Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

KIẾN THỨC cơ bản và các DẠNG câu hỏi về yếu tố NHIỆT độ của KHÍ hậu VIỆT NAM TRONG bồi DƯỠNG học SINH GIỎI QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.13 KB, 23 trang )

KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁC DẠNG CÂU HỎI VỀ YẾU
TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................3
2. Mục đích của đề tài...........................................................................................3
3. Nhiệm vụ của đề tài...........................................................................................3
4. Phạm vi và giá trị nghiên cứu..............................................................................4
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................5
PHẦN 1......................................................................................................................5
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM5
1. Đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta.................................................................5
1.1. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao.................................................5
1.2. Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hoá đa dạng..................................6
1.3. Chế độ nhiệt của nước ta có tính chất thất thường.................................9
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của nước ta..................................9
2.1. Vị trí địa lí....................................................................................................9
2.2. Hoàn lưu khí quyển...................................................................................10
2.3. Địa hình.......................................................................................................11
3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ với các thành phần tự nhiên khác.....................12
3.1. Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng bốc hơi ............................................12
3.2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến khí áp.........................................................12
3.3. Nhiệt độ ảnh hưởng tới sinh vật và sự hình thành đất...................13
4. Thuận lợi và khó khăn do chế độ nhiệt mang lại..........................................13
4.1. Thuận lợi.................................................................................................13
4.2. Khó khăn................................................................................................14
5. Diễn biến của chế độ nhiệt nước ta trong những năm gần đây..................14
PHẦN 2....................................................................................................................16
CÁC DẠNG CÂU HỎI VÊ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM
..................................................................................................................................16


1. Dạng 1: Câu hỏi với bảng số liệu....................................................................16
Qua bảng số liệu hãy nhận xét chế độ nhiệt của các địa điểm và nêu sự biết
đổi nhiệt độ theo vĩ độ. Giải thích nguyên nhân của sự biến đổi đó............18
Bài tập 2: ................................................................................................................18
Nhiệt độ trung bình tháng của Lạng Sơn và Lai Châu (0C).............................18
Nhận xét và giải thích sự khác biệt chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên..........18
Bài tập 3: ................................................................................................................18
Nhiệt độ và lượng bốc hơi trung bình tháng của Lạng Sơn và Lai Châu ......18


Nhận xét và giải thích đặc điểm nhiệt độ và lượng bốc hơi của các địa
điểm. Rút ra mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượng mưa...................................18
2. Dạng 2: Câu hỏi với Atlat Địa lí Việt Nam.....................................................18
3. Dạng 3: Câu hỏi chứng minh, giải thích, phân tích… ..................................20
4. Dạng 4: Câu hỏi tính toán.................................................................................22
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................23

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình thi học sinh giỏi quốc gia, nội dung địa lí tự nhiên bao
gồm địa lí tự nhiên đại cương và địa lí tự nhiên Việt Nam được đánh giá là phần
kiến thức hay và khó. Để làm tốt các câu hỏi này học sinh phải nắm vững kiến thức
cơ bản, phải tư duy lô gic, nhạy bén và sáng tạo. Khí hậu là thành phần tự nhiên
phức tạp chịu tác động của nhiều nhân tố và khí hậu có mối quan hệ qua lại với các
thành phần tự nhiên khác. Đây là phần kiến thức tự nhiên được lựa chọn đưa vào
các câu hỏi của đề thi quốc gia nhiều nhất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy
với nội dung kiến thức này, giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia

thường đầu tư thời gian nhiều hơn, tìm tòi, tư duy để có được kiến thức chính xác,
phong phú và cách truyền đạt phương pháp làm bài mang lại hiệu quả tối đa cho
học sinh. Trong giới hạn của chuyên đề, yếu tố nhiệt độ – một trong các yếu tố
quan trọng của khí hậu được lựa chọn làm nội dung trình bày. Chuyên đề: “Kiến
thức cơ bản và các dạng câu hỏi về yếu tố nhiệt độ của khí hậu Việt Nam
trong bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia” đi sâu phân tích các kiến thức liên quan
đến nhiệt độ của khí hậu Việt Nam chương trình Địa lí lớp 12 trên cơ sở kế thừa
các kiến thức về nhiệt độ của phần địa lí tự nhiên đại cương trong chương trình địa
lí lớp 10, chuyên đề hệ thống một số dạng câu hỏi trong các đề thi học sinh giỏi
quốc gia và một số vấn đề có liên quan đến nhiệt độ đang diễn ra ở Việt Nam và
trên thế giới hiện nay. Với nội dung như vậy, chuyên đề là tài liệu sử dụng của tác
giả trong quá trình giảng dạy và là tài liệu tham khảo cho những giáo viên quan
tâm đến vấn đề này.
2. Mục đích của đề tài
- Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về nhiệt độ của khí hậu Việt Nam phục
vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia một cách chính xác, đầy đủ và khoa học.
- Giới thiệu các dạng câu hỏi về yếu tố nhiệt độ của Việt Nam trong các đề
thi học sinh giỏi quốc gia và quá trình tập huấn đội tuyển.
- Liên hệ với các diễn biến về nhiệt độ ở Việt Nam và trên thế giới trong
những năm gần đây.
3. Nhiệm vụ của đề tài
3


- Xây dựng hệ thống kiến thức về yếu tố nhiệt độ: đặc điểm chung của nhiệt
độ, các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ, mối quan hệ với các yếu tố tự nhiên khác,
thuận lợi và khó khăn của chế độ nhiệt mang lại….
- Hệ thống các dạng câu hỏi và cách hướng dẫn học sinh tư duy, trả lời các
câu hỏi nhanh và hiệu quả.
- Liên hệ thực tiễn sự thay đổi về nhiệt độ trong thời gian gần đây.

4. Phạm vi và giá trị nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa lí
lớp 12 nâng cao, mở rộng tham khảo tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan và nội
dung đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây.
- Các vấn đề thực tiễn về nhiệt độ đang diễn ra hiện nay ở Việt Nam và trên
thế giới.
* Giá trị nghiên cứu:
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Địa lí.

4


PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM

Việc nắm kiến thức cơ bản là nền tẳng vững chắc cho tư duy và cơ sở cho
thăng hoa sáng tạo nên trong quá trình làm bài thi học sinh giỏi yêu cầu đầu tiên là
học sinh cần trang bị cho mình hệ thống kiến thức cơ bản đầy đủ, chính xác và được
sắp xếp một cách khoa học. Trước hết, chuyên đề trình bày một cách hệ thống kiến
thức cơ bản về yếu tố nhiệt độ trong khí hậu Việt Nam, đây là kiến thức nền tảng
giúp học sinh giải quyết các câu hỏi về chế độ nhiệt.
1. Đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta
Chế độ nhiệt nước ta phản ánh tác động của bức xạ và nắng, của hoàn lưu gió
mùa và gió tín phong cũng như của địa hình. Do đó, ngoài đặc điểm chung của chế
độ nhiệt khu vực khí hậu nhiệt đới, chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá đa dạng và
còn mang tính thất thường của khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
1.1. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao

Phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trung bình trên 20 0C, chỉ có một bộ
phận vùng núi cao có nền nhiệt độ dưới 200C. Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và
Nam Bộ của nước ta nhiệt độ trung bình năm trên 25 0C vượt quá tiêu chuẩn nhiệt
đới nhiều. Với nền nhiệt độ cao như vậy cho phép nước ta phát triển nền nông
nghiệp nhiệt đới với các cây trồng đòi hỏi lượng nhiệt và lượng bức xạ lớn.
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm
Vĩ độ
21051’B
21002’B
18040’B
16044’B
16026’B
15008’B
13046’B
10049’B
10000’B

Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Vinh
Quảng Trị
Huế
Quảng Ngãi
Quy Nhơn
TP. Hồ Chí Minh
Cà Mau

Nhiệt độ trung bình năm (0C)
21,2

23,5
23,9
25,0
25,1
25,8
26,8
27,1
27,6

5


1.2. Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hoá đa dạng
1.2.1. Nhiệt độ phân hoá theo thời gian
Quan sát Atlat so sánh nền nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 hoặc
đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu ta thấy sự chênh lệch. Tháng 1 hầu
hết diện tích lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 24 0C, trong khi tháng 7, hầu hết lãnh
thổ nước ta có nhiệt độ trên 240C.
Để theo dõi chi tiết sự phân hoá theo mùa của nhiệt độ, có thế phân biệt các
tháng rất nóng (trên 250C), tháng nóng (trên 200C), tháng lạnh vừa (dưới 200C), lạnh
(dưới 180C), rét (dưới 150C), rất rét (dưới 100C). Sự phân hoá theo mùa rõ nhất ở khu
vực phía Bắc. Khu vực miền núi phía Bắc mùa đông rét và rất rét, mùa hạ nóng và
lạnh vừa. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ mùa đông lạnh, mùa hạ rất nóng. Từ Đà Nẵng
trở vào Bình Thuận không có tháng nào dưới 20 0C coi như không có mùa đông
nhưng vẫn có sự phân hoá nhiệt độ theo mùa giữa các tháng. Từ tháng 11 đến tháng 2
là các tháng nóng, từ tháng 3 đến tháng 10 là các tháng rất nóng. Khu vực Nam Bộ
quanh năm nhiệt độ trên 250C hầu như không có sự dao động nhiệt độ theo mùa.
Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở các địa điểm
Địa điểm
Sa Pa

Lạng Sơn
Hà Nội
Huế
Quy Nhơn
TP. Hồ Chí Minh

Tháng 1 (0C)
8,5
13,3
16,4
20,0
23,0
25,8

Tháng 7 (0C)
19,5
26,6
28,2
29,4
29,7
27,1

1.2.2. Nhiệt độ phân hoá theo chiều Bắc – Nam (theo vĩ độ)
-

Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Quan sát bảng

1.1). Tại Lạng Sơn nhiệt độ trung bình năm là 21,2 0C đến Cà Mau nhiệt độ đạt 27,6
0


C nhu vậy chênh lệch nhiệt độ giữa hai địa điểm là 6,4 0C. Theo đó tổng nhiệt độ

năm cũng tăng dần từ Bắc vào Nam: Phía Bắc đèo Hải Vân nhiệt độ trên dưới
80000C/năm. Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận tổng nhiệt độ trên 9000 0C, Nam Bộ
khoảng 100000C.

6


-

Nhiệt độ tháng thấp nhất tăng dần từ Bắc vào Nam (Quan sát bảng

1.2). Chênh lệch nhiệt độ tháng thấp nhất giữa các địa điểm theo chiều Bắc – Nam
là rất lớn chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm nền nhiệt độ của các
điểm phía Bắc giảm mạnh. Chênh lệch nhiệt độ giữa Sa Pa và TP. Hồ Chí Minh
trong tháng 1 là 17,30C. Trong khi đó nhiệt độ tháng 7 không có xu hướng tăng dần
theo chiểu Bắc – Nam mà miền Bắc và miền Nam nhiệt độ thấp hơn khu vực duyên
hải miền Trung chủ yếu do hoạt động của gió phơn ở khu vực duyên hải miền
Trung. Chênh lệch nhiệt độ giữa Sa Pa và TP. Hồ Chí Minh trong tháng 7 là 7,6 0C,
so với tháng 1 thì mức độ chênh nhiệt độ này là rất ít. Nhiệt độ tối thấp của các địa
điểm cũng tăng dần từ Bắc vào Nam.
-

Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt tuyệt đối giảm dần từ Bắc vào

Nam. Do ảnh hưởng của các nhân tố như vị trí địa lí và hoàn lưu khí quyển mà
nhiệt độ tháng 1 của các địa điểm theo chiều Bắc – Nam khác nhau rất nhiều nên
biên độ nhiệt có sự khác biệt. Khu vực miền Bắc có nhiệt độ tháng 1 rất thấp so với
nhiệt độ trung bình nên có biên độ nhiệt năm lớn. Đặc biệt những điểm chịu ảnh

hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc thì nhiệt độ tối thấp là rất nhỏ làm cho biên
độ nhiệt tối thấp lên tới hơn 400C như Lạng Sơn hay Hà Nội…
Bảng 1.3. Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt tuyệt đối các địa điểm
Địa điểm
Biên độ nhiệt trung bình năm (0C)
Lạng Sơn
13,7
Hà Nội
12,5
Huế
9,7
TP. Hồ Chí Minh
3,1
1.2.3. Nhiệt độ phân hoá theo độ cao địa hình

Biên độ nhiệt tuyệt đối (0C)
41,9
40,1
32,5
26,2

Địa hình nước ta có sự phân hoá phức tạp theo độ cao, càng lên cao không
khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh, khả năng giữ nhiệt của không khí kém
làm cho nhiệt độ giảm. Địa hình nước ta có 75% là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp
dưới 1000m, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%, chính vì vậy nhiệt độ giữa đồng
bằng và miền núi có sự chênh lệch và nhiệt độ giữa các vùng núi cũng khác nhau.
Sự phân hoá nhiệt độ diễn ra ở khu vực đồng bằng độ cao thấp có nhiệt độ cao hơn
khu vực miền núi cùng vĩ độ. Nha Trang có vĩ độ 12016’B và Đà Lạt có vĩ độ
11056’B nhưng nhiệt độ chênh nhau rất lớn 8 0C lần lượt là 26,30C và 18,30C. Nhiệt
7



độ miền núi phía Bắc thấp hơn miền núi phía Nam có cùng độ cao. Sa Pa và Đà Lạt
có độ cao không chênh nhau quá nhiều lần lượt là: 1570m và 1513m nhưng nhiệt độ
chênh nhau tới 3,10C lần lượt là 15,20C và 18,30C. Nguyên nhân chủ yếu là do miền
bắc nhiệt độ khu vực miền núi không chỉ giảm do ảnh hưởng của độ cao mà còn do
ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Khu vực miền núi ở miền Nam không chịu ảnh
hưởng mạnh của khối không khí lạnh từ phía Bắc nên nhiệt độ chỉ giảm do ảnh
hưởng của độ cao.
Bảng 1.4. Nhiệt độ trung bình năm một số địa điểm
Khu vực
Phía Bắc

Phía Nam

Địa điểm
Sơn La
Tam Đảo
Sa Pa
Hoàng Liên Sơn
Pleiku
Đà Lạt
Nha Trang

Độ cao (m)
676
897
1570
2170
800

1513
10-20

Nhiệt độ (0C)
21,0
18,0
15,2
12,8
21,8
18,3
26,3

1.2.4. Nhiệt độ phân hoá theo hướng sườn
Sự phân hoá nhiệt độ theo hướng sườn biểu hiện không rõ nét trên toàn lãnh
thổ. Hiện tượng này chỉ biểu hiện ở những khu vực địa hình cao và khu vực chịu
ảnh hưởng mạnh của các loại gió theo mùa. Đối với gió mùa đông bắc, khu vực đón
gió sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của khối không khí lạnh, nền nhiệt độ hạ thấp hơn
nhiều so với khu vực khuất gió như khu vực Đông Bắc và Tây Bắc. Khi gió mùa
đông bắc đầu mùa hoạt động còn yếu nhưng vẫn làm nhiệt độ khu vực Đông Bắc
giảm nhưng khi gặp dãy Hoàng Liên Sơn vuông góc với hướng gió, gió không vượt
qua được hoặc đã bị biến tính nên khu vực Tây Bắc nhiệt độ vẫn chưa hạ rõ nét. Chỉ
vào giữa mùa đông khi gió mùa đông bắc hoạt động mạnh, vượt dãy Hoàng Liên
Sơn làm cho nhiệt độ khu vực này hạ thấp. Cuối mùa gió đông bắc hiện tượng diễn
ra như đầu mùa. Chính vì vậy hai bên sườn dãy Hoàng Liên Sơn, khu vực Tây Bắc
mùa đông đến muộn, kết thúc sớm và không lạnh lắm, khu vực Đông Bắc mùa đông
đến sớm và kết thúc muộn, nhiệt độ thấp. Đối với gió mùa Tây Nam, khu vực khuất
gió diễn ra hiện tượng gió vượt núi (hiện tượng phơn) nên có nền nhiệt độ cao hơn
so với khu vực đón gió.
8



1.3. Chế độ nhiệt của nước ta có tính chất thất thường
Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hoá theo mùa nhưng không ổn định, có năm
rét sớm, có năm rét muộn, có năm thời gian rét kéo dài gây nên các hiện tượng thời
tiết cực đoan khác. Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc,
nơi mà gió mùa đông Bắc đã mang lại không khí lạnh từ vùng ôn đới xuống. Cường
độ thất thường thể hiện qua sự dao động của nhiệt độ năm lạnh nhất và năm nóng
nhất so với giá trị trung bình. Nhiệt độ tháng 1 là tháng lạnh nhất của miền Bắc có
thể nóng hoặc lạnh hơn so với giá trị trung bình nhiều năm từ 3 đến 6 0C. Ở Lạng
Sơn, nhiệt độ trung bình của tháng 1 các năm khoảng 13,7 0C, nhưng năm rét nhất
(1930) chỉ có 7,80C lạnh hơn tới 5,90C, đến năm 1950 nhiệt độ tháng 1 là 17,9 0C
nóng hơn mức trung bình 4,20C. Càng xuống phía Nam thì sự dao động mùa lạnh
càng nhỏ đi cùng với sự suy yếu của gió mùa đông bắc. Ở Đồng Hới sự dao động
nhiệt độ lần lượt là -2,90C và +4,20C so với giá trị trung bình. Trong mùa nóng, sự
đồng nhất về tính chất của các khối không khí hoạt động trên lãnh thổ đã san bằng
sự chênh lệch nói trên nên mức dao động nhiệt độ của tháng 7, tháng nóng nhất
trong mùa hạ ít hơn chỉ từ 1-20C.
Sự thất thường của chế độ nhiệt còn thể hiện ở thời điểm bắt đầu và kết thúc
của mùa nóng và mùa lạnh. Ở khu vực Đông Bắc, mùa đông khá ổn định, thời gian
bắt đầu và kết thúc mùa lạnh chỉ dao động từ 12-20 ngày nhưng càng xuống phía sự
dao động về ngày bắt đầu và kết thúc mùa lạnh càng mạnh. Khu vực Bắc Trung Bộ
mức dao động này khoảng 30-40 ngày. Sự thất thường trong chế độ nhiệt có ảnh
hưởng tới hoạt động sinh hoạt và sản xuất nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của nước ta
2.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí quyết định lượng bức xạ và nắng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và
quan trọng đến đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta. Vị trí địa lí trên đất liền của
nước ta, với điểm cực Bắc sát chí tuyến Bắc và điểm cực Nam cách xích đạo không
xa đã khiến cho khắp mọi nơi trên lãnh thổ có 2 ngày mặt trời lên thiên đỉnh trong
một năm. Vị trí nội chí truyến khiến cho mặt trời luôn đứng cao trên đường chân

trời, chính vì vậy lượng bức xạ mặt trời và số giờ nắng trong năm ở nước ta rất cao,
9


cân bằng bức xạ luôn dương quanh năm đạt tiêu chuẩn chí tuyến và cận xích đạo.
Do lãnh thổ kéo dài dẫn đến sự khác nhau trong chế độ nhiệt giữa khu vực phía Bắc
và phía Nam. Bức xạ tổng cộng cũng như cân bằng bức xạ cao dần từ bắc vào nam,
bước nhảy là sau vĩ tuyến 160B qua đèo Hải Vân. Phía Bắc khoảng 110-140
kcal/cm2/năm, phía Nam từ 140-160 kcal/cm 2/năm nên nhiệt độ trung bình năm
cũng tăng dần từ Bắc vào Nam. Càng đi về phía Bắc khoảng cách giữa 2 lần mặt
trời lên thiên đỉnh càng lớn, càng đi về phía Nam khoảng cách đó càng lớn làm cho
hai lần nhiệt độ cực đại ở phía Bắc sít lại gần nhau và chập thành một với tháng
nóng nhất là tháng VI-VII, tháng lạnh nhất là tháng XII-I. Như vậy miền Bắc có
một cực đại và một cực tiểu. Ở miền Nam chế độ nhiệt có 2 lần cực đại và 2 lần cực
tiểu, cực đại tuyệt đối là tháng IV và cực đại tương đối vào tháng VIII, cực tiểu
tuyệt đối vào tháng XII và cực tiểu tương đối vào tháng VI.
Số giờ nắng ở nước ta cũng biền động mạnh. Miền Bắc khoảng 1400-2000
giờ/năm, miền Nam từ 2000-3000 giờ/năm. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí nên nước
ta có chế độ ngày ngắn và ít dao động trong năm. Ngày dài nhất và ngắn nhất tại
Đồng Văn chênh nhau 2 giờ 37 phút, tại Cà Mau chỉ chênh nhau 1 giờ 10 phút.
2.2. Hoàn lưu khí quyển
Hoàn lưu khí quyển là nhân tố ảnh hưởng quan trọng làm thay đổi rõ nét chế
độ nhiệt của khu vực phía Bắc, làm tính địa đới trong chế độ nhiệt của khu vực phía
Bắc bị thay đổi mạnh mẽ trong mùa đông. Do vị trí đặc biệt của mình, Việt Nam đã
chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa, không ở đâu trong khu vực Đông Nam Á
gió mùa đông bắc lạnh khô tràn xa xuống phía nam như thế và cũng không ở đâu
gió mùa tây nam nóng ẩm lại tiến mạnh lên phía Bắc như vậy.
Vào tháng I tiêu biểu cho mùa gió đông bắc. Giữa mùa đông, cao áp Xibia
mạnh nhất và ở gần Đông Nam Á nhất trong năm, khối không khí lạnh từ cao áp
Xibia tràn về đã làm cho nền nhiệt độ của miền Bắc giảm mạnh nhất là khu vực đón

gió là miền núi Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Khu vực đồi núi Đông Bắc có
địa hình tương đối thấp nhưng có hướng núi vòng cung, mở ra ở phía bắc và chụm
đầu ở dãy Tam Đảo, vì vậy khi gió mùa đông bắc thổi khối không khí lạnh từ áp
10


cao Xibia về thì hệ thống núi đông bắc như cửa ngõ hút gió làm nhiệt độ khu vực
miền núi phía Bắc nhiệt độ xuống rất thấp. Trước mỗi đợt gió mùa đông bắc về thời
tiết thường có mưa nhỏ. Gió mùa đông bắc càng di chuyển về phía Nam càng bị
biến tính và bị cản do các bức chắn địa hình nên ảnh hưởng càng ít đi. Khu vực Bắc
Trung Bộ chỉ có 1-2 tháng lanh. Từ sau đèo Hải Vân khối không khí lạnh này hầu
như không ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của khu vực phía Nam.
Tháng V-VI, khi gió Tây Nam đầu mùa hoạt động đã gây hiện tượng phơn ở
khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ làm nhiệt độ khu vực
này tăng mạnh, nhiệt độ trung bình tháng cao hơn hẳn khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ.
Gió Tây Nam đầu mùa này có nguồn gốc từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương (vịnh
Bengan) thổi về nước ta, do áp cao không quá mạnh và gió di chuyển quãng đường
ngắn, di chuyển qua diện tích lục địa lớn trước khi đến nước ta nên tầng không khí
còn mỏng, độ ẩm thấp. Gió Tây Nam không vượt qua được các bức chắn địa hình là
dãy Trường Sơn và hệ thống núi trung bình ở biên giới Việt Lào gây hiện tượng
phơn cho Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Tháng VII, VIII hiện tượng phơn giảm dần và
đến tháng IX thì chấm dứt ở khu vực miền Trung từ tháng X nhiệt độ khu vực này
lại tuân theo quy luật tăng dần từ Bắc vào Nam.
Như vậy, hoàn lưu khí quyển góp phần tạo ra những khác biệt trong chế độ
nhiệt trên bức tranh nhiệt độ chung do ảnh hưởng của vị trí địa lí.
2.3. Địa hình
Cũng giống như hoàn lưu khí quyển, địa hình cũng là nhân tố phá vỡ tính địa
đới trong chế độ nhiệt ở một số khu vực. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm do không
khí loãng nên bức xạ nhiệt của Trái đất mất đi càng nhiều. Cứ lên cao 100m nhiệt
độ giảm đi 0,60C nên những khu vực địa hình cao nhiệt độ thấp hơn những khu vực

địa hình thấp có cùng vĩ độ như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên.
Hướng của địa hình cũng ảnh hưởng tới chế độ nhiệt của nơi đón gió và khuất
gió. Khu vực đón gió mùa đông bắc thì nhiệt độ thấp hơn khu vực khuất gió. Khu
vực khuất gió mùa Tây Nam thì nhiệt độ tăng cao rõ rệt. Điều này đã dẫn đến sự
phân hoá nhiệt độ theo hướng sườn ở một số nơi.
11


3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ với các thành phần tự nhiên khác
3.1. Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng bốc hơi
Nhiệt độ có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác của khí hậu và các
thành phần tự nhiên khác. Nhiệt độ ảnh hưởng tới lượng bốc hơi trong khí quyển.
Nhiệt độ càng cao, lượng bốc hơi càng lớn. Vì vậy lượng bốc hơi ở nước ta khoảng
1000mm/năm tương ứng với nền nhiệt độ cao. Lượng bốc hơi cũng có sự phân hoá
từ bắc vào Nam, từ Quảng Bình trở vào nhiệt độ cao lượng bốc hơi vượt quá
1000mm/năm, phía Bắc đèo ngang lượng bốc hơi còn khoảng 800-1000mm/năm,
lượng bốc hơi thấp nhất tại miền núi Bắc Bộ từ 500-800mm/năm.
Lượng bốc hơi còn thay đổi theo sự thay đổi nhiệt độ theo mùa. Ở Bắc Bộ,
do gió mùa đông bắc vừa hạ thấp nhiệt độ lại mang lượng mưa nhỏ vào cuối mùa
đông nên lượng bốc hơi cực tiểu rơi vào các tháng II-III, mùa hạ nóng lượng bốc
hơi cực đại khoảng tháng V, VI, VII. Ở Nam Bộ, lượng bốc hơi cực đại trùng với
thời gian nhiệt độ cực đại tuyệt đối là tháng III-IV, lượng bốc hơi cực tiểu khoảng
tháng X, XI khi nhiệt độ đã giảm dần.
Nhiệt độ giảm theo độ cao ở khu vực miền núi cũng làm độ bốc hơi giảm
theo. Hoàng Liên Sơn lương bốc hơi chỉ còn 494mm/năm.
3.2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến khí áp
Nhiệt độ càng cao, không khí nở ra, mật độ không khí càng loãng, tỉ trọng
không khí giảm là nguyên nhân làm cho khí áp giảm. Vào tháng VI-VII ở đồng bằng
Bắc Bộ có những ngày nhiệt độ tăng rất cao làm xuất hiện áp thấp nhiệt lực ở khu
vực Bắc Bộ. Chính hạ áp này đã hút gió Tây Nam hoạt động mạnh ở khu vực Bắc Bộ

và làm đổi hướng gió thành hướng Đông Nam.
Cũng chính vì nhiệt độ cao trong mùa hạ đã làm nước biển bốc hơi mạnh mẽ,
nhiệt độ cao và sự bốc hơi nước đã hình thành các khu áp thấp ngoài biển đông và
là hạt nhân hình thành bão trên biển đông. Bên cạnh đó sự chênh lệch nhiệt độ ở
khu vực ven biển cũng làm xuất hiện các khu khí áp thay đổi ngày đêm và tạo nên
các loại gió thay đổi theo ngày đêm.

12


3.3. Nhiệt độ ảnh hưởng tới sinh vật và sự hình thành đất
Mỗi loài thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định, phân bố ở nơi thích hợp
với nó. Chính vì vậy, ở nước ta có những khu vực địa hình cao, nhiệt độ trung bình
năm thấp hơn mức tiêu chuẩn nhiệt đới đã làm xuất hiện các loài sinh vật khu vực
cận nhiệt đới và ôn đới như thông, lãnh sam, đỗ quyên. Ngược lại ở Tây Nguyên và
Nam Bộ nhiệt độ cao xuất hiện các loài cận xích đạo và xích đạo như các cây họ
dầu… Khu vực có nhiệt độ thấp đặc biệt trong mùa đông, ngoài các sinh vật của có
nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt đới thì nói chung sinh vật nước ta chậm phát triển
hơn trong mùa đông. Khu vực có nhiệt độ cao, lượng mưa ít, bốc hơi mạnh sinh vật
kém phát triển gây nên hiện tượng hoang mạc hoá, sa mạc hoá.
Nhiệt độ ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phong hoá hình thành đất. Ở
nước ta do nhiệt độ cao nên quá trình hình thành đất diễn ra nhanh, ở những miền núi
cao, nhiệt độ thấp, phong hoá yếu nên đất hình thành chậm và kém dinh dưỡng hơn.
4. Thuận lợi và khó khăn do chế độ nhiệt mang lại
4.1. Thuận lợi
Với nền nhiệt độ cao trên toàn lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nền nông
nghiệp nhiệt đới với năng suất cao, khả năng xen canh, tăng vụ lớn đặc biệt là cây
lúa gạo và các cây công nghiệp nhiệt đới. Do chế độ ngày ngắn ảnh hưởng đến
quang hợp của thực vật nên các giống cây trồng của nước ta hầu hết có chu kì
quang ngắn.

Sự phân hoá nhiệt độ theo mùa và theo độ cao cho phép nước ta phát triển tập
đoàn cây trồng vật nuôi đa dạng trên cơ sở của nông nghiệp nhiệt đới. Đối với miền
Bắc việc canh tác cây vụ đông ngày càng quan trọng với các sản phẩm đặc trung
như cải bắp, súp lơ,…
Nền nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều còn tạo điều kiện cho các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt diễn ra thuận lợi như ngành như sản xuất muối, du lịch,… những
khu vực có nền nhiệt độ thấp hơn thuận lợi phát triển hình thức du lịch nghỉ dưỡng
như Sa Pa, Đà Lạt…

13


4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi do chế độ nhiệt của nước ta mang lại thì còn có
những khó khăn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt. Lượng nhiệt
dồi dào của nước ta chỉ có ích lợi nếu độ ẩm đầy đủ, nếu thiếu ẩm sẽ gây khô hạn
với cảnh quan hoang mạc, bán sa mạc như Ninh Thuận, Bình Thuận.
Những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của hiện tượng phơn hay gió Lào nhiệt
độ tăng cao cục bộ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Những khu vực nhiệt độ thấp trong mùa đông đặc biệt là khu vực miền
núi phía bắc làm nhiệt độ giảm mạnh xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như
rét đậm, rét hại, sương muối, sương giá ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi.
Sự thất thường của chế độ nhiệt, năm rét sớm, năm rét muộn, nóng quá, lạnh
quá khiến cho việc theo dõi điều khiển thời vụ gieo trồng và chọn các giống cây
chịu được các thiên tai như rét, hạn…gặp khó khăn. Để đảm bảo hiệu quả cao trong
sản xuất nông nghiệp người sản xuất cần có những kiến thức nhất định về đặc điểm
của khí hậu và những diễn biến của nó trong những năm gần đây.
5. Diễn biến của chế độ nhiệt nước ta trong những năm gần đây
Nền nhiệt độ của nước ta thay đổi theo diễn biến chung của khí hậu toàn cầu
đó là hiện tượng nhiệt độ trung bình năm tăng lên. Trong 50 năm qua (1958 - 2007),

nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,5 oC đến 0,7oC. Nhiệt độ
mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc
tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập
kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (19311960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành
phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8;
0,4 và 0,6oC. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung
bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000 là 0,4 0,5oC. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng mực nước biển sẽ tăng và một phần diện tích nước
ta sẽ bị ngập dưới mực nước biển. Phần lớn diện tích ngập lụt thuộc về các vùng
trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm và dân cư sinh sống đông đúc ở nước ta.

14


Nhiệt độ ngày càng diễn biến thất thường. Trong những năm gần đây hiện
tượng nhiệt độ tuyết đối cao và tuyệt đối thấp, hiện tượng rét kéo dài, nóng kéo dài
diễn ra nhiều và mạnh hơn. Hiện tượng nhiệt độ xuống thấp tại Sa Pa năm 2008 gây
hiện tượng băng tuyết trong vài ba ngày là trận băng giá kỉ lục nhất trong vòng 40
năm qua. Khu vực Bắc Bộ cũng chống chọi với đợt rét kỉ lục đầu năm 2008. Đợt rét
kéo dản kỉ lục trong lịch sử quan trắc tới hơn 35 ngày liên tục. Rét đậm diễn ra trên
diện rộng với nhiều khu vực ảnh hưởng nặng như đông bắc bắc bộ, đồng bằng bắc
bộ, vùng núi cao phía bắc. Đợt rét đã gây xáo trộn cuộc sống của người dân và gây
thiệt hại không nhỏ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đối lập với sự hạ thấp của nhiệt độ năm 2008, đến năm 2010 miền Bắc lại
chứng kiến đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài kỷ lục trong tháng VI và tháng VII.
Do liên tục chịu sự chi phối của áp thấp phía tây với hiệu ứng phơn khá mạnh trong
tháng VI và tháng VII năm 2010 đã xuất hiện 2 đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài tại
các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Đợt từ ngày 8 đến ngày 20/VI/2010 nhiệt độ cao nhất
trong đợt nắng nóng này phổ biến từ 36-39oC, đặc biệt tại các tỉnh thuộc đồng bằng
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhiệt độ cao nhất lên tới 40-41 oC, một số nơi lên tới trên
42oC và nhiều nơi đạt giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu lịch sử. Sang tháng VII đã

tiếp tục xảy ra một đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt và kéo dài ở Bắc Bộ từ ngày
2/VII đến ngày 12/VII và ở ven biển Trung Bộ từ những ngày cuối tháng VI đến
ngày 13/VII với nhiệt độ cao nhất phổ biến ở vùng núi Bắc Bộ và Nam Trung Bộ từ
35 – 38oC, riêng ở đồng bằng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 38 – 40 oC, có
nơi lên tới trên 40oC như Kim Bôi (Hòa Bình): 40,8 oC (ngày 5/VII), Hà Nội: 40,1oC
(ngày 5/VII), Tĩnh Gia (Thanh Hóa): 42,2oC (ngày 6/VII)..và đây cũng là những giá
trị cao nhất trong chuỗi số liệu lịch sử cùng thời kỳ.
Như vậy, chế độ nhiệt của nước ta những năm gần đây có những thay đổi
thất thường so với đặc điểm chung của chế độ nhiệt. Vấn đề này đang nhận được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học, chúng ta cần có những biện pháp ứng phó với
những thay đổi này.

15


PHẦN 2
CÁC DẠNG CÂU HỎI VÊ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM
Do yêu cầu về tính sáng tạo cao, đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí
không theo một khuôn mẫu nào nhất định về dạng đề, cách làm bài thay đổi theo
từng dạng. Quan sát các đề thi học sinh giỏi quốc gia từ năm 2008 đến 2013, thống
kê các dạng câu hỏi có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến yếu tố nhiệt độ của khí
hậu Việt Nam xuất hiện:
Dạng 1: Câu hỏi với bảng số liệu: nhận xét, nhận xét và giải thích, phân tích
về yếu tố nhiệt độ của các địa điểm hoặc một địa điểm qua các năm, hoặc nhận xét,
phân tích so sánh đặc điểm khí hậu của các địa điểm trong đó có yếu tố khí hậu…
Dạng 2: Câu hỏi với Atlat Địa lí Việt Nam: so sánh, phân tích, giải thích, trình
bày về chế độ nhiệt của các tỉnh, các khu vực, hoặc làm việc với các trạm khí hậu…
Dạng 3: Câu hỏi chứng minh, giải thích, phân tích các nhân tố ảnh hưởng,
phân tích các mối quan hệ giữa nhiệt độ với các yếu tố khác, giải thích các điểm
nhiệt độ đặc biệt…

Dạng 4: Câu hỏi tính toán: áp dụng hoặc biến đổi công thức có sẵn.
Như vậy, để làm bài có hiệu quả các dạng bài trên, học sinh phải có kĩ năng địa lí
thành thạo để tìm tòi, khám phá tri thức tiềm ẩn trong các trang Atlat, các bảng số
liệu thông kê,..trên cơ sở nắm chắc, hiểu sâu kiến thức địa lí cơ bản và có tính tư
duy sáng tạo. Học sinh học thuộc theo các dạng đề thi không phải việc bắt buộc
phải học trong thi học sinh giỏi quốc gia vì các dạng đề luôn luôn thay đổi. Giáo
viên cần dạy cho học sinh cách tư duy, vận dụng kiến thức một cách linh hoạt để
giải quyết yêu cầu của đề bài. Chuyên đề thống kê một số dạng câu hỏi thường thi
và cách hướng dẫn học sinh cách tư duy làm bài sau đây:
1. Dạng 1: Câu hỏi với bảng số liệu
Đối với dạng câu hỏi này học sinh cần phân tích, so sánh các số liệu theo hàng
nganh, cột dọc để rút ra các nhận xét cần thiết.
- Phân tích câu hỏi, làm rõ yêu cầu và phạm vi cần phân tích, nhận xét và
phát hiện những yêu cầu chủ đạo để tập trung làm rõ. Trong một số trường hợp cần
16


thiết cần sử lí số liệu trước khi nhận xét. Phát hiện các mối liên hệ giữa số liệu theo
cột dọc và hàng ngang, chú ý các giá trị đặc biệt: lớn nhất, nhỏ nhất…
- Tái hiện kiến thức cơ bản đã học có liên quan đến yêu cầu của câu hỏi và
đến các số liệu đã cho, xác định tiêu chí phù hợp với yêu cầu của bảng số liệu, phác
thào dàn ý trình bày từ khái quát đến cụ thể.
Ví dụ:
Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (0C)
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
Tháng
16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7
Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải

thích vì sao có sự khác biệt đó.
Cách làm:
Trước hết học sinh cần tính số liệu nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm
phục vụ cho phần nhận xét.
+ Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt
o Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
o Biên độ nhiệt của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
o Biến trình nhiệt của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khác nhau.
+ Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt:
- Hà Nội chịu ảnh hưởng của gió mùa đông vắng thồi từ phía Bắc xuống nên
nhiệt độ trung bình mùa đông thấp, TP. Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió
này nên nhiệt độ cao làm nhiệt độ trung bình năm cao hơn.
- Hà Nội nằm ở gần chí tuyến Bắc và nền nhiệt độ hạ thấp trong mùa đông nên
biên độ nhiệt cao hơn TP. Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh nằm gần xích đạo nền
nhiệt cao quanh năm nên biên độ nhiệt thấp hơn.
- Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc nên thời gian 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh ngắn
hơn, tháng nóng nhất là tháng 6-7 cao hơn nhiệt độ TP. Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí
Minh có hai lần mặt trời lên đỉnh cách xa nhau nên nhiệt độ cao nhất vào tháng 4.


17


Bài tập 1: Cho bảng số liệu
Nhiệt độ của một số địa điểm (0C)
Địa điểm

Nhiệt

Nhiệt độ TB

Nhiệt độ TB

Biên độ

Nhiệt độ

Nhiệt độ

Biên độ

độ TB

tháng lạnh

tháng nóng

nhiệt độ


tối thấp

tối cao

nhiệt độ

tuyệt đối
2,7

tuyệt đối
42,8

tuyệt đối
40,1

năm
23,5

16,4

28,9

TB năm
12,5

(21002’B)
Huế (16026’B)

25,1


(tháng I)
19,7

(tháng VII)
29,4

9,7

8,8

41,3

32,5

TP. Hồ Chí Minh

27,1

(tháng I)
25,7

(tháng VII)
28,9

3,2

13,8

40,0


26,2

(tháng XII)

(tháng IV)



Nội

(10049’B)

Qua bảng số liệu hãy nhận xét chế độ nhiệt của các địa điểm và nêu sự biết đổi
nhiệt độ theo vĩ độ. Giải thích nguyên nhân của sự biến đổi đó.
Bài tập 2:
Nhiệt độ trung bình tháng của Lạng Sơn và Lai Châu (0C)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tháng
Lạng Sơn (258m) 13,3 14,3 18,2 22,1 23,3 26,9 27,0 26,6 25,2 22,2 18,3 14,3

Lai Châu (244m) 17,1 18,0 21,3 24,6 24,5 26,5 26,5 26,6 26,1 23,7 20,6 17,7
Nhận xét và giải thích sự khác biệt chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên.

Bài tập 3:
Nhiệt độ và lượng bốc hơi trung bình tháng của Lạng Sơn và Lai Châu
Tháng
Hà Nội

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2

Nhiệt
độ (0C)
Bốc hơi 71
60
57
65
99
98 101

(mm)
Nhiệt 20,0 20,9 23,1 26,0 28,3 29,3 29,4
Huế
độ (0C)
Bốc hơi 45
40
66
83 112 136 143
(mm)
Tp.
Hồ Nhiệt 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1
Chí Minh độ (0C)
Bốc hơi 165 179 215 200 144 106 112
(mm)

84

84

96

90

85

28,9 27,1 25,1 23,1 20,8
134

85


62

50

43

27,1 26,8 26,7 26,4 25,7
126

101

99

109

Nhận xét và giải thích đặc điểm nhiệt độ và lượng bốc hơi của các địa điểm.
Rút ra mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượng mưa.
2. Dạng 2: Câu hỏi với Atlat Địa lí Việt Nam
18

129


Câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlas địa lí Việt Nam trở thành phổ biến trong các
đề thi học sinh giỏi quốc gia. Để khai thác kiến thức từ Atlas yêu cầu học sinh phải
sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí, đồng thời phải sử dụng kĩ năng tư
duy, trong nhiều trường hợp còn cần đến sự sáng tạo.
Thông thường câu hỏi gắn với Atlas có dạng: “Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam
và kiến thức đã học…”. Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh chỉ dựa vào một
trong hai cơ sở để làm (hoặc là Atlas hoặc là kiến thức đã học) để làm bài. Việc làm

đó không cho phép trình bày kiến thức một cách đầy đủ. Nếu chỉ dựa vào kiến thức
đã học, nhiều kiến thức từ Atlas bị bỏ sót đặc biệt là các kiến thức về sự phân bố cụ
thể, mối quan hệ về không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng địa lí. Nếu chỉ
dựa vào Atlas thì nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển,
đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống của dân cư không được đề cập
đến một cách đầy đủ và hợp lí.
Để làm tốt câu hỏi này, học sinh phải hệ thống được các kiến thức có thể khai
thác được từ các trang Atlas liên quan đến câu hỏi, các loại kiến thức đã được học
khó khai thai thác trên Atlas. Khi làm bài cần kết hợp hai loại kiến thức này một
cách thích hợp.
Ví dụ: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định trên bản
đồ các vùng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất? Giải thích?
Cách làm:
Học sinh cần sử dụng trang 9, trang 13, trang 14 của Atlas địa lí Việt Nam.
+ Những khu vực có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất có nền nền nhiệt độ dưới
180C chủ yếu ở các vùng núi cao:
- Vùng núi Hoàng Liên Sơn và một phần núi cao ở biên giới Việt – Trung,
Việt – Lào.
Giải thích: Do ảnh hưởng của độ cao địa hình và hoạt động của gió mùa đông bắc.
- Vùng núi Kon Tum và cao nguyên Lâm Viên
Giải thích: Do ảnh hưởng của độ cao địa hình.
+ Những khu vực nằm trong thang nhiệt độ cao trên 240C phân bố dọc phần phía
nam của duyên hải miền Trung, Trung Tây Nguyên và Nam Bộ.
19


Giải thích: Do vị trí ở phía nam, gần xích đạo, gần như không chịu ảnh hưởng
của gió mùa đông bắc lạnh. Đặc biệt khu vực duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng
của gió Lào hoạt động mạnh trong mùa hạ.
Bài tập 1: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh chế độ

nhiệt của các trạm khí hậu Sa Pa, Đà Lạt.
Bài tập 2: Dựa vào các trạm khí hậu Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh rút
ra nhận xét về chế độ nhiệt của nước ta và giải thích.
Bài tập 3: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải
thích chế độ nhiệt của nước ta.
3. Dạng 3: Câu hỏi chứng minh, giải thích, phân tích…
Dạng câu hỏi này thường yêu cầu phân tích mối quan hệ nhân quả, đánh giá
tác động, phân tích mối quan hệ…đòi hỏi học sinh thi học sinh giỏi quốc gia phải
có một quá trình tích luỹ lâu dài và công phu về cả kiến thức và kĩ năng địa lí, kĩ
năng tư duy, cách làm bài lô gic và khoa học, khả năng dẫn dắt và làm sáng tỏ vấn
đề một cách dễ hiểu nhất. Nắm vững kiến thức cơ bản là nền tảng vững chắc cho tư
duy và cơ sở cho thăng hoa, sáng tạo, nhất là trong đề thi học sinh giỏi quốc gia cần
tính sáng tạo cao học sinh cần lựa chọn và huy động tối đa kiến thức đã học và kiến
thức khai thác được trên Atlat phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. Dù câu hỏi có phức
tạp đến chừng nào cũng có thể liên hệ được với các kiến thức cơ bản có tính chất
gốc của nội dung cần hỏi. Những kiến thức này có tính cơ bản, ổn định, làm nền
tảng cho sự phát triển kiến thức. Mỗi câu hỏi khó có thể được xem như là một sự
phát triển cao hơn của kiến thức cơ bản, khi gặp những câu hỏi như vật là quy về
kiến thức cơ bản tìm kiếm phương pháp giải quyết thích hợp. Học sinh cần sử dụng
các kiến thức đã học kết hợp với kĩ năng làm bài tư duy về mối quan hệ nhân quả,
về mối quan hệ so sánh, liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hay
kĩ năng trả lời câu hỏi mang tính tổng hợp… giải quyết yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng
chế độ nhiệt của nước ta biểu hiện quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
Giải thích nguyên nhân các biểu hiện đó.
20


Cách làm:
- Chế độ nhiệt của nước ta biểu hiện quy luật địa đới

+ Nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C
+ Tổng lượng bức xạ lớn
+ Số giờ nắng trong năm lớn
Giải thích: Do nước ta nằm trong vành đai nhiệt nóng giữa 2 vòng đai nhiệt 20 0C
của 2 bán cầu.
- Chế độ nhiệt nước ta biểu hiện quy luật phi địa đới:
+ Nhiệt độ biểu hiện quy luật đai cao. Tự nhiên nước ta được chia thành 3 đai
cao với đặc điểm nhiệt độ phân hoá rõ rệt.
* Đai nhiệt đới gió mùa từ 0 đến 600m (miền Bắc) và từ 0 đến 900-1000m
(miền Nam): mùa hạ nóng, với nhiệt độ trung bình tháng trên 25 0C, thoả mãn yêu
cầu về nhiệt cao của các loài cây nhiệt đới và xích đạo.
* Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: từ 600m ở miền Bắc và 900-1000m ở
miền Nam đến 2600m: nhiệt độ khoảng 200C ở độ cao từ 600 - 1600m, sau đó nhiệt
độ hạ thấp xuống dưới 200C ở độ cao 1600 – 2600m.
* Đai ôn đới gió mùa trên núi từ 2.600m trở lên: quanh năm rét dưới 150C, mùa
đông xuống dưới 100C.
Giải thích: Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm khoảng 0,60C/100m.
+ Chế độ nhiệt biểu hiện phân hoá theo quy luật địa ô
* Nơi đón gió mùa đông bắc sẽ lạnh hơn nơi khuất gió khoảng 2-3 0C như khu
vực Đông Bắc và Tây Bắc trong mùa đông.
* Nơi đón gió mùa tây nam cũng ẩm hơn và nhiệt độ thấp hơn so với nơi chịu
hiệu ứng phơn. Các dãy núi bình phong quan trọng nhất là dải Hoàng Liên Sơn, dải
núi biên giới Việt – Lào, dải Trường Sơn (Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ).
* Biên độ nhiệt khu vực ven biển cao hơn khu vực phía Tây. Lạng Sơn có biên
độ nhiệt năm 13,70C, Lai Châu: 9,40C. Quy Nhơn có biên độ nhiệt là 6,80C, Plei Ku
có biên độ nhiệt 5,00C.
Giải thích: sự phân hoá theo kinh độ chủ yếu do hiệu ứng phơn và tác dụng bức
chắn của địa hình gây ra, còn vị trí so với biển thì ít tác dụng do nước ta hẹp ngang.

21



Bài tập 1: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt của nước ta.
Bài tập 2: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh tính
phân hoá của chế độ nhiệt nước ta.
Bài tập 3: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng
địa hình là nhân tố quan trọng dẫn tới sự phân hoá của chế độ nhiệt nước ta.
4. Dạng 4: Câu hỏi tính toán
Dạng bài này cần sử dụng các công thức tính toán có sẵn hoặc các phép tính suy ra
từ công thức sẵn có. Các công thức có liên quan đến nhiệt độ như:
- Tính nhiệt độ trung bình ngày (0C):
Nhiệt độ trung bình ngày = tổng nhiệt độ 3 lần đo trong ngày (lúc 5 giờ, 13 giờ,
21 giờ)
- Tính nhiệt độ trung bình tháng (0C):
Nhiệt độ trung bình tháng là trung bình cộng nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng
- Tính nhiệt độ trung bình năm (0C):
Nhiệt độ trung bình năm là trung bình cộng nhiệt độ trung bình các tháng
- Tính biên độ nhiệt năm (0C):
Biên độ nhiệt năm = Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất – nhiệt độ trung bình
tháng thấp nhất.
- Tính sự chênh lệch nhiệt độ theo độ cao của 2 địa điểm (0C):
Sử dụng kiến thức: Lên cao 1000m nhiệt độ giảm 60C
Sau khi tính toán, học sinh sẽ quay trở về làm bài ở dạng 1 đã hướng dẫn ở trên.
Ví dụ:
Nhiêt độ trung bình các tháng trong năm của một số địa điểm (0C)
Tháng
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10 11 12
TP Hạ Long
17 18 19 24 27 29 29 27 27 27 24 19
TP Vũng Tàu
26 27 28 30 29 29 28 28 28 28 28 27
a. Xác định biên độ nhiệt trung bình năm và nhiệt độ trung bình các tháng
mùa hạ của 2 thành phố.
b. Nhận xét và giải thích sự khác biệt về chế độ nhiệt của TP Hạ Long và TP
Vũng Tàu.

22


PHẦN KẾT LUẬN
Kiến thức và kĩ năng địa lí giáo viên truyền đạt và hướng dẫn học sinh trong
nội dung ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia đòi hỏi phải được tích luỹ trong một thời
gian dài vì khối lượng kiến thức nhiều và các kĩ năng làm bài đa dạng và khó. Vì
vậy, trong quá trình dạy giáo viên cần sắp xếp một cách khoa học, hợp lí để đạt
được hiệu quả cao nhất.
Chuyên đề hệ thống kiến thức có liên quan đến chế độ nhiệt của nước ta và
đưa ra một số dạng câu hỏi có thể được sử dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh
giỏi quốc gia. Đây là những kiến thức nền tảng về chế độ nhiệt mà học sinh sẽ sử
dụng để giải quyết các dạng câu hỏi có liên quan. Chuyên đề là tài liệu giảng dạy
của tác giả, không tránh khỏi nhiều vấn đề chưa hợp lí sẽ được rút kinh nghiệm và

hoàn chỉnh trong các chuyên đề tiếp theo.

23



×