Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TÌM HIỂU yếu tố NHIỆT của KHÍ hậu VIỆT NAM PHỤC vụ CÔNG tác bồi DƯỠNG học SINH GIỎI QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.59 KB, 17 trang )

TÌM HIỂU YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM
PHỤC VỤ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Khí hậu là trạng thái của khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số
trung bình nhiều năm về nhiệt độ, lượng mưa, lượng nước bốc hơi, lượng mây, lượng
gió…”
“Thời tiết là trạng thái của khí quyển ở một khu vực hay địa điểm nào đó vào
một thời điểm cụ thể, nó được đặc trưng bởi các trị số về nhiệt độ, mây, mưa, độ ẩm
tương đối, gió…”
Nhiệt độ được nhắc đến đầu tiên trong các yếu tố của khí hậu, của thời tiết; là
một yếu tố đặc trưng cho khí hậu, thời tiết một vùng lãnh thổ. Nhiệt tham gia vào
nhiều hiện tượng của khí quyển như hình thành áp, mây, gió… và là một trong các
nhân tố góp phần hình thành thổ nhưỡng, sinh quyển…
Học phần khí hậu Việt Nam trong nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia là
một học phần hay và khó. Tính thực tế của đối tượng đã cuốn hút học sinh ham mê
học phần này. Hơn nữa, cũng như nhiều thành phần tự nhiên khác, khí hậu có những
quy luật riêng, độc lập với nhận thức của con người, nằm ngoài khả năng cải tạo của
con người. Vì vậy, tìm hiểu về khí hậu, thời tiết để hiểu hơn về những gì đang diễn ra
quanh mình, để thích nghi hơn với tự nhiên và sử dụng tự nhiên hợp lí hơn.
Hiện nay, điểm danh các đầu sách viết về khí hậu Việt Nam cũng khá nhiều, kể
cả các kênh hình, kênh chữ, báo mạng. Tuy nhiên để có một tài liệu chuyên sâu,
chuẩn để phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia về mảng này thì lại chưa
có. Hội thảo khoa học của Hội ta lần thứ IV cũng đã từng thảo luận về chuyên đề Khí
hậu Việt Nam. Nhưng về yếu tố nhiệt thì chưa có một tài liệu nghiên cứu sâu nào. Kể
cả trong quá trình giảng dạy về khí hậu Việt Nam cũng có nhiều giáo viên không tách
riêng ra một chuyên đề về yếu tố nhiệt - yếu tố quan trọng của khí hậu.
Xin được mạnh dạn đưa ra chuyên đề “Tìm hiểu về yếu tố nhiệt của khí hậu
Việt Nam - Phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia” để Thầy, cô và bạn bè
đồng nghiệp góp ý, thảo luận. Chuyên đề đi sâu vào các cơ sở khoa học và hướng dẫn
giải các bài tập xoay quanh yếu tố nhiệt. Hi vọng chuyên đề sẽ là một tài liệu tham


khảo hữu ích cho các thầy cô trong công tác giáo dục học sinh chuyên, bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước.
1


B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ
Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ Mặt Trời, và nhiệt cung
cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời
đốt nóng. Vì vậy dễ hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và nguồn năng lượng
bức xạ Mặt Trời.
Chế độ nhiệt mỗi nơi chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: vị trí địa lí với
vĩ độ quy định nguồn năng lượng Mặt Trời thu được, gần hay xa biển, bề mặt đệm, độ
cao địa hình…
1. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam
Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo góc
nhập xạ, nếu góc này lớn thì nhiệt lượng lớn và ngược lại. Góc nhập xạ được quy định
bởi vĩ độ địa lí và độ dốc bề mặt đệm.
Vị trí địa lí đặt nước ta nằm trọn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, góc
nhập xạ lớn, nhiệt lượng nhận được nhiều, một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh
nên nước ta có nền nhiệt cao đạt tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới.
Đất nước ta có hình chữ S, hẹp ngang và trải dài trên nhiều vĩ tuyến. Sự chênh
lệch về vĩ độ địa lí là cơ sở của sự phân hoá Bắc – Nam của chế độ nhiệt. Theo quy
luật địa đới vĩ độ càng cao thì nhiệt trung bình năm càng giảm và biên độ nhiệt năm
tăng dần.
2. Gió mùa
Việt Nam nằm trong vùng hoạt động điển hình của gió mùa: khu vực châu Á
gió mùa. Một năm có hai mùa gió luân phiên và trái ngược nhau về tính chất, đó là
gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) và gió mùa mùa hạ. Gió mùa mùa đông mang
khối khí cực lục địa NPc lạnh từ phương bắc xuống, gió mùa mùa đông mang khối

khí nóng từ phương nam lên.
Gió mùa đã quy định tính mùa của khí hậu nước ta, khiến chế độ nhiệt nước ta
có sự phân hoá theo thời gian (theo mùa) rất rõ. Mùa hạ, gió mùa mùa hạ hoạt động,
nhiệt độ các đại phương trong cả nước đều trên 200C (trừ vùng núi cao). Trong khi
mùa đông, gió mùa mùa đông thổi, nhiệt nhiều địa phương giảm xuống dưới 180C.
Gió mùa còn làm cho quy luật địa đới ở nước ta thêm rõ nét và có thể nói nó là
nhân tố tác động sâu sắc nhất khiến chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá theo Bắc –
Nam.
2


3. Địa hình
Địa hình ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta qua nhiều góc độ.
Độ cao địa hình quy định tính đai cao trong chế độ nhiệt: càng lên cao nhiệt
càng giảm, trung bình lên cao 100m thì nhiệt giảm 0,6 0C. Đất nước ta phần lớn là đồi
núi, với ¾ diện tích lãnh thổ có sự phân hoá rất rõ theo độ cao địa hình. Tuy nhiên
phần lớn lại là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn
(nhiệt trung bình trên 200C).
Các dãy núi hướng tây bắc – đông nam hay vòng cung đã trở thành các bức
chắn địa hình hoặc ống hút gió mùa khiến chế độ nhiệt nước ta phân hoá theo không
gian và thời gian thêm rõ. Bốn cánh cung núi ở Đông Bắc hút gió mùa Đông Bắc về
khiến mùa đông nhiều địa phương ở vùng Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn, nhiệt
độ mùa đông xuống thấp. Dãy Hoàng Liên Sơn cản bớt ảnh hưởng của gió mùa mùa
đông nên Tây Bắc mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn Đông Bắc. Dãy Hoành
Sơn tiếp tục ngăn bớt ảnh hưởng của gió mùa mùa đông để càng xuống phía nam,
nhiệt độ tháng I càng tăng, màu đông càng ngắn. Và dãy Bạch Mã trở thành ranh giới
cuối cùng của gió mùa Đông Bắc. Phía nam dãy Bạch Mã, nhiệt quanh năm cao,
không có tháng nào xuống dưới 200C.
4. Các nhân tố khác
Bề mặt đệm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và phản hồi nguồn năng lượng

Mặt Trời, từ đó ảnh hưởng đến chế độ nhiệt. Ví dụ mặt đất đen ẩm hấp thụ nhiều,
phản hồi ít, ngược lại mặt đất trắng khô hấp thụ ít còn phản hồi nhiều. Hay khu vực là
cát khô thì phản hồi nhiều hơn là khu vực đồng cỏ. Địa hình bề mặt là cát pha ở duyên
hải Bắc Trung Bộ làm tăng thêm tính nóng bức khó chịu mỗi khi có gió Lào thổi
khiến vùng này trở thành nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây nam.
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên định tác động đến biến trình nhiệt năm của các
địa phương. Càng về phía bắc khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần
nhau nên chế độ nhiệt các địa phương phưong bắc có một cực đại và một cực tiểu
(dạng chí tuyến)còn các địa phương gần xích đạo hơn thì có hai cực đại rõ rệt hơn
(dạng xích đạo).
Ngay các yếu tố khác của khí hậu cũng tác động mạnh đến chế độ nhiệt. Khi
mưa xuống sẽ làm giảm nhiệt độ. Vì vậy dễ hiểu hơn khi cực đại lần hai trong năm tại
TP Hồ Chí Minh lại thấp hơn lần một và nhiệt tháng VII tại đây cũng thấp hơn các địa
phương khác như Hà Nội, Quy Nhơn…
II. Đặc điểm chế độ nhiệt Việt Nam
1. Tính chất nhiệt đới với nền nhiệt cao
3


Nhiệt độ trung bình hàng năm của toàn quốc đều lớn hơn 20 0C, trừ các khu vực
núi cao. Biến trình nhiệt độ theo sát quy luật của vùng NCT: miền Nam 2 cực đại vì
gần xích đạo 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa nhau, Miền Bắc 1 cực đại vì gần
Chí tuyến , 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở gần nhau.
2. Sự phân hoá đa dạng của nhiệt độ
- Phân hoá theo thời gian (theo mùa)
Sự phân hoá nhiệt độ theo mùa biểu hiện rõ ở Miền Bắc. Từ tháng XI đến tháng
IV năm sau, gió mùa Đông Bắc mang theo khối khí NP c tạo nên một mùa đông lạnh
cho các tỉnh phương Bắc. Nhiệt độ trung bình tháng I đo được ở Hà Nội là 16,4 0C,
Vinh là 190C, hay Đồng Hới cũng chỉ 190C. Vào mùa hạ, từ tháng V đến tháng X, gió
mùa mùa hạ thổi, nhiệt đo được ở Hà Nội lên đến 28,90C.

- Phân hoá theo vĩ độ:
Nhiệt độ giảm dần theo vĩ độ từ Nam ra Bắc (trung bình 0,35 0C/ 10 vĩ tuyến,
nhiều hơn so với các nước khác ở trong khu vực nhiệt đới như Ấn Độ chỉ 0,04 0C/10 vĩ
tuyến, Lào 0,20C/10 vĩ tuyến)
Địa điểm

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm

Lạng Sơn

21050’B

21,60C

Hà Nội

21001’B

23,50C

Vinh

18040’B

23,90C

Quảng Trị


16044’B

25,00C

Huế

16024’B

25,20C

Quảng Ngãi

15008’B

25,80C

Quy Nhơn

13046’B

26,80C

Tp.Hồ Chí Minh

10049’B

27,10C

Vào mùa đông sự khác biệt về chế độ nhiệt giữa hai miền rõ rệt, Hà Nội lạnh hơn
Tp.Hồ Chí Minh đến 9,40C. Nhiệt độ trung bình tháng 1, lạnh nhất trên toàn lãnh thổ

là:
Địa điểm

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình tháng 1

Hà Nội

21001’B

16,40C
4


18040’B
Vinh

16024’B

17,60C

Huế

15008’B

20,00C

Quảng Ngãi


13046’B

21,70C

Quy Nhơn

10049’B

23,00C
25,80C

Tp.Hồ Chí Minh

Còn mùa hạ nhiệt độ gần như đồng đều trên khắp lãnh thổ. Nhiệt độ trung bình
tháng nóng nhất ở Hà Nội là 28,9 0C (tháng 7), ở Huế là 29,4 0C (tháng 7) và ở Tp.Hồ
Chí Minh là 28,90C (tháng 4).
Xét về các trị số nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối phân bố từ Bắc
vào Nam như sau:
Địa điểm

Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối

Lào Cai

1,40C

40,10C


Lai Châu

3,40C

42,50C

Lạng Sơn

-1,80C

39,80C

Tuyên Quang

2,40C

39,60C

Móng Cái

1,10C

39,10C

Hà Nội

2,70C

42,80C


Huế

8,80C

41,30C

Đà Nẵng

10,20C

40,90C

Quảng Ngãi

12,40C

41,40C

Tp.Hồ Chí Minh

13,80C

40,00C

Hà Tiên

15,40C

34,80C


Xét về biên độ nhiệt độ thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có
biên độ nhiệt độ cao hơn. Vì thế biên độ nhiệt ở ngoài Bắc lớn hơn trong Nam rất
nhiều.
Địa điểm

Nhiệt độ trung bình năm
5

Biên độ tuyệt đối


Lai Châu

9,40C

39,10C

Hà Nội

12,50C

40,10C

Thanh Hoá

12,00C

39,90C

Vinh


12,00C

38,20C

Huế

9,40C

32,50C

Tp.Hồ Chí Minh

3,10C

26,20C

- Phân hoá theo độ cao:
Nơi nào có độ cao lớn hơn sẽ có nhiệt độ trung bình thấp hơn. Minh chứng:
Địa điểm

Độ cao

Nhiệt độ trung bình năm

Sơn La

676m

21,00C


Tam Đảo

897m

18,00C

Sapa

1570m

15,20C

Plâycu

800m

21,80C

Đà Lạt

1513m

18,30C

3. Tính chất thất thường của nhiệt độ Việt Nam
Sự thất thường trong chế độ nhiệt diễn ra rõ nhất ở miền Bắc, số tháng có nhiệt
độ xấp xỉ giá trị trung bình ở Đông Bắc chỉ khoảng 30%, ở đồng bằng Bắc Bộ là 40%,
ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thì cao hơn một chút, được trên 50%. Cường độ thất
thường được thể hiện qua sự dao động của nhiệt độ năm lạnh nhất và năm nóng nhất

so với trị số trung bình. Nhiệt độ tháng lạnh nhất, tháng I, có thể cao hơn hoặc thấp
hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm của tháng này là từ 3 đến 60C.
Bảng: Dao động nhiệt độ tháng I ở một số địa điểm

6


Địa điểm

Nhiệt độ trung bình
(0C)

Nhiệt độ thấp nhất

Nhiệt độ cao nhất

(0C)

(0C)

Lạng Sơn

13,7

7,8 (Năm 1930)

17,9 (Năm 1950)

Hà Nội


16,6

12,3 (năm 1930)

20,6 (năm 1901)

Đồng Hới

18,9

16 (năm 1930)

23,1 (năm 1941)

Nhân tố chính gây ra sự thất thường này là gió mùa mùa đông thổi mang theo
khối khí lạnh phương bắc xuống miền Bắc. Và vì vậy quan sát bảng trên ta thấy càng
xuống phía nam thì sự dao động về nhiệt độ mùa lạnh càng nhỏ đi cùng với sự suy
yếu dần của gió mùa Đông Bắc. Trong mùa nóng, sự đồng nhất về nhiệt độ của các
khối khí đã san bằng sự chênh lệch nói trên, mức độ dao động xủa nhiệt độ tháng VII,
tháng nóng nhất, chỉ 1 đến 20C.
Sự thất thường về yếu tố nhiệt dẫn đến sự dao động về ngày bắt đầu và kết thúc
các mùa. Sự dao động này trung bình là khoảng 15 – 30 ngày. Ta coi mùa lạnh là thời
kì có nhiệt độ ổn định dưới 20 0C. Tại vùng Đông Bắc, nơi có mùa đông khá ổn định,
ngày bắt đầu hay kết thúc mùa lạnh cũng xê dịch là 12 – 19 ngày. Tại Đồng bằng Bắc
Bộ, giới hạn mùa lạnh còn biến động nhiều hơn. Ngày bắt đầu chênh lệch với trung
bình là 17 – 18 ngày, ngày kết thúc chênh lệch tới 15 – 29 ngày. Tại khu vực Tây Bắc
và Bắc Trung Bộ mức độ dao động còn lớn hơn, với thời gian bắt đầu chênh là 30 –
40 ngày, với thời gian kết thúc chênh 40 – 50 ngày. Như vậy sự dao động về ngày bắt
đầu và kết thúc mùa lạnh thì càng xuống phía nam lại càng mạnh. Sang mùa hạ, sự
dao động này nhỏ hơn mùa lạnh, tối đa chỉ có 10 – 27 ngày, và càng xuống phía nam

sự dao động này cũng càng mạnh.
III. Mối quan hệ giữa yếu tố nhiệt và các yếu tố khí hậu, thời tiết khác
Nhiệt, ẩm, hoàn lưu khí quyển…là các yếu tố của khí quyển, thời tiết. Chúng
có mối liên hệ chặt chẽ, không bao giờ tách biệt, có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm
nhau. Ví dụ: chế độ nhiệt và ẩm ở mặt đất ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi và hình
thành mây là một trong những yếu tố của tuần hoàn ẩm, tuần hoàn ẩm lại phụ thuộc
chặt chẽ vào chế độ nhiệt của bề mặt đệm, nhưng chế độ chế độ nhiệt ẩm lại phụ
thuộc vào hoàn lưu của khí quyển (đối lưu, bình lưu nhiệt ẩm). Rõ ràng các yếu tố khí
hậu có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Ở giới hạn của nội dung nghiên cứu, tôi xin được nói rõ hơn về mối quan hệ
giữa nhiệt với ẩm, với mưa, với áp và gió. Và sẽ nói rõ hơn về mối quan hệ thuận
7


chiều là nhiệt tác động như thế nào đến các yếu tố này, vì mối quan hệ ngược chiều đã
được đề cập đến ở phần I – các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt.
Nhiệt là một trong những nhân tố làm thay đổi khí áp. Mối quan hệ tỉ lệ nghịch
này biểu hiện ở chỗ khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm; và
ngược lại khi nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên áp tăng. Trên Trái Đất
có vành đai áp được hình thành chủ yếu do nhiệt, gọi là các đai áp nhiệt lực. Đó là đai
áp thấp xích đạo và đai áp cao địa cực. Ở khu vực xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao,
không khí giãn nở bốc lên cao hình thành đai áp thấp nhiệt lực. Ở khu vực quanh cực,
quanh năm lạnh giá, không khí co lại, giáng xuống hình thành áp cao nhiệt lực. Sự
chênh lệch giữa các đai áp là cơ sở sinh ra các loại gió Trái Đất: gió Tín phong, gió
Tây ôn đới, gió Đông cực. Tính chất hấp thu và toả nhiệt không đều giữa lục địa và
đại dương lại là nguyên nhân của các loại gió địa phương như gió mùa, gió đất, gió
biển…
Việt Nam có nhiều loại gió hoạt động như gió Tín phong, gió đất, gió biển, gió
núi, gió thung lũng… Trong đó chế độ gió mùa rất điển hình và có tác động lớn đến
khí hậu nước ta.

Ngoài tham gia vào quá trình hình thành áp và gió mang cấp hành tinh thì ngay
tại Bắc Bộ trong những ngày hè tháng VII, tháng VIII, khi nhiệt độ đạt cực đại hình
thành hạ áp Bắc Bộ hút gió mùa mùa hạ làm thay đổi hướng gió trở thành Đông Nam
cho vùng này.
Nhiệt làm tăng hoặc giảm quá trình bốc hơi nước của khí quyển, ảnh hưởng đến
việc tạo mây – cơ sở của mưa.
IV. Một số dạng bài tập về chế độ nhiệt Việt Nam
1. Bài tập khai thác Atlat địa lí Việt Nam
Bài tập 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải
thích chế độ nhiệt nước ta
Hướng dẫn: Sử dụng bản đồ Khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình năm nước ta cao: phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ
trung bình năm trên 200C (chỉ có một bộ phận nhỏ núi cao có nhiệt độ trung bình năm
<200C), từ Đà Nẵng vào nam, không có tháng nàm nhiệt độ dưới 200C.
Giải thích: do vị trí quy định nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, một năm có
hai lần mặt trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhận được nhiều.
- Chế độ nhiệt nước ta phân hoá theo thời gian và không gian:
8


+ Theo thời gian:
. Nhiệt độ trung bình tháng I: hầu khắp lãnh thổ nước ta có nhiệt độ <24 0C,
miền Bắc nhiệt xuống dưới 180C, một số nơi là dưới 140C.
. Nhiệt độ trung bình tháng VII: hầu hết lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trên 24 0C,
một số nơi là trên 280C
Giải thích: nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa, gió mùa mùa
đông mang đến một mùa đông lạnh cho các tỉnh phía Bắc.
+ Theo không gian:
. Phân hoá theo Bắc – Nam: càng vào Nam, nhiệt độ trung bình năm tăng dần
và biên độ nhiệt giảm dần. VD: nhiệt độ trung bình tháng I ở Miền Bắc là dưới 18 0C

trong khi ở Miền Nam là trên 200C.
Bảng: phân hoá nhiệt theo chiều Bắc – Nam
Địa điểm

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Biên độ nhiệt năm (0C)

Hà Nội

22

12

Đà Nẵng

25

8

TP. HCM

27

3–4

Biến trình nhiệt độ theo sát quy luật của vùng NCT: miền Nam 2 cực đại vì
gần xích đạo 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa nhau, Miền Bắc 1 cực đại vì gần
Chí tuyến , 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở gần nhau .
Giải thích: sự khác biệt về vĩ độ đã dẫn tới sự khác biệt về góc nhập xạ, mức độ

ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và sự chênh lệch độ dài ngày đêm (càng vĩ độ cao,
góc nhập xạ càng nhỏ, ảnh hưởng của gió mùa mùa đông càng lớn, chênh lệch độ dài
ngày đêm càng nhiều).
. Phân hoá theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Bảng: phân hoá nhiệt do độ cao
Địa điểm

Độ cao (m)

T0 max

T0 min

Biên độ

Nha Trang

0 – 50

28

19

9

Đà Lạt

1500 – 2000

20


17

3

9


Giải thích: do ảnh hưởng của quy luật đai cao: trung bình cứ lên cao 100 m,
nhiệt giảm 0,50C trong khi đại bộ phận nước ta là đồi núi.
. Phân hoá Đông – Tây : khi phân tích chế độ nhiệt giữa Lạng Sơn và Điện
Biên Phủ (cùng ở thang độ cao 200 – 500 m) sẽ thấy vào mùa lạnh, ở Lạng Sơn có
nhiều tháng nhiệt xuống dưới 200C, trong khi ở Điện Biên Phủ số tháng là ít hơn.
Giải thích: do bức chắn địa hình làm gia tăng hoặc giảm bớt mức độ ảnh hưởng
của các loại gió (giữa Lạng Sơn và Điện Biên Phủ dãy Hoàng Liên Sơn hạn chế ảnh
hưởng của gió mùa mùa đông).
Bài tập 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh chế độ
nhiệt của miền khí hậu phía Bắc với miền khí hậu phía Nam.
Hướng dẫn:
Nước ta có 2 miền khí hậu: miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam
với ranh giới là dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16 0B). Hai miền khí hậu này có sự khác biệt
về chế độ nhiệt.
- Miền khí hậu phía Bắc:
+ Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn khoảng 20 – 240C (trừ vùng núi cao)
+ Nhiệt độ trung bình thánh I rất thấp (phổ biến trong khoảng 14 – 18 0C, vùng
núi phía Bắc nhiệt độ xuống dưới 140C).
+ Số tháng lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 20 0C) là 3 tháng (vùng khí hậu Đông
Bắc Bộ, vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ). Tuy nhiên số tháng lạnh giảm dần khi
sang phía tây và xuống phía nam. Đến Huế chỉ còn thời tiết se lạnh.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn hơn (khoảng trên 100C)

+ Chế độ nhiệt là cơ sở chính cho sự phân hoá mùa: một năm chia làm hai mùa:
mùa hạ (tháng V đến tháng X), mùa đông (tháng XI – tháng IV năm sau).
- Miền khí hậu phía Nam:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao hơn (trên 240C, trừ các vùng núi cao)
+ Nhiệt độ trung bình tháng I cao hơn nhiều: vùng khí hậu Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên phổ biến trong khoảng 20 – 240C, vùng khí hậu Nam Bộ cao trên 240C.
+ Không có tháng lạnh biểu hiện rõ từ Quy Nhơn trở vào
+ Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ hơn: trung bình là 3 – 40C
+ Nhiệt độ cao quanh năm nên nhiệt không phải là yếu tố quyết định sự phân
chia mùa ở miền khí hậu này.
10


Bài tập 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét đặc điểm
chế độ nhiệt của miền khí hậu phía Bắc
Hướng dẫn:
Miền khí hậu phía Bắc nằm ở phía bắc của dãy Bạch Mã, đặc điểm chế độ
nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình năm 22 – 240C
- Nhiệt độ trung bình tháng I hạ thấp đáng kể, tháng VII cao trên toàn miền
- Biên độ nhiệt trung bình năm lớn hơn 100C
- Số tháng lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 20 0C) là 3 tháng (vùng khí hậu Đông
Bắc Bộ, vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ). Tuy nhiên số tháng lạnh giảm dần khi
sang phía tây và xuống phía nam. Đến Huế chỉ còn thời tiết se lạnh.
- Nhiệt độ có sự phân hoá:
+ Phân hoá Bắc – Nam:
. Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần từ bắc vào nam: nhiệt độ trung
bình năm của Lạng Sơn là 210C, của Hà Nội là 230C, của Đồng Hới trên 240C
. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng nhanh từ bắc vào nam: nhiệt độ trung bình
tháng I của Lạng Sơn là 130C, của Hà Nội là 160C, của Đồng Hới là 190C.

. Biên độ nhiệt năm có xu hướng giảm dần từ bắc vào nam: biên độ nhiệt trung
bình năm của Lạng Sơn là 13,70C, của Hà Nội là 12,50C, của Đồng Hới là 10,70C
. Số tháng lạnh nhiệt độ dưới 180C giảm dần từ bắc vào nam: Lạng Sơn có 3
tháng lạnh, Hà Nội còn 2 tháng, đến Đồng Hới không còn tháng nào.
+ Phân hoá Đông – Tây:
So sánh hai trạm Lạng Sơn và Điện Biên Phủ thấy: nhiệt độ trung bình tháng I
của Lạng Sơn thấp hơn 2 – 3 0C so với Điện Biên Phủ, Lạng Sơn có nhiều tháng lạnh
hơn: là 3 tháng trong khi Điện Biên Phủ chỉ có 2 tháng.
+ Phân hoá theo đai cao:
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm: tại Sa Pa, nhiệt độ trung bình tất cả các tháng
đều dưới 200C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng VII cũng chỉ có 19,8 0C, trong khi
nhiệt độ trung bình tháng VII của Lạng Sơn là 270C, của Hà Nội là 290C.
Bài tập 4: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm
chế độ nhiệt của trạm Sa Pa
11


Hướng dẫn:
- Khái quát: Sa Pa nằm ở khoảng 22 020’B, độ cao 1500m, ở vùng khí hậu Đông
Bắc Bộ thuộc miền khí hậu phía Bắc
- Đặc điểm chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm dưới 180C, thấp hơn trung bình cả nước.
Giải thích: do Sa Pa ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc, lại nằm ở độ cao 1500m nên
chịu chi phối bởi quy luật đai cao là cứ lên cao 100m thì nhiệt giảm 0,6 0C, lại nằm
gần chí tuyến Bắc với vĩ độ cao hơn nhiều địa phương khác trong cả nước.
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng VII khoảng 180C
Giải thích: do đây là thời kì Mặt Trời chuyển động biểu kiến ở gần chí tuyến Bắc nên
Sa Pa nhận được lượng nhiệt lớn.
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng I khoảng 70C
Giải thích: do đây là thời gian Sa Pa chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc,

hơn nữa lúc này Mặt trời đang chuyển động biểu kiến ở Nam bán cầu.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm cao: khoảng 110C, cao hơn trung bình cả nước
Giải thích: do Sa Pa có vĩ độ cao hơn nhiều địa phương khác nên chênh lệch góc nhập
xạ và thời gian chiếu sang lớn, mùa đông lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
khiến nhiệt độ hạ thấp.
Bài tập 5: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải
thích ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt nước ta.
Hướng dẫn:
- Khái quát đặc điểm gió mùa mùa đông: gió mùa mùa đông hay còn gọi gió
mùa Đông Bắc hoạt động chủ yếu trong thời kì mùa đông nước ta, mang theo khối khí
NPc lạnh từ phương bắc về làm cho nước ta có một mùa đông lạnh so với các vùng
cùng vĩ tuyến. Gió mùa mùa đông thổi theo từng đợt, càng xuống phía nam càng suy
yếu và kết thúc ở dãy Bạch Mã.
- Nhận xét ảnh hưởng của gió mùa mùa đông:
+ Gió mùa mùa đông làm cho nền nhiệt nước ta bị hạ thấp trong mùa đông:
nhiệt độ trung bình tháng I ỏ nhiều địa phương thấp hơn nhiệt tháng VII và nhiệt
trung bình năm, nhiều nơi xuống dưới chỉ tiêu vùng nhiệt đới.

12


+ Gió mùa mùa đông khiến nhiệt giảm dần từ nam ra bắc: nhiệt độ trung bình
năm giảm dần từ nam ra bắc (dẫn chứng), nhiệt độ trung bình tháng I giảm nhanh từ
nam ra bắc (dẫn chứng).
+ Gió mùa mùa đông góp phần làm biên độ nhiệt nước ta lớn và có xu hướng
tăng dần từ nam ra bắc: biên độ nhiệt nước ta cao hơn các vùng cùng vĩ độ, biên độ
nhiệt tăng dần từ nam ra bắc (dẫn chứng).
+ Gió mùa mùa đông làm chế độ nhiệt nước ta phân hoá phức tạp theo không
gian:
. Phân hoá Bắc – Nam: miền Bắc có mùa đông lạnh do ảnh hưởng mạnh của

gió mùa mùa đông, miền Nam nhiệt cao quanh năm.
. Phân hoá Đông – Tây: vùng Đông Bắc mùa đông đến sớm, kết thúc muộn,
nhiệt độ thấp hơn vùng Tây Bắc.
- Giải thích:
. Do lãnh thổ kéo dài nên càng vào nam gió mùa mùa đông càng yếu
. Ảnh hưởng của địa hình: các dãy núi chắn gió nên cản gió xuống phía nam và
sang phía tây.
2. Bài tập về bảng số liệu
Bài tập 1:
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình năm ở 1 số địa điểm của nước ta
Địa điểm

Nhiệt độ trung
bình năm (oC)

Nhiệt độ trung
bình tháng I (0C)

Nhiệt độ trung bình
tháng VII (0C)

Lạng Sơn

21,2

13,3

27,0

Hà Nội


23,5

16,4

28,9

Huế

25,1

19,7

29,4

Đà Nẵng

25,7

21,3

29,1

Quy Nhơn

26,8

23,0

29,7


Tp. Hồ Chí Minh

27,1

25,8

27,1

Yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu trên hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam

13


Hướng dẫn:
- Nhiệt độ trung bình tháng I: càng vào nam càng tăng và chênh lệch nhiệt độ
khá lớn: Lạng Sơn là 13,30C, TP HCM là 25,80C, chênh 12,50C
- Nhiệt độ trung bình tháng VII: cũng có sự thay đổi từ bắc vào nam: Nhiệt độ
của Quy Nhơn cao hơn ở Huế, Hà Nội, sự chênh lệch nhiệt độ Bắc – Nam không đáng
kể
- Nhiệt độ trung bình năm: càng vào nam, nhiệt càng tăng:….
- Biên độ nhiệt độ: giảm dần từ bắc vào nam: Lạng Sơn là 13,7 0C, TP HCM là
1,30C
Bài tập 2:
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình năm ở 1 số địa điểm của nước ta
Địa điểm

Nhiệt độ
trung bình
năm (oC)


Nhiệt độ trung
bình tháng I
(0C)

Nhiệt độ trung Biên độ nhiệt
bình tháng VII trung bình (0C)
(0C)

Lạng Sơn

21,2

13,3

27,0

13,7

Lai Châu

23,0

17,2

26,2

9,0

Sa Pa


15,2

8,5

19,8

11,3

Hà Nội

23,5

16,4

28,9

12,5

Vinh

23,9

17,6

29,6

12,0

Huế


25,1

19,7

29,4

9,4

Đà Nẵng

25,7

21,3

29,1

7,0

Tp. Hồ Chí Minh

27,1

25,8

27,1

3,1

Cà Mau


26,7

25,1

27,9

2,8

Yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu trên, hãy nhận xét và giải thích đặc điểm chế độ nhiệt
nước ta
Hướng dẫn:
Qua bảng số liệu cớ thể rút ra một số đặc điểm sau của chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình năm nước ta cao, trên 200C (trừ vùng núi cao).
14


Tất cả các địa điểm trong bảng số liệu đều có nhiệt độ trung bình năm trên
200C, trừ Sa Pa do nằm ở độ cao trên 1500m.
Giải thích: do vị trí nước ta nằm trọn vẹn trong vùng nội chí tuyến, các địa
phương đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá theo thời gian và không gian rõ rệt:
+ Theo thời gian:
. Nhiệt độ trung bình tháng I đều thấp hơn tháng VII, đặc biệt các địa điểm phía
bắc Đà Nẵng nhiệt độ xuống dưới 200C.
. Nhiệt độ trung bình tháng VII cả nước đều trên 25 0C (trừ vùng núi cao như Sa
Pa).
Giải thích: do vĩ độ địa lí cùng với chuyển động biểu kiến của Mặt trời nên có
sự chênh lệch về thời gian chiếu sang và góc nhập xạ trong năm, do nước ta chịu ảnh
hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đông nhiều địa phương chịu ảnh hưởng của gió

mùa mùa đông.
+ Theo không gian:
. Theo vĩ độ:
.Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ nam ra bắc: ở TP HCM cao hơn ở
Lạng Sơn 5,90C
. Nhiệt độ trung bình tháng I giảm mạnh từ nam ra bắc: ở TP HCM cao
hơn ở Lạng Sơn 13,50C; các địa phương từ Đà Nẵng ra bắc đều có nhiệt độ trung bình
tháng I dưới 200C.
. Biên độ nhiệt tăng dần từ nam ra bắc: TP HCM là 3,1 0C, Hà Nội là
12,50C, Lạng Sơn là 13,70C
Giải thích: do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông, càng vào nam gió mùa đông
bắc càng suy yếu do bức chắn địa hình, lãnh thổ nước ta lại kéo dài trên nhiều vĩ độ
nên có sự khác biệt về góc nhập xạ
. Theo Đông – Tây:
So sánh chế độ nhiệt giữa Lai Châu và Lạng Sơn:
. Nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn thấp hơn Lai Châu 1,80C
. Nhiệt độ trung bình tháng I của Lạng Sơn thấp hơn Lai Châu 3,90C
. Biên độ nhiệt của Lạng Sơn cao hơn Lai Châu 4,30C
15


Giải thích: Lạng Sơn nằm ở Đông Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa mùa
đông, Lai Châu nằm ở Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông hơn do dãy
Hoàng Liên Sơn chắn gió.
. Theo độ cao:
So sánh giữa Lai Châu và Sa Pa: tuy cùng nằm trong vùng Tây Bắc nhưng do
độ cao khác nhau nên chế độ nhiệt có sự khác biệt: Sa Pa có nhiệt độ trung bình năm
nhỏ hơn Lai Châu là 7,80C, nhiệt độ trung bình tháng I nhỏ hơn 8,7 0C, biên độ nhiệt
lại cao hơn 1,60C.
Giải thích: theo quy luật đai cao, trung bình lên cao 100m thì nhiệt giảm 0,60C.

Bài tập 3:
Bảng 3: Nhiệt độ trung bình tháng và năm (oC) tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm


Hà Nội

16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 23,5

TP. Hồ Chí Minh

25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27,1

Yêu cầu: Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải
thích vì sao có sự khác biệt đó?
Hướng dẫn:
- Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt:
+ Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Tp Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm
23,5 C so với 27,1oC).
o

+ Hà Nội có 3 tháng (tháng 12, 1, 2) nhiệt độ xuống dưới 20oC, thậm chí có 2
tháng nhiệt độ xuống dưới 18oC.
+ Hà Nội có 4 tháng (tháng 6, 7 , 8, 9) nhiệt độ cao hơn Tp. Hồ Chí Minh.
+ Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới
25,7 C.
o

+Biên độ nhiệt độ ở Hà Nội cao, tới 12,5oC, biên độ nhiệt ở Tp. hồ Chí Minh
thấp, chỉ có 3,1oC
+ Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là tháng 7 trong khi TP. Hồ Chí Minh là tháng 4.
- Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt:
16



+ Hà Nội do chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc thổi từ áp cao
vùng lục địa phương Bắc tràn xuống nên có nhiệt độ thấp nhất trong các tháng mùa
đông. Trong thời gian này, Tp. Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió này nên nền
nhiệt độ cao.
+ Từ tháng 5 đến tháng 10, toàn lãnh thổ nước ta có gió Tây nam và Tín phong
nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ. Trong thời gian này nhiệt độ cao đều trên toàn quốc.
+ Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, cùng với nhiệt độ hạ thấp về mùa đông, nên
biên độ nhiệt cao hơn Tp. Hồ Chí Minh nằm gần Xích đạo, cùng với hai mùa nhiệt độ
tương đối cao, biên độ nhiệt thấp hơn.
+ Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, thời gian hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh trong
mùa hạ ngắn hơn. Thêm vào đó hiện tượng phơn tỉnh thoảng xảy ra trong các tháng
mùa hạ nên nhiệt độ các tháng 7, 8, 9 cao hơn ở Tp. Hồ Chí Minh.
+ Tp. Hồ Chí Minh nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 gần trùng với thời gian Mặt
trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất tại đây, thêm vào đó đây là tháng hạn, có lượng mưa
thấp nhất trong năm.
C. KẾT LUẬN
Chuyên đề nhiệt độ nói riêng và khí hậu Việt Nam nói chung là một chuyên đề
rất hay giúp học sinh thêm yêu quê hương đất nước và hiểu hơn về vùng đất mình
đang sống. Chuyên đề cũng giúp học sinh ham mê, sáng tạo để nắm bắt được bản
chất, các quy luật của tự nhiên vốn phong phú và đa dạng. Các câu hỏi và bài tập liên
quan đến yếu tố nhiệt Việt Nam trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia là khá nhiều
nên chuyên đề này cũng mang tính thiết thực cao. Trong quá trình bồi dưỡng học
sinh, giáo viên nên sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học, phối hợp nhiều phương
pháp hợp lí và hình thức học cũng cần chú ý để việc nghiên cứu chuyên đề thêm hứng
thú và hiệu quả. Giáo viên có thể giao các bài tập nhỏ như hỏi về nhiệt độ thủ đô Hà
Nội hay Tôkyô, Pari, Luân Đôn qua chương trình dự báo thời tiết hay cho học sinh đi
dã ngoại thực tế v.v…
Ngoài chuyên đề về yếu tố nhiệt độ còn rất nhiều chuyên đề hay, mới mẻ, thiết
thực. Mong hội thảo lần này sẽ đưa ra những chuyên đề như vậy để chúng tôi có cơ
hội để tìm hiểu và thảo luận.

Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp!

17



×