC
+ Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ thấp dưới 20 o C, còn Đà Nẵng không có tháng
nào dưới 20oC
Giải thích nguyên nhân:
Do Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa mùa
đông còn Đà Nẵng nằm gần xích đạo hơn và không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa
đông.
+ Biên độ nhiệt độ trong năm Hà Nội cao hơn Đà Nẵng.
- Xét đặc điểm chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trung bình năm Đà Nẵng cao hơn Hà Nội. Hà Nội có lượng
mưa trung bình từ 1600 - 2000 mm, Đà Nẵng từ 2000 - 2400 mm.
+ Mùa mưa: Thời gian mùa mưa giữa Hà Nội và Đà Nẵng có sự khác biệt.
Dẫn chứng: Hà Nội có chế độ mưa vào hạ thu, kéo dài từ tháng V đến tháng X. Đà
Nẵng có mưa thu đông.
Lượng mưa tháng lớn nhất của Đà Nẵng cao hơn nhiều so với Hà Nội. Hà Nội
có lượng mưa lớn nhất vào tháng VIII đạt 320 mm, Đà Nẵng lớn nhất vào tháng X đạt
khoảng 630 mm.
+ Mùa khô: Hà Nội có mùa khô ngắn hơn và diễn ra vào thời kì đông- xuân,
Đà Nẵng có mùa khô kéo dài khoảng 8 tháng (từ tháng I đến tháng VIII).

18


C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Việc dạy và học phần địa lý tự nhiên Việt Nam có vai trò hết sức quan
trọng. Kiến thức về phần tự nhiên sẽ là kiến thức nền tảng, cơ sở cho học sinh tìm
hiểu phân tích, giải thích được những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là việc đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển cho ngành nông,
lâm, thủy sản.

Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng,
đặc điểm này đã quy định các thành phần tự nhiên nước ta. Trong đó, yếu tố nhiệt
độ là một trong những yếu tố nền để cho các yếu tố khác làm phân hóa và phong
phú thêm.
Hiểu, đánh giá đúng đắn về yếu tố nhiệt của khí hậu nước ta giúp chúng ta
có cách nhìn nhận toàn diện, đầy đủ đặc điểm tự nhiên Việt Nam.
Học sinh nắm chắc kiến thức về đặc điểm nhiệt độ, các nhân tố tác động
đến nhiệt độ trong khí hậu Việt Nam sẽ giúp việc học tập phần tự nhiên dễ dàng
hơn, hiểu bài sâu hơn. Như vậy, học sinh sẽ có kết quả cao trong học tập bộ môn
địa lý đặc biệt là kỳ thi HSGQG.
Hệ thống hóa kiến thức liên quan đến yếu tố nhiệt độ trong khí hậu Việt
Nam, xây dựng hệ thống bài tập thực hành cho phép giáo viên tiến hành giảng
dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dễ dàng, hiệu quả cao hơn.
II. Kiến nghị
- Nên có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về yếu tố nhiệt độ trong
khí hậu Việt Nam
-Cần tiến hành hệ thống hóa nguồn thông tin chính thức, thống nhất về
phần khí hậu Việt Nam đặc biệt là yếu tố nhiệt.
-Tiếp tục tổ chức các hội thảo chuyên đề chuyên sâu về các yếu tố đặc
trưng của khí hậu nước ta như (mối tương quan nhiệt ẩm, độ ẩm, lượng mưa…)
và mối quan hệ giữa các yếu tố khí hậu.

Chúng tôi xin chân thành lắng nghe những ý kiến đóng góp của quý thầy cô!
---------------HẾT-------------

19




×