Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

PHÂN TÍCH yếu tố NHIỆT của KHÍ hậu VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.09 KB, 8 trang )

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Địa lí tự nhiên Việt Nam là một phần quan trọng của chương trình trung
học phổ thông chuyên. Trong đó phần khí hậu Việt Nam là một trong những nội
dung lớn và có liên quan đến nhiều thành phần tự nhiên khác như: địa hình, thủy
văn, thổ nhưỡng, sinh vật và cảnh quan.
Nội dung khí hậu Việt Nam thường xuất hiện nhiều trong các kì thi, đặc
biệt là thi học sinh giỏi quốc gia.
Dưới đây tôi xin đưa ra một số nội dung kiến thức và bài tập cơ bản liên
qua tới yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam.

NỘI DUNG
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU
NƯỚC TA
1. Vị trí địa lí
Qui định góc nhập xạ từ đó ảnh hưởng đến lượng nhiệt từ Mặt Trời dồn
xuống mặt đất.
Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu trong năm có
hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên có góc nhập xạ lớn, nền nhiệt độ cao. Càng
vào phía Nam càng gần xích đạo nên nền nhiệt càng cao.
2. Địa hình
a. Độ cao
Nước ta ¾ là đồi núi nhưng phần lớn là đồi núi thấp dưới 1000 m (khoảng
trên 65%), chỉ có 1% trên 2000 m nên tính chất nhiệt đới được bảo toàn trên hầu
khắp lãnh thổ
Tuy nhiên địa hình có sự phân hóa theo độ cao nên nền nhiệt cũng có sự
phân hóa theo đai cao. Ở tầng đối lưu cứ lên cao 1000met nhiệt độ giảm 6 0C, vì
vậy những vùng núi cao ở nước ta có nền nhiệt thấp hơn so với nền nhiệt trung
bình của cả nước.
1




b. Hướng sơn văn của địa hình
- Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió
mùa Đông Bắc tác động xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta làm cho vùng núi
Đông Bắc vào mùa đông có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp và lạnh nhất cả
nước.
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn
ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa
đông ngắn hơn và đỡ lạnh hơn so với khu Đông Bắc.
- Hướng Tây - Đông của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng
ngăn ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuống phía Nam góp phần làm cho nền
nhiệt ở phái Nam cao hơn phía Bắc.
3. Hoàn lưu gió mùa
a. Gió mùa mùa đông
- Gió mùa Đông Bắc có nguồn gốc từ áp cao Xibia hoạt động từ vĩ tuyến
160B trở ra Bắc với tính chất cơ bản là lạnh và khô đã làm cho nền nhiệt của miền
Bắc bị hạ thấp trong mùa đông, có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C.
- Gió Tín Phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc thổi về hạ
áp Xích Đạo với tính chất nóng và khô ảnh hưởng rõ đến miền Nam nước ta gây
thời tiết khô nóng.
b. Gió mùa mùa hạ
Gồm nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ Dương (thổi đầu hạ) và nguồn gốc từ áp cao
cận chí tuyến nửa cầu nam (thổi giữa và cuối hạ) với tính chất nóng ẩm làm cho
nền nhiệt trong mùa hạ cao trên cả nước.
II. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ NHIỆT Ở NƯỚC TA
1. Khái quát chung
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa châu Á, có sự phân hoá sâu sắc
theo không gian (theo B - N, Đ - T, độ cao), theo thời gian (phân hoá mùa). Điều
này thể hiện ở từng yếu tố khí hậu như nhiệt độ, mưa, sự phân hoá các miền khí

hậu. Chế độ nhiệt nước ta cũng chịu ảnh hưởng của vị trí địa lí, vĩ độ, độ cao,
hướng sườn và các hoàn lưu khí quyển. Sự khác nhau giữa các yếu tố này sẽ góp
phần tạo nên sự phân hoá đa dạng của chế độ nhiệt nước ta.
2


2. Chế độ nhiệt nước ta mang tính chất nhiệt đới
- Nước ta nằm trong khu vực có chế độ nhiệt thuộc vành đai nhiệt đới:
Nhiệt độ trung bình năm toàn lãnh thổ chủ yếu 20 - 240c, phía Nam >240c
- Nguyên nhân: Do vị trí địa lí thuộc vành đai nhiệt đới BBC (trong vòng
nội chí tuyến BBC), một năm 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh -> góc nhập xạ lớn ->
nhiệt độ cao.
3. Nhiệt độ nước ta có sự phân hoá đa dạng theo mùa, theo B - N, theo Đ - T
và theo độ cao
* Nhiệt độ phân hoá theo mùa
- Miền Bắc nước ta (từ Huế -> Bắc), chế độ nhiệt phân hoá thành 2 mùa
nóng (mùa hè) - mùa lạnh (mùa đông)
+ Mùa nóng (mùa hè): Từ T5 -> T10: Nhiệt độ cao, cao nhất vào tháng 7,
nhiệt độ trung bình tháng 7 ở miền Bắc chủ yếu từ 24 - 28 0c; có nơi > 28 0c.
Nguyên nhân do Mặt Trời di chuyển biểu kiến lên BBC nên góc nhập xạ
lớn, áp thấp nóng phía Tây hoạt động mạnh.
+ Mùa Lạnh từ T11 -> T4: Nhìn chung nền nhiệt ở miền Bắc thấp, thấp nhất
vào tháng 1: T0 trung bình T1 chủ yếu từ 14 -> 18 0c và <14 0c.
Nguyên nhân: Do vào mùa đông mặt trời di chuyển biểu kiến xuống Nam
bán cầu -> góc nhập xạ giảm. Là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa
Đông Bắc ở nước ta.
+ Biên độ nhiệt lớn giữa 2 mùa.
+ Biểu hiện qua trạm khí tượng Hà Nội: Từ T 5 -> T10: Nhiệt độ cao > 25 0c,
cao nhất vào tháng 7 là 27 0c; từ T11 -> T4: nhiệt độ ở Hà Nội thấp (có 5 tháng
nhiệt độ < 20 0c), thấp nhất vào tháng 1là 15 0c. ∆t0 lớn 12 0c.

- Miền Nam: Sự phân hoá mùa không rõ rệt, nhiệt độ gần như nóng quanh
năm, biên độ nhiệt độ rất nhỏ, đặc biệt riêng Nam Bộ quanh năm đều >24 0c.
(trạm khí tượng HCM nhiệt độ cả 12 tháng >25 0c, ∆t0 = 2 0c). Do nằm gần xích
đạo, quanh năm nhận được góc chiếu sáng lớn -> góc nhập xạ cao -> nhiệt độ cao.
Không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh.
- Biên độ nhiệt cao ở miền Bắc, thấp ở miền Nam cũng do ảnh hưởng của
vĩ độ và gió mùa Đông bắc.

3


* Nhiệt độ phân hoá theo B - N
- Dựa vào nền màu ta thấy nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam:
+ T0 trung bình năm:
MKHPB: chủ yếu 20 - 240c.
MKHPN: chủ yếu > 240c.
+ T0 trung bình T1:
MKH PB: chủ yếu 14 -> 180c, vùng núi cao giáp
biên giới phía Bắc <14 0c.
MKHPN: 20 -> 240c và > 240c.
+ T0 trung bình T7: thể hiện sự phân hoá không rõ nét.
- Nguyên nhân: Do vị trí địa lí lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ,
càng vào phía Nam vĩ độ thấp thì nhiệt độ càng cao và 2 lần mặt trời lên thiên
đỉnh cách xa nhau. Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc giảm dần từ bắc vào
nam.
- Biểu hiện qua các trạm khí hậu: Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM
Độ
T0 tb
Số tháng T0 min T0 max
Đỉnh

∆t0
cao
năm
T0 < 20 0c
T1
T7
nhiệt
0
Hà Nội
< 50 20 – 24
5
17 c
29
12
1
0
Đà Nẵng < 50
> 24
0
22 c
29
7
1
0
TP HCM < 50
> 24
0
25,5 c 27,5 - T4
2
2

Qua bảng số liệu ta thấy
+ T0 trung bình năm, T0 trung bình tháng một, tăng dần từ Bắc vào Nam.
Trạm

4


+ ∆t0, số tháng nhiệt độ < 20 0c giảm dần từ bắc vào nam.
+ Miền Nam có 2 đỉnh nhiệt, ∆t0 nhỏ. Miền Bắc có một đỉnh nhiệt, ∆t0 cao.
- T0 trung bình tháng lạnh nhất từ B vào N chênh nhau rất lớn (Hà Nội:
170C, TPHCM 25,5 0c -> chênh nhau 8,5 0C ).
- T0 trung bình tháng nóng nhất từ B vào N chênh nhau rất nhỏ (Hà Nội:
290C, TP HCM 27,5 0C -> chênh nhau 1,5 0c ).
- Từ Bắc vào Nam: Nhiệt độ tăng dần, tăng nhanh biểu hiện rõ vào tháng 1.
Nguyên nhân
+ Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam do vĩ độ càng thấp thì nhiệt độ càng
cao do góc nhập xạ càng lớn. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ->
nền nhiệt thấp hơn. Phía Bắc về mùa hạ mặt trời lên thiên đỉnh ở gần chí tuyến
Bắc.
+ MKH PB biên độ nhiệt năm lớn ,có 1 cực đại do 2 lần mặt trời lên thiên
đỉnh gần nhau.
+ MKH PN biên độ nhiệt nhỏ, có 2 cực đại nhiệt độ do 2 lần mặt trời lên
thiên đỉnh xa nhau.
+ Miền Bắc nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 do trùng với thời gian mặt trời
lên thiên đỉnh.
+ Miền Nam nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 do trùng với thời gian mặt trời
lên thiên đỉnh lần thứ nhất nhưng do miền Nam đang ở cuối mùa khô nên nhiệt độ
nóng nhất.
* Nhiệt độ phân hoá theo Đ - T: Trên cùng vĩ độ
- T0 trung bình năm vùng khí hậu NTB chủ yếu >24 0c , còn vùng khí hậu

Tây Nguyên thì chủ yếu 20 - 24 0c.
- T0 trung bình tháng 1: Ven biên giới phía Tây T0 <14 0c, còn đồng bằng
phía Đông T0 14 - 18 0c.
- Phân hoá Đ - T biểu hiện rõ nhất giữa Đông Bắc và Tây Bắc qua 2 trạm
khí hậu Lạng Sơn, Điện Biên Phủ.
Trạm

Độ cao
(m)

Số tháng T0
< 20 0C

5

T0 min: T1

T0 max: T7

∆t0


Điện Biên
Lạng Sơn

200 - 500
200 - 500

15 0c
13 0c


5
6

25 0c
27

10
14

+ T0 tháng min ở Lạng Sơn < Điện Biên.
+ T0 tháng max, ∆t0, số tháng nhiệt độ < 20 0c của Lạng Sơn > Điện Biên.
+ Lạng Sơn và Điện Biên ở cùng vĩ độ, cùng độ cao nhưng nền nhiệt của
Điện Biên > Lạng Sơn.
Nguyên nhân: Do Lạng Sơn nằm giữa cánh cung hút GMĐB -> chịu ảnh
hưởng rất mạnh của gió mùa Đông bắc -> T0 tháng 1 thấp -> ∆t0 cao hơn. Lạng
Sơn nói riêng và Đông Bắc nói chung có mùa đông dài và lạnh nhất cả nước.
Điện Biên (vùng Tây Bắc) do được dãy Hoàng Liên Sơn chắn nên ít chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông bắc, do đó mùa đông ấm hơn -> ∆t0 nhỏ hơn.
* Nhiệt độ phân hoá theo độ cao: Thể hiện rõ nét nhất ở sự khác biệt về
nhiệt độ giữa các vùng đồng bằng và trung du miền núi:
- T0 trung bình năm:
+ ĐBSH, DHMT, ĐBSCL: chủ yếu từ 20 - 24 0C và >24 0C.
+ Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn (cao > 1500m) T 0 trung bình năm ≤ 180C,
trên các khối núi cao Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 20 0c.
- T0 trung bình tháng 1:
+ ĐBSH, DHMTr, ĐBSCL: chủ yếu từ 14 0c đến >24 0C.
+ Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn , Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên
Lâm Viên T0 <14 0C.
- T0 trung bình tháng 7:

+ ĐBSH, DHMT, ĐBSCL: chủ yếu từ 24 - 28 0C và >28 0C.
+ Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm
Viên T0 <20 0C.
Ở các dãy núi cao nhiệt độ bao giờ cũng thấp nhất vì càng lên cao nhiệt độ
càng giảm:
* Chứng minh qua cặp trạm khí hậu Hà Nội < 50 m - SaPa > 1500 m.
Trạm
SaPa
Hà Nội

Độ cao
1650
< 50

Số tháng T0 < 20 0c T min: T1
12
7,5 0c
4
17 0c
6

T max: T7
18 0c
29

∆t0
10,5
12



- Càng nên cao nhiệt độ càng giảm: Do SaPa cao > 1650 m, còn Hà Nội
thấp < 50 m nên:
+ T0 trung bình tháng 1: Hà Nội: 17 0c > SaPa: 7,5 0c
+ T0 trung bình tháng 7: Hà Nội: 29 0c > SaPa: 18 0c
+ Số tháng T0 <20 0c ở Hà Nội là 4 tháng, còn SaPa là cả 12 tháng.
- Biên độ nhiệt: Hà Nội: 12 0c > SaPa: 10,5 0
III. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ NHIỆT ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
* Thuận lợi:
- Nền nhiệt cao -> Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao,
ổn định. Cây trồng sinh trưởng và phát triển quanh năm, khả năng xen canh, tăng
vụ lớn.
- Bên cạnh các sản phẩm nhiệt đới còn có các sản phẩm cận nhiệt và ôn đới
do khí hậu phân hoá theo đai cao.
- Do khí hậu phân hoá theo vĩ độ -> nền nông nghiệp khác nhau giữa 2
miền Nam - Bắc: Miền Nam cây nhiệt đới chủ yếu, còn miền Bắc phát triển cây
nhiệt đới có thế mạnh cây cận nhiệt, ôn đới.
- Nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng -> có điều kiện đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản quanh năm.
- Rừng nhiệt đới phát triển mạnh đa dạng (rừng thường xanh, rừng rụng lá,
rừng nước mặn...) -> thuận lợi phát triển lâm nghiệp.
- Thu hút khách du lịch do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, du lịch núi cao
(SaPa, Đà Lạt...), cảnh quan rừng nhiệt đới..
* Khó khăn:
+ Nền nhiệt cao -> quá trình phong hoá, xâm thực, xói mòn đất diễn ra
mạnh hơn, dễ cháy rừng -> vấn đề bảo vệ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất
quan trọng.
+ Nền nhiệt cao -> sâu bệnh, nấm mốc dễ phát triển -> thiệt hại phát triển
Nông - Lâm - Ngư.
+ Nhiệt độ phân hoá -> miền bắc có rét hại, rét đậm , sương muối vào mùa
đông -> gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

7


IV. CÁCH PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ NHIỆT
1. Cách phân tích chế độ nhiệt một vùng khí hậu.
a. Khái quát chung
- Thuộc miền khí hậu nhiệt nào?
- T0 trung bình năm.
- Mùa nóng: thời gian từ tháng nào đến tháng nào, nhiệt độ trung bình bằng
bao nhiêu?
- Mùa lạnh: thời gian từ tháng nào đến tháng nào, nhiệt độ trung bình bằng
bao nhiêu?
- Số tháng lạnh to < 180c hoặc < 200c là mấy tháng( nếu có).
- Trình bày về ∆t0, mấy cực đại nhiệt độ, mấy đỉnh nhiệt.
b. Sự phân hoá
Sự phân hoá chế độ nhiệt theo B - N, Đ - T, độ cao nếu có.
2. Cách phân tích chế độ nhiệt một trạm khí hậu.
- Trạm thuộc miền khí hậu hay kiểu khí hậu nào.
- Nhiệt độ trung bình năm? nguyên nhân?
- Sự phân hóa nhiệt độ. Số tháng nhiệt độ dưới 200C( nếu có). Nguyên nhân?
- Nhiệt độ tháng max, tháng min.
- Biên độ nhiệt.
- Biến trình nhiệt.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số nội dung qua kinh nghiệm giảng dạy. Chúng tôi rất
mong được đồng nghiệp góp ý, rút kinh nghiệm để tôi tiếp tục hoàn thiện hơn
trong quá trình giảng dạy phần nội dung chuyên đề khí hậu Việt Nam nhằm giảng
dạy cho các em đạt kết quả cao hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


8



×